Đề tài Quản lý tiến độ thực hiên dự án đầu tư xây dựng ở các doanh nghiệp đầu tư xây dựng tại Việt Nam

MỤC LỤC

Chương I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 2

I. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ 2

1. Tổng quan về dự án đầu tư 2

2. Quản lý tiến độ thực hiện dự án đầu tư 3

Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM 14

1. Đặc điểm tình hình: 14

2. Tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng trong thời gian qua 14

3. Những tồn tại trong công tác quản lý tiến độ thực hiên các dự án đầu tư xây dựng của các doanh nghiệp đầu tư tại VIỆT NAM 17

3.1. Những tồn tại: 17

3.2. Phân tích nguyên nhân 20

KẾT LUẬN 25

TÀI LIỆU THAM KHẢO 27

 

 

doc28 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6318 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý tiến độ thực hiên dự án đầu tư xây dựng ở các doanh nghiệp đầu tư xây dựng tại Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
iểu diễn thời gian thực hiện công việc , và trục tung biểu diễn trình tự tiến hành các hoạt động Ưu điểm : - Dễ xây dựng và làm cho người đọc dễ nhận biết công việc và thời gian thực hiện các công việc - Thấy rõ tổng thời gian thực hiện các công việc Nhược điểm : - Không thể hiện được mối quan hệ giữa các công việc ,không ghi rõ quy trình công nghệ , trong dự án có nhiều hoạt động thì điều này thể hiện rất rõ nét - Chỉ áp dụng cho những dự án quy mô nhỏ, không phức tạp *) Phương pháp CPM (Critical Path Method) Phương pháp CPM được thực hiện theo quy trình sau : 1) Lập sơ đồ mạng 2) Tính đường tới hạn 3) Tính chi phí rút ngắn trên 1 tuần ( 1 đơn vị thời gian) cho mọi công việc của mạng 4) Chọn công việc trên đường tới hạn với chi phí rút ngắn nhỏ nhất . Rút ngắn tối đa công việc này 5) Kiểm tra để chắc chắn đường tới hạn rút ngắn vẫn là đường tới hạn . Nếu đường tới hạn vẫn là đường dài nhất qua mạng , trở lại bước 5 , nếu không tìm đường tới hạn mới và quay lại bước 5 Ta xét thí dụ sau , ví dụ 1 công trình trong đó có 13 công việc được thực hiện trong bảng sau : Công việc Tg bình thường Tg rút ngắn CP bình thuòng CP rút ngắn Công việc trước A B C D E F G H I J K L M 6 10 10 12 4 2 9 5 8 2 10 3 9 4 7 8 11 3 1 6 3 6 1 7 1 6 200 500 450 750 150 70 800 170 560 300 720 90 620 210 650 500 780 160 75 900 200 600 345 750 100 650 ------- ------- ------- A,B B C C B, E B, E, C, F B, E, H A, B, D B, E, C, F, H, I, J C, G Đơn vị tính : Thời gian : tuần ; Chi phí : triệu đồng Tg : thời gian CP : chi phí Với thí dụ trên các bước trong quy trình được thực hiện như sau +) Lập sơ đồ mạng : Phân hoạch các công việc theo từng mức và xác định các công việc phải làm ngay trước đó cho mỗi công việc Các công việc trong toàn bộ quá trình được phân hoạch theo từng nấc theo nguyên tắc : các công việc trong cùng một mức không có quan hệ trước sau với nhau và có công việc trước nằm ở một mức trước Trong mỗi cột các công việc không có công việc có dấu (-----) Công việc trước Công việc ----- - --- - --- A, B B C C B, E B, E, C, F B, E, H A, B, D B, E, C, F, H, I, J C, G A B C D E F G H I J K L M +) Tính đường tới hạn Ta có bảng phân tích sau : Hoạt động Thời gian hoàn thành ES LS EF LF LS-ES --- ---- ---- ---- ---- ---- ---- Trong đó : ES : (Earliest Start) = Thời gian sớm nhất của một công việc có thể bắt đầu EF (Earliest Finish) = Thời gian sớm nhất để một công việc có thể kết thúc LS (Latest Start) = Thời gian muộn nhất để một công việc có thể bắt đầu LF (Latest Finish) = Thời gian muộn nhất để một công việc có thể kết thúc EF và LF được cho bởi công thức : EF = ES + thời gian hoàn thành LS = LF – thời gian hoàn thành Thời gian hoàn thành công trình = Max {EF của tất cả các công việc } Tổng chi phí = Tổng tất cả chi phí của mọi công việc Và : EF của công việc ở nấc 0 bằng 0 ES của một công việc = max { EF mọi công việc trước trực tiếp } LF của công việc cuối cùng = Thời gian hoàn thành công trình LF của một công việc trước trực tiếp = min { LS công việc đi sau } Vậy ta có : Hoạt động Thời gian hoàn thành ES LS EF LF LS-ES A B C C`(cv ảo) D E F G G`(cv ảo) H I J K L M 6 10 10 0 12 4 2 9 0 5 8 2 10 3 9 0 0 0 10 10 10 10 10 14 14 14 19 22 22 19 4 10 4 10 10 17 19 14 21 22 21 27 22 29 23 6 10 10 10 22 14 12 19 14 19 22 21 32 25 28 10 10 14 10 22 21 21 23 21 27 29 29 32 32 32 4 10 4 0 0 7 9 4 7 8 7 8 0 7 4 Tg hoàn thành công trinh = 32 Tổng chi phí = 5380 Trong đó C` và G` la 2 công việc ảo + ) Chỉ ra đường tới hạn Đường tới hạn là đường nối những công việc tới hạn . Công việc tới hạn là công việc không cho phép trễ , vì trễ sẽ ảnh hưởng đến tiến độ của cả công trình . Như vậy ta có Công việc tới hạn là công việc mà LS –ES Theo ví dụ trên thì đường tới hạn là B – D – K +) Tính chi phí rút ngắn trên 1 đơn vị thời gian ( 1 tuần ) . Chi phí này được tính dựa trên : Chi phí rút ngắn / 1 tuần = (CPRN – CPBT)/(TGBT – TGRN) Trong đó : CPRN : chi phí rút ngắn CPBT : chi phí bình thường TGRN : thời gian rút ngắn TGBT : thời gian bình thường ( giả sử chi phí rút ngắn là tuyến tính ) Công việc TGBT TGRN CPBT CPRN Chi phí rút ngắn đơn vị A B C D E F G H I J K L M 6 10 10 12 4 2 9 5 8 2 10 3 9 4 7 8 11 3 1 6 3 6 1 7 1 6 200 500 450 750 150 70 800 170 560 300 720 90 620 210 650 500 780 160 75 900 200 600 345 750 100 650 (210 – 200) / (6 – 4) = 5 (650 – 500) / (10 – 7) = 50 (500 – 450) / (10 – 8) = 25 (780 – 750) / (12 – 11) = 30 (160 – 150) / (4 – 3) = 10 (75 – 70) / (2 – 1) = 5 (900 – 800) / (9 – 6) = 33.3 (200 – 170) / (5 – 3) = 15 (600 – 560) / (8 – 6) = 20 (345 – 300) / (2 – 1) = 45 (750 – 720) / (10 – 7) = 10 (100 – 90) / (3 – 1) = 5 (650 – 620) / (9 – 6) = 10 +) Chọn công việc trên đường tới hạn với chi phí rút ngắn nhỏ nhất Theo ví dụ trên ta có đường tới hạn là B – D –K Rút ngắn trên đường tới hạn : Công việc B rút ngắn 3 tuần Thời gian hoàn thành mới =7 và chi phí tăng = 50 x 3 = 150 Công việc D rút ngắn 1 tuần Thời gian hoàn thành mới = 11 và chi phí tăng = 30 x 1 = 30 Công việc K rút ngắn 3 tuần Thời gian hoàn thành mới =7 và chi phí tăng thêm = 10 x 3 = 30 Lập bảng phân tích để kiểm tra đường tới hạn ta có Hoạt động Thời gian hoàn thành ES LS EF LF LS –ES A B C C`(ảo) D E F G G`(ảo) H I J K L M 6 7 10 0 11 4 2 9 0 5 8 2 7 3 9 0 0 0 7 7 7 10 10 11 11 12 16 18 20 19 4 3 0 10 10 13 15 10 17 18 17 23 21 25 19 6 7 10 7 18 11 12 19 11 16 20 18 25 23 28 10 10 10 10 21 17 17 19 17 23 25 25 28 28 28 4 3 0 3 3 6 5 0 6 7 5 7 3 3 0 Tg hoàn thành công trình = 28 Tổng chi phí = 5590 Đường tới hạn mới là : C –G –M Đường = 7 và chi phí tăng = 50 x 3 = 150 Công việc D rút ngắn 1 tuần Thời gian hoàn thành mới = 11 và chi tới hạn cũ bị mất , việc rút ngắn trên chưa phải là tối ưu Ta chọn một công việc khác để rút ngắn , ví dụ chọn M ta có : Công việc B rút ngắn 3 tuần Thời gian hoàn thành mới phí tăng = 30 x 1 = 30 Công việc K rút ngắn 3 tuần Thời gian hoàn thành mới = 7 và chi phí tăng = 10 x 3 = 30 Công việc M rút ngắn 3 tuần Thời gian hoàn thành mới = 6 và chi phí tăng = 10 x 3 = 30 Lập lại bảng phân tích để kiểm tra đường tới hạn, ta có : Hoạt động Thời gian hoàn thành ES LS EF LF LS –ES A B C C` D E F G G` H I J K L M 6 7 10 0 11 4 2 9 0 5 8 2 7 3 6 0 0 0 7 7 7 10 10 11 11 12 16 18 20 19 4 3 0 10 10 13 15 10 17 18 17 23 21 25 19 6 7 10 7 18 11 12 19 11 16 20 18 25 23 25 7 7 10 7 18 14 14 19 14 20 22 22 25 25 25 1 0 0 0 0 3 2 0 3 4 2 4 0 2 0 Thời gian hoàn thành = 25 Tổng chi phí = 5620 Đường tới hạn là : B –C –D –G –K –M Đường tới hạn cũ không bị mất . Vậy việc rút ngắn trên là tối ưu , và ta cũng không thể rút ngắn thời gian hoàn thành công trình được nữa Trên đây là ví dụ cho một bài toán tính đường tới hạn để phục vụ cho việc tính toán nhằm rút ngắn thời gian , tiến độ thực hiện của dự án… Chương 2: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Ở CÁC DOANH NGHIỆP ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Ở VIỆT NAM 1. Đặc điểm tình hình: Nền kinh tế nước ta vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư xây dựng các cơ sở hạ tầng phát triển. Nhà nước ban hành nhiều cơ chế chính sách tạo tiền đề cho việc tăng cường công tác quản lý tổ chức lại bộ máy, giải phóng năng lực sản xuất và mở rộng các hình thức huy động vốn. Chính phủ tiếp tục ưu tiên đầu tư xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng nhằm làm tăng năng lực và chất lượng dịch vụ vận tải. Ngoài việc tập trung tăng thêm vốn đầu tư cho giao thông vận tải từ các nguồn đặc biệt, vay tín dụng ưu đãi, phát hành trái phiếu chính phủ, chính phủ đặc biệt quan tâm chỉ đạo, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc lớn như trả nợ khối lượng hoàn thành, ứng trước vốn kế hoạch, tháo gỡ khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp… giao trách nhiệm đến cho các địa phương trong công tác bảo vệ hành lang đường bộ, an toàn giao thông, giải phóng mặt bằng… Quốc hội, Chính phủ đã có các nghị quyết về chống đầu tư dàn trải, chống thất thoát, nợ đọng trong xây dựng cơ bản. Tuy vậy thời gian qua ngành giao thông vận tải cũng gặp nhiều khó khăn. Mặc dù nhà nước tăng vốn đầu tư nhưng các dự án trong nước vẫn thiếu vốn nghiêm trọng. Nhiều dự án dở dang phải tạm đình hoãn, các dự án quan trọng, cấp bách không có vốn để triển khai. 2. Tiến độ thực hiện dự án đầu tư xây dựng trong thời gian qua Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu, năm 2009 là năm hết sức khó khăn, trong đó lĩnh vực đầu tư xây dựng, nhất là các dự án xây dựng trọng điểm quốc gia trực tiếp chịu nhiều ảnh hưởng. Tuy nhiên mức tăng trưởng của toàn ngành xây dựng năm 2009 vẫn đạt 12,4%, đóng góp không nhỏ vào việc duy trì mức tăng trưởng hợp lý 5,2% của cả nước, trong đó có vai trò hết sức quan trọng của các công trình xây dựng trọng điểm quốc gia. Các công trình xây dựng trọng điểm quốc gia có ý nghĩa to lớn về chính trị và kinh tế của đất nước. Dự án được huy động và tập trung nhiều nguồn lực  của quốc gia như vốn, nhân lực và vật lực (máy móc, vật tư, thiết bị và công nghệ), có ảnh hưởng hết sức quan trọng đến sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước và đời sống nhân dân. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới trong năm qua khiến tất cả các nguồn cung về vốn mất cân đối, nhiều dự án không có hoặc không đáp ứng đủ nguồn vốn, vì vậy một số công trình có nguy cơ phải ngừng thi công. Ngoài ra, khủng hoảng còn tác động  các mặt đời sống của cán bộ, công nhân viên tham gia xây dựng trên các công trường, ảnh hưởng đến điều kiện làm việc của người lao động, nếu không có các biện pháp linh hoạt, kịp thời thì tiến độ và chất lượng các công trình trọng điểm sẽ bị ảnh hưởng. Trong năm 2009, các công trình xây dựng trọng điểm quốc gia đã vượt qua khó khăn thách thức do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế, đã huy động đủ nguồn vốn cho dự án, thi công bảo đảm chất lượng và vượt tiến độ đề ra. Tại công trình thủy điện Sơn La, công tác quản lý chất lượng được thực hiện thông qua hệ thống quản lý chất lượng của chủ đầu tư, các nhà thầu và hoạt động của Hội đồng Nghiệm thu Nhà nước, từ đó chất lượng công trình được tăng cường kiểm soát một cách có hệ thống, thường xuyên và chặt chẽ. Tính đến thời điểm hiện nay, khối lượng thi công các hạng mục chính đều đạt và vượt tiến độ: Ðổ bê-tông đầm lăn (RCC) đạt 70%, đổ bê-tông thường (CVC) đạt 60%, khoan phun gia cố và chống thấm đạt 98%, lắp đặt thiết bị và chi tiết đặt sẵn đạt 32% tổng khối lượng. Việc thu xếp vốn cho dự án đã cơ bản hoàn thành. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội và Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, thủy điện Sơn La sẽ phát điện tổ máy 1 cuối năm 2010 và hoàn thành nhà máy năm 2012, vượt kế hoạch hai năm, có nghĩa là mỗi năm đất nước sẽ có thêm 10,2 tỷ kW giờ điện,  doanh thu tương đương giá trị 500 triệu USD/năm. Ðây là hiệu quả kinh tế to lớn mà dự án mang lại khi đẩy nhanh tiến độ, ngoài ra còn  nhiều hiệu quả khác như: chủ đầu tư giảm chi phí quản lý, chi phí vay vốn, hạn chế chi phí trượt giá... Các nhà thầu giảm chi phí thi công, chi phí máy, chi phí lãi vay... và nâng công suất hữu ích của thủy điện Hòa Bình. Công trình Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã hoàn thành công tác xây dựng vào tháng 8-2009, hiện nay công tác hiệu chỉnh, nghiệm thu chạy thử đang được tiến hành hết sức khẩn trương. Chủ đầu tư đã tổ chức nghiệm thu hoàn thành 3/7 gói thầu: gói 5A (Ðê chắn sóng), gói 5B (Cảng xuất sản phẩm) và gói thầu 7 (Nhà hành chính), các gói thầu còn lại (gói thầu 1, 2, 3, 4) thuộc các phân xưởng công nghệ chính, đang trong giai đoạn vận hành thử. Qua kiểm tra, kết quả quan sát cho thấy chất lượng thi công xây lắp các hạng mục công trình đúng với yêu cầu thiết kế kỹ thuật. Trong giai đoạn vận hành thử kết quả đã cho ra sản phẩm có chất lượng đạt yêu cầu thiết kế và bảo đảm tiêu chuẩn sản phẩm hàng hóa như: tiếp nhập thành công 21 chuyến dầu thô với tổng khối lượng 1,65 triệu tấn, đã chế biến 1,51 triệu tấn dầu thô, sản xuất ra 1,1 triệu tấn sản phẩm đạt chất lượng gồm: 93.129 tấn LpG, 9.422 tấn propylen, 45.256 tấn xăng A95, 446.627 tấn xăng A92, 411.833 tấn Diesel, 65.161 tấn dầu hỏa và 25.358 tấn dầu đốt. Ban quản lý dự án đang thực hiện đào tạo nhân sự thông qua các công việc thực tế trên công trường, các nhân sự được đào tạo đã tham gia vận hành phần lớn các phân xưởng của nhà máy dưới sự hướng dẫn của nhà thầu Technip và Tư vấn trợ giúp vận hành. Ðến nay, Ban quản lý dự án đã hoàn thành 884/893 quy trình vận hành và 39/78 quy trình bảo dưỡng trong tổng số 45/90 quy trình an toàn. Nhiều cơ quan đơn vị đã hết vận dụng sức linh hoạt, sáng tạo tư tưởng trong hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trong xây dựng văn hoá doanh nghiệp như LILAMA, HUD, SÔNG ĐÀ, TCty XI MĂNG….  Từ chỗ làm nhà thầu là chính nay nhiều doanh nghiệp đã chủ động vươn lên làm chủ đầu tư nhiều dự án lớn, chủ động đổi mới công nghệ, trang thiết bị, nâng cao năng lực và sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam. Nhờ vậy mà trong năm 2009, mặc dù ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới, kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn nhưng ngành Xây dựng đã nỗ lực vượt khó, tăng trưởng với con số khá ấn tượng 14,6% (so với cùng kỳ năm 2008), tỷ suất lợi nhuận/doanh thu và tỷ suất lợi nhuận/vốn nhà nước ngày càng cao 3. Những tồn tại trong công tác quản lý tiến độ thực hiên các dự án đầu tư xây dựng của các doanh nghiệp đầu tư tại VIỆT NAM 3.1. Những tồn tại: Nhiều công trình giao thông trên địa bàn thành phố cũng đã ở trong tình trạng bị “mang con bỏ chợ”, nhất là những tuyến đường giao thông, đường nội bộ trong các khu đô thị mới. Bởi đối với những dự án này thì thường là người ta làm đường trước rồi mới xây dựng các công trình hạ tầng sau. Nhưng ở nhiều nơi, đường đã làm xong từ 3 - 4 năm mà các công trình hạ tầng vẫn chưa được xây dựng, đồng nghĩa với việc tuyến đường được đầu tư xây dựng rất khang trang nhưng mãi không được sử dụng và bảo quản nên lại nhanh chóng bị xuống cấp. Mặt đường võng lún từng đoạn, vỉa hè bong tróc, cỏ mọc um tùm. Nhiều đoạn đường đã trở thành bãi đổ phế thải, rác thải...! Tương tự như vậy là tình cảnh của một dự án xây dựng nhà chung cư nằm ven tuyến đường Hồng Hà (thuộc địa bàn phường Phúc Xá, quận Ba Đình, Hà Nội). Khu nhà này có diện tích mặt sàn mỗi tầng gần 2.000m2, và Công ty xây dựng Hà Nội  khởi công  xây dựng từ năm 2001. Nhưng khi khu nhà đã được đổ bê tông mái tầng 1 và một phần mái của tầng 2 với số kinh phí đã đầu tư vào đó gần 10 tỷ đồng thì vấp phải sự phản đối quyết liệt của cơ quan quản lý đê điều thuộc Bộ NN&PTNT với lý do công trình này đã xâm phạm hành lang bảo vệ đê. Vậy là công trình đã phải ngừng thi công. Kể từ đó đến nay đã có nhiều cuộc họp, bàn thảo ở cấp quận và thành phố nhưng vẫn chưa tìm ra cách nào để giải quyết thỏa đáng… Cụ thể có thể liệt lê được một số tồn tại sau : 1.1. Tồn tại trong khâu qui hoạch, khảo sát thiết kế , lập dự án khả thi thấp: - Một số dự án không có qui hoạch hoặc qui hoạch chất lượng thấp, khảo sát thiết kế không tốt, sai sót về khối lượng công trình lớn, trong quá trình thi công phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lợng công trình. Ở đây còn chua nói đến việc quy hoạch vĩ mô chậm trễ hơn so với đà phát triển của cả nước hoặc quy hoạch vĩ mô bị sai hỏng không phù hợp hoặc thay đổi liên tục. Bằng chứng là việc xây dựng nhà hát chèo Kim Mã đã xảy ra nhiều điều kỳ lạ. Đã 10 năm nay một công trình văn hoá với một bản thiết kế không hợp lý lại chi một khoản kinh phí đầu tư lớn, lại sập sệ mà vẫn nghiệm thu và quyết toán chìm trong im lặng, đến giờ này vẫn không thấy ai chịu trách nhiệm trước những sai sót của công trình; lại còn nhiều công trình đầu tư xây dựng một số cảng quy hoạch không hợp lý dẫn đến hiệu quả sử dụng không cao những cảng được xây dựng chỉ cách nhau từ 10 đến 30 km như cảng Hòn La (Quảng Bình) cách cảng Vũng Áng 25km, Cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế) cách cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) 30 km; cảng Dung Quất cách cảng Kỳ Hà 10 km và kết quả là công suất khai thác so với thiết kế chỉ đạt 10 - 15%, nơi cao chỉ đạt 40%. Sự thất thoát và lãng phí này không thể tính hết được như chuyện một số nhà máy đường liên tục làm ăn thua lỗ phải di chuyển nhà máy. Nguyên nhân là do qui hoạch không thoả đáng dẫn đến không có vùng nguyên liệu, như chương trình xây dựng 44 nhà máy mía đường có tổng số vốn xây dựng là 10.050 tỷ đồng có tới 25 nhà máy thua lỗ, phát sinh dư nợ trên 6.000 tỉ đồng. Khâu thiết kế hiện nay có điểm yếu là tính chuyên nghiệp không cao, trình độ nhân viên thấp từ đó dẫn đến các giải pháp kỹ thuật thiết kế không đúng, không hợp lý làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của công trình, những giải pháp cho tổng công trình thiếu cụ thể, thiết kế sơ sài, không sát với thực tế nên giá thành công trình nhiều khi không kiểm soát được và rất cao. Do đó, ý nghĩa của dự án khả thi thực tế không còn cho nên nhiều dự án khả thi chỉ nêu lên 1 phương án cho gọi là có và hết sức sơ sài không có phân tích so sánh gì. 1.2. Tồn tại trong khâu thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư : - Tình trạng phê duyệt lại nhiều lần là khá phổ biến hiện nay. Thậm chí một số dự án đợc phê duyệt, điều chỉnh sau khi đã hoàn thành quá trình xây lắp, thực chất là hợp pháp hoá các thủ tục thanh quyết toán khối lượng phát sinh, điều chỉnh. Dự án mở rộng nhà máy đường Quảng Ngãi không thực hiện khảo sát, thiết kế, lập dự toán trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mà sau khi bàn giao đa vào sử dụng mới xin phê duyệt, vi phạm nghiêm trọng qui chế quản lý đầu tư và xây dựng. 1.3. Tồn tại trong khâu kế hoạch hoá đầu tư: - Trong những năm qua, mặc dù đã có một số tiến bộ nhưng tình trạng đầu tư dàn trải trong bố trí kế hoạch của các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố vẫn chưa được khắc phục triệt để. Tình trạng này đợc tích tụ từ nhiều năm, gây thất thoát và lãng phí lớn và dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp nhưng chậm được khắc phục. - Việc bố trí vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước còn dàn trải thiếu tập trung, số lượng các dự án năm sau lớn hơn năm trước là điểm yếu và lặp đi lặp lại nhiều năm nay. Do đó số dự án tích tụ lại quá lớn, vượt qua khả năng cân đối vốn của ngân sách và của nền kinh tế nói chung. - Việc bố trí các dự án dàn trải còn thể hiện ở bình quân vốn bố trí cho 1 dự án qua các năm có xu hớng giảm dần; năm 2001 là 5,33 tỉ đồng/1 dự án ; năm 2002 là 5,3 tỉ đồng/1 dự án; năm 2003 là 4,43 tỉ đồng/ 1 dự án. Một số Bộ, ngành và địa phơng vẫn chưa chấp hành đúng qui định về quản lý đầu tư và xây dựng, bố trí vốn cho các dự án nhóm B quá 4 năm, nhóm C quá 2 năm. Tổng hợp chung các Bộ, ngành và địa phơng vẫn còn khoảng 141.430 dự án (khoảng 13%) thuộc nhóm B và C bố trí quá thời gian qui định, trong đó có khoảng 250 dự án nhóm B (14,2%) bố trí vốn kéo dài quá 4 năm (các Bộ ngành khoảng 119 dự án, địa phơng khoảng 140 dự án) có 1.180 dự án nhóm C ( 12,9%) bố trí vốn kéo dài quá 2 năm (các Bộ ngành là 145 dự án, địa phơng là 1035 dự án). - Việc phân cấp quản lý trong quản lý đầu tư là phù hợp nhưng việc giám sát ở nhiều địa phương để đầu t tập trung có trọng điểm chưa có kết quả rõ rệt.Tổng số dự án trong cả nước năm 2001 có 6.942 dự án; năm 2002 có 7.614 dự án tăng hơn 672 dự án so với năm 2002; năm 2003 có 10.596 dự án tăng 2.982 dự án so với năm 2002; năm 2004 có 12.355 dự án, tăng 1.759 dự án so với năm 2003. Số dự án tăng trong các năm chủ yếu là các dự án thuộc nhóm A,B,C (do các Bộ, tỉnh, thành phố lựa chọn và bố trí vốn); năm 2002 tăng 648 dự án, năm 2003 tăng 2.969 dự án, năm 2004 có tiến bộ hơn chỉ tăng 1.708 dự án (thấp hơn số tăng của năm 2003 chủ yếu là các dự án thuộc lĩnh vực xoá đói giảm nghèo do các địa phương quản lý, đây là lĩnh vực được chú trọng đầu tư nhiều trong thời gian gần đây, số dự án thường có qui mô nhỏ). Số dự án (cả nhóm A,B,C) dự kiến kết thúc đưa vào sử dụng trong kỳ tăng lên dần từ 19,2 đến 19,9%. Tuy nhiên, số dự án có quyết định đầu t mới trong kỳ vẫn tiếp tục tăng lên từ 18,4 đến 30%. 1.4. Tồn tại trong khâu tổ chức thực hiện - Tiến độ xây dựng công trình chậm diễn ra phổ biến ở rất nhiều dự án. Theo thanh tra Nhà nước thì có tới một nửa các dự án thanh tra kiểm tra chậm tiến độ. Dự án tuyến ống kho cảng LPG Thị Vải do kéo dài thời gian thêm 24 tháng làm tăng chi phí nhiều tỉ đồng. Dự án Ba Zan siêu mỏng thuộc tổng công ty Dầu khí Việt Nam do kéo dài thời gian làm phát sinh chi phí hơn 7 tỉ đồng. Dự án xây dựng quốc lộ 5 sử dụng vốn JBIC Nhật Bản do bàn giao mặt bằng chậm nên nhà nớc đã phải bồi thờng cho nhà thầu 570.595.797 Yên Nhật.Công trình bị chậm tiến độ cũng phải coi là sự lãng phí lớn . Vì tiến độ công trình bị chậm sẽ dẫn đến nguyên vật liệu bị trượt giá, rồi tác động đối với lưu thông, vận chuyển của nhiều ngành. Chỉ riêng dự án đường vành đai III ở Hà Nội, việc chậm tiến độ đã làm phát sinh thêm khoảng trên 1000 tỷ đồng đầu tư. 1.5. Tồn tại trong khâu nghiệm thu thanh toán - Công tác nghiệm thu thanh toán thường căn cứ theo thiết kế dự toán , hoàn toàn là bản sao của thiết kế, hình thức dẫn đến khối lượng nghiệm thu không đúng với thực tế thi công. Kết quả qua 10 năm tiến hành kiểm toán trong lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản. Kiểm toán nhà nước đã kiến nghị giảm trừ giá trị quyết toán công trình, giảm cấp phát và thu hồi từ các đơn vị thi công hơn 500 tỉ đồng. 3.2. Phân tích nguyên nhân 3.2.1. Nguyên nhân thể chế - Tập trung trách nhiệm và quyền lực quản lý đầu tư xây dựng vào bộ giao thông vận tải dẫn đến quá trình đưa ra quyết định quá tập trung là nguyên nhân của tệ quan liêu. Các thủ tục quan liêu làm chậm quá trình ra quyết định phê duyệt. Đối với hầu hết các dự án đầu tư CSHT GTVT đều do bộ Giao thông vận tải trực tiếp quản lý. Đối với mỗi dự án vốn ngân sách nhà nước, bộ quyết định chủ đầu tư là một ban quản lý dự án nào đó thuộc bộ chịu trách nhiệm quản lý điều hành dự án. Như vậy cục quản lý chuyên ngành là cơ quan thay mặt nhà nước sở hữu sản phẩm của dự án lại đứng ngoài hoạt động đầu tư này, sẽ không hợp lý. - Hiệu lực pháp lý của các văn bản pháp luật yếu. Nhiều dự án không tuân thủ các quy định như trình tự lập, thẩm tra, thẩm định, phê duyệt dự án và sự phù hợp với chính sách, quy hoạch, kế hoạch của nhà nước trong việc ra quyết định đầu tư, tổ chức này cũng chưa hoàn toàn tuân thủ các quy trình, quy phạm và tính khách quan khi đưa ra quyết định. - Chỉ đạo của trung ương đối với các địa phương trong công tác quản lý còn yếu kém. Mặc dù đã có sự phân cấp quản lý giữa trung ương và đia phương về quản lý cũng như xây dựng quy hoạch. Trung ương và địa phương nhiều khi không thống nhất, phân cấp quản lý còn nhập nhằng, sử dụng nguồn vốn của trung ương và địa phương không hiệu quả. - Chưa có được cơ chế phối hợp hiệu quả giữa các bên tham gia dự án do thiếu các quy định pháp lý có tính hiệu lực cao cũng như các cơ chế hòa nhập hiệu quả đẻ quản lý các mặt phân giới này. - Thiếu cơ sỏ pháp lý cho việc hình thành cơ chế kiểm tra giám sát, đánh giá tổng kết công tác đầu tư xây dựng CSHT GTVT một cách thường xuyên và thực hiện đánh giá hiệu quả kinh tế sau dự án. Các quy định chưa cụ thể quy trách nhiệm không rõ ràng làm cho công tác báo cáo thực hiện giám sát đầu tư chất lượng không đảm bảo còn mang tính hình thức đối phó. Chỉ nêu ra các hiện tượng mà thiếu phân tích nguyên nhân. - Các doanh nghiệp xây dựng thiếu sự cạnh tranh để phát triển. Các công ty tư vấn và công ty xây dựng chủ yếu là các doanh nghiệp nhà nước phần nào vẫn được nhà nước ưu tiên và phân chia công việc đẻ thực hiện, các thành phần kinh tế khác rất nhỏ, yếu vì vậy tính cạnh tranh lành mạnh để phát triển tiến tới hội nhập rất kém. Tiến trình cổ phần hóa các công ty tư vấn và xây dựng đang được tiến hành song còn chậm. 3. 2.2. Nguyên nhân về trình độ quản lý - Năng lực của các tổ chức, các cán bộ lập quy hoạch, quản lý quy hoạch còn yếu nhất là ở các Cục chuyên ngành và các địa phương. - Năng lực tư vấn còn yếu nhất là khả năng phân tích thị trường (dự báo nhu cầu vận tải), phân tích tài chính, kinh tế của dự án, phân tích tác động môi trường, Năng lực của tư vấn giám sát rất yếu, chưa có tổ chức tư vấn giám sát riêng. - Năng lực của các cục quản lý chuyên ngành về quản lý hoạt động đầu tư xây dựng rất yếu kém vì vậy gặp khó khăn khi đứng ra chịu trách nhiệm quản lý các dự án lớn của ngành mình. - Năng lực của một số ban điều hành dự án trong việc quản lý mặt phân giới giữa các tổ chức tham gia dự án còn hạn chế. Một dự án quản lý đồng thời nhiều dự án thậm chí một đơn vị của ban quản lý dự án phải quan lý nhiều gói thàu của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc110701.doc
Tài liệu liên quan