Đề tài Quản lý vốn lưu động trong kinh doanh của xí nghiệp cơ khí Long Quân và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của xí nghiệp

Mục lục

 

Chương I. Lý luận chung về vốn lưu động và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp sản xuất. 5

I. Vốn lưu động và nguồn hình thành vốn lưu động 5

1. Khái niệm, đặc điểm vốn lưu động. 5

2. Thành phần và kết cấu vốn lưu động. 6

3. Nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp 12

II. sự cần thiết phải tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp. 16

1. ý nghĩa của việc tăng cường vốn lưu động 16

2. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp. 16

3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động 17

III. Một số biện pháp chủ yếu nhằm tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động 21

1. Nguyên tắc quản lý vốn lưu động 21

2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp 23

IV. Hình thức sổ kế toán 26

Chương 2. Tình hình thực tế về công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại xí nghiệp cơ khí Long Quân 32

I. Khái quát về xí nhgiệp: 32

1. Quá trình hình thành và phát triển xí nhiệp: 32

2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của xí nghiệp: 34

3. Tổ chức bộ máy quản lý xí nghiệp 35

4. Sản phẩm xí nghiệp. 38

5. Các thông tin khác. 39

II. Hệ thống kế toán của xí nghiệp: 39

1. Phòng Kế toán, tài vụ: 39

2. Hệ thống tổ chức kế toán: 40

II. Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Xí nghiệp qua 2 năm 2000 - 2001 42

1. Kết cấu vốn kinh doanh của xí nghiệp 42

2. Kết cấu vốn kinh doanh của xí nghiệp 44

CHƯƠNG iii. một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở xí nghiệp long quân 49

I. Phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của xí nghiệp 49

1. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động qua một số chỉ tiêu: 49

2. Hiệu quả sử dụng vốn lưu động qua chỉ tiêu tốc độ luân chuyển vốn lưu động 52

3. Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại xí nghiệp 56

II. TồN TạI Và NGHUYÊN NHÂN 57

III. Phương hướng hoạt động của xí nghiệp trong thời gian tới 57

1. Mục tiêu thực hiện 58

2. Những giải pháp chủ yếu 59

Phụ lục 66

 

 

docx66 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3813 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý vốn lưu động trong kinh doanh của xí nghiệp cơ khí Long Quân và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của xí nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết cho quy mô kinh doanh tức là phải tìm nguồn tài trợ Trước hết phải xác định chính xác nhu cầu vốn lưu động, dựa trên quy mô sản xuất kinh doanh, lượng vật tư hàng hoá sử dụng và giá cả vật tư hàng hoá trên thị trường. Nhu cầu vốn lưu động được xác định đúng đắn còn là cơ sở để tổ chức các nguồn vốn hợp lý đáp ứng kịp thời nhu cầu sản xuất kinh doanh. Nhu cầu vốn lưu động quá thấp sẽ không thoả mãn vốn cho sản xuất kinh doanh từ đó gây nhiều khó khăn cho tính liên tục của quá trình tái sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên nếu xác định nhu cầu vốn lưu động quá cao sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí vốn gây tình trạng ứ đọng vật tư hàng hoá, vốn lưu động chậm luân chuyển, phát sinh nhiều chi phí không hợp lý làm cho giá thành tăng lên ảnh hưởng tới lợi nhuận. 1.2. Tự cấp tự phát và bảo toàn vốn Doanh nghiệp tự mình tính toán nhu cầu vốn để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh và tổ chức thực hiện bằng các nguồn vốn được huy động. Nguyên tắc này đề cao tinh thần trách nhiệm của các doanh nghiệp trong quá trình tái sản xuất trong khuôn khổ các nhiệm vụ đề ra của mục tiêu kế hoạch nhằm bảo toàn vốn, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Những kết quả hoạt động của bản thân doanh nghiệp là tiền đề để tái sản xuất mở rộng theo kế hoạch. Chính vì thế khả năng phát triển trong tương lai của mỗi doanh nghiệp phụ thuộc vào chỗ kết quả hoạt động năm nay thế nào; vốn có được bảo toàn không; hiệu quả sử dụng vốn cao hay thấp. Nhưng cũng cần nhấn mạnh rằng không thể xuất phát một chiều từ những khả năng tài chính hiện có trong năm nay để lập kế hoạch mở rộng sản xuất. Điểm xuất phát của kế hoạch hoá tái sản xuất mở rộng là việc tiến hành những dự đoán: Sự phát triển của nhu cầu, những thay đổi trong quy trình công nghệ của sản xuất theo sự cần thiết phải nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước, những sự hoàn thiện nhằm mục đích tăng khối lượng sản xuất sản phẩm đang có tín nhiệm trên thị trường và tổng số lợi nhuận. Phải xuất phát từ dự đoán tình hình đó, cần phải tổ chức huy động các nguồn vốn lưu động để đảm bảo sản xuất liên tục trong điều kiện thay đổi của thị trường để tranh thủ thời cơ đem lại lợi nhuận cao. Như vậy, quán triệt nguyên tắc này một mặt bản thân doanh nghiệp phải chủ động khai thác và sử dụng các nguồn vốn tự có, mặt khác huy động các nguồn vốn khác bằng các hình thức linh hoạt và sử dụng vốn vay một cách thận trọng và hợp lý. 2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp nhà nước cũng như mọi doanh nghiệp khác đều bình đẳng trước pháp luật, phải đối mặt với cạnh tranh, hoạt động vì mục tiêu lợi nhuận, tự chủ về vốn. Do đó việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng là vấn đề quan trọng và cần thiết. Để sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải thực hiện tốt một số biện pháp sau: Phải xác định chính xác số vốn lưu động cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó đưa ra kế hoach tổ chức vốn lưu động đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi, liên tục đồng thời tránh tình trạng ứ đọng vốn, thúc đẩy vốn lưu động luan chuyển nhanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Lựa chọn hình thức khai thác, huy động các nguồn vốn lưu động thích hợp nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, triệt để khai thác các nguồn vốn lưu động bên trong doanh nghiệp, đông thời phải tính toán lựa chọn huy động các nguồn vốn bên ngoài với mức độ hợp lý của từng nguồn nhằm giảm tới mức thấp nhất chi phí sử dụng vốn, từ đó tăng lợi nhuận cho doanh nghiệp. Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động. Ta biết rằng tốc độ luân chuyển vốn lưu động thể hiện bằng hai chỉ tiêu là số vòng quay vốn lưu động trong kỳ và kỳ luân chuyển bình quân của vốn lưu động. Số vòng quay của vốn lưu động trong kỳ được tính toán trên cơ sở mức luân chuyển vốn lưu động và số vốn lưu động bình quân. Vì vậy phương hướng chung để tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động là trên cơ sở mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh tạo điều kiện tăng doanh thu tiêu thụ sản phẩm làm cơ sở để tăng mức độ luân chuyển vốn lưu động, đồng thời phải sử dụng vốn lưu động một cách hợp lý, tiết kiệm. Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong khâu dự trữ nhằm thu hồi nhanh lượng vốn, một mặt đáp ứng nhu cầu về vốn của doanh nghiệp, mặt khác cho phép doanh nghiệp giảm khối lượng vốn lưu động trong khâu dự trữ, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong lĩnh vực sản xuất: Phương hướng chủ yếu là rút ngắn chu kỳ sản xuất. Do đó, những biện pháp nhằm rút ngắn chu kỳ sản xuất là những biện pháp đẩy mạnh việc luân chuyển vốn lưu động trong khâu sản xuất. Muốn vậy doanh nghiệp phải có những biện pháp để rút ngắn thời gian trong quy trình công nghệ và hạn chế tới mức thấp nhất thời gian gián đoạn giữa các khâu trong quá trình sản xuất, thời gian ngừng việc do các nguyên nhân khác nhau. Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong lĩnh vực lưu thông. Thời gian luân chuyển khấu lưu thông về cơ bản phụ thuộc vào cách tổ chức những hoạt động tiêu thụ và mua sắm. Trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp có nhiệm vụ luôn luôn phấn đấu để rút ngắn thời gian luân chuyển tới mức tối thiểu. Khi xác định nhu cầu vốn thành phẩm phải nghiên cứu thị trường và khả năng sản xuất tối đa của doanh nghiệp. Muốn cho côngviệc trong lưu thông đúng kế hoạch thì phải hoàn thành kế hoạch sản xuất về số lượng, chất lượng sản phẩm cũng như chất lượng sản phẩm. Vốn lưu động trong khâu lưu thông luân chuyển nhanh được thể hiện ở chỗ nó nhanh chóng chuyển sang hình thái tiền tệ rồi tiếp tục luân chuyển phục vụ cho quá trình tái sản xuất. Do vậy cần có các biện pháp để nhanh chóng thu hồi nợ, giải phóng vốn lưu động trong khâu lưu thông. Vấn đề ký kết hợp đồng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc thúc đẩy vốn lưu động luân chuyển. Hợp đồng sẽ điều hoà sự tiêu thụ sản phẩm và nhập nguyên liệu. Phải ký hợp đồng và thực hiện hợp đồng như thế nào để đảm bảo hoạt động được liên tục và nhanh chóng. Hợp đồng góp phần vào việc thực hiện kế hoạch luân chuyển vốn lưu động và vào việc hạ thấp chi phí một cách thích đáng. Việc xác lập quan hệ hợp đồng kinh tế làm cho kế hoạch sản xuất kinh doanh của các bên phù hợp với yêu cầu và khả năng thực tế hơn, làm cho sản xuất kinh doanh gắn liền với thị trường để hình thành các quyết định sản xuất cái gì? với số lượng bao nhiêu? sản xuất như thế nào? Tăng cường bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ quản lý, nhất là đội ngũ quản lý tài chính. Để đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả cao, sử dụng vốn hợp lý, tiết kiệm thì bên cạnh những điều kiện về công nghệ, máy móc thiết bị, thị trường... còn phải kể đến một vấn đề quan trọng là trình độ nghiệp vụ, sự nhạy bén, năng động của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý tài chính. Trên đây là một số biện pháp chủ yếu có tính định hướng nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp. Trong thực tế, do các doanh nghiệp thuộc các ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh khác nhau nên mỗi doanh nghiệp cần phải căn cứ vào những giải pháp chung để từ đó đề ra những biện pháp cụ thể, có tính khả thi cao nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp IV. Hình thức sổ kế toán Sổ kế toán là nơi kế toán thực hiện việc ghi chép lại các nghiệp vụ kinh tế đã phát sinh của doanh nghiệp theo trình tự thời gian. Tổ chức hệ thống sổ kế toán được lựa chọn theo một trong bốn hình thức sau, tuỳ thuộc vào qui mô hoạt động của doanh nghiệp & trình độ nghiệp vụ của nhân viên kế toán. Hình thức nhật ký chung: là hình thức sổ kế toán đơn giản, phù hợp với mọi loại hình doanh nghiệp và có nhiều thuận lợi trong việc thực hiện kế toán máy. Hình thức nhật ký sổ cái: là hình thức sổ kế toán chủ yếu áp dụng cho những doanh nghiệp có qui mô nhỏ, số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh ít, trình độ nhân viên kế toán thấp,công việc kế toán thủ công. Hình thức nhật ký chứng từ: là hình thức sổ kế toán chủ yếu áp dụng ở những doanh nghiệp có qui mô lớn, trình độ nghiệp vụ của nhân viên kế toán cao, khó áp dụng cho máy vi tính. Hình thức Chứng từ ghi sổ:Hình thức sổ kế toán này thích hợp với mọi loại hình, qui mô của doanh nghiệp dễ thực hiện đối với kế toán thủ công cũng như kế toán máy. Trình tự ghi sổ kế toán của các hình thức sổ được thể hiện theo các sơ dồ sau: Hình thức Nhật ký chung: Chứng từ gốc Sổ nhật ký đặc biệt kê Sổ nhật ký chung Sổ, thẻ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng kê tổng hợp chi tiết Bảng cân đối phát sinh Báo cáo tài chính Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kì Quan hệ đối chiếu Hình thức Nhật ký - Sổ cái: Chứng từ gốc Sổ quĩ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Số, thẻ kế toán chi tiết Nhật kí - Sổ cáicái Bảng tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kì Đối chiếu, kiểm tra 3. Hình thức Nhật kí - chứng từ: Chứng từ gốc và các bảng phân bố Bảng kê Nhật ký chứng từ Thẻ và sổ kế toán chi tiết Sổ cái Bảng kê tổng hợp chi tiết Báo cáo tài chính Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng, hoặc định kì Đối chiếu, kiểm tra Hình thức Chứng từ ghi sổ: Sổ, thẻ kế toán chi tiết Chứng từ gốc Bảng kê tổng hợp chi tiết Sổ quĩ Bảng tổng hợp chứng từ gốc Chứng từ ghi sổ Bảng cân đối số phát sinh Báo cáo tài chính Sổ cái Sổ đăng kí chứng từ ghi sổ Ghi chú: Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Đối chiếu, kiểm tra Chương 2. Tình hình thực tế về công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động tại xí nghiệp cơ khí Long Quân I. Khái quát về xí nhgiệp: 1. Quá trình hình thành và phát triển xí nhiệp: Chức năng hoạt động của doanh nghiệp: 1, Sản xuất, chế tạo các sản phẩm cơ khí. 2, Tư vấn, thiết kế, chế tạo, lắp ráp các thiết bị dây chuyền công nghệ đồng bộ. 3, Sửa chữa, chế tạo mới các phương tiện chuyên dùng đường sông, đường bộ. 4, Kin h doanh vật tư, tư liệu sản xuất. 5, Đào tạo công nhân kỹ thuật các ngành: Gò, hàn, gia công cắt gọt, thuỷ lực, khí nén. Xí nghiệp cơ khí Long Quân được thành lập ngày 21/01/1998 theo giấy phép số 3379GP/TLDN do UBND thành phố Hà nội cấp. Xí nghiệp cơ khí Long Quân là một doanh nghiệp tư nhân được hình thành vào thời điểm nền kinh tế nước ta đã trải qua hơn mười hai năm đổi mới và có rất nhiều thay đổi trong cơ cấu kinh tế. Đường lối kinh tế của Đảng chủ trương phát triển nền kinh tế nhiều thành phần đã tạo ra nhiều cơ hội và khả năng cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ ra đời và phát triển. Tốc độ phát triển của nền công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn này tương đối ổn định 11-12%/năm. Nhiều ngành công nghiệp đã được đầu tư thích đáng và phát triển vượt bậc. Do nắm bắt được nhu cầu đổi mới của ngành công nghiệp nói chung và của ngành cơ khí nói riêng, Xí nghiệp cơ khí Long Quân đã chọn cho mình mục tiêu là đi thẳng vào nghiên cứu, thiết kế, chế tạo các phụ kiện của hệ thống thuỷ lực, khí nén và các thiết bị công nghệ sử dụng các hệ thống truyền động đó. Đó là một lĩnh vực đòi hỏi vốn đầu tư lớn cả về trang thiết bị, trình độ kỹ thuật và ý chí vươn lên. Ngay từ khi mới thành lập (năm 1998), mặc dù vốn đầu tư rất hạn hẹp, năng lực sản xuất còn yếu nhưng Xí nghiệp đã tổ chức nghiên cứu, chế thử và đưa vào sử dụng các sản phẩm cơ khí có hàm lượng công nghệ cao, có nhu cầu thiết yếu cho các ngành kinh tế quốc dân, như hệ thống khớp nối ống dẫn thuỷ lực dùng cho các thiết bị thuỷ lực, khí nén trong các dây truyền công nghệ tự động thay thế hàng nhập khẩu, các hệ thống ống dẫn hoá chất, khí nóng cho công nghệ sản xuất các sản phẩm nhựa, cao su, hoàn chỉnh công nghệ sửa chữa, chế tạo các xilanh thuỷ lực loại nhỏ đưa vào sử dụng trên các thiết bị chuyên dùng đóng mới trong nước như xe ép rác, xe chuyên trở rác sử dụng hệ thống thuỷ lực. Năm 1999, Xí nghiệp nghiên cứu một số lĩnh vực mới như thiết bị đúc nhôm áp lực để sản xuất bàn đạp xe thay cho thiết bị nhập ngoại, năng suất 2000 chiếc/ca, thiết bị lắp ráp phụ kiện bàn đạp xe đạp nâng cao năng suất lên 400% cho tổ hợp Toàn Lực, thiết bị lưu hoá lốp xe máy Chaly có hệ thống điều khiển tự động cho Công ty cao su Sao vàng. Từ năm 1999 đến năm 2001 sản xuất hệ thống ép mũ cứng cho bộ đội, giầy dép, thắt lưng cho bộ đội... Năm 2000 đến 2001 Xí nghiệp liên tục mở rộng quy mô sản xuất của mình bằng cách liên kết liên doanh với các doanh nghiệp vừa và nhỏ khác với mục tiêu chuyên môn hoá trong sản xuất. Cũng trong năm 2001 Xí nghiệp lại liên kết với một số xí nghiệp và liên doanh với cao su Inuoe Vietnam (IRV) để trở thành một bộ phận chuyên sửa chữa, bảo dưỡng, chế tạo một số thiết bị chuyên dùng cho công ty IRV. Từ đầu năm 2002 đến nay Xí nghiệp tiến hành liên kết với công ty cơ khí Vĩnh Xuyên của Đài Loan. Với mục đích tinh giản bộ máy quản lý và điều hành, toàn bộ bộ phận quản lý gián tiếp chỉ có 2 nhân viên phòng tài vụ là không tham gia váo vác hoạt động nghiên cứu, sản xuất của xí nghiệp. Còn lại các nhân viên khác đều kiêm nhiệm thêm ít nhất một chức năng. 2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của xí nghiệp: Là một doanh nghiệp nhỏ, quá trình hoạt động còn rất ngắn lại đi vào một lĩnh vực chuyên môn rất hẹp, tuy vậy chủng loại sản phẩm rất đa dạng nên vấn đề tổ chức sản xuất sao cho phù hợp là một vấn đề không đơn giản. Các sản phẩm do Xí nghiệp sản xuất có hàm lượng công nghệ cao đòi hỏi một quá trình nghiên cứu công phu, đầu tư rất lớn cho giai đoạn chuẩn bị chế tạo thử. Mặt khác, các sản phẩm đó chủ yếu có số lượng ít, hầu như đều là đơn chiếc, vì vậy ở đây cách tổ chức hợp lý là trong cơ cấu sản xuất chia ra làm bộ phận sản xuất chính và bộ phận sản xuất phụ trợ kiêm luôn chức năng kinh doanh và cung cấp các dịch vụ sau bán hàng. Ngoài ra do quy mô nhỏ, cơ cấu sản xuất đơn giản, không thông qua các bộ phận gián tiếp mà chỉ gồm doanh nghiệp - ngành - nơi làm việc. Trong Xí nghiệp có 4 ngành chính: Gò hàn Gia công cắt gọt Thiết bị thuỷ lực Thiết bị điện và hệ thống điều khiển 3. Tổ chức bộ máy quản lý xí nghiệp Bộ máy quản lý của xí nghiệp bao gồm các phòng, ban phù hợp với đặc điểm kinh doanh và điều lệ tổ chức hoạt động của xí nghiệp. Sơ đồ tổ chức xí nghiệp Giám đốc Phòng kỹ thuật Xưởng sản xuất Tổ gò hàn kết cấu Thiết kế, thi công Tổ sản xuất ống thuỷ lực Tổ sửa chữa Tổ gia công cơ khí Tổ thuỷ lực, khí nén Phòng kế toán, tài vụ, Cửa hàng giới thiệu sản phẩm Phòng kinh doanh Tổ đào tạo CNKT Tổ điện Giám đốc: Giám đốc là đại diện pháp nhân của xí nghiệp, chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của xí nghiệp trước pháp luật. Trưởng phòng: Trưởng phòng trực tiếp điều hành hoạt động của phòng mình, chịu trách nhiệm trước giám đốc về việc thực hiện nhiệm vụ, chức năng được giao. Xí nghiệp cơ khí Long Quân bao gồm 04 bộ phận chính: 1, Phòng kỹ thuật: 5 cán bộ thạc sĩ kỹ thuật và kỹ sư. Trong đó có 3 người đã tốt nghiệp 2 trường đại học; 2 kỹ sư đã được du học tại Cộng hoà liên bang Nga. 2, Kế toán, tài chính: 2 cán bộ đã tốt nghiệp khoa kế toán trường Đại học Quản trị kinh doanh và 1 cán bộ kiêm nhiệm. 3, Phòng kinh doanh: 2 cán bộ, trong đó có 1 tốt nghiệp Đại học Kinh tế quốc dân Hà nội và 1 tốt nghiệp đại học ngoại ngữ. Văn phòng giới thiệu sản phẩm của xí nghiệp tại 73 đường Tam Trinh, quận Hai Bà Trưng, Hà nội. 4, Xưởng sản xuất: Bao gồm 6 tổ sản xuất: 4.1. Tổ gò hàn kết cấu: bao gồm 8 người với : + 4 máy hàn có công suất từ 10 ¸ 36 KW; + 1 máy cắt tôn; + 1 máy cắt tay; + 1 máy cưa thép; + 2 máy khoan cần; + 1 máy sắn tôn; + 1 máy ép thuỷ lực 100 tấn cùng các dụng cụ cầm tay khác. 4.2. Tổ sửa chữa, lắp ráp thuỷ lực, khí nén: bao gồm 5 người với: + 2 máy chắn công suất 6 ¸ 12 KW + 1 máy khoan cần; + 1 máy ép thuỷ lực 60 tấn; + 1 máy uốn ống; + 1 máy phay Nam Triều Tiên; cùng các dụng cụ cầm tay khác và các bộ dụng cụ tháo lắp thiết bị. Ngoài ra, còn có 1 máy thử áp suất của hệ thống thuỷ lực; thử xilanh thuỷ lực. 4.3. Tổ điện: Bao gồm 2 người với các dụng cụ điện: đồng hồ đo; dụng cụ cầm tay khác. 4.4. Tổ sản xuất ống thuỷ lực, ống hơi nóng: Bao gồm 1 người với các thiết bị: + 1 máy cắt ống của Phần Lan; + 1 máy bóp dẫn ống của Phần Lan; + 1 máy mài cắt của Đức & các dụng cụ phục vụ cầm tay khác. 4.5. Tổ gia công cơ khí: Tổ này được chia làm 2 khu vực: Khu vực 1: Địa điểm tại 87 Lĩnh Nam – Hai Bà Trưng – Hà nội (nơi văn phòng xí nghiệp hiện nay). Bao gồm 3 người, có: + 1 máy phay Nhật + 1 máy tiện loại lớn M63 + 1 máy tiện loại trung bình T616 + 1 máy tiện loại nhỏ để sản xuất cút nối thuỷ lực cùng các loại máy khác như: khoan cần, mài dao, và các đồ gá khác. Khu vực 2: Bãi phúc xá - Hà nội; Bao gồm 6 người, có: + 1 máy tiện loại lớn (làm chân vịt tàu thuỷ) + 1 máy phay lớn + 1 máy khoan + Cùng 4 máy tiện loại trung bình và các dụng cụ phục vụ khác (máy hàn điện, cắt hơi, ...) 4.6. Tổ sửa chữa: Bao gồm 8 người, do một kỹ sư cơ khí phụ trách. Hiện nay có 4 người đang làm việc thường xuyên tại công ty IRV. Thiết bị của tổ này bao gồm 5 máy hàn điện; 2 máy khoan cần; cùng các loại dụng cụ cầm tay khác (máy cắt tôn bằng tay; máy khoan cầm tay; palăng xích; máy mài tay; càlê; mỏlết; máy cắt hơi – ống,...) 4. Sản phẩm xí nghiệp. Các sản phẩm chính bao gồm: các thiết bị thuỷ lực; khí nén chuyên dùng cho các dạng công nghệ: lưu hoá cao su; dập sâu; ép sản phẩm dân dụng như xe ép rác bằng thuỷ lực cho các công ty môi trường. hút bụi, khử độc... Trong những năm qua, từng bước xí nghiệp đã có những bước tiến bộ về công nghệ như sau: 1998: Chế tạo máy sấy gỗ trong hệ kín, máy ép thuỷ lực 60 tấn. 1999: Chế tạo phần chuyên dùng cho xe ép rác của môi trường. Thiết bị hút bụi và thông gió cho bếp ăn khách sạn. Bắt đầu thiết kế máy ép 100 tấn, chế tạo máy ép để lưu hoá đế giày. 2000: Chế tạo máy ép 400 tấn để dập sâu, tiếp tục chế tạo các loại xe ép rác bằng thuỷ lực 2001: Chế tạo thành công máy ép 400 tấn để dập sâu, nâng cao kỹ thuật chế tạo xe ép rác bằng thuỷ lực; các loại thiết bị chuyên dùng khác; ép và lưu hoá mũ cứng. máy sấn tôn dày 12mm để làm cột điện dài 6m, 500 tấn. 2002: Chế tạo thành công máy ép gỗ dán 400 tấn, máy lưu hoá cao su kỹ thuật kép 150/150 tấn.; Máy thử ống thuỷ lực 200 áp (600 kg/cm2) 5. Các thông tin khác. - Tổng diện tích mặt bằng: 1000m2 - Số người làm việc: 40 người - Địa chỉ xí nghiệp: 87 Lĩnh Nam – Hai Bà Trưng – Hà nội 73 Đường Tam Trinh – Hà nội - Điện thoại: 84 – 4- 8628198 - Email: long_quân@hn.vnn.vn II. Hệ thống kế toán của xí nghiệp: 1. Phòng Kế toán, tài vụ: Nhiệm vụ chính của phòng: Thanh toán, quyết toán tài chính ngân hàng Chịu trách nhiệm về các khoản thu chi tài chính của xí nghiệp Thanh toán quyết toán thuế và làm nghĩa vụ thuế với nhà nước Ngoài ra Phòng kế toán còn có nhiệm vụ phân tích báo cáo tài chính theo quy định với ban lãnh đạo nhằm giúp cho các nhà quản lý nắm được tình hình tài chính doanh nghiệp, thấy được những lĩnh vực kinh doanh có hiệu quả kém để có biện pháp khắc phục hoặc đưa ra các phương án chiến lược kinh phù hợp với tình hình tài chính của xí nghiệp. Nhân lực: Như đã đề cập ở trên xí nghiệp chủ trương tinh giản tối đa bộ máy quản lý nên phòng kế toán chỉ bao gồm 2 cán bộ đã tốt nghiệp khoa kế toán trường Đại học Quản trị kinh doanh và 1 cán bộ kiêm nhiệm. Sơ đồ tổ chức: KẾ TOÁN TRƯỞNG Kế toán viên Thủ quỹ Kiểm toán, kiểm tra Phân công công việc: 1 kế toán trưởng và 1 kế toán viên kiêm thủ quỹ, 1 kiểm tra nội bộ kiêm nhiệm 2. Hệ thống tổ chức kế toán: Căn cứ qui mô hoạt động của doanh nghiệp và số lượng nghiệp vụ kinh tế phát sinh, bộ máy kế toán của công ty hiện nay ở mức hợp lý. Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm chính về toàn bộ công tác hạch toán kế toán của Công ty trước ban Giám đốc: Mở hệ thống sổ sách kế toán theo đúng chế độ kế toán hiện hành. Lựa chọn hệ thống tài khoản kế toán áp dụng cho doanh nghiệp Tổ chức việc lập luân chuyển, lưu giữ chứng từ hạch toán ban đầu, ghi sổ kế toán tài chính kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Tổ chức thiết kế mẫu sổ, báo cáo kế toán quản trị theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp về nghiệp vụ bán hàng, xác định kết quả tiêu thụ, tình hình công nợ. Tổ chức lập báo cáo quản trị theo tuần về chi tiết công nợ phải thu, công nợ phải trả, tình hình tài sản vào thời điểm thứ hai đầu tuần. Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh, tư vấn cho Giám đốc lựu chọn phương án kinh doanh có hiệu quả nhất. Lập bảng kê hàng hoá dịch vụ mua vào, bán ra và bảng quyết toán thuế GTGT hàng tháng để nộp cơ quan thuế vào 10 ngày đầu tháng sau. Lập các báo cáo quyết toán hàng năm, nộp theo đúng thời hạn qui định của chế độ kế toán và gửi tới đầy đủ các cơ quan chức năng liên quan theo qui định. Kế toán viên: chịu sự quản lý phân công công việc của kế toán trưởng về các công việc liên quan đến hạch toán kế toán, chủ yếu là phần hành quản lý kho hàng, vào sổ chi tiết hàng hoá... và giữ chức năng thủ quỹ. Cán bộ kiểm tra, kiểm toán nội bộ kiêm nhiệm thực hiện định kỳ hoặc khi có yêu cầu. Hình thức sổ kế toán được Xí nghiệp Cơ khí Long Quân lựa chọn áp dụng là Chứng từ - Ghi sổ trình tự ghi sổ được thực hiện như sau: Hàng ngày hoặc định kỳ, căn cứ vào chứng từ gốc hoặc bảng tổng hợp chứng từ gốc, kế toán lập chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào chứng từ ghi sổ để ghi vào sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ sau đó được dùng để ghi vào sổ Cái. Các chứng từ gốc sau khi làm căn cứ lập chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ, thẻ kế toán chi tiết. Cuối tháng phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ, Tính tổng số phát sinh Nợ, tổng số phát sinh Có và số dư của từng tài khoản trên sổ Cái. Căn cứ vào sổ Cái để lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết (được lập từ các sổ kế toán chi tiết) được dùng làm Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu kiểm tra phải đảm bảo tổng số phát sinh Nợ Và tổng số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng số tiền phát sinh trên sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Tổng số dư nợ và tổng số dư Có của tất cả các tài khoản trên bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau, và số dư của từng tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi tiết. II. Tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Xí nghiệp qua 2 năm 2000 - 2001 1. Kết cấu vốn kinh doanh của xí nghiệp Trước khi phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động của xí nghiệp, ta hãy hãy xem xét khái quát tỷ trọng vốn lưu động trong tổng số vốn kinh doanh với kết cấu vốn của xí nghiệp được thể hiện qua một số năm ở bảng sau: bảng: 1. Kết cấu vốn kinh doanh Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 1999 2000 2001 2000/1999 2001/2000 Trị giá % Trị giá % Trị giá % ± % ± % Tổng số vốn 4830 100 5532 100 5802 100 702 14,5 270 4,9 Vốn lưu động 4320 87,5 4982 90 5266 90.7 752 17,8 284 5,7 Vốn cố định 600 12,5 550 10 536 9.3 -50 -8,3 -14 -2,6 Qua biểu 1 ta thấy năm 2000 tổng số vốn là 5532 triệu đồng tăng 702 triệu đồng tương ứng với 14.5% so với năm 1999. Năm 2001 tổng số vốn tăng 270 triệu đồng tương ứng với 4.9% so với năm 1999. Trong tổng số vốn của doanh nghiệp thì vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn (từ 87,5% đến 90,7%). Điều này cũng dễ hiểu bởi đặc điểm, tính chất của ngành cơ khí cần khối lượng vốn lưu động lớn để trang trải các chi phí trong quá trình sản xuất sản phẩm. Năm 2000 so với năm 1999 vốn lưu động của xí nghiệp tăng cả về khối lượng lẫn tỷ trọng, năm 1999 vốn lưu động là 4320 triệu đồng chiếm 87,5% vốn kinh doanh, năm 2000 vốn lưu động là 4982 triệu đồng chiếm 90% vốn kinh doanh, năm 2001 vốn lưu động là 5266 triệu đồng chiếm 90,7% vốn kinh doanh. Như vậy cho thấy rằng việc huy động vốn lưu động phục vụ cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài. Do tính chất của ngành cơ khí, vốn sản xuất chủ yếu là vốn lưu động nên vốn cố định của xí nghiệp chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn (9,3% đến 12,5%). Tuy nhiên trong 3 năm qu cho thấy vốn cố định của xí nghiệp giảm đi không đáng kể (từ 600 triệu đồng năm 1999 xuống 536 triệu đồng năm 2001) chủ yếu là khấu hao tài sản cố định. 2. Kết cấu vốn kinh doanh của xí nghiệp Là một xí nghiệp cơ khí vốn lưu động của xí nghiệp chiếm tỷ trọng lớn, tại thờ điểm 31/12/2001 vốn lưu động của xí nghiệp là 5266 triệu đồng chiếm 90,7% tổng số vốn sản xuất kinh doanh tăng 5,7% so với năm 2000. Để xem xét hiệu quả sử dụng vốn lưu động, trước hết ta xem cơ cấu vốn lưu động ở bảng sau bảng: 1. Kết cấu vốn kinh doanh Đơn vị tính: triệu đồng Chỉ tiêu 2000 2001 2001/2000 Số tiền % Số tiền % ± % Vốn bằng tiền 2491 50,0 2633 50,0 142 5,7 Tiền mặt tại quỹ 641 25,7 852 32,4 211 32,9 Tiền gưỉ ngân hàng 1850 74,3 1781 67,6 -69 -3,7 Khoản phải thu 1591 31,9 1933 36,7 342 21,5 Phải thu khách hàng 1440 90,5 1788 92,5 348 24,2 Phải thu khác 95 6,0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxQuản lý vốn lưu động trong kinh doanh của xí nghiệp cơ khí Long Quân và các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động của xí nghiệp.docx
Tài liệu liên quan