Đề tài Quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản đối với các Sở, Ban, Ngành của thành phố Hà Nội

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 3

LỜI NÓI ĐẦU 4

NỘI DUNG 6

CHƯƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ QUẢN LÝ VỐN SỰ NGHIỆP CÓ TÍNH ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 6

1.1. Vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản trong ngân sách Nhà nước 6

1.1.1. Một số khái niệm và nội dung về chi ngân sách Nhà nước 6

1.1.2. Khái niệm về vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB 8

1.1.3. Vai trò của vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB 13

1.2. Quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản 14

1.2.1. Quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản 14

1.2.2. Sự cần thiết của quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản 16

1.2.3. Nội dung quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản 17

1.2.4. Những yếu tố ảnh hưởng đến quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản 23

 

CHƯƠNG 2 . THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN SỰ NGHIỆP CÓ TÍNH CHẤT ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN ĐỐI VỚI CÁC SỞ, BAN, NGÀNH CỦA THÀNH PHỐ HÀ NỘI 27

2.1. Một số quy định, chính sách chế độ hiện hành đang được thành phố Hà Nội vận dụng cho quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản 27

2.1.1. Quản lý việc lập kế hoạch và thông báo kế hoạch vốn đầu tư. 29

2.1.2. Quản lý việc thanh toán vốn 32

2.1.3. Quản lý việc quyết toán vốn 37

 

doc79 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1295 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư xây dựng cơ bản đối với các Sở, Ban, Ngành của thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i vốn đầu tư XDCB ). - Các dự án có quy mô dưới 1 tỷ đồng được tạm ứng 50% kế hoạch năm của dự án. Vốn tạm ứng được thu hồi dần vào từng kỳ thanh toán khối lượng hoàn thành và thu hồi hết trong năm kế hoạch. Số vốn tạm ứng thu hồi từng kì bằng số vốn thanh toán nhân với tỷ lệ tạm ứng. 2.1.2.3. Thanh toán khối lượng hoàn thành Khối lượng xây lắp hoàn hoàn thành theo hình thức chỉ định thầu được thanh toán là khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu hàng tháng, theo hợp đồng, có trong kế hoạch đầu tư được giao, có thiết kế và dự toán chi tiết được duyệt theo đúng định mức, đơn giá của Nhà nước Khối lượng xây lắp hoàn thành theo hình thức đấu thầu được thanh toán là khối lượng thực hiện đã được nghiệm thu theo hợp đồng, có trong kế hoạch đầu tư được giao. Khối lượng thiết bị hoàn thành được thanh toán là khối lượng thiết bị đã nhập kho chủ đầu tư ( đối với thiết bị không cần lắp ), hoặc đã lắp đặt xong và nghiệm thu ( đối với thiết bị cần lắp đặt ). Khối lượng công tác tư vấn hoàn thành được thanh toán là khối lượng thực hiện được nghiệm thu phù hợp với hợp đồng kinhtế và có trong kế hoạch đầu tư được giao. Để được thanh toán khối lượng thiết bị hoàn thành, chủ đầu tư phải gửi đến KBNN đầy đủ hồ sơ thanh toán theo quy định của Bộ Tài chính. Đối với các loại công việc xây lắp, mua sắm thiết bị, tư vấn, tài liệu được yêu cầu thường bao gồm quyết định trúng thầu hoặc chỉ định thầu, hợp đồng kinh tế giữa chủ đầu tư và nhà thầu, biên bản nghiệm thu khối lượng công việc hoàn thành và bản tính giá trị khối lượng kèm theo, phiếu giá và các chứng từ thanh toán. Đối với các loại công việc thuộc chi phí khác của dự án, phải có đủ các căn cứ chứng minh công việc đã được thực hiện. Căn cứ đề nghị của chủ đầu tư và hồ sơ thanh toán do chủ đầu tư gửi đến, trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ hợp lệ, KBNN kiểm tra, thanh toán cho chủ đầu tư và các nhà thầu và thu hồi vốn tạm ứng theo đúng quy định. Số vốn thanh toán cho từng hạng mục công trình không được vượt qua dự toán hoặc giá trúng thầu; tổng số vốn thanh toán cho dự án không được vượt quá tổng dự toán và tổng mức đầu tư đã được phê duyệt. Số vốn thanh toán cho dự án trong năm (bao gồm cả tạm ứng và thanh toán khối lượng hoàn thành) nhiều nhất không vượt qua kế hoạch vốn cả năm đã bó trí cho dự án. Đối với vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB : - Các dự án có quy mô từ 1 tỷ đồng trở lên, việc thanh toán khối lượng hoàn thành thực hiện như trên ( theo chế độ quản lý vốn đầu tư hiện hành ). - Các dự án có quy mô dưới 1 tỷ đồng, khi có khối lượng hoàn thành được nghiệm thu, chủ đầu tư lập hồ sơ đề nghị thanh toán gửi KBNN bao gồm biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành, bảng tính chi tiết giá trị khối lượng thanh toán, phiếu giá hoặc bảng kê ( đối với các khoản chi phi khác không dùng phiếu giá ) và chứng từ thanh toán. Căn cứ vào hạn mức kinh phí do cơ quan Tài chính cấp, KBNN kiểm soát, thanh toán cho đơn vị thụ hưởng và thu hồi số vốn đã tạm ứng nếu có. Số cấp tạm ứng chỉ là một khoản ứng trước, không được ghi vào chi NSNN. Số thanh toán khối lượng hoàn thành mới là số cấp phát chính thức. Sơ đồ tổng thể Về quy trình lập kế hoạch vốn và thanh toán vốn đầu tư cho các dự án đầu tư do địa phương quản lý. 1 1 Chính phủ 2 Bộ Tài chính UBND tỉnh 3 Sở Tài chính -Vật giá 4 7 4a 6 5 Kho bạc Nhà nước cơ sở Chủ đầu tư 8 Chú thích: (1) Chính phủ giao kế hoạch đầu tư hàng năm (2) UBND tỉnh bố trí kế hoạch vốn chi tiết cho từng dự án, gửi Bộ Tài chính (3) Bộ Tài chính có ý kiến đề nghị điều chỉnh lại trong trường hợp không đúng quy định. (4) UBND tỉnh thông báo kế hoạch khối lượng chi tiết cho chủ đầu tư. (4a) Sở Tài chính -Vật giá thông báo kế hoạch thanh toán vốn cho Kho bạc Nhà nước tỉnh. (5) Chủ đầu tư mở tài khoản ( lần đầu ) lập kế hoạch thanh toán vốn đầu tư hàng quý. (6) Kho bạc Nhà nước lập kế hoạch chi hàng quý với Sở Tài chính - Vật giá (7) Sở Tài chính - Vật giá chuyển tiền theo mức chi quý đã duyệt. (8) Giao dịch thanh toán vốn đầu tư. 2.1.3. Quản lý việc quyết toán vốn 2.1.3.1. Lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư Hàng năm, khi kết thúc năm kế hoạch chủ đầu tư phải lập báo cáo thực hiện vốn đầu tư trong năm gửi cơ quan thanh toán, cơ quan quyết định đẩu tư theo biểu mẫu số 01/BC-THN quy định. Báo cáo thực hiên vốn đầu tư hàng năm gồm các nội dung sau: -Tình hình thực hiện đầu tư trong năm kế hoạch: Giá trị thực hiện trong năm và luỹ kế từ khởi công. Số vốn được thanh toán trong năm và luỹ kế từ khởi công. Giá trị khối lượng hoàn thành đủ điều kiện thanh toán vốn chưa được thanh toán. - Nguồn vốn đầu tư. - Công trình hoặc hạng mục công trình hoàn thành đưa vào sản xuất sử dụng trong năm. Báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm của dự án, chủ đầu tư phải phân tích đánh giá tình hình thực hiên kế hoạch, kết quả đầu tư trong năm, các vấn đề khó khăn tồn tạivà kiến nghị biện pháp giải quyết. Căn cứ vào báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm của các chủ đầu tư, UBND tỉnh, thành phố, các Bộ ngành chỉ đạo cơ quan chức năng tổng hợp báo cáo thực hiện vốn đầu tư hàng năm của đơn vị gửi Bộ Tài chính, Tổng cục thống kê. Căn cứ thực hiện báo cáo vốn đầu tư hàng năm của các Bộ ngành, địa phương, Bộ Tài chính và Tổng cục thống kê tổng hợp, báo cáo Chính phủ. Đối với dự án (hạng mục công trình hoặc nhóm hạng mục công trình) hoàn thành, chủ đầu tư phải lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư gửi cơ quan thanh toán, cơ quan cho vay vốn, cơ quan thẩm tra phê duyệt quyết toán vốn đầu tư. Báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành phải thể hiện rõ các nội dung sau: - Tổng mức vốn đầu tư thực hiện dự án. - Các chi phí không tính vào giá trị tài sản của dự án. - Giá trị tài sản bàn giao cho sản xuất sử dụng. Hồ sơ quyết toán bao gồm báo cáo quyết toán và các tài liệu khác theo quy định. Chủ đầu tư gửi hồ sơ quyết toán đến nơi nhận và lưu hồ sơ để làm thủ tục thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư. 2.1.3.2. Thẩm tra và phê duyệt quyết toán vốn đầu tư Nội dung thẩm tra chính của công tác thẩm tra quyết toán vốn đầu tư: - Thẩm tra tính pháp lý của dự án. - Thẩm tra số vốn đầu tư thực hiện hàng năm. - Thẩm tra giá trị khối lượng công việc hoàn thành đề nghị quyết toán so với giá trúng thầu, dự toán được duyệt, các đơn giá, tiêu chuẩn, định mức quy định, giá trị khối lượng tăng giảm và nguyên nhân. - Thẩm tra các khoản chi phí khác bằng cách so sánh số vốn đề nghị quyết toán của từng loại chi phí đã thực hiện so với dự toán được duyệt và chính sách chế độ quy định về chi phí quản lý đầu tư và xây dựng. - Thẩm tra giá trị thiệt hại không tính vào tài sản. - Thẩm tra việc xác định giá trị tài sản bàn giao đưa vào sử dụng cho đơn vị khai thác sử dụng. - Thẩm tra tình hình công nợ, vật tư thiết bị tồn đọng. Trong quá trình thẩm tra quyết toán vốn đầu tư, nếu thấy cần thiết cơ quan thẩm tra được yêu cầu chủ đầu tư cung cấp thêm các tài liệu khác có liên quan. Sở Tài chính - Vật giá tỉnh chủ trì thẩm tra các dự nhóm B, C do cấp tỉnh quản lý. Trong trường hợp thuê tổ chức kiểm toán độc lập thì cơ quan chủ trì thẩm tra quyết toán thực hiện kiểm tra kết quả kiểm toán vốn đầu tư của tổ chức kiểm toán độc lập. Người có thẩm quyền quyết định đầu tư đồng thời là người phê duyệt quyết toán vốn đầu tư. Riêng đối với những dự án do Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương uỷ quyền cho Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư quyết định đầu tư thì Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố có thể uỷ quyền cho Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá phê duyệt quyết toán vốn đầu tư. Thời gian quyết toán đối với các dự án nhóm B, C: Thời gian lập xong báo cáo quyết toán chậm nhất là 3 tháng sau khi hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng. Thời gian thẩm tra quyết toán vốn đầu tư không quá 2 tháng đối với dự án nhóm B và 1 tháng đối với dự án nhóm C sau khi nhận đủ hồ sơ báo cáo quyết toán vốn đầu tư hợp lệ. Thời gian phê duyệt quyết toán vốn đầu tư không quá 15 ngày sau khi nhận được báo cáo kết quả thẩm tra quyết toán vốn đầu tư do cơ quan ( đơn vị) chủ trì thẩm tra lập và trình phê duyệt. 2.1.4. Một số hạn chế trong việc xây dựng văn bản quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB và những khó khăn của thành phố Hà Nội khi tổ chức, hướng dẫn, chấp hành các văn bản hiện nay Tình trạng chung của các văn bản pháp quy ở nước ta hiện nay là văn bản của cơ quan quản lý cấp trên có hiệu lực cao hơn văn bản của cơ quan quản lý cấp dưới nhưng văn bản cấp trên chưa thể thực hiện được nếu cơ quan quản lý cấp dưới chưa ra văn bản hướng dẫn. Và trên thực tế, cán bộ quản lý và đối tượng bị quản lý thường phải tiến hành công việc căn cứ vào các văn bản quy định của cơ quan quản lý cấp trực tiếp nhất. ở cấp Trung ương, ngoài các văn bản của Chính phủ, Bộ quản lý ngành cũng ra các văn bản thuộc phạm vi chuyên môn quản lý của ngành mình. Đối với quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB, Bộ Xây dựng, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính là những Bộ quản lý ngành chủ yếu. ở cấp tỉnh, căn cứ vào văn bản của Chính phủ, các Bộ, UBND Thành phố sẽ ra quyết định, công văn chỉ đạo công tác quản lý của địa phương mình. Trên cơ sở đó, các Sở giúp việc chuyên môn của UBND Thành phố ( Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính - Vật giá, Sở Xây dựng ) ra những văn bản hướng dẫn thực hiện cụ thể cho các Sở, Ban, Ngành, Quận, Huyện. Việc xây dựng các văn bản quản lý theo nhiều cấp như thế này dẫn đến hiệu lực và hiệu quả quản lý không cao. Các văn bản của cơ quan quản lý cấp trên chỉ thực sự có hiệu lực khi có văn bản hướng dẫn thực hiện của cơ quan quản lý cấp dưới vì vậy bị chậm trễ trong triển khai thực hiện. Mặc dù trên lý thuyết, văn bản cấp trên có hiệu lực cao hơn văn bản cấp dưới nhưng vì các cơ quan, đơn vị đều phải chờ và thực hiện theo văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý trực tiếp nên trên thực tế văn bản hướng dẫn của cơ quan quản lý cấp dưới lại có hiệu lực thi hành cao hơn. Trong quản lý đầu tư và xây dựng, quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB , có nhiều cấp, nhiều cơ quan cùng có trách nhiệm. Ví dụ Sở Kế hoạch - Đầu tư và Sở Tài chính - Vật giá cùng quản lý việc lập kế hoạch vốn đầu tư. Việc xét duyệt dự toán và phê duyệt quyết toán của Sở Tài chính- Vật giá lại căn cứ vào tiêu chuẩn, định mức của Sở Xây dựng. Việc lập và phân bổ kế hoạch vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB cân đối chi ngân sách của Sở Tài chính - Vật giá, vừa phải thoả mãn cân đối vốn đầu tư của Sở Kế hoạch - Đầu tư, vừa phải nằm trong quy hoạch và cân đối chung của thành phố. Điều này đòi hỏi sự phối hợp cao độ giữa các cơ quan quản lý. Tuy nhiên, sự phối hợp của các cơ quan này hiện nay chưa tốt; vì vậy dẫn đến tình trạng chồng chéo nhau về trách nhiệm và các văn bản, gây khó khăn trong công tác tổ chức triển khai thực hiện. Cụ thể: - Khó khăn ( cho cả cán bộ quản lý và cả cán bộ của đơn vị sử dụng vốn ) trong việc hệ thống hoá và nắm bắt nội dung một số lượng lớn văn bản quản lý của nhiều ngành, nhiều cấp; từ đó dẫn đến khó khăn trong thực hiện đúng các văn bản ấy. - Trong suốt quá trình chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư, kết thúc đầu tư, do có nhiều cơ quan quản lý, đơn vị sử dụng vốn phải làm nhiều, thủ tục, nhiều loại giấy tờ, nhiều bộ hồ sơ, phải liên hệ công tác, báo cáo với nhiều nơi. Điều này một mặt tăng cường sự giám sát của cơ quan quản lý đối với việc sử dụng vốn nhưng mặt khác gây ra nhiều bất tiện và tốn kém về công sức, thời gian và tiền của cho chủ đầu tư. Trong khi ưu điểm về giám sát chưa phát huy được tác dụng do sự chồng chéo, phối hợp kém nhịp nhàng giữa các cơ quan thì hạn chế về sự bất tiện và tốn kém lại thể hiện rõ. - Đối với các cơ quan quản lý, chồng chéo về trách nhiệm cũng có nghĩa là phân công nhiệm vụ và quyền hạn không rõ ràng. Điều này sẽ dẫn đến sự không thống nhất giữa các văn bản quản lý của các ngành trong việc chỉ đạo và tổ chức thực hiện các văn bản khác nhau. Để tránh điều này phải tổ chức các cuộc họp liên ngành, xin ý kiến chỉ đạo của nhiều cấp nhằm có được sự thống nhất và đi kèm với nó là sự bất tiện, tốn kém. 2.2. Thực trạng công tác quản lý vốn sự nghiệp có tính chất xây dựng cơ bản đối với các Sỏ, Ban, Ngành của thành phố Hà Nội 2.2.1. Phân công, phân cấp quản lý vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB đối với các Sở, Ban, Ngành của thành phố Hà Nội hiện nay. ở cấp thành phố, UBND Thành phố là cơ quan quản lý có thẩm quyền cao nhất. Do thành phố Hà Nội có rất nhiều các dự án sử dụng vốn đầu tư XDCB và vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB với quy mô khác nhau, để san sẻ khối lượng công việc, tăng cường sự sâu sát và chuyên môn hoá trong quản lý vốn, UBND Thành phố đã có quyết định phân công, phân cấp quản lý vốn đầu tư của thành phố cho các Sở, Ban, Ngành, Quận, Huyện. Đối với những dự án sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB của các Sở, Ban, Ngành thuộc thành phố Hà Nội hiện nay: - UBND Thành phố quyết định đầu tư một số dự án có số vốn lớn quan trọng. UBND Thành phố uỷ quyền cho Sở Kế hoạch- Đầu tư quyết định các dự án đến nhóm C trên cơ sở kế hoạch đầu tư đã được UBND Thành phố phê duyệt. Sở Kế hoạch - Đầu tư thực hiện phê duyệt kết quả đấu thầu, trúng thầu của các dự án được uỷ quyền đầu tư. Sở Xây dựng phê duyệt thiết kế kĩ thuật và tổng dự toán của tất cả các dự án. Vì phần lớn các dự án sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp của các cơ quan, đơn vị HCSN đều có quy mô vốn nhỏ nên đa số các dự án sử dụng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB hiện nay đều do Sở Kế hoạch - Đầu tư quyết định đầu tư. Các dự án do UBND Thành phố quyết định đầu tư chủ yếu là các dự án có tổng mức đầu tư trên 1 tỷ đồng ví dụ: dự án tu bổ tôn tạo di tích tượng vua Lê của Sở Văn hoá - Thông tin có tổng mức đầu tư 1.312 tỷ đồng, dự án mở rộng trung tâm lao của Sở Y tế Hà Nội có tổng mức đầu tư 3.474 tỷ đồng. UBND Thành phố uỷ quyền cho Sở Kế hoạch - Đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính - Vật giá thống nhất danh mục, chủ trương và quy mô đầu tư các dự án của các Sở, Ban, Ngành theo phạm vi được uỷ quyền. Sở Tài chính- Vật giá phối hợp với Sở Kế hoạch - Đầu tư trong việc lập và thông báo kế hoạch vốn. Sở Tài chính - Vật giá phối hợp với KBNN quản lý cấp phát, thanh toán vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB cho các cơ quan, đơn vị. Phòng Tài chính Hành chính - Sự nghiệp là phòng chuyên quản của Sở Tài chính-Vật giá, quản lý chi ngân sách cho các đơn vị HCSN của thành phố Hà Nội bao gồm 44 đơn vị dự toán cấp I và gần 200 đơn vị dự toán cấp II (xem phụ lục1) Phòng Quản lý ngân sách quản lý tổng hợp chi ngân sách của toàn thành phố . Cơ quan tài chính, Kho bạc Nhà nước phải thực hiện chế độ thông tin báo cáo lẫn nhau, và phải tổng hợp tình hình thực hiện đầu tư, tình hình thanh toán vốn gửi cơ quan cấp quản lý cấp trên. . Các Sở, Ban, Ngành chỉ đạo chủ đầu tư báo cáo và tổng hợp báo cáo vể tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư hàng tháng. Hàng quý báo cáo tổng hợp tình hình thực hiện của đơn vị mình gửi Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính - Vật giá vào ngày 15 của tháng cuối quý theo đúng quy định của UBND Thành phố. Sở Kế hoạch - Đầu tư sẽ phối hợp với các Sở, Ban, Ngành có liên quan theo chức năng thực hiện kiểm tra định kì hoặc đột xuất việc triển khai thực hiện kế hoạch đầu tư, giám định đầu tư, đấu thầu... Báo cáo UBND Thành phố theo quy định. Kết quả thực hiện kế hoạch đầu tư, chấp hành các quy định của UBND Thành phố về đầu tư sẽ được đưa vào tiêu chuẩn đánh giá thi đua hàng năm của Hội đồng Thi đua Thành phố. Đối với các dự án đầu tư bằng nguồn vốn sự nghiệp có tính chất XDCB thuộc các Sở, Ban, Ngành thành phố, các phòng cấp phát, quản lý vốn sự nghiệp thuộc Sở Tài chính - Vật giá Hà Nội chủ trì thẩm tra trình Giám đốc Sở Tài chính- Vật giá xét duyệt. Các dự án nhóm C do Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá phê duyệt. Các dự án nhóm B do Giám đốc Sở Tài chính - Vật giá trình Chủ tịch UBND Thành phố phê duyệt. Trường hợp giá trị thẩm tra quyết toán phải giảm trừ nhiều so với giá trị đề nghị quyết toán của chủ đầu tư, cơ quan thẩm tra có thể tổ chức họp với chủ đầu tư và cấp trên của chủ đầu tư để thông báo kết quả thẩm tra quyết toán và thống nhất các khoản phải giảm trừ theo đúng chế độ quy định trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốn đầu tư. + Thời gian thẩm tra, phê duyệt quyết toán : không quá 30 ngày tính từ ngày nhận đủ hồ sơ. Trong đó, thời gian cán bộ thẩm tra là 25 ngày, thời gian lãnh đạo xem xét phê duyệt là 5 ngày. ( Thời gian tối đa quy định trong Thông tư 70/ 2000/ TT - BTC là không quá 30 ngày đối với công tác thẩm tra và 15 ngày đối với công tác phê duyệt ). Thời gian quy định cho công tác thẩm tra xét duyệt quyết toán của thành phố ngắn hơn thời gian quy định trong Thông tư phản ánh khối lượng công việc lớn đồng thời cũng phản ánh yêu cầu về tiến độ của thành phố Hà Nội. 2.2.2. Tình hình thực hiện vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB trong những năm qua Thống kê số liệu báo cáo tổng hợp của Phòng Tài chính Hành chính- Sự nghiệp , Sở Tài chính- Vật giá Hà Nội về tình hình thực hiện chi HCSN và tình hình thực hiện vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB trong 3 năm 2000; 2001 và 2002 ( tính đến thời điểm 8/ 10/ 2002 )ta thấy một số đặc điểm sau: Phần chi thường xuyên luôn chiếm trên 80% tổng chi ngân sách của các đơn vị HCSN trên toàn thành phố nói chung và của các Sở, Ban, Ngành nói riêng. Trong chi thường xuyên, chi cho cải tạo, sửa chữa, chống xuống cấp các công trình chiếm tỷ trọng không lớn, chỉ trong khoảng 8% đến 10% ( Xem Bảng 2.1 ) Chi thường xuyên nói chung và chi sửa chữa chống xuống cấp nói riêng đều dùng nguồn kinh phí địa phương. Chỉ các chương trình mục tiêu quốc gia hoặc chi các nhiệm vụ đột xuất do Trung ương giao xuống mới có nguồn kinh phí uỷ quyền từ Trung ương. Bảng 2.1 : Chi thường xuyên của các Sở, Ban, Ngành thuộc thành phố Hà Nội Đơn vị tính: triệu đồng Nội dung chi Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Thực hiện Tỉ trọng ước thực hiện Tỉ trọng Dự kiến Tỉ trọng Tổng số 373.970 100% 414.727 100% 331.729 100% 1. Chi trong định mức 222.941 59,61% 227.693 54,90% 159.256 48,01% 2. Chi ngoài định mức 151.029 40,39% 187.034 45,10% 172.473 51,99% - Chi nghiệp vụ 90.000 24,07% 117.009 28,21% 109.836 33,11% - Chi mua sắm, sửa chữa TSCĐ 26.511 7,09% 34.567 8,33% 30.201 9,10% -Chi cải tạo, SC , CXC các công trình 34.518 9,23% 35.458 8,55% 32.436 9,78% Nguồn số liệu: Tổng hợp Báo cáo tình hình chi ngân sách năm 2001, 2002 và dự kiến 2003 của Phòng Tài chính Hành chính- Sự nghiệp, Sở Tài chính- Vật giá Hà Nội Theo quy định hiện hành, dự án sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp từ 20 triệu đồng trở lên là đã được ghi vào danh mục vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB . Tuy nhiên, trên thực tế, các dự án có mức vốn từ 100 triệu đồng ( hoặc xấp xỉ 100 triệu ) trở lên chiếm hơn 90% tổng vốn. Vì vậy, ta sẽ tập trung chú ý phân tích số liệu về những dự án loại này. Trong 3 năm từ 2000-2002, đã có 134 dự án ( có tổng mức đầu tư từ 100 hoặc xấp xỉ 100 triệu trở lên ) của các Sở, Ban, Ngành được bố trí vốn thực hiện đầu tư. Tổng kế hoạch vốn được bố trí trong 3 năm là 97.936.567.000 đồng. Như vậy, bình quân dự toán vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB được bố trí mỗi năm là 32.645.522.333 đồng. Trong khi đó, riêng năm 2001, dự toán chi đầu tư XDCB bằng nguồn vốn tập trung của thành phố đã là 1.357.868.000.000 đồng và số thực hiện đã quyết toán là 1.063.666.056.272 đồng ( chiếm 44,25% tổng chi trong cân đối ngân sách địa phương của thành phố Hà Nội ) . Như vậy, vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB chỉ là một phần rất nhỏ so với vốn đầu tư XDCB tập trung. Tổng cộng3 năm, 24/ 44 đơn vị dự toán cấp I có công trình được bố trí vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB để thực hiện đầu tư. Nhiều nhất là Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Y tế, Sở Văn hoá - Thông tin, Sở Lao động thương binh xã hội. ( Xem Bảng 2.2 ). Bảng 2.2: Số công trình được bố trí vốn thực hiện trong 3 năm 2000 - 2002 Đơn vị tính: nghìn đồng STT Tên đơn vị Số công trình Tổng dự toán 3 năm Tổng số 134 102.140.859 1 Sở Giáo dục - Đào tạo 36 31.507.641 2 Sở Y tế 21 14.960.000 3 Sở Văn hoá -Thông tin 15 16.572.249 4 Sở Lao động thương binh xã hội 18 13.717.600 5 Thành đoàn Hà Nội 8 9.020.541 6 Các đơn vị còn lại 36 16.362.828 Nguồn số liệu: Tổng hợp Báo cáo tình hình thực hiện vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB 3 năm 2000-2002 của phòng Tài chính Hành chính- Sự nghiệp, Sở Tài chính- Vật giá Hà Nội Công tác thanh thiếu niên và hoạt động Đoàn cũng thành phố quan tâm chú ý và ưu tiên bố trí vốn cho nhiều dự án cải tạo, sửa chữa, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất. Do đó, trong các tổ chức thuộc diện hỗ trợ kinh phí, Thành đoàn thanh niên được ưu tiên nhất, chiếm 8/ 134 công trình và 9% trong dự toán bình quân 3 năm của các cơ quan, đơn vị. Còn lại, chỉ có 5 đơn vị khác là Câu lạc bộ Thăng Long, Hội liên hiệp văn học nghệ thuật Hà Nội, Liên hiệp các Hội khoa học kỹ thuật thành phố Hà Nội, Hội liên hiệp phụ nữ Hà Nội, Hội chữ thập đỏ Hà Nội, mỗi đơn vị được bố trí vốn thực hiện 1 dự án với quy mô nhỏ ( dưới 500 triệu đồng ). Các dự án, công trình được thực hiện chủ yếu có quy mô vốn nhỏ dưới 1 tỷ đồng. Theo số liệu thu thập được, có 26/ 134 công trình có tổng mức đầu tư được duyệt là trên 1 tỷ, chiếm 19,4%. Bảng 2.3: Mười công trình có tổng mức đầu tư lớn nhất trong 3 năm 2000-2002 Đơn vị tính: nghìn đồng STT Tên công trình Tổng mức đầu tư 1 Thành cổ ( Sở Văn hoá - Thông tin ) 7.250.000 2 Xây dựng CLB Chèo truyền thống- Đoàn Chèo Hà Nội ( Sở Văn hoá - Thông tin ) 6.114.000 3 Cải tạo trụ sở 47 Hàng Dầu, SC 2 phòng WC tầng 2 ( Sở Văn hoá - Thông tin ) 5.024.000 4 BV Lao và Bệnh phổi: Xây dựng khu khám bệnh, xét nghiệm ( Sở Y tế ) 4.939.000 5 Cải tạo khu tâm thần ( Sở LĐTBXH ) 4.456.000 6 Khoa y học lâm sàng nhiệt đới BV Đống Đa ( Sở Y tế) 4.402.000 7 Trung tâm 4: Nâng cấp, cải tạo các phòng họp ( Sở Giáo dục - Đào tạo ) 4.336.000 8 Trường Nguyễn Gia Thiều: Cải tạo nhà học ( Sở Giáo dục - Đào tạo ) 4.136.000 9 Trường bồi dưỡng cán bộ: Cải tạo nhà học thực hành ( Sở Giáo dục - Đào tạo ) 4.076.000 10 Trường PTTH Việt Bun: Cải tạo, nâng cấp giai đoạn 2 ( Sở Giáo dục - Đào tạo ) 3.674.000 Nguồn số liệu: Tổng hợp Báo cáo tình hình thực hiện vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB 3 năm 2000-2002 của phòng Tài chính Hành chính- Sự nghiệp, Sở Tài chính - Vật giá Hà Nội Mười công trình có tổng vốn mức đầu tư lớn nhất cũng thuộc về các Sở Văn hoá - Thông tin, Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Y tế, Sở Lao động thương binh xã hội. Trong đó, 4 công trình được Phòng Tài chính Hành chính - Sự nghiệp đánh giá là có tính chất xây dựng mới : CLB chèo truyền thống đoàn Chèo Hà Nội, Trụ sở 47 Hàng Dầu, Trung tâm 4, Khoa y học lâm sàng bệnh viện Đống Đa . Ngoài ra một số dự án khác cũng được đánh giá là có tính chất xây dựng mới: Xây mới kho tạm giữ (Sở Tài chính- Vật giá) tổng mức đầu tư 1.956 triệu đồng và Nhà nuôi dưỡng bà mẹ liệt sĩ (Sở Lao động thương binh xã hội) tổng mức đầu tư 960 triệu đồng. Tổng số dự án thực hiện trong 3 năm là 134. Do có các dự án được thực hiện gối đầu qua các năm nên nếu tính riêng trong từng năm thì năm 2000 có 40 dự án, năm 2001 có 72 dự án, năm 2002 có 66 dự án. Đa số các công trình được thực hiện trong 1 đến 2 năm nhưng một số ít công trình có thời gian đầu tư kéo dài đến 3 năm ( Đều là các công trình có tổng mức đầu tư lớn trên 4 tỷ đồng, trừ dự án cải tạo sân, đường, tường rào bệnh viện Lao của Sở Y tế tổng mức đầu tư chỉ có 461 triệu đồng ). Tuy nhiên, các dự án nhóm C được quy định là phải bố trí vốn thực hiện đầu tư trong vòng 2 năm. Như vậy, một số công trình thực hiện bị chậm so với quy định. Các Sở ngành có số lượng công trình nhiều nhất và tỷ trọng vốn đầu tư cao nhất là Sở Giáo dục - đào tạo, Sở Y tế, Sở Văn hoá - Thông tin, Sở Lao động thương binh xã hội ( xem Biểu đồ 2.1). Trong 3 năm từ 2000 - 2002, bốn đơn vị này chiếm 89/ 134 dự án, công trình được bố trí vốn và 75 % tổng mức đầu tư vốn XDCB được duyệt của các Sở, Ban, Ngành. Phần lớn dự án, công trình của các Sở, Ban, Ngành là sửa chữa, cải tạo, mở rộng, nâng cấp trụ sở hoặc các cơ sở làm việc. Riêng sở Văn hoá - Thông tin có điểm đặc biệt so với các đơn vị khác. Cơ sở vật chất của Sở Văn hoá - Thông tin không chỉ bao gồm trụ sở, nhà làm việc mà còn có các di tích văn hoá lịch sử. Vì vậy, một phần quan trọng vốn sự nghiệp có tính chất đầu tư XDCB được cấp cho Sở Văn hoá - Thông tin là để tu sửa các di tích này ( như dự án sửa chữa tôn tạo thành cổ, dự án tu bổ tôn tạo di tích tượng vua Lê,...). Lý do giải thích điều này là vì các ngành nêu trên: + Có nhiều đơn vị trực thuộc được bố trí kế hoạch vốn.. + Nhu cầu cải tạo, sửa chữa, mở rộng, nâng cấp, luôn tăng lên theo sự gia tăng của đối tượng phục vụ ( tăng số lượng học sinh, sinh viên,tăng bênh nhân, v.v... ) và theo nhu cầu tăng chất lượng phục vụ. + Vốn đầu tư cho mỗi công trình cũng rất lớn. + Có ý nghĩa xã hội quan trọng nên được Nhà nước bao cấp rất lớn trong chi tiêu đồng thời được ưu tiên bố trí vốn cho cải tạo, sửa chữa, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị- xã hội

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37112.doc
Tài liệu liên quan