Đề tài Quản lý xây dựng - Những vấn đề đặt ra và hướng giải quyết

 

PHẦN I 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN 1

I. TỔNG QUAN VỀ DỰ ÁN VÀ QUẢN LÝ DỰ ÁN 1

1. Tổng quan về dự án đầu tư: 1

1.1. Khái niệm về dự án 1

1.2. Đặc trưng cơ bản của dự án. 1

2. Quản lý dự án 3

2.1. Khái niệm quản lý dự án 3

2.1.1. Khái niệm 3

2.1.2. Mục tiêu của quản lý dự án 4

2.1.3. Đặc điểm của quản lý dự án 6

2.1.4. Một số điểm khác nhau cơ bản giữa quản lý dự án với quản lý quá trình sản xuất liên tục của doanh nghiệp 6

2.2. Nội dung của quản lý dự án 7

2.2.1. Quản lý kế hoạch dự án 8

2.2.2. Quản lý phạm vi dự án 8

2.2.3. Quản lý thời gian 10

2.2.4. Quản lý chi phí 11

2.2.5. Quản lý chất lượng 12

2.2.6. Quản lý nguồn nhân lực 13

2.2.7. Quản lý thông tin 14

2.2.8. Quản lý rủi ro 15

2.2.9. Quản lý đấu thầu 16

II. QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG 17

1. Tổng quan về dự án xây dựng 17

1.1. Khái niệm 17

1.2. Bản chất của các dự án xây dựng 17

1.3. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của dự án xây dựng 18

2. Quản lý dự án xây dựng 19

2.1. Khái niệm 19

2.2. Nội dung quản lý dự án xây dựng. 19

3. Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng 19

PHẦN II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM 20

I. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN CÔNG TÁC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY: 20

1. Đặc điểm tình hình: 20

2. Thành tựu đạt được trong những năm gần đây 20

II. NHỮNG TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. 20

1. Những tồn tại: 20

1.1. Tồn tại trong khâu qui hoạch, khảo sát thiết kế , lập dự án khả thi thấp: 20

1.2. Tồn tại trong việc xác định chủ trương đầu tư: 22

1.3. Tồn tại trong khâu thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, tổng dự toán: 23

1.4. Tồn tại trong khâu kế hoạch hoá đầu tư: 23

1.5. Tồn tại trong công tác đấu thầu xây dựng : 25

1.6. Tồn tại trong công tác chuẩn bị xây dựng : 25

1.7. Tồn tại trong khâu tổ chức thực hiện 26

1.8. Tồn tại trong khâu nghiệm thu thanh toán 26

2. Phân tích nguyên nhân 26

 

doc36 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1222 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản lý xây dựng - Những vấn đề đặt ra và hướng giải quyết, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
động phù hợp với những mục đính đã được đặt ra, nghĩa là một quá trình xây dựng có định hướng đối với các công trình mới hoặc cải tạo đối với các công trình hiện hữu đang sản xuất. Tóm lại, dự án xây dựng được hiểu như một phạm vi hoạt động sáng tạo hoặc thay đổi cả những chức năng hoạt động của công trình, hệ thống sản xuất, công nghệ kỹ thuật, môi truờng cũng như sự hình thành toàn thể từ quan điểm thống nhất của các mục tiêu, địa điểm và thời gian thực hiện. Loại dự án xây dựng được xác định bởi quy mô, thời hạn thực hiện, chất lượng, mục tiêu, sự hạn chế tài nguyên và quản lý dự án xây dựng đòi hỏi phải có một tổ chức năng động, các thành viên thông thạo công việc, biết phối hợp hoạt động với nhau một cách hiệu quả. Xuất phát từ tầm quan trọng của yếu tố thời gian, nhiều dự án xây dựng có vốn đầu tư không lớn, nhưng thời điểm giành cơ hội cạnh tranh bán sản phẩm của chủ đầu tư ra ngoài thị trường lại cấp bách, do vậy, mà công tác quản lý dự án xây dựng đảm bảo đưa công trình vào hoạt động đúng hạn có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong kinh doanh. Về chất lượng dự án xây dựng có thể không sai sót, nhưng điểm chủ yếu đối với chất lượng công trình là độ tin cậy và bền vững cao. Những dự án như vậy chúng ta thường gặp ở những nhà máy hóa chất, khí gas hoặc điện nguyên tử. Dự án xây dựng không phải tồn tại một cách ổn định cứng. Hàng loạt những phần tử của nó đều có thể thay đổi trong quá trình thực thi do nhiều nguyên nhân, chẳng hạn các tác nhân từ bên trong như nguồn nhân lực, tài chính, các hoạt động sản xuất và bên ngoài như môi trường chính trị, kinh tế, công nghệ, kỹ thuật, thậm chí cả các điều kiện tự nhiên - xã hội v.v Những phần tử riêng của dự án có thể được sử dụng vừa như các yếu tố thuộc thành phần bên trong, vừa như bên ngoài của chính nó, chẳng hạn, một đơn vị xây lắp chuyên ngành đồng thời có thể thực hiện công việc của một vài dự án khác nhau. Khởi đầu dự án xây dựng có thể được tính từ thời điểm xuất vốn đầu tư để thực hiện công trình. Tuy nhiên trước đó người ta có thể còn phải chờ đợi, cân nhắc các phương án và lựa chọn chúng, nhưng dù sao thì dự án vẫn tồn tại một cách trừu tượng cho đến khi hiện diện một quá trình thực thi thực tế. Kết thúc dự án xây dựng được tính vào thời điểm bàn giao công tình đưa vào sử dụng và vận hành sản xuất ra sản phẩm đạt công suất thiết kế. Trong điều kiện thị trường, chủ đầu tư kỳ vọng không chỉ ở công trình đang xây dựng, mà điều chính yếu là kết quả từ công trình xây dựng mang lại nguồn thu và lợi nhuận như thế nào sau khi đưa công trình vào sản xuất kinh doanh. Bởi vậy, chủ đầu tư xem sự vận hành của công trình trong tương quan với những mục đích kinh doanh của mình. Chính vì thế mà chủ đầu tư hết sức thận trọng xem xét các yếu tố chi phí trong toàn bộ dự án. Thật vậy, khoản chi phí trực tiếp cho quá trình vận hành công trình có thể giảm đáng kể do việc tăng chi phí ban đầu ở giai đoạn xây dựng. Thí dụ: Khi sử dụng vật liệu bao che công trình cách nhiệt tốt, mặc dù có thể làm tăng chi phí ban đầu, nhưng lại giảm đáng kể mức độ tiêu hao năng lượng để điều hòa nhiệt độ trong suốt quá trình sản xuất. Trong thành phần của bước thực hiện dự án, việc lựa chọn công ty tư vấn và nhà thầu xây dựng có một ý nghĩa rất quan trọng. Thật vậy, trong bước thực hiện các dự án xây dựng luôn luôn tiềm ẩn và nẩy sinh nhiều yếu tố rủi ro cả trong kỹ thuật lẫn tài chính và có thể làm sai lệch tiến độ. Kinh nghiệm đã chỉ ra rằng, biện pháp cơ bản để rút ngắn thời gian thực hiện các dự án, chính là khả năng phối hợp tốt giữa những con người cụ thể với toàn bộ các công việc ngay từ thời điểm đầu tiên đến khi kết thúc công trình. Những dự án được xem là thành công, chỉ khi tổng các chi phí không vượt quá tổng dự toán hoặc tổng mức đầu tư (trong dự án khả thi) và thời gian thực hiện phải tương úng với hạn định trong kế hoạch. 1.3. Những đặc điểm kinh tế kỹ thuật của dự án xây dựng Ngành xây dựng có những đặc thù nếu được xem xét riêng thì cũng có ở các ngành khác, nhưng khi kết hợp chúng lại thì chỉ xuất hiện trong ngành xây dựng, vì thế cần được nghiên cứu riêng. Các đặc thù ở đây chia làm bốn nhóm: bản chất tự nhiên của sản phẩm, cơ cấu của ngành cùng với tổ chức quá trình xây dựng; những nhân tố quyết định nhu cầu; phương thức xác định giá cả. Những đặc điểm sản phẩm xây dựng có ảnh hưởng lớn đến phương thức tổ chức sản xuất và quản lý kinh tế trong ngành xây dựng, làm cho việc thi công xây lắp công trình xây dựng có nhiều điểm khác biệt so với việc thi công các sản phẩm của các ngành khác. Sản phẩm xây dựng với tư cách là các công trình xây dựng hoàn chỉnh thường có đặc điểm sau: Sản phẩm mang nhiều tính cá biệt, đa dạng về công dụng, cấu tạo và cả về phương pháp chế tạo. Sản phẩm mang tính đơn chiếc vì phụ thuộc vào đơn đặt hàng của chủ đầu tư, điều kiện địa lý, địa chất công trình nơi xây dựng. Sản phẩm là những công trình được xây dựng và sử dụng tại chỗ. Vốn đầu tư xây dựng lớn, thời gian kiến tạo và thời gian sử dụng lâu dài. Do đó, khi tiến hành xây dựng phải chú ý ngay từ khi lập dự án để chọn địa điểm xây dựng, khảo sát thiết kế và tổ chức thi công xây lắp công trình sao cho hợp lý, tránh phá đi làm lại, hoặc sửa chữa gây thiệt hại vốn đầu tư và giảm tuổi thọ của công trình. Sản phẩm thường có kích thước lớn, trọng lượng lớn. Số lượng, chủng loại vật tư, thiết bị xe máy thi công và lao động phục vụ cho mỗi công trình cũng rất khác nhau, lại luôn thay đổi theo tiến độ thi công. Bởi vậy giá thành sản phẩm rất phức tạp thường xuyên thay đổi theo từng khu vực, từng thời kỳ. Sản phẩm có liên quan đến nhiều ngành cả về phương diện cung cấp các yếu tố đầu vào, thiết kế và chế tạo sản phẩm, cả về phương diện sử dụng công trình. Sản phẩm xây dựng liên quan đến nhiều cảnh quan và môi trường tự nhiên, do đó liên quan đến lợi ích của cộng đồng, nhất là đến dân cư của địa phương nơi đặt công trình. Sản phẩm mang tính tổng hợp về kỹ thuật, kinh tế, xã hội, văn hóa - nghệ thuật và quốc phòng. Sản phẩm chịu nhiều ảnh hưởng của nhân tố thượng tầng kiến trúc, mang bản sắc truyền thống dân tộc, thói quen tập quán sinh hoạt Có thể nói sản phẩm xây dựng phản ánh trình độ kinh tế khoa học - kỹ thuật và văn hóa trong từng giai đoạn phát triển một đất nước. Sản phẩm xây dựng thuộc phần kết cấu nâng đỡ bao che không trực tiếp tác động tới đối tượng lao động trong quá trình sản xuất sản phẩm. Đặc điểm này đòi hỏi người thiết kế phải chọn những giải pháp kết cấu, giải pháp bố cục mặt bằng hợp lý, tiết kiệm. 2. Quản lý dự án xây dựng 2.1. Khái niệm Quản lý đầu tư trong xây dựng là tập hợp những tác động của nhà nước, chủ đầu tư đến toàn bộ quá trình đầu tư xây dựng kể từ bước xác định dự án đầu tư xây dựng đến khi thực hiện dự án tạo ra công trình bàn giao đưa vào sử dụng để đạt được mục tiêu đầu tư đã xác định. 2.2. Nội dung quản lý dự án xây dựng. - Quản lý lập báo cáo đầu tư để xin phép đầu tư - Quản lý lập, thẩm định, quyết định đầu tư cho các dự án hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật xây dựng công trình. - Quản lý việc điều chỉnh dự án đẩu tư xây dựng công trình. - Quản lý lập, thẩm định, phê duyệt thiết kế, dự toán, tổng dự toán xây dựng công trình. - Quản lý về cấp phép xây dựng công trình - Quản lý lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng - Quản lý thi công xây dựng công trình - Quản lý khối lượng thi công xây dựng - Quản lý môi trường xây dựng - Quản lý bảo hành công trình xây dựng. 3. Nguyên tắc quản lý dự án đầu tư xây dựng Đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch xây dựng. Đầu tư xây dựng công trình phải đảm bảo an ninh, an toàn xã hội và an toàn môi trường. Đầu tư xây dựng công trình phải phù hợp vói các quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật khác có liên quan. Ngoài những nguyên tắc trên thì tùy thuôc theo từng nguồn vốn sử dụng cho dự án mà quản lý nhà nước đối với dự án còn phải theo nguyên tắc sau: - Đối với dự án sử dụng vốn ngân sách: Nhà nước quản lý toàn diện quá trình đầu tư xây dựng từ việc xác định chủ trương đầu tư, lập dự án, quyết định đầu tư, lập thiết kế, tổng dự toán, lựa chọn nhà thầu, thi công xây dựng đến khi nghiệm thu, bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng. - Đối với dự án sử dụng vốn tín dụng nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước và vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước: Nhà nước chỉ quản lý về chủ trương và quy mô đầu tư. Doanh nghiệp có dự án đầu tư tự chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và quản lý dự án theo quy định của pháp luật. - Đối với dự án sử dụng vốn khác kể cả vốn tư nhân: Chủ đầu tư quyết định hình thức đầu tư và nội dung quản lý dự án. Riêng trường hợp dự án sử dụng vốn hỗn hợp từ nhiều nguồn vốn thì các bên góp vốn thỏa thuận về phương thức quản lý hoặc quản lý theo quy định đối với loại nguồn vốn có tỷ trọng lớn nhất trong tổng mức đầu tư của dự án. PHẦN II: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN XÂY DỰNG TẠI VIỆT NAM I. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN CÔNG TÁC ĐẦU TƯ XÂY DỰNG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY: 1. Đặc điểm tình hình: Nền kinh tế nước ta vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư xây dựng phát triển. Nhà nước ban hành nhiều cơ chế chính sách tạo tiền đề cho việc tăng cường công tác quản lý tổ chức lại bộ máy, giải phóng năng lực sản xuất và mở rộng các hình thức huy động vốn. Ngoài việc tập trung tăng thêm vốn đầu tư từ các nguồn đặc biệt, vay tín dụng ưu đãi, phát hành trái phiếu chính phủ, chính phủ đặc biệt quan tâm chỉ đạo, giải quyết kịp thời những khó khăn vướng mắc lớn như trả nợ khối lượng hoàn thành, ứng trước vốn kế hoạch, tháo gỡ khó khăn về tài chính cho các doanh nghiệp giao trách nhiệm đến cho các địa phương trong công tác bảo vệ hành lang đường bộ, an toàn giao thông, giải phóng mặt bằng Quốc hội, Chính phủ đã có các nghị quyết về chống đầu tư dàn trải, chống thất thoát, nợ đọng trong xây dựng. Tuy vậy thời gian qua các dự án xây dựng cũng gặp nhiều khó khăn. Mặc dù nhà nước tăng vốn đầu tư nhưng các dự án trong nước vẫn thiếu vốn nghiêm trọng. Nhiều dự án dở dang phải tạm đình hoãn, các dự án quan trọng, cấp bách không có vốn để triển khai. 2. Thành tựu đạt được trong những năm gần đây * Giai đoạn 2005-2008, tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước là 237.447 tỷ đồng, chiếm khoảng trên 20% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, trong đó ngân sách Nhà nước do địa phương quản lý là 151.774 tỷ đồng và các bộ, ngành trung ương là 85.673 tỷ đồng. Tổng số vốn trái phiếu Chính phủ đã được giải ngân ở các địa phương là 757,850 tỷ đồng. Tổng số vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) đã được giải ngân là 4.876 triệu USD. Tính đến tháng 6/2008, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh là 5.820 triệu USD, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước là 384 nghìn tỷ đồng (nguồn: Ủy ban Thường vụ Quốc hội). II. NHỮNG TỒN TẠI TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY. 1. Những tồn tại: Theo số liệu thống kê của Đoàn Giám sát Quốc hội, trong số 1.505 dự án được kiểm tra có 176 dự án vi phạm quy định về thẩm định dự án; 198 dự án công trình vi phạm quy chế đấu thầu; 802 dự án, công trình thi công sai thiết kế, sai chủng loại vật tư, thiết bị, không phê duyệt khối lượng phát sinh, vi phạm các quy định về trình tự thủ tục trong quản lý đầu tư xây dựng, về chất lượng nghiệm thu, thanh toán công trình; 415 dự án, công trình vi phạm về thiết kế, khảo sát; 720 dự án, công trình vi phạm quy định trong giai đoạn đưa công trình vào khai thác, sử dụng. 1.1. Tồn tại trong khâu qui hoạch, khảo sát thiết kế , lập dự án khả thi thấp: - Một số dự án không có qui hoạch hoặc qui hoạch chất lượng thấp, khảo sát thiết kế không tốt, sai sót về khối lượng công trình lớn, trong quá trình thi công phải sửa đổi, bổ sung nhiều lần làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình. ở đây còn chưa nói đến việc quy hoạch vĩ mô chậm trễ hơn so với đà phát triển của cả nước hoặc quy hoạch vĩ mô bị sai hướng không phù hợp hoặc thay đổi liên tục. Bằng chứng là việc xây dựng nhà hát chèo Kim Mã đã xảy ra nhiều điều kỳ lạ. Đã 10 năm nay một công trình văn hoá với một bản thiết kế không hợp lý lại chi một khoản kinh phí đầu tư lớn, nhưng lại sập sệ mà vẫn nghiệm thu và quyết toán chìm trong im lặng, đến giờ này vẫn không thấy ai chịu trách nhiệm trước những sai sót của công trình; lại còn nhiều công trình như đầu tư xây một số cảng quy hoạch không hợp lý dẫn đến hiệu quả sử dụng không cao như những cảng được xây dựng chỉ cách nhau từ 10 đến 30 km như cảng Hòn La (Quảng Bình) cách cảng Vũng áng 25km, Cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế) cách cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) 30 km; cảng Dung Quất cách cảng Kỳ Hà 10 km và kết quả là công suất khai thác so với thiết kế chỉ đạt 10 - 15%, nơi cao chỉ đạt 40%. Sự thất thoát và lãng phí này không thể tính hết được như chuyện một số nhà máy đường liên tục làm ăn thua lỗ phải di chuyển nhà máy. Nguyên nhân là do qui hoạch không thoả đáng dẫn đến không có vùng nguyên liệu như chương trình xây dựng 44 nhà máy mía đường có tổng số vốn xây dựng là 10.050 tỷ đồng nhưng có tới 25 nhà máy thua lỗ, phát sinh dư nợ trên 6.000 tỉ đồng. Những sai sót này trong qui hoạch là do không có một cơ quan nào, kể cả Bộ Kế hoạch Đầu tư (KHĐT) đưa ra một kế hoạch tổng thể, đa ngành. Bộ Công nghiệp không có tiếng nói lớn đối với quy hoạch các khu công nghiệp địa phương vì nó lại thuộc Bộ KHĐT. Sự không thống nhất giữa các Bộ, ngành, địa phương trong qui hoạch và lập kế hoạch cơ bản là do có một vòng khép kín bao quanh. Những dự án hạn chế hiệu quả của công tác kiểm tra, giám sát từ khâu qui hoạch đến khâu kế thừa bố trí thuộc một Bộ, ngành đến khi có dự án và phân cấp theo chính phủ thì bộ Trưởng được quyền quyết định những dự án kể cả nhóm A, nhóm B, nhóm C từ viết dự án đến thẩm định dự án, tư vấn thiết kế kỹ thuật, tổng dự án, tư vấn giám sát công trình đếu ở Bộ đó. Khâu thiết kế hiện nay có điểm yếu là tính chuyên nghiệp không cao, trình độ nhân viên thấp từ đó dẫn đến các giải pháp kỹ thuật thiết kế không đúng, không hợp lý làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng của công trình, những giải pháp cho tổng công trình thiếu cụ thể, thiết kế sơ sài, không sát với thực tế nên giá thành công trình nhiều khi không kiểm soát được và rất cao. Đây là tiền đề cho đơn vị thi công ăn vào khối lượng, chất lượng công trình sau này dẫn tới thất thoát không kiểm soát được. Nhiều cơ quan tư vấn thiết kế không có nhân lực chuyên môn, chuyên ngành chưa nói đến các chuyên gia có kiến thức và trình độ cao nhưng vẫn được nhận và thực hiện thiết kế các công trình, lĩnh vực đó. Một vài công trình không đạt chất lượng và hư hỏng ngay sau khi thi công xong, thậm chí chưa kịp đưa vào sử dụng như cầu Văn Thánh. Thực ra nếu rà soát kỹ thì rất nhiều công trình như vậy nhưng trách nhiệm của thiết kế không nói đến mà chỉ đổ lỗi cho thi công. Nên nhớ giải pháp thiết kế sai thì thi công thực hiện đúng sơ đồ thiết kế, không còn bớt xén vật tư thì công trình vẫn bị hư hại như thường, trách nhiệm của thiết kế hầu như được xem rất nhẹ hoặc không có. Có dự án lập thiết kế kỹ thuật và thi công công trình trên đất đã được qui hoạch, bố trí dự án khác như dự án Hoóc Môn - Bắc Bình Chánh thuộc dự án thuỷ lợi miền trung và Thành phố Hồ Chí Minh, gây thất thoát và lãng phí 630 triệu đồng. Dự án cải tạo và nâng cấp quốc lộ 51 (đoạn km 0 - km 5) và đoạn km 5 - km 73 + 600 trong quá trình thi công phải bổ sung, điều chỉnh nhiều lần các hạng mục công trình do không tính toán, đánh giá đầy đủ yêu cầu, khả năng phát triển của khu vực, tăng chi phí 41,7 tỷ đồng. Dự án khôi phục và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, nghề cá khối lượng phát sinh ở 6 cảng cá được kiểm toán lên đến 11,8 tỷ đồng bằng 10,3% giá trị quyết toán. Những công trình nút giao thông Tây Phú Lương, cầu Thanh Trì do phạm lỗi ở khâu tư vấn thiết kế nên khi thi công phát sinh khối lượng rất lớn, chất lượng không đảm bảo. Đáng lẽ dự án khả thi phải được xem xét với nhiều phương án khác nhau, phân tích kỹ lưỡng cái lợi cái hại và tìm ra phương án tối ưu có hiệu quả kinh tế cao về tổng thể. Thực tế, nhiều dự án khả thi được lập lên cho gọi là có và đầy đủ thủ tục, mặt khác dự án khả thi chỉ được lập lên hợp thức hoá ý đồ của chủ đầu tư. Do đó, ý nghĩa của dự án khả thi thực tế khôn còn cho nên nhiều dự án khả thi chỉ nêu lên 1 phương án cho gọi là có và hết sức sơ sài không có phân tích so sánh gì. 1.2. Tồn tại trong việc xác định chủ trương đầu tư: Định hướng đầu tư, xác định khả năng hiệu quả đầu tư, tính khả thi của dự án xây dựng. Đây là công đoạn ảnh hưởng lớn nhất. Chủ trương đầu tư sai chiếm tới 60-70% số thất thoát và lãng phí trong đầu tư xây dựng cơ bản. Có thể mất trắng toàn bộ vốn và gây hậu quả lâu dài cho khu vực và xã hội có thể lớn hơn rất nhiều lần so với vốn trực tiếp đầu tư cho công trình ban đầu. Riêng phần này báo chí trước đây hầu như không đề cập tới, thời gian gần đây mới có nói đến nhưng không nhiều và không đi vào gốc rễ vấn đề. Nếu tổng kết thì con số lớn khủng khiếp. Là một nước không lớn nhưng đã có trên 100 cảng biển ở 24 tỉnh, thành phố (một số cảng biển chỉ cách nhau 130 km); 80 cảng hàng không và sân bay chuyên dùng, chi phí đầu tư cho một sân bay lên đến hàng tỷ đô la Mỹ. Ví dụ: chi phí ước tính cho sân bay Long Thành (Đồng Nai) là 8 tỷ USD. Việc bố trí nhiều bến cảng ở các vùng, địa phương quá gần nhau mà chưa tính đến sự liên kết trong việc khai thác có hiệu quả hạ tầng kỹ thuật hiện có, chưa phù hợp với khả năng phát triển kinh tế: cảng Hòn La (Quảng Bình) cách cảng Vũng áng 25km, Cảng Chân Mây (Thừa Thiên Huế) cách cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) 30 km; cảng Dung Quất cách cảng Kỳ Hà 10 km. Dự án xây dựng hệ thống thoát nước đường Tân Kỳ - Tân Quý, theo kết luận của thanh tra nhà nước do không gắn việc xây dựng dự án với qui hoạch giao thông nên khi dự án xây xong phải phá bỏ toàn bộ hệ thống gồm 216 hầm thoát hố ga và 711 cống phi 400, số tiền thất thoát và lãng phí chiếm 3% tổng mức đầu tư của công trình. Hay như đầu tư dự án không tính đến nguồn cung cấp nguyên liệu sản xuất tương ứng với qui mô của nhà máy dẫn đến thiếu nguyên liệu như công trình nhà máy đường Linh Cảm (Hà Tĩnh), nhà máy sản xuất bột giấy Kon Tum chương trình xây dựng 44 nhà máy mía đường có tổng số vốn xây dựng là 10.050 tỉ đồng nhưng có tới 25 nhà máy thua lỗ, phát sinh dư nợ trên 6.000 tỉ đồng. Việc đầu tư theo phong trào dẫn đến hiệu ứng xi măng lò đứng và các nhà máy đường mọc lên ở khắp mọi nơi. Vì vậy khi xây dựng xong một số nhà máy không có đủ điều kiện và nguyên liệu để hoạt động, một số nhà máy phải di dời đến các địa phương khác gây thất thoát và lãng phí về tiền của. Chẳng hạn, công ty đường Linh Cảm (Hà Tĩnh) khi xây dựng xong đã phải vay 70 tỉ đồng để di chuyển qua cả nghìn cây số vào Trà Vinh; nhà máy đường Thừa Thiên Huế cũng phải di chuyển về Phú Yên. Một số Nhà máy đường làm ăn thua lỗ do không tính toán hết các điều kiện khi xây dựng như nhà máy đường Quảng Bình đến hết năm 2002 lỗ khoảng 136 tỉ đồng chưa kể khoản vay khó trả để xây dựng nhà máy là trên 170 tỉ đồng. - Thất thoát và lãng phí trong khâu quyết định đầu tư thường bắt nguồn từ việc xác định mục tiêu đầu tư dự án do không được chủ đầu tư cân nhắc, tính toán trước khi xây dựng nên khi công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, chủ đầu tư mới nhận thấy công trình phát huy không hiệu quả. Ví dụ: Tại một số địa phương đã đầu tư hành trăm tỉ đồng để cải thiện và xây dựng mới một loạt chợ như chợ đầu mối Đền Lừ với số vốn đầu tư hơn 10 tỉ đồng, chợ đầu mối Xuân Đỉnh, chợ xe máy Quảng An (Tây Hồ) đầu tư hơn 6 tỉ đồng, chợ đầu mối Hải Bá (Đông Anh) đầu tư 13 tỉ đồng, + Trong nông nghiệp còn nặng đầu tư vào các công trình thuỷ lợi (chiếm hơn 70% vốn đầu tư của nghành), chủ yếu là các công trình thuỷ lợi phục vụ cây lúa, việc xây dựng các công trình thuỷ lợi tưới cho các loại cây công nghiệp còn ít, còn coi nhẹ đầu tư thuỷ lợi cấp nước cho công nghiệp và dân sinh, cho nuôi trồng thuỷ sản. Vốn cho công tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ, công tác nghiên cứu phát triển giống, khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư thời gian đầu chưa được quan tâm thoả đáng (những năm gần đây đã được điều chỉnh). + Cơ cấu đầu tư còn nhiều điểm chưa hợp lý như đầu tư ngân sách cho một số nghành và sản phẩm được bảo hộ; đầu tư cho nông nghiệp, nông thôn và cơ sở hạ tầng còn thấp, Việc đầu tư phục vụ việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế còn ít, nặng về đầu tư quốc doanh, chưa có chính sách tốt để thu hút các nguồn vốn ngoài ngân sách, đầu tư phát triển nông nghiệp và nông thôn. + Mới quan tâm đầu tư “đầu vào” nhằm phát triển năng lực sản xuất, chưa quan tâm đến đầu ra của sản xuất, đầu tư cho cơ sở hạ tầng phục vụ lưu thông hàng hoá, đầu tư cho công tác bảo quản chế biến sau thu hoạch, đầu tư thông tin thị trường chưa tương xứng. Mới quan tâm đầu tư theo chiều rộng, lấy số lượng làm chính, do vậy một số hàng hoá nông sản làm ra thường chất lượng không cao, chủng loại, mẫu mã kém, không phù hợp với yêu cầu của thị trường, giá thành cao hơn các nứơc trong khu vực và trên thế giới, khả năng cạnh tranh khó khăn; tỷ lệ nông sản qua chế biến thấp, phần lớn xuất khẩu hàng nông sản của ta vẫn là sản phẩm thô. + Do khả năng ngân sách còn hạn chế, nên bố trí đầu tư của nhà nước cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn chỉ đáp ứng được khoảng 55 - 60% yêu cầu phát triển của nghành, chưa tương xứng với vai trò và vị trí của khu vực nông nghiệp và nông thôn. + Trong công nghiệp và các nghành kinh tế, hầu hết các công trình đầu tư đã quá chú trọng vào việc đầu tư để tăng công suất sản xuất mà chưa chú ý đúng mức đến năng lực cạnh tranh của đầu ra tiêu thụ sản phẩm được thị trường chấp nhận đến mức nào; tuy có quy hoạch nhưng còn rất lúng túng trong việc tạo ra một hệ thống chính sách, biện pháp phù hợp để thực hiện quy hoạch gắn với thị trường, nên đã dẫn tới việc đầu tư quá mức trong một số ngành, làm cho một số sản phẩm cung vượt quá cầu; chưa tập trung đổi mới công nghệ theo hướng hiện đại nên chất luợng sản phẩm chưa cao, giá thành chưa hạ; chưa đầu tư đúng mức cho công nghiệp sản xuất vật liệu, công nghiệp chế tạo, công nghiệp công nghệ cao để tăng cường khả năng chủ động của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập ngày càng sâu. Một số dự án, chương trình đầu tư phát triển công nghiệp đã đề ra trong mỗi kỳ kế hoạch 5 năm chưa được triển khai hoặc triển khai chậm do chưa tính hết các yếu tố khách quan từ phía đối tác và cả yếu tố chủ quan, trong đó có yếu tố thiếu nguồn vốn. 1.3. Tồn tại trong khâu thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư, tổng dự toán: - Tình trạng phê duyệt lại nhiều lần là khá phổ biến hiện nay. Thậm chí một số dự án được phê duyệt, điều chỉnh sau khi đã hoàn thành quá trình xây lắp, thực chất là hợp pháp hoá các thủ tục thanh quyết toán khối lượng phát sinh, điều chỉnh. Dự án mở rộng nhà máy đường Quảng Ngãi không thực hiện khảo sát, thiết kế, lập dự toán trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt mà sau khi bàn giao đưa vào sử dụng mới xin phê duyệt, vi phạm nghiêm trọng qui chế quản lý đầu tư và xây dựng. Tổng mức đầu tư của dự án cầu Sông Danh phải điều chỉnh 3 lần trong quá trình thực hiện (năm 1995 là 186 tỉ đồng, năm 1998 là 239 ti đồng và năm 2000 là 257 tỉ đồng). Dự án toà nhà 11 tầng Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đang thi công phải phê duyệt lại, dự án ký túc xá 5 tầng Đại học Tây Nguyên phê duyệt 2 lần, Chất lượng công tác thẩm định thiết kế, dự toán có nhiều sai sót, có nơi bị xem nhẹ, dẫn đến ở một vài dự án giá trị trúng thầu cao hơn giá trị thực tế do tính toán sai khối lượng (Dự án Đại học Quốc gia Hà nội, Học viện Hành chính quốc gia), tại dự án khôi phục cải tạo quốc lộ 1 đoạn Hà Nội - Lạng Sơn do phê duyệt không đảm bảo chất lượng nên phải phê duyệt lại làm tăng chi phí khảo sát hàng tỉ đồng, dự án nhà máy xi măng Tam Điệp trong quá trình khảo sát đã phát hiện có sự cố nhưng không khảo sát và xử lý hiện tượng caster gây tốn kém chi phí, việc phê duyệt lại làm tăng chi phí còn xảy ra đối với nhiều dự án khác như dự án cầu Non Nước (Ninh Bình), cầu Tân Đệ (Thái Bình). Dự án xây dựng quốc lộ 5 sử dụng vốn JBIC Nhật Bản do bàn giao mặt bằng chậm nên Nhà nước đã phải bồi thường cho nhà thầu 570.595.797 Yên nhật. 1.4. Tồn tại trong khâu kế hoạch hoá đầu tư: - Trong những năm qua, mặc dù đã có một số tiến bộ nhưng tình trạng đầu tư dàn trải trong bố trí kế hoạch của các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố vẫn chưa được khắc phục triệt để. Tình trạng này được tích tụ từ nhiều năm, gây thất thoát và lãng phí lớn và dẫn đến hiệu quả đầu tư thấp nhưng chậm được khắc phục. Năm 2004, chúng ta có 1200 dự án tăng gấp đôi so với năm 2001. Tuy nhiên tốc độ tăng dự án không tương ứng với tốc độ tăng của vốn đầu tư và không khớp với kế hoạch vốn, dẫn đến vượt quá khả năng quản lí, chỉ số về đầu tư giảm rõ rệt. Thông thường, để tạo ra 1 đồng tăng trưởng GDP cần đầu tư 3 đồng thì ở nước ta cần tới 5 đồng. - Việc bố trí vốn đầu tư thuộc ngân sách Nhà nước còn dàn trải thiếu tập trung, số lượng các dự án năm sau lớn hơn năm trước là điểm yếu và lặp đi lặp lại nhiều năm nay. Do đó số dự án tích tụ lại quá lớn, vượt qua khả năng cân đối vốn của ngân sách và của nền kinh tế nói chung. Chẳng hạn, tổng dự

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc6131.doc
Tài liệu liên quan