Đề tài Quản lý, xây dựng, thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm nâng cao số lượng, chất lượng học sinh giỏi trong nhà trường

Mục lục

Phần I: Phần mở đầu

1.Lý do chon đề tài.

2.Đối tượng nghiên cứu của đề tài.

3.Phạm vi nghiên cứu.

4.Phương pháp nghiên cứu.

5.Nhiệm vụ của đề tài.

Phần II: Nội dung.

Chương I

Vài nét về vấn đề lý luận chung của công tác quản lý, xây dựng thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm nâng cao số lượng, chất lượng đầu giỏi trong nhà trường.

I/Vai trò của chất lượng học sinh giỏi trong nhà trường.

II/Mục đích của việc quản lý, xây dựng, thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường.

Chương II

Những kinh nghiệm quản lý, xây dựng, thúc đẩy công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường để nâng cao số lượng, chất lượng đầu giỏi trong học sinh.

I/Thực trạng vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường và quá trình xây dựng, thúc đẩy việc bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên.

II/Những nguyên nhân-Kinh nghiệm quản lý xây dựng, thúc đẩy công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.

III/Một vài ý kiến đề xuất.

Phần III/Nhận xét – Đánh giá của nhà trường và phòng giáo dục – Đào tạo Hiệp Hòa.

 

 

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5237 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quản lý, xây dựng, thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm nâng cao số lượng, chất lượng học sinh giỏi trong nhà trường, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mục lục Phần I: Phần mở đầu 1.Lý do chon đề tài. 2.Đối tượng nghiên cứu của đề tài. 3.Phạm vi nghiên cứu. 4.Phương pháp nghiên cứu. 5.Nhiệm vụ của đề tài. Phần II: Nội dung. Chương I Vài nét về vấn đề lý luận chung của công tác quản lý, xây dựng thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm nâng cao số lượng, chất lượng đầu giỏi trong nhà trường. I/Vai trò của chất lượng học sinh giỏi trong nhà trường. II/Mục đích của việc quản lý, xây dựng, thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường. Chương II Những kinh nghiệm quản lý, xây dựng, thúc đẩy công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường để nâng cao số lượng, chất lượng đầu giỏi trong học sinh. I/Thực trạng vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường và quá trình xây dựng, thúc đẩy việc bồi dưỡng học sinh giỏi của giáo viên. II/Những nguyên nhân-Kinh nghiệm quản lý xây dựng, thúc đẩy công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. III/Một vài ý kiến đề xuất. Phần III/Nhận xét – Đánh giá của nhà trường và phòng giáo dục – Đào tạo Hiệp Hòa. Đề tài: “Quản lý, xây dựng, thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm nâng cao số lượng, chất lượng học sinh giỏi trong nhà trường” Phần I Phần mở đầu. 1/Lý do chọn đề tài: Quan điểm lãnh đạo của Đảng ta là: cùng với khoa học và công nghệ, giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài”, đặc biệt năm học này là năm học thứ 2 thực hiện cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung của bộ giáo dục và đào tạo, với mục đích khẳng định là chống tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục, chống hiện tượng học sinh ngồi nhầm lớp, nâng cao thực chất chất lượng dạy và học, bên cạnh việc quan trọng là đẩy mạnh việc nâng cao chất lượng đại trà, ngành giáo dục cũng đã đề cao yêu cầu việc bồi dưỡng nhân tài cho đất nước, đã được cụ thể hóa ở từng cấp học, bậc học. Ở bậc THCS chính là việc bồi dưỡng học sinh giỏi để tạo nguồn nhân tài cho các cấp học tiếp theo. Nhận thức rõ vấn đề này, trên cơ sở bản thân còn trẻ, có lòng nhiệt tình say mê công tác chỉ đạo, thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường. Trong những năm học trước, thực trạng về phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường còn yếu, còn chưa được kích thích có nhiều lý do trong đó phải kể đến là: Đội ngũ giáo viên chưa thực sự yêu nghề, nhiệt tình trong công việc. Nhiều giáo viên trẻ trình độ kiến thức có nhưng chưa mạnh dạn lao vào cuộc, coi việc bồi dưỡng học sinh giỏi còn nhẹ. Mặt khác là một trường nhỏ số lượng học sinh chỉ dao động trên dưới 300 học sinh. Chính vì vậy để chọn được một đội tuyển HSG cho các môn học trong nhà trường thực chất là vất và khó khăn. Thứ nhất là: Sảy ra hiện tượng một em được chọn tham gia bồi dưỡng nhiều môn. Thứ hai là: Khó đảm bảo chọn đủ số lượng HSG ở các môn học mà Phòng giáo dục tổ chức thi. Tuy nhiên, tất cả những khó khăn khi làm công tác quản lý chúng ta biết phân tích từng nguyên nhân, chúng ta sẽ tìm được biện pháp khắc phục cho các nguyên nhân đó, hơn nữa nếu khó mà chúng ta quyết tâm vào cuộc dành kết quả thì chúng ta sẽ hoàn thiện hơn, trưởng thành hơn. Từ năm học 2006-2007 sở GD, Phòng giáo dục đưa công thức tính kết quả học sinh giỏi của các trường thật cụ thể, khoa học và đánh giá thi đua của các trường căn cứ chính vào kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi, BGH các nhà trường phấn khởi hết mình xây dựng, thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi của trường mình và coi đây là một nhiệm vụ quan trọng. Mặt khác đội ngũ chuyên viên phòng giáo dục hyuyện nhà trẻ nhiều kinh nghiệm đã có sự chỉ đạo cụ thể rõ ràng, khích lệ động viên và tạo điều kiện cho các nhà trường để thực hiện công việc bồi dưỡng học sinh giỏi khá thuận lợi. Một lý do nữa phải nói đến là trong hai năm trở lại đây nhận thức của cấp ủy đảng, chính quyền và nhân dân trong Xã Hùng Sơn về vấn đề mũi nhọn của thầy, trò đã có sự chuyển biến sâu sắc. Họ quan tâm đầu tư cả vật chất, tinh thần cho việc bồi dưỡng của thầy và kết quả học tập của trò. Đây là điều kiện thuận lợi để công tác quản lý việc bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường được củng cố và phát triển. Về phía quản lý trong nhà trường, ban giám hiệu luôn xác định rõ muốn tiếp tục duy trì sự phát triển của nhà trường con đường tốt nhất và phải làm trước tiên là vấn đề chất lượng giáo dục trong đó chất lượng đầu giỏi của thầy và đặc biệt của trò đóng vai trò là then chốt, để nhằm khẳng định năng lực lãnh đạo quản lý của mình và sự nhìn nhận của các cấp quản lý đặc biệt là nhân dân địa phương. Từ những lý do cơ bản trên, tôi đã quyết định chọn đề tài: “Quản lý, xây dựng, thúc đẩy công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để nâng cao số lượng, chất lượng HSG trong nhà trường. Có nhiều vấn đề cần trao đổi tuy nhiên trong khuôn khổ là sáng kiến kinh nghiệm tôi chỉ xin đưa ra vài lý do cơ bản nêu trên. 2/Đối tượng nghiên cứu. Kinh nghiệm trực tiếp quản lý việc bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường, kinh nghiệm của các trường bạn. Kinh nghiệm của các thế hệ quản lý đi trước. Giáo viên bồi dưỡng và các em học sinh trong đội tuyển. 3/Phạm vi nghiên cứu. Trường THCS Hùng Sơn và một số trường lân cận. 4/Phương pháp nghiên cứu. Đọc các văn bản chỉ đạo, quản lý công tác bồi dưỡng HSG của phòng giáo dục và đào tạo Hiệp Hòa, Sở GD & ĐT Bắc Giang. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi . Trao đổi với các thế hệ quản lý đi trước, những thầy cô giáo nhiều năm kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi có kết quả trong và ngoài nhà trường. Một số kinh nghiệm quản lý chỉ đạo của bản thân trong quá trình công tác. 5/Nhiệm vụ của đề tài. Trao đổi vài nét về sự khó khăn trong công tác thành lập đội tuyển HSG. Những kinh nghiệm của bản thân trong công tác chỉ đạo, xây dựng, thúc đẩy nâng cao số lượng, chất lượng HSG trong nhà trường. * * * Trước khi đi vào phần chính của đề tài như đã nói ở trên, đề tài này mới chỉ dừng lại ở mức độ. Với đặc điểm là trường nhỏ do vậy chỉ trao đổi những khó khăn trong công tác thành lập đội tuyển HSG và những biện pháp xây dựng phong trào, thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả. Chắc chắn sẽ còn nhiều vấn đề xung quanh việc bồi dưỡng học sinh giỏi. Với nội dung như vậy mà thời gian, không gian nghiên cứu hạn hẹp, đề tài này sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Phần thứ II Chương I: Vài nét về vấn đề lý luận chung của công tác quản lý xây dựng, thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả. * * * * * * * Quản lý nói chung là quá trình điều khiển, điều hành một hay nhiều lĩnh vực nhất định nhằm hướng tới mục đích và đúng ý chí của người quản lý. Quản lý xây dựng, thúc đẩy phong trào bồi dưỡng HSG đạt số lượng, chất lượng tốt thì vấn đề đặt ra ở đây là quản lý gì? Xây dựng gì? Thúc đẩy gì? Để có kết quả tốt. Thứ nhất: Trước hết là quản lý: Nhiệm vụ đặt ra ở đây là vấn đề quản lý con người (Thầy dạy và trò học ). Quản lý hồ sơ kế hoạch và nội dung các chuyên đề bồi dưỡng học sinh giỏi. Quản lý về thời gian bồi dưỡng và kết quả bồi dưỡng từng tháng. Quản lý về chế độ bồi dưỡng, kinh phí cho người dạy… Thứ hai: Về xây dựng: Là xây dựng chương, trình kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi. Xây dựng ai dạy, ai học, học ở đâu? Xây dựng thời gian dạy và học môn nào? Thời gian cụ thể cho từng tuần. Xây dựng việc soạn các chuyên đề bồi dưỡng theo môn ở từng khối lớp. Xây dựng nguồn kinh phí để thưởng cho thầy và trò đạt kết quả. Xây dựng chương trình khảo sát, kiểm tra đánh giá sự tiến triển của học sinh trong quá trình học tập. Thứ ba: Về thúc đẩy: Là thúc đẩy việc tăng cường động viên, nhắc nhở, quán triệt thầy, trò tham gia học tập, giảng dậy chuyên tâm đúng kế hoạch. Thúc đẩy sự tiến bộ của học sinh bằng việc tăng cường trao đổi riêng với thầy bồi dưỡng và trò học tập. Thúc đẩy đồng bộ ở tất cả các bộ môn trong nhà trường. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, đặc biệt là những môn thế mạnh của nhà trường. Thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi trở thành nề nếp và có hiệu quả trong giáo viên và học sinh là khâu đặc biệt quan trọng. Việc này đòi hỏi ngưởi quản lý phải thường xuyên quan tâm, gần gũi, trao đổi tình cảm với thầy, trò để nắm bắt được sự chuyển biến, những thuận lợi khó khăn để đề ra biện pháp tác động đạt hiệu quả kích thích được tinh thần hăng say của thầy bồi dưỡng và trò học tập. I/ Vai trò của chất lượng học sinh giỏi trong nhà trường. Như đã nói ở trên bồi dưỡng nhân tài cho đất nước là một việc tốt góp phần tạo đà sau này cho đất nước có nhiều nguồn nhân tài, làm cho đất nước ngày một phồn thịnh. Đối với nhà trường chất lượng học sinh giỏi còn khẳng định xu thế phát triển hay tụt hậu của nhà trường, khẳng định được chất lượng dạy của thầy, học của trò, chất lượng học sinh giỏi tốt đóng góp rất lớn vào thành tích phát triển của nhà trường hàng năm. Khẳng định uy tín của nhà tường đối với các cấp quản lý, đặc biệt là đối với nhân dân địa phương, khẳng định uy tín lãnh đạo quản lý của cán bộ quản lý trong nhà trường. II/Mục đích của việc quản lý, gây dựng, thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường. Nhằm duy trì phong trào dạy tốt, học tốt trong nhà trường, nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà trường. Thúc đẩy quá trình tự học tự bồi dưỡng của giáo viên tạo điều kiện để họ khẳng định vị thế của mình trong quá trình tác nghiệp. Khơi dạy ở giáo viên tinh thần yêu nghề, say chuyên môn, kích thích tinh thần học tập chuyên sâu của học sinh và sự quan tâm của các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương và nhân dân trong địa bàn xã. Xây dựng và duy trì được phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường thành nếp và duy trì lâu dài. Huy động các nguồn lực từ bên ngoài tham gia thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Từng bước chống được hiện tượng tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục. Tạo đà để duy trì và phát triển trường chuẩn quốc gia trong những năm tiếp theo. Đây cũng là nhiệm vụ quan trọng mà những người làm công tác quản lý phải tư duy, sáng tạo, khắc phục mọi khó khăn để đầu tư thực hiện có hiệu quả và là một trong các tiêu chí đánh giá thi đua của nhà trường hàng năm. Chương II Những kinh nghiệm quản lý, xây dựng, thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả. I/Thực trạng vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường và quá trình xây dựng thúc đẩy công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Trường THCS Hùng Sơn là một trường nhỏ, năm học 2006-2007 có 295 học sinh, năm học 2007-2008 còn 283 học sinh được bố trí thành 8 lớp, mỗi khối 2 lớp. Việc chọn được một đội tuyển cho các môn quả là khó khăn bởi vì các em học sinh đã học được thì học được nhiều môn. Nếu để các giáo viên bộ môn trực tiếp giảng dạy lựa chọn thì một em được nhiều thầy cô, ở các bộ môn chọn và như vậy sẽ dẫn đến việc chồng chéo, các em học bồi dưỡng nhiều môn chất lượng sẽ không được đảm bảo. Về phía các đồng chí giáo viên giảng dạy: thức tế cho thấy những năm học trước nhiều giáo viên có tuổi, tinh thần say chuyên môn còn thấp cũng tiến hành bồi dưỡng học sinh giỏi theo sự phân công của BGH nhưng kiến thức và phương pháp giảng dạy còn hạn chế cho nên kết quả còn chưa cao. Một số giáo viên trẻ tinh thần còn nửa vời mặc dù kiến thức vừa được trang bị trong các trường sư phạm còn nhiều, nhưng độ nhiệt tình hăng say chưa cao, chưa vào cuộc một cách thực sự. Tuy nhiên hai năm học trở lại đây năm học 2006-2007; 2007-2008. Do có sự chỉ đạo sát sao của Phòng giáo dục, tinh thần tư duy chăn trở và vào cuộc của cán bộ quản lý nhà trường đã thúc đẩy, duy trì được phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi và kết quả bước đầu đã đạt được khả quan. Năm học 2006-2007: Số lượng học sinh giỏi đạt được của nhà trường là: 20 em cấp Huyện. Chất lượng giải cao nhất là khuyến khích và công nhận. 01em đạt giải KK môn toán cấp tỉnh. Năm học 2007-2008: Số lượng học sinh giỏi đạt được là: 29 lượt em trong đó: +Cấp tỉnh đạt: 03 lượt em ( Gồm: 02 giải KK; 01 giải ba ). +Cấp huyện 26 lượt em ( Gồm: 01giải nhất; 02 giải nhì; 05giải ba; 10 giải KK; 8 em được công nhận HSG ). Như vậy so với năm học trước năm học này số lượng HSG của nhà trường tăng lên đáng kể cụ thể: Cấp Tỉnh tăng 2em ( Tăng thêm 01giải ba và 01 giải KK). Cấp Huyện tăng 6 em. Điều quan trọng là chất lượng giải cũng đã được tăng lên rõ nét đã có giải nhất, nhì , ba ở các bộ môn như CASIO, Sinh, Anh, Lý. Trong quá trình quản lý, xây dựng thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi bản thân tôi đã thực hiện một số biện pháp cơ bản sau: Xác định những môn lợi thế về giáo viên và học sinh chủ động xem xét bố trí chọn học sinh để bồi dưỡng luôn trong hè. Mạnh dạn giao cho lớp giáo viên trẻ có kiến thức, đồng thời có ưu tiên cho họ giảm đi một số công việc trong nhà trường để họ có thêm thời gian tham gia bồi dưỡng chuyên cần. Ngay từ tuần thứ 2 của tháng 9, gặp gỡ các giáo viên mà mình chuẩn bị phân công yêu cầu họ nộp danh sách học sinh đội tuyển môn mình phụ trách. Thống kê xem xét và chủ động giải quyết những học sinh nào nhiều giáo viên chọn. BGH xét thấy khả năng học bộ môn đó của học sinh đó ở năm học trước và năng lực bồi dưỡng của giáo viên để giao ấn định học sinh đó cho giáo viên được bồi dưỡng. Sau khi dàn xếp phân công giáo viên dạy và học sinh học tiến hành tổ chức họp giáo viên bồi dưỡng và phụ huynh để thống nhất quán triệt việc thực hiện đi học bồi dưỡng. Tổ chức lên lịch bồi dưỡng HSG khoa học, hợp lý và triển khai việc dạy. Đối với môn Văn, Toán, CASIO: 2 buổi/tuần. Đối với các môn: Anh, Sinh, Hóa, Lý: 1buổi/tuần. Đối với những giáo viên có trách nhiệm cao, có tinh thần tự giác, nhà ở gần trường, có 2-3 học sinh mà mình được phân công bồi dưỡng thì cho phép họ được tranh thủ thời gian bồi dưỡng ở nhà. Hàng tuần vào buổi giao ban ngày thứ hai, hoặc tranh thủ những giờ giáo viên chống gặp gỡ trao đổi, nắm bắt tình hình về sự tiến bộ của học sinh để kịp thời có biện pháp tác động điều chỉnh. Tổ chức tiến hành yêu cầu giáo viên ra đề khảo sát, BGH tổ chức khảo sát để nắm bắt tình hình học tập của học sinh, sự tiến bộ hay tụt lùi nhằm điều chỉnh kế hoạch. Quan tâm gần gũi, động viên giáo viên , học sinh trong quá trình bồi dưỡng, học tập. Hình thức là; gặp gỡ trao đổi riêng, nêu gương điển hình về việc bồi dưỡng HSG các trường lân cận để giáo viên nắm bắt chủ động giao lưu trao đổi tài liệu và kiến thức bồi dưỡng. Công tác động viên khen thưởng. Đây là công việc hết sức quan trọng và có ý nghĩa trong việc thúc đẩy duy trì phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả. Bản thân tôi đã chủ động xây dựng kế hoạch thưởng cho số lượng, chất lượng giải mà giáo viên và học sinh đạt được ở trường ( Bao gồm cấp Huyện, Tỉnh, cấp trường ). Đây là một vấn đề khó đối với trường nhỏ như Hùng Sơn. BGH đã bàn bạc, thống nhất huy động và làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục. Tham mưu với UBND xã hỗ trợ kinh phí thưởng cho giáo viên có học sinh giỏi. Tham mưu với hội phụ huynh học sinh hỗ trợ bồi dưỡng kinh phí cho thầy, cô trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi và thưởng cho những em học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi HSG. Năm học tới, BGH sẽ thống nhất huy động sự hỗ trợ kinh phí từ các doanh nghiệp đóng trên địa bàn xã để thưởng cho thày và trò dạy tốt, học tốt theo sự tư vấn của các đoàn thể trong xã. II/Nguyên nhân – Kinh nghiệm trong công tác quản lý xây dựng, thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi ở trường. Để quản lý duy trì, thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi của nhà trường như hiện nay đạt kết quả cao. Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là: sự chỉ đạo sâu sát của BGH, quan tâm thường xuyên đến công tác này, đã khơi dậy tinh thần hăng say chuyên môn của đội ngũ giáo viên, đặc biệt là đội ngũ giáo viên trẻ có kiến thức. Đội ngũ giáo viên trong trường có lòng nhiệt tình vào cuộc, có sự ganh đua lẫn nhau trong đơn vị cũng như với một số trường có truyền thống tốt trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Học sinh trong nhà trường có tinh thần hiếu học, chăm chỉ nghiên cứu, tìm tòi sáng tạo. Nhân dân, phụ huynh tin tưởng vào nhà trường và kết quả đạt được của con em mình, càng tạo điều kiện tốt để con em mình được tham gia học tập nâng cao. Trong quá trình trực tiếp chỉ đạo công tác quản lý, xây dựng, thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi bản thân đã rút ra được một số kinh nghiệm như sau: Thứ nhất; Phải có lòng nhiệt tình say mê lao vào công việc, phải xây dựng kế hoạch cụ thể chi tiết trước khi triển khai bồi dưỡng đội tuyển HSG Như xác định môn thế mạnh của nhà trường tiến hành triển khai bồi dưỡng ngay trong hè. Các môn không phải là thế mạnh nhà trường đã chủ động kết hợp việc bồi dưỡng của nhà trường, trao đổi với phụ huynh học sinh gửi các em tham gia học các lớp học cụm huyện và các trường lân cận tổ chức. Khi giao học sinh cho giáo viên bồi dưỡng phải đảm bảo cả hai yếu tố tâm lý thỏa mái giữa thầy và trò, giữa giáo viên này với giáo viên khác mới có tác dụng và kết quả trong quá trình bồi dưỡng. Thứ hai; Trao đổi gặp gỡ với giáo viên bồi dưỡng để năm bắt tình hình tiến triển kịp thời điều chỉnh biện pháp quản lý. Tăng cường động viên, tạo điều kiện về vật chất, tinh thần để kích thích lòng nhiệt tình, hăng say nghiên cứu và giảng dạy của giáo viên. Chủ động gặp gỡ, trao đổi nắm bắt những tâm tư nguyện vọng, những đề xuất, kiến nghị của giáo viên bồi dưỡng để tìm biện pháp đáp ứng, đặc biệt là vấn đề tài liệu, kiến thức bồi dưỡng. Thứ ba: Tăng cường công tác tham mưu với Phòng giáo dục để nắm bắt thêm những kinh nghiện và giải pháp chỉ đạo thúc đẩy công tác bồi dưỡng học sinh giỏi được tốt. Trao đổi kinh nghiệm với trường bạn để nắm bắt thêm, học tập thêm những kinh nghiệm từ trường bạn. Thứ tư: Tăng cường công tác kiểm tra khảo sát, yêu cầu giáo viên sau khi kết thúc mỗi chuyên đề ra bài kiểm tra chấm bài, tổng hợp kết quả báo cáo hiệu phó.Chuyên đề nào các em còn kém yêu cầu giáo viên tranh thủ thời gian củng cố lại cho các em thật vững vàng. Thứ năm: Làm tốt công tác động viên, khen thưởng thích đáng giáo viên, học sinh có kết quả cao trong quá trình bồi dưỡng và thi đạt nhiều giải, giải cao. Làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục để mọi tầng lớp nhân dân trong xã tạo điều kiện ửng hộ kinh phí đào tạo nhân tài. III/Một vài ý kiến đề xuất. *Đối với Phòng giáo dục; Đề nghị giúp các nhà trường tài liệu bồi dưỡng HSG các chuyên đề ở các môn tổ chức thi cấp huyện. Khen thưởng xứng đáng đối với các tập thể, cá nhân có nhiều thành tích trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, các em học sinh đạt nhiều giải, giải cao. *Đối với nhà trường; Tiếp tục huy động các nguồn lực kinh phí, từ công tác xã hội hóa giáo dục để thúc đẩy, duy trì phong trào dạy giỏi, học giỏi trong nhà trường. Ngày 19 tháng 5 năm 2008 Người thực hiện Trần Văn Tỉnh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuản lý, xây dựng, thúc đẩy phong trào bồi dưỡng học sinh giỏi nhằm nâng cao số lượng, chất lượng học sinh giỏi trong nhà trường.doc
Tài liệu liên quan