Mục lục
Lời mở đầu.2
1. Phẩm chất của người giảng viên.4
1.1. Định nghĩa về phẩm chất của giảng viên.4
1.2. Phân loại phẩm chất của giảng viên.4
1.2.1. Phẩm chất tư tưởng chính trị: .4
1.2.2. Phẩm chất đạo đức:.5
2. Năng lực của người giảng viên.8
2.1. Định nghĩa về năng lực của giảng viên: .8
2.2. Phân loại năng lực của giảng viên: .8
2.2.1. Năng lực chung và năng lực riêng:.8
2.2.2. Chức năng của giảng viên : .9
3. Thực trạng về quan niệm phẩm chất và năng lực của giảng viên đại học
ngày nay .11
3.1. Quan niệm phẩm chất quan trọng hơn năng lực .12
3.2. Quan niệm năng lực quan trọng hơn phẩm chất .14
4. Giải pháp để nâng cao phẩm chất và năng lực của giảng viên đại học.16
4.1. Giải pháp để nâng cao phẩm chất của giảng viên đại học.16
4.2. Giải pháp để nâng cao năng lực của giảng viên đại học .18
KẾT LUẬN .21
TÀI LIỆU THAM KHẢO .22
25 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 40 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quan niệm của giảng viên đại học về mối quan hệ phẩm chất năng lực và ảnh hưởng đối với chất lượng giáo dục Đại học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hẩm chất tốt thường có những biểu hiện của các hành vi đặc trưng như sau:
(1) Nhiệt tình :
- Sử dụng cử chỉ, điệu bộ để thu hút sự chú ý và hứng thú của học sinh
- Nói có hồn và diễn cảm
- Đi lại hoặc cử động trong khi giảng
- Có điệu bộ (bàn tay, cánh tay) thích hợp, không kể những cử chỉ, điệu bộ
do thói quen cá nhân làm xao lãng sự tập trung của học sinh
- Duy trì sự giao tiếp bằng mắt với học sinh
- Đi lại trong lớp
- Không đọc lại bài giảng y nguyên như trong tài liệu, giáo trình
- Mỉm cười trong khi giảng
(2) Quan hệ
- Gọi tên học sinh khi hỏi, trao đổi
- Thông báo những dịp trao đổi ngoài giờ học
- Sẵn sàng giúp đỡ học sinh khi có vướng mắc
- Chấp nhận những quan điểm khác biệt
- Trò chuyện với học sinh trước hoặc sau giờ học
8
- Chấp nhận sự đa dạng ở học sinh cũng như sự đa dạng về đặc điểm văn hoá
của họ
(3) Lãnh đạo
- Thái độ công dân gương mẫu, là người thận trọng và tôn trọng sự đa dạng
(trong văn hoá)
- Mẫu mực và yêu cầu học viên có thái độ thích hợp cho việc dạy và học
- Mẫu mực trong cách tiếp cận các ý tưởng, khái niệm và tài liệu
- Đưa ra những đòi hỏi phù hợp với tất cả các mức năng lực của người học
- Thể hiện sự tôn trọng đối với tính đa dạng và yêu cầu lớp học cũng có một
thái độ tương tự
2. Năng lực của người giảng viên
2.1. Định nghĩa về năng lực của giảng viên:
Năng lực là tổng hợp các khả năng của giảng viên trong các lĩnh vực hoạt động
chuyên môn bao gồm giảng dạy và nghiên cứu.
2.2. Phân loại năng lực của giảng viên:
2.2.1. Năng lực chung và năng lực riêng:
Năng lực chung là loại năng lực mà bất kì ai làm việc cũng phải có mới đạt kết
quả tốt đẹp như năng lực sáng tạo, năng lực tự học, năng lực giao tiếp, năng lực hợp
tác
Năng lực riêng hay gọi là năng lực sư phạm là loại năng lực chuyên biệt bao
gồm năng lực tìm hiểu sinh viên và môi trường giáo dục, năng lực giáo dục nhân cách,
năng lực đánh giá kết quả giáo dục, năng lực phát triển nghề nghiệp, năng lực kết hợp
giáo dục gia đình, nhà trường và xã hội. Và các kĩ năng bao gồm kĩ năng tổ chức lớp
9
học, soạn giáo án cụ thể như: kĩ năng tạo tình huống có vấn đề, kĩ năng thuyết trình
khúc chiết – mạch lạc – hấp dẫn – lí thú, kĩ năng đặt câu hỏi, ra bài tập đúng lúc, đúng
chỗ, đúng trọng tâm, đúng bản chất sáng tạo và thiết thực, kĩ năng trình bày bảng logic,
trực quan, kĩ năng sử dụng thiết bị dạy học.
Năng lực sư phạm liên quan chặt chẽ với năng lực chung. Năng lực sư phạm
được thể hiện rõ ở người giáo viên như: phẩm chất trí tuệ (quan sát, sáng tạo), phẩm
chất ngôn ngữ (thuyết phục, nghiêm túc, logic), phẩm chất tưởng tượng là khả năng đặt
mình vào vị trí học sinh và hiểu họ.
Những giáo viên có kinh nghiệm và thâm niên công tác nhiều năm, có trình độ
đại học sư phạm thì vẫn có thể thiếu năng lực cần thiết. Thâm niên công tác không thể
hiện trình độ cao của tay nghề sư phạm mà muốn nắm vững tay nghề sư phạm thì phải
có năng lực sư phạm.
Như vậy, giảng viên phải có tài năng chung biểu hiện trong các năng lực chung
cũng như các năng lực riêng, thể hiện ở đặc điểm ngôn ngữ tư duy, tưởng tượng; biểu
hiện trong các nét ý chí, tính cách của ngừơi giáo viên và bị lôi cuốn bới các hoạt động
chuyên môn khác.
2.2.2. Chức năng của giảng viên :
Hiện nay ở các trường đại học lớn ở các quốc gia phát triển, giảng viên đại học
được định nghĩa trong ba chức năng chính: Nhà giáo, Nhà khoa học, và Nhà cung ứng
dịch vụ cho cộng đồng.
A. Giảng viên là nhà giáo:
Đây là vai trò truyền thống, nhưng quan trọng và tiên quyết đối với một giảng
viên. Một giảng viên giỏi trước hết phải là một người Thầy giỏi. Thế nào là một người
thầy giỏi? Đó là một người uyên bác về kiến thức chuyên ngành mà mình giảng dạy? –
Đúng nhưng chưa đủ, uyên bác về kiến thức chuyên môn mới chỉ là điều kiện cần, chứ
10
chưa phải điều kiện đủ cho một thầy giáo giỏi. Theo các nhà giáo dục thế giới thì một
giảng viên tòan diện là người có (được trang bị) 4 nhóm kiến thức/ kỹ năng sau:
- Kiến thức chuyên ngành: Kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành và
chuyên môn học mà mình giảng dạy.
- Kiến thức về chương trình đào tạo: Tuy mỗi giảng viên đều đi chuyên
về một chuyên ngành nhất định, nhưng để đảm bảo tính liên thông, gắn
kết giữa các môn học thì giảng viên phải được trang bị (hoặc tự trang bị)
các kiến thức về cả chương trình giảng dạy.
- Kiến thức và kỹ năng về dạy và học: bao gồm khối kiến thức về
phương pháp luận, kỹ thuật dạy và học nói chung và dạy / học trong từng
chuyên ngành cụ thể.
- Kiến thức về môi trường giáo dục, hệ thống giáo dục, mục tiêu giáo
dục, giá trị giáo dục Đây có thể coi là khối kiến thức cơ bản nhất làm
nền tảng cho các hoạt động dạy và học.
B. Giảng viên là nhà khoa học:
Ở vai trò thứ hai này, giảng viên thực hiện vai trò nhà khoa học với chức năng
giải thích và dự báo các vấn đề của tự nhiên và xã hội mà loài người và khoa học chưa
có lời giải.
Ba chức năng chính của một nhà khoa học bao gồm : Nghiên cứu khoa học, tìm
cách ứng dụng các kết quả nghiên cứu khoa học về thực tiễn đời sống và công bố các
kết quả nghiên cứu cho cộng đồng (cộng đồng khoa học, xã hội nói chung, trong nước
và quốc tế). Trong vai trò nhà khoa học, giảng viên đại học không chỉ phải nắm vững
kiến thức chuyên môn, phương pháp nghiên cứu mà còn phải có kỹ năng viết báo khoa
học.
C. Giảng viên là nhà cung ứng dịch vụ cho xã hội:
11
Đây là một vai trò mà rất nhiều giảng viên đại học Việt Nam đang thực hiện –
nó cũng là một vai trò mà xã hội đánh giá cao và kỳ vọng ở các giảng viên. Ở vai trò
này, giảng viên cung ứng các dịch vụ của mình cho nhà trường, cho sinh viên, cho các
tổ chức xã hội – đoàn thể, cho cộng đồng và cho xã hội nói chung. Cụ thể đối với nhà
trường và sinh viên, một giảng viên cần thực hiện các dịch vụ như tham gia công tác
quản lý, công việc hành chính, tham gia tổ chức xã hội, cố vấn cho sinh viên, liên hệ
thực tập, tìm chỗ làm cho sinh viên Với ngành của mình, giảng viên làm phản biện
cho các tạp chí khoa học, tham dự về tổ chức hội thảo khoa học.
Đối với cộng đồng, giảng viên trong vai trò của một chuyên gia cũng thực hiện
các dịch vụ như tư vấn, cung cấp thông tin, viết báo. Trong chức năng này, giảng viên
đóng vai trò là cầu nối giữa khoa học và xã hội, để đưa nhanh các kiến thức khoa học
vào đời sống cộng đồng. Viết báo thời sự (khác với báo khoa học) là một chức năng
khá quan trọng và có ý nghĩa lớn trong việc truyền bá kiến thức khoa học và nâng cao
dân trí.
3. Thực trạng về quan niệm phẩm chất và năng lực của giảng viên đại học
ngày nay
Phẩm chất và năng lực là yếu tố có mối quan hệ mật thiết không thể tách rời đối
với người làm công tác giảng dạy. Ở môi trường giáo dục Cao đẳng và đại học thì hai
mối quan hệ này lại càng được nâng cao hơn, tinh tế hơn bao giờ hết do người giảng
viên phải giáo dục một lớp thế hệ trẻ đang sung sức, nhiệt huyết và sáng tạo, những
sinh viên trẻ này cần ở người giảng viên sự tận tâm, năng lực cao để họ làm nền tảng,
cơ sở cho hành trang bước vào con đường sự nghiệp lớn trong tương lai.
Thời kỳ đổi mới đòi hỏi sản phẩm giáo dục phải có phẩm chất, có năng lực đáp
ứng nhu cầu xã hội. Vì lẽ đó, phẩm chất và nhân cách nhà giáo cũng được quy định
thêm bởi nhiều yếu tố, nhưng cốt lõi vẫn là tri thức và lòng yêu thương học sinh. Nhà
giáo có thâm niên hay mới vào nghề muốn tồn tại và phát triển nghề nghiệp thì phải
12
luôn có ý thức gia tăng hàm lượng tri thức trong tư duy và bồi đắp thêm tình thương
yêu, tinh thần trách nhiệm trong việc giáo dục thế hệ trẻ.
Tuy nhiên, thực trạng ngày nay cho thấy hiện đang tồn tại những quan niệm của
chính giảng viên, hay những giảng viên chỉ có một trong hai yếu tố kể trên mà mất đi
yếu tố còn lại. Vậy thì quan niệm đó sẽ như thế nào và ảnh hưởng ra sao ?
3.1. Quan niệm phẩm chất quan trọng hơn năng lực
Có thể nói, đạo đức luôn là nền tảng của xã hội và là cái gốc của mỗi con người.
Do vậy, dù ở bất cứ xã hội nào thì giá trị đạo đức cũng phải được duy trì và giữ vững.
Hiện nay, trong thời cơ chế thị trường, khi mà những giá trị về vật chất đang chiếm ưu
thế trong xã hội, thì nó có nguy cơ đẩy lùi những giá trị về tinh thần. Và trong thời hội
nhập trước sự giao lưu mạnh mẽ và du nhập của nền văn hóa bên ngoài vào nước ta thì
đạo đức hay phẩm chất luôn là thứ nên được đề cao, nhấn mạnh để tránh bị ảnh hưởng
bởi các giá trị phẩm chất không phù hợp.
Giá trị của đạo đức muôn thưở vẫn là chữ NHÂN, chữ NGHĨA. Như Nguyễn
Trãi đã từng nói:
“Lấy đại nghĩa để thắng hung tàn
Lấy chí nhân để thay cường bạo”.
Và chính Hồ Chủ tịch cũng đã từng nói : « Có tài mà không có đức là người vô
dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó ». Đúng vậy, người biết giữ
vững giá trị đạo đức là người sống trung thực, thẳng thắn, công bằng và có lòng vị tha,
biết vui cái vui của người, biết buồn cái buồn của người. Đặc biệt không bị đồng tiền
và lối sống xa hoa của nên kinh tế thị trường quyến rũ, biết đi lên bằng chính đôi chân
của mình. Phong trào học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là một việc
làm kịp thời và đúng đắn nhằm giữ vững giá trị đạo đức của dân tộc Việt Nam đang
trên đà suy thoái.
13
Câu nói “cô giáo như mẹ hiền” và “mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương
sáng cho học sinh noi theo” vẫn còn nguyên giá trị. Hiện nay, ở các trường Cao đẳng
và Đại học trên cả nước, một số những giảng viên có quan niệm cho rằng phẩm chất,
tức là cái đức của người thầy, quan trọng hơn năng lực (tức cái tài). Tuy nhiên, xét về
góc độ tổng thể, đây là một quan niệm sai lầm của một bộ phận giảng viên của nước ta.
Đồng ý rằng trước những trào lưu, trước nền kinh tế thị trường và các luồng
giao lưu văn hóa đang ngày càng xâm nhập nước ta thì giảng viên giữ được các tư cách
đạo đức, giữ được cái phẩm chất của một người thầy là một điều cực kỳ đáng trân
trọng. Họ là những người sẽ ươm mầm nên những thế hệ tương lai có đạo đức, có suy
nghĩ, sống có trách nhiệm và chính bản thân họ cũng sẽ „miễn nhiễm‟ trước những tiêu
cực do cuộc sống mang lại như „mua bán điểm số‟, „bệnh thành tích‟.v.v
Nhưng chỉ có phẩm chất sẽ là chưa đủ để tạo nên một người giảng viên thật sự.
Thế kỷ XXI - thời đại của tri thức và khoa học công nghệ, những nhà giáo phải năng
động, tích cực tiếp thu những kiến thức mới, không ngừng học tập, nâng cao trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ. Năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm của một số bộ phận
giảng viên còn có nhiều hạn chế dù về mặt ý thức họ là người nghiêm túc cố gắng làm
hết sức mình nhưng kết quả giảng dạy, giáo dục đều không đạt đến điều mong muốn,
không thể đáp ứng nổi yêu cầu “đổi mới toàn diện, triệt để giáo dục” hiện nay.
Một người giảng viên phải đáp ứng được các chức năng cơ bản kể trên, trong đó
có chức năng của một nhà nghiên cứu khoa học, một nhà giáo. Thật vậy, là một người
sẽ đứng vai trò truyền đạt kiến thức cho sinh viên, những thế hệ tương lai của đất nước
mà người giảng viên lại thiếu đi năng lực nghiên cứu, năng lực truyền đạt thông tin
kiến thức đến với sinh viên thì đó sẽ là một vấn đề lớn.
Đại học là bậc học cung cấp cho sinh viên khối lượng kiến thức khổng lồ và
những kỹ năng tư duy, kỹ năng cuộc sống cần thiết khi ra trường. Chính vì thế vai trò
của một người giảng viên là rất lớn. Nếu chính giảng viên đó không đủ khả năng trình
độ thì việc truyền đạt kiến thức và tư duy dành cho sinh viên sẽ không thể thực hiện
14
được. Khi đó giảng viên chỉ đóng vai trò là một người „nói suông‟, tức là trong sách có
bao nhiêu thì giảng lại bấy nhiêu, thiếu đi sự tư duy sáng tạo, tìm tòi ra những phương
pháp, những vấn đề mới trong khoa học để truyền đạt lại. Lúc đó giảng viên đó sẽ rơi
vào lối mòn tư duy, sẽ làm việc một cách máy móc. Bản thân giảng viên cũng sẽ không
đủ sức để giải đáp những điều mới mẻ, không đủ sức để nghiên cứu phát hiện những lý
luận mới phục vụ cho kiến thức nhận loại và công tác giảng dạy của mình. Những
người giảng viên thiếu đi năng lực kể trên sẽ khiến cho nền giáo dục bị chậm phát
triển, rơi vào tình trạng lạc hậu và thế hệ tương lai của quốc gia cũng sẽ trở thành
những „cái máy móc‟ vô hồn thiếu tư duy, kiến thức và kỹ năng dù cho bản thân họ có
là những nhà giáo mẫu mực, có phẩm chất tốt đi chăng nữa.
Vì vậy năng lực là một yếu tố rất quan trọng của giảng viên bên cạnh yếu tố về
phẩm chất đạo đức.
3.2. Quan niệm năng lực quan trọng hơn phẩm chất
Đối với xã hội nói chung, năng lực của một cá nhân biểu hiện được rằng anh
(hay chị) ta có khả năng thực hiện được công việc đối với bản thân và xã hội hay
không. Năng lực của một người được chi phối bởi nhiều yếu tố, bao gồm : kiến thức và
kỹ năng. Với việc Việt Nam ngày càng hội nhập với thế giới thì điều này đòi hỏi năng
lực đóng vai trò chủ đạo trong công việc để có thể đáp ứng và theo kịp với trình độ
phát triển chung toàn cầu.
Và nghề giáo cũng đặt vấn đề năng lực trở nên quan trọng. Một giảng viên Cao
đẳng, Đại học cần có trong mình năng lực trong giảng dạy và trong nghiên cứu để có
thể hướng dẫn sinh viên trở thành những người lao động có kiến thức và trình độ sau
khi ra trường, đáp ứng được yêu cầu từ phía xã hội cũng như các nhà tuyển dụng trong
và ngoài nước. Hiện ở Việt Nam đã có các nhà giáo, các giảng viên có đủ khả năng
trong công tác nghiên cứu và giảng dạy để phục vụ cho lợi ích „trồng người‟. Đây là
15
những người giảng viên thật sự đáng quý và cần thiết cho nền giáo dục cũng như sự
phát triển của nước ta.
Tuy nhiên, cũng như phần trước, hiện nay, dưới áp lực của nền kinh tế thị
trường, sự chi phối của yếu tố vật chất khách quan và chủ quan đã dẫn đến việc hình
thành nên quan niệm coi trọng năng lực hơn phẩm chất của một số giảng viên. Những
giảng viên này nhấn mạnh tầm quan trọng của năng lực hơn là phẩm chất, họ coi năng
lực là yếu tố tiên quyết để tạo nên một người thầy mà bỏ qua yếu tố về phẩm chất.
Quan niệm này đã dẫn đến những sai lầm trong tư duy và tạo ra một thế hệ giảng viên
thiếu đi phẩm chất cốt cách của bậc làm nhà giáo.
Những nhà giáo có năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm nhưng không nhiệt
tình, không tự giác, không say mê với nghề. Họ có thể làm tốt tùy hoàn cảnh không
thường xuyên. Số đông nhà giáo mắc bệnh nghề nghiệp: có thành tích trong giảng dạy,
nghiên cứu nên luôn cho mình là đúng coi thường những đóng góp của đồng nghiệp,
khó chịu với những thắc mắc của học sinh. Luôn nói nhiều, không chịu lắng nghe, luôn
đổ lỗi cho học sinh, cho cha mẹ học sinh và nhà trường, đồng nghiệp, còn bản thân
luôn cho là hoàn hảo.
Ngoài việc coi nhẹ thái độ ứng xử với sinh viên. Vài người trong số họ còn đặt ra
vấn đề về „vật chất‟, không giữ đúng tư cách người thầy. Từ đó nảy sinh ra bệnh „vòi
tiền‟ sinh viên, bệnh „mua bán điểm số‟ .v.v Đây chính là điều nguy hại nhất. Các
hành động đó sẽ khiến cho sinh viên và xã hội dần mất niềm tin vào người giảng viên,
mất niềm tin vào người thầy
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_quan_niem_cua_giang_vien_dai_hoc_ve_moi_quan_he_pham.pdf