Bạo lực về tinh thần là những lời xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm
của nạn nhân hoặc là sự cô lập, bỏ rơi, khống chế, kiểm soát mọi hành vi của
bản thân Bạo lực tinh thần được coi là mọi hành vi gây tổn thương đến
đời sống tinh thần của nạn nhân như lăng mạ, chửi rủa, đánh đập, đe dọa
hoặc những hành vi khác như xúc phạm, làm nhục nạn nhân trước mặt người
khác, làm cho họ đau khổ ê chề. Bạo lực tinh thần không dễ nhận ra, nó
thường đa dạng và nhiều khi được ngụy trang dưới nhiều hình thức khác
nhau.
53 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2573 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quan niệm của sinh viên về bạo lực giới trong tình yêu sinh viên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
vũ lực
hay đe dọa tấn công vũ lực để tách nạn nhân ra khỏi gia đình, bạn bè. Thông
qua việc cô lập từng phần, một số thủ phạm đã tăng cường kiểm soát về tâm
lý tới mức độ quyết định mọi việc cho nạn nhân.
- Kiểm soát kinh tế: Thủ phạm có thể tiến hành việc bạo lực nạn nhân
thông qua việc kiểm soát sự tiếp cận của hộ với các nguồn lực gia đình: thời
gian, đi lại, ăn uống, quàn áo, tiền bạc, nơi ở… đây cũng là một dạng bạo
lực về tinh thần.
- Có mối quan hệ tình cảm với người khác
20
Sơ đồ 3: Các hình thức bạo lực tinh thần
Quát tháo, hăm dọa,
chửi rủa và nói
những lời xúc phạm
đến nhân phẩm của
nạn nhân
Kiểm soát tiền
bạc và quyết định
mọi hành vi
Theo dõi hoặc cho
người theo dõi các
hành vi của nạn nhân
Có mối quan hệ tình
cảm với người khác
Từ chối không cho
nạn nhân làm việc
ngoài xã hội
Lôi kéo người thân,
bạn bè lại nạn nhân
Bạo lực
tinh thần
Cô lập nạn nhân
với gia đình và bạn
bè của họ
21
1.4.3. Bạo lực tình dục
Sơ đồ 4: Các hình thức bạo lực tình dục
Bạo lực
tình dục
Đòi hỏi cưỡng bức quan
hệ theo kiểu cách nạn
nhân không mong muốn
Chê bai miệt thị khả
năng tình dục của nạn
nhân
Hành hạ nạn nhân
bằng cách không quan
hệ tình dục
Thực hiện hành động
bạo dâm trong khi quan
hệ với nạn nhân như
đánh đạp cào cấu
Đòi hỏi các hình thức
tình dục không an
toàn, không sử dụng
các biện pháp tránh
thai theo mong muốn
của nạn nhân
Đòi hỏi, cưỡng bức
giao hợp,khi nạn nhân
đang mệt mỏi hoặc
đang bị bệnh
22
CHƯƠNG HAI: QUAN NIỆM CỦA SINH VIÊN VỀ BẠO LỰC GIỚI
TRONG TÌNH YÊU SINH VIÊN
2.1. Một vài nét về bạo lực giới
Bạo lực giới là một trong những vấn đề sức khoẻ cộng đồng nghiêm
trọng nhất mà phụ nữ các nước nói chung và Việt Nam nói riêng đang phải
chịu đựng. Nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho thấy, cứ 5 phụ
nữ thì có 1 người là nạn nhân của một dạng bạo lực nào đó trong cuộc đời
của họ, 67% phụ nữ bị ngược đãi về thể chất và 47% phụ nữ bị cưỡng ép
trong lần quan hệ tình dục đầu tiên.
Các dạng bạo lực giới bao gồm bạo lực gia đình, hiếp dâm, quấy rối
tình dục, ép buộc vào con đường mại dâm, cắt bỏ một phần bộ phận sinh
dục, giết bào thai nữ, buôn bán phụ nữ, bạo lực liên quan đến của hồi môn.
Theo tuyên bố của Liên hợp quốc về bạo hành chống lại phụ nữ năm 1993
thì Bạo lực trên cơ sở giới là bất kỳ hành động nào gây ra, hoặc có thể gây ra
hậu quả làm tổn hại, gây đau khổ cho phụ nữ về thân thể, tình dục, tâm lý.
Hậu quả của bạo lực giới đã được khẳng định là rất nặng nề, thậm chí nó là
nguyên nhân thứ 10 gây tử vong cho phụ nữ lứa tuổi từ 15 đến 44. Tại Việt
Nam, qua nghiên cứu của Viện Xã hội học, 15% phụ nữ trong mẫu báo cáo
đã từng bị bạo lực về thể chất, 80% bị bạo lực tinh thần, 20% bị bạo lực tình
dục, trên 40% bị chồng đánh đập hoặc chửi mắng. Còn kết quả thống kê từ
hàng nghìn khách hàng tư vấn tại các Trung tâm tư vấn chăm sóc sức khoẻ
phụ nữ thuộc Dự án Cải thiện chăm sóc y tế đối với nạn nhân của bạo hành
giới do Sở Y tế Hà Nội thực hiện 5 năm qua, có khoảng từ 55% đến 95%
phụ nữ bị hành hạ thể xác nhưng chưa bao giờ cầu viện tới một cơ quan
chính thức hay người có thẩm quyền. 91,6% số phụ nữ đó bị chồng thượng
cẳng chân, hạ cẳng tay. Những phụ nữ - nạn nhân của bạo hành ở tuổi 20-29
chiếm gần 50%. Riêng thống kê tại Trung tâm tư vấn sức khoẻ đặt tại Bệnh
23
viện Đức Giang cho thấy, 30% nạn nhân của bạo lực giới bị chấn thương
đầu cổ, 10% chấn thương xương sườn, còn lại là đa chấn thương. Về mặt
tinh thần, 100% nạn nhân bị tổn thương. Đáng lo ngại hơn, những đứa trẻ
sống trong các gia đình có bạo lực thường cam chịu, lì lợm, thậm chí trầm
cảm, học hành kém và hầu như không ai giải thích, phân tích cặn kẽ cho
chúng biết hành động bạo lực là xấu.
Trước khi Dự án do Sở Y tế Hà Nội thực hiện, nước ta chưa có các cơ
sở cung cấp dịch vụ y tế mà ở đó cán bộ y tế được đào tạo để phát hiện, đánh
giá và giúp đỡ các nạn nhân. Vấn đề bạo lực giới mới chỉ được đề cập trong
vài năm gần đây và các hoạt động phòng chống cũng mới ở mức độ đơn lẻ,
thiếu đồng bộ. Với mục tiêu phát triển một mạng lưới hỗ trợ, tư vấn chăm
sóc sức khoẻ phụ nữ dựa vào bệnh viện để giúp đỡ những phụ nữ bị bạo
hành, Dự án đã tổ chức tập huấn về chủ đề bạo lực giới và kỹ năng làm việc
với nạn nhân cho các cán bộ y tế tuyến quận, huyện. Nhiều cán bộ y tế được
phỏng vấn cho biết họ hiểu nguyên nhân chính của bạo lực giới là sự bất
bình đẳng giới nên đã tham gia tích cực vào cuộc đấu tranh chống bạo lực
thông qua việc sàng lọc, đánh giá, ghi chép và giúp đỡ nạn nhân. 74,7% cán
bộ y tế đã từng động viên tinh thần cho nạn nhân. Điều đáng mừng hơn là
các cấp chính quyền, ban ngành, đoàn thể ở nhiều nơi hiện cũng đã bắt đầu
phối hợp, can thiệp kịp thời cho những trường hợp bị bạo hành và xử lý
nghiêm khắc với kẻ gây bạo hành. Điển hình, 5 năm qua, Trung tâm tư vấn
sức khoẻ phụ nữ tại BV Đức Giang đã góp phần cùng chính quyền đưa 18
đối tượng gây bạo lực nghiêm trọng ra trước pháp luật.
Đến nay, mặc dù mọi người đã bắt đầu ý thức và có trách nhiệm hơn
với những nạn nhân của bạo hành giới, nhưng công tác phòng chống cũng
như giúp đỡ các nạn nhân đang còn gặp nhiều khó khăn do người bị bạo
hành chưa tự tin khai báo hoặc yêu cầu giúp đỡ. Trong khi đó, đội ngũ tình
24
nguyện viên y tế lại hạn chế về số lượng cũng như kiến thức tư vấn, kinh
nghiệm hoạt động. Hy vọng từ các mô hình Trung tâm tư vấn, những nạn
nhân của bạo hành giới sẽ dũng cảm và nhìn nhận ra việc phải lên tiếng khi
bị bạo hành để được giúp đỡ chính đáng. Ngoài ra, mỗi phụ nữ cần tự hoàn
thiện chính mình về mọi mặt để tự tin hơn trong cuộc sống, hạn chế tối đa
bạo lực gia đình.
2.2. Quan niệm của sinh viên về bạo lực giới trong tình yêu sinh viên
Bạo lực giới trong tình yêu sinh viên là một hiện tượng xã hội đã và
đang tồn tại, nó bao gồm: bạo lực về thể xác, bạo lực về tinh thần, bạo lực về
tình dục. Khi khảo sát ý kiến của sinh viên về vấn đề này, có đến 81.2%
người cho rằng có bạo lực giới trong tình yêu sinh viên. Điều này cho thấy,
trong thực tế, hầu hết các bạn sinh viên đều đã nhận thức được vấn đề bạo
lực giới trong tình yêu sinh viên. Đồng thời, trong quá trình nghiên cứu,
chúng tôi nhận thấy, các bạn sinh viên cũng đã nhận thức được các loại, các
dạng của bạo lực giới. Khi khảo sát ý kiến của các bạn sinh viên về vấn đề
này, chúng tôi đã thu được kết quả sau:
Bảng 1: Đánh giá của sinh viên về hình thức bạo lực diễn ra trong tình yêu
sinh viên
Đánh giá (%)
Hình thức bạo lực
Có Không
Bạo lực tinh thần 73.3 26.5
Bạo lực thể xác 70.6 29.4
Bạo lực tình dục 64.7 25.3
Có thể nhận thấy, phần lớn các bạn sinh viên đều đã cho rằng, các loại
bạo lực đều có xảy ra trong tình yêu sinh viên. Trong đó, số lượng sinh viên
25
cho rằng bạo lực tinh thần có xảy ra là chiếm cao nhất. Khi phỏng vấn sâu
một bạn sinh viên về vấn đề này, chúng tôi thu được ý kiến sau: “Mình cho
rằng bạo lực tinh thần là hay xảy ra nhất. Thông thường người ta chỉ chửi
nhau thôi chứ không đánh nhau đâu. Dù sao cũng mới là người yêu chứ đã
cưới đâu” (nữ, 22 tuổi). Thông thường, khi yêu nhau, con người thường có
thái độ nâng niu, yêu thương nhau nhiều hơn, ít xảy ra chuyện đánh đập, bởi
vậy, trong sinh viên, những người chưa phải là vợ chồng, tình trạng bạo lực
phổ biến nhất vẫn là bạo lực tinh thần.
Mặt khác, số lượng người cho rằng bạo lực tình dục có xảy ra là ít
nhất. Khi khảo sát ý kiến, chúng tôi cũng thu được một số ý kiến nói về vấn
đề này như ý kiến của một bạn nữ, 19 tuổi “Bạo lực tình dục thường ít xảy
ra hơn. Đây là vấn đề nhạy cảm nhưng mình cho rằng, người ta có thể đánh
chửi nhau chứ khi quan hệ tình dục, mà nhất là khi yêu nhau thì chắc không
có chuyện bạo hành. Với lại không phải ai yêu nhau cũng có quan hệ tình
dục, nhất là ở một nước phương Đông như ở Việt Nam”. Ở một nước
phương Đông truyêng thống như nước ta, việc quan hệ tình dục trước hôn
nhân bị coi là một hành vi “lệch chuẩn” và không được sự ủng hộ tán thành
của nhiều người. Sinh viên là bộ phận có tri thức, có hiểu biết và có lối sống
văn minh, hiện đại. Tuy vậy, chuyện quan hệ tình dục trước hôn nhân vẫn
không được nhiều bạn trẻ chấp nhận. Và có lẽ, đó cũng là một nguyên nhân
chủ yếu khiến cho hành vi bạo lực tình dục được các bạn sinh viên cho là có
ở mức thấp nhất.
Đối tượng bị bạo lực cũng được các bạn sinh viên nhìn nhận khá rõ
ràng. Kết quả thống kê chúng tôi thu được như sau:
26
Biểu đồ 1: Quan niệm của các bạn sinh viên về đối tượng thường bị
bạo hành giới
0
10
20
30
40
50
60
70
80
90
Nam Nữ
Như vậy, có thể thấy, phần đông sinh viên cho rằng đối tượng thường
bị bạo lực là nữ. Khi nghiên cứu về vấn đề này, chúng tôi đã tiến hành lấy ý
kiến của các bạn sinh viên và thu được ý kiến như sau: “Tôi cho rằng đối
tượng thường bị bạo lực là nữ vì con gái yếu đuối, dễ bị bạo hành, đặc biệt
là bạo hành về thể xác.” (Nam, 22 tuổi). Nữ giới là đối tượng khá yếu đuối
về mặt thể xác, có nguy cơ bị xâm hại cao hơn nam giới. Đồng thời, ở một
nước phương Đông như Việt Nam, tư tưởng “gia trưởng” vẫn tồn tại trong
một bộ phận không nhỏ nam giới, làm cho họ có nhiều hành vi không tôn
trọng nữ giới và đôi khi dẫn đến bạo hành.
Có thể nhận thấy, chuyện bạo lực giới nói chung và chuyện bạo lực
giới trong tình yêu sinh viên nói riêng là một hiện tượng xã hội có xu hướng
diễn ra ngày càng nhiều trong đời sống hiện nay. Hiện tượng này là vấn đề
đáng báo động và đáng được quan tâm nghiên cứu để có thể đề ra được các
biện pháp giải quyết hợp lí.
Đối với từng hành vi bạo lực, quan niệm của các bạn sinh viên lai
khác nhau. Chúng tôi sẽ đi sâu vào nghiên cứu từng hành vi để làm rõ quan
niệm của các bạn sinh viên về vấn đề này.
27
2.2.1. Quan niệm của sinh viên về các loại bạo lực trong tình yêu sinh
viên.
2.2.1.1 Quan niệm của sinh viên về bạo lực tinh thần trong tình yêu sinh
viên
Thuyết mâu thuẫn của Lewis Coser đã từng nói, trong mỗi con người
đều có những “xung lực” xâm kích và hiếu chiến. Nó là một phần tất yếu
của hành vi và quan hệ xã hội. Quả thực, trong cuộc sống, con người không
thể tránh khỏi những mâu thuẫn với người khác. Trong tình yêu, khi hai
người ở gần nhau tất yếu sẽ có lúc nảy sinh những sự bất đồng. Khi không
còn nhẫn nhịn được, người ta sẽ tìm cách xâm hại đối phương mà đầu tiên là
về mặt tinh thần. Từ đó, chúng tôi đi tìm hiểu quan niệm của sinh viên về
vấn đề bạo lực tinh thần.
Bạo lực về tinh thần là những lời xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm
của nạn nhân hoặc là sự cô lập, bỏ rơi, khống chế, kiểm soát mọi hành vi của
bản thân …Bạo lực tinh thần được coi là mọi hành vi gây tổn thương đến
đời sống tinh thần của nạn nhân như lăng mạ, chửi rủa, đánh đập, đe dọa
hoặc những hành vi khác như xúc phạm, làm nhục nạn nhân trước mặt người
khác, làm cho họ đau khổ ê chề. Bạo lực tinh thần không dễ nhận ra, nó
thường đa dạng và nhiều khi được ngụy trang dưới nhiều hình thức khác
nhau.
Theo quan niệm của các bạn sinh viên về vấn đề bạo lực tinh thần
trong tình yêu đã có 73.5% tổng số sinh viên được hỏi cho rằng trong tình
yêu của sinh viên có xảy ra tình trạng bạo lực về tinh thần. Nạn nhân của
loại bạo lực tình dục, này tuỳ theo lứa tuổi và dạng quan hệ mà có những
điểm khác nhau. Đối với đối tượng sinh viên, chúng tôi cũng đã tiến hành
khảo sát và thu được kết quả như sau:
28
Biểu đồ 2: Đánh giá của sinh viên về đối tượng thường bị bạo hành tinh thần
trong tình yêu sinh viên
48
48.5
49
49.5
50
50.5
51
Nam Nữ
Có thể nhận thấy, theo ý kiến của sinh viên đối tượng bị bạo hành về
mặt tinh thần giữa nam và nữ không có sự chênh lệch lớn. Về điều này, một
đối tượng phỏng vấn sâu của chúng tôi đã cho biết: “Mình thấy rằng hiện
nay đối tượng bi bạo lực tinh thần được chia đều cho cả hai giới. Không chỉ
có người phụ nữ bị bạo hành mà ngay cả nam giới cũng bị, đặc biệt là khi
yêu nhau. Thậm chí, nhiều khi, mình còn thấy nam giới bị bạo hành về mặt
tinh thần nhiều hơn phụ nữ nữa. Xã hội hiện đại nên người phụ nữ cũng
mạnh bạo hơn, tự do hơn, vì thế nên cũng có nhiều hành vi bạo lực tinh thần
hơn”. (Nam, 23 tuổi).
Trong xã hội truyền thống, người phụ nữ thường phải tuân theo những
chuẩn mực nhất định như hiền dịu, đoan trang, thuỳ mị, nết na… Tuy nhiên,
đến xã hội hiện đại, những chuẩn mực đó phần nào bị mất đi, hơn nữa, quan
niệm cảu xã hội về vấn đề này cũng dần thông thoáng hơn. Vì thế, nhiều
người phụ nữ không giữ được những phẩm hạnh nên có, thậm chí, có những
lời nói, hành vi vi phạm nghiêm trọng thuần phong mỹ tục của dân tộc.
29
Trong tình yêu cũng vậy, nhiều bạn nữ sinh viên đã không giữ được tự chủ
trong lời nói, dẫn đến việc bạo hành tinh thần đối với bạn trai của mình. Đây
là một hiện tượng đang diễn ra trong tình yêu sinh viên và là một hiện tượng
cần phải quan tâm nghiên cứu.
Bạo lực tinh thần bao gồm nhiều hành vi khác nhau, chúng tôi đã
khảo sát đánh giá của sinh viên về mức độ phổ biến của các hành vi bạo lực
tinh thần trong tình yêu sinh viên và thu được kết quả như sau:
Biều đồ 3: Đánh giá của sinh viên về mức độ phổ biến của các hành vi bạo
lực tinh thần trong tình yêu sinh viên
0
5
10
15
20
25
30
35
40
Quát tháo,
hăm dọa…
xúc phạm
đến nhân
phẩm của
nạn nhân
Kiểm soát
tiền bạc và
quyết định
mọi hành vi
Theo dõi
hoặc cho
người theo
dõi nạn nhân
Không cho
nạn nhân làm
việc ngoài xã
hội
Cô lập nạn
nhân với gia
đình bạn bè
của họ
Có quan hệ
với người
khác
Bạo lực tinh thần không dễ nhận ra, nó thường đa dạng và nhiều khi
được ngụy trang dưới nhiều hình thức khác nhau. Theo quan niệm của các
bạn sinh viên về những hành vi bạo lực tinh thần thì hành vi quát tháo, hăm
dọa, chửi rủa và nói những lời xúc phạm đến nhân phẩm của nạn nhân là phổ
biến nhất (34,4%). Đó là việc khống chế nạn nhân bằng lời nói bao gồm sự
chửi bới, lăng mạ, hạ nhục nhiều lần nhân phẩm của nạn nhân với tư cách cá
30
nhân hay vai trò là người yêu, bạn bè, đồng sự, thành viên của cộng đồng.
Một phỏng vấn sâu chúng tôi thu được có nói về vấn đề này như sau “ Nếu
bạo lực tinh thần theo kiểu tấn công bằng lời nói thi trong tình yêu sinh viên
diễn ra khá phổ biến. Nhất là khi hai người xảy ra tranh cãi, mâu thuẫn đôi
khi xảy ra những lời nói, hành động có thể làm mất danh dự người kia trước
mặt mọi người. Tuy nhiên nhiều bạn muốn tỏ ra là có quyền quyết định với
người yêu nên thường xuyên xúc phạm, hay làm mất danh dự người yêu
trước mặt mọi người…” (Nam, 23 tuổi)
Trong tình yêu sinh viên, các đối tượng hầu hết còn trẻ và thường xảy
ra những mâu thuẫn, giận dỗi hay ghen tuông. Khi những tình huống đó xảy
ra, không ít bạn trẻ vì không làm chủ được bản thân đã có sự lăng mạ, xúc
phạm nhau bằng lời nói. Một số cặp đôi yêu nhau nhưng không hề có sự tôn
trọng khi xảy ra tranh cãi có thẻ chuyển đổi xưng hô từ “anh –em”, sang
những cách xưng hô thô tục. Một số người có xu hướng tỏ ra không tôn
trọng, xúc phạm người yêu trước mặt người khác để chứng tỏ khả năng, bản
lĩnh của mình trong tình yêu… Nhưng dù là do nguyên nhân gì thì việc tấn
công bằng lời nói cũng có thể mang lại một số hậu quả khôn lường, đa số
nạn nhân đều phải chịu những tổn thương về tinh thần, tâm lý thậm chí một
số vì xấu hổ hay sợ hãi mà thu hẹp bản thân với xã hội, lẩn tránh mọi người
xung quanh.
Theo quan niệm của các bạn sinh viên trong các hành vi của bạo lực
tinh thần thì hành vi cô lập nạn nhân với gia đình và bạn bè của họ là ít phổ
biến nhất 4,9%. Tuy nhiên, đây lại là hành vi có tính chất đặc biệt, khó có
thể kiểm soát. Trong hành vi bạo lực này thủ phạm thường cố gắng kiểm
soát nạn nhân về mặt thời gian, hoạt động và tiếp xúc với người khác. Cách
cô lập này có thể coi là một dạng bạo lực tinh thần nhưng nó tinh vi hơn vì
không rõ rệt như chửi mắng mà thủ phạm chỉ có hành động như cản trở nạn
31
nhân thăm nom bạn bè hay phàn nàn về việc thời gian cho người khác. Đôi
khi thủ phạm sử dụng vũ lực hay đe dọa tấn công vũ lực để tách nạn nhân ra
khỏi gia đình và bạn bè. Kẻ bạo hành có thể kiểm soát việc học tập, đi lại,
quan hệ bạn bè, vui chơi giải trí. Thông qua việc cô lập từng phần, một số
thủ phạm đã tăng cường kiểm soát về tâm lý tới mức độ quyết định mọi việc
cho nạn nhân. Như vậy vấn đề này quả thực có, nhưng chưa nhiều trong tình
yêu sinh viên vì các bạn vẫn có sự độc lập nhất định. Nhưng nếu thực sự xảy
ra thì khá nghiêm trọng. Như một đối tượng phỏng vấn sâu cho biết “ Mình
có biết một số trường hợp các bạn nữ khi yêu, bị người mình yêu cấm đoán
không cho đi chơi, gặp gỡ ban bè. Đi đâu anh ta cũng ngăn cản, bực tức.
Đầu tiên thì còn nghĩ là do anh ấy yêu nên sợ mất, nhưng càng ngày càng
trở nên tồi tệ anh t thậm chí còn hạn chế cho cô ấy dùng điện thoại, kể cả
tâm sự cùng người trong nhà. Và bạn đó đã phải nhờ gia đình, bạn bè để có
thể được giải thoát” (Nam, 23 tuổi)
Phương thức bạo hành này đã vi phạm nghiêm trọng đến quyền lợi
của con người, đó là quyền tự do. Tuy khi yêu nhau, hầu hết con người đều
có suy nghĩ muốn sở hữu đối phương, nhưng nếu quá lạm dụng điều này, nó
sẽ trở thành một hành vi bạo hành, vi phạm pháp luật và có thể sẽ bị pháp
luật trừng phạt.
Theo khảo sát chúng tôi thu được, bạo lực tinh thần còn nhiều hình
thức khác nhau nữa như kiểm soát tiền bạc và quyết định mọi hành vi của
nạn nhân (27%), theo dõi hoặc cho người theo dõi các hành vi của nạn nhân
(24%), từ chối không cho nạn nhân làm việc ngoài xã hội (7,3%), có quan hệ
tình cảm với người khác (12,2%). Tất cả những hành vi đó đều có ảnh
hưởng nghiêm trọng và để lại hậu quả nặng nề cho nạn nhân bị bạo hành.
Bạo lực tinh thần gây ra nhiều hậu quả nặng nề cho nạn nhân về mặt
tinh thần. Đặc biệt, đối với sinh viên, lứa tuổi còn trẻ, dễ bị tổn thương,
32
những hậu quả đó có thể ám ảnh họ suốt đời, khiến cho họ khó có thể tìm
thấy hạnh phúc trong tình yêu và hôn nhân.
Dù là hình thức nào, với đối tượng nào, bạo lực tinh thần đều có thể
đem lại hậu quả cho nạn nhân về tinh thần, tâm lý và có thể là nguyên nhân
để kèm theo là các hành vi bạo lực về thể xác của thủ phạm đối với các nạn
nhân. Hầu hết các bạn sinh viên đều đã nhận thức được khá rõ nét về hình
thức bạo lực này và chỉ ra mức độ phổ biến của những hành vi bạo lực đó.
Điều này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc ngăn ngừa bạo lực tinh
thần trong tình yêu sinh viên.
2.2.1.2. Quan niệm của sinh viên về bạo lực thể xác trong tình yêu sinh
viên
Bạo lực thể xác là dạng bạo lực dễ được nhận thấy nhất trong bao
dạng bạo lực của vấn đề bạo lực giới. Theo quan niệm của các bạn sinh viên
về các hành vi bạo lực giới có trong tình yêu sinh viên thì 70,6% ý kiến cho
là có bạo lực thể xác.
Theo chị Bùi Thị Thanh hoa, trưởng phòng tư vấn trung tâm tư vấn
tình cảm Linh Tâm cho biết: “Trung bình trong một tuần, trung tâm nhận
được 30 cuộc điẹn thoại về bạo lực trong đó 30% là ca đề nghi tư vấn bạo
lực trong tình yêu. Vấn đề mà các bạn gặp phải thường là bị người yêu hành
hạ. Khi hỏi chuyện sâu, các cô mới bắt đầu thổ lộ vấn đề mà họ gặp không
chỉ là mâu thuẫn tình cảm mà còn là những hệ lụy xung quanh tình yêu,
sống thử và các mối quan hệ quanh hai người. Và bạo lực yêu thường xảy ra
nhiều trong trường hợp các bạn trẻ chọn việc sống thử khi tâm lý chưa sẵn
sàng,chưa có kĩ năng sống, không biết cách giải quyết xung đột , hoặc ở
những bạn trong tình yêu có nhiều mâu thuẫn thường kéo theo bạo lực.
Phần lớn người trong cuộc là những người thiếu kiến thức, kĩ năng bảo vệ
33
bản thân. Người gây bạo lực là người thường áp đặt lên đối phương. Bạo
lực thể xác, bạo lực tình dục kéo theo bạo lực bạo lực tinh thần. Người trong
cuộc luôn sống trong trạng thái lo lắng, sợ hãi, lệ thuộc.” Trong 30%
những cuộc điện thoại tư vấn đó có không ít các bạn là sinh viên, đang bị
người yêu mình đánh đập bạo hành.
Đối tượng bị bạo hành thể xác thường phải chịu những hậu quả
nghiêm trọng cả về tinh thần và thể xác. Thậm chí, rất nhiều người đã phải
chịu tổn thương nặng dẫn đến tử vong. Theo ý kiến của sinh viên, đối tượng
thường bị bạo lực thể xác như sau:
Biểu đồ 5: Đánh giá của sinh viên về đối tượng thường bị bạo hành thể xác
trong tình yêu sinh viên
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Nam Nữ
Trong loại hình bạo lực thể xác, số lượng sinh viên cho rằng đối tượng
thường gặp là nữ chiếm tỉ lệ cao (78,2%). Điều này cho thấy, phần đsông
các bạn sinh viên đều cho rằng, nữ giới là đối tượng chính bị bạo hành về thể
xác. Một đối tượng phỏng vấn sâu trong bài biết “Bạo lực giới, thực trạng và
giải pháp”, của tác giả Nguyễn Văn Biện đăng trên báo An ninh nhân dân
cho biết: “Tôi thấy rất nhiều đôi yêu nhau mà đánh nhau rồi. Nhưng phần
lớn đều là con gái bị đánh thôi, chứ con trai thì ít lắm. Nhiều cô yếu ớt, bị
34
đánh đến nỗi phải vào viện cấp cứu!… Mà toàn đôi “sống thử” với nhau
mới đánh nhau thế thôi.” Xét trên lĩnh vực y học, cơ thể của nữ giới yếu
duối hơn nam giới, bởi vậy, họ thường là đối tượng dễ bị xâm hại. Đồng
thời, một bô phận nam giới ngày nay vẫn còn giữ tư tưởng phong kiến với
thói gia trưởng, vũ phu. Bởi vậy, ngay cả khi yêu nhau, họ cũng có xu hướng
đánh đập, xâm hại đến bạn gái của mình. Qua phỏng vấn sâu trên, cũng có
thể thấy, đối tượng bạo hành và bị bạo hành thể xác thường là những đôi
“sống thử”, trước hôn nhân. Đây là một khía cạnh mới mẻ, rất đáng được
quan tâm nghiên cứu.
Bạo lực thể xác diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau, với các mức
độ phổ biến khác nhau. Chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu quan niệm của
sinh viên về vấn đề này và thu được kết quả như sau:
Biểu đồ 4: Đánh giá của sinh viên về mức độ phổ biến của các hành vi bạo
lực thể xác trong tình yêu sinh viên.
0
10
20
30
40
50
60
70
Tát, đấm đá,
xô đẩy, cấu,
cắn…
Ném,
phang… các
vật vào nạn
nhân
Sử dụng các
loại vũ khí
chống lại nan
nhân như
gậy gộc, dao,
kéo ,
ghạch…
Bắt nhốt nan
nhân trong
phòng kín,
ốm đau
không được
chữa
35
Theo các bạn sinh viên trong các hành vi của bạo lực thể xác thì các
hành vi tát, đấm, đá, xô đẩy, cấu, cắn…là các hành vi mà các bạn sinh viên
cho rằng xuất hiện phổ biến nhất trong tình yêu sinh viên với 65%. “Có một
lần ngay trong đại học Hà Nội, mình thấy một bạn nam đã tát liên tục vào
mặt người yêu vì cô ấy đã không đồng ý cùng anh ta đi đâu đó. Sâu đó anh
ta bỏ mặc người yêu mình rồi đi lấy xe máy, quay lại lên tiếng chửi thề và
bắt bạn gái đó lên xe đi cùng mình.” (Nam, 24 tuổi).
Như vậy các hành vi bạo lực thể xác nêu trên chưa có cấp độ quá
nguy hiểm, tức là thủ phạm vẫn còn sử dụng tay không và không có các vũ
khí khác. Với các hành vi này nạn nhân co thể sẽ phải chịu nhiều đau đớn về
thể xác nhưng chủ yếu vẫn là các thương tổn bên ngoài như bầm tím, chảy
máu ở mức độ nhẹ… Tuy nhiên các tổn thương về tinh thần và tâm lý do
hành vi gây trên là vô cùng nghiêm trọng và từ đó thủ phạm có thể có các
hành vi bạo lực ở mức độ nghiêm trọng hơn.
Tuy nhiên, mức độ nguy hiểm hơn là hành vi sử dụng các loại vũ khí
chống lại nạn nhân như gậy gộc, dao, kéo , gạch… được các bạn sinh viên
lựa chọn đứng ở vị trí thứ 2 với 12,5%. Về hành vi này, một đối tượng
phỏng vấn sâu của chúng tôi cho biết: “ Mình nghĩ là có các hành vi bạo lực
với người mình yêu thông qua các loại vũ khí, gậy gộc,…. Và có cả ở bạn
nam và bạn nữ nữa. Tuy nhiên mình nghĩ mức độ nghiêm trọng của hành vi
này là khá cao, đặc biêt là các loại vũ khí như dao, kéo… có thể gây nguy
hiểm về tính mạng.” (Nữ, 19 tuổi). Ở hành vi này hung thủ đã bắt đầu sử
dụng đến các loại vũ khí có thể là có sẵn tại hiện trường và có thể là do
chuẩn bị trước. Đối với các hành vi này các chấn thương gây cho nạn nhân
đa dạng hơn và có thể ở những mức độ nguy hiểm hơn cho các nạn nhân.
Đặc biệt, hiện nay, có không ít các bạn trẻ đã có những hành vi dã man, sử
36
dụng dao hoặc các vật nhọn đâm vào nạn nhân, khiến cho nạn nhân có thể tử
vong.
Khác với bạo hành tinh thần, bạo hành thể xác có tác động trực tiếp
lên cơ thể nạn nhân, gây ra những tổn thương cho cơ thể nạn nhân. Trong
loại hành vi này, chúng tôi đã tiến hành khảo sát ý kiến của sinh viên về địa
điểm diễn ra bạo hành và thu được kết quả như sau:
Biểu đồ 5: Đánh giá của sinh viên về địa điểm thường xảy ra bạo lực thể xác
trong tình yêu sinh viên
0
5
10
15
20
25
30
35
40
45
Nhà của
Nam/nữ
Nơi công
cộng
Nơi khác
43,4% sinh viên cho rằng bạo lực thể xác thường diễn ra tại nhà của
nam hoặc nữ. Tỉ lệ này cao gấp 1,14 lần so với số sinh viên cho rằng bạo lực
thể xác thường diễn ra ở nơi công cộng và cao gấp 2,36 lần so với số sinh
viên cho rằng bạo lực giới thường diễn ra ở những nơi khác. Như vậy, có thể
nhận thấy, phần lớn sinh viên đều cho rằng bạo lực thể xác diễn ra ở nhà của
bạn nam hoặc nữ. Đối với sinh viên sống xa nhà, họ thường thuê nhà trọ để
ở, đây là không gian tương đối kín, không có hoặc ít có sự can thiệp của gia
đình. Bởi vậy, bạo hành về thể xác rất có điều kiện để xảy ra, thậm chí, xảy
ra nhiều và với cường độ mạnh, mức độ nguy hiểm cao.
37
Tuy nhiên, đáng chú ý là trong đánh giá của các bạn sinh viên, bạo
hành về thể xác diễn ra ở nơi công cộng cũng chiếm tỉ lệ tương đối cao
(38,2%). Đây là một hiện tượng đang
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quan niệm của sinh viên về bạo lực giới trong tình yêu sinh viên.pdf