Đề tài Quan niệm Mác-Xít về dân chủ và việc thực hiện quy chế dân chủ cấp cơ sở ở nước ta hiện nay

MỤC LỤC

Trang

PHẦN MỞ ĐẦU

PHẦN NỘI DUNG 1

CHƯƠNG 1. QUAN ĐIỂM MÁC-XÍT VỀ DÂN CHỦ VÀ DÂN CHỦ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA 5

1.1. Dân chủ và dân chủ xã hội chủ nghĩa 5

1.1.1. Dân chủ và sự hình thành của dân chủ 5

1.1.2. Bản chất của dân chủ xã hội chủ nghĩa 9

1.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về dân chủ 10

1.2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ 10

1.2.2. Quan điểm của Đảng ta về dân chủ 15

CHƯƠNG 2. THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CẤP CƠ SỞ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN TRIỂN KHAI CÓ HIỆU QUẢ . 20

2.1. Nội dung của quy chế dân chủ cơ sở 20

2.2. Thực trạng việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở ở nước ta hiện nay 23

2.2.1. Quá trình tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cấp cơ sở ở nước ta hiện nay 23

2.2.2. Thành tựu hạn chế trong việc thực hiện dân chủ câp cơ sở ở nước ta hiện nay 29

2.3. Một số giải pháp kiến nghị góp phần triển khai có hiệu quả trong việc thực hiện quy chế dân chủ cấp cơ sở ở nước ta hiện nay 34

KẾT LUẬN 38

 

 

 

 

doc46 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3032 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quan niệm Mác-Xít về dân chủ và việc thực hiện quy chế dân chủ cấp cơ sở ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hồ Chí Minh, quan niệm do dân trở thành một yếu tố định hình, chi phối toàn bộ các lập luận. Bất cứ một hình thái tổ chức xã hội nào đều do yêu cầu của dân mà thành lập, mà hoạt động. Do dân còn là do trình độ dân trí mà tổ chức cho phù hợp. Một trình độ xã hội mà nhân dân có yêu cầu cao về văn hoá và trí tuệ thì tổ chức Đảng không thể không đặt ra vấn đề năng lực trí tu của đảng viên cũng như tính khoa học của mọi hoạt động của tổ chức Đảng. Do vậy, khi dân có yêu cầu về Pháp quyền dân chủ, tổ chức Đảng không thể không thay đổi hình thức và phương thức của mối quan hệ Đảng, xã hội và nhân dân. Bởi vì, Hồ Chí Minh bao giờ cũng cho rằng Đảng không có mục đích tự thân. Đảng không tồn tại, không tổ chức vì chính mình. Vì thế, tư duy, “do dân tổ chức nên” luôn là cốt lõi, Đảng luôn luôn phải gắn với dân, bám sát dân. Ngày nay, trong điều kiện thông tin bùng nổ, cuộc cách mạng văn hoá, khoa học kỹ thuật phát triển với những bước tiến bộ nhảy vọt, đã hình thành một thế giới mới, trong nhân dân xuất hiện những con người có năng lực trí tuệ cao, có tài năng, có phẩm chất ưu tú ngày càng đông đảo. Đồng thời, tình hình đó cũngl àm nảy nở nhanh chóng những lợi ích mới, khát vọng mới về mọi mặt của nhân dân. Nếu Đảng mà không do dân để tổ chức thì chắc chắn khó tránh khỏi những khủng hoảng về niềm tin, về đường lối lãnh đạo, về chính trị. Hồ Chí Minh từng nói, việc học như chiếc thang không có bậc cuối cùng. Cai trị của chúng ta về tư tưởng dân chủ Hồ Chí Minh lại chỉ mới là những nấc thang đầu tiên. Hiểu hết, hiểu đúng lại càng khó. Khó hơn nữa là hiểu để ứng dụng đưa những tư tưởng ấy vào thực tiễn biến thành chất lượng mới của cuộc sống. “Dân chủ là quý báu nhất cuar nhân dân”, có thể lấy câu nói đó làm tiêu ngữ của phạm trù giá trị của dân chủ trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Một luận điểm có thể làm đầu đề cho hàng ngàn trang sách, chủ trương và hành động của một xã hội, một thiết chế chính trị mong muốn thực thi dân chủ, phục vụ nhân dân. Dân chủ không chỉ là phương pháp thể hiện mối quan hệ mới, tốt đẹp trong xã hội mà trước hết là trên hết là nội dung của một cuộc sống mới của nhân dân, cụôc sống mà người dân đang là chủ thực sự của đất nước, của xã hội. Dân chủ là động lực, là sức mạnh để xây dựng một xã hội ấm no hạnh phúc, tự do và bình đẳng. 1.2.2. Quan điểm của Đảng về dân chủ. Trên cơ sở Chủ nghĩa Mác-Lênin và truyền thống dân chủ ở Việt Nam, Đảng ta, mà người sáng lập và rèn luyện là chủ tịch Hồ Chí Minh đã có nhận thức rất sớm và sâu sắc về dân chủ. Đảng ta đã sớm xác định việc mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cách mạng, sự nghiệp đổi mới. Những yếu tố dân chủ, tinh thần dân chủ, lấy dân làm gốc vốn đã hình thành trong lịch sử dụng nước và giữ nước của nhân dân ta từ mấy nghìn năm trước, đã được Đảng ta kế thừa và phát huy trong điều kiện mới. Khi đất nước còn sống trong cảnh nô lệ, bị thực dân và phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề, thấu hiểu khátvọng độc lập tự do và dân chủ của dân, tin vào dân, dựa vào dân, Đảng ta chỉ với mấy nghìn đảng viên đã dũng cảm phát huy nhân dân cả nước đứng lên giành chính quyền trong cách mạng tháng Tám. Trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, những nội dung dân chủ mà Đảng đề ra không dừng lại ở mục tiêu mà được triển khai thành tổ chức và thực thi trong thực tiễn. Khi cách mạng thành công. Đảng ta đã lãnh đạo nhân dân ta thông qua tổng tuyển cử trực tiếp mà lập lên Nhà nước. Có Nhà nước mới, nhân dân ta vừa thực hiện quyền làm chủ đất nước thông qua các cơ quan dân cử vừa làm chủ trực tiếp trên địa bàn cư trú của mình. Tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, Đảng ta đã khơi dậy tinh thần yêu nước, nưu trí sáng tạo của các giới, các ngành của đồng bào trong cả nước trong cuộc đấu tranh bảo vệ chính quyền cách mạng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, đồng tâm nhất trí tiến hành thắng lợi các cuộc kháng chiến chỗngl, hoàn thành nhiệm vụ cách mạng dân tộc, dân chủ thống nhất đất nước, đưa cả nước tiến vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Ngay từ đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng năm 1976 đã tuyên bố trong đường lối chung một nhiệm vụ có tính cương lĩnh là xây dựng quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, sao cho nhân dân xứng đáng là người chủ trên tất cả các lĩnh vực, kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội và chinh phục tự nhiên. Những năm đổi mới vừa qua, thực hiện Nghị quyết của Đại hội VI, đại hội VII, đại hội VIII và Nghị quyết hội nghị Trung ương 3 khoá VI quyền làm chủ của nhân dân lại được Đảng và Nhà nước ta phát huy thêm một bước, thể hiện rõ trong nhiều chính sách đổi mới về kinh tế, chính trị - xã hội, đã giải phóng tiềm năng to lớn về vật chất và trí tuệ của nhân dân, nhờ đó mà sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc đạt được những thành tưu to lớn. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI năm 1986 triển khai mạnh mẽ sự nghiệp dân chủ hoá từ các lĩnh vực tư tưởng, chính trị đặc biệt là kinh tế, trao cho nhân dân quyền chủ động sản xuất kinh doanh, chủ động cải thiện đời sống của mình. Đối với sự nghiệp dân chủ, thì đây là một mốc son chói lọi đưa sự nghiệp dân chủ của cách mạng nước ta vào chiều sâu, thành thể chế mà trước hết là thể chế kinh tế, đưa ra một cách tiếp cận mới thực tiễn hơn, biện chứng hơn về nền dân chủ xã hội chủ nghĩa mà chúng ta đang xây dựng. Những thành quả do đổi mới mang lại đã góp phần làm thay đổi đời sống kinh tế, trên cơ sở đó nhân dân có điều kiện để nhìn nhận sâu sắc hơn về các vấn đề dân chủ trong chính trị, trong quản lý Nhà nước. Chính vì thế mà hoạt động của Đảng trong suốt nhiệm kỳ đại hội VII và đại hội VIII đã dành sự chú ý đáng kể đến dân chủ trong chính trị, đã đặt ra một cách dứt khoát mục tiêu xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam, cải cách nền hành chính Việt Nam. Bước sáng thiên niên kỷ mới, với yêu cầu của Đảng và của nhân dân là phát huy sức mạnh cả dân tộc, tiếp tục đổi mới đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng được coi là đại hội của trí tuệ, dân chủ, đoàn kết, đổi mới, khẳng định lại mục tiêu xây dựng một chế độ dân chủ thông qua Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, cải cách các thể chế và phương thức hoạt động của Nhà nước, mở rộng và đa dạng các hình thức tập hợp nhân dân. Đại hội đã đưa dân chủ thành một tỏng những mục tiêu quan trọng mà Đảng phải lãnh đạo đất nước hướng tới. Báo cáo chính trị tại đại hội IX của Đảng về chủ trương phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân khẳng định: “nhân dân vừa thực hiện quyền dân chủ vừa thực hiện thông qua đại diện là các cơ quan Nhà nước, các đại biểu nhân dân, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Đảng và Nhà nước xây dựng hoàn chỉnh các quy chế để Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể nhân dân phát huy quyền làm chủ của nhân dân tham gia phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện dân biết, dân bàn, dân làm , dân kiểm tra, qua đó tăng cường đoàn kết toàn dân, củng cố nhất trí về chính trị và tinh thần trong chế độ ta”. Đảng ta đã khẳng định rõ ràng rằng dân chủ là bản chất của Nhà nước ta, của chế độ ta, thể hiện tính ưu việt của chủ nghĩa xã hội so với các chế độ khác. Dân chủ của chế độ ta là dân chủ đối với nhân dân mà tứơc hết là đối với giai cấp công nhân và nhân dân lao động dưới sự lãnh đạo của Đảng. Điều đó cũng đồng nghĩa với quyền làm chủ của nhân dân được thể hiện trong mọi mạt của đời sống xã hội, từ chính trị đến kinh tế, văn hoá… quyền làm chủ của nhân dân được hoàn thiện và nâng cao trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao dân trí. Một xã hội có nền kinh tế ở trình độ thấp kém thì không thể có một nền dân chủ phát triển. Đồng thời, quyền làm chủ của nhân dân phải được thể chế hoá bằng pháp luật, bằng những quy định cụ thể, có tính pháp luật thì mới có cơ sở thực thi và buộc toàn xã hội thực hiện thống nhất. Một xã hội hỗn độn, ai cũng hành động theo ý mình thì không thể có tự do cho cả cộng đồng cũng như cho mỗi người. Quyền làm chủ của nhân dân cần phải được đảm bảo bằng pháp luật, bằng các cơ quan bảo vệ pháp luật. Dân chủ trong chế độ mới mà nhân dân ta xây dựng được thực hiện bằng nhiều hình thức, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội và được pháp luật bảo vệ. Đó là chế độ dân chủ trên thực tế nói đi đôi với làm. Nhà nước ta là Nhà nước vì dân, Chính phủ là người đầy tớ của dân. Quyền và lợi ích chính đáng của dân được thể hiện bằng pháp luật. Nhà nước ta là Nhà nước củ dân. Nhân dân có quyền tham gia quản lý Nhà nước. Dân chủ bao giờ cũng phải đi liền với pháp chế, kỉ cương phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế - xã hội và trình độ dân trí, truyền thống lịch sử, văn hoá của dân tộc. Đó là những khuôn khổ quy định trình độ, mức độ, phạm vi thực thi các quyền dân tộc. Đặt ra những yêu cầu dân chủ vượt quá những khuôn khổ đó sẽ không thực hiện được mà còn gây mất ổn định xã hội. Không tôn trọng kỷ luật, ỉ cương cũng là phá hoại dân chủ, trái với bản chất dân chủ của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Mỗi nước có đặc điểm riêng chế độ chính trị trình độ phát triển riêng, nền văn hoá riêng, vì mô hình dân chủ, cách thể hiện dân chủ ở mỗi nước không thể hoàn toàn giống nhau, đặc biệt là đối với các chế độ có bản chất kinh tế, chính trị khác nhau. Vì thế, chúng ta kiên quyết bác bỏ những sự áp đặt từ bên ngoài những mô hình dân chủ, xã hội lạ với xã hội ta, không phù hợp với mục tiêu mà nhân dân ta lựa chọn. Thực hiện quyền làm chủ của nhân dân trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta là một quá trình từ thấp đến cao. Trong quá trình thực hiện, một mặt phải coi trọng công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật nâng cao ý thức pháp luật cho nhân dân, làm cho mọi người hiểu rõ và thực hiện trong cuộc sống gắn quyền hạn với trách nhiệm, lợi ích và nghĩa vụ công dân. Như vậy, Đảng và Nhà nước ta phải vững để dân làm chủ, dân làm chủ để Đảng và Nhà nước vững mạnh hơn. Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa là một vấn đề có tầm vóc chiến lược liên quan đến sự sống còn của đất nước và chế độ mới. Thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa là một cuộc đấu tranh cách mạng rất kiên cường nhằm củng cố Đảng, xây dựng Nhà nước vững mạnh, bảo đảm mãi giữ vững độc lập thống nhất, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. CHƯƠNG II: THỰC HIỆN QUY CHẾ DÂN CHỦ CẤP CƠ SỞ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN TRIỂN KHAI CÓ HIỆU QUẢ VIỆC THỰC HIỆN QUI CHẾ DÂN CHỦ CƠ SỞ Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 2.1. Nội dung của quy chế dân chủ cơ sở: Mở rộng dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy quyền làm chủ của nhân dân là mục tiêu, đồng thời là động lực bảo đảm cho thắng lợi của cách mạng, của công cuộc đổi mới. Những năm qua, Đảng và Nhà Nước đã ban hành nhiều chính sách đổi mới về kinh tế, chính trị, xã hội, phát huy được một bước quyền làm chủ của nhân dân, nhờ đó đã đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc. Tuy nhiên, nhìn chung, quyền làm chủ của nhân dân còn bị vi phạm ở nhiều nơi, trên nhiều lĩnh vực, tệ quan liêu, mệnh lệnh cửa quyền tham nhũng, sách nhiễu gây phiền hà cho dân vẫn đang phổ biến và nghiêm trọng, mà chúng ta chưa đẩy lùi ngăn chặn được. Phương châm "Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" chưa được cụ thể hoá thành luật pháp, chậm đi vào cuộc sống. Tình trạng mất dân chủ, không để dân bàn bạc và quyết định những công việc liên quan trực tiếp đến đời sống dân, bắt dân phải đóng góp, tình trạng tồn đọng hàng vạn đơn khiếu tố bị đùn đẩy không giải quyết hoặc giải quyết không kịp thời, không đúng… chẳng những làm suy giảm lòng tin của dân đối với Đảng và chính quyền mà còn làm triệt tiêu nguồn động lực của nhân dân và xâm phạm vào bản chất tốt đẹp của chế độ. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra là phương châm quan trọng để dân có thể làm chủ nhưng biết, bàn, làm, kiểm tra cái gì? bằng cách nào? và ở đâu? từng người dân đơn lẻ lăn lộn mưu sinh hàng ngày làm sao có đủ điều kiện để biết làmvà kiểm tra được. Trước tình hình đó, nắm được yêu cầu thực tiễn và trải qua quá trình tìm tòi thử nghiệm, Ngày 18/02/1998, bộ chính trị ra chỉ thị 30-CT/TW về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở. Ngày 15/05/1998 để cụ thể hoá chỉ thị này, Thủ tướng chính phủ ra nghị định số 29-NĐ/CP về ban hành Qui chế thực hiện dân chủ ở xã. Đây là những văn bản quan trọng do Đảng và Nhà Nước ban hành nhằm giữ vững và phát huy được bản chất tốt đẹp của Nhà Nước ta, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, thu hút nhân dân tham gia quản lí Nhà Nước, tham gia kiểm kê, kiểm soát Nhà Nước khắc phục tình trạng suy thoái quan liêu, mất dân chủ và nạn tham nhũng. Qui chế dân chủ ở cơ sở bước đầu đã đặt đúng vị trí, vai trò của Đảng, Nhà Nước và các đoàn thể nhân dân trong hệ thống chính trị, trong chế độ dân chủ của đất nước. Qui chế dân chủ ở cơ sở đã bước đầu xác định rõ dân ở cơ sở là ai? Qui chế dân chủ ở cơ sở đã tạo ra một bước chuyển biến về chất trong cán bộ, đảng viên và nhân dân. Từ đây, dân chủ không còn là những mệnh đề trừu tượng, những khẩu hiệu trống rỗng mà là những vấn đề cụ thể: đảng làm gì? Nhà Nước làm gì? Dân cần biết, bàn, làm, kiểm tra cái gì? như thế nào? Qua thực tế chúng ta thấy rằng, chuyện dân chủ đã trở thành chuyện, gần gũi thân thiết bổ ích như chuyện cơm ăn, áo mặc. Qui chế dân chủ cơ sở có ý nghĩa rất to lớn, có thể hơn hẳn một tá cương lĩnh trừu tượng xa vời. Dân chủ đã đi vào cuộc sống nhân dân. Với qui chế dân chủ ở cơ sở, có lẽ đây là lần đầu tiên, khái niệm dân chủ ở nước ta đã biến thành thể chế,thành qui phạm pháp luật. Qui chế dân chủ ở cơ sở đã góp phần sàng lọc, đào tạo cán bộ. Qui chế dân chủ ở cơ sở vì vậy là yêú tố trực tiếp tham gia xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh trong sạch. Nhà Nước pháp quyền của dân và vì dân sẽ là hiện thực ở cơ sở Qui chế thực hiện dân chủ ở xã do chính phủ ban hành ngày 11/5/1998 gồm lời nói đầu, 7 chương và 25 điều. Nội dung cơ bản của Qui chế là sự cụ thể hoá phương châm "dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra" có những nội dung rất chi tiết và cụ thể. Trong qui chế nêu rõ những việc cần thông báo cho nhân dân biết là: những chủ trương, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà Nước có liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ,đến cuộc sống hằng ngày của mỗi người dân và gia đìnhcủa họ không phân biệt đó là vấn đề vĩ mô hay vi mô. Các thủ tục hành chính, các quy định, các kế hoạch, nghị quyết, các dự toán ngân sách có liên quan trực tiếp tới đời sống của nhân dân như: kế hoạch phát triển kinh tế xã hội dài hạn và hàng năm của xã,qui hoạch kế hoạch sử dụng đất đai, các nghị quyết của Hội đồng nhân dân và quyết định của Uỷ ban nhân dân xã vàcác cấp trên có liên quan đến địa phương dự toán quyết toán thu chi các quĩ, dự án, các khoản huy động đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi công cộng của xa, thông và kết quả thực hiện… Dân cũng cần biết cách để thực hiện mọi nghĩa vụ và hưởng thụ mọi quyền lợi chính đáng của họ. Ngoài ra, các kết quả thanh tra, kiểm tra giải quyết các vụ tiêu cực tham nhũng của cán bộ xã, thôn, làng, ấp bản và những việc khác nữa chính quyền thấy cần thiết và nhân dân yêu cầu cũng phải được thông báo để nhân dân được biết "Dân bàn" chính là hoạt động quan trọng thể hiện một cáchchủ động, tích cực sự hiểu biết của dân, thể hiện nhận thức và chính kiến của mình đối với chủ trương, chính sách pháp luật liên quan đến đời sống của dân. Những việc dân bàn và quyết định trực tiếp là những việc nội bộ cộng đồng dân cư phù hợp với pháp luật của Nhà Nước, các chủ trương đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi trong xã,đặc biệt là xây dựng các hương ước qui ước làng Văn hoá, nếp sống văn minh. Các việc nhân dân bàn, tham gia ý kiến, chính quyền xã quyết định gồm có các dự thảo qui hoạch, dự thảo kế hoạch như: Dự thảo nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phương án chuyển đổi cơ cấu kinh tế, cơ cấu sản xuất và phương án phát triển ngành nghề, dự thảo qui hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai ở địa phương và việc quản lý, sử dụng có hiệu quả quỹ đất công ích cuả xã, phương án qui hoạch khu dân cư, đề án định canh định cư, vùg kinh tế mới, kế hoạch dự án huy động và sử dụng các khoản đóng góp của nhân dân để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng do xã quản lý. Mục đích của việc thực hiện dân bàn nhằm tập hợp trí tuệ của quần chúng nhân dân đóng góp vào việc xây dựng chủ trương, chính sách pháp luật làm cho chủ trương, chính sách luật pháp thể hiện được ý nguyện chính đáng củadân, mặt khác "dân bàn" còn nhằm mục đích quán triệt và thực hiện chủ trương, chính sách, luật pháp được tốt hơn, phát huy tiềm năng sáng tạo để đưa các chủ trương chính sách pháp luật đi vào cuộc sống. Một trong những nội dung quan trọng nữa của Qui chế dân chủ cơ sở là những việc nhân dân giám sát, kiểm tra. Muốn thực hiện công bằng xã hội, phải thực hiện tốt công tác kiểm tra, trong đó dựa vào dân để kiểm tra là biện pháp rất có hiệu quả. Nhân dân có quyền kiểm tra, giám sát, hoạt động của các cơ quan Nhà Nước, các đại biểu dân cư, cán bộ và viên chức Nhà Nước, Nhân dân giám sát, kiểm tra hoạt động của hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân xã và kết quả thực hiện nghị quyết cuả hội đồng nhân dân và quyết định của uỷ ban nhân dân xã, hoạt động và phẩm chất đạo đức của chủ tịch hội đồng nhân dân và chủ tịch uỷ ban nhân dân, hoạt động của đại biểu hội đồng nhân dân xã, của cán bộ Uỷ ban nhân dân xã và cán bộ công chức hoạt động tại địa phương. Bên cạnh đó, một trong những nộidung mà nhân dân kiểm tra giám sát là về tài chính kết quả nghiệmthu và quyết toán các công trình do nhân dân đóng góp xây dựng, các vấn đề về giải quyết đất đai, thu chi các loại lệ phí theo quy định của Nhà Nước, và ngân sách xã. Việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân tại địa phương, thanh kiểm tra các vụ tiêu cực có liên quan đến cán bộ xã và việc thực hiện chế độ, chính sách ưu đãi, chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ, những người và gia đình có công với nước, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo trợ xã hội cũng được nhân dân kiểm tra, giám sát. Qua những nội dung rất cụ thể của Qui chế dân chủ cơ sở nêu trên,chúng ta có thể thấy rằng: Qui chế dân chủ ở cơ sở phản ánh được quyết tâm cao của Đảng và Nhà Nước tra trong việc thực hiện và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, nhằm khơi dậy và nhân lên sức mạnh của mọi tiềm năng, thế mạnh của đất nước trong đó có huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị. Đảng, chính quyền, mặt trận tổ quốc và các đoàn thể để thực hiện dân chủ ở cơ sở, phát huy quyền làm chủ của nhân dân của chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định:"Dân chủ là quí báu nhất của nhân dân" "thực hành dân chủ là chìa khoá vạn năng có thể giải quyết mọi khó khăn". 2.2 Thực trạng việc thực hiện qui chế dân chủ cấp cơ sở ở nước ta hiện nay: 2.2.1. Quá trình tổ chức thực hiện quy chế dân chủ cấp cơ sở ở nươc ta. Ở nước ta hiện nay thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa phát huy quyền làm chủ của nhân dân được tiến hành dưới nhiều hình thức, nhiều cấp độ, trong đó thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở có ý nghĩa quan trọng và cấp bách, nó mang tính chất cơ bản và lâu dài bởi vì việc thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở "nhằm phát huy quyền làm chủ, sức sáng tạo của nhân dân ở xã, động viếnức mạnh vật chất và tinh thần to lớn của nông dân và nhân dân trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị, xã hội tăng cường đoàn kết nông thôn, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, xây dựng Đảng bộ, chính quyền và các đoàn thể ở xã trong sạch, vững mạnh ngăn chặn và khắc phục tình trạng suy thoái, quan liêu tham nhũng,góp phần vào sự nghiệp dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh theo định hướng xã hội chủ nghĩa" qui chế thực hiện dân chủ ở xã, ngày 15/5/1998 của Chính phủ . Việc thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở còn làm tăng niềm tin của quần chúng nhân dân lao động vào sự lãnh đạo của Đảng và Nhà Nước vào tính ưu việt của chế độ xã hội chủ nghĩa, tạo nên những điều kiện thuận lợi và những động lực to lớn trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Việc thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở cần quán triệt những quan điểm chỉ đạo sau: - Đặt việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở cấp cơ sở trong cơ chế tổng thể của hệ thống chính trị:"Đảng lãnh đạo, Nhà Nước quản lí nhân dân làm chủ:"Trong quá trình thực hiện dân chủ ở cấp cơ sở thì cần phải coi trọng cả ba mặt nói trên. - Vừa phát huy tốt chế độ dân chủ đại diện, nâng cao chất lượng và hiệu lực hoạt động của quốc hội, chính phủ, Hội đồng nhân dân và uỷ ban nhân dân các cấp,vừa thực hiện tốt chế độ, dân chủ trực tiếp ở cấp cơ sở để nhân dân bàn bạc và quyết định trực tiếp những công việc quan trọng, thiết thực gắn liền với lợi ích của mình. - Phát huy dân chủ phải gắn liền với phát triển kinh tế, xã hội nâng cao dân trí, tạo điều kiện mở rộng dân chủ có chất lượng hiệu quả. - Nội dung các Qui chế phát huy dân chủ ở cấp cơ sở phải phù hợp với Hiến pháp, pháp luật, thể hiện tinh thần dân chủ đi đôi với kỉ cương, trật tự quyền hạn gắn liền với trách nhiệm, lợi ích đi đôi với nghĩa vụ,chống quan liêu mệnh lệnh, đồng thời chống tình trạng vô chính phủ, lợi dung dân chủ vi phạm pháp luật. - Gắn quá trình xây dựng và hoàn thiện qui chế dân chủ với công tác cải cách hành chính, sửa đổi những cơ chế, chính sách về thủ tục hành chính không phù hợp. Cùng với việc ban hành nhiều văn bản pháp lí, tháng 5/1988 chính phủ đã ban hành quy chế thực hiện dân chủ ở xã (phường, thị trấn). Qui chế đã qui định một cách cụ thể những vấn đề dân cần được biết, được bàn, được làm và được kiểm tra. Những điều dân cần được biết : Biết không phải là toà bộ vấn đề dân trí, bản chất của nó là quyền được thông tin,biết không chỉ là quyền mà còn có nghĩavụ phải biết để bàn, làm, kiểm tra nhằm tham gia những công việc chung của đất nước với tư cách là người của đất nước có chủ quyền. Nói chung, tất cả những gì liên quan đến lợi ích của dân,của tập thể, của Nhà Nước dân đều phải được biết. cụ thể Điều 4 - Qui chế thực hiện dân chủ xã qui định: chính quyền địa phương có trách nhiệm thông tin kịp thời và công khai để dân được biết những công việc chính sau: + Chính sách, Pháp luật của Nhà Nước + Các qui định của Nhà Nước và chính quyền địa phương về thủ tục hành chính, giải quyết các công việc liên quan đến dân. + Kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội dài hạn và hàng năm của xã. +Qui hoạch kế hoạch sử dụng đất đai. + Các nghị quyết của hội đồng nhân dân và quyết định của uỷ ban nhân dân xã và của cấp trên liên quan đến địa phương. + Dự toán và quyết toán ngân sách hàng năm. + Các chương trình, dự án do Nhà Nước, các tổ chức và cá nhân đầu tư, tài trợ trực tiếp cho xã. + Chủ trương kế hoạch vay vốn phát triển sản xuất, xoá đói giảm nghèo. + Điều chỉnh địa giới hành chính xã và các đơn vị hành chính liên quan đến xã. + Kết quả thanh ta, kiểm tra, giải quyết các vụ tiêu cực,tham nhũng của cán bộ xã, thôn, làng, bản ấp. + Công tác Văn hoá xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh trật tự, an toàn xã hội của xã… + Sơ kết, tổng kết hoạt động của hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân xã… Để tạo điều kiện cho nhân dân được biết thì Qui chế cũng qui định: Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân xã có trách nhiệm phối hợp với mặt trận tổ quốc, các đoàn thể ở xã và trưởng thôn, làng, bản, ấp phải bằng các hình thức khác nhau nhằm cung cấp thông tin cho quần chúng nhân dân một cách nhanh chóng và rộng rãi nhất. Những vấn đề được bàn: Trước hết, bàn cũng cần được phân định: Bàn để tham gia, bàn để quyết định, bàn để thực hiện. Cần chú ý vấn đề "dân bàn" ngay từ đầu khi quyết định đang còn ở giai đoạn dự thảo. Để khuyến khích dân bàn, người lãnh đạo, người quản lý phải biết lắng nghe ý kiến của nhân dân. Hiện nay, chúng ta đang thực hiện dân chủ trực tiếp, nhất là ở cấp cơ sở thì nên đi sâu, cụ thể hoá vấn đề "dân bàn để quyết định". - Những việc nhân dân bàn và quyết định trực tiếp: Điều6- Qui chế thực hiện dân chủ ở xã qui định: Nhân dân ở xã thôn, làng, ấp, bản bàn và quyết định trực tiếp các công việc chủ yếu sau: + Chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi công cộng (Điện, đường, trường, trạm…) + Lập thu chi các loại quỹ trong khuôn khổ pháp luật + Xây dựng hương ước, qui ước làng Văn hoá nếp sống văn minh giữ gìn an ninh trật tự, bài trừ các hủ tục, mê tín dị đoan, các tệ nạn xã hội. + Các công việc trong nội bộ cộng đồng dân cư thôn, làng, ấp, bản phù hợp với pháp luật của Nhà Nước + Thành lập ban giám sát công trình xây dựng do dân đóng góp + Tổ chức bảo vễ, kinh doanh Ngoài ra những khoản dân ủng hộ với mục đích tương trợ, nhân đạo,từ thiện do chính quyền, uỷ ban mặt trận tổ quốc, các đoàn thể, các hội và các tổ, chức xã hội tuyên truyền, vận động nhân dân theo nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện, không được áp đặt, phân bổ. Để thực hiện những việc nhân dân quyết định trực tiếp, cấp uỷ đảng lãnh đạo UBND xã xây dựng phương án, chương trình, kế hoạch. UBND xã phối hợp với Uỷ ban mặt trận tổ quốc chỉ đạo, tô chức nhân dân bàn, quyết định bằng các hình thức: Họp nhân dân ở từng thôn, làng, ấp, bản thảo luận và biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín, lập biên bản gửi UBND xã hoặc họp chủ học bần biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín, lập biên bản gửi cho UBND xã… - Những việc dân bàn, th

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docBC1697.doc