1.1. Khái niệm và vai trò của nguyên liệu trong sản xuất đối với doanh nghiệp
- Khái niệm
Nguyên liệu là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất (công cụ lao động,
đối tượng lao động, con người), chúng được thể hiện ở dạng vật hoá là cơ sở để
hình thành nên sản phẩm mới. Nguyên liệu có đặc điểm là chỉ tham gia một lần
vào quá trình sản xuất, chúng chuyển hoá không ngừng biến đổi cả về hình thái lẫn
giá trị.
- Phân loại nguyên liệu
Có nhiều cách phân loại nguyên liệu, một cách tổng quát người ta chia
nguyên liệu 3 loại sau:
+ Nguyên liệu: là những đối tượng lao động mới được khai thác trực tiếp từ tự
nhiên đưa trực tiếp vào chế biến công nghiệp mà chưa qua bất kỳ một quá trình chế
biến nào khác. Ví dụ: nguyên liệu là sản phẩm của ngành nông, lâm, thuỷ hải
sản
+ Vật liệu: là những đối tượng lao động đã trải qua chế biến và được tiếp tục
sử dụng vào quá trình chế biến sản phẩm khác. Ví dụ: Nhựa, sắt, thép
+ Nhiên liệu: là những đối tượng lao động được sử dụng để tạo ra nguồn năng
lượng phục vụ cho quá trình sản xuất. Ví dụ: xăng dầu,
- Vai trò của nguyên liệu trong sản xuất đối với doanh nghiệp
Nguyên liệu là một bộ phận trọng yếu của tư liệu sản xuất, là một điều kiện
của hoạt động sản xuất kinh doanh, nếu không có nguyên liệu thì không thể sản
xuất kinh doanh được.
15 trang |
Chia sẻ: Thành Đồng | Ngày: 11/09/2024 | Lượt xem: 71 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Quản trị cung ứng nguyên liệu mía tại công ty Cổ phần đường Quảng Ngãi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ự trữ thường xuyên
và lượng trữ bảo hiểm.
Lượng dự trữ thường xuyên là lượng dự trữ đảm bảo quá trình sản xuất diễn ra
liên tục trong các điều kiện cung ứng bình thường
QDTmin: Lượng dự trữ tối thiểu cần thiết.
Tuy nhiên, đối với doanh nghiệp mía, như phân tích ở phần trên, việc kéo dài
thời gian dự trữ sẽ không đảm bảo yêu cầu về chất lượng mía cho sản xuất nên
thông thường, lượng dự trữ ở các doanh nghiệp mía đường chủ yếu là lượng dự trữ
thường xuyên.
Trên phương diện lý thuyết, lượng dự trữ thường xuyên phải được xác định
trên cơ sở thời gian và mức sử dụng nguyên liệu tính từ khi bắt đầu thông báo cho
người cấp hàng cho đến khi hàng về tới doanh nghiệp, kiểm tra và làm xong các
thủ tục nhập kho, sẳn sàng đưa vào sử dụng.
Lượng dự trữ thường xuyên mỗi loại nguyên vật liệu được xác định theo công
thức sau đây:
QDTTX : lượng dự trữ thường xuyên
tcư : số ngày cung ứng trong điều kiện bình thường
QĐMTD/ngày: định mức sử dụng trong một ngày đêm tính theo định mức và sản
lượng sản xuất theo kế hoạch.
Thời gian cung ứng bình thường được xác định ở mức bình quân theo thống
kê kinh nghiệm kết hợp với dự báo các thay đổi trong thời kỳ kế hoạch.
QDTmin = Q
DT
TX + Q
DT
BH
QDTTX = tcư * Q
ĐM
TD/ngày
v
Mức dự trữ này đảm bảo cho hoạt động của doanh nghiệp diễn ra liên tục,
không bị gián đoạn trong các điều kiện cung ứng bình thường.
Ngoài ra, đối với những doanh nghiệp hoạt động theo mùa, như các doanh
nghiệp sản xuất, chế biến sản phẩm từ nguyên liệu là nông, lâm, hải sản thì cần
phải xác định thêm lượng dự trữ theo mùa. Thông thường, các doanh nghiệp này sẽ
cố gắng mở rộng thời gian sản xuất bằng cách nghiên cứu cung cấp dịch vụ kỹ
thuật cải tạo giống cây trồng để kéo dài thời gian mùa vụ thu hoạch chúng, đồng
thời doanh nghiệp phải có chính sách giá cả hợp lý, khuyến khích nông dân kéo dài
vụ thu hoạch.
Tổ chức mua sắm nguyên vật liệu
Mua sắm là một trong những chức năng cơ bản không thể thiếu của mọi tổ
chức. Mua hàng bao gồm những hoạt động có liên quan đến việc mua nguyên vật
liệu, máy móc, trang thiết bị, các dịch vụ để phục vụ cho hoạt động của tổ chức.
Tổ chức hoạt động vận chuyển
Hoạt động vận chuyển của doanh nghiệp là việc tham gia có kế hoạch của các
phương tiện vận chuyển để vận chuyển đối tượng cần vận chuyển, sản phẩm hàng
hoá từ nơi cần đi đến mục tiêu cần chuyển đến.
Quản trị hoạt động vận chuyển là tổng hợp các hoạt động định hướng, tổ chức
và kiểm tra quá trình vận chuyển nhằm vận chuyển toàn bộ nguyên vật liệu từ nơi
cần chuyển đi đến nơi cần chuyển đến đảm bảo thời gian, chất lượng và hiệu quả.
Nội dung của hoạt động vận chuyển bao gồm những vấn đề chủ yếu là lựa
chọn phương thức và phương tiện vận chuyển; xây dựng kế hoạch vận chuyển; tổ
chức hoạt động vận chuyển theo kế hoạch; kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh hoạt
động vận chuyển.
Xây dựng và quản trị hệ thống kho tàng
Doanh nghiệp phải xây dựng và quản trị hệ thống kho tàng để đáp ứng nhu
cầu thực tế và đảm bảo hiệu quả nhất cho hoạt động lưu kho và kinh doanh của
vi
doanh nghiệp. Nhu cầu lưu kho của doanh nghiệp bao gồm nhu cầu lưu kho
nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm trong quá trình sản xuất. Riêng
đối với nhu cầu lưu kho của nguyên liệu mía thì chỉ cần thiết lưu kho lượng
nguyên liệu cần dùng mỗi ngày (khoảng 4000 tấn) vào mùa thu hoạch tức là mùa
ép đường.
Quản trị nguyên liệu mía trong kho
Nội dung của công tác quản trị nguyên vật liệu trong kho là:Tiếp nhận nguyên
vật liệu, bảo quản và cấp phát nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất.
+ Đặc điểm kinh tế kỹ thuật ảnh hưởng đến cung ứng và quản trị cung
ứng nguyên liệu mía cho sản xuất đường
Đặc điểm chung của nguyên liệu đầu vào là nông sản.
Đặc điểm của nguyên liệu mía.
Đặc điểm tự nhiên của vùng cung ứng mía.
Đặc điểm thị trường cung ứng nguyên liệu.
Ảnh hưởng của giá hàng hoá có liên quan.
Khoa học kỹ thuật và công nghệ
Chính sách vĩ mô.
Tình hình tài chính, kho bãi và phương tiện vận chuyển
Đặc điểm nguồn nhân lực
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ CUNG ỨNG NGUYÊN LIỆU MÍA TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐƯỜNG QUẢNG NGÃI
2.1 Giới thiệu công ty
* Lịch sử hình thành và phát triển
vii
Được xây dựng trước năm 1975, có tên là Nhà Máy Đường Thu Phổ, trực
thuộc Công ty Đường Miền Nam trụ sở đóng tại 34-35 Bến Vân Đồn, Quận 4
Thành phố Hồ Chí Minh. Công suất đến năm 1975 là 40000 tấn mía/năm. Lịch sử
hình thành và phát triển của Công Ty gắn liền với sự phát triển của các Nhà máy
sau:
- Nhà máy Cồn
- Nhà máy Bia
- Nhà máy Bánh kẹo
- Nhà máy Nước Giải Khát
- Nhà máy Sữa
- Nhà máy Bao Bì
- Xí nghiệp Xây lắp và Cơ khí thực phẩm
- Trung tâm kỹ thuật Mía
- Nhà máy Nha
Tổng số nhà máy Đường của công ty hiện nay là 4, bao gồm:
- Nhà máy đường Quảng Phú (tiền thân của công ty đường hiện nay), đóng tại
số 02 Nguyễn Chí Thanh, công suất 2500 tấn mía/ngày.
- Nhà máy Đường Phổ Phong, đặt tại xã Phổ Phong, huyện Đức Phổ, nguyên
là nhà máy đường của tỉnh được xây dựng từ năm 1996, công suất thiết kế là 1025
tấn mía/ngày. Năm 2007, công suất được nâng lên 1500 tấn mía/ngày.
- Năm 2000, đồng thời với việc xây dựng nhà máy đường An Khê, tỉnh Gia
Lai có công suất thiết kế 2000 tấn mía/ngày thì Công ty cũng nhận thêm nhà máy
đường của tỉnh Kontum có công suất 1000 tấn mía/ngày.
Đến năm 2001, công ty có 4 nhà máy đường với tổng công suất thiết kế sau
khi mở rộng trên 7000 tấn mía/ngày. Nhưng phạm vi nghiên cứu của luận văn chỉ
dừng trên địa bàn Quảng Ngãi nên chỉ chú trọng tìm hiểu thực trạng quản trị cung
ứng mía ở 02 nhà máy là Nhà máy đường Quảng Phú và Nhà máy Đường Phổ
Phong
* Bộ máy tổ chức
viii
- Cơ cấu bộ máy quản lý
Cơ cấu tổ chức của Công ty bao gồm: Hội Đồng quản trị, Ban Kiểm soát,
Tổng Giám Đốc, Bộ máy giúp việc.
Bộ máy giúp việc gồm: 04 phòng chuyên môn nghiệp vụ và một trung tâm
phục vụ mua bán hàng thuộc công ty và 11 đơn vị hạch toán phụ thuộc. (Sơ đồ 2.1)
Bộ máy quản lý tại các Nhà máy Đường (sơ đồ 2.2)
- Cơ cấu tổ chức sản xuất
Quy trình công nghệ sản xuất (Sơ đồ 2.3)
Cơ cấu sản xuất tại phân xưởng (Sơ đồ 2.4)
* Ngành nghề kinh doanh và sản phẩm chủ yếu
Công Ty cổ phần đường Quảng Ngãi kinh doanh trong các ngành sau:
- Công nghiệp chế biến đường, mật, thực phẩm, đồ uống, bao bì
- Khai thác, sản xuất chế biến và kinh doanh nước khoáng
- Kinh doanh thương mại, dịch vụ tổng hợp và họat động xuất nhập khẩu.
- Xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng.
- Xây dựng, sửa chữa và lắp đặt máy móc thiết bị, gia công chế tạo các sản
phẩm cơ khí phục vụ các ngành sản xuất và dân dụng.
- Sản xuất và kinh doanh mía (mía giống và mía nguyên liệu).
Sản phẩm, dịch vụ chính: Đường, Bánh Kẹo, Bia, Nước Khoáng, Sữa,
Nha, Cồn, CO2, Mía Giống,
* Kết quả sản xuất kinh doanh trong thời gian qua ở 02 Nhà máy đường
(bảng 2.2, bảng 2.3, biểu đồ 2.1)
Giai đoạn 2003-2009, ngành mía đường Việt Nam nói chung trải qua rất
nhiều thăng trầm trên con đường phát triển. Có giai đoạn hầu như lâm vào khủng
hoảng trầm trọng, hàng loạt nhà máy đường phải đóng của hoạt động vì thiếu
nguyên liệu, kết quả kinh doanh thua lỗ hàng loạt.
Các Nhà máy đường trên địa bàn Quảng Ngãi cũng không nằm ngoài tình
trạng trên. Mặc dù được đầu tư rất lớn (chi phí trung bình khoảng 103 tỷ mỗi năm)
nhưng lợi nhuận thu về không cao (trung bình chỉ khoảng 1,325 tỷ đồng). Tỷ suất
ix
lợi nhuận đạt được của 02 Nhà máy chỉ dao động từ 0.8% - 1.65%, một tỷ lệ quá
thấp nếu so với lãi suất tiết kiệm của ngân hàng. Nói chung là hiệu quả đầu tư của
đồng vốn quá thấp.
Ngoài hiệu quả đầu tư của vốn thấp, qua biểu đồ 2.1, ta thấy rằng kết quả kinh
doanh của các Nhà máy lại rất biến động, đường lợi nhuận đạt được của 02 Nhà
máy tăng giảm phức tạp.
2.2 Thực trạng quản trị cung ứng nguyên liệu mía tại công ty
* Kết quả quản trị cung ứng mía giai đoạn 2003-2009
- Số lượng nguyên liệu mía cung ứng (Biểu đồ 2.2)
Do sự giảm sút của giá đường trên thị trường làm ảnh hưởng đến giá nguyên
liệu mía vụ 2003-2004 nên vào vụ mía 2004-2005, người dân chuyển đổi hàng loạt
diện tích trồng mía sang cây trồng khác. Vì vậy, sản lượng 02 Nhà máy thu mua
giảm đáng kể, 302.239 tấn, giảm 110420 tấn (-26,76 %) so với mùa trước. Đặc biệt
là Nhà máy đường Quảng Phú, sản lượng thu mua giảm nhiều, giảm 32,25 %.
Giai đoạn 2005-2009 (xem phụ lục 1) là liên tục những mùa mía Công Ty
không thực hiện được kế hoạch thu mua đề ra của mình. Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch
thu mua lần lượt là 77.93%, 94.42%, 81.09%, 79.05%.
Trong đó đáng chú ý nhất là Nhà máy đường Phổ Phong, khả năng hoàn thành
kế hoạch thu mua của mình đề ra rất thấp, nhiều vụ chỉ đạt 73%. Điều này sẽ ảnh
hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch sản xuất và kế hoạch vận chuyển nguyên liệu
của Nhà máy.
- Về chất lượng nguồn mía nguyên liệu (Bảng 2.4)
Chất lượng nguồn mía nguyên liệu có thể được xác định bằng chữ đường
(CCs), có thể được hiểu là hàm lượng đường có trong mía. Chỉ tiêu này liên quan
đến tỷ suất tiêu hao nguyên liệu mía để sản xuất ra một tấn đường, khi CCs càng
cao thì lượng tiêu hao mía tỷ suất này càng giảm. Vì vậy, nguyên liệu
CCs nguyên liệu mía trung bình dao động từ 9.6% đến 10.5%, trong 02 vụ gần
đây, CCs lại có xu hướng giảm xuống. Kết quả này tương đương với chất lượng
nguồn mía nguyên liệu trung bình cả nước. Tuy nhiên, nếu so với kết quả thử
x
nghiệm của các giống mía thì đây CCs ta đạt được vẫn còn khá thấp. Các giống
mía mới hiện được trồng theo nghiên cứu thì đều có thể đạt được chữ đường 11-
13%, nhưng thực tế chỉ cho CCs 10%. Do đó, vấn đề quản lý, chăm sóc vùng mía
nguyên liệu của các Nhà máy cũng cần chú trọng đầu tư thêm.
- Công suất vận hành thiết bị (bảng 2.5).
Công suất thiết kế của 02 Nhà máy là 4000 tấn mía/ngày. Trong đó, Nhà máy
đường Quảng Phú công suất 2500 tấn mía/ngày, Nhà máy Đường Phổ Phong, đặt
tại xã Phổ Phong, công suất là 1500 tấn mía/ngày. Như vậy, với khoảng 5 tháng
của mỗi vụ ép, công suất thiết kế của 02 Nhà máy đường khoảng hơn 600.000 tấn
mía mỗi vụ.
Hiệu suất sử dụng máy móc của 02 Nhà máy đường của Công Ty trên địa bàn
Quảng Ngãi thấp. Trong suốt 6 vụ ép từ 2003-2009, công suất ép thực tế chỉ đạt
trung bình khoảng 52% so với công suất thiết kế . Đây là một tỷ lệ quá thấp so với
công suất trung bình của ngành mía đường nước ta.
Như vậy, bài toán cho hoạt động quản trị cung ứng nguyên liệu mía cho Công
Ty Cổ phần đường Quảng Ngãi chính là làm thế nào để hiệu quả hoạt động của
thiết bị nấu đường đạt cao và ổn định với chi phí hợp lý nhất.
* Giải pháp quản trị cung ứng Công Ty đã áp dụng
- Công tác quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu
Công tác quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu mía của Công Ty có thể khái
quát thông qua một số hoạt động như sau:
+ Điều tra vùng mía, lập kế hoạch đầu tư (Bảng 2.6)
Sau khi thu hoạch mía, nhân viên Nhà máy tiến hành điều tra vùng mía và
tổng kết diện tích trồng mía cho vụ mới, lên kế hoạch đầu tư vùng mía và bắt đầu
thực hiện kế hoạch đã đề ra.
Nói chung, công tác tổ chức điều tra vùng mía của các nhà máy được tổ chức
hàng năm, tuy nhiên chất lượng công tác điều tra cần phải được quan tâm và chỉ
đạo sát sao hơn nữa để tránh mức độ chênh lệch lớn giữa thực tế và số liệu điều
tra.
xi
+ Công tác đầu tư cơ sở hạ tầng, thuỷ lợi
Đầu tư giao thông thuỷ lợi là một vấn đề có ý nghĩa lớn đối với việc xây dựng
vùng mía ổn định và hiệu quả. Công ty chỉ bắt đầu hoạt động đầu tư thuỷ lợi, giao
thông vùng mía từ năm 2006. Tuy nhiên, vốn đầu tư của nó khá lớn nên gây áp lực
đối với khả năng tài chính của Công Ty. Vì thế, việc đầu tư nhiều vụ chưa đáp ứng
được nhu cầu thực tế vùng mía.
+ Đầu tư cải tạo giống
Từ năm 2006, Công ty mới bắt đầu chú ý đến việc cải tạo, nhân nhanh giống
mới. Đến nay, Công ty Cổ phần Đường Quảng Ngãi tự hào là đơn vị dẫn đầu trong
khu vực các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên với Trung tâm nghiên cứu giống mía
có quy mô 100 ha đất canh tác và hàng chục cán bộ công tác đã khảo nghiệm và đề
nghị nhận 5 giống mía mới là MEX 105, K88-65, QĐ93-159, K88-65, K88-92,
ROC 27.
+ Đầu tư nông nghiệp
Đầu tư nông nghiệp là các khoản đầu tư về canh tác làm đất, phân bón
Công Ty bắt đầu đẩy mạnh thực hiện các chính sách đầu tư nông nghiệp cho vùng
mía từ vụ 2005-2006. Trước đó, chủ yếu là tuỳ vào khả năng chăm sóc của từng hộ
trồng mía, còn Nhà máy chỉ quan tâm đến công tác tổ chức thu mua và thanh toán
mía cho người dân.
Từ vụ mía 2005-2006 đến nay, vốn đầu tư nông nghiệp cho vùng mía có xu
hướng tăng lên qua các năm (bảng 2.8)
+ Cơ giới hoá kỹ thuật canh tác và thu hoạch
Đến vụ 2007-2008, Công Ty mới bắt đầu thực hiện đẩy mạnh đầu tư trang
thiết bị máy móc mở rộng phục vụ nhu cầu phát triển vùng mía. Tuy nhiên, việc
ứng dụng cơ giới hoá trong thực tế các khâu còn yếu và chưa đồng bộ. Do đó, công
tác cơ giới hoá trong thời gian tới cần được quan tâm đầu tư hơn nữa.
+ Cơ chế chính sách hỗ trợ, đầu tư phát triển vùng mía
Bắt đầu từ vụ 2006-2007, Công ty đề ra hàng loạt các chính sách khuyến
khích nông dân mở rộng vùng nguyên liệu mía cung ứng cho Công ty. Từ đó đến
xii
nay hầu như cơ bản vẫn giữ nguyên, có những chính sách phát triển thêm nhưng
không đáng kể.
- Công tác tổ chức mua sắm nguyên liệu mía
+ Công tác điều tra, chuẩn bị cho vụ ép
+ Công tác vận chuyển: Nói chung hoạt động vận chuyển của các nhà máy
được quản lý và tổ chức khá tốt.
+ Phương thức thu mua, tiếp nhận và thanh toán tiền mía
Do điều kiện địa hình vùng nguyên liệu nên Công Ty vẫn duy trì 02 phương
thức thu mua là thu mía tại ruộng (Nhà máy vận chuyển) và tại bàn cân (chủ mía
tự lo việc vận chuyển mía đến Nhà máy).
Quá trình tiếp nhận và thanh toán tiền mía theo sơ đồ 2.5
- Công tác quản trị nguyên vật liệu trong kho và cấp phát nguyên vật
liệu
Do đặc điểm cồng kềnh và yêu cầu về độ tươi khi đưa vào sản xuất nên việc
xây dựng kho tàng ở hầu hết các Nhà máy đường đều có mô hình giống nhau. Đó
là kiểu kho bãi ngoài trời (hình 2.1).
Hoạt động quản trị nguyên liệu mía trong kho khá đơn giản nhưng tương đối
hiệu quả.
* Đánh giá chung về thực trạng quản trị cung ứng nguyên liệu mía tại Công ty
Cổ phần đường Quảng Ngãi
- Ưu điểm
Tổ chức được hoạt động điều tra, thống kê diện tích, danh sách chủ hộ cung
ứng vào đầu vụ thu hoạch và cuối vụ mía; Chú ý đến mối liên hệ ràng buộc giữa
người trồng mía và Công Ty về quan hệ đầu tư và mua bán nguyên liệu; Các chính
sách hỗ trợ vùng mía ngày càng đi vào thực tiễn và được quan tâm cả về số lượng
và chất lượng; Công tác nghiên cứu và phổ biến giống mới trong những vụ gần đây
được chú trọng; Việc chuyển giao kỹ thuật trồng và chăm sóc mía cho người nông
dân được thực hiện khá tốt; Công tác tổ chức mua sắm nguyên liệu mía được tổ
chức khá tốt; Khâu vận chuyển nguyên liệu được quản lý và phân bổ phù hợp;
xiii
Việc tiếp nhận và thanh toán tiền mía nguyên liệu
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- de_tai_quan_tri_cung_ung_nguyen_lieu_mia_tai_cong_ty_co_phan.pdf