MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
Chương 1: PHÂN TÍCH VĨ MÔ 5
1.1 Phân tích vĩ mô thế giới 5
1.1.1 Kinh tế thế giới sau khủng hoảng 5
1.1.2 Kinh tế thế giới năm 2010 7
1.1.3 Triển vọng và thách thức nền kinh tế thế giới trong những năm tới 9
1.2 Phân tích vĩ mô Việt Nam 11
1.2.1 Phân tích các yếu tố theo mô hình PESTEL 11
1.2.1.1 Môi trường chính trị - luật pháp (Political) 11
1.2.2 Môi trường kinh tế (Economics) 13
1.2.2.1 Môi trường văn hoá xã hội (Sociocultrural) 20
1.2.2.2 Môi trường công nghệ (Technological) 21
1.2.3 Thị trường chứng khoán Việt Nam 22
Chương 2: PHÂN TÍCH NGÀNH 25
2.1 Nhận xét chung 25
2.2 Ngành mía đường 26
2.2.1 Giới thiệu chung và lý do lựa chọn 26
2.2.2 Diễn biến ngành mía đường từ 2009 đến nay 28
2.2.3 Phân tích SWOT đối với ngành mía đường 29
2.2.3.1 Thế mạnh 29
2.2.3.2 Cơ hội 30
2.2.3.3 Điểm yếu 30
2.2.3.4 Thách thức 31
2.2.4 Nhận định đầu tư 31
2.3 Ngành Vật liệu và xây dựng 32
2.3.1 Giới thiệu chung và lý do lựa chọn 32
2.3.1.1 Giới thiệu chung 32
2.3.1.2 Lý do lựa chọn 33
2.3.2 Phân tích SWOT đối với ngành Vật liệu xây dựng 34
2.3.2.1 Thế mạnh (Strength) 34
2.3.2.2 Điểm yếu (Weakness) 35
2.3.2.3 Cơ hội (Opportunities) 37
2.3.2.4 Thách thức ( Threat) 38
2.3.3 Nhận định đầu tư 38
Chương 3: PHÂN TÍCH CÔNG TY 40
3.1 Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn 40
3.1.1 Giới thiệu chung về công ty 40
3.1.2 Phân tích 5 yếu tố cuả Porter đối với công ty cổ phần mía đường Lam Sơn (LASUCO) 44
3.1.2.1 Ưu thế của nhà cung cấp 44
3.1.2.2 Ưu thế của khách hàng 45
3.1.2.3 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh 45
3.1.2.4 Ưu thế của người mới gia nhập 45
3.1.2.5 Tác động của Chính Phủ 45
3.1.3 Phân tích tài chính 46
3.1.3.1 Phân tích tình hình Tài sản và nguồn vốn qua các năm 46
3.1.2.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính 47
3.1.4 Triển vọng tăng trưởng của công ty 49
3.2 Công ty cổ phần bê tông 620 - Châu Thới 50
(Mã niêm yết: BT6, Sàn niêm yết: HOSE) 50
3.2.1 Giới thiệu chung về công ty 51
3.2.2 Phân tích 5 yếu tố cuả Porter đối với công ty cổ phần bê tông 620 - Châu Thới 53
3.2.2.1 Ưu thế của nhà cung cấp 53
3.2.2.2 Ưu thế của khách hàng 54
3.2.2.3 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh 54
3.2.2.4 Ưu thế của người mới gia nhập 55
3.2.2.5 Tác động của Chính Phủ 55
3.2.3 Phân tích tài chính công ty 55
3.2.3.1 Phân tích tình hình Tài sản và nguồn vốn qua các năm 55
3.2.3.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính 57
3.2.4 Triển vọng tăng trưởng của công ty 59
Chương 4: PHẦN TÍNH TOÁN 60
4.1 Đo lương khả năng sinh lợi 60
4.2 Đo lường rủi ro 61
Chương 5: ĐƯỜNG BIÊN HIỆU QUẢ 62
Chương 6: ÁP DỤNG THỰC TẾ 64
KẾT LUẬN 68
PHỤ LỤC 69
71 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3327 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản trị danh mục đầu tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ả năng tăng trưởng ổn định khi kinh tế khó khăn và có thể bật mạnh khi kinh tế hồi phục. Do vậy, đối với các nhà đầu tư, cổ phiếu ngành mía đường rất đáng được quan tâm. Xu hướng tăng mạnh của giá đường có thể kéo dài, liên tục thu hút sự chú ý của các nhà đầu tư cả ngắn hạn lẫn dài hạn. Việc này sẽ tạo điều kiện tăng cường tính thanh khoản và độ biến động của giá cổ phiếu đường, hàm chứa những cơ hội đầu tư. Tiếp nữa, P/B của các cổ phiếu đường cũng đang ở mức tương đối thấp so với nhóm ngành thực phẩm, có thể trở nên hấp dẫn theo một số quan điểm đầu tư. Cũng chính vì các lý do trên mà nhóm chúng tôi quyết định chọn cổ phiếu của ngành mía đường là một trong 2 cổ phiếu định chọn để đầu tư
Diễn biến ngành mía đường từ 2009 đến nay
Theo tính toán của bộ Công thương, bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, giai đoạn từ 2005 – 2010, sản lượng đường tiêu thụ nội địa tăng từ con số 1 triệu lên 1,5 triệu tấn. Và, thực tế nhu cầu tiêu thụ đường năm nay đạt ngưỡng 1,5 triệu tấn đúng như dự báo. Niên vụ 2009-2010, cả nước có 40 nhà máy đường hoạt động với lượng mía ép đạt 9,74 triệu tấn, lượng đường sản xuất đạt 904 nghìn tấn, tỉ lệ phát huy công suất bình quân đạt 61,5%.
Tính đến 24/10/2010 đã có 4 trong tổng số 5 công ty mía đường đang niêm yết công bố kết quả kinh doanh 3 quý vượt kế hoạch lợi nhuận năm 2010. Cụ thể: BHS – CTCP Đường Biên Hoà: Lũy kế 9 tháng đạt 100 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, vượt kế hoạch 20 tỷ đồng, tương đương 25%.
NHS – CTCP Đường Ninh Hoà: Lũy kế 9 tháng đạt 79.4 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế (LNST), tương đương 133.53% kế hoạch cả năm.
SBT – CTCP Mía đường Bourbon Tây Ninh: LNST 9 tháng đạt hơn 262 tỷ đồng, vượt hơn 2 tỷ đồng so với kế hoạch năm.
SEC – CTCP Mía đường Nhiệt điện Gia Lai: LNST 9 tháng đạt 55.08 tỷ đồng, trong khi kế hoạch LNST cả năm là 55 tỷ đồng.
Tuy nhiên, một diễn biến rất đáng lưu tâm đối với ngành mía đường là giá cả sản phẩm đường. Diễn biến của giá đường kể từ năm 2009 có những biến động bất thường. Trên thế giới, giá đuờng cuối năm 2009 đạt 900 USD/ tấn, đến tháng 3/2010 thì đột ngột giảm còn 470 USD/ tấn , nhiều công ty chưa kip nhập khẩu thì giá đã đột ngột tăng trở lại 800 USD/ tấn vào tháng 7/2010.
Giá đường của Việt Nam trong những năm gần đây cũng ở mức khá cao.Mía- nguyên liệu chính của ngành đường hiện nay được trồng chủ yếu tại khu vực Bắc Trung Bộ, duyên hải Miền Trung, Đồng bằng Sông Cửu Long và khu vực Đông Nam Bộ với xu hướng thu hẹp dần về diện tích. Bình quân, diện tích trồng mía cả nước giảm 1,13%/năm. Nguyên nhân suy giảm diện tích chủ yếu là do thu nhập từ trồng mía không có tính cạnh tranh cao so với thu nhập từ các loại cây trồng khác, điều này đã tác động quyết định trồng hay không trồng của nông dân. Rất nhiều diện tích trồng mía đã được chuyển sang trồng sắn và phục vụ các khu công nghiệp. Và chính diện tích thu hẹp đã ảnh hưởng tới sản lượng mía đường hàng năm. Trong năm 2009, hầu hết các khu vực đều giảm sản lượng mía, đặc biệt là khu vực Đông Nam Bộ, sản lượng giảm tới 33,9%. Do vậy nguyên liệu cung cấp cho các nhà máy không ổn định, dẫn đến sức ép về thiếu nguyên liệu, cung về sản phẩm đường không bù đắp đủ nhu cầu, từ đó kéo theo giá cả tăng mạnh.
Biểu đồ 5 : Xu hướng giá đường
Nguồn:
Phân tích SWOT đối với ngành mía đường
Thế mạnh
Thứ nhất, ngành mía đường có nhiều lợi thế về đất đai, khí hậu, nguồn lực : Mía là loại cây nhiệt đới nên đòi hỏi điều kiện độ ẩm rất cao. Điều này hoàn toàn phù hợp với nước ta. Vì vây, việc trồng mía có thể thực hiện trải dài đất nước:Phú Yên, Thanh Hoá, Tây Ninh, Sóc Trăng, Đồng bằng Sông Cửu Long…
Thứ hai, không phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt. Tổng sản lượng đường các năm 2008 -2009 đạt quanh mức 1 triệu tấn/năm, trong khi đó nhu cầu ước tính 1.3 - 1.4 triệu tấn. Với sự thiếu hụt nguồn cung trong nước như vậy cộng thêm đây là một loại thực phẩm không thể thiếu, các doanh nghiệp trong ngành mía đường Việt Nam sẽ không phải đối mặt với áp lực cạnh tranh gay gắt như các ngành khác.
Thứ ba, giá thành sản phẩm thấp: Giá thu mua mía ở nước ta thấp, điều này làm cho giá thành phẩm đường của các nhà máy đường trở nên thấp hơn tạo lợi thế to lớn
Thứ tư, Nhà nước thực hiện các biện pháp bảo hộ ngành như sử dụng thuế quan, hạn ngạch nhằm hạn chế nhập khẩu đường ( nhưng lợi thế này dần mất đi kể từ năm 2010 theo lộ trình hội nhập)
Cơ hội
Thứ nhất, những tháng cuối năm, giáp tết thường là giai đoạn cao điểm tiêu thụ của ngành đường. Do vậy quý IV- 2010 dự báo giá tiếp tục xu hướng tăng. Trong khi mức tiêu thụ đường trong nước có xu hướng tăng trưởng cao, thì lượng đường sản xuất chỉ cung ứng đủ khoảng 70-75% nhu cầu thị trường. Vì vậy, tiềm năng từ thị trường nội địa còn khá lớn
Thứ hai, nguồn cung trong 3 tháng cuối năm 2010: Mặc dù quota cho nhập khẩu đường còn khá lớn (ước tính còn trên 100,000 tấn), nguồn cung trong T10, T11, T12 chủ yếu phụ thuộc vào các nhà máy đường nội địa vào vụ mới (khu vực miền Trung và miền Nam) và lượng tồn kho. Nguyên nhân chính do nguồn cung từ các nước trong khu vực ASEAN đang ở mức thấp do chưa vào vụ mới (thuế nhập khẩu chỉ 5%). Do vậy, nếu Việt Nam muốn nhập khẩu thì phải nhập khẩu từ các nước với thuế suất trong hạn ngạch theo lộ trình WTO là 30%. Mặt khác, chi phí chuyên chở cao hơn cũng là yếu tố trở ngại lớn. Vì vậy, giá đường sẽ tăng trong thời gian tới, và giữ ở mức cao cho tới T11/2010.
Điểm yếu
Thứ nhất, ngành mía đường chịu tác động rủi ro rất lớn bởi thời tiết hạn hán và bão lũ, các vùng nguyên liệu chủ yếu nằm ở vùng trung du và miền núi, nông thôn vốn là những vùng khó khăn, chưa được đầu tư các công trình thuỷ lợi, giao thông…
Thứ hai, quy mô sản xuất nhỏ, năng suất chế biến thấp với chỉ 2.643 tấn mía cây/ngày. Trong khi trên thế giới, quy mô tối thiểu để đạt hiệu quả về kinh tế của một nhà máy đường vào khoảng 6.000 – 7.000 tấn mía cây/ngày.( Quy mô bình quân của các nhà máy đường Thái Lan vào khoảng 12.000 tấn mía cây/ngày, Úc là 10.000 tấn mía cây/ngày.) Nhìn chung, ngành công nghiệp mía đường của Việt Nam hiện nay sẽ phải nỗ lực nhiều mới đạt được quy mô hiệu quả, theo kịp tiêu chuẩn thế giới
Thứ ba, năng suất mía và chất lượng thấp hơn so với thế giới. So với năng suất trung bình trên thế giới hiện khoảng 70 tấn mía/ha, năng suất mía của Việt Nam đang thấp hơn 16,3%, đạt khoảng 58,6 tấn/ha. Trong khi ở các nước láng giềng như Thái Lan và Trung Quốc mía đạt chất lượng khoảng 13 chữ đường thì chất lượng mía ở Việt Nam bình quân hiện thấp hơn 10 chữ đường.
Thứ tư, chưa chủ động được vùng nguyên liệu. Điều này dẫn đến việc ngành công nghiệp mía đường trong nước luôn trong tình trạng thiếu hụt nguyên liệu nặng nề. Các nhà máy đang hoạt động ngày càng thấp dưới công suất thiết kế, ảnh hưởng lớn tới nguồn cung đường trong nước. Ngoài ra, vùng nguyên liệu mía liên tục bị thu hẹp trong những năm vừa qua. Lý do chính là rủi ro biến động giá và chi phí khá cao, và nông dân có khuynh hướng chuyển sang các loại cây trồng khác.
Thứ năm, thiết bị máy móc ở các nhà máy đường. Hiện nay, thiết bị của chúng ta đa số là cũ kỹ, lạc hậu nên tỉ lệ thu hồi đường của chúng ta là 9/1, trong khi đó tỉ lệ thu hồi đường của các nước tiên tiến là 13/1, chỉ bấy nhiêu chúng ta đã thua các nước tiên tiến đến 4 giá. Tỉ lệ hao hụt trong quá trình sản xuất của ngành mía đường Việt Nam còn rất cao do thiết bị cũ kỹ, công nghệ chế biến quá lạc hậu
Thách thức
Từ năm 2010, áp lực chủ yếu của ngành mía đường Việt Nam chính là đường nhập khẩu vì các biện pháp bảo hộ sẽ dần được dỡ bỏ. Từ năm 2010, các công cụ bảo hộ như hạn ngạch và thuế quan sẽ dần được dỡ bỏ theo lộ trình hội nhập. Thuế nhập khẩu được điều chỉnh từ 10% xuống còn 5%, đồng thời hạn ngạch nhập khẩu cũng sẽ dần dần được xóa bỏ. Ngành mía đường Việt Nam có thể tiếp tục gặp nhiều thách thức để duy trì lợi thế cạnh tranh.
Nhận định đầu tư
Về mặt ngắn hạn, chúng tôi nhận thấy cổ phiếu ngành mía đường rất đáng quan tâm và đầu tư, triển vọng của ngành mía đường trong những năm tới còn khá sáng sủa, theo đó các công ty có thể tận dụng được lợi thế về vùng nguyên liệu, khả năng nội tại để nắm bắt những cơ hội lớn của mình. Hơn nữa giá của các sản phẩm đường khá cao nên các nhà đầu tư có thể hoàn toàn yên tâm.
Tuy về mặt ngắn hạn , Việt Nam vẫn phải nhập khẩu ngành đường nhưng ngành mía đường trong nước đã và đang có rất nhiều nỗ lực để bình ổn thị trường và sau đó là cân bằng cung cầu và cán cân thương mại.Trong dài hạn, theo ước tính đến năm 2020 sản lượng đường của Việt Nam có thể đáp ứng đủ nhu cầu trong nước và dư thừa để xuất khẩu
Ngoài ra, ngành mía đường đang có những tín hiệu khá lạc quan như:
Ø Tiêu thụ ngành đường tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới. Theo ước tính của BMI, đến năm 2013 ngành công nghiệp thực phẩm của Việt Nam sẽ tăng trưởng khoảng 29%, trong đó ngành bánh kẹo tăng 28%, ngành thực phẩm đóng hộp tăng 37%. Với tốc độ tăng trưởng khá cao của các ngành công nghiệp chế biến liên quan có sử dụng đường, mức tăng trưởng kỳ vọng của ngành đường dự báo sẽ duy trì ở mức cao trong giai đoạn sắp tới.
Ø Nhu cầu thế giới phục hồi trở lại sau khủng hoảng. Trong 2 năm vừa qua, khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã làm giảm nhu cầu tiêu thụ đường ở nhiều nước. Với triển vọng kinh tế thế giới đang phục hồi, Tổ chức Đường Quốc tế (ISO) cho rằng nhu cầu đường sẽ hồi phục và tăng trưởng tốt trong vụ tới. Bên cạnh đó, mức tiêu thụ đường bình quân/đầu người trong nước đang có xu hướng tăng cao, trong khi lượng đường sản xuất chỉ cung ứng đủ khoảng 70-75%, nên tiềm năng từ thị trường nội địa vẫn còn rất lớn.
Vì vậy, nhóm chúng tôi mạnh dạn quyết định chọn cổ phiếu ngành mía đường để thực hiện đa dạng hóa danh mục đầu tư.
Ngành Vật liệu và xây dựng
Giới thiệu chung và lý do lựa chọn
Giới thiệu chung
Ngành xây dựng và vật liệu là ngành công nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và chịu tác động nhiều của chu kỳ kinh tế. Đặc trưng của ngành vật liệu xây dựng là một ngành kinh tế thâm dụng vốn, các tài sản của nó là những tài sản nặng vốn, và chi phí cố định của ngành khá cao. Ngành vật liệu xây dựng có những đặc điểm nổi bật sau:
Thứ nhất, đây là ngành nhạy cảm với chu kỳ kinh doanh của nền kinh tế vĩ mô. Khi nền kinh tế tăng trưởng, doanh số và lợi nhuận của các công ty trong ngành sẽ tăng cao. Sở dĩ như vậy vì ngành vật liệu xây dựng là đầu vào của các ngành khác. Chẳng hạn, sắt, thép, xi măng hay bê tông là đầu vào cho các công trình như cầu cống, nhà cửa, cao ốc... của ngành xây dựng. Khi ngành xây dựng làm ăn phát đạt thì ngành vật liệu xây dựng cũng có cơ hội để tăng trưởng. Ngược lại, tình hình sẽ tồi tệ khi nền kinh tế suy thoái, các công trình xây dựng sẽ bị trì trệ vì người dân không còn bỏ nhiều tiền ra để xây dựng nhà cửa, chính phủ không mở rộng đầu tư vào các công trình cơ sở hạ tầng như cầu cống, sân bay, bến cảng, trường học, bệnh viện... Điều này làm cho doanh số, lợi nhuận của các công ty vật liệu xây dựng sụt giảm nhanh chóng.
Thứ hai, ngành này có mối tương quan rõ rệt với thị trường bất động sản. Khi thị trường bất động sản đóng băng thì ngành vật liệu xây dựng gặp khó khăn và ngược lại. Lý do đơn giản là do thị trường bất động sản phản ánh nhu cầu cho ngành. Bên cạnh đó, ngành vật liệu và xây dựng còn liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau của ngành xây dựng như cơ sở hạ tầng, xây dựng dân dụng
Lý do lựa chọn
Theo tính chất của chu kỳ kinh tế, khi bước ra khỏi khủng hoảng và có tín hiệu phục hồi, ngành tài chính, xây dựng và BĐS thường là những ngành nghề hồi phục nhanh. Đặc biệt, hiệu ứng kích cầu mà các chính phủ, trong đó có Việt Nam đang triển khai đều hướng mạnh vào đầu tư xây dựng cơ bản, vốn đóng góp tỷ trọng lớn trong tăng trưởng GDP
Thứ nhất, Ngành nguyên vật liệu xây dựng (NVLXD) là một trong những ngành được hưởng lợi nhiều nhất từ gói kích cầu của Chính phủ. Dòng vốn giải ngân các dự án dầu tư công theo kế hoạch của gói hỗ trợ kinh tế của Chính phủ sẽ tiếp diễn, cộng với tình hình kinh tế vĩ mô ổn định hơn sẽ tiếp tục là những yếu tố hỗ trợ cho ngành
Thứ hai, kết quả kinh doanh ấn tượng 2 năm qua cho thấy nửa đầu năm 2009 của ngành NVLXD thực tế đã diễn ra tốt hơn nhiều so với kỳ vọng. Sau khi sụt giảm mạnh trong 2 quý cuối khiến giá trị ngành tăng trưởng âm 0,4% trong cả năm 2008, ngành xây dựng đã lấy lại tốc độ tăng trưởng khá trong 2 quý đầu năm nay, đạt tỷ lệ 8,74% so với cùng kỳ. Báo cáo kinh doanh quý III/2009 các DN ngành vật liệu xây dựng đã đạt tốc độ tăng trưởng lợi nhuận so với cùng kỳ cao nhất lên tới 355%.Với kết quà kinh doanh rất ấn tượng trong năm 2009 và nửa đầu năm 2010 cùng với triển vọng tích cực của ngành trong thời gian tới, cổ phiếu của các doanh nghiệp nêm yết trong ngành đã và đang nhận được sự quan tâm của nhiều NĐT.
Thứ ba, triển vọng của ngành trong nửa cuối năm nay và năm sau nhìn chung là tích cực. Sau quý II năm 2010 với kết quả kinh doanh ấn tượng, quý III năm 2010 nhiều khả năng sẽ chững lại do tính mùa vụ của hoạt động xây dựng, nhưng nhiều khả năng ngành vẫn sẽ đạt mức tăng trưởng doanh thu và tiêu thụ khả quan trong quý III so với cùng kỳ. Đồng thời, chúng tôi cũng tin rằng, quý IV cũng như năm tới sẽ tiếp tục chứng kiến mức tăng trưởng tốt của ngành này.
Thứ 4, nhóm ngành vật liệu xây dựng được hưởng lợi từ việc tăng tốc các dự án từ nay đến cuối năm. Trong nhóm ngành này, ngành xi măng, tình trạng dư cung dẫn đến cạnh tranh khốc liệt của các DN. Mặt khác, giá bán bị kiểm soát để kiềm chế lạm phát nên lợi nhuận của các DN sản xuất xi măng cũng khó đạt mức cao. Trong khi đó, ngành ống nhựa xây dựng đang có tiềm năng tăng trưởng cao, nguồn cung chưa đáp ứng được nhu cầu. Tuy nhiên, giá cả vật liệu này lại phụ thuộc nhiều diễn biến giá hạt nhựa thế giới. Ngành thép dự đoán có mức tiêu thụ tăng mạnh trở lại trong quý IV, nhưng theo nhiều dự báo, giá thép đang có xu hướng giảm.
Phân tích SWOT đối với ngành Vật liệu xây dựng
Thế mạnh (Strength)
Ø Hưởng lợi trực tiếp từ gói kích cầu của chính phủ
Ngành vật liệu xây dựng trong thời gian qua đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ. Phần nhiều trong số này được hưởng lợi trực tiếp từ chính sách kích cầu của Chính phủ. Với nỗ lực khôi phục tăng trưởng kinh tế, Chính phủ đã chú trọng đầu tư xây dựng cơ bản và tăng cường đầu tư vào xây dựng từ khu vực tư nhân trong bối cảnh giá các loại NVLXD đã rơi xuống vùng hấp dẫn.
Cụ thể hơn, trong kế hoạch giải ngân của gói kích cầu thứ nhất, Chính phủ đã chủ trương ưu tiên ứng trước vốn dự toán ngân sách cho các lĩnh vực thiết yếu như xây dựng cơ sở hạ tầng, giao thông, thuỷ lợi... là 3.400 tỷ đồng trên quy mô 160.000 tỷ đồng (8 tỷ USD) của gói kích cầu. Ngoài ra, Chính phủ cũng đã quyết định nâng tổng vốn đầu tư xây dựng cơ bản lên 64.000 tỷ đồng trong 2009 và yêu cầu đẩy mạnh các dự án đầu tư công.
Ø Những quyết tâm của Chính phủ và NHNN trong việc giảm mặt bằng lãi suất (LS) huy động và cho vay
Nghị quyết 18 của Chính phủ về giảm mặt bằng LS kinh doanh đã được Thống đốc NHNN Việt Nam thông qua để góp phần đạt mục tiêu kinh tế đề ra. Thống đốc cũng nêu rõ, NHNN sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp (thông qua các công cụ của chính sách tiền tệ) để điều tiết mặt bằng LS thị trường theo hướng giảm dần. Theo đó, Các ngân hàng thương mại lớn (Vietcombank, BIDV, Vietin bank, Agribank..) đã đạt được đồng thuận giảm lãi suất cho vay VND từ đầu tháng 7 tới, xuống còn 12% - 12,5%/năm. Đây là điều kiện rất tốt cho thị trường xây dựng sôi động trở lại và là yếu tố quan trọng nhất hỗ trợ cho ngành vật liệu xây dựng của Việt Nam.
Ø Bước tiến mới trong công nghệ vật liệu xây dựng
Theo quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp vật liệu xây dựng đến năm 2010 và định hướng 2020 đã được thủ tướng Chính phủ phê duyệt, việc phát triển gạch không nung thay thế gạch đất nung phải đạt 25 - 30% vào năm 2010, xóa bỏ hoàn toàn gạch đất nung thủ công vào năm 2020.Với đầu ra nhiều tiềm năng và chính sách hỗ trợ tích cực của Chính phủ, một số công ty đã mạnh dạn đầu tư nhập các dây chuyền sản xuất gạch bê tông khí chưng áp. Trong thời gian gần đây, nhiều công ty công bố những dự án đầu tư dây chuyền sản xuất gạch nhẹ không nung. Các dự án lớn có thể kể đến là dự án của Tổng công ty Thuỷ tinh và Gốm xây dựng Viglacera (công suất 200.000 m3/năm), CTCP Sông Đà Cao Cường (200.000 m3/năm), CTCP Xây dựng Dầu khí Nghệ An (100.000 m3/năm), mức đầu tư khoảng 80 tỷ đồng/100.000 m3. Đây rất có thể là những dự án mở đầu cho xu hướng mới của vật liệu xây trong nước.Tại các nước phát triển trên thế giới, vật liệu xây không nung chiếm khoảng 60% tổng số vật liệu xây dựng, con số này ở nước ta mới chỉ là 10%. Với những ưu điểm vượt trội của gạch không nung so với gạch nung truyền thống, có thể kỳ vọng vào một xu hướng mới của vật liệu xây trong nước và tiềm năng của những dự án mới, nhất là những dự án tiên phong.
Điểm yếu (Weakness)
Ø Xu hướng tăng giá nguyên liệu đầu vào như xi măng, điện, nước trong thời gian gần đây, đã làm gia tăng chi phí sản xuất và nâng giá thành sản phẩm.
Ø Chi tiêu mạnh từ ngân sách nhà nước khó có thể kéo dài, gói kích cầu chỉ có tác dụng tạm thời đưa nền kinh tế thoát khỏi khủng hoảng và tăng trưởng. Còn trong tương lại, tốc độ phát triển phụ thuộc rất lớn vào nội lực của nền kinh tế.
Ø Nhiều ngành sản xuất vật liệu xây dựng đang đứng trước nguy cơ khủng hoảng thừa và chịu cạnh tranh quyết liệt từ hàng ngoại nhập tràn vào. Theo thống kê của Hiệp hội Xi măng Việt Nam, tổng số dây chuyền sản xuất xi măng ở Việt Nam năm 2009 là 105, với tổng công suất thiết kế hơn 61 triệu tấn, ước tính sản xuất 50 triệu tấn. Tiêu thụ năm 2009 ước khoảng 44 - 45 triệu tấn, dự báo tiêu thụ xi măng trong năm 2010 tăng thêm 4 - 5 triệu tấn. Như vậy, nếu các nhà máy chạy hết công suất thì Việt Nam có thể dư thừa hơn 10 triệu tấn xi măng trong năm 2010. Thống kê của Hiệp hội Thép cho hay, nhu cầu thép cho giai đoạn 2009 - 2010 chỉ xấp xỉ 4 triệu tấn nhưng đến thời điểm này, tổng công suất đã lên tới 7 triệu tấn. Còn gạch ốp lát, hiện cả nước có trên 60 doanh nghiệp sản xuất với tổng công suất lên tới gần 200 triệu m2/năm, nhu cầu tiêu thụ chỉ khoảng 150 triệu m2/năm.
Tình trạng khủng hoảng thừa khiến nhiều doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp giảm thiểu chi phí sản xuất, nghiên cứu tìm kiếm thị trường mới cả trong và ngoài nước… Tuy vậy, theo một cán bộ trong Hội Vật liệu xây dựng Việt Nam, tổng kim ngạch xuất khẩu vật liệu xây dựng trong 5 năm gần đây của Việt Nam chưa đạt tới con số 1 tỷ USD, trong đó tập trung chủ yếu ở những doanh nghiệp có quy mô, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Hơn nữa, sản phẩm xuất khẩu có nguyên vật liệu đầu vào chủ yếu là nhập khẩu, Việt Nam cũng chỉ hưởng lợi ở công đoạn gia công.
Ø Bất cập trong xuất khẩu hàng vật liệu xây dựng.
Theo phân tích, suất đầu tư cho sản xuất vật liệu xây dựng ở Việt Nam quá cao, giá thành sản phẩm Việt Nam do đó thường cao hơn 15 - 20% so với mức trung bình trên thế giới. Cước vận chuyển và chi phí cho vận chuyển hàng vật liệu xây dựng tại Việt Nam cũng cao hơn so với nhiều nước. Trong khi đó, tính liên kết vẫn là điểm yếu muôn thuở của doanh nghiệp Việt Nam. Để cạnh tranh, nhiều doanh nghiệp giảm giá bán ồ ạt, khiến cho phía Việt Nam thường gặp thiệt thòi khi đàm phán giá với đối tác nước ngoài.
Cơ hội (Opportunities)
Ø Ngành vật liệu xây dựng thời gian qua đang tăng dần thị phần xuất khẩu vào Mỹ, Nhật, Nga, Hàn Quốc và khu vực Trung Đông, Châu Phi...Các doanh nghiệp đã xây dựng chiến lược liên doanh, liên kết với đối tác nước ngoài để tiếp nhận công nghệ hiện đại, tận dụng thương hiệu nổi tiếng để thâm nhập và mở rộng thị trường. Ngoài việc chú trọng sản xuất những mặt hàng vật liệu tinh xảo để đáp ứng nhu cầu khắt khe của khách hàng, các doanh nghiệp còn mạnh dạn thực hiện các phương thức kinh doanh dịch vụ xây dựng hợp lý, phù hợp với những nguyên tắc của WTO. Với những sản phẩm chất lượng cao, phù hợp thị hiếu thì cơ hội xuất khẩu đang mở rộng đối với các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng. Xuất khẩu được xem là một "cơn gió lành" giúp các doanh nghiệp tăng khả năng tiêu thụ và quảng bá thương hiệu. Các thương hiệu quen thuộc như Đồng Tâm, Vigracera…chuyên sản xuất các sản phẩm viật liệu xây dựng cao cấp đã được thị trường thế giới biết đến.
Ø Năm 2010, nền kinh tế trên con đường dần ổn định trở lại sau khủng hoảng và bắt đầu đi lên. Các ngành liên quan cũng đã có những bước chuyển biến tích cực làm động lực tác động mang lại cơ hội tốt cho ngành vật liệu xây dựng.
Ø Giá VLXD tăng liên tiếp trong những tháng gần đây
Thời điểm gần Tết như hiện nay là mùa cao điểm xây dựng, nhưng trên thị trường, chỉ hai mặt hàng xi măng và gạch nung tăng giá nhẹ, phần lớn các vật liệu xây dựng chủ chốt khác vẫn ổn định.
Theo ghi nhận của PV tại thị trường TPHCM, xi măng tăng giá khoảng 4%, gạch tăng giá khoảng 7% so với trước. Xi măng Hà Tiên 1 tăng giá 70.000 đồng lên 73.000 đồng/bao (bao 50 kg), xi măng Sao Mai tăng giá 69.000 đồng lên 70.000 đồng/bao.Trong khi gạch nung có giá hiện nay là 750 đồng/viên.
Ø Chính sách ưu đãi của chính phủ
Theo báo cáo của CTCK Vincom, một số DN hoạt động trong ngành xây dựng và vật liệu xây dựng có liên quan trực tiếp đến những sản phẩm nhằm mục đích kích cầu như chung cư giá rẻ, nhà cho thuê, cơ sở hạ tầng và sẽ được hưởng lợi rất lớn từ gói kích cầu cũng như các ưu đãi của Chính phủ.
Thách thức ( Threat)
Ø Đối với các công ty trong ngành vật liệu xây dựng Việt Nam, một đặc điểm chung là các công ty sử dụng quá nhiều nợ, các sản phẩm của ngành này đều là các sản phẩm thâm dụng vốn. Hầu hết các công ty trong ngành này đều có tỷ số nợ trên tổng tài sản hơn 40%, như vậy là có xuất hiện vài rủi ro.
Ø Nguồn nguyên vật liệu trong nước nghèo nàn, nếu có thì chất liệu kém, giá thành sản phẩm làm ra lại cao và không đáp ứng được nhu cầu thị trường
Ø Giá than và điện sẽ tăng trong năm 2010 và sẽ tạo thêm áp lực lên lợi nhuận biên. Trong khi đó, để kìm hãm lạm phát, Chính phủ có thể sẽ không muốn tăng giá xi măng. Thậm chí nếu giá bán được duyệt tăng, với thị phần của VICEM chỉ khoảng 37%, việc tăng giá bán của VICEM khi mà các đơn vị khác không tăng sẽ làm giảm sức cạnh tranh của các đơn vị thành viên.
Ø Cạnh tranh năm 2010 sẽ rất khốc liệt, sự cạnh tranh đến từ các doanh nghiệp nước ngoài đã và đang xuất khẩu vật liệu xây dựng vào thị trường Việt Nam.Theo dự báo, sản lượng tiêu thụ sẽ tăng trưởng khoảng 10-11% so với năm 2009. Nguồn cung tăng lên sẽ làm tăng tính cạnh tranh, trong khi áp lực lạm phát sẽ làm các công ty khó tăng giá bán. Nhiều dự án lớn sẽ được hoàn thành năm 2010, cùng với những dự án đã đi vào hoạt động năm 2009 nhưng chưa đạt công suất thiết kế, nên cạnh tranh năm 2010 sẽ rất khốc liệt. Cạnh tranh mạnh sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận biên mà những công ty có dự án mới đi vào hoạt động sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Nhận định đầu tư
Thị trường chứng khoán hiện nay có nhiều phiên tăng rồi cũng không ít phiên giảm. Nhà đầu tư rất hoang mang khi xu hướng thị trường chưa rõ nét. Họ muốn tìm những cổ phiếu nào không giảm giá trong tương lai, nếu tăng được thì càng tốt. Và cổ phiếu ngành vật liệu xây dựng là một trong những ứng cử viên sáng giá...Về dài hạn, chúng tôi nhận thấy ngành vật liệu xây dựng sẽ ổn định và có triển vọng hơn bởi vì hai lý do.
Thứ nhất, nhu cầu xây dựng của nước ta đang có xu hướng tăng lên. Đặc biệt, thời điểm gần tết như hiện nay là mùa cao điểm xây dựng, tạo điều kiện để DN trong ngành gia tăng sản lượng và doanh số bán, cũng như lợi nhuận trung bình.
Thứ hai, các DN đã và đang chủ động trong việc cắt giảm chi phí, tìm nguồn nhiên liệu thay thế, cải tiến, đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm, để nâng cao sức cạnh tranh, giữ vững thị phần đồng thời mở rộng thị trường một cách hợp lý
Vì vậy, cổ phiếu ngành vật liệu xây dựng là một trong những lựa chọn đúng đắn, đó cũng chính là lý do mà nhóm chúng tôi bỏ vốn đầu tư vào chứng khoán vật liệu xây dựng.
PHÂN TÍCH CÔNG TY
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn
( Mã niêm yết: LSS; Sàn niêm yết : HOSE)
Ngành mía đường là một phân ngành thuộc ngành lương thực thực phẩm. Tuy chưa phải là ngành thế mạnh của Việt Nam nhưng sản phẩm của nó là mặt hàng thiết yếu vì vậy tầm ảnh hưởng của nó là không thể chối bỏ. Trong tất cả các cổ phiếu thuộc ngành mía đường có ở bảng dưới đây. Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn ( Thanh Hóa) là nổi bật hơn cả.
Bảng 5 : Thống kê cổ phiếu cùng ngành mía đường trên sàn HOSE (năm 2010)
STT
Mã CK
Vốn thị trường ( tỷ)
EPS
P/E
ROA
ROE
1
LSS
1,101
7,775
4.7
21%
31%
2
SBT
1,822
2,549
5.1
20%
21%
3
SEC
408
5,052
5.6
18%
34%
4
BHS
338
6,914
5.0
11%
28%
5
NHS
645
9,802
4.3
20%
32%
Trung bình ngành
4,314
6418
4.9
18%
29.2%
Nguồn : số liệu tổng hợp từ
Với các mức tăng trưởng ROA, ROE hợp lý. Mức EPS hấp dẫn, P/E thấp hơn so với trung bình ngành. Và có mức vốn hóa thị trường lớn. LSS hiện nay thực sự là một doanh nghiệp dẫn đầu trong ngành mía đường. Cổ phiếu của nó rất đáng được quan tâm
Giới thiệu chung về công ty
Công ty cổ phần mía đường Lam Sơn tiền thân là nhà máy đường Lam Sơn, thành lập năm 1980. Năm 1999 công ty hoạt động theo mô hình cổ phần. Công ty hiện đang giao dịch trên sàn HoSE với vốn điều
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Phân tích đầu tư chứng khoán - quản trị danh mục đầu tư.doc