Đề tài Quản trị danh mục sản phẩm của TCT chăn nuôi Việt Nam

LỜI NểI ĐẦU 1

CHƯƠNG I:Lí LUẬN CHUNG VỀ THỰC TIỄN ỨNG DỤNG MARKETING XUẤT KHẨU THỊT LỢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2

I. Lí LUẬN CHUNG VỀ ỨNG DỤNG MARKETING XUẤT KHẨU THỊT LỢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM 2

1. Đặc điểm về cung thịt lợn xuất khẩu. 2

1.1. Đặc điểm về xuất khẩu thịt lợn. 2

1.2. Nhõn tố ảnh hưởng tới cung ứng thịt lợn. 3

2. Đặc điểm thị trường xuất khẩu thịt lợn ( cầu ) 3

2.1. Quy mụ thị trường 3

2.2. Phõn bố (khu vực thị trường). 4

2.3. Yếu tố ảnh hưởng. 4

3. Đặc điểm ứng dụng marketing trong xuất khẩu thịt lợn. 14

II. THỰC TIỄN ỨNG DỤNG MARKETING XUẤT KHẨU THỊT LỢN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM. 15

1. Nghiờn cứu thị trường. 15

2 - Xõy dựng chiến lược và kế hoạch kinh doanh. 18

3 - Tổ chức thực hiện kế hoạch xuất khẩu. 19

3.1 - Tạo nguồn hàng xuất khẩu. 19

3.2 - Đàm phỏm, ký kết hợp đồng xuất khẩu. 21

3.3 - Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu. 23

4. Đỏnh giỏ hiệu quả thực hiện hợp đồng: 27

5. Chọn thị trường mục tiờu. 27

6. Marketing- Mix (4p) trong xuất thịt lợn của cỏc doanh nghiệp Việt Nam. 31

6.1. Sản phẩm. 32

6.2. Giỏ. 32

6.3. Phõn phối. 32

6.4. Xỳc tiến. 33

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỊT LỢN CỦA TỔNG CễNG TY CHĂN NUễI VIỆT NAM. 34

I.TỔNG QUAN CHUNG VỀ TỔNG CễNG TY CHĂN NUễI VIỆT NAM. 34

1.Lịch sử hỡnh thành và phỏt triển của TCT. 34

2. Cơ cấu tổ chức, chức năng. 35

2.1. Cơ cấu tổ chức. 35

2.2. Chức năng cụng ty. 37

2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn. 37

3. Cỏc yếu tố nguồn lực của Cụng ty. 38

3.1. Nhõn sự. 38

3.2. Tài chớnh 38

3.3. Trỡnh độ khoa học cụng nghệ. 39

II.THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH XUẤT KHẨU THỊT LỢN CỦA TỔNG CễNG TY CHĂN NUễI VIỆT NAM. 40

1. Tỡnh hỡnh XNK năm 2002, 2004 của toàn cụng ty. 40

2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng cụng ty 42

3. Phõn tớch thực trạng xuất khẩu thịt lợn của Tổng cụng ty chăn nuụi Việt Nam. 43

3.1. Giỏ trị và sản lượng thịt lợn xuất khẩu. 43

3.2. Cơ cấu mặt hàng thịt lợn xất khẩu của Tổng cụng ty Việt Nam 44

3.3. Thị trường xuất khẩu thịt lợn. 45

3.4. Hỡnh thức xuất khẩu mặt hàng thịt lợn của Tổng cụng ty chăn nuụi Việt Nam. 48

III. ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỊT LỢN CỦA TỔNG CễNG TY TRONG GIAI ĐOẠN 2000 - 2003. 50

1. Những ưu điểm của cụng ty trong việc thỳc đẩy hoạt động xuất khẩu thịt lợn. 50

2. Những tồn tại trong việc thỳc đẩy xuất khẩu thịt lợn. 51

3. Nguyờn nhõn của những tồn tại. 52

3.1. Nguyờn nhõn chủ quan. 52

3.2. Nguyờn nhõn khỏch quan. 53

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU THỊT LỢN CỦA TỔNG CễNG TY CHĂN NUễI VIỆT NAM 55

I. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIấU PHÁT TRIỂN CHĂN NUễI VÀ XUẤT KHẨU THỊT LỢN CỦA TỔNG CễNG TY CHĂN NUễI VIỆT NAM. 55

1. Quan điểm. 55

2. Mục tiờu phỏt triển. 56

II. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỊT LỢN CỦA TỔNG CễNG TY CHĂN NUễI VIỆT NAM. 56

1. Quy hoạch và phỏt triển vựng chăn nuụi tập trung. 56

2. Đảm bảo đủ giống cú chất lượng cao. 56

3. Tăng cường cụng tỏc thỳ y, đảm bảo an toàn dịch bệnh cho vựng chăn nuụi lợn xuất khẩu. 58

4. Tăng cường cụng tỏc nghiờn cứu thị trường. 58

5. Tổ chức quảng cỏo, giới thiệu sản phẩm ra thị trường nước ngoài. 60

6. Một số chớnh sỏch 61

6.1. Về huy động vốn. 61

6.2. Về sử dụng vốn. 61

6.3. Nõng cao chất lượng đội ngũ lao động. 61

6.4. Chớnh sỏch thuế và phớ 62

7. Đầu tư đổi mới cụng nghệ sản xuất. 63

KẾT LUẬN 65

 

 

 

 

doc69 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1392 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản trị danh mục sản phẩm của TCT chăn nuôi Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp đồng để giải quyết. Thông thường hai bên sẽ đưa vụ việc ra giải quyết ở cơ quan trọng tài kinh tế và mọi phán quyết của trọng tài là chung thẩm và có giá trị bắt buộc đối với hai bên. 4. Đánh giá hiệu quả thực hiện hợp đồng: Để đánh giá kết quả cụ thể của một hợp đồng xuất khẩu, các nhà xuất khẩu phải trải qua các khâu đánh giá, nghiệm thu kết quả của hợp đồng. Có thể nói hiệu quả là mối quan tâm hàng đầu của các đơn vị kinh tế và là một tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá kết quả hoạt động xuất khẩu. Tuy rằng lợi nhuận là mục tiêu của doanh nghiệp xuất khẩu nhưng bên cạnh đó tiết kiệm lao động xã hội hay tăng năng suất lao động xã hội lại là tiêu chuẩn để đánh giá hiệu quả kinh tế của xuất khẩu. Hiệu quả kinh tế của một hoạt động xuất khẩu được đánh giá thông qua các chỉ tiêu chủ yếu như: -Chỉ tiêu lợi nhuận. -Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế của xuất khẩu. -Chỉ tiêu doanh lợi xuất khẩu. -Chỉ tiêu doanh lợi xuất khẩu trong điều kiện tín dụng. -Chỉ tiêu điểm hoà vốn. -Chỉ tiêu thời gian hoàn vốn... 5. Chọn thị trường mục tiêu. Sau khi đã có những thông tin về người tiêu dùng và các loại thị trường, bước tiếp theo cần đưa ra một chương trình marketing cụ thể nhằm xác lập thị trường mục tiêu. Để xây dựng một chương trình marketing cụ thể cần tiến hành qua bốn bước sau: - Phác hoạ thị trường - Phân đoạn thị trường - Đánh giá các phần thị trường - Dự đoán phản ứng của người tiêu dùng + Phác hoạ thị trường Đây là quá trình quyết định thị phần mà doanh nghiệp cố gắng đạt được trong thị trường cụ thể. Một số doanh nghiệp sử dụng marketing đại chúng bằng cách cung cấp một loại sản phẩm cho thị trường và thu hút sự chú ý của khách hàng bằng cách tăng cường quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng và cố gắng sản xuất ở mức cao nhất nhằm giảm giá. Các doanh nghiệp khác sử dụng marketing mục tiêu bằng cách xác định nhóm nhỏ khách hàng trong thị trường trọng điểm và phát triển các sản phẩm khác nhau để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Sự khác biệt giữa hai chương trình marketing này là điều then chốt của marketing kinh doanh nông nghiệp. Trong marketing đại chúng doanh nghiệp hướng vào toàn bộ thị trường và nhấn mạnh hiệu quả trong sản xuất để đảm bảo chất lượng và ổn định giá. Họ sử dụng quảng cáo trên vô tuyến, đài và báo chí để thực hiện sự khác biệt của sản phẩm với các sản phẩm tương tự của các đối thủ cạnh tranh. Cạnh tranh chủ yếu ở đây là giá cả. Những doanh nghiệp chế biến nông sản, thức ăn, thường dùng chương trình này như các xí nghiệp chế biến sữa, đường, cà phê, chè. Trong marketing mục tiêu doanh nghiệp nông nghiệp thường nghiên cứu rất kỹ các nhu cầu riêng biệt của thị trường. Hệ thống quản lý của doanh nghiệp chọn ra một phần thị trường với các đặc tính riêng biệt thích hợp với sản phẩm hoặc dạng sản phẩm của họ. Mọi cố gắng của doanh nghiệp là đáp ứng nhu cầu của thị phần này.Ví dụ xuất khẩu thịt lợn sang các thị trường có nhu cầu cao như: Nga, HONGKONG, Trung Quốc, v.vcác nhà hàng cơm hộp hướng vào việc phục vụ khách hàng cơ quan hay người sản xuất hoa, cây cảnh đáp ứng nhu cầu của người dân đô thị có mức sống trung bình và khá giả.Chương trình marketing mục tiêu không phải là một chương trình cứng nhắc mà đơn giản với chương trình này các doanh nghiệp chọn một phần thị trường và cố gắng giành lấy. Một doanh nghiệp nông nghiệp có thể chia sản phẩm của mình thành vài dạng, mỗi dạng hướng tới vài thi trường riêng biệt. Một doanh nghiệp nông nghiệp tập trung vào thị trường mục tiêu sẽ phải cố gắng tìm cách vượt lên trên các đối thủ cạnh tranh để có được nhiều doanh thu hơn trong phần thị trường xác định này. Do vậy, chương trình marketing mục tiêu ngày càng được nhiều doanh nghiệp nông nghiệp sử dụng. Để thực hiện hiệu quả chương trình marketing mục tiêu thì thị trường mục tiêu phải được chia nhỏ. + Phân đoạn thị trường Dựa vào sự phân chia nhu cầu của khách hàng để tiến hành phân chia thị trường và coi các phần đó như một thị trường con. Các phần thị trường được xác định thông qua thông tin thu thập được của nhân viên marketing khi nghiên cứu thị trường. Thông tin cần thu thập đầu tiên là thu nhập hay vị trí của các nhóm khách hàng, sau đó thông qua các phương tiện quảng cáo để đạt tới thị phần này, đồng thời sử dụng sự khác biệt đủ lớn của sản phẩm để đáp ứng nhu cầu thị phần mục tiêu này. Ví dụ sau đây trình bầy cách phân loại sản phẩm và việc xác định thị phần cho từng sản phẩm về thịt lợn: Các thuộc tính của sản phẩm Các phần thị trường Thịt ngon nhất: Loại thịt mềm, nhiều nước, mùi thơm, thớ thịt nhỏ, lấy từ lợn trưởng thành. Các khách sạn, nhà hàng cao cấp. Thịt ngon vừa: Loại thịt kém mềm, nước và mùi thơm không bằng loại ngon nhất, thớ thịt không nhỏ. Những người tiêu dùng có thu nhập trung bình và cao. Các nhà hàng bình dân. Thịt không ngon: Loại kém mềm, nhiều thớ, ít nước, lấy từ lợn già. Người tiêu dùng có thu nhập thấp. Những người chế biến để làm nhân bánh. Việc phân đoạn thị trường và phân loại sản phẩm là bước đầu tiên được tiến hành sau khi quyết định chương trình marketing mục tiêu. Việc tiêp theo là đánh giá quy mô của từng thị trường con. + Đánh giá các phần thị trường Sauk hi các phần thị trường đã được xác định, hệ thống quản lý tiến hành đánh giá để lựa chọn một hay nhiều thị trường để phục vụ. Phần thị trường có tính khả thi phải đáp ứng các tiêu chuẩn: Về quy mô phải đủ lớn, mức chi tiêu đủ lớn, ổn định, số lượng người tiêu dùng trong khu vực địa lý phải hợp lý, có khả năng đạt tới. Nếu một bản phân tích thị trường ở một khu vực cụ thể không chỉ ra mức doanh thu đủ lớn để có lợi nhuận khi hoạt động thì không lên mở cửa hàng ở khu vực đó ( Nghĩa là số lượng người tiêu dùng ít ) Mức chi tiêu hay sức mua là tiêu thức kiểm tra thứ hai tính khả thi của thị phần. Các khách hàng tiềm năng trong một thị phần mục tiêu phải có thu nhập đủ cao để trở thành khách hàng thường xuyên của doanh nghiệp. Mức chi tiêu cao có thể bù đắp cho việc ít khách hàng trong một phần thi trường. Ví dụ, thị phần cho thịt lợn ngon có thể nhỏ nhưng mức chi tiêu cao có thể là một thị trường khả thi. Sự ổn định của thị phần là tiêu thức quan trọng thứ ba để kiểm tra tính khả thi của thị phần. Khi nhu cầu không ổn định thì không thể là mặt hàng chính cho một doanh nghiệp. Một số sản phẩm từ nông nghiệp mang tính phục vụ nhất thời như các loại bánh phục vụ cho lễ hội, ngày tết, mặc dù có nhu cầu ổn định trong thời gian ngắn, nhưng nó lại không ổn định để đưa ra một hệ thống marketing riêng. Do đó, các sản phẩm kinh doanh nông nghiệp là đối tượng cho những mẫu mã nhất thời hoặc những sản phẩm có thay đổi thường xuyên cần phải đánh giá tới độ ổn định của nhu cầu. Khả năng đạt tới là tiêu thức quan trọng thứ tư để kiểm tra tính khả thi của thị trường. Khả năng đạt tới thị trường thông qua các phương tiện quảng cáo như sử dụng thông tin đại chúng ; thư từ trực tiếp, qua các tạp chí và với mức giá hợp lý là tiêu chuẩn cho một thị phần khả thi. Một thị trường phân tán, đòi hỏi phí quảng cáo và vận chuyển lớn sẽ không thể hấp dẫn cho những người kinh doanh. + Dự đoán ứng sử của người tiêu dùng Khi thị phần đã được lựa chọn cần đánh giá các mong muốn và xử sự của người tiêu dùng trong phần thị trường này. Nghiên cứu cách ứng xử của người tiêu dùng là rất cần thiết cho người làm marketing nông nghiệp bởi vì nó thể hiện một cách có hệ thống quá trình ra quyết định của người mua. Bằng cách đưa quá trình mua hàng vào một hệ thống, sắp xếp các tác nhân kích thích mua theo trật tự, một người quan sát có thể tách ra các điểm quan trọng, tai đó người tiêu dùng có thể phản ứng hoặc không phản ứng với các cố gắng marketing. Các tác nhân kích thĩch bao gồm: - Các tác nhân vật chất xuất phát từ bản thân sản phẩm như: mùi, vị, màu sắc, cảm nhận, cảm giác. - Các tác nhân biểu tượng: Đây là các tác nhân truyền đạt thông tin về vật chất như giá, chất lượng, sự khác biệt của sản phẩm, dịch vụ và khả năng sẵn có. - Các tác nhân xã hội: các tác nhân này đén từ bên ngoài như gia đình, các nhóm hoạt động, các tầng lớp xã hội. Trong số các tác nhân xã hội thì tầng lớp xã hội là một tác nhân đặc biệt quan trọng đối với các sản phẩm kinh doanh nông nghiệp. Hằng ngày người tiêu dùng bình thường tiếp nhận hàng trăm nhân tố kích thích từ các kênh thông tin marketing kinh doanh nông nghiệp trong các bảng quảng cáo, các cố gắng làm tăng lượng hàng bán, các mùi vị, các nhắc nhở về thực phẩm nào là tốt, nhưng mọi người sẽ không có đủ thời gian để tiếp nhận toàn bộ các kích thích đó. Các tác nhân kích thích đi đến các khu vực mẫn cảm của người tiêu dùng thì họ sẽ chọn lựa. Tuy nhiên người tiêu dùng sẽ đánh giá lại thông tin sau khi mua, họ đánh giá sản phẩm một cách thực tế và đánh giá xem sản phẩm đáp ứng đượcnhu cầu dự địnhẩtước đó của họ như thế nào. Trên cơ sở này sự thay thế sản phẩm được tạo ra và được lưa giữ sử dụng. Ưng xử của người tiêu dùng là một quá trình kéo dài không giống nhau đối vớ tất cả các sản phẩm. Một vài sản phẩm kinh doanh nông nghiệp như các loại rau tươi quá trình kích thích gây phản ứng trong vài phút và nó chìm trong các tiêu chuẩn lựa chọn. Như vậy, từ những cơ sở trên thì việc chọn được thị trường cho sản phẩm thịt lợn của các doanh nghiệp Việt Nam phải căn cứ vào nhiều các yếu tố như: quy mô, sức mua, các đối thủ cạnh tranh, yếu tố văn hoá và xã hội Hiên nay phần lớn thị trường xuất khẩu thịt lợn đã có từ nhiều năm nay do đó để có thể đứng vững trên thị trương quốc tế đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải có chiến lược giữ vững thị trường sẵn có và mở rông quy mô hơn nữa. 6. Marketing- Mix (4p) trong xuất thịt lợn của các doanh nghiệp Việt Nam. Theo Kotler, Marketing-mix là tập hợp những công cụ Marketing được sử dụng để theo đuổi những mục tiêu Marketing của mình trên thị trường mục tiêu. Marketing-mix bao gồm bốn yếu tố chính: chiến lược sản phẩm, chiến lược giá cả, chiến lược phân phối và chiến lược xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh. Meredith G.G (1991), trang 9 có nói rõ về 4 yếu tố này như sau: Bảng1.1. Các thành phần của Marketing-mix Sản phẩm Phân phối Xúc tiến Giá cả Chủng loại Vị trí các đại lý Quảng cáo Giá cơ sở Chất lượng Loại đại lý Tiêu thụ cá nhân Điều kiện tín dụng Nhãn hiệu Kho chứa hàng Bán trực tiếp Điều kiện chuyển giao Bao bì Sử dụng bởi nhà bán buôn Xúc tiến bán hàng Bảo hành Dịch vụ Sử dụng bởi nhà bán lẻ Công cộng Chiết giá và bớt giá Giao hàng Đại lý độc quyền Quan hệ với công chúng Chiết khấu 6.1. Sản phẩm. Chiến lược sản phẩm luôn được coi là quan trọng nhất trong chiến lược Marketing. Dưới góc độ kinh tế vĩ mô, chiến lược này bao gồm các nhiệm vụ như phát triển sản xuất, kiểm tra chất lượng, định vị sản phẩm nhằm đáp ứng hai mục tiêu chính: thứ nhất, mục tiêu đáp ứng nhu cầu thị trường và tăng số lượng sản phẩm bán ra; thứ hai, mục tiêu cân bằng hoạt động xuất khẩu ra nước ngoài và sự ổn định của thị trường trong nước. Với sản phẩm là thịt lợn cần nâng cao chất lượng, đảm bảo được độ an toàn và có sự kiểm định chặt chẽ khi xuất ra thị trường nước ngoài. Sản phẩm phải là một chỉnh thể hoàn chỉnh chứa đựng những yếu tố, đặc tính và thông tin khác nhau về nó. 6.2. Giá. Giá là một yếu tố rất quan trọng trong Marketing-mix. Chính sách giá phải đảm bảo thu hút các thành phần kinh tế khác nhau tham gia vào thương mại hoá sản phẩm nhằm mục đích đẩy mạnh xuất khẩu. Sự cạnh tranh về giá thường là yếu tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp. Hiện nay sản phẩm xuất khẩu ra thị trường thế giới của các doanh nghiệp Việt Nam thường bị cạnh tranh về giá rất mạnh. Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến giá cả là yếu tố quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp như: đối thủ cạnh tranh có mức giá hấp dẫn, ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp, tạo ra được sự ổn định về tài chính của doanh nghiệp. 6.3. Phân phối. Là chiến lược bao gồm các vấn đề như thiết lập các kiểu kênh phân phối, lựa chọn trung gian, thiết lập mối liên hệ trong kênh và toàn bộ mạng lưới phân phối, các vấn đề dự trữ, kho bãi, phương thức vận chuyển... Hiểu theo nghĩa rộng, phân phối có nghĩa là tập hợp tất cả các phương thức và hoạt động chuyển hàng hoá và dịch vụ từ người bán đến người mua. Chiến lược này chú trọng đến các mục tiêu: + Mở rộng thị trường tiềm năng. + Tăng cường chất lượng các kênh thương mại. + Giảm thiểu chi phí trong phân phối. Hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu thịt lợn Việt Nam thường nhận những đơn đặt hàng từ phía nước nhập khẩu và thường bán với giá FOB tức là bán sản phẩm tại cảng và bên nhập khẩu sẽ tự vận chuyển vì thế yếu tố phân phối không thực sự quan trọng. 6.4. Xúc tiến. Là chiến lược bao gồm mọi hoạt động nhằm truyền bá những thông tin về sản phẩm như quảng cáo, kích thích tiêu thụ và các hoạt động khuyến mại khác... tới người tiêu dùng. Chiến lược này nhằm đẩy mạnh các luồng thông tin hai chiều giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Như vậy, Marketing-mix là loại Marketing phối hợp hài hoà các yếu tố cơ bản của nó sao cho phù hợp với điều kiện thực tế của môi trường kinh doanh nhằm thu được lợi nhuận tối ưu. Về nội dung có thể đưa ra mô hình sau: MM P1 P2 P4 P3 Đỉnh chóp của Marketing-mix toả ra 4 trục chính xuống các điểm của 4P là MM-P1, MM-P2, MM-P3, MM-P4. Như vậy, đỉnh chóp MM đã hình thành sự phối hợp giữa các P. Do đó, tại bất kỳ điểm P nào cũng luôn luôn có sự liên kết với các P khác. Mối liên kết giữa các P là mối liên hệ qua lại hai chiều. Nội dung phối hợp hài hoà 4P cần phải thực hiện đồng bộ theo một kế hoạch thống nhất trong một thời gian nhất định nhằm đạt được hiệu quả tối ưu. Muốn có được sự phối hợp thành công phải hiểu rõ vai trò của từng yếu tố P, và phát hiện kịp thời mối liên hệ, tương tác giữa chúng. Chương II thực trạng xuất khẩu thịt lợn của tổng công ty chăn nuôi việt nam. I.Tổng quan chung về tổng công ty chăn nuôi việt nam. 1.Lịch sử hình thành và phát triển của TCT. Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam là một doanh nghiệp Nhà nước được thành lập theo nghị quyết số 90 /TTG ngày 07/ 03 /1994 của thủ tướng chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại : -Liên hiệp các xí gia cầm Việt Nam -Tổng công ty xuất khẩu súc sản và gia cầm -Công ty gia súc và thức ăn chăn nuôi khu vực I -Công ty trâu bò thịt sữa Và một số các đơn vị thuộc ngành chăn nuôi trên phạm vi của cả nước thuộc bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn tại thời điểm thành lập. Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam có tên giao dịch quốc tế: Việt Nam NATIONAL LIVESTOCK CORPORATION.Tên viết tắt là VINALIVESCO. Trụ sở chính đặt tại nhà số 519 phố Minh Khai, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội. Tổng công ty đặt các chi nhánh đại diện tại thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và nước ngoài phù hợp với luật pháp Việt Nam. Là doanh nghiệp Nhà nước có tư cách pháp nhân, có con dấu, được mở tài khoản tại kho bạc và các ngân hàng theo quy định của Nhà nước được tổ chức và hoạt động theo điều lệ tổ chức và hoạt động do Hội đồng quản trị Tổng Công ty Xây dựng trình Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam phê duyệt và ban hành. Từ khi mới thành lập bao gồm 51 đơn vị trong đó có 46 đơn vị thành viên hạch toán độc lập, 02 đơn vị hạch toán phụ thuộc, 03 đơn vị hành chính sự nghiệp. 2. Cơ cấu tổ chức, chức năng. 2.1. Cơ cấu tổ chức. Cơ cấu tổ chức bao gồm: - Hội đồng quản trị có 5 thành viên do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn bổ nhiệm, miễn nhiệm. Trong đó có 01 thành viên là Chủ tịch, 01 thành viên kiêm Tổng Giám đốc, 01 thành viên kiêm trưởng ban kiểm soát. Một số chuyên viên chuyên trách giúp việc cho chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định . Thực hiện chức năng quản lý hoạt động của Tổng Công ty theo nhiệm vụ Nhà nước giao. Ban kiểm soát có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ do Hội đồng quản trị giao về việc kiểm tra, giám sát hoạt động điều hành của Tổng Giám đốc, bộ máy giúp việc và các đơn vị thành viên trong việc chấp hành pháp luật, điều lệ, các Nghị quyết và quyết định của Hội đồng quản trị. Tổng Giám đốc, các phó giám đốc và kế toán trưởng đều do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn bổ nhiệm và miễn nhiệm. Tổng Giám đốc có bộ máy giúp việc điều hành gồm: Văn phòng Tổng Công ty, các phòng ban nghiệp vụ, được tổ chức và bổ nhiệm theo quy định tại điều lệ mẫu của Tổng Công ty Nhà nước do Chính phủ ban hành. Tổng Giám đốc là đại diện pháp nhân của công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị, trước Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn trước pháp luật về điều hành hoạt động của công ty. Tổng Giám đốc là người có quyền điều hành cao nhất trong công ty. Phó Giám đốc là người giúp Tổng Giám đốc điều hành 1 hoặc 1 số lĩnh vực, địa bàn đơn vị theo sự phân công của Tổng Giám đốc và chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc, pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Kế toán trưởng giúp Tổng Giám đốc chỉ đạo tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê của công ty, có quyền và nhiệm vụ theo quy định của Pháp luật. Văn phòng công ty và các phòng chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu, giúp việc Hội đồng quản trị và Tổng Giám đốc trong quản lý điều hành công việc. Các đơn vị thành viên của Tổng Công ty. Khi thành lập công ty có 46 thành viên hạch toán độc lập, 02 thành viên hạch toán phụ thuộc, 03 đơn vị hành chính sự nghiệp. Qua 5 năm hoạt động một số các thành viên được sắp xếp lại, đổi tên để hình thành các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn. Đến đầu năm 2002, Tổng Công ty còn 28 đơn vị thành viên,1 chi nhánh và 2 liên doanh phân bổ phía Bắc 22 đơn vị , miền Trung 2 đơn vị , và phía Nam 4 đơn vị. Sơ đồ2.1: Cơ cấu tổ chức tổng Công ty Hội đồng quản trị Ban Giám đốc điều hành Văn phòng Tổng C. ty Phòng TC KT Phòng KHĐT Phòng TCCB Phòng KTSX Các phòng KD 1, 2 , 3 ,4 ,5 Công ty Xí nghiệp Nông trường TT. kỹ thuật Trại Trạm Xí nghiệp Phòng Đội sản xuất Đội DV Các phòng Đội sản xuất Đội DV Trạm vật tư Trạm sản xuất Đội DV ( nguồn: Tổng Công Ty chăn Nuôi Việt Nam) 2.2. Chức năng công ty. Tổng Công ty có 2 chức năng chính: Thay mặt Nhà nước, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn quản lý ngành chăn nuôi Việt Nam. Điều hành sản xuất kinh doanh các đơn vị thành viên. Ngoài chức năng quản lý công ty còn có chức năng kinh doanh tạo nguồn thu trang trải cho hoạt động công ty và nộp ngân sách cho Nhà nước. Ngành nghề kinh doanh chủ yếu là: Chăn nuôi gia súc, gia cầm và các vật nuôi khác, sản xuất chế biến, kinh doanh nguyên vật liệu và thức ăn chăn nuôi, sản xuất chế biến các sản phẩm chăn nuôi( như chế biến thịt thực phẩm các loại), kinh doanh, vật tư, thiết bị, máy móc, dược phẩm và các loại hoá chất, trồng trọt cây làm thức ăn gia súc, cây lương thực cây ăn quả, cây công nghiệp và môi sinh , Xây dựng sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng, điện nước, trực tiếp xuất nhập khẩu v.v 2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn. - Tổ chức xây dựng, quy hoạch mạng lưới các đơn vị thành viên trong lĩnh vực sản xuất, chăn nuôi chế biến xuất khẩu. - Giám sát kết quả hoạt động chăn nuôi, xuất nhập khẩu - Tổ chức nghiên cứu khoa học công nghệ và những vấn đề có liên quan đến công nghiệp hoá và hiện đại hoá ngành chăn nuôi. - Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, nhân viên, công nhân kỹ thuật chăn nuôi. - Tư vấn và đầu tư chăn nuôi. - Giúp đỡ các địa phương về kỹ thụât, tổ chức sản xuất kinh doanh xuất khẩu. -Hoàn thành các kế hoạch xuất nhập khẩu. -Kiểm tra báo cáo Nhà nước ( Bộ chủ quản) kết quả hoạt động chăn nuôi xuất khẩu. -Sản xuất thu mua và xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi. -Đóng góp ngân sách Nhà nước. -Tìm kiếm mở rộng thị trường xuất khẩu. -Thiết lập thị trường nước ngoài để nhập khẩu các sản phẩm phục vụ cho ngành chăn nuôi v.v * Về quyền hạn của công ty có quyền hạn của một Tổng Công ty lớn được thiết lập theo mô hình TCT "90”, TCT “91”. -Tham gia vào các hội nghị Chính phủ. -Thiết lập mối quan hệ với các đơn vị trong nước và nước ngoài. -Liên kết liên doanh với nước ngoài. -Tham gia hoạt động sản xuất, chế biến dịch vụ thương mại, đầu tư xuất nhập khẩu. -Được quyền mở trường lớp đào tạo và tham gia đào tạo cán bộ theo những chuyên ngành trong lĩnh vực chăn nuôi. 3. Các yếu tố nguồn lực của Công ty. 3.1. Nhân sự. Khi thành lập Tổng Công ty quản lý gần 8000 cán bộ công nhân viên. Đến cuối năm 2001 Tổng số cán bộ công nhân viên là 4.800 người hầu hết là trình độ đại học và sau đại học với độ tuổi tương đối cao ( Ví dụ ở văn phòng có tới trên 70% cán bộ công nhân viên trên 40 tuổi). Trong công tác cán bộ công ty đã kịp thời thực hiện đúng quy định, tất cả các đơn vị được kiện toàn đội ngũ, cán bộ quản lý và có chuyển biến tích cực trong sản xuất kinh doanh. Trong thực tế việc đào tạo và đào tạo lại một số cán bộ để đảm trách các nhiệm vụ cần thiết tại các đơn vị trực thuộc cũng như các ban ngành của công ty còn nhiều hạn chế. Tuy nhiên với sự quan tâm chỉ đạo và nhiệt tình trách nhiệm của cán bộ nên vẫn hoàn thành nhiệm vụ được giao. Tổng Công ty cũng đã thực hiện chiến lược lâu dài, cử 1 số đồng chí cán bộ đương chức theo học các lớp đào tạo cơ bản để phục vụ công tác; xây dựng được quy chế về quản lý và phân cấp quản lý cán bộ trong toàn công ty, làm cơ sở thực hiện đầy đủ chính sách cán bộ và công tác cán bộ lâu dài. 3.2. Tài chính: Khi mới thành lập, tổng vốn kinh doanh của toàn công ty đạt 111 tỷ 653 triệu đồng. Đến năm 2003 tổng vốn kinh doanh của công ty đạt 215 tỷ 718 triệu đồng tăng gần 2 lần. Nguồn vốn chủ sở hữu tăng trong 5 năm là 104.065 triệu đồng ( Tăng 93% so với năm 1998 ) trong đó tăng chủ yếu do ngân sách Nhà nước cấp 102.735 triệu đồng ( Chiếm 98,7% nguồn tăng) Trong đó cấp bổ sung vốn lưu động: 44.735 triệu đồng và cấp vốn đầu tư xây dựng cơ bản: 58.000 triệu đồng ( Chưa kể vốn cho các dự án đang dang dở và được tập trung toàn bộ cho các doanh nghiệp sản xuất chăn nuôi). Ngoài phần tăng do Nhà nước cấp còn do các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh có lãi, tự bổ sung từ nguồn quỹ đầu tư phát triển chiếm tỷ lệ rất thấp 1.330 triệu đồng. Doanh thu toàn công ty năm 2003 đạt 1.024 tỷ đồng, gấp 2,76 lần so với năm 1998 nhưng lại tập trung chủ yếu ở 3 doanh nghiệp lớn đạt 792 tỷ, chiếm tới 80% doanh thu toàn công ty ( Văn phòng Tổng Công ty 262 tỷ, Animex Sài Gòn: 272 tỷ, công ty vật tư và giống gia súc 258 tỷ. Năm 2002 tỷ lệ này là 84% doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp chăn nuôi tăng chậm. Kết quả kinh doanh dần dần có lãi với xu hướng ổn định. Năm 2003 toàn công ty lãi 1.324 triệu đồng và điều quan trọng là cơ cấu loại thu nhập này đã thay đổi theo chiều hướng tích cực. Tỷ lệ thu nhập từ hoạt động kinh doanh tăng lên, số lãi trong hoạt động sản xuất kinh doanh tăng nhưng vẫn tập trung ở ba doanh nghiệp có doanh thu lớn ( Chiếm 76% số lãi của toàn công ty trong khi tổng số vốn kinh doanh chủ sở hữu chỉ chiếm 25% của toàn công ty). Tỷ trọng lãi trên doanh thu và lãi trên vốn của toàn công ty đã ở mức thấp so với các Tổng Công ty khác. Trong đó chủ yếu là thuế GTGT ( 25 tỷ) và thuế xuất nhập khẩu ( 53 tỷ). Mặc dù có sự hỗ trợ tương đối lớn của Nhà nước về vốn nhưng các khoản vốn ngân sách Nhà nước hỗ trợ cho các doanh nghiệp chăn nuôi tăng thêm cơ sở vật chất, tăng năng lực sản xuất nhưng hiệu quả của đầu tư chưa tăng tương xứng cả về doanh thu và kết quả họat động kinh doanh. 3.3. Trình độ khoa học công nghệ. Từ khi thành lập Tổng công ty đã có một số kết quả đáng kể về khoa học công nghệ trong chăn nuôi. Về nghiên cứu khoa học, đây được coi là một giải pháp cho việc ứng dụng nhanh các tiến bộ kỹ thuật về chăn nuôi, thú y nhằm tăng năng suất và giảm giá thành các sản phẩm chăn nuôi, từ đó tăng hiệu quả trong chăn nuôi. Tổng công ty chăn nuôi Việt Nam đã đề nghị và được Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn chấp thuận đưa vào chương trình nghiên cứu khoa học các đề tài nghiên cứu nhằm phục vụ kịp thời cho sản xuất. Năm năm qua công ty đã tiến hành nghiên cứu 17 đề tài, trong đó 11 đề tài về giống, 3 đề tài về thức ăn, 3 đề tài về thú y, đã được hội đồng khoa học của Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn đánh giá tốt. Trong đó 9 đề tài được công nhận là tiến bộ kỹ thuật và được phép đưa vào sản xuất. Về ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong chăn nuôi, Tổng công ty đã tiếp thu một số giống gia súc gia cầm của một số hãng nước ngoài có công nghệ tiên tiến như gà thịt AA (Mỹ), ISA (Pháp), ROSS (Anh), Lợn PIC (Anh), HYBRID (Pháp), Bò cao sản H-F (Hà Lan) v.v Hiện đại hoá trang thiết bị chăn nuôi và chế biến, đây là một trong những nội dung quan trọng của việc đổi mới công nghệ chăn nuôi. Song song với việc đổi mới con giống cùng với sự giúp đỡ của nhà nước, Tổng công ty tiến hành đổi mới theo hướng hiện đại hoá trang thiết bị trong chăn nuôi hiện có đã cũ và lạc hậu, áp dụng công nghệ chăn nuôi tiên tiến là công nghệ chăn nuôi chuồng kín, điều hoà khí hậu tối ưu cho sinh trưởng và phát triển của gia cầm. Trong chăn nuôi lợn, áp dụng hệ thống chuồng lồng cho lợn nái nuôi con, lợn sau cai sữa. Trong chăn nuôi gia cầm, sử dụng hệ thống máng ăn và uống nước tự động, áp dụng công nghệ máy ấp hiện đại. Trong sản xuất con giống, đổi mới công nghệ sản xuất tinh bò đông lạnh tại trung tâ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc5299.doc
Tài liệu liên quan