MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 4
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY 5
1. Tên Công Ty 5
2. Trụ Sở Công Ty 5
CHƯƠNG II: NGÀNH NGHỀ KINH DOANH 6
1.Công Ty Kinh Doanh Những Ngành Nghề Sau 6
2. Quy Mô Hoạt Động 7
CHƯƠNG III: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA 8 CÔNG TY 8
CHƯƠNG IV: QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY VINASTARLINES 9
1.Cách Thức Hoạt Động 9
2. Hệ Thống Phân Phối 12
2.1 Kho bãi 12
2.2 Vận tải 13
CHƯƠNG V: GIỚI THIỆU CÁC FORM HỢP ĐỒNG 15
1.Khái Quát Về Hợp Đồng Thuê Tàu 15
2.Mối quan hệ giữa hợp đồng thuê tàu với vận đơn 16
CHƯƠNG VI: THỰC TRẠNG LOGISTICS Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 20
1.Thực trạng: 20
2.Giải Pháp 21
CHƯƠNG VII: KẾT LUẬN 22
22 trang |
Chia sẻ: lynhelie | Lượt xem: 1074 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản trị Logistics tại Vinastarlines, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN
&
...............................
...
..
..
..
..
..
..
.
TP. Hồ Chí Minh, Tháng 11 năm 2008
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, nhu cầu của con người ngày càng nâng cao, các hoạt động sản xuất – dịch vụ không ngừng cải thiện và phát triển. tuy nhiên nguồn tài nguyên, nhân lực thì hữu hạn. chính vì vậy logistics đã ra đời để giúp con người sử dụng các nguồn lực một cách tối ưu nhất, đáp ứng được nhu cầu của xã hội. nó là một hệ thống các công việc được thực hiện một cách có kế hoạch nhằm quản lý nguồn nguyên vật liệu, kiểm soát quá trình vận chuyển, lưu trữ hàng hóa, dịch vụ từ điểm xuất phát đến nơi tiêu thụ cuối cùng sao cho hiệu quả nhất và có thể tiết kiệm chi phí đến mức thấp nhất cho người đặt hàng.
Tuy nhiên logistics chỉ mới gia nhập vào Việt Nam những năm gần đây và còn khá mới mẻ đối với chúng ta. Vì thế chúng tôi đã nghiên cứu một công ty logistics của Việt Nam đó là Vinastarlines để có thể hiểu hơn về lĩnh vực này.
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY
Công ty thuộc hình thức công ty cổ phần, hoạt động theo luật doanh nghiệp và các quy định hiện hành khác của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Vốn điều lệ: 200.000.000.000 VNĐ
1. Tên Công Ty
Công ty cổ phần vận tải biển và Logistics Việt Nam
Tên giao dịch đối ngoại:
Vietnam Logistics and Ocean Shipping Lines Corpration
Tên viết tắt: VINASTARLINES CORP
2. Trụ Sở Công Ty
Số 14, dãy B10 Khu Đầm Trấu, Phường Bạch Đằng, Quận Hai Bà Trưng, Thành Phố Hà Nội
Tel: 84-4-9844057 Fax: 84-4-984507
Văn phòng giao dịch: P.903 tòa nhà OCEAN PARK số 1 Đào Duy Anh, Đống Đa, Hà Nội
Tel: 84-4-5772175 Fax: 84-4-5112180
E-mail: Hanoi.hp@vinastarlines.com.vn
Hội đồng quản trị công ty quyết định việc lập hay hủy bỏ chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty.
CHƯƠNG II: NGÀNH NGHỀ KINH DOANH
1.Công Ty Kinh Doanh Những Ngành Nghề Sau
Vận tải hàng hóa, xăng dầu, hành khách bằng đường biển, đường bộ.
Dịch vụ Logistics
Đại lý vận tải, đại lý giao nhận, nhận ủy thác vận tải hàng không.
Dịch vụ giao nhận kho vận quốc tế.
Đại lý vận tải tàu biển và môi giới hằng hải.
Kinh doanh kho bải (Bãi container, kho ngoại quang, cảng cạn – ICD)
Dịch vụ bốc xếp và hỗ trợ tàu biển.
Dịch vụ sửa chữa thiết bị giao thông vận tải và tàu biển.
Nhận ủy thác xuất nhập khẩu, làm thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa cho các chủ hàng.
Kinh doanh xuất nhập khẩu: ô tô, xe máy, máy công trình, tàu thuyền.
Mua bán, phân phối vật tư, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng đa ngành.
Sản xuất và mua bán sắt thép xây dựng.
Khai thác và chế biến khoáng sản.
Xây dựng công trình dân dụng, công nghiệp, giao thông, phát triển cảng, khu công nghiệp và các dịch vụ văn phòng khách sạn.
2. Quy Mô Hoạt Động
VINASTARLINES đang phát triển thành một tập đoàn đa ngành nghề, đặt trụ sở chính tại Thành Phố Hà Nội, có mạng lưới trang rộng tại các cảng chính, thành phố lớn của Việt Nam và trên thế giới, VINASTARLINES đang khẳng định vai trò quan trọng của mình trong nền kinh tế Việt Nam.
Hiện nay, công ty đã có chi nhánh tại Hải Phòng, công ty đang triển khai việc thành lập tại chi nhánh Thành Phố Hồ Chí Minh. Công ty CP Vận Tải biển và Logistics Việt Nam được thành lập với số vốn điều lệ là: 200.000.000.000 VNĐ. Công ty được hỗ trợ đắc lực từ rất nhiều phía, có quan hệ tốt với nhiều công ty có tầm cỡ quốc tế.
Với các phương tiện kỹ thuật hiện đại và đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, hiểu biết sâu sắc địa hình vận chuyển từ đường bộ đến đường sông, bộ phận vận tải hàng dự án của VINASTARLINES đã vận chuyển hàng hóa cho hãng MHI, Siêmns, Mistui, Flsmidtl, Alston, VatechPhục vụ cho nhiều nhà máy xi măng, hóa chất và khu công nghiệp tại Việt Nam.
CHƯƠNG III: CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA
CÔNG TY
Sơ đồ bộ máy công ty:
CHƯƠNG IV: QUY TRÌNH HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY VINASTARLINES
1.Cách Thức Hoạt Động
Công ty có nhiều lĩnh vực hoạt động: đường biển,hàng không , đường bộ ....Sau đây chúng tôi xin giới thiệu về đường hàng không của công ty Vinastarlines:
Quy trình giao hàng cho hãng hàng không tại sân bay gồm các bước sau:
Chuẩn bị hồ sơ
Chuẩn bị talon HAWB + MAWB
Chuẩn bị phiếu cân hàng( tờ hướng dẫn gửi hàng hóa)
Lấy confirm bookinh từ airline
Tiếp nhận xe hàng vào kho hàng:
Tìm nhân viên TCS phụ trách airline ký đồng ý tiếp nhận lô hàng
Trình bảo vệ kho hàng đẻ đưa xe hàng vào kho.
Trình báo hải quan kho hàng( đối với những lô hàng chuyển tiếp):
Nộp tờ khai hải quan cộng phiếu chuyển hàng hóa của HQ tại văn phòng hải quan kho
Hải quan cử nhân viên kiểm tra niêm phong , seal và chì trên xe.
Xuống hàng:
Tìm mâm hàng.
Tìm công nhân bốc xếp xuống hàng.
Dán Talon HAWB và MAWB.
Scan hàng ( nếu có yêu cầu)
Cân hàng:
Tìm nhân viên TCS phụ trách airline
Kiểm đếm số carton
Ghi và kí phiếu cân hàng
Tiến hành kiểm hóa:
Đóng tiền TCS nếu có
Tới văn phòng airline đánh máy
Lam HAWB và chuẩn bị bộ chứng từ gửi theo hàng
Thanh lý hải quan
Tiến hành soi hàng
Đem bộ chứng từ gửi cho airline
2. Hệ Thống Phân Phối
2.1 Kho bãi
Đến cuối năm 2007, Vinalines có đội tàu gồm 134 chiếc với tổng trọng tải tại thời điểm 31/12/2007 đạt khoảng 2,1 triệu DWT. Tổng số hàng hoá vận chuyển bởi đội tàu ước đạt 24,9 triệu tấn và 75,1 tỷ km.
Trong năm 2007, các doanh nghiệp đã đầu tư mua được 30 tàu, với tổng trọng tải 752.814 DWT, trong đó có :
5 tàu container sức chở từ 570 – 950 Teu.
04 tàu chở dầu sản phẩm với tổng trọng tải 195.310 DWT.
21 tàu chở hàng khô với tổng trọng tải 507.295 DWT.
Ngoài ra, các công ty VTB Vinalines, Vitranschart và Falcon cũng đã tiếp nhận, đưa vào khai thác có hiệu quả 04 tàu đóng mới trọng tải 22.500 DWT tại MNĐT Bạch Đằng. Với kết quả đầu tư trên, năm 2007 đã đánh dấu mức đầu tư kỷ lục của Tổng công ty từ khi thành lập đến nay. Trọng tải đầu tư được trong năm 2007 gần bằng với tổng trọng tải mà Tổng công ty đầu tư trong 10 năm qua
Để tăng nhanh tấn trọng tải, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng và trẻ hoá đội tàu của Tổng công ty, bên cạnh việc tích cực tìm kiếm, đầu tư mua tàu đã qua sử dụng tại thị trường nước ngoài, các doanh nghiệp cần tiếp tục phối hợp với các nhà máy đóng tàu đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án thuộc chương trình đóng mới 32 tàu trong nước, thực hiện kế hoạch đóng mới 19 tàu vận tải biển trong giai đoạn 2007 –2010 đã được ký hợp đồng nguyên tắc với tập đoàn Vinashin, đồng thời nghiên cứu triển khai đóng mới tàu tại nước ngoài.
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam đang bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO đầu năm 2007. Cạnh tranh diễn ra vô cùng khắc nghiệt trong mọi lĩnh vực của nền kinh tế, đặc biệt là trong ngành hàng hải khi có sự tham gia của các công ty trong khu vực và quốc tế lớn. Tuy nhiên, điều này lại đem lại những cơ hội to lớn cho Tổng công ty khi nhu cầu vận chuyển hàng hoá xuất nhập khẩu gia tăng đáng kể. Tất cả những yếu tố này buộc Vinalines phải nhanh chóng đẩy mạnh hoạt động vận tải của đội tàu.
2.2 Vận tải
Công ty có đội tàu, đoàn xe vận tải đầu kéo & rơmooc( kể cả xe chuyên dụng) trên khắp Việt Nam, với đội ngũ cán bộ vận tải có năng lực cao.
Sau năm 2008, VINASTARLINES sẽ tiếp tục phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của mình, nâng cao năng lực hệ thống quản lý để phục vụ tốt cho tất cả các nghành như sản xuất, lắp ráp các thiết bị thuỷ, gia tăng tỷ lệ nội địa hoá vật tư thiết bị phục vụ đóng mới và sửa chữa tàu cho khách hàng trong và ngoài nước...vv
Đến năm 2010, Việt Nam có thể trở thành quốc gia có nền công nghiệp đóng tàu ngang bằng với các nước khác trong khu vực. Tỷ lệ nội địa hóa trong các sản phẩm tàu thuỷ cũng sẽ đạt tới 60-70% sản phẩm, góp phần có hiệu quả cao vào chương trình cải thiện, nâng cao kim ngạch xuất khẩu của đất nước, tạo động lực cùng phát triển cho các ngành kinh tế khác.
Công ty Cổ phần Vận tải biển và Logistics Việt Nam luôn trung thành với phương châm vận chuyển hàng hóa trên toàn thế giới một cách nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm. Mục tiêu của chúng tôi là vận chuyển sản phẩm đúng hạn, nhanh gọn và đúng quy trình, giúp khách hàng tập trung tốt hơn trong công việc kinh doanh.
Vận tải và tiếp vận không chỉ đơn thuần là đường bộ, đường sắt, đường biển hay đường hàng không, mà hơn thế nữa, là thông tin liên lạc, liên tục và hợp tác giữa các bên. Đó là các yếu tố quyết định sự thành công trong vận chuyển hàng hóa từ nơi xuất phát đến điểm đích.
Công ty chúng tôi luôn làm chủ các kỹ thuật giao nhận, theo dõi tình trạng hàng hóa trên mạng máy tính toàn cầu, kho bãi, đóng kiện, đóng gói, vận chuyển bằng đường không, đường biển và đường bộ, đại lý tàu biển Luôn thấu hiểu nhu cầu vận chuyển hàng hóa của khách hàng và luôn cập nhật tới khách hàng thông tin về tình trạng vận chuyển.
CHƯƠNG V: GIỚI THIỆU CÁC FORM
HỢP ĐỒNG
1.Khái Quát Về Hợp Đồng Thuê Tàu
Hợp đồng thuê tàu chuyến là một dạng của hợp đồng thuê tầu, chúng ta có thể đưa ra khái niệm về hợp đồng thuê tầu chuyến như sau:
Hợp đồng thuê tầu chuyến là hợp đồng chuyên chở hàng hoá bằng đường biển, trong đó người chuyên chở cam kết sẽ chuyên chở hàng hoá từ một hay một số cảng này đến một hay một số cảng khác giao cho người nhận còn người thuê tàu cam kết sẽ thanh toán cuớc phí theo đúng như thoả thuận của hợp đồng.
Người chuyên chở (carrier) trong hợp đồng thuê tàu chuyến có thể là chủ tầu (ship-owner) nhưng cũng có thể không phải là chủ tầu mà chỉ là người thuê tầu của người khác để kinh doanh lấy cước. Còn người thuê tầu để chuyên chở hàng hoá có thể là người xuất khẩu và cũng có thể là người nhập khẩu theo điều kiện và cơ sở giao hàng được áp dụng trong hợp đồng mua bán ngoại thương.
Song trên thực tế người thuê tầu và người cho thuê tầu rất ít khi trực tiếp ký hợp đồng với nhau.
Trong thuê tầu nói chung và thuê tầu chuyến nói riêng, người ta hay thông qua đại lý hoặc người môi giới để tiến hành việc thuê tầu.
Người môi giới hay đại lý thường là những người có chuyên môn, am hiểu về thị trường thuê tầu, luật hàng hải, tập tục của các cảng... chính vì vậy khi thay mặt cho người thuê hay người cho thuê tầu để ký kết hợp đồng chuyên chở sẽ bảo đảm quyền lợi cho người uỷ thác tốt hơn.
2. Mối quan hệ giữa hợp đồng thuê tàu với vận đơn
Khi chuyên chở hàng hoá bằng tầu chuyến, chúng ta cần phân biệt hợp đồng thuê tầu (C/P) với vận đơn theo hợp đồng thuê tầu. Hai loại chứng từ này đều liên quan tới hàng hoá chuyên chở nhưng có sự khác nhau.
Theo thông lệ Hàng hải quốc tế và bộ luật Hàng hải của Việt nam (điều 61-1), hợp đồng thuê tầu là cơ sở pháp lý xác định trách nhiệm và nghia vụ giữa người thuê tầu và người chuyên chở.
Sau khi hàng hoá được xếp lên tầu, người chuyên chở hoặc đại diện của họ có nghĩa vụ ký phát vận đơn (B/L) cho người giao hàng. Người giao hàng (người bán) dùng vận đơn để có cơ sở đòi tiền người mua.
Trong luật Hàng hải quốc tế cũng như điều 81-3 bộ luật Hàng hải Việt nam thì vận đơn là cơ sở pháp lý để điều chỉnh quan hệ giữa người chuyên chở và người nhận hàng ở cảng đến.
Như vậy, khi chuyên chở hàng hoá được bán theo điều kiện CIF hay CFR người chuyên chở trở thành chủ thể của hai mối quan hệ pháp lý khác nhau và độc lập với nhau. Theo cuốn “Carriage by sea” (trang 350 - London 1973) của luật sư người Anh (Carver) thì người nhận hàng nhận vận đơn từ người bán hàng và vận đơn đó quy định trách nhiệm của chủ tầu với người cầm giữ vận đơn (ở cảng đích), nó độc lập với hợp đồng thuê tầu, trừ trường hợp hai bên quy định rõ trong vận đơn có ghi chú và đưa nội dung hợp đồng thuê tầu vào đó.
Chính vì vậy mặc dù người cầm giữ vận đơn có thể nhận biết qua vận đơn rằng có tồn tại một hợp đồng thuê tầu như thế nhưng vận đơn khi đã chuyên cho người nhận hàng (người cầm giữ vận đơn) thì nó sẽ tạo ra một hợp đồng mới ràng buộc chủ tầu với người có vận đơn theo các điều kiện ghi trên vận đơn.
Thông thường, trong hợp đồng thuê tầu quy định nếu có tranh chấp sẽ giải quyết tại Trọng tài nước nào. Ngược lại trong vận đơn cũng có điều khoản trọng tài nói rõ khi có tranh chấp giữa người chuyên chở và người nhận hàng, tranh chấp đó sẽ được giải quyết ở đâu, theo luật nào (thường dẫn chiếu tới quy tắc Hague -Visby).
Như vậy không thể lấy điều khoản trọng tài trong hợp đồng thuê tầu để giải quyết tranh chấp phát sinh từ vận đơn và ngược lại (trừ vận đơn có quy định áp dụng điều khoản của hợp đồng thuê tầu) vì điều khoản trọng tài trong hai chứng cứ pháp lý này điều chỉnh hai loại quan hệ và chủ thể pháp lý khác nhau. Thực tế trong quá trình chuyên chở, nếu có tranh chấp phát sinh thì người ta sẽ giải quyết tranh chấp đó dựa vào vận đơn hoặc dựa vào hợp đồng thuê tầu tuỳ theo các trường hợp sau đây:
Trường hợp 1:
Người nhận hàng đồng thời là người ký hợp đồng thuê tầu, khi có tranh chấp phát sinh đối với người chuyên chở sẽ lấy hợp đồng thuê tầu để giải quyết tranh chấp.
Trường hợp 2:
Người nhận hàng không phải là người ký hợp đồng thuê tầu, khi có tranh chấp phát sinh đối với người chuyên chở sẽ lấy vận đơn để giải quyết tranh chấp
Trường hợp 3:
Vận đơn đã chuyển nhượng cho người khác, khi có tranh chấp phát sinh giữa người chuyên chở với người cầm vận đơn sẽ lấy vận đơn để giải quyết tranh chấp.
Trường hợp 4:
Vận đơn có dẫn chiếu đến các điều khoản của hợp đồng thuê tầu thì sẽ lấy các điều khoản của hợp đồng thuê tầu để giải quyết tranh chấp.
Ðối với loại vận đơn này thường trên vận đơn người ta ghi rõ “vận đơn dùng với hợp đồng thuê tầu”.
Một số hình ảnh về công ty cổ phần vận tải biển và Logistics Việt Nam
CHƯƠNG VI: THỰC TRẠNG LOGISTICS
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.Thực trạng:
Hiện nay logistics Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn do:
Nền kinh tế gặp nhiều bất ổn do tác động của thị trường thế giới, giá cả các mặt hàng chủ yếu đều tăng cao,thị trường tài chính tiền tệ ngân hàng biến dộng phức tạp làm ảnh hưởng xấu đến tình hình sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân.
Lượng hàng hóa xuất nhập khẩu tăng cao, tình hình tại các cảng biển rơi vào tình trạng tắc nghẽn, hàng hóa giải phóng không kịp thời khiến cho doanh nghiệp không giao hàng đúng tiến độ, điều nà không những ảnh hưởng đến hoạt động của doanh nghiệp mà còn uy tín chất lượng cùa các công ty giao nhận vận tải.
Nhân viên thiếu kinh nghiệm thực tế về Logistic
Hệ thống thông tin vẫn chưa đạt yêu cầu.
Thiếu sự cải tiến công nghệ liên tục, các phụ phí còn cao
Cơ sở hạ tầng còn yếu kém
Hệ thống giao thông vận tải chưa đáp ứng được yêu cầu.
Sự yếu kém của Việt Nam so với Trung Quốc
Khi thuê ngoài sản xuất ở Trung Quốc đang trở nên đắt đỏ hơn , Việt Nam đã trở thành một thay thế ngày càng phổ biến . Đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm qua tăng vọt từ 4.4 tỷ USD trong năm tháng đầu năm 2007 lên 15.3 tỷ USD trong năm tháng đầu năm nay. Thế nhưng hiện nay tài chính của Việt Nam không được ổn định như Trung Quốc với lạm phát lên đến 25% và đồng Việt Nam đang sụt giá đáng kể.
Cơ sở hạ tầng logistics cũng kém phát triển hơn Trung Quốc. Cuingx như quốc gia láng giềng phía Bắc , nền kinh tế VIệt Nam phụ thuộc nhiều vào hàng hóa qua các cảng biển và cảng hàng không. Tuy nhiên phát triển trong mảng này vẫn còn kém
Sau chuyến thăm tìm hiểu thực tế tại Việt Nam gần đây, ông Joel Ray của Transport Intelligence’s Managing Consultant nhận xát “Trong khi có nhieeufdwj án cơ sở hạ tầng đang được triển khai, việc thực thi vẫn còn kém , nhiều dự án sẽ chỉ hoàn tất cho dến năm 2012 hoặc lâu hơn “. Chẳng hạn , tổ hợp cảng hàng không mới Long Thành tại Thành Phố Hồ Chí Minh sẽ không hoàn tất cho đến năm 2015 . Dường như dự án còn chưa được bắt đầu.
Môi trường phát triển ở đây cũng khác với Trung Quốc, khi người dân có thể ngăn cản các dự án phát triển . Ông Joseph Wann Shang Jye , giám đốc VICT tại thành phố Hồ Chí Minh dẫn ra một ví dụ người dân có thể ngăn cản việc xây một đường mơi dẫn đến cảng vì hi vọng sẽ nhận được đền bù cao hơn Các cơ sở tại Sài Gòn , khu vực kinh tế đầu tàu của Việt Nam chỉ giới hạn cho tàu 1400 TEU và các bến cảng luôn trong tình trạng ùn tắc . Có bốn cảng mới đang được xây dựng của DP World , APM Terminals và HPH đông nam Sài Gòn tại khu vực Cái Mép và Thị Vải. Tuy nhiên những dự án này đang đối mặt với vấn đề chuyển hàng đi trong khu vực châu thổ sông Meekong vốn cần có thêm nhiều cầu qua các nhánh sông cũng như cần cải thiện các tuyến bộ địa phương . Một lần nữa những phát triển kiểu ày sẽ bị chậm trẽ do sự phản đối của người địa phương .
Như thế, Việt Nam đang đối mặt với những thách thức lớn. Không chỉ nền kinh tế vĩ mô gặp khó khăn ngắn hạn mà còn có các vấn đề trong triển khai cơ sở hạ tầng logistics, điều tiên quyết để thực hiện hóa tiềm năng kinh tế.
2.Giải Pháp
Mở rộng thêm các mối quan hệ hợp tác với quốc tế.
Mở các lớp huấn luyện kỹ năng logistics cho nhân viên
Cải thiện hệ thống thông tin
Nâng cao cơ sở vật chất hạ tầng
CHƯƠNG VII: KẾT LUẬN
Công ty Vinastarlines được biết đến như một công ty chuyên cung cấp về các dịch vụ logistics ở Việt Nam. Bao gồm các hoạt động như vận tải nội địa, dịch vụ giao nhận, khai quan
Từ khi thành lập đến nay công ty đã hoạt động khá hiệu quả tạo được uy tín trên thị trường và ngày càng mở rộng. trong tương lai sẽ không ngừng cải tiến công nghệ, đội ngũ nhân lực và mở rộng các mối quan hệ trong nước cũng như quốc tế để có thể phục vụ khách hàng tốt hơn và phấn đấu trở thành một nhà cung cấp logistics hàng đầu Việt Nam.
EXPORT-IMPORT PROCEDURE
1 Seller and Buyer conclude a sales contract, with method of payment usually by letter of credit (documentary credit).
2 Buyer applies to his issuing bank, usually in Buyer's country, for letter of credit in favor of Seller (beneficiary).
3 Issuing bank requests another bank, usually a correspondent bank in Seller's country, to advise, and usually to confirm, the credit.
4 Advising bank, usually in Seller's country, forwards letter of credit to Seller informing about the terms and conditions of credit.
5 If credit terms and conditions conform to sales contract, Seller prepares goods and documentation, and arranges delivery of goods to carrier.
6 Seller presents documents evidencing the shipment and draft (bill of exchange) to paying, accepting or negotiating bank named in the credit (the advising bank usually), or any bank willing to negotiate under the terms of credit.
7 Bank examines the documents and draft for compliance with credit terms. If complied with, bank will pay, accept or negotiate.
8 Bank, if other than the issuing bank, sends the documents and draft to the issuing bank.
9 Bank examines the documents and draft for compliance with credit terms. If complied with, Seller's draft is honored.
10 Documents release to Buyer after payment, or on other terms agreed between the bank and Buyer.
11 Buyer surrenders bill of lading to carrier (in case of ocean freight) in exchange for the goods or the delivery order.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 8009.doc