Đề tài Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam

MỤC LỤC

Trang

A – Lời mở đầu . 1

B – Nội dung

Chương 1: Rủi ro tài chính đối với hàng nông sản và

các phương pháp ứng phó. 3

1.1. Các yếu tốrủi ro tài chính tác động đến hàng nông sản. 3

1.2. Các chính sách bảo hộhàng nông sản . 4

1.3. Các thịtrường sản phẩm phái sinh đểphòng ngừa rủi ro. 5

1.4. Kinh nghiệm quản trịrủi ro hàng nông sản ởmột sốnước và

bài học kinh nghiệm cho Việt Nam . 6

Chương 2: Phân tích các yếu tốrủi ro tài chính tác động đến

hàng nông sản Việt Nam. 11

2.1. Nông nghiệp – nền kinh tếchủlực của Việt Nam . 11

2.2. Giới thiệu sơlược vềcuộc điều tra khảo sát thực tế. 14

2.3. Phân tích các yếu tốrủi ro tác động trong lĩnh vực nông nghiệp . 15

Chương 3: Thực trạng đối phó với rủi ro tài chính trong thời gian qua. 27

3.1. Cách đối phó của người sản xuất . 27

3.2. Thực trạng quản trị ởcác doanh nghiệp . 31

3.3. Các chính sách của chính phủ. 41

Chương 4: Quản trịrủi ro đối với mặt hàng nông sản ởViệt Nam. 45

4.1. Phòng ngừa rủi ro tựnhiên – xây dựng mối quan hệgiữa

nông dân và doanh nghiệp . 45

4.2. Thiết lập hệthống thông tin đến với nông thôn. 46

4.3. Phát triển thịtrường sản phẩm phái sinh . 47

4.4. Các chính sách của chính phủ. 48

4.5. Phát triển và nâng cao hoạt động dựbáo chuyên nghiệp . 49

C – Kết luận. . 50

D – Tài liệu tham khảo . 51

E – Phụlục. 52

pdf96 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4671 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản trị rủi ro đối với mặt hàng nông sản ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g bao tiêu trên nhiều mặt hàng nông sản. Tuy nhiên, do việc hướng dẫn và thực thi quyết định chưa cụ thể, thiếu các chính sách ưu đãi và biện pháp chế tài cần thiết khi ký hợp đồng bao tiêu…việc thực hiện quyết định này chỉ mang tính “tượng trưng”. Cả nông dân và doanh nghiệp đều phá vỡ hợp đồng nhưng không ai làm gì được. Tại đồng bằng sông Cửu Long sản xuất vẫn còn manh mún, thiếu vùng chuyên canh; hàng hóa từng lúc chưa đáp ứng về số lượng, chất lượng nên khâu tiêu thụ qua hợp đồng bao tiêu gặp nhiều khó khăn. Nhiều người cho rằng, trong bối cảnh giá đầu vào (xăng dầu, thức ăn, thuốc cho nuôi trồng…) tăng vùn vụt, doanh nghiệp sẽ không dám ký hợp đồng bao tiêu hàng nông sản với nông dân. Điều này hoàn toàn có cơ sở, rất khó để xác định giá thành sản xuất của các mặt hàng như lúa, cá tra… hiện nay; doanh nghiệp cũng không đủ cơ sở để định ra giá sàn. Song, nếu doanh nghiệp và nông dân quyết tâm và đặt niềm tin vẫn có thể thực hiện khá tốt hợp đồng bao tiêu. Trong kết quả khảo sát những doanh nghiệp liên kết với nông dân để bao tiêu nông sản, có 18,5% doanh nghiệp cho rằng việc bao tiêu nông sản thành công rất ít, 14,8% thành công nhiều và chiếm đa số là mức độ tương đối thành công với 66,7%. Khi liên kết với nông dân, đa số doanh nghiệp đều gặp rủi ro là hàng không đủ số lượng, chất lượng như đã cam kết, kế đến là khi giá tăng thì họ không bán cho doanh nghiệp, không có khả năng trả nợ cho doanh nghiệp khi sản xuất gặp khó khăn và cuối cùng là ý thức tôn trọng hợp đồng kém. Từ giữa những năm 80 của thế kỷ 20 các đơn vị làm công tác xuất nhập khẩu ở Đắk Lắk đã tìm đến từng hộ nông dân với hình thức đầu tư ứng trước, nghĩa là “quốc doanh” ứng trước cho nông dân máy cày, phân bón, có cả lương thực và thu hồi vốn sau khi có cà phê nhân; nông trường quốc doanh thì vận động bà con vào làm công nhân nhận khoán trồng và chăm sóc cà phê. Từ đó, Đắk Lắk hình thành nhiều vùng chuyên canh cây cà phê, có đơn vị phấn đấu chỉ tiêu trong một mùa mưa trồng một nghìn ha như Công ty cà phê Phước An, Thắng Lợi, Ea Tiêu, Xí nghiệp liên hiệp cà phê Việt Đức. Bên cạnh đó, Đắk Lắk còn liên doanh trồng cà phê với nước ngoài, cụ thể là Liên doanh Việt Xô, Việt Đức. Vùng chuyên canh cà phê chiếm 86% diện tích sản xuất nông nghiệp và 89% sản lượng cà phê trong toàn tỉnh. Theo khảo sát, việc 34 đầu tư vùng trồng nguyên liệu đem lại cho doanh nghiệp mức độ thành công nhiều (37,5%) và tương đối thành công (43,8%). Bên cạnh đó, cũng có 6,3% doanh nghiệp hoàn toàn không thành công và 12,5% doanh nghiệp thành công ít. Hình 3.8: Mức độ thành công của doanh nghiệp khi áp dụngcác biện pháp giảm tác động giá hàng hóa đầu vào 18.5 66.7 14.8 29.6 55.6 14.8 6.3 12.5 43.8 37.5 27.3 68.2 4.5 0% 20% 40% 60% 80% 100% Liên kết với nông dân để bao tiêu nông sản Dự báo giá tăng giảm để mua trước Tự đầu tư vùng trồng nguyên liệu Sử dụng công cụ phái sinh C ác b iệ n ph áp Hoàn toàn không thành công Thành công rất ít Tương đối thành công Thành công nhiều Hoàn toàn thành công Nguồn: Khảo sát thực tế 3.2.2. Đối với rủi ro lãi suất ¾ Vay VND theo lãi suất USD Hầu hết doanh nghiệp đều dội khi phải chịu lãi suất vay vốn 20 – 21%/năm. Càng khó hơn khi theo quy định mới, các doanh nghiệp không còn được vay vốn bằng ngoại tệ nếu không có nhập khẩu hàng hóa. Vào thời điểm tháng 9/2008, Tổng giám đốc Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Intimex cho biết lãi suất cho vay hiện tại là trên 20%/năm, tiền lãi hằng năm công ty phải trả đã tăng gần bốn lần so với cùng kỳ năm ngoái. Chủ trương không cho doanh nghiệp xuất khẩu vay USD đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất khẩu nông sản của công ty và thu mua nông sản của nông dân. Do phải vay VND với lãi suất cao, doanh nghiệp buộc mua nông sản của nông dân với giá rẻ hơn hoặc chậm trả tiền. Mua được hàng, doanh nghiệp phải tìm cách bán ngay chứ không dám trữ hàng trong kho chờ giá lên như trước. ƒ Vì vậy, các ngân hàng đã suy nghĩ để tìm một mức lãi suất thấp nhất cho doanh nghiệp. Lối ra đã có, đang thực hiện đối với các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu. Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã thực hiện chương trình cho vay tiền đồng có lãi suất USD. Mức lãi suất cho vay mà Eximbank đưa ra là 8,4%/năm, chỉ bằng 60% lãi suất cho vay VND hiện hành. 35 Doanh nghiệp khi có hợp đồng hoặc L/C xuất khẩu, ngân hàng sẽ giải ngân vốn VND theo lãi suất USD để thu mua nguyên vật liệu sản xuất hàng xuất khẩu. Khi doanh nghiệp nhận được tiền bán hàng, ngân hàng sẽ mua lại số ngoại tệ đó theo tỷ giá được hai bên thỏa thuận tại ngày ngân hàng đã giải ngân cho doanh nghiệp. Để có được mức lãi suất cho vay thấp, Eximbank phải kết hợp nhiều nghiệp vụ về ngoại hối, thanh toán. Với chương trình 2.000 tỷ đồng với lãi suất 8,4%/năm, chỉ sau hơn một tháng triển khai, các doanh nghiệp đã được vay khoảng 1.000 tỷ đồng với thời hạn 3-4 tháng, phù hợp với thời hạn làm hàng xuất khẩu. Theo lãnh đạo một doanh nghiệp xuất khẩu lương thực, câu chuyện cá tra, lúa gạo tồn đọng và giảm giá trong những tháng trước đây không hẳn do thiếu vốn mà chính là do lãi suất quá cao. Doanh nghiệp mua hàng để dự trữ chỉ là “rước nợ vào thân”. Mua hàng sớm ngày nào phải trả lãi ngày đó, mỗi tháng khoảng 1,7% tiền lãi. Mà vốn vay để thu mua lên đến vài tỷ, thậm chí hàng chục tỷ đồng. Vì vậy, dù ngân hàng Nhà nước có chỉ đạo, một số ngân hàng có bơm vốn ra nhưng doanh nghiệp chào thua vì lãi suất quá cao. Nay trở ngại lãi suất đang dần được giải quyết nhưng nếu có thể được, ngân hàng nên giảm thêm vẫn tốt hơn. ƒ Mới đây, ngân hàng Á Châu (ACB) đã dành ra 20 triệu USD cho chương trình tài trợ xuất khẩu VND với lãi suất đặc biệt. Theo ACB, lãi suất cho vay ngang với lãi suất USD và chỉ bằng khoảng 70% lãi suất cho vay VND. ACB sẽ tập trung cho vay vào bốn nhóm hàng xuất khẩu chính là thủy sản, đồ gỗ, gạo, cao su... Theo ghi nhận, một số ngân hàng cũng đang tìm hiểu để có thể áp dụng cho các khách hàng của mình. Cuộc chạy đua cho vay lãi suất rẻ sẽ còn tiếp diễn và tất cả đều có lợi. Các ngân hàng được lợi khi có thể bán thêm được nhiều dịch vụ khác cho khách hàng, đặc biệt là về ngoại hối. Doanh nghiệp thì tiết giảm chi phí, qua đó duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh bình thường, giảm bớt tình trạng “đóng băng” trong thu mua, kinh doanh mà hậu quả là hàng nông sản bị ứ đọng, giá giảm... ƒ Rủi ro của các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu với các hợp đồng giao dịch bằng ngoại tệ là rủi ro tỷ giá. Với sự biến động tỷ giá trong năm 2008 và đầu năm 2009, tỷ giá ngoại tệ (USD) có thể biến động đến 3% trong ngắn hạn và 5% trong dài hạn (1 năm). Do vậy, giải pháp cho vấn đề này là việc thực hiện các sản phẩm phái sinh nhằm bảo hiểm rủi ro tỷ giá như: hoán đổi tiền tệ chéo, mua – bán ngoại tệ kỳ hạn và quyền chọn tiền tệ. Hiện tại, BIDV có dịch vụ kết hợp giữa hợp đồng tín dụng và hợp đồng hoán đổi tiền tệ chéo nhằm hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu, đặc biệt là các mặt hàng nông sản. Qua đó, doanh nghiệp xuất khẩu có thể vay vốn VND với lãi suất USD, đồng thời bảo hiểm được rủi ro tỷ giá. Trong thời gian qua, với gói sản phẩm này, BIDV đã giúp 36 cho các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản như: gạo, cà phê, cao su, hạt điều và xuất khẩu nông sản tổng hợp, giảm được chi phí vay vốn rất lớn. ¾ Tuy nhiên, trong năm 2008, trước tình hình lãi suất tăng cao và không phải doanh nghiệp nào cũng có đủ điều kiện để được vay, nhiều doanh nghiệp cần vốn nhưng để tránh chi phí cao đã huy động vốn từ nhiều nguồn như: vốn tự có, phát hành cổ phần ra công chúng… ¾ Tín dụng thương mại (trả chậm, ứng vốn) cũng là 1 biện pháp được các doanh nghiệp sử dụng trong giai đoạn lãi suất tăng chóng mặt, với 2,75 trên 5 điểm với 5 là mức độ sử dụng thường xuyên nhất. (Xem phụ lục câu 12 bảng Khảo sát doanh nghiệp) 3.2.3. Đối với rủi ro tỷ giá ¾ Thiếu kinh nghiệm phòng ngừa rủi ro cộng với tâm lý chủ quan, không nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản hiện nay biết cách phòng ngừa rủi ro phần nào do biến động của tỷ giá vẫn luôn được Nhà nước “bảo hộ”. - Hơn 1 năm trước, Ngân hàng Thế giới (WB) hợp tác với một nhà nhập khẩu cà phê, tổ chức lớp quản trị rủi ro trong kinh doanh cà phê dành cho giám đốc các công ty xuất khẩu cà phê. Tại lớp học này, kết quả khảo sát của WB cho thấy, gần như toàn bộ các nhà xuất khẩu cà phê Việt Nam đều xếp rủi ro do biến động tỷ giá vào loại không đáng kể. Thậm chí có doanh nghiệp còn cho rằng đó là điều không thể xảy ra bởi Việt Nam là quốc gia xuất khẩu và Nhà nước luôn có chính sách làm yếu tiền đồng để thuận lợi cho xuất khẩu, nếu có chỉ là ngắn hạn, không tác động tới xuất khẩu của từng doanh nghiệp. Tuy nhiên, tình hình tỷ giá biến động phức tạp trong năm 2008 đã làm thay đổi cách nhìn của các doanh nghiệp đối với rủi ro tỷ giá. Cụ thể là qua khảo sát các doanh nghiệp, hầu hết cho rằng rủi ro tỷ giá tác động nhiều đến rủi ro tài chính của họ với 4,1935 điểm. (xem Hình 2.12) - Thực ra, vài năm gần đây, một số ngân hàng lớn ở Việt Nam đã có nghiệp vụ mua bán ngoại tệ kỳ hạn. Nghiệp vụ này không có gì mới lạ ở Việt Nam nhưng phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản một phần không quan tâm tới nghiệp vụ này, một phần là do thiếu kỹ năng. Với các ngân hàng có nghiệp vụ kỳ hạn thì doanh nghiệp có quan hệ tốt, làm ăn đàng hoàng và có kỹ năng mua bán kỳ hạn là có thể làm được để phòng chống rủi ro. - Trong thực tế, cái mà các doanh nghiệp quan tâm chính là giá nông sản trên thị trường cao hay thấp, nếu giá tăng cao thì rủi ro về tỷ giá không phải là mối bận tâm lớn. Tuy nhiên, Việt Nam đã là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới, bây giờ 37 doanh nghiệp cũng phải học cách phòng chống rủi ro dù là nhỏ nhất, chứ không thể trông chờ vào chính sách điều tiết tiền tệ vĩ mô của Chính phủ . ¾ Do đặc thù của xuất khẩu nông sản là mua nguyên liệu dồn dập trong một thời gian ngắn vào mùa thu hoạch, như lúa thì mua rầm rộ trong 2-3 tháng thu hoạch lúa đông xuân hay hè thu, cà phê thì mua nhiều vào tháng 10 năm trước tới tháng 2 năm sau, hạt điều thì thì mua từ tháng 2 tới tháng 5, nên những lúc tới mùa vụ thu hoạch, bất chấp đồng Việt nam dù có lên giá so với đô la Mỹ và việc bán đô la Mỹ sẽ bị thiệt nhưng doanh nghiệp vẫn phải chấp nhận. Giá nông sản trên thị trường thế giới lúc đang ở mức cao, bán kiểu nào doanh nghiệp cũng có lãi nên chẳng mấy doanh nghiệp quan tâm tới tỷ giá và sau khi bán nông sản, doanh nghiệp thường bán ngay đô la Mỹ để lấy tiền đồng chi trả lương cho công nhân, thu lại nguyên liệu nên cũng chẳng mấy giám đốc để mắt tới tỷ giá ngoại tệ có tác động nhiều hay ít. ¾ Phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu nông sản có trụ sở và nhà máy ở các tỉnh, quan hệ với ngân hàng thương mại cũng ở tỉnh, nên ít có điều kiện để lựa chọn nghiệp vụ kỳ hạn sao cho có lợi nhất so với các doanh nghiệp ở TPHCM, đây cũng là một hạn chế mang tính đặc thù của nông sản. Tuy nhiên, hiện đã có nhiều doanh nghiệp xuất khẩu nông sản đang quan tâm nhiều hơn tới bài toán tỷ giá, tính toán thiệt hơn chứ không như trước đây. Các doanh nghiệp hay điện thoại hỏi thăm nhau tỷ giá ở các ngân hàng, như ngân hàng nào mua đô la Mỹ giá cao, ngân hàng nào mua thấp, chứng tỏ họ đã quan tâm tới rủi ro do tỷ giá. Trong thực tế, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu quy mô lớn đều lập quỹ dự phòng rủi ro tỷ giá. ¾ Một số nguyên nhân khác sẽ được trình bày trong phần tiếp theo. 3.2.4. Thực trạng sử dụng công cụ phái sinh Hầu hết, các sản phẩm nông sản xuất khẩu của Việt Nam đều có mức giá thấp hơn từ vài chục đến cả trăm USD/tấn so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Theo số liệu của Tổ chức Cà phê Thế giới (ICO), trong tổng số lượng cà phê khi xuất khẩu bị thải loại có tới 88% là của Việt Nam. Đồng thời, theo báo cáo tại hội thảo, mặc dù có sản lượng xuất khẩu cao nhưng giá cà phê Việt Nam luôn thấp hơn giá cà phê các nước khác, do chất lượng sản phẩm thấp hơn; do kỹ thuật bán hàng và sự phối hợp chưa có hiệu quả giữa các nhà xuất khẩu cà phê. Đầu tháng 4/2008, một công ty luật của Anh đã gửi báo cáo tới Chính phủ Việt Nam về việc 28 doanh nghiệp xuất khẩu điều của Việt Nam không giao hàng đúng hạn hợp đồng. Khi giá điều thế giới cao, các doanh nghiệp này đã bán sản phẩm ra nước ngoài để thu lời và “hy vọng” giá điều thế giới sẽ giảm rồi mua để giao hàng cho 38 những hợp đồng đã ký. Nhưng cuối cùng giá điều thế giới vẫn đứng ở mức cao, và các doanh nghiệp không có hàng để xuất. Vì vậy, đề án phát triển sàn giao dịch cà phê chính là một trong những bước nhằm nâng cao giá trị cà phê Việt Nam không chỉ về chất lượng mà còn tránh bị đối tác nước ngoài ép giá, hay thua thiệt do không nắm bắt được thông tin. Ngay từ tháng 11/2004, Vicofa đã tiến hành xây dựng Trung tâm Giao dịch cà phê Buôn Ma Thuột, với kỳ vọng đây sẽ là nơi đấu giá tập trung, công khai của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân kinh doanh cà phê. Cuối năm 2006, phần cơ sở hạ tầng của Trung tâm cơ bản xong, giao dịch cũng đã được tiến hành, phần lớn mang tính chất địa phương, trong vùng (Đắk Lắk là thủ phủ cà phê cả nước) và phạm vi trong nước. Hình thức mua bán cà phê qua sàn giao dịch theo các loại hợp đồng quyền chọn, kỳ hạn, tương lai, chốt giá sau... bước đầu đã giúp các doanh nghiệp kinh doanh, xuất khẩu cà phê Việt Nam có những công cụ bảo hiểm rủi ro về giá hữu hiệu tránh khỏi tình trạng cà phê được mùa lại rớt giá. Hiện nay, một số dự án sàn giao dịch nông sản đang ở giai đoạn phôi thai như sàn giao dịch chè, sàn giao dịch gỗ nguyên liệu hay ý tưởng về sàn giao dịch thức ăn chăn nuôi. Điều này xuất phát từ sự phát triển mạnh mẽ của ngành nông nghiệp sản xuất quy mô hàng hóa. Tuy nhiên, thực tế, ý tưởng về những sàn giao dịch mới chỉ dừng lại ở mô hình chợ đầu mối, nơi các doanh nghiệp đấu giá, mua bán trực tiếp, được chọn lựa chủng loại hàng hóa một cách thoải mái hơn. Song tại hầu hết những chợ đầu mối này, khả năng cung cấp các biện pháp bảo hiểm rủi ro về giá cho doanh nghiệp thông qua các hình thức hợp đồng giao dịch kỳ hạn lại rất hạn chế. Vì vậy, đến thời điểm hiện nay, tại Việt Nam chỉ có Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) có thể được xem như một sàn giao dịch nông sản giao sau, với mặt hàng giao dịch duy nhất là cà phê. Ngoài việc đấu giá giao ngay, BCEC còn cung cấp những công cụ hạn chế rủi ro (hedging). Kết quả khảo sát 31 doanh nghiệp sản xuất, mua bán hàng nông sản về mức độ am hiểu đối với các sản phẩm phái sinh được thể hiện trong hình 3.9. Có thể thấy mức độ am hiểu của các doanh nghiệp về hợp đồng kỳ hạn là cao nhất và hợp đồng hoán đổi ít được doanh nghiệp biết đến. 39 Hình 3.9: Mức độ am hiểu của doanh nghiệp về các sản phẩm phái sinh 38.7 32.3 6.5 12.9 9.7 29 32.3 32.3 6.5 22.6 35.5 22.6 16.1 3.2 3.2 9.7 29 38.7 19.4 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Hoán đổi Quyền chọn Giao sau Kỳ hạn Các sản phẩm phái s inh Rất am hiểu Hiểu biết rõ Biết vừa phải Có biết sơ Hoàn toàn không biết Nguồn: Khảo sát thực tế Qua đó cho thấy việc sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro của các doanh nghiệp chủ yếu là hợp đồng kỳ hạn. 41,9% doanh nghiệp sử dụng hợp đồng kỳ hạn nhiều lần, 9,7% chưa từng sử dụng. Hợp đồng hoán đổi có 61,3% doanh nghiệp chưa từng sử dụng. Chưa từng sử dụng nhiều nhất là hợp đồng giao sau và quyền chọn với 77,4%. Hình 3.10: Mức độ sử dụng sản phẩm phái sinh của doanh nghiệp 61.3 6.5 6.5 9.7 16.1 77.4 9.7 9.7 3.2 77.4 9.7 6.5 3.2 3.2 9.7 6.5 22.6 19.4 41.9 0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100% Hoán đổi Quyền chọn Giao sau Kỳ hạn Các sản phẩm phái s inh Sử dụng nhiều lần Sử dụng 6-10 lần Sử dụng 2-5 lần Sử dụng 1 lần Chưa từng sử dụng Nguồn: Khảo sát thực tế Về mức độ thành công trong việc sử dụng các công cụ phái sinh để giảm thiểu rủi ro của các doanh nghiệp, có tới 20/28 doanh nghiệp tương đối thành công khi sử dụng hợp đồng kỳ hạn (71,4%), 3,6% hoàn toàn thành công. Có 8/13 doanh nghiệp sử dụng hợp đồng hoán đổi tương đối thành công (61,5%), 3 doanh nghiệp hoàn toàn không thành công. Với hợp đồng giao sau, 4/7 doanh nghiệp thành công rất ít (57,1%), 1 doanh nghiệp hoàn toàn thành công. Đối với quyền chọn, 3/8 doanh nghiệp thành công rất ít, 2 doanh nghiệp hoàn toàn không thành công. 40 Hình 3.11: Mức độ thành công của doanh nghiệp trong việc sử dụng sản phẩm phái sinh 16.7 8.3 66.7 8.3 14.3 42.9 28.6 14.3 57.1 14.3 14.3 14.3 17.1 71.4 7.1 3.6 0% 20% 40% 60% 80% 100% Hoán đổi Quyền chọn Giao sau Kỳ hạn C ác sả n ph ẩm p há i s in h Hoàn toàn không thành công Thành công rất ít Tương đối thành công Thành công nhiều Hoàn toàn thành công t Nguồn: Khảo sát thực tế Nguyên nhân doanh nghiệp không sử dụng sản phẩm phái sinh hoặc gặp khó khăn trong việc sử dụng chủ yếu là do doanh nghiệp chưa am hiểu, tiếp đến là tâm lý ngại trách nhiệm, chi phí và quy định pháp lý chưa rõ ràng. Nghề mua bán hợp đồng tương lai mới du nhập vào nước ta nên số doanh nghiệp thực hiện còn ít. Hình 3.12: Nguyên nhân doanh nghiệp không sử dụng sản phẩm phái sinh 3.9533 2.3548 3.5161 1.6744 1.5161 2.8387 3.5263 3.5 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 M ea n DN chưa am hiểu Biến động lãi suất, tỷ giá không đủ lớn T âm lý ngại t rách nhiệm Sản phẩm không đáp ứng nhu cầu Quy định hạch toán thuế bất lợi Quy định pháp lý chưa rõ ràng Chi phí Lý do khác Nguyên nhân Nguồn: Khảo sát thực tế Về mức độ quan tâm đến sản phẩm phái sinh của các doanh nghiệp trong tương lai để phòng ngừa rủi ro, theo cuộc khảo sát cho thấy đa số các doanh nghiệp đều muốn tìm hiểu và sử dụng trong tương lai. (Xem hình 3.13) 41 Hình 3.13: Mức độ quan tâm đến sản phẩm phái sinh trong tương lai của doanh nghiệp 25.8 38.7 9.7 25.8 19.4 54.8 6.5 12.9 6.5 32.3 48.4 3.2 16.1 6.5 6.5 32.3 54.8 0% 20% 40% 60% 80% 100% Hoán đổi Quyền chọn Giao sau Kỳ hạn C ác sả n ph ẩm p há i s in h Hoàn toàn không quan tâm Sẽ tìm hiểu Sẽ sử dụng thử 1 lần Sẽ sử dụng vài lần Chắc chắn tiếp tục sử dụng nhiều lần Nguồn: Khảo sát thực tế 3.3. CÁC CHÍNH SÁCH CỦA CHÍNH PHỦ 3.3.1. Chính sách bảo hộ hàng nông sản Quá trình đưa nông nghiệp hội nhập kinh tế quốc tế, hệ thống chính sách thương mại đã có những thay đổi đáng kể. Các biện pháp, chính sách bảo hộ thông qua thuế quan và các rào cản phi thuế quan đã có tác dụng lớn đến phát triển sản xuất và đẩy mạnh xuất khẩu một số sản phẩm như: gạo, cà phê, chè, hạt tiêu, rau quả, mía đường, sữa và sản phẩm sữa… a) Biện pháp thuế quan: Bộ Tài chính ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, ban hành kèm theo QĐ số 39 ngày 28/7/2006, theo đó, thuế nhập khẩu các nông sản chế biến như đường, thịt chế biến, rau quả chế biến, chè, cà phê hòa tan (cà phê đã rang xay) vẫn ở mức cao. (Xem bảng 3.1 phần Phụ lục) b) Biện pháp phi thuế: Năm 2001, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành QĐ 46/CP quản lý xuất nhập khẩu hàng hóa giai đoạn 2001-2005. Quy chế này đã loại bỏ hàng loạt các hàng rào phi thuế. Đến năm 2005, Việt Nam loại bỏ giấy phép nhập khẩu cuối cùng còn áp dụng đối với mặt hàng đường ăn. Nhập khẩu các loại thuốc bảo vệ thực vật, thú y, giống vật nuôi cũng được tiến hành quản lý theo chuyên ngành, vừa đảm bảo bảo vệ an toàn kiểm dịch động, thực vật, vừa không vì mục tiêu bảo hộ trá hình cho sản xuất trong nước. Khi gia nhập WTO, các biện pháp phi thuế hạn chế nhập khẩu nông sản Việt Nam được bỏ gần hết, đến nay chỉ còn áp dụng hạn ngạch thuế quan đối với đường, lá 42 thuốc lá và muối. Tuy nhiên đàm phán để duy trì các biện pháp hạn ngạch thuế quan đối với 3 mặt hàng này gặp rất nhiều khó khăn do yêu cầu của các nước rất cao về hạn ngạch, mức thuế trong hạn ngạch, mức tăng trưởng hạn ngạch hàng năm và cơ chế quản lý hạn ngạch… c) Hỗ trợ trong nước: Chính sách hỗ trợ trong nước của Việt Nam tập trung phần lớn vào nhóm chính sách “hộp xanh” và “Chương trình Phát triển” là những nhóm chính sách mà các nước thành viên WTO được tự do áp dụng. Cơ cấu chính sách hỗ trợ trong nước cho ngành nông nghiệp (giai đoạn 1999 – 2001). (Xem Phụ lục 9) d) Trợ cấp xuất khẩu: Giai đoạn sau 2001, chính sách trợ cấp xuất khẩu tập trung chủ yếu vào 3 nhóm: nhóm chính sách tín dụng ưu đãi khuyến khích xuất khẩu, nhóm trợ cấp trong các trường hợp cụ thể và nhóm chính sách xúc tiến thương mại. (Xem Phụ lục 10) Nhìn chung, các rào cản thương mại đối với hàng nông sản đã được tháo gỡ dần, thông thoáng hơn và ngày càng phù hợp hơn với các chuẩn mực quốc tế. Bảo hộ nông nghiệp được chuyển từ hạn chế nhập khẩu thông qua hạn ngạch nhập khẩu, giấy phép và thuế quan sang áp dụng thuế quan là chính. Ngoài ra, để hỗ trợ xuất khẩu Nhà nước đã áp dụng nhiều biện pháp hỗ trợ khác nhau như cung cấp tín dụng, ưu đãi về lãi suất, cung cấp giống, trợ giá xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, thưởng xuất khẩu.... 3.3.2. Chính sách về thị trường sản phẩm phái sinh Thủ tướng Chính phủ đã ban hành quyết định 223/QĐ-TTg ngày 6/3/2001 về việc tiêu thụ lúa gạo ở đồng bằng sông Cửu Long, Thủ tướng đã giao nhiệm vụ: “Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chỉ đạo Tổng Công ty Lương thực miền Nam với UBND các tỉnh xây dựng thí điểm các chợ trung tâm nông sản. Trước mắt ở các tỉnh có sản lượng lúa hàng hóa lớn, để giúp nông dân tiêu thụ lúa, gạo và thực hiện các dịch vụ khác cho sản xuất nông nghiệp như cung ứng giống, phân bón, vật tư nông nghiệp, dịch vụ tưới tiêu, tư vấn sản xuất...”. Căn cứ vào quyết định này, Tổng công ty Lương thực miền Nam đã thí điểm xây dựng 3 chợ trung tâm nông sản ở Đồng Bằng Sông Cửu Long: • Thứ nhất, chợ trung tâm nông sản Hậu Thạnh Đông ở tỉnh Long An, có mức đầu tư 14,9 tỷ đồng, rộng 3,8 ha, lượng lúa hàng hóa qua chợ 60.000 tấn/năm. • Thứ hai, chợ trung tâm nông sản Phú Cường ở tỉnh Tiền Giang, vốn đầu tư 17,5 tỷ đồng, rộng 5,9 ha, lúa hàng hóa qua chợ 75.000 tấn/năm. • Thứ ba, chợ trung tâm nông sản Thanh Bình ở tỉnh Đồng Tháp, với diện tích 7,6 ha, tổng mức đầu tư 31,6 tỷ đồng, lúa hàng hóa qua chợ 114.000 tấn/năm. 43 Với mục đích hướng đến sự phát triển bền vững của ngành cà phê Việt Nam và hướng đến lợi ích chính đáng của người sản xuất, kinh doanh cà phê, Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột (BCEC) đã được thành lập theo Quyết định 2278/QĐ- UBND ngày 04 tháng 12 năm 2006 của UBND tỉnh Đắk Lắk, có trụ sở đặt tại 153 - Nguyễn Chí Thanh - thành phố Buôn Ma Thuột - tỉnh Đắk Lắk. Theo Quyết định 84/QĐ-UBND, ngày 15 tháng 01 năm 2007 của UBND tỉnh Đắk Lắk, về việc phê duyệt Quy chế tổ chức hoạt động của Trung tâm Giao dịch Cà phê Buôn Ma Thuột, Trung tâm có các nhiệm vụ chính: - Tổ chức một sàn giao dịch đấu giá khớp lệnh tập trung, công khai cho các tổ chức, đơn vị từ người sản xuất, chế biến đến kinh doanh, xuất khẩu mặt hàng cà phê nhân theo mô hình hoạt động hiện đại phù hợp với xu thế và tập quán kinh doanh, mua bán, giao dịch trên thế giới. - Tổ chức biên tập và cung cấp thông tin và cung ứng các dịch vụ tư vấn về trồng, chăm sóc, sản xuất, chế biến, kinh doanh… cà phê cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu, đặc biệt hỗ trợ cung cấp thông tin và tư vấn cho nông dân, người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. - Tổ chức hệ thống chế biến cùng với kho hàng nhằm chuẩn hóa và phục vụ việc chuyển giao mặt hàng cà phê đưa vào giao dịch. Đồng thời phối hợp với các đơn vị khác cung cấp các dịch vụ về ký gửi hàng hóa, tín dụng, môi giới giao dịch, chế biến, dịch vụ kho bãi và xa hơn nữa là các dịch vụ logistic và kho ngoại quan. - Phối hợp với tổ chức môi giới (được Ngân hàng Nhà nước cho phép) tổ chức giao dịch cà phê với các sàn giao dịch của thế giới (LIFFE - thị trường London, NYBOT - New York,…). Chính phủ đã chấp thuận để các Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương và Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa) xúc tiến triển khai xây dựng Đề án hợp tác và chủ động làm việc với Sàn Giao dịch Hàng hóa Chicago (CME) về khả năng đưa sản phẩm cà phê Việt Nam giao dịch tại CME và phát triển sàn giao dịch cà phê tại Việt Nam, trên cơ sở đó tiến tới mở rộng khả năng hợp tác ra các hàng hóa nông sản khác. Theo đó, CME sẽ giúp Vicofa đào tạo nhân viên vận hành và hoạt động trong các sàn giao dịch, thực hành ngay tại Chicago, sau đó, tiếp tục cử chuyên gia sang hướng dẫn tại Việt Nam. Ngoài ra, việc xây dựng phần mềm giao dịch cho sàn cà phê Buôn Mê Thuột cũng sẽ được triển khai song song để thay thế cho phương thức đặt lệnh thủ công trên sàn hiện nay. Luật Thương mại đã cho phép mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa, bao gồm hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn nhưng nhìn chung, sàn giao dịch 44 nông sản giao sau còn thiếu những văn bản hướng dẫn cụ thể để thực hiện và thiếu cả sự quan tâm đúng mức của

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfBai hoan chinh.pdf
  • pdfTom tat.pdf
  • docTRANG BIA 1.doc
Tài liệu liên quan