MỤC LỤC
PHẦN 1: LỜI MỞ ĐẦU 5
PHẦN 2: NỘI DUNG 7
I. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU THỦY HẢI SẢN VIỆT NAM 7
1.1. Tình hình xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam trong những năm gần đây 7
1.2. Các thị trường xuất khẩu chính 9
1.3. Các thuận lợi và khó khăn trong trong quá trình xuất khẩu thủy hãi sản qua các nước khác 12
1.3.1. Thuận lợi 12
1.3.2. Khó khăn 12
1.4. Định hướng phát triển ngành 14
II. CÁC RỦI RO VỀ THÔNG TIN TRONG XUẦT KHẨU THỦY HẢI SẢN 15
2.1 Đối tác đưa tin không chính xác về chất lượng hàng thủy sản Việt Nam 15
2.2 Thiếu thông tin về nguồn gốc thủy hải sản 16
2.3 Rủi ro do thiếu thông tin về đối tác dẫn đến không thanh toán khi giao hàng, giao hàng không đầy đủ, hàng không đến nơi 17
III. CÁC PHƯƠNG ÁN QUẢN TRỊ RỦI RO THÔNG TIN CHO XUẤT KHẨU THỦY HẢI SẢN VIỆT NAM 19
3.1 Biện pháp phòng tránh rủi ro do thiếu thông tin về đối tác dẫn đến không thanh toán khi giao hàng, giao hàng không đầy đủ, hàng không đến nơi 19
3.2 Tránh rủi ro do tin đồn sai lệch 22
3.3. Giải pháp tránh rủi ro do thiếu thông tin về nguồn gốc thủy hải sản 22
IV. BÀI HỌC KINH NGHIỆM 24
PHẦN 3: KẾT LUẬN 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO 26
26 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 3725 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản trị rủi ro thông tin trong lĩnh vực xuất khẩu thủy hải sản của Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ùng kỳ năm ngoái.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng thuỷ sản tháng 3/2010 đạt 354,5 triệu USD, tăng 55,32% so tháng 2/2010 và tăng 16,65% so với tháng 3 năm 2009. Tính chung cả quí I/2010 xuất khẩu thuỷ sản cả nước đạt 895,3 triệu USD, tăng 19,66% so cùng kỳ năm 2009.
Trong các mặt hàng xuất khẩu hiện nay, cá tra đã vượt qua tôm trở thành mặt hàng xuất khẩu “số 1” của Việt Nam với khối lượng đạt 76 nghìn tấn, trị giá trên 184 triệu USD (số liệu tháng 2 năm 2010). Tiếp đến là tôm với 171 triệu USD; Cá các loại (trừ cá tra & cá ngừ): 56,7 triệu USD; Cá ngừ: 53,7 triệu USD. 8: Website Báo công thương điện tử
1.2. Các thị trường xuất khẩu chính.
Việt Nam XK thủy sản sang trên 160 thị trường với trên 70 loại sản phẩm khác nhau (, tôm đông lạnh là mặt hàng chiếm tỉ trọng cao nhất, cá tra, mực, bạch tuộc, cá ngừ, hàng khô, cá biển và các loại hải sản khác).
Chủ yếu là thị trường:
Liên minh Châu Âu (EU): giữ vị trí nhà nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam ( 26/27 quốc gia thuộc khối này, đứng đầu là 5 thị trường: Đức, Italia, Tây Ban Nha, Hà Lan và Bỉ), việc xuất khẩu thủy hải sản từ Việt Nam qua thị trường này chiếm 23,7% kim ngạch xuất khẩu của cả nước; tiếp đến là Mỹ với 17,4% và Nhật Bản: 16,6%.
Điểm qua tình hình xuất khẩu đầu năm 2010, sau gần 2 tháng đầu năm, quy chế chứng nhận hải sản khai thác xuất khẩu vào thị trường EU của Bộ NN&PTNT có hiệu lực, nhiều vấn đề bất cập đã nảy sinh trong quá trình xác nhận Giấy Chứng nhận khai thác (CC) cho lô hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp. Do vậy, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang EU trong tháng 2/2010 chỉ đạt trên 55,8 triệu USD, giảm 8,7% so với tháng 2/2009. Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này 2 tháng đầu năm 2010 vẫn tăng 4,5% do xuất khẩu trong tháng 1/2010 tăng mạnh (23,1% về lượng và 17% về giá trị). 2 tháng đầu năm 2010, EU đã nhập 44,4 nghìn tấn thủy sản từ Việt Nam, đạt giá trị 128,3 triệu USD.
Nhật Bản: là thị trường lớn thứ hai, 2 tháng đầu năm 2010, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2009 nhờ những ưu đãi về thuế thông qua Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VIEPA). Trong tương lai, Nhật Bản có thể sẽ vượt qua EU và trở thành thị trường nhập khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam.
Mỹ: là nền kinh tế lớn nhất thế giới đang dần phục hồi đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Đơn đặt hàng cũng như giá nhập khẩu từ thị trường này đang bắt đầu tăng trở lại. 2 tháng đầu năm 2010, Mỹ đã nhập 16,5 nghìn tấn thủy sản của Việt Nam, trị giá gần 94 triệu USD, tăng 38,3% về lượng và 35,9% về giá trị so với cùng kỳ năm 2009. Tuy nhiên, các doanh nghiệp vẫn tỏ ra lo ngại về mức tăng trưởng của thị trường này trong thời gian tới khi Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA) đang trong quá trình triển khai Dự luật nông nghiệp 2008 (Farmbill). Trong đó, có điều khoản nhằm hạn chế việc nhập khẩu cá tra của Việt Nam dựa trên việc mở rộng định nghĩa catfish và đưa cá tra Việt Nam vào danh sách quản lý của USDA thay vì Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (US FDA) như hiện nay. Ngoài ra, thuế chống bán phá giá mà Mỹ đang áp cho một số công ty tôm và cá tra,basa của Việt Nam vẫn ở mức cao.
Hàn Quốc vẫn đứng vững ở vị trí thứ 4 trong top các thị trường nhập khẩu thủy sản của Việt Nam và đứng thứ 2 về nhập khẩu thủy sản khô từ nước ta.
Trung Quốc và Mêhicô : Ngoài EU, Mỹ và các nước nói trên, xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc và Mêhicô cũng tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái. Cụ thể, xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 23% về lượng và 28,1% về giá trị, sang Mêhicô tăng 67,5% về lượng và 54,4% về giá trị. Ngược lại, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sang các nước ASEAN, Ôxtrâylia và Ucraina lại lần lượt giảm 9,2%, 3,7% và 13,4%.
Theo số liệu tổng hợp gần đây nhất của tổng cục hải quan thì tình hình xuất khẩu thủy hải sản Việt Nam sang các thị trường trong quý I năm 2010 có xu hướng gia tăng so với cùng kì. Thị trường Nhật Bản và Hoa Kỳ dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu, với mức trên 100 triệu USD: Nhật Bản đạt 155,13 triệu USD, chiếm 17,33% tổng kim ngạch, tăng 12,62% so với cùng kỳ năm 2009; Hoa Kỳ đạt 143,2 triệu USD, chiếm 16% tổng kim ngạch, tăng 28,51% so cùng kỳ…
ĐVT: USD
Thị trường
Tháng 3/2010
3Tháng
Tăng, giảm T3/2010 so T2/2010(%)
Tăng, giảm T3/2010 so T3/2009(%)
Tăng, giảm 3T/2010 so 3T/2009(%)
Tổng cộng
354.511.367
895.256.195
+55,32
+16,65
+19,66
Nhật Bản
66.950.698
155.125.720
+69,01
+15,62
+12,62
Hoa Kỳ
55.035.754
143.222.601
+17,87
+28,18
+28,51
Hàn Quốc
27.816.151
67.059.970
+102,41
+31,14
+24,35
Đức
16.025.281
41.754.205
+56,3
-0,53
-6,79
Tây Ban Nha
15.591.998
35.385.560
+69,2
-0,63
-5,45
Trung Quốc
8.731.821
29.104.956
+49,36
+31,96
+45,38
Australia
11.648.367
28.393.233
+59,66
+52,42
+16,48
Hà Lan
10.256.036
24.306.566
+107,44
+64,14
+33,44
Bỉ
9.880.908
21.723.850
+102,28
+48,7
+21,16
Italia
10.328.040
21.693.694
+71,1
+2,45
-7,9
Mexico
7.659.632
20.476.711
+70,99
+76,17
+64,1
Bảng: Một số thị trường xuất khẩu thuỷ sản cính của Việt Nam - quí I/2010 2: Website Tổng cục hải quan Việt Nam
1.3. Các thuận lợi và khó khăn trong trong quá trình xuất khẩu thủy hãi sản qua các nước khác.
1.3.1. Thuận lợi.
Việt Nam là một quốc gia được đánh giá có một điều kiện tự nhiên, địa lý vô cùng thuận lợi để phát triển nuôi trồng thủy hải sản, đặc biệt là đồng bằng sông Cửu Long. Nó đóng vai trò quan trọng đối với sự nghiệp phát triển thủy sản của nước ta ( đóng góp trên 50% sản lượng và trên 70% kim ngạch xuất khẩu), Đánh giá cho thấy tiềm năng phát triển thủy sản của nước ta còn rất lớn cả về khai thác hải sản, đặc biệt là khả năng mở rộng diện tích và tăng năng suất nuôi trồng, tiết kiệm chi phí, hạ giá thành, nâng cao chất lượng và hiệu quả.
Bước sang năm 2010, đã có nhiều tín hiệu mới cho thấy, xuất khẩu thủy sản sẽ có kết quả khả quan hơn nhiều so với năm 2009. Kinh tế thế giới, nhất là các nước: Mỹ, EU, Nhật Bản, đang trên đà phục hồi là cơ hội tốt cho mặt hàng này.
Ngoài ra, hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA) đã chính thức có hiệu lực, theo đó, từ 1.10.2009, trên 86% hàng nông sản, thủy sản của Việt Nam được hưởng ưu đãi rất lớn về thuế, trong đó các mặt hàng tôm đã được giảm thuế xuất nhập khẩu xuống 1 – 2%. Xuất khẩu thủy sản vào Mỹ sẽ tăng mạnh nếu các doanh nghiệp chú ý đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi hiện đại; xây dựng thương hiệu; đẩy mạnh tiếp thị, tập trung sản xuất những mặt hàng có chất lượng cao…
Một thuận lợi khác là thủy sản Việt Nam vừa qua đã được một số nước công nhận, đánh giá cao về chất lượng.
1.3.2. Khó khăn:
Khó khăn đầu tiên vả dễ dàng nhận thấy là tình hình sản xuất và kinh doanh thủy sản của Việt Nam vẫn còn không ít bất cập, yếu kém như: Nghề khai thác nhìn chung vẫn trong tình trạng qui mô nhỏ, khai thác gần bờ, tầu thuyền và phương tiện khai thác chậm đổi mới. Việc nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ vào phát triển ngành thủy sản còn chậm, hiệu quả thấp, chưa được quan tâm đúng mức. Đời sống của lao động nghề cá còn nhiều khó khăn và sản xuất kinh doanh thủy sản của Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức...
Không chỉ đối mặt với những khó khăn về giá thành, nguyên liệu đầu vào, năm 2010 ngành thủy sản Việt Nam còn phải đối mặt với những rào cản thương mại mang tính bảo hộ ngày càng nhiều từ các nước nhập khẩu.
Theo ông Nguyễn Xuân Khôi, Giám đốc chứng nhận Công ty Intertek VN: thị trường EU vẫn là nơi có rất nhiều quy định nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh thực phẩm. Khách hàng EU không chỉ tìm hiểu kỹ điều kiện của cơ sở chế biến, kinh doanh thủy hải sản mà họ còn muốn biết tường tận nguồn gốc của sản phẩm như được đánh bắt hay nuôi từ vùng nào, sử dụng những loại thuốc gì, thức ăn ra sao, cách thức chăm sóc, các vấn đề về môi trường trong quá trình nuôi… Tiêu chuẩn Global GAP và quy định IUU (illegal unreported and unregulated fishing) đối với mặt hàng hải sản khai thác là một trong những chuẩn hóa mà EU đưa ra với hàng nhập khẩu từ các nước. Tuy nhiên, đến thời điểm này, VN chỉ mới có một vùng nuôi tôm và 4 vùng nuôi cá tra đạt tiêu chuẩn Global GAP. Một số thị trường khác như Nga và Mỹ cũng ngày càng khắt khe hơn, đòi hỏi các doanh nghiệp cần nhanh chóng thích ứng mới có thể thâm nhập sản phẩm sâu rộng vào đây. Mặc dù vậy hiện tại các doanh nghiệp của Việt Nam vẫn chưa ý thức rõ ràng về những thách thức mới này.
Ta có thể nhận thấy rằng xu hướng bảo hộ thương mại, các hàng rào kỹ thuật, kiểm dịch chặt chẽ và các tiêu chuẩn mới khắt khe về dư lượng kháng sinh và an toàn vệ sinh thực phẩm tại các thị trường sẽ tiếp tục là những trở ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam. Vì vậy, song song với việc nâng cao chất lượng sản phẩm để giữ các thị trường truyền thống, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần phát triển thị trường tiêu thụ ở các nước mới nổi như Mỹ Latinh, Trung Đông và Châu Phi - những thị trường tiềm năng có nền kinh tế phục hồi nhanh.
Một vấn đề nữa là năm 2010, các doanh nghiệp tiếp tục đau đầu với bài toán nguyên liệu, khi mà đầu vào cho sản xuất nguyên liệu như vốn, thức ăn thủy sản và chi phí xăng dầu đang còn khó khăn, trong khi thuế nhập khẩu nguyên liệu một số mặt hàng vẫn chưa đưa về mức 0%.
Đây qủa thật là một bài toán lớn mà những người thực hiện chính sách Việt Nam cần giải quyết.
1.4. Định hướng phát triển ngành:
Hiện nay, xuất khẩu thủy sản đang là một trong những mặt hàng mũi nhọn, đóng góp vào sự tăng trưởng chung của nền kinh tế. Mặc dù, còn gặp nhiều khó khăn, nhưng ngành thủy sản nước ta sẽ phấn đấu hướng tới mục tiêu đạt tổng sản phẩm 4,8 triệu tấn thủy sản, trong đó khai thác hải sản đạt 2,2 triệu tấn, nuôi trồng thủy sản đạt 2,6 triệu tấn. Theo ước tính, xuất khẩu thủy sản năm 2010 sẽ đạt khoảng 4,5 tỉ USD, tăng khoảng 7,1% so với năm 2009. Để đạt được những mục tiêu này và đáp ứng tốt đòi hỏi ngày càng khắt khe của thị trường, phía doanh nghiệp cần phải có sự chuẩn bị chu đáo, chú ý đầu tư xây dựng hệ thống kho bãi hiện đại, xây dựng thương hiệu. Công tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu trên môi trường Internet cần phải được tăng cường, tập trung sản xuất những mặt hàng có chất lượng cao... nhằm đáp ứng mọi quy định ngày càng cao của các thị trường. ngoài ra tăng cường công tác tìm kiếm các thị trường tiềm năng, không nên phụ thuộc vào mọt thị trường để tránh những rủi ro có thể xảy ra.
Trong bức tranh xuất khẩu thủy sản “ảm đạm” của Việt Nam thời gian qua, thị trường Trung Quốc vẫn được coi là “điểm sáng” do liên tục giữ được mức tăng trưởng hai, ba con số. Mặc dù thị trường này chỉ chiếm 4,3% tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam, nhưng cũng được coi là cứu cánh cho không ít doanh nghiệp vừa và nhỏ. Chín tháng đầu năm nay, xuất khẩu sang Trung Quốc tăng 17% cả về khối lượng và giá trị.
Bên cạnh Trung Quốc, xuất khẩu thuỷ sản sang các nước và khu vực lân cận như Hàn Quốc, Asean, Úc và Canađa cũng đang có dấu hiệu khả quan. Trong tháng 9, xuất khẩu sang những thị trường này đều đạt mức tăng trưởng hai con số về cả khối lượng và giá trị (tăng từ 16% - 31% về giá trị). Đây cũng là tín hiệu tích cực cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong những tháng cuối năm.
Bắt đầu từ 1/1/2010, quy định về chống đánh bắt bất hợp pháp, không báo cáo và không kiểm soát (Quy định IUU) của EC sẽ có hiệu lực. Theo đó, đối mỗi lô hàng thủy sản có nguồn gốc từ khai thác trong tự nhiên khi xuất khẩu sang EU đều phải có bản cam kết của nhà máy chế biến về nguồn gốc sản phẩm, hoặc giấy chứng nhận khai thác (trong trường hợp tổng sản lượng thủy sản đánh bắt được chế biến thành sản phẩm trong một lô hàng xuất khẩu), hoặc bản sao giấy chứng nhận khai thác (trong trường hợp một phần sản lượng đánh bắt được chế biến thành sản phẩm xuất khẩu). Nhưng, tới thời điểm này, dự thảo về quy chế chứng nhận thủy sản có nguồn gốc từ khai thác vẫn chưa được cơ quan chức năng hoàn tất.
II. CÁC RỦI RO VỀ THÔNG TIN TRONG XUẦT KHẨU THỦY HẢI SẢN.
Trên thực tế, ngành xuất khẩu thủy hải sản của nước ta gặp rất nhiều khó khăn và trờ ngại trong việc vận chuyển và lưu thông hàng sang các nước khác, đặc biệt là các nước có những yêu cầu, tiêu chuẩn khó khăn như Mỹ, Nhật Bản, EU, trong đó có thể nói rủi ro thông tin là một dạng rủi ro mà các doanh nghiệp xuất khẩu thủy hải sản trong nước thường gặp phải. Sau đây là một số dạng rủi ro về thông tin mà ta đã đối mặt.
Đối tác đưa tin không chính xác về chất lượng hàng thủy sản Việt Nam
Thông tin không chính xác về sản phẩm nhằm đánh tụt uy tín của đối thủ là một “đòn” đang được sử dụng khá phổ biến. Với phương thức dùng các kênh không chính thức, như phương tiện truyền thông, để tung tin, bôi nhọ đối thủ. Khi đối thủ lật ngược được thế cờ, thì đã phải gánh chịu những thiệt hại đáng kể: Lượng hàng bán ra, uy tín sản phẩm giảm; nặng hơn còn bị người tiêu dùng tẩy chay.
Đơn cử như việc các cơ quan truyền thông của Ai Cập và Italia, Tây Ban Nha, Pháp, Bỉ… đã đưa tin không chính xác về chất lượng cá tra, cá basa vừa qua (dù sau đó đã được chính cơ quan có thẩm quyền của các nước này minh oan cho phía Việt Nam).
Cụ thể trên một trang web của Bỉ có bài viết phản ánh cá tra được nuôi trong môi trường không an toàn, trong khi đó Tạp chí kinh tế L'Expansion (Pháp) số tháng 3 năm 2010 cũng có bài viết cảnh báo thực phẩm nhập khẩu có yếu tố độc hại với tựa đề “Những thức ăn cần dè chừng”, bao gồm: Tôm nhập khẩu từ Ấn Độ và Băngladet, Vả khô nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ, Thịt gà nhập khẩu từ Đức, Sò ốc nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ và cá basa nhập khẩu từ Việt Nam. 9: Website Sài Gòn Giải phóng online
Những tin tức đó đã gây không ít khó khăn cho việc xuất khẩu của ta. Nhà nhập khẩu ở các nước đó đã yêu cầu phía ta phải có văn bản tường trình giải thích để họ có cơ sở để thuyết phục người tiêu dùng.
Thiếu thông tin về nguồn gốc thủy hải sản
Từ 1/1/2010 tới EU đã áp dụng luật IUU về đánh bắt thủy sản. Theo quy định này, tất cả lô hàng hải sản muốn vào được thị trường EU đều phải chứng minh nguồn gốc (vùng biển khai thác, tàu khai thác…quy định điều tiên quyết để nhập khẩu sản phẩm thuỷ sản vào EU là phải có chứng nhận về tính hợp pháp của sản phẩm).
Bên cạnh đó, tháng 4/2010, FAO đã công bố quy chế mới, yêu cầu các nguồn hải sản xuất sang các nước phát triển phải có chứng nhận khai thác bền vững khiến các nước đang phát triển gặp khó khăn rất lớn khi đưa các nguồn hải sản đánh bắt tới thị trường này.
Hiệp hội Vasep cho biết, hiện tại hầu hết các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu thủy hải sản đều thu mua nguyên liệu qua các chủ vựa, thương lái tại các cảng cá chứ không trực tiếp thu mua của ngư dân.
Những chủ vựa này cũng không thu mua từ một tàu mà từ hàng chục, thậm chí hàng trăm tàu thuyền. Vì trên thực tế hầu như không có tàu nào thực hiện nghiêm vấn đề truy xuất nguồn gốc hay chứng nhận khai thác rõ ràng.
Một số tàu hoạt động ngoài khơi còn bán hải sản ngay trên biển cho các tàu dịch vụ chứ không cần về bến. Một phần cũng do nghề cá Việt Nam quy mô nhỏ, khó quản lý giám sát, Nhà nước lại chưa có quy định nghiêm ngặt về mùa vụ, ngư trường đánh bắt theo mùa. Do vậy, việc bắt buộc doanh nghiệp ghi rõ nguồn gốc xuất xứ sản phẩm đánh bắt theo quy định của EU hay FAO là không dễ.
2.3. Rủi ro do thiếu thông tin về đối tác dẫn đến không thanh toán khi giao hàng, giao hàng không đầy đủ, hàng không đến nơi
Hiện nay, việc tìm hiểu kĩ thông tin từ các đối tác là một điều hết sức cần thiết đối với ngành xuất nhập khẩu nói chung và xuất nhập khẩu thủy hải sản nói riêng. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam cũng đã gặp không ít rủi ro trong quá trình tìm kiếm đối tác tin cậy ở các nước nhập khẩu. Dưới đây là một vài trường hợp cho thấy những rủi ro gần đây của các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam:
Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam gặp rủi ro trong thanh toán với một số đối tác nhập khẩu của Hà Lan.
Doanh nghiệp xuất khẩu trong nước đang phải đối phó với sự chèn ép của các doanh nghiệp nước ngoài. Hiện tại, các doanh nghiệp Việt Nam gặp khó trong thanh toán. Nhiều đối tác nước ngoài “găm” tiền không chịu thanh toán. Lo sợ, các nhà xuất khẩu đã đưa ra nhiều điều khoản trong thanh toán cho đối tác. Viện cớ đó, một số đối tác nước ngoài tẩy chay doanh nghiệp Việt Nam. Trong khi đó, các nhà xuất khẩu nước ngoài tại Việt Nam vẫn được ưu ái giao đâu thanh toán đó.
Vụ Thị trường châu Âu (Bộ Công thương) cho biết, thời gian qua một số doanh nghiệp Việt Nam ký hợp đồng xuất khẩu cá ba sa và thủy sản khác cho Công ty Hoogland Foods BV và Công ty Star Procurement Inc (Starcom Co Inc) của Hà Lan, nhưng khi thanh toán tiền hàng đã gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí có trường hợp đã giao hàng mấy năm nay nhưng hiện vẫn chưa nhận được tiền thanh toán.
Qua thông tin tại cơ sở dữ liệu của Phòng Thương mại Hà Lan (là cơ quan chịu trách nhiệm đăng ký kinh doanh, thành lập doanh nghiệp và cung cấp dịch vụ thông tin về doanh nghiệp Hà Lan), cho thấy: Công ty Hoogland Foods BV là công ty của một người (ông Gert.J Hoodlands), trụ sở công ty cũng là nhà riêng. Còn Công ty Star Procurement Inc có gốc là công ty của một nước châu Phi, đăng ký kinh doanh tại Hà Lan, điện thoại của công ty này luôn để ở chế độ voice box
Cơ quan trên cho biết, người giao dịch với phía doanh nghiệp Việt Nam là ông Gert.J Hoodlands, Giám đốc Công ty Hoogland Foods BV, nhưng khi ký hợp đồng thì thường lấy tư cách pháp nhân là Công ty Star Procurement Inc.
Trong giao dịch với các doanh nghiệp Việt Nam, phía nước ngoài (Star Procurement/ Hoogland Foods BV) đều đề nghị phương thức thanh toán D/A (thanh toán nhờ thu chấp nhận chứng từ - người mua hàng sẽ ký chấp nhận lên hối phiếu và gửi lại cho ngân hàng nhờ thu). Tuy nhiên sau khi giao hàng nhưng các “đối tác” nước ngoài cứ... lần lữa không thanh toán.
Vụ Thị trường châu Âu cho biết, đã có doanh nghiệp sang tận Hà Lan tìm gặp ông Gert.J Hoodlands nhưng vẫn khó có thể gặp được, liên hệ điện thoại với Star procurement thì... không có người nghe máy.
Trong một trường hợp khác, công ty Hà Lan này thông qua một môi giới Trung Quốc giao dịch ký hợp đồng nhập khẩu cá từ công ty Việt Nam. Về diễn biến vụ việc cũng tương tự như nêu ở trên. Sau một thời gian đã giao hàng, doanh nghiệp Việt Nam cũng gặp khó khăn trong thanh toán tiền hàng (mặc dù đã gửi thư, gọi điện thoại nhiều lần), cuối cùng đã thuê luật sư để nhờ toà án bắt giữ tài sản mới thu được được tiền hàng (phần thiệt hại đối với doanh nghiệp Việt Nam trong vụ này là mất rất nhiều thời gian liên hệ đòi tiền, liên hệ luật sư và chi phí thuê luật sư…)
Với những đối tác nước ngoài không nghiêm túc, phương thức thanh toán lại không chắc chắn mà phụ thuộc vào thiện chí của người mua thì việc đòi tiền hàng chỉ có thể thực hiện thông qua luật sư để tiến hành các thủ tục gây sức ép hoặc khởi kiện tại tòa án Hà Lan
b. Rủi kho không thanh toàn tiền hàng
Công ty Chế biến thủy sản Việt Nam xuất bán cho Công ty Klion Co,. Ltd và Công ty Renton Industries Corporation theo phương thức thanh toán TTR (chuyển đổi hoàn tiền bằng điện - Telegraphic Transfer Reimbursement). Theo cách thanh toán này, bên mua phải trả đầy đủ cho bên bán sau 15 ngày kể từ ngày nhận hàng.
Thế nhưng khi nhận hàng, bên mua không thanh toán 2,247 triệu USD còn lại từ tháng 10-2008 đến nay. Dù công ty trong nước nhiều lần gửi thư, điện thoại, thậm chí cử người sang để thương lượng nhưng bất thành.
Trường hợp khác, tháng 12-2008, Công ty Treasure Group Ltd, sau khi nhận hàng từ một công ty thủy sản Việt Nam, cũng theo phương thức thanh toán TTR, đã đặt cọc 30% sau khi ký hợp đồng, nhưng 70% còn lại đến nay vẫn chưa thanh toán.
Theo VASEP -Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam thì không ít các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu thủy sản Việt Nam gặp những trường hợp tương tự do thiếu cảnh giác và tìm hiểu thông tin từ đối tác, khách hàng của mình. Những vụ việc trên xảy ra mang khá nhiều tổn thất cho phía các công ty thủy sản Việt Nam do trị giá của các lô hàng tương đối lớn hơn nữa để giải quyết các vụ việc đòi hỏi các doanh nghiệp này phải bỏ ra một khoảng khá lớn về thời gian cũng như tiền bạc cho các vụ kiện tụng, tranh chấp….
Nguyên nhân của những sự việc trên chủ yếu là do nhiều doanh nghiệp Việt Nam thường không chú ý là giao dịch với một người nhưng khi ký hợp đồng lại với một tư cách pháp nhân khác mà mình không rõ, đến khi không thu được tiền hàng, tranh chấp xảy ra, đối tác đứng ra giao dịch chỉ nhận là đại lý (agent) của pháp nhân đứng ra ký hợp đồng nhập khẩu và không chịu trách nhiệm pháp lý; liên hệ với đối tác là pháp nhân đứng tên ký hợp đồng thì không liên lạc được, doanh nghiệp Việt Nam thường bị thua thiệt… Thủy sản là hàng có trị giá cao, hơn nữa lại là hàng thực phẩm do vậy đối tác nước ngoài (lừa đảo) sẽ tập trung vào mặt hàng này hoặc khách hàng nước ngoài có thiện ý không tốt sẽ dễ vin vào vấn đề chất lượng hàng hóa để trì hoãn và từ chối thanh toán.
III. CÁC PHƯƠNG ÁN QUẢN TRỊ RỦI RO THÔNG TIN CHO XUẤT KHẨU THỦY HẢI SẢN VIỆT NAM
Biện pháp phòng tránh rủi ro do thiếu thông tin về đối tác dẫn đến không thanh toán khi giao hàng, giao hàng không đầy đủ, hàng không đến nơi
Về phía cơ quan chính phủ:
Tổ chức các cơ quan, bộ phận ở nước ngoài có chức năng thẩm tra lý lịch thương nhân, tình hình hoạt động, năng lực của các công ty đối tác ở nước ngoài nhằm hỗ trợ thông tin cho doanh nghiệp trong nước. Đại diện cho doanh nghiệp Việt Nam khi có sự cố xay ra, làm việc với cớ quan hữu quan ở nước sở tại.
Tổ chức hệ thống trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm giữa các doanh nghiệp Việt Nam trong từng mặt hàng, từng thị trường xuất khẩu. Nhằm đưa ra cảnh báo kịp thời những đối tác giao dịch có đã có dấu hiệu hoặc hành vi lừa đảo.
Thành lập hiệp hội ngành hổ trợ thường xuyên tổ chức huấn luyện, hướng dẫn cho doanh nghiệp tham gia xuất khẩu về các rủi ro trong thanh toán, quy trình giao dịch kinh doanh an toàn.Giúp doanh nghiệp có kiến thức trong quá trình kinh doanh đối tác nước ngoài.
Về phía các doanh nghiệp:
Phải chú trọng phát triển nguồn nhân lực có trình độ, kiến thức về kinh doanh xuất nhập khẩu.
Để phòng tránh những trường hợp lừa đảo thương mại trong ngành thủy sản, các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu cần lưu ý đối với khách hàng mới quen hoặc mới giao dịch, phải cần yêu cầu phía đối tác cung cấp thông tin về đăng ký kinh doanh. Sau đó, phải tra cứu thông tin trước khi tiến hành thương thảo, kết hợp với sử dụng phương thức thanh toán chặt chẽ, an toàn nhằm đảm bảo thu hồi tiền hàng.
Tuy nhiên, một khi xác nhận là công ty đã đăng ký kinh doanh, tức là có tư cách pháp nhân thì cũng không nên yên tâm mà kí kết hợp đồng ngay. Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần chú ý hơn tới tính chuyên doanh, số lượng nhân viên, tình hình tài chính, các điều khoản hợp đồng mà khách hàng đưa ra… Đặc biệt, chú ý tư cách pháp lý người hoặc công ty giao dịch và người hay công ty đứng ra ký kết hợp đồng do trong một số trường hợp, khi tranh chấp xảy ra, người giao dịch chỉ nhận tư cách là đại lý và không chịu trách nhiệm hay lúc ký hợp đồng đã lấy danh nghĩa một công ty.
Các nhà xuất khẩu Việt Nam phải chủ động theo dõi thông tin về đối tác thông qua báo chí, các cơ quan chức năng hay tìm hiểu đối tác bằng cách thuê các doanh nghiệp đặc biệt của nước nhập khẩu có khả năng thẩm định lý lịch và khả năng tài chính của doanh nghiệp nước này. Các thương vụ Việt Nam tại nước đối tác cũng có thể cung cấp danh sách các công ty đặc biệt này và báo giá dịch vụ thẩm định để doanh nghiệp Việt Nam tham khảo. Vừa qua một số cơ quan Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài (ví dụ như Pakixtan, Singapore, Hà Lan…) đã đăng tải thông tin cảnh báo về việc doanh nghiệp Việt Nam không được thanh toán tiền hàng khi chấp nhận phương thức thanh toán D/A(thanh toán nhờ thu chấp nhận chứng từ - người mua hàng sẽ ký chấp nhận lên hối phiếu và gửi lại cho ngân hàng nhờ thu)., D/P (thanh toán nhờ thu kèm chứng từ - người mua sẽ gửi lại cho ngân hàng lệnh chi),, đặc biệt là giao dịch với những đối tác mới.
Để đảm bảo an toàn, làm ăn lâu dài, doanh nghiệp nên cử người trực tiếp qua khảo sát nguồn lực, thông tin của phía đối tác, bao gồm:
Khi ký hợp đồng, doanh nghiệp Việt Nam không nên chấp nhận mẫu hợp đồng mà doanh nghiệp nhập khẩu đưa sẵn và phải yêu cầu trọng tài kinh tế phía Việt Nam hoặc nước thứ ba. Nhiều doanh nghiệp nhỏ của Việt Nam đã phải bỏ cuộc khi theo đuổi các vụ kiện vì phí tổn cao khi cơ quan trọng tài ở các nước đối tác.
Đối với vấn đề thanh toán, doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam cần yêu cầu doanh nghiệp đối tác thanh toán ngay 30% giá trị hợp đồng, số còn lại thanh toán theo L/C at sight (t
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quản trị rủi ro thông tin trong lĩnh vực xuất khẩu thủy hải sản của việt nam.docx