Đề tài Quản trị trong cơ quan hành chính nhà nước

 

MỤC LỤC:

MỞ ĐẦU

A,KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM VỀ CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

1.Khái niệm

2. Đặc điểm

3.Hệ thống các cơ quan hành chính ở nước ta.

. B. CHỨC NĂNG CỦA QUẢN TRỊ TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

I. CHỨC NĂNG LẬP KẾ HOẠCH

1. Vai trò của lập kế hoạch trong cơ quan hành chính

2. Kế hoạch và quá trình xây dựng kế hoạch trong cơ quan hành chính.

3. So sánh chức năng lập kế hoạch giữa cơ quan hành chính và các tổ chức khác

4. Thực trạng thực hiện chức năng lập kế hoạch trong cơ quan hành chính

5. Đề xuất hình thức lập kế hoạch theo mục tiêu

II. CHỨC NĂNG TỔ CHỨC TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

1) Đặc điểm cơ cấu tổ chức của cơ quan hành chính

2)So sánh chức năng tổ chức trong cơ quan hành chính với các cơ quan, tổ chức khác

3.Cải cách cơ cấu tổ chức các cơ quan hành chính ở Việt Nam.

III.CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

1. Các đặc điểm về sự lãnh đạo trong cơ quan hành chính.

2.So sánh với các tổ chức khác.

3.Thực trạng hiện nay và giải pháp về vấn đề lãnh đạo trong các cơ quan hành chính

IV. CHỨC NĂNG KIỂM TRA

1. Đặc điểm của chức kiểm tra

2. So sánh với các tổ chức có tư cách pháp nhân khác

3.Thực trạng và giải pháp của công tác kiểm tra

KẾT LUẬN

C.TRẢ LỜI MỘT SỐ CÂU HỎI CỦA THẦY GIÁO

Câu 1.phân biệt cơ quan hành chính nhà nước với đơn vị sự nghiệp có thu

Câu 2.Cơ cấu trực tuyến chức năng là gì

Câu 3.Cơ quan kiểm tra độc lập với các cơ quan khác, đi kiểm tra các cơ quan khác của nhà nước là cơ quan nào.Giải pháp để cơ quan đó hoạt động hiệu quả hơn

 

 

 

 

doc45 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 6335 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quản trị trong cơ quan hành chính nhà nước, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
” đến nay vẫn còn đè nặng theo kiểu tư duy định lượng: phát triển bao nhiêu cây, bao nhiêu con, bao nhiêu tấn, tạ…Việc đưa ra các mục tiêu bằng những con số quá cụ thể trong điều kiện đất nước đang chuyển dần sang nền kinh tế thị trường rõ ràng đã không còn phù hợp. Vì vậy , các tổ chức nói chung và cơ quan hành chính nói riêng cần giảm bớt các khâu trong quá trình hoạch định nên chú trọng đến việc ra quyết định trên cơ sở các mục tiêu nên "Hoạch định không ngừng và thường xuyên ra quyết định" II. CHỨC NĂNG TỔ CHỨC TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1) Đặc điểm cơ cấu tổ chức của cơ quan hành chính 1.1) Tính chuyên môn hoá: Chuyên môn hoá công việc là sự phân chia một công việc phức tạp thành các công việc đơn giản, mang tính độc lập tương đối để giao cho từng người phụ trách. Sự chuyên môn hoá là một cách thức hữu hiệu để tối ưu hoá kết quả hoạt động của tổ chức, nhờ vào việc đơn giản hoá các công việc và biến mỗi người thành chuyên gia trong một số khâu nhất định. Đối với cơ quan hành chính, đây là một yêu cầu tất yếu nhằm hoàn thành chức năng, nhiệm vụ của mình – quản lý nhà nước về mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, văn hoá, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng,…) trên phạm vi lãnh thổ rộng lớn về mặt địa lý (59 tỉnh và 4 thành phố trực thuộc trung ương) và phức tạp về thành phần dân cư ( khác nhau về giới tính, độ tuổi, dân tộc, tôn giáo…). Công việc đó được phân chia một cách khoa học và có hệ thống từ trung ương đến địa phương, theo từng cấp, từng ngành, từng lĩnh vực, cụ thể hoá cho từng vị trí công tác. Nhờ đó, loại bỏ được những chồng chéo, trùng lắp giữa các cơ quan, các bộ phận trong quá trình hoạt động nhưng vẫn đảm bảo sự thống nhất về cơ cấu tổ chức của cung một loại cơ quan trên những địa bàn, cấp, lĩnh vực khác nhau. Mỗi cán bộ, công chức trong cơ quan hành chính phải đảm bảo những tiêu chuẩn nhất định về trình độ năng lực, chuyên môn nghiệp vụ tương ứng với vị trí công tác. Mỗi vị trí công tác được giao phó một hoặc một số công việc cụ thể. Đối với những vị trí quan trọng như Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các cấp, các công việc này được cụ thể hoá thành các điều luật như: Điều 114 và 116 của Hiến pháp năm 1992 (được sửa đổi, bổ sung năm 2001) quy định về Nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ ,của Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ Hoặc Điều 124 quy định chung về nhiệm vụ của Chủ tịch UBND. 1.2 Phân chia cơ quan thành các bộ phận: Chuyên môn hoá là cơ sở để tiến hành sự hợp nhóm các công việc, nhiệm vụ và chức năng hoạt động của tổ chức theo chiều ngang để giao cho những nhà quản trị phụ trách, hình thành nên mô hình tổ chức theo bộ phận: mô hình tổ chức đơn giản, mô hình tổ chức theo chức năng, hoặc mô hình tổ chức hỗn hợp... Các cơ quan hành chính tuỳ theo chức năng, thẩm quyền hoạt động có thể tổ chức theo 2 mô hình cơ bản là: theo chức năng và mô hình tổ chức hỗn hợp. Cụ thể: *) Đối với các cơ quan hành chính có thẩm quyền chung (Chính phủ và UBND các cấp): Do phải quản lý mọi mặt của đời sống xã hội trên một phạm vi địa lý nhất định nên các cơ quan này được tổ chức theo mô hình tổ chức theo chức năng. Trong mỗi cơ quan, người đứng đầu điều hành và chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của đơn vị mình phụ trách. Đồng thời, các thành viên khác sẽ đảm nhận chuyên về một lĩnh vực hoạt động như lĩnh vực kế hoạch, tài chính, … hoặc ngành cụ thể như ngành nông nghiệp, giao thông vận tải… Ví dụ: Cơ cấu tổ chức của Chính phủ bao gồm: Thủ tướng, các Phó Thủ tướng, các Bộ trưởng và các thành viên khác. Thủ tướng Chính phủ chịu trách nhiệm điều hành và báo cáo các hoạt động của Chính phủ trước Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội , Chủ tịch nước. Phó thủ tướng làm việc theo sự phân công của Thủ tướng. Bộ trưởng và các thành viên khác chịu trách nhiệm quản lý nhà nước về ngành , lĩnh vực mình phụ trách trong phạm vi cả nước. Tương tự như Chính phủ, UBND các cấp cũng tổ chức theo mô hình này, nhưng về số lượng các thành viên chỉ giới hạn từ 3 đến 11 thành viên (Số lượng cụ thể được quy định tại điều 122 luật tổ chức HĐND và UBND và tuỳ thuộc vào điều kiện cụ thể của từng địa phương) bao gồm Chủ tịch, các Phó chủ tịch và các Uỷ viên. *) Đối với các cơ quan có thẩm quyền riêng (Bộ, các cơ quan ngang Bộ; Sở phòng ban thuộc UBND các cấp) : Các cơ quan hành chính có thẩm quyền riêng quản lý nhà nước về một ngành hay lĩnh vực công tác. Trong mỗi cơ quan có các bộ phận đảm nhiệm chức năng riêng về tài chính, kế hoạch, nhân sự… đảm bảo hoạt động thông suốt của tổ chức. Đồng thời, do phạm vi hoạt động trên toàn quốc (Bộ và cơ quan ngang Bộ) hoặc địa phương (UBND các cấp) nên cần phải có những bộ phận riêng ở các cấp khác nhau. Có thể thấy rõ điều này qua ví dụ về cơ cấu tổ chức của Bộ tài chính như sau: Cơ cấu tổ chức của bộ tài chính bao gồm: Vụ, Văn phòng Bộ, thanh tra Bộ, Cục thuộc Bộ, Tổng cục thuộc Bộ, Tổ chức sự nghiệp có thu thuộc Bộ. Trong đó: - Vụ: được tổ chức để tham mưu giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực theo hướng một vụ được giao nhiều việc, nhưng một việc không giao cho nhiều vụ :Vụ Ngân sách Nhà nước, Vụ tài chính - Hành chính-sự nghiệp - Văn phòng Bộ có chức năng giúp Bộ trưởng tổng hợp, điều phối hoạt động các tổ chức của Bộ theo chương trình, kế hoạch làm việc và thực hiện công tác hành chính quản trị đối với các hoạt động của cơ quan b. - Thanh tra Bộ có chức năng thực hiện quyền thanh tra phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật về thanh tra. - Cục thuộc Bộ được tổ chức để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ. - Tổng cục thuộc Bộ được tổ chức để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo chuyên ngành lớn, phức tạp không phân cấp cho địa phương, do Bộ trực tiếp phụ trách và theo hệ thống dọc từ trung ương đến địa phương trong phạm vi toàn quốc. Ví dụ Tổng cục thuế. - Đối với Tổng cục thuế: Là cơ quan quản lý nhà nước về chuyên ngành thuế. Bên cạnh các bộ phận có chức năng chung như: Các ban, Trung tâm, Tạp chí thuế…thì tuỳ theo phạm vi địa lý, ở mỗi tỉnh có Cục thuế tỉnh, ở huyện có Chi cục thuế thuộc huyện 1.3 Số cấp quản trị và cơ cấu tổ chức theo hình tháp. Các cơ quan hành chính nhà nước được tổ và hoạt động trên cơ sở pháp luật và để thực hiện pháp luật Cơ sở cho mọi hoạt động của cơ quan hành chính là pháp luật và hoạt động của các cơ quan này nhằm đảm bảo pháp luật nhà nước được thực thi trong toàn xã hội. Vì thế, có thể nói môi trường hoạt động của các cơ quan này mang tính ổn định cao, tuân theo tính ổn định của các quy định pháp luật, trong đó có các quy định về chức năng và nhiệm vụ cụ thể của các cơ quan này. Hoạt động đó không giới hạn trong một địa phương, một vùng mà thống nhất trên toàn lãnh thổ. Do đó cơ quan hành chính nhà nước được tổ chức theo cơ cấu hình tháp. Đây là loại cơ cấu có rất nhiều cấp bậc quản trị. Các cấp bậc này chủ yếu được phân chia theo phạm vi thẩm quyền và có quan hệ với nhau theo chiều dọc giữa “cấp trên- cấp dưới” hay “ra lệnh-kiểm tra”. Trong đó, thủ trưởng ra các mệnh lệnh hành chính và kiểm tra gắt gao việc thực hiện mệnh lệnh. Những mệnh lệnh này mô tả chi tiết cụ thể công việc của cấp dưới và những người này thực hiện theo đúng những nhiệm vụ được giao và chỉ những nhiệm vụ đó. Điều này thể hiện của sự chuyên môn hoá hoạt động theo chức năng, với sự phân chia cơ quan thành các bộ phận mang tính độc lập cao, tạo nên biên giới rõ ràng giữa các đơn vị và công việc. Nhờ đó tránh sự chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ và hoạt động, nhất là trong việc quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội, đảm bảo sự thống nhất hoạt động trong mỗi cơ quan cũng như toàn bộ hệ thống cơ quan hành chính với trung tâm là Chính phủ, nâng cao hiệu quả và hiệu lực của quản lý nhà nước. Ví dụ: Mô hình tổ chức của Bộ tài chính: Bộ trưởng Các thứ trưởng Các tổng cục trưởng Các cục trưởng Trưởng các chi cục Các đội trưởng Các nhân viên 1.4 Mối quan hệ quyền hạn trong cơ quan hành chính *) Các loại quyền hạn trong cơ quan hành chính: Trong một tổ chức, quyền hạn đề cập đến quyền tự chủ trong quá trình ra quyết định và quyền đòi hỏi sự tuân thủ quyết định gắn liền với một vị trí hay chức vụ quản trị nhất định. Đây là công cụ để nhà quản trị có thể thực hiện quyền tự chủ và tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc thực hiện nhiệm vụ của từng người. Có ba loại quyền hạn cơ bản: - Quyền hạn trực tuyến: là quyền hạn cho phép người quản trị ra quyết định và giám sát trực tiếp đối với cấp dưới. -Quyền hạn tham mưu: Bộ phận tham mưu cố vấn cho những người quản trị trực tuyến về lĩnh vực chuyên môn mà bộ phận đó phụ trách. - Quyền hạn chức năng: là quyền trao cho một cá nhân ra quyết định và kiểm soát những hoạt động nhất định của các bộ phận đó. Tuân theo các quy luật tổ chức, trong cơ cấu của cơ quan hành chính đồng thời tồn tại đồng thời các quyền hạn trên. Trong đó, quyền hạn quyết định là phổ biến và cơ bản nhất, phù hợp với phương thức quản trị theo kiểu hành chính. Theo đó, Thủ tướng Chính phủ có quyền ra quyết định cho Bộ trưởng, Bộ trưởng ra quyết định cho cấp dưới Bộ,.. tạo nên mối quan hệ quyền hạn giữa cấp trên và cấp dưới trải dài từ trung ương đến cơ sở. Mỗi thủ trưởng của các cơ quan có quyền ra quyết đinh cho cấp dưới trực tiếp và nhận sự báo cáo của họ . Đồng thời, để đưa ra các quyết định đúng đắn, họ cần có sự tham mưu, giúp đỡ từ cấp dưới. Đó có thể là cá nhân như các Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, hoặc là cơ quan như Các Vụ thuộc Bộ, các Cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban. Những người đứng đầu các cơ quan hành chính cũng trao cho cấp dưới những quyền hạn quyết định nhất định để thực hiện chức năng của mình. Những quyền này bị giới hạn trong một lĩnh vực, ngành nhất định hoặc trong phạm vi địa lý nhất định. *) Phân bổ quyền hạn giữa các cấp quản trị - Tập trung và phân quyền trong cơ quan hành chính: Sự tồn tại của các loại quyền hạn trong cơ cấu tổ chức của cơ quan hành chính là thể hiện của phương thức phân bổ quyền hạn giữa các cấp trong cơ quan này. Đó là phương thức tập quyền, trong đó mọi quyền ra quyết định được tập trung vào cấp quản trị cao nhất, đảm bảo theo nguyên tắc một thủ trưởng. Tuy nhiên, họ không trực tiếp ra mọi quyết định mà uỷ quyền cho cấp dưới để nhân danh mình thực hiện một số công việc nhất định. Đó là xu hướng phân tán quyền ra quyết định cho những cấp quản trị thấp hơn trong hệ thống thứ bậc (phân quyền), một yêu cầu tất yếu khi quy mô hoạt động của các cơ quan hành chính là rất rộng. Việc phân bổ quyền hạn ở cơ quan hành chính được quy định rất rõ trong các văn bản pháp luật. Kết quả của việc phân bổ này là cơ cấu tổ chức quản lý trực tuyến-chức năng: Trong mỗi cấp quản lý đều có các cơ quan chức năng. Mỗi cơ quan chức năng chịu trách nhiệm nghiên cứu một lĩnh vực chuyên môn nhất định nhằm giúp nhà quản lý các cấp ban hành ra các quyết định quản lý. Cơ quan chức năng được phép ra quyết định cho cấp dưới trong phạm vi hạn chế đã được uỷ quyền. So sánh chức năng tổ chức trong cơ quan hành chính với các cơ quan, tổ chức khác Là một loại tổ chức, cơ cấu tổ chức của cơ quan hành chính tuân theo những nguyên tắc khoa học cơ bản về tổ chức như: Chuyên môn hoá và phân nhóm chức năng; phân định phạm vi và phân cấp quản lý; nguên tắc hành chính thống nhất; nguyên tắc phù hợp giữa chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm… Đồng thời, là một cơ quan của nhà nước, cơ cấu tổ chức của cơ quan hành chính có những đặc điểm riêng có của một cơ quan nhà nước thực hiện quản lý mọi mặt của đời sống xã hội. Đó là: Mức độ chuyên môn hoá cao: Các công việc quản lý trên mọi mặt của xã hội trong phạm vi toàn quốc được phân chia một cách khoa học và hệ thống cho các cấp, các ngành, các địa phương, cụ thể hóa cho từng cơ quan, bộ phận, cá nhân. Chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan được phân định cụ thể. Trên cơ sở đó, từng cá nhân đảm nhiệm từng phần hành riêng với các quy định vè trình độ năng lực chuyên môn, trách nhiệm, nghĩa vụ và quyền hạn và phải hoàn thành những nhiệm vụ được giao và chỉ những nhiệm vụ đó mà thôi. Sự phân chia cơ quan hành chính thành các bộ phận theo mô hình hỗn hợp, có sự đan xen giữa phân theo chức năng và phân theo địa giới hoạt động. Mối quan hệ quyền hạn trong tổ chức: Xét theo mối quan hệ về quyền hạn, các cơ quan hành chính có cơ cấu trực tuyến- chức năng: Trong mỗi cấp quản lý đều có các cơ quan chức năng. Mỗi cơ quan chức năng chịu trách nhiệm nghiên cứu một lĩnh vực chuyên môn nhất định nhằm giúp nhà quản lý các cấp ban hành ra các quyết định quản lý. Cơ quan chức năng được phép ra quyết định cho cấp dưới trong phạm vi hạn chế đã được uỷ quyền. Trong các cơ quan này, nguyên tắc tập trung và phân quyền được kết hợp: Tập trung để đảm bảo tính thống nhất trong mọi hoạt động,theo chế độ một thủ trưởng, là cơ sở cho việc đảm bảo pháp luật được thực thi thống nhất trên toàn quốc. Phân quyền để đảm bảo hiệu quả vè hiệu lực của quản lý nhà nước và tính dân chủ hoá trong mọi hoạt động. Đội ngũ nhân sự - hạt nhân của cac cơ quan hành chính là các cán bộ công chức nhà nước làm việc trong lĩnh vực quản lý hành chính. Ngoài việc tuân thủ các quy định chung, đội ngũ cán bộ này còn phai tuân thủ các quy định pháp luật khác liên quan đến cán bộ, công chức như Pháp lệnh về cán bộ, công chức; Nghị định số 117/2003/NĐ- CiP ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước… 3.Cải cách cơ cấu tổ chức các cơ quan hành chính ở Việt Nam . Giữ một vị trí quan trọng trong bộ máy quyền lực nhà nước, vấn đề xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy của các cơ quan hành chính được Đảng và Nhà nước ta coi là một nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu trong quá trình hoàn thiện Nhà nước pháp quyền chủ nghĩa xã hội nói chung và cải cách hành chính nói riêng. Để phù hợp hơn với sự phát triển của nền kinh tế và cơ chế quản lý mới, trong những năm tới vấn đề sây và cải cách bộ máy cơ quan hành chính cần tập trung vào một số vấn đề sau: 3.1.Phân cấp quản lý trong bộ máy cơ quan hành chính: Phân cấp quản lý là sự phân giao trách nhiệm quản lý nhà nước giữa các cơ quan trung ương và địa phương ,phù hợp hơn với cơ chế quản lý mới và thể hiện yêu cầu dân chủ hóa các hoạt động quản lý kinh tế. Thông qua đó, phát huy mạnh mẽ tính năng động sáng tạo, quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của chính quyền địa phương các cấp trong quản lý nhằm thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội trên địa bàn. Trên cơ sở chủ trương của Đảng trong Nghị định số 08/2004 ngày 30/6/2004 về tiếp tục đẩy mạnh phân cấp quản lý giữa Chính phủ và chính quyền cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các văn bản khác, trong những năm qua, việc phân cấp quản lý đã được tiến hành một cách sâu rộng và đạt được nhiều thành tựu có ý nghĩa. Bộ máy Chính phủ được tinh giản từ 27 xuống còn 23 bộ: Bộ Nông nghiệp, Bộ Lâm nghiệp, Bộ Thuỷ lợi thành Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Bộ Công nghiệp và Bộ Thương mại thành Bộ Công thương. Một số cơ quan thuộc Chính phủ đã được đưa về trực thuộc Bộ quản lý: Cục lưu trữ Nhà nước về Ban tổ chức – cán bộ Chính phủ, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế trung ương thuộc Bộ kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban về người Việt Nam ở nước ngoài thuộc Bộ ngoại giao… Điều cần nhấn mạnh ở đây là kết quả của việc sắp xếp, điều chỉnh cơ cấu tổ chức bộ máy của Chính phủ đã khẳng định tính đúng đắn của mô hình tổ chức “Bộ quản lý đa ngành, đa lĩnh vực”. Ý nghĩa quan trọng của mô hình này không chỉ giảm đầu mối tổ chức của Chính phủ, mà còn là mô hình hợp lý của các Bộ, phù hợp với cơ chế quản lý kinh tế - xã hôi và là hướng đi cho cơ cấu tổ chức trong thời gian tới. Đi đôi với các hoạt động trên là sắp xếp lại một số tổ chức theo ngành dọc, như Tổng cục Thuế, tổ chức lại 2 tổng cục thuộc Bộ tài chính là Tổng cục Quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và Tổng cục Đầu tư và phát triển;Tổng cục Hải quan thuộc Bộ Tài chính; Cục hàng không dân vận thuộc Bộ giao thông vận tải; Chuyển Bảo hiểm Y tế Việt Nam thành Bảo hiểm xã hội Việt Nam; thành lập một số tổ chức như Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, Kiểm toán Việt Nam,… Ở địa phương: Việc sắp xếp lại các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực địa chính và quản lý nhà ở các đô thị thành Sở địa chính-Nhà đất ở thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh… là một kết quả quan trọng. Đồng thời, các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp xã đã giảm số đầu mối từ trên 30 xuống còn 20 cơ quan cấp tỉnh, trên 20 phòng ban cấp huyện xuống còn 10 phòng ban. Đặc biệt những địa phương làm tốt như Thành phố Hồ Chí Minh giảm từ 58 đầu mối câp trung ương xuống còn 31 đầu mối, từ 21 phòng ban cấp huyện xuống còn 11 phòng (với quận) và 13 phòng (với huyện) và giảm 472 cán bộ; từ 12 ban cấp xã phường với 8460 biên chế xuống 3 ban với 6352 biên chế, giảm 20/8 biên chế ( Cải Cách hành chính nhà nước ) Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, quá trình phân cấp quản lý còn những hạn chế nhất định, chủ yếu là tốc độ cải cách còn chậm. Trong quá trình thực hiện thiếu sự phối hợp giữa các cấp, các đơn vị. Thêm nữa, tuy số đầu mối cấp tỉnh giảm xuống thì tổ chức các sở ở tỉnh và phòng ở huyện lại tăng, đặc biệt là tổ chức bên trong, kéo theo đó là tăng biên chế hành chính… Xuất phát từ thực tiễn cải cách nhà nước trong những năm qua, cải cách tổ chức bộ máy cơ quan hành chính trong những năm tới cần tiếp tục tiến hành rà soát, làm thật rõ chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, trách nhiệm của các cơ quan hành chính từ trung ương đến địa phương. Việc xác định được các chức năng, nhiệm vụ,quyền hạn và trách nhiệm là cơ sở để thiết lập tổ chức của các cơ quan hành chính nên cần được tiến hành một cách khoa học, kiên quyết, chặt chẽ trong toàn bộ hệ thống hành chính. Mỗi địa phương dựa trên quy định chung và điều kiện cụ thể của mình để tiến hành phân cấp có hiệu quả dựa trên nguyên tắc cơ bản là mỗi cơ quan, mỗi tổ chức, mỗi bộ phận hợp thành đều phải có chức năng, nhiệm vụ một cách đích thực, rõ ràng và bảo đảm có đủ thẩm quyền để thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ đó. Từ đó khắc phục được sự chồng chéo, trùng lặp về nội dung, phạm vi đối tượng quản lý trong hệ thống bộ máy hành chính, xác định được mối quan hệ, phân công phối hợp giữa các bộ, nghành với chính quyền địa phương. Trong đó cần quan tâm tới cơ quan hành chính cấp xã vì đây là cơ sở quan trọng trong việc tổ chức và vận động nhân dân tực hiện pháp luật, phát triển kinh tế xã hội nhưng thực tế chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là chính sách tiền lương đối với đội ngũ cán bộ. 3.2.Đẩy mạnh quá trình tin học hoá trong hoạt động của cac cơ quan hành chính. Việc ứng dụng tin học hoá vào hoạt động là một điều cần thiết, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới. Thông qua việc ứng dụng thông tin vào công tác quản lý hành chính sẽ góp phần nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ cán bộ, công chức hành chính, giảm số lượng biên chế. Theo đó, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý hành chính của mỗi cơ quan và cả nước sẽ được cải cách dần theo hướng gọn nhẹ hơn và hiệu quả cao hơn. Hiện nay, chúng ta đã bước đầu hình thành được hệ thống thông tin điện tử của Chính phủ bao gồm Trung tâm tích hợp dữ liệu của các Bộ, các tỉnh. Hệ thống thông tin điện tử đã bước đầu đưa vào sử dụng các dịch vụ cơ bản như thư điện tử, các phần mềm ứng dụng quản lý nhà nước. Cổng thông tin điện tử Chính phủ đã được xây dựng, đưa vào hoạt động, đang tiến hành thử nghiệm tin học hoá quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh , cấp giấy đăng ký kinh doanh tại Huế, Hà Tây… Tuy nhiên,việc ứng dụng tin học còn hạn chế về quy mô, tốc độ cũng như hiệu quả, do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan. Lĩnh vực tin học còn mới mẻ so với các lĩnh vực khác, thời gian phát triển chưa lâu. Hệ thống cơ sở vật chất của ngành còn nhiều hạn chế so với các nước khác. Trình độ tin học cửa nguồn nhân lực nói chung, đội ngũ cán bộ, công chức hành chính quản lý hệ thống thông tin điện tử nói riêng còn thiếu và yếu và cũng chưa có quy chế quản lý đội ngũ này ở cơ quan hành chính. Việc ứng dụng công nghệ thông tin chưa gắn kết chặt chẽ với quá trình tinh giảm bộ máy biên chế cán bộ, công chức hành chính. Trong khi thời gian giải quyết các thủ tục hành chính đã nhanh hơn thì số lượng cơ cấu cán bộ, công chức vẫn không thay đổi, do đó không tận dụng hết ưu điểm của công nghệ hiện đại và dẫn đến tình trạng nhân viên dùng tài sản công không đúng mục đích. Trước tình hình đó, một số vấn đề cần thực hiện là: - Tiếp tục triển khai đề án 112 của Chính phủ về mô hình “Chính phủ điện tử”. Đẩy mạnh việc thử nghiệm để sớm đưa vào ứng dụng thực tế công nghệ thông tin trong tất cả các hoạt động của cơ quan hành chính. Dành một phần ngân sách nhà nước cho việc đầu tư cơ sở vật chất trong lĩnh vực tin học. - Xây dựng các quy chế liên quan đến đội ngũ cán bộ, công chức trong lĩnh vực quản lý hệ thống thông tin điện tử. Quy định các tiêu chuẩn liên quan đến lĩnh vực tin học bên cạnh các tiêu chuẩn khác của cán bộ, công chức nhà nước. Đồng thời xây dựng các chương trình, kế hoạch để nâng cao chất lượng cho đội ngũ cán bộ, công chức hiện có. 3.3.Đổi mới thể chế quản lý cán bộ, công chức Thể chế quản lý cán bộ, công chức nhà nước là hệ thống văn bản quy phạm pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, quy định chi tiết về đối tượng, tiêu chuẩn của công chức, quyền hạn, nhiệm vụ, chế độ tuyển dụng, sử dụng, quản lý,…. Trong quá trình xây dựng nhà nước Pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, việc thể chế quản lý cán bộ, công chức là một vấn đề hết sức quan trọng, là khung pháp lý tạo nền móng cho việc xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất đạo đức, năng lực, trình độ chuyên môn cao, tận tuỵ phục vụ nhân dân, do dân và vì dân. Dưới góc độ pháp lý, cần thống nhất các văn bản pháp luật liên quan đến cán bộ, công chức thành Luật Công vụ. Luật Công vụ được xây dựng trên cơ sở kế thừa Pháp lệnh cán bộ, công chức hiện hành đồng thời nâng lên tầm khái quát cao hơn, điều chỉnh các nội dung liên quan đến cán bộ, công chức gồm đối tượng, phạm vi áp dụng; Vai trò của cán bộ, công chức; Những việc được làm và không được làm; Đạo đức công vụ và văn hoá ứng xử của công chức; Nội dung quản lý công chức: bầu cử, tuyển dụng, đào tạo đánh giá công chức, chính sách tiền lương cà đãi ngộ, hưu trí..; Trách nhiệm của công chức khi thi hành nhiệm vụ, phân cấp quản lý công chức, thanh tra công vụ,… Chú ý oàn thiện các nội dung liên quan đến nghĩa vụ, quyền hạn, quyền lợi, nâng cao trách nhiệm của công chức trong thực thi công vụ bằng cách quy định các nghĩa vụ về thực hiện công vụ, về trật tự hành chính trong thực hiện công vụ, … Sự khác biệt về quyền, nghĩa vụ của mỗi nhóm công chức (lãnh đạo, quản lý và thực thi, thừa hành) để quy định phù hợp với mỗi nhóm và phân định rõ trách nhiệm của người đứng đầu, của tập thể, của cá nhân; Sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh ngạch công chức, đảm bảo một vị trí phải ứng với một chức danh ngạch công chức cụ thể. Xây dựng quy chế thống nhầt về tinh giản biên chế trong cơ quan hành chính ở trung ương và địa phương để thực hiện được việc thường xuyên đưa ra khỏi bộ máy những cán bộ, công chức không đủ năng lực, trình độ, những người vi phạm pháp luật, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, tạo điều kiện đổi mới, trẻ hoá, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức. Để các nội dung này thực sự hoàn chỉnh, trong quá trình xây dựng cần chú ý đến sự phù hợp của Luật Công vụ với các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan như: Quy định quyền và nghĩa vụ cần tính đến định hướng phát triển công chức trong các văn kiện Đảng; Các nội dung về đãi ngộ tiền lương cần tính đến sự tương quan với Luật phòng chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm chống lãng phí; Quy định về bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra cần tính đến bồi thường về thiệt hại ngoài hợp đồng của Luật dân sự… Trên cơ sở Luật thống nhất, Chính phủ cần xây dựng quy định chi tiết về quản lý cán bộ, công chức được quy định trong Luật công vụ. III.CHỨC NĂNG LÃNH ĐẠO CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1. Các đặc điểm về sự lãnh đạo trong cơ quan hành chính. .Lãnh đạo là đưa ra chủ trương, đường lối, mục đích, tính chất nguyên tắc hoạt động trong các điều kiện môi trường nhất định.Về nội dung chức năng, lãnh đạo gồm : xác định phương hướng, mục tiêu lâu dài, lựa chọn chủ trương chiến lược, điều hoà phối hợp các mối quan hệ và động viên thuyết phục con người. 1.1.Phương thức lãnh đạo và các hình thức thể hiện. Thủ trưởng đưa ra các quyết định dứt khoát , mang tính bắt buộc , đòi hỏi mọi người phải chấp hành nghiêm ngặt , nếu vi phạm bị xử lý thích đáng. Phương pháp lãnh đạo hành chính giúp xác lập kỷ cương làm việc , thông thường được thể hiện qua việc các thủ trưởng ban hành các quy định hành chính dưới hình thức là các văn bản pháp quy và các văn bản cá biệt, qua đó lãnh đạo một cách gián tiếp các cơ quan cấp dưới: -“thủ tướng chính phủ ký các nghị quyết ,nghị định của cp ra các quyết định, chỉ thị và hướng dẫn việc thi hành các văn bản đó”( điều 21 luật tổ chức chính phủ năm 2001) -“bộ trưởng ,thủ trưỏng cơ quan ngang bộ ra quyết định ,chỉ thị , thông t

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc74614.DOC
Tài liệu liên quan