Mở đầu 1
Chương 1 2
VỐN LƯU ĐỘNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 2
1.1. Vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng tới kết cấu vốn lưu động trong doanh nghiệp. 2
1.1.1. Khái niệm, đặc điểm, phân loại vốn lưu động. 2
1.1.1.1. Khái niệm, đặc điểm. 2
1.1.1.2. Phân loại vốn lưu động. 4
1.1.2. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ảnh hưởng tới kết cấu vốn lưu động. 7
1.2. Sự cần thiết phải tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động ở các doanh nghiệp. 8
1.2.1. Khái niệm hiệu quả sử dụng VLĐ. 8
1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ. 9
1.2.3. Vai trò của việc nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. 13
1.3. Một số biện pháp tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động. 15
1.3.1. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc tổ chức quản lý và hiệu quả sử dụng vốn lưu động. 15
1.3.2. Một số biện pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh việc tổ chức quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. 17
CHƯƠNG 2 19
TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VLĐ VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ TẠI CÔNG TY 19
IN - THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ NH NN0 & PTNT VIỆT NAM 19
2.1. Vài nét về Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng NN0 & PTNT Việt Nam . 19
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng NN0 & PTNT Việt Nam. 19
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty 19
2.1.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty. 21
2.1.1.3. Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của Công ty 22
2.1.1.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy kinh tế tài chính của Công ty. 23
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh của Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng. 25
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty trong những năm gần đây. 27
2.2. Thực trạng quá trình tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ tại Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng. 29
2.2.1. Kết cấu vốn kinh doanh của Công ty và nguồn hình thành vốn kinh doanh. 29
2.2.1.1. Kết cấu vốn kinh doanh 29
2.2.1.2. Nguồn hình thành vốn kinh doanh. 29
2.2.2. Kết cấu vốn lưu động của Công ty và nguồn hình thành vốn lưu động. 34
2.2.2.1. Kết cấu vốn lưu động. 34
a. Vốn tiền mặt: 38
b. Tình hình các khoản phải thu, phải trả của Công ty: 39
c. Tình hình quản lý hàng tồn kho của Công ty. 43
2.2.2.2. Nguồn vốn lưu động của Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng . 44
2.2.2.3. Căn cứ và phương pháp xác định nhu cầu VLĐ của Công ty. 46
a. Căn cứ. 46
b. Phương pháp 47
2.2.3. Hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng. 47
2.2.3.1. Khả năng thanh toán của Công ty. 47
2.2.3.2. Hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ tại Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng thông qua các chỉ tiêu tài chính. 49
2.3. Những thuận lợi, khó khăn và tồn tại trong công tác tổ chức quản lý và sử dụng VLĐ tại Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng. 53
2.3.1. Những thuận lợi. 53
2.3.2. Những khó khăn, tồn tại cần khắc phục. 55
CHƯƠNG 3 57
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VLĐ Ở CÔNG TY IN - THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ NGÂN HÀNG. 57
3.1. Phương hướng hoạt động của Công ty trong thời gian tới. 57
3.1.1. Những quan điểm cần quán triệt. 57
3.1.1.1. Quan điểm về tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ. 57
3.1.1.2. Phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty. 58
3.1.2. Phương hướng hoạt động. 59
3.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý và nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ tại Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng. 59
3.2.1. Chủ động trong công tác huy động và sử dụng VLĐ. 60
3.2.1.1. Giải pháp tạo lập vốn cho Công ty. 60
3.2.1.2. Về chiến lược sử dụng vốn của Công ty. 62
3.2.2. Tổ chức và quản lý quá trình sản xuất kinh doanh. 63
3.2.3. Tổ chức tốt công tác tiêu thụ, thanh toán tiền hàng và thu hồi công nợ. 65
3.2.4. Tổ chức tốt công tác hạch toán kế toán và phân tích kinh tế. 67
3.2.5. Chú trọng phát huy nhân tố con người, đào tạo bồi dưỡng cán bộ. 68
3.2.6. Hoàn thiện các chính sách. 70
3.3. Một số kiến nghị về chính sách kinh tế vĩ mô của Nhà nước. 70
KẾT LUẬN 72
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
BẢNG 2: NGUỒN HÌNH THÀNH VỐN KINH DOANH CỦA CÔNG TY IN - THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
Đơn vị: Đồng
Chỉ tiêu Năm 2003 Năm 2004 So sánh
Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
A - NỢ PHẢI TRẢ 10.085.152.192 13,2 31.727.454.725 18,14 21.642.302.533 214,6
I. NỢ NGẮN HẠN 9.615.152.192 12,6 31.727.454.725 18,14 22.112.302.533 230,0
1. Vay ngắn hạn 4.950.000.000 6,48 24.629.662.087 14,08 19.679.662.087 397,6
2. Phải trả người bán 265.863.263 0,35 329.251.661 0,19 63.388.398 23,84
3. Thuế và các khoản phải nộp 890.216.917 1,17 1.216.889.427 0,7 326.672.510 36,7
4. Phải trả công nhân viên 307.793.833 0,4 524.301.122 0,3 216.507.289 70,34
5. Các khoản phải trả, nộp khác 3.201.278.179 4,2 5.027.350.428 2,87 1.826.072.249 57,04
II. NỢ DÀI HẠN 0 0 0 0 0 0
III. NỢ KHÁC 470.000.000 0,6 0 0 - 470.000.000 - 100
1. Chi phí phải trả 470.000.000 0,6 0 0 - 470.000.000 - 100
B - NGUỒN VỐN CHỦ SỞ HỮU 66.280.124.156 86,8 143.178.179.795 81,86 76.898.055.639 116,0
I. NGUỒN VỐN, QUỸ 65.116.931.416 85,3 142.451.821.873 81,44 77.334.890.457 118,76
1. Nguồn vốn kinh doanh 53.375.434.916 69,9 134.505.948.659 76,9 81.130.513.743 13,91
2. Quỹ đầu tư phát triển 5.831.927.968 7,64 5.940.824.055 3,4 108.896.087 1,87
3. Quỹ dự phòng tài chính 2.463.098.258 3,23 1.756.795.260 1 - 706.302.998 28,7
4. Lợi nhuận chưa phân phối 3.198.216.377 4,19 0 0 - 3.198.216.377 - 100
5. Nguồn vốn đầu tư XDCB 248.253.899 0,34 248.253.899 0,14 0 0
II. NGUỒN KINH PHÍ, QUỸ KHÁC 1.163.192.740 1,5 726.357.922 0,42 - 436.834.818 - 37,55
1. Quỹ dự phòng trợ cấp mất việc 453.792.129 0,594 492.301.102 0,28 38.508.973 8,5
2. Quỹ xây dựng phúc lợi 129.400.611 0,169 234.056.820 0,14 104.656.209 80,88
3. Quỹ quản lý cấp trên 580.000.000 0,737 0 0 - 580.000.000 - 100
Tổng 76.365.276.348 100 174.905.634.520 100 98.540.358.172 129,0
(Số liệu được trích từ báo cáo tài chính năm 2003 - 2004 của Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng)
BẢNG 3: KẾT CẤU VỐN LƯU ĐỘNG CỦA CÔNG TY IN - THƯƠNG MẠI - DỊCH VỤ NGÂN HÀNG
Đơn vị: Đồng
Vốn lưu động Năm 2003 Năm 2004 So sánh
Số tiền Tỷ lệ(%) Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)
I. VỐN BẰNG TIỀN 25.000.344.954 49,38 14.707.609.243 35,9 - 10.292.735.711 - 41,17
1. Tiền mặt tại quỹ 349.351.929 0,69 462.378.886 1,13 113.026.957 32,35
2. Tiền gửi ngân hàng 24.650.993.025 48,69 14.245.230.357 34,77 - 10.405.726.668 - 42,21
II. ĐẦU TƯ TÀI CHÍNH NGẮN HẠN 3.400.000.000 6,72 3.000.000.000 7,32 - 400.000.000 - 11,76
III. CÁC KHOẢN PHẢI THU 4.515.067.173 8,91 5.223.752.449 12,75 708.685.276 15,7
1. Phải thu của khách hàng 3.483.410.194 6,9 9.207.237.507 22,74 5.723.827.313 164,32
2. Phải thu nội bộ 811.259.715 1,6 - 4.196.783.141 - 10,24 - 5.008.042.856 - 617,3
3. Trả trước cho người bán 0 0 7.946.515 0,02 7.946.515 100
4. Các khoản phải thu khác 220.397.264 0,41 193.134.221 0,47 - 27.263.043 12,37
5. Thuế GTGT được khấu trừ 0 0 12.217.347 0,03 12.217.347 100
IV. HÀNG TỒN KHO 14.659.358.682 28,96 14.357.036.214 35,04 - 302.322.468 20,6
1. Hàng mua đang đi đường 1.749.550.111 3,456 1.454.405.825 3,55 - 295.144.286 - 16,87
2. Nguyên vật liệu, vật tư tồn kho 5.105.328.269 10,1 6.769.814.897 16,52 1.664.486.628 32,6
3. Công cụ dụng cụ trong kho 10.589.942 0,021 57.527.766 0,14 46.937.824 443,23
4. Chi phí SXKD dở dang 5.339.912.809 10,548 5.087.899.590 12,42 - 252.013.219 4,72
5. Hàng hoá tồn kho 674.041.226 1,33 269.616.490 0,36 - 404.424.736 60,0
6. Thành phẩm tồn kho 690.130.325 1,36 717.771.646 1,75 27.641.321 4,0
7. Hàng gửi bán 1.089.806.000 2,145 0 0 - 1.089.806.000 - 100
V. TÀI SẢN LƯU ĐỘNG KHÁC 3.049.261.114 12,75 3.680.728.710 8,99 631.467.596 20,7
1. Tạm ứng 386.550.392 0,764 652.767.241 1,59 266.216.849 68,87
2. Chi phí trả trước 259.665.442 0,513 859.794.628 2,1 600.129.186 231,12
3.Chi phí chờ kết chuyển 16.170.280 0,032 168.166.841 0,41 151.996.561 940,0
4. Các khoản ký quỹ ký cược 2.386.875.000 11,441 2.000.000.000 4,89 - 386.875.000 16,2
Tổng VLĐ 50.624.031.923 100 40.969.126.616 100 - 9.654.905.307 - 19,07
(Số liệu được trích từ báo cáo tài chính năm 2003 - 2004 của Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng.)
cơ cấu nguồn nợ phải trả, nợ ngắn hạn mà chủ yếu là vay ngắn hạn luôn chiếm một tỷ trọng cao:
- Năm 2003 là 9.615.152.192đ với tỷ lệ là 95,34% trong tổng nợ phải trả.
- Năm 2004 là: 31.727.454.725đ với tỷ lệ là 100% trong tổng nợ phải trả.
Nợ phải trả năm 2004 đã tăng so với năm 2003 là: 22.112.302.533đ, với tỷ lệ tăng tương ứng khá lớn là 230%. Riêng vay ngắn hạn tăng 19.679.662.087đ với tỷ lệ tăng tương ứng là: 397,6%.
Bên cạnh đó các nguồn vốn chiếm dụng khác như: Phải trả người bán, thuế và các khoản phải nộp nhà nước, phải trả công nhân viên, phải trả phải nộp khác là các nguồn mà Công ty được sử dụng nhưng không phải trả bất kỳ một chi phí nào lại chiếm một tỷ trọng tương đối nhỏ nên mặc dù trong năm 2004 mức tăng tương đối cũng cao nhưng mức tăng tuyệt đối không đáng kể. Cụ thể là:
- Phải trả người bán tăng: 63.388.398đ với tỷ lệ tăng tương ứng: 23,84%
- Thuế và các khoản phải nộp nhà nước tăng: 326.672.510đ với tỷ lệ tăng tương ứng là: 36,7%
- Phải trả công nhân viên tăng 524.301.122đ với tỷ lệ tăng tương ứng là 70,34%.
- Các khoản phải trả phải nộp khác tăng 1.826.072.249đ với tỷ lệ tăng tương ứng là 57,04%.
Qua phân tích trên có thể thấy nguồn vốn mà Công ty chiếm dụng được chủ yếu là vốn vay ngắn hạn.
Xét về cơ cấu nguồn vốn chủ sở hữu ta thấy nguồn và và quỹ chiếm tỷ trọng chủ yếu cụ thể là:
- Năm 2003 nguồn vốn và quỹ chiếm 98,2%; nguồn kinh phí và quỹ khác chiếm 1,8%.
- Năm 2004 nguồn vốn và quỹ chiếm 99,5%; nguồn kinh phí và quỹ khác chiếm 0,5%.
Trong đó: Các quỹ đầu tư phát triển, dự phòng tài chính, đầu tư XDCB, quỹ khen thưởng tuy có tăng nhưng không đáng kể.
Trong cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp thì vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều nợ phải trả, chứng tỏ khả năng tự chủ về tài chính của Công ty là rất lớn. Để đánh giá được cụ thể ta hãy xem xét một hệ số tài chính sau:
* Hệ số nợ: Tính theo công thức
= 0,1814
= 0,132
Hệ số nợ =
Nợ phải trả
Tổng nguồn vốn
Hệ số nợ =
2003
10.085.152.192
76.365.276.348
Hệ số nợ =
2004
21.642.302.533
98.540.358.172
Hệ số nợ năm 2003 là: 0,132; Năm 2004 là: 0,1814
Kết quả trên cho thấy hệ số nợ của Công ty năm 2004 tăng so với năm 2003 nhưng không đáng kể. Với hệ số nợ năm 2003 là 0,132, năm 2004 là 0,1814 cho thấy đây là mức thấp so với các doanh nghiệp cùng ngành. Việc hệ số nợ thấp mặc dù giúp cho Công ty không phải chịu sức ép của các khoản nợ vay, tuy nhiên lại không phát huy được tác dụng của đòn bẩy tài chính, mức gia tăng lợi nhuận của Công ty sẽ bị hạn chế.
* Hệ số vốn chủ sở hữu: Tính theo công thức
Vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
Tổng nguồn vốn
= 0,868
Vốn chủ sở hữu =
2003
66.280.124.156
76.365.276.348
= 0,8186
Vốn chủ sở hữu =
2004
143.178.179.795
98.540.358.172
Hệ số vốn chủ sở hữu của Công ty năm 2003 là 0,868; Năm 2004 là 0,8186. Như vậy hệ số vốn chủ sở hữu của Công ty là khá cao cho thấy vốn tự có của Công ty lớn, khả năng tự tài trợ vốn kinh doanh cao.
* Hệ số đảm bảo nợ
Hệ số này thể hiện mối quan hệ giữa nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu. Được tính theo công thức:
Hệ số đảm bảo nợ =
Vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả
= 6,572
Hệ số đảm bảo nợ =
2003
66.280.124.156
10.085.152.129
= 4,513
Hệ số đảm bảo nợ =
2004
143.178.179.795
21.642.302.533
Hệ số đảm bảo nợ năm 2003 là: 6,572; Năm 2004 là 4,513.
Hệ số này cho thấy khả năng đảm bảo trợ nợ vay của Công ty là rất lớn, giúp cho Công ty tạo được lòng tin với các chủ nợ, người đầu tư và các đối tác khác trong kinh doanh.
Qua tính toán và các phân tích trên, để có thể đảm bảo kinh doanh an toàn mang lại hiệu quả cao trong thời gian tới Công ty cần phải lựa chọn, xây dựng được một cơ cấu nguồn vốn tối ưu. Cơ cấu đó phải đảm bảo sao cho đạt được mức tăng lợi nhuận tối ưu, và hạn chế được những rủi ro tài chính. Đây là một nhiệm vụ quan trọng góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh nói chung và hiệu quả sử dụng vốn lưu động nói riêng.
2.2.2. Kết cấu vốn lưu động của Công ty và nguồn hình thành vốn lưu động.
2.2.2.1. Kết cấu vốn lưu động.
Kết cấu vốn lưu động là tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng mức vốn lưu động của doanh nghiệp trong một thời kỳ hay tại một thời điểm nào đó. Việc nghiên cứu kết cấu vốn lưu động có ý nghĩa quan trọng trong công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp bởi để tiến hành sản xuất kinh doanh bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần có vốn song trên thực tế mỗi doanh nghiệp khác nhau, kinh doanh trên các lĩnh vực khác nhau lại có cơ cấu vốn riêng, khác nhau. Việc phân bổ vốn ấy như thế nào cho hợp lý có tính chất quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn nói chung, vốn lưu động nói riêng. Nhiều nhà quản trị doanh nghiệp hiện nay cho rằng việc huy động vốn là rất khó và quan trọng nhưng để quản lý và sử dụng đồng vốn huy động được sao cho có hiệu quả và đem lại lợi nhuận cao nhất còn khó hơn.
Chính vì vậy trong quản trị vốn lưu động cần nghiên cứu kết cấu từng phần của vốn lưu động để có thể xây dựng một kết cấu vốn lưu động hợp lý và có những biện pháp sử dụng có hiệu quả từng thành phần vốn đó góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
Tính đến 31/12/2004 tổng số vốn lưu động của Công ty là: 40.969.126.616đ. Với kết cấu được thể hiện qua Biểu 3 (Kết cấu vốn lưu động của Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng).
Qua bảng số liệu trước hết ta thấy vốn lưu động năm 2004 giảm so với năm 003 là: 9.654.905.307đồng, với tỷ lệ giảm tương ứng là 19,07%. Ta hãy đi vào phân tích cụ thể vốn lưu động trong hai năm qua để hiểu rõ nguyên nhân tại sao lại có sự giảm vốn lưu động như trên.
* Vốn bằng tiền: Qua số liệu (Bảng 3) ta thấy vốn bằng tiền năm 2004 là 14.707.609.243đồng giảm 10.292.735.711đồng, so với cùng kỳ năm 2003 với tỷ lệ giảm tương ứng là 41,17%. Trong đó:
- Tiền mặt tại quỹ năm 2004 là: 462.378.886đ, tăng so với năm 2003 là: 113.026.957đồng, với tỷ lệ tăng là: 32,35%.
- Tiền gửi ngân hàng giảm 10.405.762.668đồng, với tỷ lệ giảm tương ứng là 42,21%.
Như vậy vốn bằng tiền của Công ty giảm chủ yếu là do tiền gửi ngân hàng giảm. Làm cho vốn lưu động của Công ty năm 2004 giảm so với năm 2003 là: 10.292.735.711đồng.
* Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn.
Năm 2004 so với năm 2003 đầu tư tài chính ngắn hạn của Công ty giảm 400.000.000đồng với tỷ lệ giảm tương ứng là: 11,76%. Việc Công ty giảm bớt đầu tư tài chính ngắn hạn cũng đã làm cho vốn lưu động năm 2004 giảm so với năm 2003 là 400.000.000đồng.
* Các khoản vốn trong thanh toán năm 2004 tăng so với 2003 là: 708.685.276đồng, với tỷ lệ tăng là 15,7% trong đó:
- Phải thu của khách hàng tăng 5.723.827.323đ với tỷ lệ tăng là 164,32%.
- Trả trước cho người bán tăng 7.946.515đ với tỷ lệ tăng là 100%.
- Phải thu nội bộ giảm 5.008.042.856đ với tỷ lệ giảm là - 617,3%.
- Thuế GTGT được khấu trừ tăng 12.217.347đ với tỷ lệ tăng 100%.
- Các khoản phải thu khác là: 27.263.043đ với tỷ lệ giảm 12,37%.
Qua phân tích ta thấy khoản vốn trong thanh toán tăng chủ yếu là do cac khoản phải thu của khách hàng tăng điều này cho thấy số lượng vốn mà Công ty bị khách hàng chiếm dụng năm 2004 tăng nhiều so với năm 2003 ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của Công ty.
* Hàng tồn kho là các khoản vốn trong khâu dự trữ. Năm 2004 là 14.357.036.214đ giảm không đáng kể so với năm 2003 là 302.322.468đ, với tỷ lệ giảm tương ứng là: 20,6%. Trong đó:
- Hàng mua đang đi đường giảm 295.144.286đ, tương ứng 16,87%.
- Nguyên vật liệu tồn kho tăng 1.664.486.628đồng tương ứng 32,6%.
- Công cụ dụng cụ trong kho tăng 46.937.824đ tương ứng 443,23%.
- Chi phí SXKD dở dang giảm 252.013.319đ tương ứng 4,72%.
- Thành phẩm tồn kho tăng 27.641.321đ tương ứng 4%
- Hàng hoá tồn kho giảm 404.424.736đ tương ứng 60%.
Năm 2004 không có hàng gửi bán trong khi năm 2003 là 1.089.806.000đ.
Vốn trong khâu dự trữ giảm đi chủ yếu là do chi phí SXKD dở dang năm 2004 giảm so với 2003. Điều này chứng tỏ Công ty đã có nhiều cố gắng trong việc tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ để đẩy nhanh quá trình sản xuất làm cho quá trình sản xuất được diễn ra thường xuyên và liên tục.
* Các tài sản lưu động khác của Công ty năm 2004 tăng so với 2003 là 631.467.596đồng với tỷ lệ tăng tương ứng là: 20,7%.
Như vậy có thể thấy nguyên nhân chủ yếu làm cho vốn lưu động năm 2004 giảm đi là do việc giảm vốn bằng tiền. Nhưng để có thể thấy rõ tình hình quản lý và sử dụng vốn lưu động của Công ty là có hiệu quả hay không chúng ta cần đi sâu vào tìm hiểu từng vấn đề, từng bộ phận và kết cấu của từng bộ phận của vốn lưu động.
a. Vốn tiền mặt:
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh vốn tiền mặt là một yếu tố hết sức quan trọng và cần thiết, nó có thể đáp ứng kịp thời nhu cầu giao dịch hàng ngày của doanh nghiệp như: Mua sắm hàng hoá, nguyên vật liệu, thanh toán những chi phí cần thiết khác. Ngoài ra còn xuất phát từ nhu cầu dự phòng để có thể ứng phó với những nhu cầu vốn bất thường chưa dự đoán được và động lực "đầu cơ " trong việc dự trữ tiền mặt để sẵn sàng sử dụng khi xuất hiện cơ hội kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao. Việc duy trì một mức dự trữ vốn tiền mặt đủ lớn còn tạo điều kiện cho doanh nghiệp có cơ hội thu được triết khấu thanh toán trên hàng mua trả đúng kỳ hạn, làm tăng hệ số khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Vì vậy trong việc quản lý, sử dụng vốn lưu động nói chung muốn đem lại hiệu quả không thể không chú ý tới việc quản lý và sử dụng vốn bằng tiền. Quản trị vốn bằng tiền tốt sẽ giúp cho doanh nghiệp có đầy đủ lượng vốn tiền mặt cần thiết để đáp ứng kịp thời nhu cầu thanh toán mà quan trọng nữa là tối ưu số vốn tiền mặt hiện có, giảm tối đa các rủi ro về lãi suất hoặc tỷ giá hối đoái và tối ưu hoá việc đi vay ngắn hạn hoặc đầu tư kiếm lời. Việc dự trữ tiền mặt phải luôn chủ động và linh hoạt.
Từ số liệu (Bảng 3) ta thấy vốn tiền mặt luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu VLĐ của Công ty. Cụ thể là:
- Năm 2003 vốn tiền mặt là 25.000.344.959đ chiếm tỷ trọng 49,4% tổng vốn lưu động.
- Năm 2004 vốn tiền mặt là 14.707.609.243đ chiếm tỷ trọng 35,9% tổng vốn lưu động.
Trong kết cấu vốn tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng chiếm tỷ trọng chủ yếu. Năm 2003 tiền gửi Ngân hàng chiếm 98,6%; Năm 2004 chiếm 96,85%. Việc tiền gửi Ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao là một điều có lợi cho Công ty vì khi đó ta không chỉ được hưởng lãi mà còn có thể giúp cho việc thanh toán qua Ngân hàng khá thuận tiện, nhanh gọn, an toàn tránh được những rủi ro trong thanh toán. Việc dự trữ được tiền mặt tại quỹ thấp sẽ giúp Công ty giảm được chi phí cơ hội của việc giữ tiền, chống thất thoát. Tuy nhiên Công ty cũng cần phải xác định một lượng tiền mặt tại quỹ đủ, hợp lý để có thể đáp ứng nhanh, kịp thời các khoản chi tiêu cần thiết phát sinh đột ngột. Và Công ty cũng luôn phải xem xét, nghiên cứu để có một tỷ trọng vốn bằng tiền, một cơ cấu vốn bằng tiền hợp lý phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn sản xuất kinh doanh sao cho việc sử dụng vốn bằng tiền sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ của Công ty.
b. Tình hình các khoản phải thu, phải trả của Công ty:
Trong quá trình sản xuất kinh doanh do nhiều nguyên nhân khác nhau thường tồn tại một khoản vốn trong quá trình thanh toán đó là các khoản: Phải thu, phải trả. Tỷ lệ các khoản phải thu, phải trả trong các doanh nghiệp khác nhau là khác nhau.
Để có thể phân tích, đánh giá đúng tình hình quản lý các khoản phải thu, phải trả ta có thể thông qua số liệu Bảng 4 (Các khoản phải thu, phải trả của Công ty)
* Các khoản phải thu:
Qua số liệu (Bảng 4) ta đã biết các khoản phải thu năm 2004 tăng 708.685.276 đ so với năm 2003 với tỷ lệ tăng tương ứng là 15,7%.
- Năm 2003 các khoản phải thu là: 4.515.067.173đ chiếm 8,29% tổng vốn lưu động.
- Năm 2004 các khoản phải thu là: 5.223.754.449đ chiếm 12,75% tổng vốn lưu động.
Khoản phải thu năm 2004 so với năm 2003 tăng5.568.748.425đ với tỷ lệ tăng tương ứng 24%. Nguyên nhân làm cho các khoản phải thu năm 2004 tăng có thể khái quát như sau:
- Khoản phải thu của khách hàng năm 2004 so với năm 2003 tăng nhiều với số tiền là: 5.595.351.619đ với tỷ lệ tăng tương ứng là 155%. Khoản phải thu của khách hàng lại chiếm tỷ trọng cao trong tổng số phải thu. Cụ thể năm 2004 phải thu của khách hàng chiếm 91,5%, 2003 chiếm 80,4%. Số liệu này cho thấy khoản vốn mà Công ty bị khách hàng chiếm dụng ở cả hai năm là khá lớn, đặc biệt là năm 2004 đã vượt nhiều so với năm 2003. Điều này có ảnh hưởng không tốt làm giảm hiệu quả sử dụng VLĐ.
Để đánh giá tình hình quản lý các khoản phải thu ta xem xét thông qua một số chỉ tiêu sau:
Vòng quay khoản phải thu =
Doanh thu thuần
Số dư bình quân khoản phải thu
Vòng quay khoản phải thu =
2004
= 10,6
53.209.826.596
5.030.542.7
Kết quả này cho thấy tốc độ thu hồi vốn của Công ty là chưa tốt. Công ty phải ấp tín dụng nhiều cho khách hàng. Điều này gây ảnh hưởng tới sản xuất kinh doanh, dễ xảy ra tình trạng thiếu hụt vốn lưu động cho sản xuất, lưu thông và mở rộng hoạt động kinh doanh của Công ty.
Kỳ thu tiền trung bình =
360
Vòng quay khoản phải thu
Kỳ thu tiền trung bình =
2004
= 34
360
10,6
Kỳ thu tiền trung bình năm 2004 là 34 ngày.
Như vậy hơn một tháng Công ty có thể thu hồi được các khoản tín dụng. Trong khi đó các khoản phải thu lại có xu hướng tăng với tốc độ cao. Đây là một biểu hiện không tốt trong công tác quản lý các khoản phải thu. Thời gian tới Công ty cần phải chú trọng tìm biện pháp thu hồi nhanh các khoản bị chiếm dụng nhằm đẩy nhanh vòng quay các khoản phải thu, giảm số ngày của kỳ thu tiền. Có như vậy mới đáp ứng kịp thời và hiệu quả nhu cầu về VLĐ.
- Các khoản tạm ứng năm 2004 cũng có xu hướng tăng đáng kể so với năm 2003 là: 266.216.849đ tương ứng 68,87% đã làm tăng tổng số phải thu của Công ty. Tuy nhiên trong năm 2004 số phải trả trước cho người bán đã giảm nhiều so với năm 2003 là 265.557.000đ với tỷ lệ giảm tương ứng là 97%; Kết quả này là do Công ty đã có nhiều nỗ lực trong việc tìm kiếm nguồn cung cấp nguyên vật liệu cho sản xuất kinh doanh, tạo được uy tín đối với nhà cung cấp.
* Các khoản phải trả.
Trong quá trình phân tích ta thấy rằng so với các khoản vốn bị chiếm dụng của Công ty thì các khoản vốn Công ty chiếm dụng được cũng khá lớn và tăng lên với tỷ lệ cao hơn tỷ lệ tăng vốn bị chiếm dụng. Cụ thể là năm 2004 so với 2003 số vốn chiếm dụng được tăng: 2.030.661.237đồng với tỷ lệ tăng tương ứng 40%. Mặc dù vậy trong năm 2004 tổng số phải thu vẫn lớn hơn số phải trả là: 2.963.292.846đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do các khoản phải thu của khách hàng quá lớn. Sở dĩ như vậy là do khách hàng của Công ty chủ yếu là các doanh nghiệp Nhà nước, các tổ chức tín dụng, ngân hàng do đó có sự ưu đãi trong thanh toán. Hơn nữa bên cạnh các sản phẩm dịch vụ Công ty còn cung cấp các sản phẩm xây dựng có giá trị lớn vì vậy khách hàng không thể thanh toán ngay.
Để đánh giá sâu hơn, xác thực hơn tình hình quản lý các khoản phải thu, phải trả của Công ty ta so sánh tỷ lệ các khoản phải thu phải trả theo công thức sau.
Tỷ lệ phải thu so với phải trả =
Tổng số phải thu
Tổng số phải trả
= 88,66%
Tỷ lệ phải thu so với phải trả =
2003
4.492.337.059
5.067.131.401
= 141,75%
Tỷ lệ phải thu so với phải trả =
2004
10.061.085.484
7.097.792.638
Kết quả thu được: Tỷ lệ phải thu so với phải trả năm 2003 là: 88,66%; Năm 2004 là 141,75%.
Như vậy năm 2004 tỷ lệ các khoản phải thu tăng 53,09% so với 2003, đây là một tốc độ tăng khá cao, nó cho thấy tình hình quản lý các khoản phải thu, phải trả của Công ty chưa tốt. Công ty còn hạn chế trong việc thu hồi các khoản nợ của khách hàng, vốn bị chiếm dụng lớn. Vấn đề đặt ra là trong thời gian tới Công ty cần có những chính sách, biện pháp thu hồi vốn, đôn đốc khách hàng trả tiền nhằm đảm bảo cho tình hình hoạt động của Công ty được tốt.
c. Tình hình quản lý hàng tồn kho của Công ty.
Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng là doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong nhiều lĩnh vực, nên hàng tồn kho của Công ty rất đa dạng và phong phú. Cụ thể đó là: Các sản phẩm, hàng hoá chờ tiêu thụ, các công trình xây dựng chờ nghiệm thu, sản phẩm dở dang, các công trình XDCB dở dang; Các vật tư máy móc thiết bị nhập khẩu...
Để xem xét đánh giá tình hình quản lý hàng tồn kho ta dựa vào số liệu bảng 2. Số liệu đó cho thấy trong cơ cấu vốn lưu động thì hàng tồn kho chiếm tỷ trọng khá lớn. Cụ thể :
- Năm 2003 hàng tồn kho là 14.659.358.682đồng chiếm tỷ trọng 29%.
- Năm 2004 hàng tồn kho là 14.357.036.214đồng chiếm tỷ trọng 35%.
Hàng tồn kho năm 2004 giảm so với 2003 là 302.322.468đồng với tỷ lệ giảm tương ứng 20,6% đây là một biểu hiện tốt. Song xét về tỷ trọng trong tổng vốn lưu động thì tỷ trọng hàng tồn kho năm 2004 có xu hướng tăng so với 2003 là 6%.
Trong cơ cấu hàng tồn kho, nguyên liệu vật tư và chi phí sản xuất kinh doanh dở dang luôn chiếm tỷ trọng cao; hàng hoá và thành phẩm tồn kho chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ. Cụ thể:
- Nguyên vật liệu, vật tư tồn kho năm 2004 là 6.769.814.897đồng chiếm 47,15%.
Là doanh nghiệp sản xuất nên lượng nguyên vật liệu tồn kho chiếm tỷ trọng lớn sẽ giúp cho doanh nghiệp có đủ nguyên vật liệu cung ứng kịp thời cho sản xuất, quá trình sản xuất được tiến hành liên tục không bị gián đoạn, giảm được các chi phí thiệt hại ngừng sản xuất do thiếu nguyên vật liệu. Tuy nhiên phải xác định một tỷ lệ nguyên vật liệu cho phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình, giảm tới mức thấp nhất các chi phí phát sinh trong dự trữ tồn kho.
- Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang năm 2004 là: 5.087.899.590đồng chiếm 35,44%.
- Hàng hoá, thành phẩm tồn kho là: 987.388.136đồng chiếm tỷ trọng 6,88%.
Hàng hoá tồn kho năm 2004 như vậy đã giảm so với 2003 là 404.424.736đ với tỷ lệ giảm tương ứng 60%. Điều này là do Công ty đã có những biện pháp tốt trong việc tổ chức tiêu thụ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động giảm được chi phí kinh doanh do tiết kiệm được các chi phí lưu kho.
Quản trị hàng tồn kho cũng là một yếu tố quyết định đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Nếu xác định và duy trì được một mức tồn kho hợp lý sẽ tối thiểu hoá được chi phí dự trữ hàng tồn kho mà vẫn đảm bảo cho hoạt động SXKD diễn ra bình thường. Nhưng nếu xác định không đúng làm mức tồn kho quá lớn sẽ làm tăng chi phí bảo quản, chi phí bảo hiểm, các rủi ro do giảm chất lượng nguyên vật liệu, sản phẩm, hàng hoá. Vì vậy Công ty cần duy trì tốt thành tích đạt được trong việc tiêu thụ, quản lý hàng hoá, sản phẩm tồn kho đồng thời sử dụng các phương pháp xác định hàng tồn kho thích hợp để dự đoán đúng số nguyên vật liệu cần cung cấp, số lần cung cấp trong kỳ từ đó có quyết định dự trữ hàng tồn kho hợp lý. Bên cạnh đó duy trì một mức sản phẩm hàng hoá, tồn kho hợp lý cũng rất quan trọng làm sao cho có đủ sản phẩm hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị trường nhưng không làm ứ đọng vốn góp phần sử dụng tiết kiệm vốn lưu động, nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn lưu động.
2.2.2.2. Nguồn vốn lưu động của Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng .
Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp trong kỳ chia làm 2 loại: Nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết và nhu cầu vốn lưu động tạm thời. Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp được chủ yếu tài trợ bằng các nguồn vốn ngắn hạn và một phần vốn dài hạn. Qua tìm hiểu phân tích ta thấy nguồn vốn lưu động của Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng gồm nguồn vốn lưu động thường xuyên và nguồn vốn lưu động tạm thời.
* Nguồn vốn lưu động thường xuyên giúp đảm bảo tình hình hoạt động SXKD của doanh nghiệp được liên tục.
Nguồn vốn lưu động thường xuyên = TSLĐ - Nợ ngắn hạn.
Thông qua số liệu bảng 2 và bảng 3 ta có:
- Nguồn VLĐ thường xuyên năm 2003 = 41.008.879.731 đồng chiếm tỷ trọng 81% trong tổng tài sản lưu động.
- Nguồn VLĐ thường xuyên năm 2004 = 9.241.671.891đồng chiếm tỷ trọng 22,56% trong tổng TSLĐ.
Bảng 5 : Nguồn VLĐ của Công ty.
Đơn vị tính: Đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
So sánh
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Số tiền
Tỷ lệ (%)
Nguồn VLĐ
50.624.031.923
100
40.969.126.616
100
- 9.654.905.307
19,07
1. Nguồn VLĐ thường xuyên
41.008.879.731
81
9.241.671.891
22,56
-31.767.207.840
-7,46
2. Nguồn VLĐ tạm thời
9.615.152.192
19
31.727.454.725
77,44
22.112.302.533
230
Nguồn VLĐ năm 2004 giảm so với 2003 là: 9.654.905.307đ với tỷ lệ tương ứng là 19,07%.
Kết cấu nguồn hình thành VLĐ giữa hai năm 2003 và năm 2004 có sự thay đổi đáng kể. Năm 2003 nguồn hình thành VLĐ chủ yếu là VLĐ thường xuyên cần thiết với 41.008.879.731đồng chiếm tỷ trọng 81% trong khi nguồn VLĐ tạm thời là 9.615.152.192đồng chiếm 19%.
Năm 2004 VLĐ thường xuyên với 9.241.671.891đồng chỉ chiếm tỷ trọng 22,56% trong khi nguồn VLĐ tạm thời là 31.727.454.725đồng chiếm tỷ trọng 77,44%.
Nguồn VLĐ thường xuyên năm 2004 giảm 31.767.207.840đồng với tỷ lệ 77,46% sẽ ảnh hưởng đến sự chủ động về VLĐ của Công ty. Từ đó có thể gây nhiều khó khăn cho Công ty khi thực hiện các chiến lược kinh doanh nhất là chiến lược kinh doanh lâu dài, có thể làm mất đi những cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận cao do thiếu VLĐ đặc biệt là VLĐ thường xuyên. Mặc dù trong hai năm qua Công ty đã đạt được những kết quả tốt, sản xuất kinh doanh có hiệu quả chứng tỏ việc sử dụng vốn, khai thác nguồn vốn, đảm bảo vốn lưu động cho sản xuất kinh doanh đã có hiệu quả. Song để có thể duy trì, phát triển mở rộng sản xuất kinh doanh lâu dài, hiệu quả Công ty cần phải xây dựng được một mô hình tài trợ VLĐ hợp lý hơn.
2.2.2.3. Căn cứ và phương pháp xác định nhu cầu VLĐ của Công ty.
a. Căn cứ.
Mỗi quy mô sản xuất kinh doanh nhất định đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định, lượng vốn này thể hiện nhu cầu vốn thường xuyên mà doanh nghiệp cần phải có để đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh được diễn ra một cách thường xuyên liên tục. Việc tổ chức đảm bảo đáp ứng nhu cầu vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng thời kỳ là một vấn đề vô cùng quan trọng. Doanh nghiệp nào cũng cần phải xác định được nhu cầu vốn cần thiết tối thiểu để có những huy động và sử dụng vốn, tránh ứ đọng vốn gây lãng phí, thiếu vốn làm gián đoạn quá trình sản xuất kinh doanh.
- Thị trường: Đây là điều hết sức quan trọng bởi trong nền kinh tế thị trường thị trường là nhân tố quyết định cho ta biết ba vấn đề cơ bản là: Sản xuất kinh doanh cái gì, sản xuất cho ai và sản xuất kinh doanh như thế nào. Công ty đã căn cứ vào đó để lựa chọn ra mặt hàng kinh doanh, tìm kiếm khách hàng và xây dựng chiến lược huy động vốn để mua trang thiết bị, nguyên vật liệu, xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Thực trạng hoạt động kinh doanh của Công ty: Công ty đã căn cứ vào doanh thu, chi phí, lợi nhuận đạt được trong một thời kỳ xác định để làm cơ sở xác định nhu cầu về VLĐ từ đó tìm ra các nguồn tài trợ VLĐ thích hợp.
- Kế hoạch sản xuất kinh doanh. Đây là căn cứ quan trọng để Công ty xây dựng được chiến lược về vốn một cách hợp lý, phù hợp với mục tiêu phát triển của Công ty.
b. Phương pháp
Có rất nhiều phương pháp để dự đoán nhu cầu VLĐ. Song trên thực tế Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng thường áp dụng phương pháp dự đoán nhu cầu vốn bằng các chỉ tiêu tài chính.
Khi đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, người ta thường dùng hệ thống các chỉ tiêu tài chính và luôn mong muốn hệ thống chỉ tiêu tài chính này được hoàn thiện. Do vậy để dự đoán nhu cầu về vốn lưu động Công ty đã dựa vào một hệ thống chỉ tiêu tài chính được coi là chuẩn và dùng nó để ước lượng nhu cầu vốn lưu động cần phải có cho từng giai đoạn SXKD tương ứng với mức doanh thu nhất định. Sở dĩ Công ty sử dụng phương thức này vì Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng là một doanh nghiệp mới được thành lập quy mô sản xuất kinh doanh được đo lường bằng mức doanh thu dự kiến hàng năm. Muốn đưa ra được mức doanh thu dự kiến hàng năm phù hợp với tình hình của Công ty trong từng giai đoạn, cần phải căn cứ vào rất nhiều các yếu tố như: chi phí, mức tiêu thụ, các yếu tố liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp khác. Từ đó tính toán ra một tỷ lệ tăng, giảm doanh thu trong tương lai. Vì vậy công ty quyết định sử dụng hệ thống chỉ tiêu tài chính làm căn cứ xác định nhu cầu VLĐ. Các chỉ tiêu tài chính được sử dụng ở đây có thể là các chỉ số trung bình của ngành hoặc của các doanh nghiệp cùng ngành (Doanh nghiệp cùng tuổi, cùng quy mô, trong cùng một vùng địa lý với cùng một thị trường). Phương pháp này là tương đối phù hợp với thực tế của Công ty hiện nay.
2.2.3. Hiệu quả tổ chức quản lý và sử dụng vốn lưu động tại Công ty In - Thương mại - Dịch vụ Ngân hàng.
2.2.3.1. Khả năng thanh toán của Công ty.
Để đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nói chung và sử dụng vốn lưu động nói riêng ta hãy phân tích đánh giá khả năng thanh toán của Công ty.
Căn cứ vào số liệu bảng 1 và bảng 2. Ta có thể đánh giá khả năng thanh toán của Công ty qua một số chỉ tiêu sau.
* Hệ số thanh toán tổng quát .
Công thức:
Hệ số thanh toán tổng quát =
Tổng tài sản
Nợ ngắn hạn và dài hạn
= 7,94
Hệ số thanh toán tổng quát =
2003
76.365.276.348
9.615.152.192
= 3,1
Hệ số thanh toán tổng quát =
2004
98.540.358.172
31.727.454.725
Hệ số thanh toán tổng quát năm 2003 là 7,94; Năm 2004 là 5,51. Hệ số thanh toán tổng quát như trên là rất cao, chứng tỏ tất cả các khoản huy động bên ngoài đều có tài sản và đảm bảo rất tốt. Hệ số TTTQ năm 2004 giảm đi so với 2003 là 4,84 tuy nh