Đề tài Quy định của pháp luật Việt Nam về lãi suất trong hợp đồng vay tiền và thực trạng áp dụng

“Điều 163 Bộ luật Hình sự 1999 Qui định:

1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm.

2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ 6 tháng đến ba năm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”.

Các tranh chấp xảy ra hiện nay về lãi suất trong các hợp đồng vay tiền đều do những lí do khách quan và chủ quan nhất định nhưng chủ yếu là do lãi suất cho vay cao, không phù hợp với pháp luật. Và hơn nữa các tranh chấp không chỉ xảy ra đối với các ngân hàng, các TCTD mà còn xảy ra rất phổ biến trong nhân dân. Ví dụ:

Ngày 4 tháng 1 năm 2009, co quan Cảnh sát điều tra Thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây nay là Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội dó ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Hữu Hưng (sinh năm 1982) và Trịnh Lê Hoài Nam (sinh năm 1989), cùng có hộ khẩu thường trú tại Quận Hà Đông về hành vi cho vay nặng lãi, xiết nợ và bắt giữ người trái pháp luật.

Nguyễn Văn An và em trai là Nguyễn Văn Ninh, hộ khẩu thường trú tại Quận Hà Đông, một tay chơi sành điệu thường xuyên chơi game online và lô đề. Để có tiền tiêu sài, An và Ninh đã tìm đến những người quen và bạn bè để vay.

 

doc119 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2757 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy định của pháp luật Việt Nam về lãi suất trong hợp đồng vay tiền và thực trạng áp dụng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông có khả năng trả cả gốc lẫn lãi nên họ “không dám” vay. Và như vậy nguồn tiền trong các Ngân hàng, nguồn tiền dự trữ trong nhân dân không những không đem lại hiệu quả mà còn gây khó khăn cho các doanh nghiệp, các cá nhân… muốn vay. Việc quy định lãi suất thấp so với sự phát triển và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế cũng không ổn. Việc quy định lãi suất thấp chỉ áp dụng cho các đối tượng ưu tiên mà pháp luật quy định còn mặt bằng chung phải phù hợp với mọi nhân tố ảnh hưởng đến lãi suất (lạm phát hay giảm phát, kinh tế phát triển hay chậm phát triển…). Lãi suất thấp sẽ làm giảm hiệu quả của đồng tiền, làm giảm sự phát triển kinh tế, làm giảm nguồn thu của bên cho vay. Nhìn một cách khách quan, lãi suất thấp chỉ có lợi trước mắt cho bên vay. Nhưng cái lợi trước mắt không phải là mục tiêu mà Nhà nước hướng tới. Như vậy, việc quy định lãi suất quá cao hay quá thấp đều không mang lại hiệu quả. Nhà nước tính toán làm sao để pháp luật có những quy định hợp lý không làm giảm hiệu quả của giá trị đồng tiền mang lại cũng không ảnh hưởng đến quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng vay, đem lại sự phát triển bền vững và lâu dài cho nền kinh tế. Hơn nữa có thể thấy sự bất cập và thiếu chặt chẽ còn thể hiện ở chỗ: lãi suất được quy định trong BLDS 2005 phải ≤ (nhỏ hơn hoặc bằng) 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng. Trong trường hợp A cho B vay với lãi suất là 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố trong thời gian 1 năm nhưng hết 1 năm B vẫn chưa trả cho A, lúc này phát sinh lãi suất quá hạn và lãi suất này được tính như thế nào? Nếu A và B có thoả thuận về mức lãi suất quá hạn nhưng mức lãi suất này lại vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố (vì lãi suất đúng hạn mà A và B thoả thuận đã bằng 150% lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước) thì lúc này hậu quả sẽ ra sao? Việc áp dụng Điều 476 BLDS 2005 có thực sự hiệu quả? Nếu trường hợp A và B không thoả thuận về lãi suất quá hạn thì việc tính lãi suất này sẽ theo quy định của pháp luật, tức là vẫn ≤ (nhỏ hơn hoặc bằng) 150% lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố, như vậy việc phân loại lãi suất đúng hạn và lãi suất quá hạn không còn ý nghĩa bởi vì cách tính lãi suất đúng hạn và lãi suất quá hạn là như nhau. Hiện nay, lãi suất huy động vốn bằng tiền đồng tại một số ngân hàng đã bắt đầu cán đích 10%, trong khi lãi suất cơ bản vẫn giữ nguyên 7% và trần cho vay tối đa không quá 10,5%/năm. Bằng phép tính đơn giản cũng có thể nhận ra rằng không có lý do gì để ngân hàng đẩy lãi suất lên để gánh lấy thua lỗ, trừ khi lâm vào tình huống gặp khó khăn trong thanh khoản. Thật ra, nguyên nhân chính ở đây là do một số ngân hàng đang chuyển hướng mạnh sang cho vay tiêu dùng theo cơ chế lãi suất thỏa thuận, với mức lãi suất bình quân từ 12-15%/năm, chênh lệch giữa đầu ra – đầu vào lên đến 4-5 điểm phần trăm/năm, một tỷ lệ thực sự hấp dẫn nếu chúng ta biết rằng trong tín dụng nếu duy trì chênh lệch khoảng 3,5 điểm phần trăm/năm là có thể tạm yên tâm về tài chính. Việc điều hành thông qua cơ chế “hai giá”, vừa duy trì lãi suất trần vừa áp dụng lãi suất thỏa thuận, tưởng chừng là lối thoát tài chính hợp lý cho các ngân hàng thương mại, nhưng vô hình trung đã nắn dòng chảy tín dụng ngày càng trở nên bất cập. Do sức hấp dẫn của chênh lệch lãi suất, vốn tín dụng tất yếu chảy dồn vào các kênh tiêu dùng, đáng kể nhất hiện nay là bất động sản và chứng khoán. Mặc dù Ngân hàng Nhà nước vẫn đang khẳng định dư nợ cho vay chứng khoán và bất động sản hạch toán trên sổ sách nhìn chung chưa có biến động lớn vượt tầm kiểm soát, đây là ý kiến đáng lưu ý vì nhiều nhà quan sát cho rằng sở dĩ thị trường chứng khoán thời gian qua nóng lên bất thường phần lớn là do sự tiếp sức nhanh và mạnh từ các luồng tiền ngân hàng. Hiện tại, các NHNN đang tổ chức lấy ý kiến góp ý vào Dự thảo Luật NHNN Việt Nam (sửa đổi) và Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Một trong những điểm mới mà luật đưa ra là TCTD và khách hàng có thể tự thỏa thuận mức lãi suất. Việc thỏa thuận lãi suất sẽ khiến việc huy động vốn dễ hơn. Dự thảo Luật Ngân hàng Nhà Nước và Dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng sẽ chính thức trình Quốc hội thông qua vào năm 2010. Dự thảo Luật Các TCTD sửa đổi gồm 10 chương, 164 điều. Nhận được nhiều ý kiến đồng tình khi trao quyền cho TCTD và khách hàng thỏa thuận mức lãi suất trong các hoạt động ngân hàng, không phụ thuộc vào quy định của Bộ luật Dân sự vì bản chất hoạt động kinh doanh ngân hàng của TCTD khác về bản chất với hoạt động cho vay trong quan hệ dân sự thông thường. Đặc biệt, việc áp dụng trần lãi suất có thể làm cho lãi suất trên thị trường liên ngân hàng không phản ánh đúng và đầy đủ tình trạng thanh toán của các ngân hàng, qua đó đã vô hiệu hóa một tín hiệu quan trọng nhất để điều hành chính sách tiền tệ… Như vậy chiếu theo Khoản 1 Điều 476 BLDS 2005 “Lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN công bố đối với loại cho vay tương ứng” thì rất nhiều Ngân hàng đang vi phạm luật bởi lãi suất cơ bản do NHNN công bố hiện chỉ 7%/năm tức lãi suất cho vay không được vượt quá 10,5%/năm. Dường như, thời gian qua nắm được điểm yếu này, các Ngân hàng tha hồ nâng lãi suất, ký những hợp đồng phạm luật mà không e ngại. Luật sư Nguyễn Sa Linh([24]) khẳng định: “Nếu tranh chấp về lãi suất được đưa ra Tòa, những hợp đồng có lãi suất cao hơn 150% lãi suất cơ bản sẽ bị tuyên vô hiệu vì phạm luật và khách vay có quyền trả với lãi suất 150% lãi cơ bản”. Còn Luật sưNguyễn Thanh Lương([25])phân tích “dù trong hợp đồng có điều khoản không được tiết lộ những điều khoản cho bên thứ 3, nhưng luật cũng quy định một số cơ quan có thẩm quyền được phép biết và Tòa án nằm trong số đó. Còn việc ngân hàng cho rằng lãi trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận thì vẫn vi phạm Điều 476 Bộ luật Dân sự”. Một vấn đề cũng rất cần quan tâm đó là hiện tượng các Ngân hàng hiện nay cho vay với các điều kiện vô lý. Ví dụ: muốn vay 10.000.000 đồng (mười triệu đồng) để đầu tư phải thoả mãn điều kiện có 10 héc ta (ha) đất không thì phải trả lãi suất cao mới được vay. Nhưng rất ít hộ dân có tới 10 ha đất. Tác giả cho rằng không nên quy định hạn mức mà điều kiện cho vay cần phụ thuộc nhiều yếu tố. Vì nếu hộ dân có 1, 2 sào thì chỉ được vay 1, 2 triệu đồng như vậy không đủ để đầu tư. Hơn nữa, nếu trên mảnh đất “1, 2 sào” đó lại có tiềm năng phát triển thì như vậy quy định của các ngân hàng lại gián tiếp làm ảnh hưởng đến nền kinh tế. Nếu chấp nhận vay thì người dân phải chấp nhận một lãi suất cao “ngút trời”. Các ngân hàng đã vin vào các điều kiện vô lý này để tiến hành cho vay nặng lãi. Dư luận đang chờ các cơ quan có thẩm quyền giải bài toán “cho vay nặng lãi” của các ngân hàng. 3.2. Thực trạng áp dụng pháp luật Việt Nam hiện hành về lãi suất trong hợp đồng vay tiền Hệ thống ngân hàng ngày càng phát triển rất mạnh mẽ và có tầm quan trọng lớn đối với nền kinh tế đất nước cho nên Nhà nước cũng đã có những biện pháp quản lý chặt chẽ nhằm hạn chế thấp nhất xảy ra các tranh chấp.Có thể thấy hầu hết các ngân hàng đều áp dụng đúng các quy định của pháp luật về lãi suất([26]). Trong nhân dân, các chủ thể cũng đã có nhận thức đúng đắn hơn quy định của pháp luật về lãi suất. Thực trạng này chứng tỏ, hành lang pháp lý của nước ta đang dần hoàn thiện. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả nêu trên, các tranh chấp về lãi suất trong hợp đồng vay tiền ngày càng có quy mô lớn và tinh vi hơn nhất là các hình thức cho vay trong nhân dân nhưng không loại trừ các ngân hàng và các TCTD. Thực trạng cho thấy trong lúc các ngân hàng thương mại đồng thuận thực hiện lãi suất huy động 11%/năm thì Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) phát hành 3.000 tỷ đồng kỳ phiếu, lãi suất huy động 12%/năm chưa tính giá trị khuyến mãi. “Chỉ cần 10 triệu đồng, khách hàng có cơ hội trúng 2 kg vàng SJC”. Đó là lời mời khá hấp dẫn của SCB khi tung ra sản phẩm: Kỳ phiếu ghi danh bằng đồng Việt Nam có dự thưởng “Lãi suất cao – Trúng thưởng lớn”, kéo dài từ 7/4 – 4/6/2008. Khách hàng được trả lãi trước ngay khi mua kỳ phiếu. Thêm nữa: trong thời gian chờ nộp tiền khách hàng cũng được tính lãi suất và được tham gia quay số dự thưởng với tổng trị giá khoảng 2 tỷ đồng. Lãi suất 1%/tháng, cộng với khuyến mãi thì lãi suất huy động kỳ phiếu vượt 13%. SCB đã vi phạm công điện 02/CĐ-NHNN ngày 26/2/2008 của Ngân hàng Nhà nước khống chế ở mức 12%. Vì tình hình hiện nay nay dù Ngân hàng Nhà nước vẫn giữ nguyên mức lãi suất cơ bản đồng Việt Nam là 7%/năm nhưng nhiều ngân hàng thương mại lại cho vay tiêu dùng cá nhân với lãi suất quá cao, có ngân hàng nâng lên 26%/năm (bằng 371,4% so với lãi suất cơ bản); bên cạnh đó các điểm cầm đồ cũng nâng lãi suất cho vay lên 60%/năm. Nhiều gia đình lâm vào cảnh khó khăn về mặt tài chính tạm thời buộc phải vay tiền ngân hàng với lãi suất “cắt cổ”, chỉ thua tín dụng đen, tiệm cầm đồ chút ít.Thực trạng là như vậy, các cơ quan chức năng cần bắt tay ngay để khắc phục tình hình này. Có thể áp dụng chế tài hành chính (phạt tiền, cảnh cáo, kỷ luật…), trách nhiệm dân sự hoặc chế tài hình sự về tội cho vay nặng lãi. “Điều 163 Bộ luật Hình sự 1999 Qui định: 1. Người nào cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm. 2. Phạm tội thu lợi bất chính lớn thì bị phạt tù từ 6 tháng đến ba năm. 3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ một đến năm lần số lợi bất chính, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm”. Các tranh chấp xảy ra hiện nay về lãi suất trong các hợp đồng vay tiền đều do những lí do khách quan và chủ quan nhất định nhưng chủ yếu là do lãi suất cho vay cao, không phù hợp với pháp luật. Và hơn nữa các tranh chấp không chỉ xảy ra đối với các ngân hàng, các TCTD mà còn xảy ra rất phổ biến trong nhân dân. Ví dụ: Ngày 4 tháng 1 năm 2009, co quan Cảnh sát điều tra Thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây nay là Quận Hà Đông, Thành Phố Hà Nội dó ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Hữu Hưng (sinh năm 1982) và Trịnh Lê Hoài Nam (sinh năm 1989), cùng có hộ khẩu thường trú tại Quận Hà Đông về hành vi cho vay nặng lãi, xiết nợ và bắt giữ người trái pháp luật. Nguyễn Văn An và em trai là Nguyễn Văn Ninh, hộ khẩu thường trú tại Quận Hà Đông, một tay chơi sành điệu thường xuyên chơi game online và lô đề. Để có tiền tiêu sài, An và Ninh đã tìm đến những người quen và bạn bè để vay. Vào khoảng tháng 4 năm 2008, tình cờ trong một lần giao lưu với bạn bè, Nguyễn Văn An đã gặp Trịnh Lê Hoài Nam (sinh năm 1989) hộ khẩu thường trú tại phường Nguyễn Trãi, Quận Hà Đông. Nam cho biết mình quen một ông chủ cho vay lãi nhưng phải trả đúng hạn và trả lãi theo thoả thuận. Đang túng tiền, An đã bảo Nam môi giới gặp ông chủ đó là ông Nguyễn Hữu Hưng (sinh năm 1982) hộ khẩu thường trú tại phường Nguyễn Trãi, Quận Hà Đông. Sau khi vay tiền, Nguyễn Văn An đã nướng hết vào lô, đề, cờ bạc, càng gỡ gạc càng thua. Khụng ch? là ch? n? c?a Nguy?n Van An, ngày 31/8/2008, Nguyễn Hữu Hưng cũn cho anh Hoàng Van Minh (sinh năm 1991) và anh Vu Van Xuõn (sinh năm 1991), cựng cú  hộ khẩu thường trú tại phường Nguyễn Trãi, Quận Hà Đông vay tiền. Cũng như An, vì quá cần tiền nên anh Minh và Xuân  phải ký giấy biên nhận vay nợ với số tiền cao hơn so với tiền mà Hưng cho vay và phải tuân theo các điều kiện hết sức phi lý. Các đối tượng cho vay nặng lãi dùng nhiều thủ đoạn để ép con nợ và gia đình họ phải trả nợ, dùng dao kiếm đe dọa, đánh đập con nợ, thậm chí bắt người trái pháp luật… Sau khi thu thập đầy đủ các chứng cứ, sáng 16/12/2008, dưới sự chỉ đạo của Thượng tá Nguyễn Quyết Thắng – Trưởng Công an Quận, các mũi trinh sát đã đồng loạt bắt khẩn cấp 2 đối tượng: Nguyễn Hữu Hưng và Trịnh Lê Hoài Nam. Trước cơ quan công an, với những chứng cứ không thể chối cãi, các đối tượng đã nhận tội. Trong một thời gian ngắn các đối tượng đã cho nhiều thanh thiếu niên trên địa bàn Quận Hà Đông vay gần 1 tỷ đồng với mức lãi suất “cắt cổ” và ép họ phải viết giấy biên nhận vay nợ cao hơn số tiền đã cho vay. Đến kỳ hạn, các đối tượng thúc ép con nợ phải trả tiền bằng được, nếu con nợ nào không trả chúng đe dọa, đánh đập và bắt giữ con nợ buộc gia đình họ phải trả tiền để chuộc con. Như trường hợp bố mẹ của Nguyễn Văn An và Nguyễn Văn Ninh đã phải bán đất lấy tiền trả nợ cho con nhưng do lãi suất quá cao, nên vẫn không trả hết. Để thúc ép gia đình trả tiền, các đối tượng đã bắt Ninh và dọa sẽ gây thương tích cho Ninh, buộc bố mẹ Nguyễn Văn Ninh phải đi vay tiền để trả cho chúng. Các đối tượng trong vụ án trên không chỉ cho vay nặng lãi mà còn có những hành vi vi phạm pháp luật khác. Việc “cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên có tính chất chuyên bóc lột, thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm”([27]) tức Nguyễn Hữu Hưng và Trịnh Lê Hoài Nam phải chịu trách nhiệm hình sự. Điều này cho thấy pháp luật Việt Nam đã nghiêm khắc trong việc xử lí các đối tượng cho vay nặng lãi. Tuy nhiên ở góc độ hình sự, tác giả cho rằng quy định tại điều 163 Bộ luật hình sự 1999 không còn phù hợp nữa, “cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ mười lần trở lên”nhưng phải “có tính chất chuyên bóc lột” mới phải chịu trách nhiệm hình sự. Hơn nữa nếu “phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi” tức chỉ phải chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự chỉ là “phạt cải tạo không giam giữ đến một năm”. Cần có một sự thay đổi cho phù hợp hơn, có thể là “cho vay với mức lãi suất cao hơn mức lãi suất cao nhất mà pháp luật quy định từ năm lần trở lên thì bị phạt tiền từ một lần đến mười lần số tiền lãi hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến một năm” với những trường hợp có tính chất chuyên bóc lột có thể áp dụng hình phạt “phạt tù đến một năm”. Cũng có thể thấy trên thực tế có nhiều các tranh chấp chỉ ở mức độ trách nhiệm dân sự. Ví dụ: Vụ án giữa Ông Nguyễn Văn Sự và Ông Lê Văn Hoàng thường trú tại huyện Giồng Trôm, Tình Bến Tre([28]). Vào ngày 2/3/2005 Ông Sự cùng vợ và Ông Hoàng kí hợp đồng có ghi là “tờ giao ước” có nội dung Ông Hoàng cho Ông sự vay 700.000.000 đồng, thời hạn 3 năm, lãi suất 3%/tháng. Ông sự có thế chấp Quyền sử dụng đất. Hai bên đến Uỷ ban nhân dân xã Giồng Trôm chứng thực. Ông Sự cho rằng sau đó ông chỉ nhận được số tiền mà ông Hoàng cho vay là 280.000.000 đồng. Ông Hoàng thì cho rằng: Ông đã đưa đủ 700.000.000 đồng cho Ông Sự, một lần là 280.000.000 đồng, một lần là 420.000.000 đồng. Tranh chấp về hợp đồng vay tiền xảy ra. Về lãi suất 3%/tháng, mức lãi suất này là quá cao (tức 36%/năm) không phù hợp với quy định về lãi suất của BLDS 1995 (thời gian này BLDS 2005 chưa có hiệu lực). Tác giả cho rằng, mức lãi suất áp dụng để giải quyết vụ án là lãi suất cơ bản do NHNN công bố tại thời điểm ông Hoàng cho ông Sự vay. Dù ở góc độ nào đi nữa các chủ thể vi phạm phải chịu trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự hay trách nhiệm hình sự đều nhận lấy những hậu quả bất lợi cho chính mình, không những thế còn gây thiệt hại cho người khác, cho xã hội. Bên cạnh việc cho vay thông thường, việc chơi họ, hụi, biêu, phường ngày càng diễn ra phổ biến. Nhà nước và pháp luật rất khuyến khích hình thức này với mục đích lành mạnh, nhưng thực trạng lại cho thấy đằng sau cái “mác” tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong nhân dân là các “lò hụi ma” với lãi suất rất cao. Các tranh chấp về họ, hụi, biêu, phường cũng ngày càng gia tăng. Hình thức vi phạm ngày càng tinh vi hơn nên việc dập tắt chơi họ, hụi, biêu, phường không lành mạnh rất khó. Các hình thức này như cho vay nặng lãi, biến thái thành đánh bạc… Đáng lưu ý hoạt động chơi họ, hụi, biêu, phường thường không có căn cứ để chứng minh nên dẫn đến hậu quả nhiều người vô tội mất tiền, mất của, dốc hết tài sản để góp hụi… nay khi vỡ hụi thì “trắng tay”. Đối với các tranh chấp xảy ra trước ngày 22/12/2006([29]), chúng ta chưa có một văn bản pháp luật điều chỉnh một cách cụ thể, rõ ràng nên trong quá trình điều tra, xác minh vụ việc còn gặp nhiều khó khăn dẫn đến tình trạng không đảm bảo đầy đủ lợi ích cho nhân dân. Khi có Nghị định 144/2006/Né-CP quy d?nh v? hỡnh th?c h?, h?i, biờu, phu?ng; quy?n, nghia v? và trỏch nhi?m c?a nh?ng ngu?i tham gia h? ra đời, tuy đã khắc phục được một phần các tranh chấp nhưng trong chơi họ vẫn để tình trạng cho vay nặng lãi diễn ra một cách công khai và tinh vi hơn. Ví dụ: Một vụ án mà tác giả xin mạnh dạn đặt cái tít là “liên đới cho vay nặng lãi”. Bà Trầm Thuý Phương hộ khẩu thường trú tại Thị trấn Tầm Vu huyện Châu Thành tỉnh Long An, chủ một cơ sở cho (8 chiếc), chủ một tiệm vải lớn ở tại chợ thị trấn Tầm Vu là chủ hụi của số tiền gần 20 tỷ đồng. Với bề ngoài giàu có Bà đã mời mọc, thu hút được nhiều người tham gia vào các dây hụi do bà làm đầu thảo. Thời gian đầu, bà Phương đã trả lãi suất rất cao. Qua đó, bà đã “huy động” được 6 dây hụi, mỗi dây có từ 50 đến 80 phần chơi (mức hụi từ 500 ngàn đến 5 triệu đồng/phần). Nếu ai không có tiền chơi hụi, bà Phương bảo cô con gái nuôi (chủ một tiệm vàng ở Tầm Vu) cho mượn tiền chơi với lãi suất 4,5%/tháng. Đi vay với lãi suất 4,5%/tháng (tức 54%/năm) để chơi hụi với ảo tưởng sẽ được một khoản lãi cao? Khi con hụi mượn đến khoảng 100 triệu đồng, thì cô con gái nuôi kêu bà Phương cho con hụi được hốt đầu hụi đó, rồi thu tiền cho vay, cộng với lãi suất… Nhưng con hụi nào vay nợ để chơi hụi thì được hốt hụi để trả nợ, còn ai tự bỏ tiền túi ra chơi thì khó hốt hụi. Ngµy 22/10/2008 bà Phương bá nhµ đi mất các con hụi mới biết mình bị lừa. Bởi tiền họ đóng hụi hàng tháng là gom lại cho người hốt ảo (do bà Phương tự ghi ra), số tiền này bà Phương bỏ túi chứ không giao cho ai([30]). Trước thực trạng nêu trên các cơ quan có thẩm quyền cần vào cuộc ngay để không chỉ đảm bảo quyền và lợi ích của các chủ thể tham gia hợp đồng vay tiền mà còn đảm bảo cho nền kinh tế đất nước phát triển bền vững. Hậu quả việc coi thường pháp luật của những hành vi vi phạm cần được xử lý nghiêm minh. Nguyên nhân tranh chấp điển hình đối với các hình thức vay họ, hụi, biêu, phường chủ yếu không được Nhà nước kiểm soát chặt chẽ và không có chứng cứ để chứng minh giữa các chủ thể chơi họ, hụi, biêu, phường có hợp đồng vay. Chương 4 TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT TRONG HỢP ĐỒNG VAY TIỀN TỚI NỀN KINH TẾ HIỆN NAY 4.1. Tác động tích cực Sau khủng hoảng kinh tế tài chính thế giới 1929-1933, vấn đề quản lý vĩ mô nền kinh tế nhằm giảm nhẹ các biến động chu kỳ và thiết lập các cân đối của nền kinh tế trở thành yêu cầu cấp bách của hầu hết các quốc gia. Trong trào lưu này tiền tệ (trong đó có lãi suất) ngày càng tỏ rõ là công cụ quản lý vĩ mô sắc bén và có hiệu quả trên cơ sở lợi dụng cơ chế thị trường để tác động vào các mục tiêu cơ bản của kinh tế vĩ mô: sản lượng giá cả và công ăn việc làm. Không những thế, chính sách về lãi suất có có tác động không nhỏ tới sự phát triển kinh tế vi mô của đất nước. Có thể kể ra một số tác động cơ bản của lãi suất tới sự phát triển của nền kinh tế như sau: · Lãi suất là một công cụ kích thích lợi ích vật chất để thu hút các khoản tiền tiết kiệm của các chủ thể kinh tế([31]) Tiết kiệm là phần thu nhập còn lại sau khi tiêu dùng ở hiện tại của các chủ thể. Với việc tạo thu nhập cho người tiết kiệm, lãi suất trở thành một nhân tố cơ bản và điều tiết tiêu dùng và tiết kiệm. Lãi suất cao khuyến khích người ta hi sinh tiêu dùng hiện tại, tiết kiệm nhiều hơn để có khoản tiền dùng cao hơn trong tương lai và ngược lại. Trong một nền kinh tế có thị trường tài chính phát triển, các khoản tiết kiệm được thu hút triệt để qua kênh tài chính trực tiếp và kênh tài chính gián tiếp để tạo nên quỹ cho vay đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. · Lãi suất là công cụ điều tiết nền kinh tế vĩ mô([32]) Với tư cách là cái giá phải trả cho những số tiền vay để đầu tư hay mua các sản vật tiêu dùng, lãi suất tạo nên khoản chi phí của người đi vay. Việc so sánh giữa lãi suất phải trả với hiệu quả của đồng vốn để người kinh doanh đưa ra quyết định về đầu tư. Một sự gia tăng trong lãi suất sẽ làm giảm khả năng có được những thu nhập khá lớn để bù đắp được số lãi suất phải trả, và do đó số đầu tư chắc chắn sẽ giảm. Cũng có thể lập luận về việc đi vay để tiêu dùng. Những người tiêu dùng so sánh số lãi suất phải trả cho một khoản vay mượn với ý muốn có càng sớm càng hay một sản vật như môt căn nhà hay một chiếc ôtô chẳng hạn. Những lãi suất cao hơn sẽ làm cho một số người tiêu dùng chờ đợi chứ không mua ngay, và số tiêu dùng sẽ giảm xuống. Tổng cầu bao gồm các thành phần như đầu tư doanh nghiệp và cầu tiêu dùng của cá nhân, của hộ gia đình sẽ thay đổi theo. Vì sự biến động lãi suất có tác động đến đầu tư, đến tiêu dùng nên nó có tác động trực tiếp tới các mục tiêu của nền kinh tế vĩ mô, biểu hiện trong các trường hợp: - Lãi suất thấp? Khuyến khích đầu tư, khuyến khích tiêu dùng ? Tăng tổng cầu ? Sản lượng tăng, giá cả tăng, thất nghiệp giảm, nội tệ có xu hướng giảm giá so với ngoại tệ. - Lãi suất cao? Hạn chế đầu tư, hạn chế tiêu dùng ? Giảm tổng cầu ? Sản lượng giảm, giá cả giảm, thất nghiệp tăng, nội tệ có xu hướng tăng giá so với ngoại tệ. Vì có khả năng tác động tới các biến số kinh tế vĩ mô như trên nên lãi suất được Chính phủ các nước sử dụng làm một công cụ có hiệu quả để điều tiết nền kinh tế quốc gia. · Lãi suất là công cụ phân phối vốn và kích thích sử dụng vốn có hiệu quả([33]) Lãi suất có tác dụng trong việc phân bổ vốn. Đối với những dự án có mức độ rủi ro như nhau, dự án nào có lãi suất cao hơn thường thu hút được vốn nhanh hơn, nhiều hơn. Còn những dự án nào chứa đựng nhiều rủi ro thì phải trả lãi suất cao mới có khẳ năng thu hút được vốn. Như vậy, bằng cách đưa ra các mức lãi suất khác nhau có thể tạo được sự phân bổ các luồng vốn theo mục đích mong muốn. Trong quan hệ vay vốn, người đi vay không chỉ phải hoàn trả gốc khi đến hạn mà còn phải trả lãi khoản vay. Bằng việc buộc phải trả lãi đã kích thích người đi vay phải sử dụng vốn có hiệu quả, vốn phải có tác dụng thúc đẩy sản suất, kinh doanh tạo thu nhập để bù đắp chi phí, có lợi nhuận, tạo cơ sở cho việc trả lãi vì tiền lãi thực chất là một phần lợi nhuận mà người đi vay trả cho người vay. · Lãi suất là công cụ đo lường tình trạng sức khoẻ của nền kinh tế([34]) Người ta thấy rằng: trong giai đoạn phát triển của nền kinh tế lãi suất thường có xu hướng tăng do cung – cầu quỹ cho vay đều tăng lên, trong đó tốc độ tăng của cầu quỹ cho vay lớn hơn tốc độ tăng của cung quỹ cho vay. Ngược lại, trong giai đoạn suy thoái của nền kinh tế lãi suất thường có xu hướng giảm xuống. Lãi suất là biến số thường xuyên biến động trong nền kinh tế. Căn cứ vào sự biến động đó của lãi suất người ta có thể dự báo các yếu tố khác của nền kinh tế như: Tính sinh lời của các cơ hội đầu tư, mức lạm phát dự tính, mức thiếu hụt ngân sách. người ta cũng có thể dựa vào lãi suất trong một thời kỳ để dự báo nền kinh tế trong tương lai. Các dự báo sẽ là cơ sở quan trọng để các chủ thể kinh tế đưa ra các quyết định đầu tư, tiêu dùng; các quyết định kinh doanh phù hợp. · Lãi suất là công cụ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia([35]) Khả năng điều tiết nền kinh tế vĩ mô đã làm cho nó trở thành công cụ quan trọng để thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Trong nền kinh tế thị trường cũng như thị trường tài chính chưa phát triển, lãi suất được sử dụng làm một công cụ trực tiếp để tác động tới mục tiêu trung gian và qua đó tới mục tiêu cuối cùng của chính sách tiền tệ. Ngân hàng Trung ương sử dụng loại công cụ này dưới các hình thức ấn định trực tiếp lãi suất kinh doanh cho các ngân hàng hoặc quy định khung lãi suất tiền gửi – lãi suất tiền vay hoặc trần lãi suất tiền vay qua đó khống chế lãi suất cho vay của các ngân hàng theo hướng thắt chặt hoặc nới lỏng tiền tệ. Trong điều kiện thị trường tài chính phát triển, Ngân hàng Trung ương sử dụng công cụ lãi suất gián tiếp chẳng hạn như lãi suất tái chiết khấu, lãi suất cho vay cầm cố để tác động gián tiếp tới lãi suất thị trường. Lãi suất thị trường thay đổi sẽ tác động tới các biến số kinh tế vĩ mô. Ngày nay theo xu hướng tự do hoá tài chính, cơ chế điều tiết nền kinh tế bằng công cụ lãi suất ngày càng trở nên phổ biến trên thế giới. 4.2. Tác động tiêu cực Lãi suất tăng làm giảm vay nợ. Cá nhân giảm đi vay và tăng gửi tiết kiệm, do đó giảm tiêu dùng và tác động tiêu cực tới tổng cầu. Doanh nghiệp giảm vay mới và do đó giảm đầu tư mới, nên tác động tiêu cực tới tổng cầu. Mặt khác, lãi suất tăng còn có nghĩa là giá cả các khoản vay hiện thời của doanh nghiệp tăng, có nghĩa là giá vốn tăng hay chi phí sản xuất tăng. Điều này làm giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, khiến doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp sản xuất; do đó tác động tiêu cực tới tổng cầu. Lãi suất tăng càng làm giảm thu nhập của người lao động. Điều này khiến họ giảm tiêu dùng. Tổng cầu lại chịu tác động tiêu cực. Đối với hoạt động vay cầm cố, khi lãi suất tăng người ta sẽ giảm nhu cầu vay để xây hay mua nhà, do đó đầu tư xây nhà giảm, ảnh hưởng tiêu cực tới tổng cầu. Nó còn khiến cho việc trả nợ

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLãi suất dân sự.doc