Đề tài Quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa Long An đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

DANH MỤC HÌNH ẢNH

CÁC TỪVIẾT TẮT

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT VỀDỰÁN ----------------------------------- 1

I.1. SỰCẦN THIẾT THỰC HIỆN DỰÁN ---------------------------------------------------------- 1

I.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC ----------------------------------- 1

I.3. PHƯƠNG PHÁP LUẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU --------------------------------- 4

I.4. CƠSỞPHÁP LÝ XÂY DỰNG DỰÁN --------------------------------------------------------- 4

I.5. MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ SẢN PHẨM DỰÁN ------------------------------------------- 6

I.5.1. Mục tiêu dựán ---------------------------------------------------------------------------------- 6

I.5.2. Nội dung d ựán --------------------------------------------------------------------------------- 6

I.5.3. Sản phẩm của dựán ---------------------------------------------------------------------------- 6

I.6. TỔCHỨC THỰC HIỆN DỰÁN ----------------------------------------------------------------- 7

I.6.1. Cơquan chủquản ------------------------------------------------------------------------------ 7

I.6.2. Cơquan thực hiện dựán ---------------------------------------------------------------------- 7

I.6.3. Các cơquan phối h ợp chính ------------------------------------------------------------------ 7

CHƯƠNG II: TỔNG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰNHIÊN VÀ PHÁT TRIỂN

KINH TẾXÃ HỘI HUYỆN ĐỨC HÒA ------------------------------------------------------ 8

II.1. ĐIỀU KIỆN TỰNHIÊN --------------------------------------------------------------------------- 8

II.1.1. Vịtrí địa lý -------------------------------------------------------------------------------------- 8

II.1.2. Địa chất - Địa hình ---------------------------------------------------------------------------- 9

II.1.3. Đặc đi ểm khí hậu ----------------------------------------------------------------------------- 10

II.1.4. Chế độth ủy văn ------------------------------------------------------------------------------ 11

II.1.5. Tài nguyên thiên nhiên ---------------------------------------------------------------------- 12

II.2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾXÃ HỘI ------------------------------------------- 17

II.2.1. Vềphát triển kinh tế------------------------------------------------------------------------- 17

II.2.2. Phát triển xã hội-------------------------------------------------- ----------------------------- 23

II.2.3. Đánh giá chung vềnhững thuận lợi, khó kh ăn ------------------------------------------ 25

II.3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾXÃ HỘI ------------------------------------------ 27

II.3.1. Lĩnh vực kinh tế------------------------------------------------------------------------------ 28

II.3.2. Phát triển kết c ấu hạtầng kỹ thu ật ------------------------------------------------- -------- 32

II.3.3. Lĩnh vực xã hội ------------------------------------------------- ------------------------------ 33

II.3.4. Phát triển đô thị------------------------------------------------------------------------------- 33

CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG HUYỆN ĐỨC HÒA ---------------- 34

III.1. HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG ----------------------------------------------------------------- 34

III.1.1 Hiện trạng môi trường vùng nông nghiệp và nông thôn ------------------------------ 34

III.1.2. Hiện trạng môi trường đô thị-------------------------------------------------------------- 40

III.1.3. Hiện trạng môi trường công nghiệp ------------------------------------------------------ 46

III.1.4. Hiện trạng môi trường vùng khai thác khoáng sản, khai thác đất ------------------- 55

III.1.5. Hiện trạng nghĩa trang, nghĩ a địa --------------------------------------------------------- 57

III.1.6. Môi trường liên vùng giữa huy ện Đức Hòa với t ỉnh Tây Ninh và TP. HồChí

Minh ---------------------------------------------------------------------------------------------------- 57

III.1.7. Tình hình thiên tai --------------------------------------------------------------------------- 66

III.2. HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HUYỆN ĐỨC HÒA -- 68

III.2.1. Hiện trạng quản lý môi trường huyện Đức Hòa --------------------------------------- 68

III.2.2. Hiện trạng quản lý các dạng tài nguyên thiên nhiên ----------------------------------- 70

III.3. XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀTÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG HUYỆN ĐỨC HÒA

DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KTXH ---------------------------------- 75

III.3.1. Nguyên nhân phát sinh các vấn đềmôi trường trên địa bàn huyện Đức Hòa ----- 75

III.3.2. Những tồn tại và y ếu kém trong công tác quản lý môi trường ---------------------- 75

III.3.3. Vấn đềtài nguyên môi tr ường huyện Đức Hòa trong hiện tại ----------------------- 76

CHƯƠNG IV: DỰBÁO DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG HUYỆN

ĐỨC HÒA ---------------------------------------------------------------------------------------- 78

IV.1. DỰBÁO DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG ------------------------------------ 78

IV.1.1. Phương hướng bốtrí sửdụng tài nguyên đất đến năm 2010, 2015, 2020 --------- 78

IV.1.2. Dựbáo môi trường nông nghiệp và nông thôn ---------------------------------------- 79

IV.1.3. Diễn biến môi trường đô thị--------------------------------------------------------------- 83

IV.1.4. Dựbáo môi trường khu vực hoạt động công nghiệp, khu/cụm công nghiệp ----- 88

IV.1.5. Diễn biến môi trường tại khu v ực khai thác đất --------------------------------------- 92

IV.1.6. Diễn biến môi trường tại khu v ực liên vùng giữa huy ện Đức Hòa, huy ện Bến

Lức, tỉnh Tây Ninh và TP. HồChí Minh --------------------------------------------------------- 92

IV.1.7. Dựbáo tình hình thiên tai ------------------------------------------------------------------ 94

IV.2. DỰ ĐOÁN CÁC VẤN ĐỀMÔI TRƯỜNG BỨC XÚC, NHỮNG VÙNG SUY

THOÁI MÔI TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM HUYỆN ĐỨC HÒA ĐẾN NĂM 2020 ------------- 95

IV.2.1. Dựbáo những vấn đềbức xúc ------------------------------------------------------------ 95

IV.2.2. Dựbáo những khu vực suy thoái trọng điểm ------------------------------------------ 95

CHƯƠNG V: ĐỀXUẤT QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU BẢO VỆMÔI TRƯỜNG VÀ

KHAI THÁC SỬDỤNG HỢP LÝ TÀI NGUYÊN HUYỆN ĐỨC HÒA ĐẾN NĂM

2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 ------------------------------------------------- 98

V.1. QUAN ĐIỂM BẢO VỆMÔI TRƯỜNG ------------------------------------------------------- 98

V.2. MỤC TIÊU BẢO VỆMÔI TRƯỜNG --------------------------------------------------------- 99

V.2.1. Mục tiêu tổng quát --------------------------------------------------------------------------- 99

V.2.2. Mục tiêu cụthể------------------------------------------------------------------------------- 99

CHƯƠNG VI: XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆMÔI TRƯỜNG

HUYỆN ĐỨC HÒA ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 ------ 102

VI.1. ĐÁNH GIÁ CÁC VẤN ĐỀMÔI TRƯỜNG ----------------------------------------------- 102

VI.2. SẮP ĐẶT ƯU TIÊN CÁC VẤN ĐỀMÔI TRƯỜNG ------------------------------------ 106

VI.3. CÁC CHÍNH SÁCH MÔI TRƯỜNG NHẰM GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀMÔI

TRƯỜNG TRƯỚC MẮT----------------------------------------------------------------------------- 107

VI.4. XÂY DỰNG CÁC CHƯƠNG TRÌNH BẢO VỆMÔI TRƯỜNG HUYỆN ĐỨC HÒA

ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 ---------------------------------------- 111

VI.4.1. Chương trình nâng cao năng lực quản lý và giáo dục cộng đồng ----------------- 111

VI.4.2. Chương trình hợp tác giữa tỉ nh Long An và các vùng lân cận trong việc bảo vệ

môi trường ------------------------------------------------------------------------------------------- 112

VI.4.3. Chương trình cải tạo, bảo vệmôi trường nước -------------------------------------- 113

VI.4.4. Chương trình quản lý, thu gom và xửlý ch ất th ải rắn ------------------------------ 115

VI.4.5. Chương trình cấp nước, vệsinh môi trường nông thôn và kiểm soát tình hình

khai thác nước ngầm ------------------------------------------------------------------------------- 116

VI.4.6. Kiểm soát môi trường không khí do hoạt động giao thông và sản xuất công

nghiệp, tiểu thủcông nghiệp ---------------------------------------------------------------------- 117

VI.4.7. Chương trình cải thiện tài nguyên – môi trường đất -------------------------------- 118

VI.5. LỰA CHỌN THỨTỰ ƯU TIÊN CÁC DỰÁN GIAI ĐOẠN NĂM 2008 ĐẾN NĂM

2020 ------------------------------------------------------------------------------------------------------ 119

VI.6. XÂY DỰNG KẾHOẠCH THỰC HIỆN CHO TỪNG ĐỊA PHƯƠNG --------------- 123

VI.7. CÁC NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ--------------------------------------------------------------- 129

CHƯƠNG VII: XÂY DỰNG DỰÁN ƯU TIÊN NHẰM BẢO VỆMÔI TRƯỜNG

HUYỆN ĐỨC HÒA ĐẾN NĂM 2020 ------------------------------------------------------ 131

VII.1. QUY HOẠCH VÀ XÂY DỰNG NHÀ MÁY XỬLÝ CHẤT THẢI RẮN CHO

HUYỆN ĐỨC HÒA ----------------------------------------------------------------------------------- 131

VII.2. XÂY DỰNG TRẠM XỬLÝ NƯỚC THẢI TẠI THỊTRẤN HẬU NGHĨA HUYỆN

ĐỨC HÒA ---------------------------------------------------------------------------------------------- 136

VII.3. TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ ĐỘI NGŨCÁN BỘ, NÂNG CAO NHẬN

THỨC BẢO VỆMÔI TRƯỜNG CỦA CỘNG ĐỒNG ----------------------------------------- 141

CHƯƠNG VIII: ĐỀXUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN QUY

HOẠCH MÔI TRƯỜNG CÁC KHU VỰC CHÚ TRỌNG PHÁT TRIỂN KINH

TẾHUYỆN ĐỨC HÒA ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 - 149

VIII.1. HOÀN THIỆN CƠCHẾ, TỔCHỨC, VĂN BẢN PHÁP LÝ ------------------------- 149

VIII.2. XÃ HỘI HÓA NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ--------------------------------------------------149

VIII.3. ÁP DỤNG CÔNG CỤKINH TẾ----------------------------------------------------------- 151

VIII.4. TĂNG CƯỜNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ- 152

VIII.5. TĂNG CƯỜNG HỢP TÁC TRONG KHU VỰC VÀ QUỐC TẾ-------------------- 153

VIII.6. TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC NÂNG CAO NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ

BẢO VỆMÔI TRƯỜNG ----------------------------------------------------------------------------- 153

CHƯƠNG IX: PHÂN CÔNG THỰC HIỆN QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG

HUYỆN ĐỨC HÒA ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 ------ 155

IX.1. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤCỦA CÁC SỞTRONG CÔNG TÁC BẢO VỆMÔI

TRƯỜNG ----------------------------------------------------------------------------------------------- 155

IX.2. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤCỦA CÁC PHÒNG TRONG CÔNG TÁC BẢO VỆMÔI

TRƯỜNG ----------------------------------------------------------------------------------------------- 156

IX.3. CÁC TỔCHỨC, CƠQUAN CÓ LIÊN QUAN ------------------------------------------- 157

CHƯƠNG X: LẬP BẢN ĐỒ ĐỊNH HƯỚNG QUY HOẠCH MÔI TRƯỜNG

HUYỆN ĐỨC HÒA ĐẾN NĂM 2015 VÀ ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 ------ 158

X.1. CƠSỞDỮLIỆU -------------------------------------------------------------------------------- 158

X.2. PHẦN MỀM SỬDỤNG ----------------------------------------------------------------------- 158

X.3. CÁC BẢN ĐỒCHUYÊN ĐỀ----------------------------------------------------------------- 158

X.4. PHƯƠNG PHÁP THÀNH LẬP BẢN ĐỒHIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI

TRƯỜNG ----------------------------------------------------------------------------------------------- 159

X.5. XÂY DỰNG BẢN ĐỒDỰBÁO CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG -------------------- 160

KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ------------------------------------------------------------------- 162

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤLỤC 1: KẾT QUẢQUAN TRẮC, PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG MÔI

TRƯỜNG HUYỆN ĐỨC HÒA – TỈNH LONG AN

PHỤLỤC 2: DANH SÁCH CÁC BẢN ĐỒPHỤC VỤQUY HOẠCH MÔI

TRƯỜNG HUYỆN ĐỨC HÒA, TỈNH LONG AN

pdf181 trang | Chia sẻ: netpro | Lượt xem: 6648 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa Long An đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
như cơ sở chế biến hạt điều lại thường chỉ hoạt động vào ban đêm nên rất khó khăn cho công tác giám sát đo đạc môi trường. III.2.2. Hiện trạng quản lý các dạng tài nguyên thiên nhiên III.2.2.1. Hiện trạng quản lý tài nguyên nước - Ý thức của người dân: người dân trên địa bàn huyện vẫn chưa có ý thức trong công tác bảo vệ môi trường nước trên địa bàn huyện; công tác quản lý chất thải, đặc biệt là chất thải nguy hại từ việc sử dụng hóa chất thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra, các hoạt động khai thác nguồn tài nguyên nước phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất chưa được người dân sử dụng hợp lý. - Ý thức của các doanh nghiệp hiện nay còn rất kém, phần lớn doanh nghiệp chỉ nghĩ đến lợi nhuận mà không quan tâm đến tài nguyên môi trường. Hiện nay, hầu như các cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện đều thải nước thải không đạt tiêu chuẩn cho phép xả thải vào môi trường gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường nghiêm trọng. - Công tác quản lý môi trường nước mặt của cơ quan địa phương: Hiện tại, lực lượng quản lý môi trường tại địa phương còn thiếu, cán bộ địa chính tại xã phải kiêm nhiệm lĩnh vực môi trường, giải quyết những vấn đề liên quan đến môi trường. Bên cạnh đó, sự thiếu kiên quyết trong việc ra những quyết định trong công tác bảo vệ môi trường nước đã dẫn đến sự không tuân thủ luật pháp của các cơ sở sản xuất trên địa bàn huyện. - Công tác quan trắc chất lượng môi trường nước: Công tác quan trắc chất lượng nước do Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Long An thực hiện. Kết quả quan trắc được Sở trình bày trong báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường tỉnh Long An. Riêng đối với huyện, do phòng Tài nguyên Môi trường mới được thành lập nên còn thiếu rất nhiều điều kiện để thực hiện công tác này nên nhìn chung huyện chưa có hoạt động kiểm tra, quan trắc chất lượng môi trường nước trên địa bàn. III.2.2.2. Hiện trạng quản lý tài nguyên đất, khoáng sản Hiện nay, Sở Tài nguyên Môi trường tỉnh Long An vẫn là đơn vị quản lý chung về mảng tài nguyên đất và khoáng sản cho toàn tỉnh. Hiện nay công tác này được Sở Tài nguyên Môi trường thực hiện khá tốt, thể hiện qua các mặt sau: - Về công tác lập quy hoạch khảo sát, thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản: hiện nay Sở Tài nguyên và Môi trường đang tiến hành hợp đồng với Đoàn Địa chất I - Liên đoàn Bản đồ Địa chất Miền Nam xây dựng quy hoạch tài nguyên khoáng sản tỉnh Long An đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 trong đó có huyện Đức Hòa. - Về công tác khoanh định các khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản: năm 1997, tỉnh đã thực hiện việc xác định 188 khu vực cấm hoạt động khai thác Nguồn : mtx.vn Báo cáo Quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – CEE 71 tài nguyên khoáng sản. Tuy nhiên, chỉ mới xác định được các tọa độ trung tâm của các điểm này mà chưa khống chế được diện tích và hình dáng. Hiện nay, công tác khoanh định các khu vực cấm hoạt động được tiếp tục thực hiện trong đề án quy hoạch khoáng sản của tỉnh. - Về công tác triển khai các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tài nguyên khoáng sản: trong năm 2006, Sở Tài nguyên và Môi trường cùng UBND tỉnh tổ chức tuyên truyền phổ biến pháp luật về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật cho các ban ngành, phòng Tài nguyên và Môi trường thuộc 14 huyện thị của tỉnh. - Về thủ tục tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và cấp giấy phép hoạt động khai thác khoáng sản: cho đến thời điểm hiện nay, trình tự thủ tục tiếp nhận, thẩm định hồ sơ và cấp phép chủ yếu thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh nên cũng tương đối thuận lợi và đều thực hiện đúng theo quy định của Luật Khoáng sản và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật. - Từ ngày 13/12/2004, UBND tỉnh đã tạm ngưng cấp phép khai thác cát trên các sông thuộc địa bàn tỉnh. - Ngày 11/01/2007, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định số 03/2007/QĐ- UBND quy định về trình tự, thủ tục cấp giấy phép hoạt động khoáng sản, thẩm định, xét và phê duyệt trữ lượng khoáng sản trên địa bàn tỉnh Long An. Riêng đối với công tác quản lý tài nguyên khoáng sản tại địa phương huyện Đức Hòa hiện do 1 cán bộ chuyên trách mảng môi trường thực hiện. Việc kiểm tra, theo dõi tình hình khai thác tại các mỏ vẫn được tiến hành thường xuyên.  Những tồn tại trong công tác quản lý tài nguyên khoáng sản: Hiện tại chỉ 2 cán bộ chuyên trách về môi trường tại phòng môi trường huyện (trong đó 1 trưởng phòng, 1 chuyên viên) có trách nhiệm quản lý tất cả những vấn đề có liên quan đến tài nguyên và môi trường. Do lực lượng quản lý mỏng nên việc kiểm tra tại các điểm khai thác đất, sét tuy được thực hiện thường xuyên nhưng vẫn còn nhiều mặt hạn chế. Chính vì điều này đã tạo cơ hội cho nhiều cá nhân khai thác trái phép và không đúng theo quy định, gây tác động xấu đến tài nguyên đất của huyện. III.2.2.3. Hiện trạng quản lý hệ thống cấp thoát nước a. Hiện trạng quản lý hệ thống cấp nước Việc quản lý cấp nước cho huyện Đức Hòa do Công ty TNHH một thành viên công ty Công trình Đô thị Đức Hòa đảm nhiệm. Nguồn nhân lực quản lý công tác cấp nước gồm có tổng cộng 11 người. - Thị trấn Đức Hòa: 3 người. - Xã An Ninh Tây: 1 người. - Xã Tân Phú: 1 người. - Thị trấn Hậu Nghĩa: 6 người. Trong đó có 3 người là cán bộ thường trực, 2 người là kỹ thuật viên và 1 người là cán bộ thu tiền nước. b. Hiện trạng quản lý hệ thống thoát nước Nguồn : mtx.vn Báo cáo Quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – CEE 72 Việc quản lý thoát nước cho huyện Đức Hòa do phòng Hạ tầng Kinh tế huyện Đức Hòa đảm nhiệm. Nguồn nhân lực quản lý công tác thoát nước chỉ có 1 cán bộ chuyên trách.  Nhận xét Qua điều tra về hiện trạng quản lý cấp thoát nước trên địa bàn huyện Đức Hòa, có thể nhận thấy lực lượng cũng như năng lực quản lý tại địa phương chưa tốt: - Lực lượng quản lý hệ thống cấp thoát nước còn chưa nhiều, chưa đủ đáp ứng nhu cầu tại địa phương. - Những số liệu, tài liệu thống kê về hệ thống cấp thoát chưa tập trung và chưa rõ ràng, còn thiếu nhiều thông tin cần thiết nhằm phục vụ cho công tác đánh giá và quản lý tại địa phương. - Cơ sở hạ tầng cấp thoát nước còn thiếu thốn nghiêm trọng. Huyện chưa có nhà máy cấp nước chung với quy mô lớn, mà chỉ có vài trạm cấp nước tại một vài xã, thị trấn. Còn nhiều hộ dân phải tự khai thác nguồn nước ngầm hoặc sử dụng nguồn nước mưa, nước sông làm nguồn nước cấp. III.2.2.4. Hiện trạng quản lý và xử lý nước thải sinh hoạt và công nghiệp - Công tác thẩm định ĐTM: Trong những năm trở lại đây, Bộ Tài nguyên Môi trường và UBND tỉnh Long An đã tổ chức thẩm định các báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng KCN trên địa bàn huyện. Các dự án đầu tư vào khu công nghiệp Đức Hòa phù hợp với ngành nghề đã được đăng ký trong báo cáo ĐTM của KCN được phê duyệt và tuân thủ quy định hiện hành về đánh giá tác động môi trường. - Công tác quản lý xả thải: Việc quản lý chất thải hiện còn rất nhiều bất cập, việc thiếu kiên quyết và chặt chẽ trong công tác ra quyết định của các cấp lãnh đạo địa phương góp phần làm cho việc cải tạo môi trường gặp nhiều khó khăn. - Ý thức của nhà đầu tư phát triển các khu công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp còn kém: Trong những khu, cụm công nghiệp hiện đang hoạt động trên địa bàn huyện chỉ có một số khu, cụm như KCN Đức Hòa 1, KCN Đức Hòa 2, CCN Hải Sơn đã xây dựng và đưa vào hoạt động hệ thống xử lý nước thải, KCN Đức Hòa 3 và CCN Hoàng Gia đang tiến hành xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung, còn lại các K/CCN khác hầu như không có. Đối với các cơ sở sản xuất nằm trong khu/cụm công nghiệp hầu như vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải trước khi dẫn vào trạm xử lý tập trung. Các cở sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp nằm ngoài khu/cụm công nghiệp tuy đã đăng ký đạt tiêu chuẩn môi trường nhưng hầu như chất thải do các cơ sở này đều không được xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải trước khi thải ra môi trường. Điều này cho thấy ý thức của các doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường còn kém. Nguồn : mtx.vn Báo cáo Quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – CEE 73 Hình III.9: Hệ thống xử lý nước thải KCN Hạnh Phúc - Trong vấn đề nước thải sinh hoạt thì phần lớn các đô thị và các cụm dân cư của huyện chưa có hệ thống thoát nước hoàn chỉnh. Huyện Đức Hòa vẫn chưa xây dựng được hệ thống thoát nước sinh hoạt riêng và hệ thống xử lý nước thải. Nước sinh hoạt cùng với nước mưa được thải thẳng theo nguồn nước mặt qua hệ thống cống giao thông, gây ô nhiễm nặng nguồn nước mặt. III.2.2.5. Hiện trạng quản lý chất thải rắn, chất thải nguy hại a. Rác thải sinh hoạt - Thu gom, trung chuyển và vận chuyển: Hiện tại, công tác thu gom rác thải sinh hoạt tại huyện Đức Hòa chủ yếu do Công ty Công trình Công cộng và dân lập đảm trách. + Trên đường phố, rác quét dọn và chứa trong thùng rác 240 lít, sau đó chúng được bốc dỡ vào xe ép rác của Công ty Công trình Công cộng và vận chuyển đến bãi rác. Tuy nhiên, tại các đường phố tập trung thương mại và dân cư chưa được trang bị các thùng rác dọc theo đường. + Hiện nay công tác thu gom rác thải và quét dọn đường phố còn kém, tình hình rác thải tại các khu vực công cộng, đường phố nói chung và tại các thị trấn nói riêng còn diễn ra phổ biến. Sơ đồ thu gom rác thải sinh hoạt do Công ty Công trình Công cộng huyện Đức Hòa đảm trách Bảng III.5: Trang thiết bị phục vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn TT Tên chủng loại Số lượng Công suất Sử dụng từ năm Chất lượng hiện tại I Xe thu gom 5 1 Xe đẩy tay 3 600 lít 2004 75% 2 Xe nén ép rác 1 3 tấn 2004 75% 3 Xe nén ép rác 1 5 tấn 2006 100% II Xe vận chuyển Không III Xe của bãi chôn lấp chất thải rắn Không IV Thiết bị khác 30 Nguồn thải Xe đẩy tay, xe thu gom thô sơ, xe nén ép rác, thùng rác Bãi rác Đức Hòa Xe ép 3 – 5 tấn Bãi rác Phước Hiệp Điểm hẹn Nguồn : mtx.vn Báo cáo Quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – CEE 74 1 Thùng chứa rác 30 240 2004 75% Nguồn: Công ty Công trình Công cộng huyện Đức Hòa, năm 2007 Hình III.10: Công tác thu gom chất thải rắn trên địa bàn huyện Đức Hòa - Xử lý rác: Hiện tại, rác thải sinh hoạt của huyện Đức Hòa được Công ty Công trình Công cộng hợp đồng với công ty Môi trường Đô thị TP. HCM xử lý tại bãi rác Phước Hiệp, Củ Chi, TP. HCM. - Tái sinh rác: các chất thải rắn có thể tái sinh, tái sử dụng (sắt, nhôm, thủy tinh, nhựa, vải, cao su …) đều được người dân, doanh nghiệp bán cho ve chai, các khu phế liệu và rác thải này sẽ được vận chuyển lên TP. HCM để thực hiện việc tái chế tại đây. b. Quản lý rác thải nguy hại Thực tế cho thấy, tình hình thu gom và phân loại chất thải rắn y tế tại bệnh viện trong huyện được thực hiện khá tốt. Hiện tại, bệnh viện Đa khoa Hậu Nghĩa đã có 1 lò đốt rác thải y tế nhưng công suất lò đốt không đủ đáp ứng yêu cầu. Do đó, theo kế hoạch trong năm 2008, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Long An sẽ đầu tư lắp đặt thêm 1 lò đốt tại bệnh viện Đa khoa Hậu Nghĩa nhằm nâng công suất xử lý rác thải y tế. c. Quản lý rác thải công nghiệp Hiện nay, tại huyện Đức Hòa chưa thực hiện thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải công nghiệp nên các cơ sở phải tự thu gom, vận chuyển xử lý rác thải công nghiệp của cơ sở mình bằng các cách như sau: - Tự thu gom rác thải sinh hoạt vào một hố trong góc khuôn viên của mình, để khô và sau đó thường đốt để giảm thể tích. Một số nhà máy tự trang bị lò đốt đơn giản để đốt rác. Một số nhà máy có diện tích sân sau rộng (các nhà máy nằm trong khu dân cư thưa thớt, không nằm trong khu công nghiệp) thường đổ bỏ ra phía sau khuôn viên một cách tự do. - Một số nhà máy hợp đồng với các nhà thầu thu gom nhỏ ở địa phương để tiến hành thu gom và vận chuyển rác thải. Nguồn : mtx.vn Báo cáo Quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – CEE 75 - Các loại chất thải rắn có giá trị tái sử dụng cao như kim loại, sợi, vải vụn, bao bì, thùng đựng (kể cả bao bì và thùng đựng hóa chất) … thường được thu gom lại một chỗ trong nhà máy và bán lại cho những người buôn bán phế liệu hoặc các cở sở tái chế. - Chất thải rắn công nghiệp không có giá trị tái sử dụng và không phải các dạng đặc biệt như cao su, than hoạt tính, bảng mạch điện tử, sản phẩm từ acrylic … được chứa vào thùng chứa riêng biệt, có thể được vận chuyển bằng xe tải riêng biệt, còn các loại chất thải rắn khác thường đổ chung với rác thải sinh hoạt. Tần suất chuyên chở đối với các nhà máy khác nhau cũng khác nhau, phụ thuộc vào khối lượng chất thải rắn tại mỗi nhà máy. - Việc xử lý chất thải rắn công nghiệp nhìn chung chủ yếu vẫn là chôn lấp. Hiện tại, hầu như không có nhà máy nào có trang bị hệ thống xử lý chất thải rắn hoàn chỉnh. III.2.2.6. Hiện trạng quản lý cây xanh đô thị Hiện nay, Công ty Công trình Công cộng đã được sự chỉ đạo của UBND huyện Đức Hòa tập trung giải quyết các vấn đề về cây xanh đô thị. Hàng năm, Công ty Công trình Công cộng đã bố trí hàng chục công nhân chăm sóc trên 6.417,2 m2 bồn hoa, thảm cỏ; trồng 4.315 cây xanh các loại. Trên các tuyến đường, Công ty Công trình Công cộng luôn phối hợp cùng các ngành chức năng xác định rõ ranh giới, chỉ giới để tạo điều kiện cho việc trồng cây mang tính chất đồng bộ, đồng loại trên từng tuyến đường, nhất là các con đường chính như các tuyến đường nội ô thị trấn Hậu Nghĩa; khu vực thị trấn Đức Hòa. Bên cạnh đó, công ty cùng phối hợp với các đơn vị, cơ quan hiện đang hoạt động trên địa bàn huyện và tăng cường công tác trồng cây xanh ở khu vực kinh doanh của mình, khu vực bên trong cơ quan để tạo màu xanh đa dạng, rộng khắp. III.3. XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG HUYỆN ĐỨC HÒA DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN KTXH III.3.1. Nguyên nhân phát sinh các vấn đề môi trường trên địa bàn huyện Đức Hòa - Sự gia tăng dân số. - Quá trình phát triển công nghiệp – dịch vụ và nông nghiệp. - Năng lực quản lý và trình độ nhận thức của người dân trong vấn đề bảo vệ môi trường còn thấp. III.3.2. Những tồn tại và yếu kém trong công tác quản lý môi trường a. Thuận lợi Sự quan tâm, hướng dẫn và chỉ đạo sát sao của Huyện ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân; sự giúp đỡ, phối hợp của các Sở ngành tỉnh, các đoàn thể và chính quyền địa phương đối với lĩnh vực tài nguyên và môi trường, cùng với sự nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của tập thể cán bộ công chức toàn ngành đã giúp cho công tác quản lý tài nguyên và môi trường của huyện đạt được một số kết quả nhất định. Một bộ phận người dân trên địa bàn huyện đã dần dần có ý thức về vấn đề môi trường, cùng phối hợp với các cơ quan chức năng phát hiện và giải quyết các vấn đề môi trường tại địa phương. b. Tồn tại Nguồn : mtx.vn Báo cáo Quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – CEE 76 - Hiện nay phần lớn trình độ người dân trong huyện còn thấp nên ý thức trong việc bảo vệ môi trường chưa cao gây khó khăn trong việc quản lý bảo vệ môi trường của địa phương. - Năng lực của các cán bộ làm công tác quản lý tài nguyên và môi trường tại cơ sở chưa đủ đáp ứng nhu cầu hiện tại. - Việc tham gia của các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh với các chương trình hỗ trợ về sản xuất sạch hơn, giảm thiểu ô nhiễm môi trường ... còn rất hạn chế, doanh nghiệp chưa nhận thức được tầm quan trọng của việc tham gia các chương trình phổ biến kiến thức sản xuất sạch, giảm thiểu ô nhiễm vì nhiều lý do như thiếu nhân sự, không có nhu cầu ... - Việc tổ chức các phong trào hưởng ứng bảo vệ môi trường chưa được thường xuyên, liên tục, chưa được phổ biến rộng rãi đến từng doanh nghiệp trong KCN, do đó nhận thức của doanh nghiệp trong công tác bảo vệ môi trường chưa cao. - Tình hình ô nhiễm do nước thải, rác thải vẫn xảy ra kể cả trường hợp các KCN đã có hệ thống xử lý nước thải. - Các biện pháp xử lý vi phạm về môi trường gặp nhiều khó khăn vì cơ sở pháp lý chưa đủ mạnh. III.3.3. Vấn đề tài nguyên môi trường huyện Đức Hòa trong hiện tại III.3.3.1. Suy thoái môi trường đất Tình hình sạt lở đất dọc theo sông Vàm Cỏ Đông vẫn tiếp tục diễn ra, do ảnh hưởng của những đợt triều cường của sông Vàm Cỏ Đông và quá trình thau chua rửa phèn làm ảnh hưởng đến kết cấu đất. Quá trình thau chua rửa phèn là quá trình đưa nước đồng và sau đó nước được đưa trở lại dòng sông, trong quá trình luân chuyển của mình nước sẽ cuốn các chất có trong đất (phèn và các chất dinh dưỡng). Điều này làm môi trường đất trở nên dễ bị sa mạc hóa, suy thoái do mất chất dinh dưỡng. Đồng thời do sự kiểm soát quá trình khai thác đất thiếu chặt chẽ dẫn đến nhiều trường hợp khai thác đất trái phép làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến cấu trúc và tài nguyên đất. III.3.3.2. Ô nhiễm môi trường nước mặt  Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và bãi rác trên địa bàn huyện và tại các khu vực liên vùng: Các chất thải từ sự phát triển kinh tế xã hội tại khu vực liên vùng giữa huyện Đức Hòa, tỉnh Tây Ninh và thành phố Hồ Chí Minh hàng ngày thải vào môi trường nước tại các khu này này một lượng lớn các chất thải. Đặc biệt là nước thải từ các cơ sở sản xuất và nước rỉ rác từ bãi rác Phước Hiệp - Củ Chi đang làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường nước kênh Thầy Cai – An Hạ và một phần môi trường nước sông Vàm Cỏ Đông.  Ảnh hưởng từ hoạt động sinh hoạt của người dân sống dọc theo lưu vực sông: Qua khảo sát thực địa, hầu hết các chợ nằm dọc theo chiều dài các nhánh sông, kênh rạch, người dân sử dụng nguồn nước lấy từ sông rạch lên để sử dụng và lại thải nước thải trực tiếp xuống chính những nhánh sông rạch này. Phần lớn những người dân sống tại các khu vực dọc theo các con sông có thói quen xem đây là nơi lấy nước cũng như tắm giặt, sinh hoạt và sản xuất. Do đó, nguồn nước sông tại khu vực này được xem là nguồn tiềm ẩn các mầm bệnh. Nguồn : mtx.vn Báo cáo Quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – CEE 77  Các lò giết mổ gia súc: hiện nay, trên địa bàn huyện có trên dưới 10 lò giết mổ gia súc, các lò mổ này làm theo thủ công nên việc vệ sinh và quét dọn khu vực rất kém. Hầu như tất cả các lò mổ này sau khi giết mổ gia súc thì tất cả nước thải phát sinh từ khâu quét dọn đều thải thẳng trực tiếp ra môi trường, ra hệ thống kênh rạch mà không qua quá trình xử lý. Tiêu biểu như lò giết mổ ngay tại khu vực kênh Cầu Duyên tuy có xây dựng hầm xử lý nước thải nhưng không hoạt động hiệu quả đã làm ô nhiễm nguồn nước kênh tại khu vực.  Ảnh hưởng do hoạt động phát triển nông - ngư nghiệp: Việc thau chua rửa phèn phục vụ nông nghiệp không những gây ảnh hưởng đến môi trường đất mà còn gây ảnh hưởng đến môi trường nước trong khu vực do quá trình nước được đưa vào nội đồng và dẫn trở lại sẽ kéo theo nhiều chất độc hại có trong môi trường đất vào nước làm gia tăng nồng độ các chất độc hại trong môi trường nước. III.3.3.3. Suy giảm và ô nhiễm nguồn nước ngầm Ngoài những vấn nạn về nguồn nước mặt bị ô nhiễm thì nguồn nước ngầm trên địa bàn huyện cũng đang là một vấn đề được nhiều người quan tâm. Do nguồn nước mặt của huyện không đủ cung cấp cho nhu cầu dùng nước của cư dân trong huyện, do đó dẫn đến tình trạng khai thác nước ngầm quá mức, sử dụng lãng phí, kém hiệu quả. Điều này dẫn đến tình trạng nguồn nước ngầm bị tụt áp (2 – 3 m), lưu lượng giảm và nguy cơ cạn kiệt nước ngầm đang bị báo động. III.3.3.4. Ô nhiễm môi trường không khí - Vấn đề ô nhiễm môi trường không khí do ảnh hưởng bởi hoạt động giao thông tại các trục đường chính của huyện như Tỉnh lộ 821, đường Sò Đo – Bàu Công, đường Lồ Ô – Lộc Giang ... Đây là các tuyến đường đất đỏ, những tuyến đường này vào mùa nắng sẽ trở thành nguồn phát sinh bụi rất lớn. - Khí thải phát sinh từ các cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện, nhất là khí thải từ các lò gạch, cơ sở sản xuất thép. Nguồn khí thải phát sinh từ các cơ sở này chứa hàm lượng các chất độc hại khá cao, gây nguy hiểm đến tình hình sức khỏe của người dân. - Khu vực khai thác khoáng sản, khai thác đất: môi trường không khí tại các khu vực này chủ yếu bị ô nhiễm bụi. Bụi phát sinh từ hoạt động di chuyển của các phương tiện vận chuyển đất, khoáng sản. - Tình trạng phát sinh mùi hôi thối từ bãi rác Phước Hiệp - Củ Chi làm ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí tại khu vực tiếp giáp giữa huyện Củ Chi và huyện Đức Hòa. III.3.3.5. Ô nhiễm do chất thải rắn Công tác thu gom và vận chuyển rác thải tại các thị trấn trên địa bàn huyện chủ yếu do công ty Công trình Công cộng chịu trách nhiệm. Nhưng hiện nay, tỷ lệ thu gom chỉ đạt 55,48% lượng rác phát sinh hàng ngày. Lượng chất thải còn lại được người dân tự xử lý bằng cách thiêu đốt hoặc thải tất cả xuống kênh rạch. Bên cạnh đó, hiện nay huyện vẫn chưa xây dựng bãi chôn lấp rác hợp vệ sinh, gây khó khăn trong việc thu gom và xử lý chất thải rắn. Nguồn : mtx.vn Báo cáo Quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – CEE 78 CHƯƠNG IV DỰ BÁO DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG HUYỆN ĐỨC HÒA IV.1. DỰ BÁO DIỄN BIẾN TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG IV.1.1. Phương hướng bố trí sử dụng tài nguyên đất đến năm 2010, 2015, 2020 - Đối với khu vực nông thôn: bố trí trên cơ sở đối chiếu với yếu tố tính thích nghi, tập quán canh tác và khả năng cung ứng lao động, xây dựng kết cấu hạ tầng ... nhằm hướng tới mục tiêu sản xuất nông nghiệp hiệu quả, chất lượng cao và bền vững, hình thành một số vùng chuyên canh (lúa, đậu phộng) đáp ứng yêu cầu của thị trường, đặc biệt là trong bối cảnh tiếp cận thị trường TP. Hồ Chí Minh. - Đối với khu đô thị: bố trí sử dụng đất đai phù hợp với nhu cầu về phát triển các đô thị trên cơ sở mở rộng nâng cấp và phát triển mới đô thị theo tiến độ phát triển KTXH, bố trí dân cư và xây dựng các kết cấu hạ tầng, trong đó chú trọng phát triển các loại đất chuyên dùng phục vụ phát triển thương mai - dịch vụ, sản xuất công nghiệp – TTCN, các công trình công cộng, công trình dân dụng, các cơ sở chính trị, hành chính, an ninh quốc phòng ... Bảng IV.1: Dự kiến sử dụng đất đai năm 2010, 2015, 2020 2010 2015 2020 Diện tích đất tự nhiên 42.770 42.770 42.770 I. Đất nông nghiệp 32.959 31.879 30.895 1. Đất sản xuất nông nghiệp 32.125 31.150 30.207 - Cây hàng năm 29.252 28.006 26.649 - Cây lâu năm 2.873 3.143 3.558 2. Đất lâm nghiệp 512 356 276 3. Đất nuôi trồng thủy sản 322 373 412 II. Đất phi nông nghiệp 9.733 10.820 11.811 1. Đất ở 2.532 2.661 2.810 2. Đất chuyên dùng 6.332 7.307 8.164 3. Đất tôn giáo 28 29 31 4. Đất nghĩa trang nghĩa địa 251 239 227 5. Đất sông rạch, đất mặt nước chuyên dùng 564 559 555 6. Đất phi nông nghiệp khác 25 25 25 III. Đất chưa sử dụng 78 71 64 Đất bằng chưa sử dụng 78 71 64 Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển KTXH huyện Đức Hòa đến năm 2020 Theo dự tính, diện tích đất nông nghiệp trong tương lai có xu hướng giảm nhẹ và tăng dần diện tích phi nông nghiệp. Điều này cho thấy sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp của đại bộ phận người dân huyện Đức Hòa trong tương lai. Bên cạnh sự giảm dần diện tích sản xuất nông nghiệp thì diện tích đất phục vụ trong lâm nghiệp cũng có xu hướng giảm nhanh chỉ còn 276 ha (chiếm 0,6% diện Nguồn : mtx.vn Báo cáo Quy hoạch môi trường huyện Đức Hòa đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 Trung tâm Kỹ thuật Môi trường – CEE 79 tích toàn huyện) vào năm 2020. Đồng thời diện tích đất bằng chưa sử dụng giảm nhanh từ năm 2006 - 2010 (từ 199 ha năm 2006 chỉ còn 78 ha năm 2010), sau đó tiếp tục giảm nhẹ đến năm 2020 là 64 ha (chiếm 0,15% diện tích toàn huyện). IV.1.2. Dự báo môi trường nông nghiệp và nông thôn IV.1.2.1. Suy thoái tài nguyên – môi trường đất do sự lạm dụng phân bón và hóa chất thuốc BVTV Theo định hướng thì diện tích sản xuất nông nghiệp sẽ giảm dần trong tương lai từ 33.264 ha năm 2006 còn 32.125 ha vào năm 2010, 31.150 vào năm 2015 và 30.207 năm 2020. Trong đó, diện tích đất gieo trồng lúa trong từng giai đoạn là 24.880 ha năm 2010, 23.050 ha năm 2015, 20.870 ha năm 2020, năng suất lúa tăng dần từ năm 2010 là 2,9 T/ha lên 3,5 T/ha. Điều này cho thấy việc sử dụng các loại phân bón vô cơ và các loại hóa chất thuốc BVTV trong hoạt động nông nghiệp trong tương lai là không thể thiếu. Dự đoán trong tương lai tình hình sử dụng phân bón vô cơ và hóa chất thuốc BVTV trong nông nghiệp sẽ càng tăng dần. Nguyên nhân chủ yếu là do ngày càng nhiều loại bệnh cây trồng, nhiều loại sâu bệnh kháng thuốc xuất hiện nên tâm lý người d

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfQuy hoạch Môi trường Huyện Đức Hòa Long An đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.pdf
Tài liệu liên quan