Đề tài Quy hoạch phát triển thương mại ở nước ta hiện nay – những vấn đề lý luận và thực tiễn

 Quy hoạch thương mại là cầu nối giữa chiến lược thương mại và kế hoạch thương mại. Chiến lược thương mại có vai trò hết sức to lớn đối với hoạt động quản lý thương mại của đất nước. Một chiến lược đúng đắn có thể giúp cho các chủ thể tham gia vào nền kinh tế có tầm nhìn xa trông rộng, biết được các mục tiêu thương mại cần đạt được, biết khó khăn và thử thách phía trước, biết được tiềm năng nội lực để từ đó có sự điều chỉnh, phối hợp, tập trung các nguồn lực thực hiện các mục tiêu đề ra. Quy hoạch thương mại ( QHTM) là sự cụ thể hoá của chiến lược thương mại cả về mục tiêu cần đạt tới và các giải pháp thực hiện. Về bản chất, quy hoạch và chiến lược giống nhau ở điểm xác định và lựa chọn mục tiêu và giải pháp. Tuy nhiên, quy hoạch là sự cụ thể hoá chiến lược thành các mốc, các điểm, các trung tâm giao lưu hàng hoá dịch vụ theo quy luật vận động của cung và cầu và xu hướng phát triển kinh tế – xã hội. Phải đồng bộ giữa mục tiêu và giải pháp. Xác định mục tiêu đã khó song tìm giải pháp đúng không phải dễ. Mục tiêu đặt ra là phải có giải pháp kèm theo thì chiến lược và quy hoạch mới có tính khả thi

 

doc30 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1473 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy hoạch phát triển thương mại ở nước ta hiện nay – những vấn đề lý luận và thực tiễn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
năm 2002 có tới 21/ 44 nhà máy đường thiếu nguyên liệu với mức độ khác nhau. Hoặc phát triển vùng nguyên liệu chế biến, rồi không có nhà máy chẳng hạn như dứa. Hoặc phát triển vùng nguyên liệu vượt quá công suất của nhà máy nên không thu mua hết gây thiệt hại cho nông dân. Việc đầu tư theo phong trào của các địa phương không những hút quá nhiều vốn và tạo ít việc làm mà một thực tế còn chưa theo tín hiệu của thị trường nên hiệu quả thấp. Hiện nay giá thành như xi măng, đường, giấy, thép cao hơn khoảng 20-30% so với giá của các nước trong khu vực. Những điều đó phần nào phản ánh tình trạng chưa lựa chọn đúng đắn khi quyết định đầu tư và đầu tư không theo quy hoạch. + Về mặt dài hạn cần phải thay đổi tư duy về làm quy hoạch thương mại, phải lấy chất lượng tăng trưởng là chỉ tiêu quyết định trong công tác đổi mới quy hoạch thương mại. Việc ưu tiên cho chất lượng tăng trưởng thì lẽ đương nhiên số lượng đầu tư được giải quyết và kéo theo là vốn của Nhà nước không dàn trải mà sẽ được tập trung. Theo hướng này tăng trưởng sẽ được đo bằng sản phẩm bán được chứ không phải là số sản phẩm được sản xuất ra khi mà giá thành còn cao và chất lượng sản phẩm kém. + Đã đến lúc phải chú trọng đến xây dựng quy hoạch tiêu thụ. Đây là một hướng mới trong công tác xây dựng quy hoạch vì từ trước đến nay chúng ta chỉ tập trung vào quy hoạch sản xuất. Quy hoạch tiêu thụ sẽ là tiền đề quan trọng để xây dựng kế hoạch tiêu thụ và từ đó mới hình thành được đồng bộ các giải pháp tiêu thụ. Hiện nay vấn đề tiêu thụ hàng hoá nông nghiệp cho bà con nông dân, ngư dân, hàng hoá kinh tế trang trại, hàng hoá của các làng nghề truyền thống v.v, đang là vấn đề bức xúc nhất đối với toàn bộ ngành thương maị. Điều đơn giản là, nếu hàng hoá sản xuất ra không tiêu thụ được, cung quá lớn so với cầu thì giá ắt phải giảm, tranh nhau bán dẫn đến cả sản xuất lẫn lưu thông bị ngừng trệ. Xây dựng quy hoạch tiêu thụ là công việc của các cơ quan QLNN. Tiêu thụ như thế nào, ở đâu là hiệu quả nhất cho người sản xuất và lợi ích quốc gia là công việc của nhà DN. Quy hoạch sản xuất và quy hoạch tiêu thụ là hai mặt của một vấn đề, bởi vậy công tác xây dựng quy hoạch thương mại trong thời gian tới phải coi cái nọ là tiền đề của cái kia, trong đó phải coi trọng quy hoạch tiêu thụ. Với hàng loạt vấn đề bức xúc cả trong lý luận và thực tiễn, hy vọng đề tài “ Quy hoạch phát triển thương mại ở nước ta hiện nay – Những vấn đề lý luận và thực tiển” sẽ góp phần giải quyết những bức thiết đặt ra. 2 – Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước 2.1 Tình hình nghiên cứu trên thế giới Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về công tác kế hoạch hoá của các nhà khoa học nổi tiếng đặc biệt của các nước XHCN trước đây như Liên xô ( cũ ). Trong các loại hình kế hoạch chủ yếu thì quy hoạch là một loại. Quy hoạch trong công tác kế hoạch hoá nền kinh tế, một số quốc gia đã coi quy hoạch là dự báo kế hoạch là chiến lược để quyết định các hoạt động đạt tới mục tiêu, qua đó quyết định các mục tiêu mới, biện pháp mới. Quy hoạch là biện pháp giải quyết các mâu thuẫn về thời gian và không gian của các yếu tố phát triển, tạo ra sự phát triển không gian hài hoà, hợp lý, có hiệu quả. Trong nhiều thập kỷ gần cuối thế kỷ 20 một số quốc gia trên thế giới như Pháp, Cộng hoà Liên ban Đức, Trung Quốc, Thái Lan, Singapore...nhất là ở các nước đang phát triển, họ đặc biệt chú ý đến kế hoạch hoá theo ngành và kế hoạch hoá theo vùng lãnh thổ trên cơ sở các kế hoạch dài hạn, trung hạn và kế hoạch 5 năm. Điển hình là Hàn Quốc được coi là một nước sử dụng thành công công cụ kế hoạch hoá vào trong quá trình tái thiết và phát triển kinh tế. 2.2 Tình hình nghiên cứu trong nước Vấn đề quy hoạch đã được các nhà khoa học nước ta nghiên cứu cách đây khá lâu, ngay từ thời kỳ đất nước còn trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung. Vấn đề xây dựng quy hoạch ngành, vùng lãnh thổ đã được đặt ra ngay từ khi xác định vai trò, vị trí của kế hoạch dài hạn và trung hạn trong công tác kế koạch hoá và được chú trọng từ những năm 1970 đến nay. Khi đó còn có bộ phận phân vùng, quy hoạch trực thuộc Chính phủ. Các địa phương cũng có Ban phân vùng, quy hoạch. Tuỳ theo yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước và sự chỉ đạo của Chính phủ mà tìm ra các lãnh thổ - địa bàn giữ vai trò động lực hoặc những lãnh thổ còn trong tình trạng trì trệ, yếu kém cần có sự hỗ trợ để phát triển. Đấy chính là những địa bàn cần được ưu tiên phát triển. Kể từ khi thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng XHCN. Ngay từ những năm 1989 - 1990 điển hình là Viện chiến lược Phát triển thuộc Uỷ ban Nhà nước về Hợp tác và Đầu tư nay là Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã có nhiều công trình nghiên cứu và đã đề cập đến nhiều phương diện lý luận về kế hoạch hoá vĩ mô nền kinh tế. Vào giai đoạn từ 1990 –1995 có thể nói là giai đoạn có rất nhiều công trình khoa học nghiên cứu và vận dụng vào thực tiễn. Đồng loạt nhiều Bộ, ngành trong số đó có Bộ Thương mại và các địa phương theo chỉ đạo của Chính phủ đã tiến hành công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch cho ngành và địa phương mình. Từ đó cho đến nay còn nhiều công trình nghiên cứu khác của các nhà kinh tế, điển hình như công trình “ kế hoạch hoá kinh tế vĩ mô” vào năm 2000 của Tiến sỹ Đặng Đức Đạm đã đề cập đến những khía cạnh lý luận cơ bản về quy hoạch trong nền kinh tế. Ngoài ra còn nhiều công trình khác được đăng tải trên tạp chí kế hoạch hoá và các báo khác của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tạp chí thương mại của Bộ Thương mại, tạp chí Kinh tế và Phát triển của trường đại học Kinh tế Quốc dân v.v. 3 – Mục tiêu nghiên cứu của đề tài : 1 - Làm rõ những luận cứ khoa học về quy hoạch phát triển thương mại trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tập trung nêu rõ phương pháp luận về quy trình xây dựng, phương pháp, nội dung và tổ chức thực hiện quy hoạch thương mại của cả nước, quy hoạch phát triển thương mại vùng kinh tế, quy hoạch phát triển thương mại tỉnh, thành phố và quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại. 2 - Đúc kết kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về quy hoạch phát triển thương maị nhằm rút ra những bài học có ích cho Việt nam để tham khảo và học hỏi. 3 - Đánh giá thực trạng quy hoạch phát triển thương mại ở nước ta 10 năm qua (từ 1995 –2004) nhằm nêu bật những mặt đã làm được, những mặt còn tồn tại chưa làm được và nguyên nhân của những mặt làm được, chưa làm được. 4 - Đề xuất quan điểm, phương hướng và các giải pháp nhằm tiếp tục đổi mới quy hoạch phát triển thương mại cho giai đoạn tới. 4 - Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về quy hoạch phát triển thương mại của Việt nam ( quan điểm, quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch...). 5 – Phạm vi nghiên cứu Trọng tâm nghiên cứu của đề tài là các vấn đề lý luận và thực tiễn về quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, trong đó trung tâm là : - Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại ( mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, siêu thị, hệ thống kho xăng, dầu...) - Quy hoạch phát triển thương mại theo ngành và vùng. 5 - Phương pháp nghiên cứu Đề tài sẽ sử dụng các phương pháp chủ yếu sau : - Nghiên cứu tài liệu trong và ngoài nước - Phân tích, tổng hợp. - Phương pháp duy vật lịch sử, dựa trên thực tiễn quy trình, phương pháp xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch thương mại ở nước ta. - Phương pháp mô hình hoá và sơ đồ hoá - Phương pháp khảo sát thực tế ( điển hình) - Ngoài ra còn sử dụng phương pháp xin ý kiến chuyên gia. 6 - Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được kết cấu thành 3 chương Chương 1 : Những cơ sở lý luận về quy hoạch phát triển thương mại trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Chương 2 : Thực trạng xây dựng quy hoạch phát triển thương mại ở nước ta từ 1995 –2004 Chương 3 : Phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện quy hoạch phát triển thương mại ở nước ta thời gian tới Nội dung Chương 1 Những cơ sở lý luận về quy hoạch phát triển thương mại trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 1.1 Khái niệm, vai trò và vị trí của quy hoạch phát triển thương mại 1.1.1 Khái niệm Hiện nay trên thế giới cũng như ở Việt nam có rất nhiều định nghĩa, cách hiểu và sử dụng thuật ngữ “quy hoạch” khác nhau. Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học đã định nghĩa như sau : “ Quy hoạch là sự bố trí, sắp xếp toàn bộ theo một trình tự hợp lý trong từng thời gian làm cơ sở cho việc lập cơ sở dài hạn” ( Viện Ngôn ngữ học (2002), Từ điển tiếng Việt, tr. 812-813). Theo T.S Đặng đức Đạm thì “ Quy hoạch là một đề án khoa học luận chứng các phương án phát triển theo ngành và theo lãnh thổ các vùng, tỉnh, thành phố, các quận và huyện nhằm đạt các mục tiêu chiến lược đã đề ra, cụ thể hoá chiến lược với những dự tính cần thiết cho sự phát triển của ngành, của địa phương đó”. Nhiều nơi cũng có cách hiểu khác nhau chẳng hạn quy hoạch thương mại theo vùng kinh tế hay quy hoạch các hoạt động thương mại theo vùng kinh tế. Nhiều Sở Thương mại địa phương dùng “ Quy hoạch thương mại tỉnh”, nhưng cũng có địa phương lại dùng “ Đề án phát triển thương mại tỉnh” v.v 1.1.2 Yêu cầu, vị trí và vai trò của quy hoạch phát triển thương mại + Đối với việc lập kế hoạch thương mại + Đối với công tác quản lý nhà nước về thương mại Phương pháp luận về quy hoạch phát triển thương mại trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 1.2.1 Công tác kế hoạch hoá vĩ mô nền kinh tế + Ngành thương mại là ngành có chức năng phân phối và lưu thông các sản phẩm hàng hoá và dịch vụ. Trong nền kinh tế quốc dân thì thương mại là một bộ phận và có vai trò quan trọng. Bởi vậy, phải đặc biệt coi trọng công tác kế hoạch hoá vĩ mô trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. + Để thực hiện chức năng lưu thông hàng hoá, cầu nối giữa sản xuất và tiêu dùng giữa trong nước và ngoài nước, giữa các doanh nghiệp (DN) của mọi thành phần kinh tế với nhau thông qua dòng vận động của hàng hoá. Bởi vậy, phải coi trọng quy hoạch phát triển thương mại 1.2.2 Quy hoạch phát triển thương mại trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa 1.2.2.1 QHTM là một bộ phận của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội. ( xem sơ đồ 1) + Mục tiêu quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội. + Những đặc trưng cơ bản + Những nguyên tắc cơ bản Sơ đồ 1 Quan hệ của quy hoạch thương mại trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội. Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội Dự báo phát triển kinh tế –xã hội ( Tầm vĩ mô) Quy hoạch vùng và lãnh thổ Quy hoạch tổng thể ngành thương mại ( của quốc gia) Quy hoạch thương mại theo vùng kinh tế Quy hoạch thương mại tỉnh, thành phố, đặc khu Quy hoạch thương mại quận, huyện, thị xã Quy hoạch thương mại xã, phường QHTM là một bản luận chứng khoa học về sự phát triển của ngành thương mại trên cả nước hoặc trên các vùng lãnh thổ với sự bố trí, sắp xếp một cách hợp lý các nguồn lực để tổ chức phân phối và lưu thông hàng hoá dịch vụ theo cơ chế thị trường sao cho có hiệu quả nhằm thoả mãn tối đa nhu cầu tiêu dùng của xã hội và dân cư, phát triển kinh tế – xã hội của cả nước. QHTM cả nước có ý nghĩa quan trọng, làm cơ sở cho quy hoạch thương mại vùng, lãnh thổ, đặc khu hành chính kinh tế, tỉnh, thành phố của địa phương ( xem sơ đồ 1). QHTM phải thể hiện tầm nhìn xa và sự bố trí chiến lược cả về không gian và thời gian lãnh thổ để chủ động hướng tới mục tiêu, hiệu quả cao, phát triển nhanh và bền vững. QHTM không thể đơn lẻ, tách rời mà phải xem xét trong mối tác động qua lại, bổ sung và phù hợp với nhau trong định hướng phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo sự hài hoà trên từng vùng lãnh thổ nhất định (xem sơ đồ số 1). Để có sự hài hoà, thống nhất về QHTM giữa ngành và lãnh thổ thì Nhà nước trung ương và chính quyền các cấp phải là người thực hiện sự kết hợp đó trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của cả nước và quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội của các vùng kinh tế. Mặt khác, giữa quy hoạch phát triển thương mại của cả nước với quy hoạch phát triển thương mại của các vùng kinh tế phải ăn khớp, đồng bộ và là một quá trình liên tục. Bởi vậy, phải được thường xuyên nghiên cứu, bổ sung và cập nhật số liệu cũng như các giải pháp cho phù hợp với điều kiện thay đổi thực tiễn. Quy hoạch thương mại của cả nước và của các vùng còn phải thể hiện các khả năng và phương án phát triển, xử lý các mâu thuẫn để tìm ra phương án bố trí sắp xếp tối ưu. Xử lý các mâu thuẫn trong phát triển nhằm tạo sự hài hoà, cân đối, tối ưu giữa cả nước, các vùng và các địa phương là một trong những chức năng quan trọng nhất của quy hoạch thương mại. Điểm đặc biệt cần nhấn mạnh là trong kinh tế thị trường, thương mại vận động theo quy luật cung cầu, những tụ điểm lưu thông hàng hoá mà không được thể hiện trong quy hoạch phát triển thương mại thì sẽ làm ách tắc giao thông, kìm hãm sản xuất và tiêu dùng. Tuy nhiên quy hoạch cũng có tính định hướng cho sự phát triển, với nghĩa đó có lúc quy hoạch đi trước một bước thông qua việc tạo ra kết cấu hạ tầng thương mại. + Theo lãnh thổ, quy hoạch phát triển kinh tế – xã hội vùng ( vùng ở đây có thể áp dụng cho các vùng lớn, tỉnh, thành phố hoặc một lãnh thổ đặc biệt. Trong điều kiện nền kinh tế nước ta hiện nay, quy hoạch phát triển thương mại có ý nghĩa rất lớn, thậm chí là khâu đột phá để phát triển sản xuất, tiêu dùng, xuất khẩu. Cần nhấn mạnh rằng, quá trình tái sản xuất vận động liên tục và như vậy phân phối và lưu thông có lúc chúng là điểm khởi đầu của sản xuất và tiêu dùng. Ngoài ra QHTM còn phải thể hiện tính địa phương, tính dân tộc, tính hiện đại và phải đảm bảo sự hội nhập kinh tế – thương mại với khu vực và quốc tế. Về mặt không gian quy hoạch phát triển thương mại lại được chia thành : quy hoạch tổng thể ngành thương mại, quy hoạch thương mại theo vùng kinh tế, quy hoạch thương mại tỉnh, thành phố và quy hoạch thương mại quận, huyện. - Quy hoạch tổng thể ngành thương mại thương mại phải bao quát toàn bộ hoạt động lưu thông hàng hoá và các hình thức dịch vụ của nền kinh tế quốc dân, phải phối hợp chặt chẽ, hợp lý và hiệu quả các dòng hàng hoá và các hình thức dịch vụ. 1.2.2.2 Quy hoạch thương mại (QHTM) là cơ sở cho việc lập kế hoạch thương mại và hoạch định các chính sách thương mại. QHTM là căn cứ để hoạch định kế hoạch và nó khác kế hoạch ở chỗ không đưa ra những chỉ tiêu quá cụ thể, mà phải xác định được xu hướng phát triển, đưa ra những định hướng cơ bản “ linh hoạt hơn” để có thể điều chỉnh mở rộng bước đi và giải pháp vĩ mô phù hợp. Trong điều kiện kinh tế thị trường có nhiều biến động phức tạp, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, sự phát triển đa dạng về phương thức và hình thức tổ chức kinh doanh thương mại dịch vụ hiện đaị thì quy hoạch phát triển thương mại của cả nước, mỗi vùng và địa phương đòi hỏi phải có nhiều kịch bản và phương án khác nhau, thích ứng với những đặc điểm và bước đi khác nhau của từng thời kỳ. 1.2.2.3 Mối quan hệ giữa quy hoạch thương mại với chiến lược và kế hoạch thương mại. Quy hoạch thương mại là cầu nối giữa chiến lược thương mại và kế hoạch thương mại. Chiến lược thương mại có vai trò hết sức to lớn đối với hoạt động quản lý thương mại của đất nước. Một chiến lược đúng đắn có thể giúp cho các chủ thể tham gia vào nền kinh tế có tầm nhìn xa trông rộng, biết được các mục tiêu thương mại cần đạt được, biết khó khăn và thử thách phía trước, biết được tiềm năng nội lực để từ đó có sự điều chỉnh, phối hợp, tập trung các nguồn lực thực hiện các mục tiêu đề ra. Quy hoạch thương mại ( QHTM) là sự cụ thể hoá của chiến lược thương mại cả về mục tiêu cần đạt tới và các giải pháp thực hiện. Về bản chất, quy hoạch và chiến lược giống nhau ở điểm xác định và lựa chọn mục tiêu và giải pháp. Tuy nhiên, quy hoạch là sự cụ thể hoá chiến lược thành các mốc, các điểm, các trung tâm giao lưu hàng hoá dịch vụ theo quy luật vận động của cung và cầu và xu hướng phát triển kinh tế – xã hội. Phải đồng bộ giữa mục tiêu và giải pháp. Xác định mục tiêu đã khó song tìm giải pháp đúng không phải dễ. Mục tiêu đặt ra là phải có giải pháp kèm theo thì chiến lược và quy hoạch mới có tính khả thi Về mặt lý luận QHTM là sự cụ thể hoá của chiến lược thương mại và phải dựa trên những mục tiêu, quan điểm, những điểm đích cần đạt tới...của chiến lược thương mại. Như vậy, xét về mặt thời gian và trình tự thì chiến lược thương mại phải được gia đời sớm nhất để làm cơ sở cho việc xây dựng QHTM rồi mới đến việc xây dựng các kế hoạch thương mại theo trình tự Chiến lược – Quy hoạch – Kế hoạch thương mại. QHTM là căn cứ, cơ sở là tiền đề cho việc xây dựng và hoạch định các kế hoạch phát triển thương mại ( xem sơ đồ số 2 ). Sơ đồ số 2 Mối quan hệ giữa quy hoach với chiến lược và kế hoạch thương mại Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội Các chương trình mục tiêu quốc gia Chương trình xoá đói giảm nghèo và việc làm Chương trình nước sạch và vệ sinh môi trường Chương trình dân số và kế hoạch hoá gia đình Chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc miền núi, biên giới và vùng sâu, vùng xa Dự án trồng mới 5 triệu Ha rừng ....................... Chương trình, Đề án phát triển thương mại dài hạn (10 -20 năm) Chiến lược thương mại Chương trình, Đề án phát triển thương mại trung hạn (5 –10 - 15 năm) Quy hoạch thương mại Kế hoạch phát triển thương mại 5 năm Kế hoạch thương mại Kế hoạch phát triển thương mại hàng năm Tóm lại, về mặt lý luận QHTM trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vừa rất cơ bản vừa bức thiết. QHTM phải chỉ ra những xu thế và triển vọng vận động của thị trường trong nước và quốc tế, hoạch định mục đích, hướng đi và lộ trình của thương mại trong thời gian 10 năm thậm chí đến 20 năm. Quá trình xây dựng QHTM đòi hỏi phải phân tích và dự báo các điều kiện môi trường hiện tại cũng như tương lai, trong nước và ngoài nước, tiềm năng, khả năng và nội lực. QHTM phải hướng vào việc phân bổ khai thác có hiệu quả, hợp lý các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu cao nhất. Đồng thời QHTM cũng chỉ ra việc tập trung các nguồn lực và cân đối nhu cầu với khả năng của nguồn lực. Sự cân đối nhu cầu và khả năng nguồn lực trong một thời gian dài sẽ cho phép chủ động đầu tư thay đổi cơ cấu mặt hàng, đầu tư chế biến sâu cho hàng hoá lưu thông nhất là đầu tư tạo nguồn lực mới phải tính toán cho thời gian dài mới có hiệu quả. QHTM còn tạo điều kiện đẩy nhanh tốc độ phát triển thương mại, làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH. Nhờ có QHTM mà các cơ quan quản lý của nhà nước có thể chủ động về các quyết sách của mình trước những diễn biến phức tạp và điều kiện về môi trường thường xuyên thay đổi. Song về mặt lý luận QHTM trong nền kinh tế thị trường đang tồn tại nhiều điểm bất cập : 12.2.4 Phương pháp luận về phân loại quy hoạch 1.3.1 Phân theo mục tiêu quy hoạch Phân theo đặc trưng quy hoạch Phân theo không gian + Theo không gian về mặt địa lý + Phân loại theo không gian lãnh thổ - Quy hoạch phát triển thương mại cả nước - Quy hoạch phát triển thương mại theo các vùng kinh tế - Quy hoạch phát triển thương mại theo cấp địa phương ( tỉnh, thành phố, quận, huyện, thị xã, thị tứ và xã phường + Theo ngành hay lĩnh vực, quy hoạch phát triển được phân theo : công nghiệp ( công nghiệp nặng, công nghiệp nhẹ...), nông nghiệp ( trồng trọt, chăn nuôi...), dịch vụ ( thương mại, du lịch, vận tải, bưu chính viễn thông, ngân hàng, tài chính...). + Phân loại theo địa bàn thị trường Quy hoạch phát triển hương mại ở thị trường đô thị Quy hoạch phát triển thương mại ở thị trường nông thôn : - Thị trường nông thôn vùng đồng bằng - Thị trường miền núi, vùng sâu, vùng xa - Quy hoạch phát triển thương mại theo các tuyến hành lang kinh tế, theo tuyến giao thông ( tuyến đường Hồ Chí Minh). + Phân theo cấp độ quy hoạch Quy hoạch phát triển thương mại tổng thể Quy hoạch chi tiết + Phân theo thời gian - Quy hoạch phát triển thương mại dài hạn ( 20 năm hoặc hơn nữa) - Quy hoạch phát triển thương mại trung hạn ( 10 –15 năm) 1.3 Những yêu cầu cơ bản của quy hoạch phát triển thương mại trong nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa 1.3.1 Yêu cầu về mặt thời gian Về khoảng thời gian của quy hoạch phát triển thương mại phải thống nhất với khoảng thời gian của quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế – xã hội của địa phương, vùng và của cả nước. Thời gian cho quy hoạch có thể là 10 năm đến 15 năm, cũng có thể là 20 năm. Với thời gian nghiên cứu quy hoạch từ 10 đến 15 năm thì số liệu phân tích thực trạng tối thiểu cũng phải theo chuỗi số liệu từ 10 đến 15 năm trước. 1.3.2 Những yêu cầu về mặt nội dung Thứ nhất, Phải đề ra hệ thống các mục tiêu phát triển thương mại. Đây là nhiệm vụ quan trọng nhất của công tác xây dựng quy hoạch nói chung và quy hoạch phát triển thương mại nói riêng Thứ 2, Đối với công tác dự báo Đối với công tác dự báo phải tập trung vào các dự báo quan trọng sau đây: 1 - Dự báo thị trường Dự báo thị trường phải xem xét những hàng hoá XK và dịch vụ và những hàng hoá và dịch vụ có nhu cầu trong nước mà không sản xuất được tại chỗ để từ đó dự báo các các luồng hàng hoá vào - ra. 2 - Dự báo thị trường ngoài nước + Chỉ dự báo thị tường ngoài nước đối với những sản phẩm mà cả nước ( hay vùng lãnh thổ) có thể XK. + Dự báo các thị trường XK. + Dự báo nhu cầu sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có thể XK ra khỏi vùng, lãnh thổ. + Dự báo khả năng sản phẩm hàng hoá và dịch vụ có thể nhập khẩu của vùng, lãnh thổ. 3 - Dự báo thị trường trong nước ( hoặc theo vùng, lãnh thổ) + Nhu cầu về hàng hoá và dịch vụ của thị trường trong nước, có phân định các vùng, lãnh thổ. + Dự báo các chỉ tiêu tổng hợp về phát triển thương mại ( giá trị gia tăng và cơ cấu giá trị gia tăng thương mại); tỷ trọng thương mại trong tổng GDP, Tổng giá trị XNK, Tổng mức lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ, tổng mức bán buôn, bán lẻ, mức tăng trưởng của giá trị gia tăng thương mại, mức đóng góp ngân sách chung của cả nước hoặc các vùng, lãnh thổ. + Dự báo các luồng khách vãng lai và các luồng hàng hoá và dịch vụ vãng lai qua vùng hoặc lãnh thổ Thứ ba, kiến nghị các giải pháp + Tính toán tổng hợp đầu tư, các nguồn lực và phương án phát triển + Kiến nghị các chính sách thương mại chủ yếu để phát triển thương mại + Các giải pháp đối với quy hoạch phát triển thương mại cả nước, các vùng, tỉnh, thành phố, quận, huyện. + Các giải pháp đối với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại ( mạng lưới chợ, các trung tâm thương mại và siêu thị, hệ thống kho tàng v.v). + Các giải pháp khác ( tuyên truyền trong cộng đồng ...) 1.4 Nội dung cơ bản của quy hoạch phát triển thương mại trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. 1.4.1 Quy trình xây dựng quy hoạch phát triển thương mại Xác định quy trình xây dựng quy hoạch phát triển thương mại chính là việc chỉ ra một trật tự khoa học về các giai đoạn và các bước cần phải tiến hành nhằm đảm bảo cho việc xây dựng QHTM đạt được chất lượng cao. 1.4.1.1 Các bước xây dựng quy hoạch phát triển thương mại Bước 1 : Thu thập phân tích và dự báo về môi trường Bước 2 : Tổng hợp kết quả phân tích nhằm định hướng các mục tiêu Bước 3 : Đánh giá toàn diện thực trạng về các mặt kinh tế, chính trị đặc biệt là các hoạt động thương mại (đây là bước xác định các tiềm năng, nguồn lực, cơ sở vật chất kỹ thuật, quy mô sản xuất, nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực, xác định những luồng hàng hoá vào – ra, sức mua của dân cư v.v). Bước 4 : Tổng hợp kết quả và đánh giá thực trạng hoạt động thương mại. Bước này nhằm phát hiện những mặt mạnh, yếu, nguyên nhân và xác định tiềm năng còn chưa khai thác v.v. Bước 5 : Xây dựng hệ thống các mục tiêu định hướng và các quan điểm phát triển thương mại. Bước 6 : Xây dựng các phương án ( các kịch bản khác nhau) phát triển thương mại Đối với quy hoạch thương mại của ngành Đối với quy hoạch thương mại của vùng - Đối với quy hoạch thương mại của tỉnh, thành phố và các địa phương quận, huyện, thị xã, thị tứ v.v Đối với quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng thương mại Bước 7 : Phân tích so sánh, đánh giá và lựa chọn các kịch bản ( đây là bước cực kỳ quan trọng của cả quá trình xây dựng quy hoạch nhằm lựa chọn phương án tối ưu nhất, phù hợp nhất, khả thi cao nhất, phù hợp và thích ứng cao nhất trong tương lai). Bước 8 : Xây dựng hệ thống các chính sách Chính sách đối với thị trường trong nước Chính sách đối với thị trường ngoài nước Chính sách XK, NK Chính sách tạo nguồn vốn đầu tư, thu hút đầu tư ..................... Các chính sách và các giải pháp khác có liên quan như : thông tin, tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến thương mại.... Bước 9 : Điều kiện thực thi và điều chỉnh quy hoạch Xác định những điều kiện cụ thể nhằm đưa quy hoạch đi vào đời sống một các khả thi. Điều chỉnh quy hoạch là vấn đề phức tạp, đòi hỏi phải tuân thủ quy trình một cách khoa học nhằm phù hợp với tình hình thực tế. 1.4.1.2 Các giai đoạn Thu thập và phân tích các thông tin về môi trường ( tình hình kinh tế, chính trị, xã hội nói chung, tình hình thị trường trong và ngoài nước...) vì đây là cơ s

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc33661.doc
Tài liệu liên quan