Đề tài Quy hoạch sử dụng đất xã Mai Lâm – huyện Đông Anh – Thành phố Hà Nội

Sự phát triển của kinh tế luôn gắn liền với sự phát triển văn hoá xã hội, khi đời sống của của nhân dân được ổn định và nâng cao kéo theo đời sống xã hội, nhu cầu văn hoá cũng vì thế mà được nâng cao. Bên cạnh việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá lâu đời của cha ông là việc thừa hưởng học hỏi nền văn hoá tiến bộ của các nơi khác góp phần làm cho xã hội ổn định, công bằng, văn minh. Đó chính là mục tiêu phát triển văn hoá, xã hội của chính quyền và nhân dân xã Mai Lâm từ nay cho đến năm 2010.

Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong nhiều năm qua xã Mai Lâm coi việc giảm dân số là nhiệm vụ quan trọng, bởi vậy tỷ lệ tăng dân số của xã thấp chỉ có 1,2% đồng thời đưa ra mục tiêu đến năm 2010 phấn đấu giảm tỷ lệ phát triển dân số xuống còn 0,92%. Về vấn đề dân số hợp lý và không cần phải quan tâm trong những năm tiếp theo, không phải cứ như vậy là không để ý đến tình trạng phụ nữ sinh con thứ 3, năm 2000 xã có 3 phụ nữ sinh con thứ 3, trong những năm tới cố gắng không còn phụ nữ sinh con thứ 3, phấn đấu mỗi gia đình chỉ sinh từ 1-2 con và thực hiện chính sách đẻ thưa, đẻ ít để nuôi dạy con cái tốt, xoá bỏ tình trạng phân biệt con trai, con gái trong các hộ gia đình ở xã.

doc69 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2389 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy hoạch sử dụng đất xã Mai Lâm – huyện Đông Anh – Thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uyền xã Mai Lâm đã được quan tâm và hoạt động có hiệu quả. 1.2.2. Tình hình xây dựng cơ sở hạ tầng * Giao thông Hiện trạng có 2 tuyến đường chính chạy qua địa bàn xã là quốc lộ 3 và một tuyến đường liên xã là đê chạy dọc theo Sông Đuống. Đường quốc lộ 3 chạy qua Du Ngoại và kho giấy giáp Du Nội xã Lộc Hà, có chiều dài chạy qua địa bàn là 3325 m, rộng 8- 10 m, chất liệu làm đường bằng bê tông Asphant. Đây là công trình do nhà nước xây dựng , nó vừa được tu bổ và nâng cấp. Đường liên xã có chiều dài chạy qua là 2930 m, rộng 5 m.Đường được rải nhựa đá. Ngoài ra xã còn có một tuyến đường chính sau: Đường thôn Lê Xá- Mai Liên- Thái Bình. Đây là tuyến đường liên thôn đã được xã đầu tư nâng cấp và cải tạo lại, đường đã rải nhựa và đổ bê tông xi măng, chiều dài tuyến đường là 2 km, rộng 5 m, hiện nay tuyến đường từ Lê Xá sang Lộc Hà vẫn chưa được nâng cấp vẫn là đường đất cho nên trời mưa đường bẩn ảnh hưởng đến việc đi lại của nhân dân. Còn tuyến đường từ quốc lộ 3 vào Lộc Hà cũng chưa được cải tạo, mưa thì bẩn, nắng thì bụi, vì vậy trong quy hoạch 2 tuyến đường trên cần phải được cải tạo và tu sửa đáp ứng nhu cầu đi lại của nhân dân. * Thuỷ lợi Hiện xã có một trạm bơm nước cho đồng ruộng, được bắc ở gần cầu Lộc Hà, có 4 máy bơm nước, một cho khu đồng bẩm ngoài trâu, còn 3 máy cho đồng nhà, với một máy bơm nước công suất 1000 m3/h có khả năng cung cấp nước cho 232, 4 ha đất canh tác. Tổng chiều dài các đoạn kênh mương của xã là 30 km. Kênh cấp 1: 1,2 km rộng trong lòng 2 m Kênh cấp 2: 11 km hệ thống kênh này được xây dựng có bề rộng trong lòng 1,2- 0,7 m. Kênh cấp 3: 17,8 km rộng trong lòng 1- 6,6 m, toàn bộ hệ thống kênh này đang xuống cấp cần phải xây dựng và nạo vét trong thời gian tới để phục vụ sản xuất cho bà con nông dân, nhất là trong mùa mưa sắp tới. Với một trạm bơm trên, cộng với hệ thống kênh mương hiện có của xã vấn đề cung cấp nước cho nông nghiệp vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vào mùa mưa lũ thì việc thoát nước đang là vấn đề cần quan tâm. Vì vậy trong tương lai cần phải hoàn thiện và nâng cấp hơn nữa hệ thống thuỷ lợi của xã bằng cách xây dựng và nạo vét lại hệ thống kênh mương và xây nắp thêm máy bơm có như vậy việc cung cấp nước cũng như việc tiêu nước cho đồng ruộng tốt hơn và tạo điều kiện cho nhân dân phát triển nông nghiệp. * Xây dựng cơ bản Trụ sở UBND xã và các công trình như trường học, trạm xá… Hiện nay của xã được bố trí ven đường trục chính và các tuyến đường liên thôn nên việc đi lại rất thuận tiện. Về trường học vừa được xây dựng, trường cấp I và cấp II đều là 2 tầng, có phòng học và bàn ghế đầy đủ, ngoài ra còn có quạt và điện, mỗi phòng 2 quạt và 2 bóng, có nhà thể chất, có sân vận động, như vậy về trường học đã tạm ổn, trong tương lai không phải mở rộng, chỉ cần đủ tư thiết bị kỹ thuật. Về UBND xã là nhà 3 tầng, có nhiều phòng nhưng đã cũ, trang thiết bị thì thiếu, xã chưa có nhà văn hoá , trong tương lai xã cần phải xây dựng và tu sửa lại Uỷ ban, xây dựng thêm nhà văn hoá và đầu tư các trang thiết bị làm việc, ngoài ra đội ngũ cán bộ phải được học thêm để nâng cao trình độ của mình, có như vậy xã mới có sự phát triển được. Về trạm xá thì không đủ phòng, quy mô còn nhỏ, thiếu các trang thiết bị, nên về y tế xã còn hạn chế. Vì vậy cần phải xây dựng và mở rộng trạm y tế, ngoài ra phải đầu tư các trang thiết bị máy móc để khám và chữa bệnh cho nhân dân trong xã, như vậy mới đáp ứng được nhu cầu về y tế cho nhân dân. Trụ sở UBND và trường cấp I cấp II nằm cạnh nhau, gần thôn Du Nội và nhà máy đúc Mai Lâm. Trạm y tế thuộc địa phận thôn Mai Liên và ven đường liên thôn Lê Xá- Mai Liên- Thái Bình. Nhà trẻ mẫu giáo: Xã có 7 nhà trẻ được bố trí lần lượt cho 7 thôn trong xã. Hiện nay chất lượng sử dụng của 7 nhà trẻ còn tốt, bình quân diện tích sử dụng của mỗi nhà trẻ là 350 m2. Với quy mô diện tích như vây sẽ đáp ứng được nhu cầu đến trường của toàn bộ trẻ em trong xã cả hiện tại và trong tương lai. Tuy nhiên để nâng cao chất lượng dạy và học cho các cháu trong các giai đoạn quy hoạch xã cần chú trọng đầu tư, nâng cấp trang thiết bị cho các trường mầm non nói trên. Ngoài ra xã còn có một số công trình công cộng như: Khu chợ chính: Dốc Vân, 500 m2, gồm hai dãy nhà tranh tre được sử dụng để trao đổi và mua bán, ngoài ra mỗi thôn đều có quầy và chợ nhỏ phục vụ cho nhân dân trong thôn. Mỗi thôn đều có một sân vận động, duy chỉ có Lê Xá là chưa có, trong thời gian quy hoạch sẽ bổ xung cho Lê Xá một sân vận động. Xã có 2 trạm biến thế, diện tích của mỗi trạm là 160 m 2 được phân bố ở 2 khu vực thôn Lê Xá và giữa Mai Liên với Thái Bình. Hai trạm biến thế này phục vụ cho Thái Bình, Lê Xá, Mai Liên, Phúc Thọ, Du Nội và một phần thôn Lộc Hà ngoài ra là sử dụng điện của các nhà máy. Hiện nay 100 % dân trong xã đều sử dụng điện của mạng lưới điện quốc gia. Xã có một bưu điện nằm trên quốc lộ 3 thuộc địa phận thôn Lộc Hà, đây là điều kiện thuận tiện đáp ứng cho nhu cầu của người dân trong xã. Toàn xã có 500 máy điện thoại. Nhìn chung hệ thống cơ sở hạ tầng của xã hiện nay tương đối đầy đủ. Tuy nhiên để xây dựng một xã Mai Lâm có cơ sở hạ tầng vững trắc, nhanh chóng trở thành một vùng nông thôn mới thì cần phải nâng cấp, cải tạo hoặc xây dựng mới một số công trình xây dựng cơ bản của xã. * Tình hình sản xuất của các ngành + Ngành trồng trọt Trong những năm gần đây nhờ áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới, mạnh dạn đưa giống cây trồng mới có hiệu quả năng suất cao nên trong những năm gần đây sản lượng lương thực cũng như bình quân thu nhập của người dân xã Mai Lâm đang từng bước được nâng cao. Cùng với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị cao, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trên mỗi ha đất canh tác đã góp phần nâng cao đời sống của nhân dân và hoà mình vào sự phát triển của các xã trong huyện. Diện tích năng suất sản lượng cây trồng và vật nuôi chính của xã trong giai đoạn 1995- 2000 được thể hiện ở bảng 6. Các ngành ĐVT 1997 1998 1999 2000 I. trồng trọt 1.Lúa Xuân - Diện tích Ha 246,56 246,05 246,00 245,96 - Năng suất Tạ/ha 39 37 44 44 - Sản lượng Tấn 961,6 959,6 1082,4 1082,2 2. Lúa Mùa - Diện tích Ha 246,56 246,05 246,00 245,96 - Năng suất Tạ/ha 38 39 42 43 - Sản lượng Tấn 937 959,7 1033,2 1057,6 3. Cây vụ Đông - Diện tích Ha 70 40 35 20 - Năng suất Tạ/ha 80 79 80 81 - Sản lượng Tấn 560 361 280 162 II. Chăn nuôi - Đàn trâu Con 140 90 60 30 - Đàn bò Con 250 247 230 210 - Lợn Con 2126 2100 2235 2500 Qua số liệu thống kê cho thấy trong mấy năm gần đây diện tích đất trồng lúa biến động không đáng kể. Trong nông nghiệp lúa là cây trồng chủ yếu từ năm 1997 tới nay năng suất lúa đã có xu hướng tăng. Năm 1997 diện tích trồng lúa là 246,56 ha, diện tích trồng cây vụ đông là 70 ha sản lượng lương thực quy ra thóc là 2458,6 tấn. Năm 2000 diện tích trồng lúa là 245,96 ha, diện tích trồng cây vụ đông là 20 ha sản lượng lương thực quy ra thóc là 2250 tấn, bình quân lương thực trên đầu người quy ra thóc là 245 kg. Ngoài lúa là cây trồng chính cho sản xuất nông nghiệp xã còn trồng một số cây vụ đông trong đó chủ yếu là ngô, khoai lang, khoai tây và các loại rau, nhưng chủ yếu là phục vụ cho nông nghiệp, nhưng đến nay việc trồng khoai tây đã giảm, thị trường tiêu thụ không có, giống lại đắt nên họ chuyển qua trồng ngô và khoai lang phục vụ cho chăn nuôi. Nhìn chung, nền nông nghiệp của Mai Lâm đã phát triển nhưng chưa toàn diện, năng suất sản lượng cây trồng chính chưa cao tổng giá trị sản lượng nông nghiệp năm 2000 là 11,052 triệu đồng. + Ngành chăn nuôi: Hiện nay hình thức chăn nuôi ở xã Mai Lâm đã chuyển hoàn toàn từ hình thức chăn nuôi tập thể sang chăn nuôi gia đình. Đây là hướng đi đúng và phù hợp với tình hình sản xuất hiện nay. Do vậy các hộ gia đình đã có sự đầu tư đáng kể vào chăn nuôi, đây là nguồn thu nhập đáng kể của mỗi gia đình, ngành chăn nuôi không những tận dụng được các loại lương thực, thực phẩm thừa, trong gia đình mà còn tạo ra được khối lượng lớn phân chuồng để bón cho cây trồng. Trong những năm gần đây đàn trâu, bò dùng làm sức kéo trong xã giảm đi do mức độ cơ giới hoá ở xã ngày càng cao, cày kéo đại bộ là bằng máy. Số lượng lợn trong những năm gần đây của xã được tăng cao (bảng 6). Hiện nay hình thức chăn nuoi gia đình ở xã rất phát triển với quy mô vưa và nhỏ tập trung là nuôi lợn thịt và gia cầm, theo số liêu thống kê ở bảng 6. Năm 2000 toàn xã có tổng đàn trâu 30 con, tổng đàn bò 210 con và tổng đàn lơn 2500 con trong đó có 2300 lợn thịt, hiện tại không những đảm bảo nhu cầu thịt lợn trong xã mà cò phuc vụ cho các vùng khác . Nguồn nuôi trồng thuỷ sản: với 37,14 ha mặt nước nuôi trồng thuỷ sản ngoài việc cung cấp nước để phục vụ sản xuất nông nghiệp, còn tận dụng thả cá và được UBND xã giao cho nhân dân sử dụng dưới hình thức đấu thầu và khoán đã tạo thêm nguồn thu cho ngân sách xã. Đồng thời tạo thêm việc làm cho người lao động và phục vụ nhu cầu về lương thực phẩm cho người dân trong và ngoài xã. 2. Nhận xét và đánh giá chung. Qua điều tra cơ bản về tình hình đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội nói chung, chúng tôi có một số nhận xét sau: Diện tích xã thuộc loại trung bình trong huyện , có điều kiện khí hậu thuận lợi, nguồn nước dồi dào, nhưng còn hạn chế về kênh mương và máy bơm nước, ngoài ra còn hạn chế lớn nhất là chưa tận dụng hết tiềm năng đất, vì vậy mà trong những năm qua diện tích đất hoang nhiều mà không đả động gì đến, năng xuất và sản lượng cây trồng chưa cao. Trong tương lai xã cần triệt để khai thác và đưa vào sử dụng nguồn đất hoang này vào sản xuất nông nghiệp, đi đôi với canh tác đó là tích cực thâm canh tăng vụ ,tận dung nguồn lao động nhàn rỗi và dư thừa trong xã. Trong tương lai xã cần vận động bà con nhân dân làm thêm các nghề như các nghề làm chổi, đan quạt, để tận dụng thời gian nhàn rỗi đồng thời tạo điều kiện giao lưu, trao đổi, mua bán hàng hoá với bên ngoài, nhằm tăng thêm thu nhập cho người dân. Trong nhiều năm qua xã đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn, hạ tỷ lệ tăng dân số, đặc biệt là công tác quản lý Nhà nước về đất đai của Đảng bộ và chính quyền xã hạn chế được tình trạng biến động đất đai, xoá bỏ được tình trạng tự ý lấn chiếm, chuyển đổi mục đích sử dụng đất đai. Khó khăn chính hiện nay của xã là kinh phí và kỹ thụât để thực hiện những chương trình cơ bản trong việc phát triển kinh tế xã hội mà chính quyền và nhân dân trong xã đề ra. Một số chỉ tiêu kinh tế xã hội mà xã đạt được trong năm 1999 – 2000. Bảng 7: Giá trị sản lượng ( triệu đồng). Chỉ tiêu Năm 1999 Cơ cấu Năm 2000 Cơ cấu Tổng : Nông nghiệp Công nghiệp – Thủ công nghiệp Thương mại dịch vụ Các ngành khác 20.118 9.235 4.310 4.723 1.850 100% 46% 21,4% 23,5% 9,1% 23.247 11.052 5.360 5.615 1.220 100% 47,5% 23,1% 24,2% 5,2% Bảng 8: Phân loại mức sồng các hộ gia đình Chỉ tiêu Năm 1999 (%) Năm 2000 (%) Tổng 100 100 Hộ nghèo 1,7 1,5 Hộ trung bình 58,1 56,1 Hộ khá trở lên 40,2 42,4 Một số chỉ tiêu khác. Tỷ lệ sử dụng điện 100% Tỷ lệ hộ có nhà kiên cố: 98,7% Tỷ lệ hộ có ti vi, đài: 93% Tỷ lệ hộ có xe máy: 47% Tỷ lệ hộ có điện thoại: 26% 3. Phương hướng, mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đến năm 2010 3.1. Phương hướng phát triển kinh tế. Trong những năm tới để thúc đẩy sự phát triển kinh tế của xã thì cần phải phát triển đồng bộ cuả các ngành nghề trong xã, căn cứ vào điều kiện thực tế, điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, căn cứ vào hướng phát triển kinh tế xã hội của Thành Phố Hà Nội và huyện Đông Anh, dựa vào kinh nghiệm của các điển hình kinh tế trong vùng, chúng tôi xây dựng định hướng phát triển cho từng ngành kinh tế của xã Mai Lâm như sau: * Ngành trồng trọt. Trong tương lai do ảnh hưởng của sự đô thị hoá mà dẫn tới tình trạng giảm diện tích đất nông nghiệp. Sự phát triển đô thị hoá sẽ làm tăng nhu cầu sử dụng đất chuyên dùng và đất ở. Để khắc phục tình trạng mất diện tích đất nông nghiệp thì phương pháp tối ưu nhất là cải tạo, khai hoang, phục hoá đất hoang chưa sử dụng có thể đưa vào sản xuất nông nghiệp và chuyển đổi cơ cấu cây trồng sao cho trên một đơn vị diện tích đất canh tác đem lại năng suất và hiệu quả cao nhất. Như vậy để ổn định và phát triển ngành sản xuất nông nghiệp cần: Chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đối với ngành trồng trọt thì trong tương lai lúa vẫn là cây trồng chính của xã Mai Lâm. Tiến hành chuyển đổi giống từ loại tẻ thường 203 và các loại giống thoái hóa, năng suất kém sang các loại giống mới có năng suất và chất lượng cao như các loại lúa siêu thuần chủng C70, C71, Tám, Chi hương, Nếp hoa vàng… phấn đấu đạt giá trị tương đương 4,5- 5,5 tấn/ha. Đẩy mạnh đầu tư vốn, lao động, kỹ thuật thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất cây trồng, đưa giống có năng suất cao vào sản xuất nông nghiệp. * ổn định và sản xuất cây vụ đông. Cùng với việc đưa các giống lúa có năng suất và chất lượng cao vào sản xuất nông nghiệp cần phải tiến hành sản xuất cây vụ đông. Đối với vùng trồng lúa Miền Bắc, cây vụ đông có ưu thế sinh trưởng trong điều kiện thời tiết thích hợp đem lại năng suất cao, phục vụ cho chương trình xuất khẩu. Ngoài việc trồng ngô, khoai lang, lạc và một số cây trồng khác trong giai đoạn quy hoạch chúng tôi đưa 1,58 ha đất hoang bằng chưa sử dụng có khả năng cải tạo để đưa vào trồng màu, song song với nó cần trú trọng phát triển các cây trồng cho năng suất và chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của thị trường như: Lạc, khoai tây… trong những năm gần đây việc nhập khẩu các loại khoai tây của Trung Quốc vào thị trường đã làm ảnh hưởng tới đầu ra của nhân dân, do vậy việc trồng khoai tây đã giảm rõ rệt trong một vài năm gần đây. Phấn đấu đến năm 2010 cây trồng vụ đông của xã sẽ phát triển mạnh và đạt hiệu quả năng suất cao 6- 9 tấn/ha bình quân lương thực 300 kg. Nhằm tận dụng triệt để tiềm năng đất đai trong sản xuất nông nghiệp và trong trồng trọt, ngoài việc trồng lúa và cây vụ đông, dự kiến trong giai đoạn quy hoạch chúng tôi sẽ đưa 3,16 ha đất hoang chưa sử dụng khác có khả năng cải tạo để đưa vào trồng rau các loại như: xà lách, rau thơm, cà rốt, xu hào… phục vụ nhu cầu của nhân dân và các vùng lân cận, tăng thêm giá trị thu nhập trên mỗi đơn vị sử dụng đất. * Nhập một số ngành trồng trọt chính. Trong giai đoạn quy hoạch chúng tôi dự kiến sẽ đưa kết hợp trồng cây ăn quả ngắn ngày trong diện tích đất vườn tạp ở các khu dân cư trong xã như: táo, hồng xiêm, bưởi… diện tích tối đa có thể sử dụng được là 4,05 ha. Để thực hiện các chuyển đổi trên một cách có hiệu quả cần phải có sự quan tâm của các ngành nông nghiệp và sự giúp đỡ của các tổ chức khuyến nông về kinh nghiệm và tổ chức giống, kỹ thuật cho các hộ gia đình và cá nhân có nguyện vọng sản xuất. Trong giai đoạn từ năm 2000- 2010 xã cần mạnh dạn tổ chức cho thực hiện mô hình trang trại cùng với mô hình tổ chức nông nghiệp, xã sẽ khuyến khích đấu thầu khu cực đất hoang hoá để tổ chức sản xuất theo mô hình VAC với các loại cây ăn quả, hoa, cây cảnh, kết hợp với chăn nuôi. *Ngành chăn nuôi. Trong tương lai xã cần chuyển đổi hoàn toàn cơ cấu chăn nuôi theo mô hình chăn nuôi hộ gia đình. Tạo điều kiện giống, vốn, kỹ thuật và khuyến khích các hộ gia đình chăn nuôi gia súc, gia cầm với quy mô và cơ cấu đàn tuỳ theo khả năng kinh tế của từng hộ. Cơ cấu vật nuôi trong các hộ gia đình là chăn nuôi lợn- gà, gà công nghiệp. Bên cạnh đó là việc tổ chức cho việc đấu thầu hoặc giao khoán những diện tích đất mặt nông nghiệp để nuôi trồng thuỷ sản nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách xã, tạo công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân và tận dụng tiềm năng diện tích mặt nước hoang chưa sử dụng của xã. Đồng thời đề nghị chính quyền xã có chính sách ưu đãi cho những đối tượng tham gia sản xuất trên những diện tích đất này. * Ngành nghề phụ và dịch vụ. Trong tương lai thương mại và dịch vụ sẽ phát triển mạnh cạnh tranh với sự phát triển nông nghiệp, nông nghiệp sẽ mất vai trò chỉ đạo trong cơ chế thị trường mở cửa như hiện nay. Mở rộng và phát triển các ngành nghề sẽ tạo điều kiện thu hút nguồn lao động đang dư thừa, nhàn rỗi trong nông thôn, tạo ra nguồn sản phẩm hàng hoá có chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, mang lại thu nhập cho mỗi hộ gia đình, tăng thu nhập cho nhân sách xã. Với nghề trạm trổ và điêu khắc, trong tương lai xã cần khôi phục bằng việc mở rộng quy mô sản xuất, cho công nhân học thêm để nâng cao tay nghề, có như vậy thì sản phẩm tạo ra sẽ có chất lượng cao, cạnh tranh được với thị trường bên ngoài. Đây là thế mạnh phát triển kinh tế của xã trong những năm tới cần đầu tư các trang thiết bị máy móc kỹ thuật và xây dựng nhà xưởng kho hàng. Ngoài ra trong xã còn có một số ngành phụ khác như nuôi cá, làm chổi tre, trẻ lạt và đan quạt nan. Đây là một số ngành nghề truyền thống đã có từ lâu đời của nhân dân trong xã, mức thu nhập của ngành này chỉ trung bình nhưng tạo thêm cho người dân có việc làm. Ngành thương nghiệp dịch vụ của xã cần chú trọng phát triển hơn nữa về dịch vụ ăn uống, giải trí công cộng, thăm viếng lễ hội, phát triển ngành thông tin bưu điện và các ngành dịch vụ phục vụ cho sản xuất nông nghiệp . Trong tương lai cơ cấu kinh tế của xã nông nghiệp vẫn giữ vai trò chính nhưng giảm so với trước, công nghiệp- thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ sẽ phát triển mạnh đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của thời đại. Đến năm 2010 cơ cấu phát triển kinh tế của xã sẽ là: nông nghiệp chiếm 40,7% tổng giá trị sản phẩm của xã, thương mại và dịch vụ chiếm 32,4%, công nghiệp- thủ công nghiệp chiếm 26,9%. * Phát triển văn hoá xã hội. Sự phát triển của kinh tế luôn gắn liền với sự phát triển văn hoá xã hội, khi đời sống của của nhân dân được ổn định và nâng cao kéo theo đời sống xã hội, nhu cầu văn hoá cũng vì thế mà được nâng cao. Bên cạnh việc giữ gìn và phát huy truyền thống văn hoá lâu đời của cha ông là việc thừa hưởng học hỏi nền văn hoá tiến bộ của các nơi khác góp phần làm cho xã hội ổn định, công bằng, văn minh. Đó chính là mục tiêu phát triển văn hoá, xã hội của chính quyền và nhân dân xã Mai Lâm từ nay cho đến năm 2010. Thực hiện chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong nhiều năm qua xã Mai Lâm coi việc giảm dân số là nhiệm vụ quan trọng, bởi vậy tỷ lệ tăng dân số của xã thấp chỉ có 1,2% đồng thời đưa ra mục tiêu đến năm 2010 phấn đấu giảm tỷ lệ phát triển dân số xuống còn 0,92%. Về vấn đề dân số hợp lý và không cần phải quan tâm trong những năm tiếp theo, không phải cứ như vậy là không để ý đến tình trạng phụ nữ sinh con thứ 3, năm 2000 xã có 3 phụ nữ sinh con thứ 3, trong những năm tới cố gắng không còn phụ nữ sinh con thứ 3, phấn đấu mỗi gia đình chỉ sinh từ 1-2 con và thực hiện chính sách đẻ thưa, đẻ ít để nuôi dạy con cái tốt, xoá bỏ tình trạng phân biệt con trai, con gái trong các hộ gia đình ở xã. Khôi phục và phát triển các ngành nghề truyền thống du nhập những ngành nghề mới để tạo công ăn việc làm cho người lao động ở địa phương, thực hiện đầy đủ các chế độ đối với các đối tượng thuộc diện chính sách. Hoàn chỉnh hệ thống các cơ sở văn hoá, phúc lợi công cộng như đường xá, sân vận động, trường học, trạm xá, câu lạc bộ văn hoá… để nhân dân có điều kiện sinh hoạt, vui chơi, giải trí, học tập và nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân một cách thuận lợi và đầy đủ. Củng cố tăng cường hiệu quả QLNN bằng pháp luật, xây dựng chính quyền xã vững mạnh đáp ứng được yêu cầu quản lý xã hội trong giai đoạn mới. 3.2. Phương hướng sử dụng đất. * Những căn cứ để xây dựng phương hướng sử dụng đất Căn cứ vào chủ trương chính sách lớn của Đảng và chính phủ đối với nông nghiệp và nông thôn. Trong dự thảo báo cáo chính trị trình đại hội 8 của Đảng, một trong những mục tiêu của đất nước ta đến năm 2000 và 2020 là đẩy mạnh công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Nội dung cơ bản của công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong những năm còn lại của thập kỷ 90 là quan tâm đến công nghiệp hoá, hiện đại hóa nông nghiệp và kinh tế nông thôn… phát triển toàn diện nông- lâm- ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông- lâm- thuỷ sản gắn với công nghiệp sản xuất hàng hoá tiêu dùng và hàng xuất khẩu, mở rộng thương nghiệp dịch vụ cả ở thành thị và nông thôn. Đặc biệt coi trọng sản xuất lương thực nhằm đảm bảo an toàn lương thực cho xã nói riêng, góp phần đảm bảo an toàn lương thực cho quốc gia nói chung. Hoàn thiện hệ thống thuỷ lợi, từng bước cơ giới hoá điện khí hoá nông thôn, áp dụng rộng rãi công nghệ sinh học trong sản xuất nông nghiệp. Phát triển công nghiệp chế biến và tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn gần với nguồn nguyên liệu và liên kết với công nghiệp ở đô thị lớn, phát triển các làng nghề làm nghề xuất khẩu và loại hàng dịch vụ. Xây dựng nông thôn mới về giao thông, thuỷ lợi, nhà ở và trường học, trạm y tế, cơ sở thông tin văn hoá, cấp điện, lắp đặt điện thoại. Căn cứ vào điều kiện tự nhiên xu thế phát triển và phương hướng kinh tế xây dựng nông thôn mới của địa phương. Căn cứ vào định hướng quy hoạch của thành phố và huyện để xây dựng định hướng của địa phương cho phù hợp. Chúng ta đều biết đất đai là một trong những nguồn tài nguyên có hạn không chỉ trong phạm vi một nước mà còn toàn thế giới nhưng khả năng sinh lợi của đất là rất lớn vì vậy cần có một kế hoạch sử dụng đất tiết kiệm, hợp lý và hiệu quả nguồn tài nguyên này. Nó không những quyết định tương lai của nền kinh tế một nước mà còn đảm bảo cho sự tồn vong của đất nước nếu không có sự ổn định về chính trị và sự phát triển của xã hội. Xã Mai Lâm là một xã nông nghiệp có diện tích tự nhiên thuộc loại trung bình trong huyện ( 584,08 ha ) địa hình tương đối bằng phẳng, cuộc sống của nhân dân tuy được cải thiện nhưng còn gặp nhiều khó khăn, việc đề ra phương hướng sử dụng đất sẽ là kim chỉ nam dẫn đến sự phát triển bền vững của địa phương. Đây là yếu tố tạo cho người dân yên tâm đầu tư phát triển sản xuất có niềm tin vào tương lai, xoá bỏ cho họ tư tưởng an phận với cuộc sống khó khăn, lạc hậu từ đó có hướng phấn đấu tới một tương lai tốt đẹp hơn. * Đất nông nghiệp Xã Mai Lâm có điều kiện địa lý và thiên nhiên khá thuận lợi cho việc phát triển ngành trồng trọt phong phú và đa dạng nhưng hiện nay năng suất cây trồng chính chưa cao, chưa khai thác hết tiềm năng của đất, khả năng tăng vụ khai thác tốt tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản. Để khắc phục tình trạng này nhiệm vụ đầu tiên là xã cần phải đầu tư nâng cấp và cải tạo hệ thống thuỷ lợi như kênh mương trạm bơm. Dân số theo thời gian ngày càng tăng mà diện tích đất tự nhiên lại không thay đổi do đó sẽ gây áp lực mạnh cho đất đai. Hiện nay diện tích đất chưa sử dụng của xã là 90,12 ha chiếm 15,4% tổng diện tích đất tự nhiên, vì vậy cần phải đẩy mạnh hơn nữa việc khai hoang mở rộng diện tích đất sản xuất, cố gắng lấy diện tích đất nông nghiệp chuyển sang mục đích sử dụng khác. Trong thời gian quy hoạch đến năm 2010 xã từng bước tiến hành thâm canh tăng vụ đưa 6.307 ha đất một vụ có khả năng cải tạo thành đất 2 vụ, đưa 58,4298 ha đất 2 vụ thành đất 3 vụ, đưa 1,58 ha diện tích đất hoang bằng chưa sử dụng thành đất 1 vụ màu. Ngoài việc tiến hành thâm canh tăng vụ, cũng cần cải tạo đồng ruộng, đầu tư phân bón, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất hoàn thiện hệ thống tưới, tiêu nước cho cây trồng nhằm ổn đinh và nâng cao năng suất cây trồng, tăng cao sản lượng lương thực của xã đạt 2752,2 tấn/năm, tăng so với hiện trạng là 2250 tấn/năm, bình quân lương thực trên khẩu đạt 300 kg. * Đất ở Trong quá trình phát triển xã hội thì sự phát triển dân số gia tăng số hộ dẫn đến sự mở rộng đất khu dân cư là điều tất yếu. Mai Lâm là xã thuộc huyện ngoại thành chịu ảnh hưởng rất lớn của sự đô thị hoá, lấn chiếm các diện tích đất khác làm nhà ở. Việc phát triển mơ rộng khu dân cư trên cơ sở Luật đất đai, các văn bản pháp luật có liên quan trên cơ sở phát triển sao cho phù hợp với tình hình thực tiễn của xã, tốc độ đô thị hoá của khu vực, hạn chế thấp nhất việc lấy đất sản xuất nông nghiệp đặc biệt là đất canh tác hàng năm sang làm nhà ở, cần tận dụng diện tích đất trống đất hoang để xây dựng cơ bản trong các điểm dân cư đã hết ý nghĩa sử dụng. Để đảm bảo công bằng xã hội, chấp hành nghiêm chỉnh Luật đất đai việc cấp đất ở mới phải đảm bảo đúng nguyên tắc, đúng tiêu chuẩn, đúng đối tượng và đúng mục đich sử dụng. Theo dự tính đến năm 2010 diện tích đất ở của xã sẽ là 55,3 ha tăng so với hiện nay là 1,83 ha. * Đất chuyên dùng Trong những năm quy hoạch cần ưu tiên quỹ đất cho giao thông nhằm mục đích mở rộng, nâng cấp và cải tạo làm mới một số tuyến đường trong xã như đường liên thôn Lê Xá- Lộc Hà, đường từ quốc lộ vào thôn Lộc Hà và tuyến đường từ UBND xã tới thôn Du Nội, ngoài ra còn phải bê tông hoá các tuyến đường thôn xóm nhất là thôn Lê Xá để phục vụ việc đi lại sinh hoạt của nhân dân. Dự kiến đến năm 2010 diện tích làm đường giao thông sẽ tăng thêm 0,72 ha + Đất thuỷ lợi Để khai thác triệt để tiềm năng đất nông nghiệp của xã, nâng cao hệ số sử dụng đất, tạo điều kiện cho việc thâm canh tăng vụ thì trong tương lai xã cần có kế hoạch nạo vét tu sửa các tuyến kênh mương hiện có, đồng thời làm một số công trình mương tiêu để hạn chế tình trạng ngập lụt vào mùa mưa. Dự kiến trong tương lai diện tích đất thuỷ lợi sẽ tăng là 0,06 ha. + Đất xây dựng cơ b

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docfdhgjhkjh.doc
Tài liệu liên quan