Đề tài Quy hoạch tổng thể phát triển các khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên đại bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020

TRANG

PHẦN MỞ ĐẦU 1

PHẦN MỘT: TIỀM NĂNG VÀ NGUỒN LỰC ĐỂ PHÁT TRIỂN KCCN 4

1.1. Quỹ đất và cơ cấu đất dành cho phát triển các KCCN 4

1.2 - Tài nguyên nước phục vụ cho nhu cầu phát triển KCCN. 5

1.2.1. Nguồn nước mặt 5

1.2.2. Nguồn nước ngầm 5

1.3. Tiềm năng về khoáng sản 5

1.4. Tài nguyên rừng 6

1.5 - Khả năng cung cấp nước sạch và hệ thống phân phối điện 6

1.6 - Tình hình đô thị hóa và quy hoạch đô thị 7

1.7 - Nguồn nhân lực phục vụ các Khu, cụm CN 8

1.7.1. Dân số 8

1.7.2. Lao động và chất lượng lao động 8

1.8 - Khả năng đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội 9

1.8.1. Các chỉ tiêu kinh tế Phú Thọ giai đoạn 2001-2005 9

1.8.2. Các chỉ tiêu phát triển công nghiệp 11

1.9 - Đánh giá tác động của các yếu tố đến phát triển KCCN 12

1.9.1 Những thuận lợi, tác động tích cực đến phát triển KCCN 12

1.9.2. Những khó khăn và tác động không thuận lợi cần khắc phục 13

PHẦN HAI: PHÂN TÍCH VÀ DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP-TTCN CỦA TỈNH 14

2.1. Đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước 14

2.2. Hiện trạng phát triển các Khu, cụm CN cả nước 15

2.2.1. Hiện trạng phát triển các KCN cả nước 15

2.2.2. Mục tiêu, định hướng quy hoạch khu công nghiệp cả nước. 15

2.3. Xu hướng phát triển các Khu, cụm CN hiện nay 16

PHẦN BA: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CÁC KHU, CỤM CÔNG NGHIỆP - TTCN TỈNH PHÚ THỌ 19

I. Tình hình triển khai xây dựng các khu, cụm công nghiệp - TTCN tại các huyện, lỵ trên địa bàn Tỉnh 19

II. Bảng tổng hợp hiện trạng các K-CCN-TTCN 24

III. Đánh giá về thành tựu, hạn chế, nguyên nhân rút ra bài học KN 26

PHẦN BỐN. PHẦN QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC KCCN 31

4.1. Quan điểm định hướng phát triển 31

4.2. Mục tiêu phát triển 31

4.2.1. Mục tiêu chung. 31

4.2.2. Mục tiêu cụ thể 32

4.3. Quy hoạch phát triển các Khu, Cụm công nghiệp – TTCN 34

4.3.1. Luận chứng hình thành các khu, cụm công nghiệp - TTCN 34

4.3.2 Luận chứng hình thành các trục, hay dải hành lang CN 36

4.3.3 Luận chứng bảo vệ môi trường 37

4.3.4. Quy hoạch tổng thể phát triển các Khu, cụm CN- TTCN 38

4.4. Các chương trình và danh mục các dự án đầu tư 64

PHẦN NĂM: NHỮNG GIẢI PHÁP, CHÍNH SÁCH 73

I. Các giải pháp 73

1. Giải pháp về quy hoạch. 73

2. Giải pháp về cơ chế, chính sách thu hút đầu tư và ưu đãi đầu tư 75

3. Giải pháp phát triển khoa học và công nghệ 75

4. Giải pháp đào tạo, chuẩn bị lực lượng lao động có kỹ thuật 76

5. Giải pháp bảo vệ môi trường 78

II. Tổ chức thực hiện 80

III. Kiến nghị 81

IV. Phụ Lục 83

 

doc88 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2136 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy hoạch tổng thể phát triển các khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên đại bàn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến năm 2020, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1477 ha, năm 2015: tăng thêm khoảng 1970 ha. b) Về lựa chọn địa điểm các khu, cụm công nghiệp: - Các địa điểm bố trí hình thành khu, cụm công nghiệp phải phù hợp với điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái, thuận lợi cho xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông, cấp điện, cấp thoát nước, đảm bảo và có đủ đất để mở rộng và phát triển trong định hướng 20-30 năm. - Địa điểm phân bố khu, cụm công nghiệp được bố trí ở những khu vực thuận tiện cho vận chuyển, bảo quản nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm. Quy mô khu, cụm công nghiệp và quy mô xí nghiệp phải phù hợp với công nghệ và điều kiện kết cấu hạ tầng bên ngoài để đảm bảo hiệu quả kinh tế, xã hội, môi trường. - Vị trí chọn khu cụm công nghiệp nên ở vùng gò đồi, đầm, đất canh tác kém, cuối nguồn nước để hạn chế ảnh hưởng đến nông nghiệp, môi trường và sinh hoạt của dân cư, bảo vệ môi trường sinh thái. c) Theo kinh nghiệm của các quốc gia phát triển khu công nghiệp và ở một số tỉnh phát triển KCN thành công thì địa điểm phân bố khu công nghiệp phải có những yếu tố sau: - Có vị trí địa lý, điều kiện kết cấu hạ tầng tốt. Vùng nguyên liệu và một số cơ sở hạ tầng công nghiệp đã có sẵn để hình thành các cơ sở công nghiệp tập trung. Đồng thời việc lựa chọn địa điểm còn phải xuất phát từ trình độ phát triển kinh tế xã hội của địa phương và thị trường tiêu thụ ở trong nước và nước ngoài. - Tiền lương của người lao động có thể chưa cao, nhưng điều kiện làm việc cần thuận lợi hơn so với các cơ sở bên ngoài khu, cụm công nghiệp. - Chế độ thuế ưu đãi thấp ở mức có thể, các loại phí theo thông lệ quốc tế. - Phương tiện thông tin liên lạc thuận lợi, giá rẻ. - Nguồn điện cung cấp đầy đủ, ổn định. - Nguồn nước công nghiệp theo tiêu chuẩn được cung cấp đầy đủ. - Các ngành công nghiệp phụ trợ phát triển khá (nguyên vật liệu, thiết bị, phụ tùng...) - Các quy định về thủ tục đơn giản, nhanh chóng và dễ hiểu. - Các tiện nghi thuận lợi (ăn ở, giải trí, giáo dục, y tế ...) 2. Luận chứng hình thành các trục công nghiệp hay dải hành lang công nghiệp trên địa bàn. Căn cứ vào địa hình, Phú Thọ có 2 tiểu vùng sau: - (1) Tiểu vùng miền núi gồm các huyện Thanh Sơn, Yên Lập và một phần của huyện Hạ Hoà, Cẩm Khê có diện tích tự nhiên hơn 182.475 ha, dân số 418.266 người, mật độ dân số 228 người/km2; có độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 200 - 500 m. Đây là tiểu vùng đang khó khăn về giao thông và dân trí còn thấp lại nhiều dân tộc nên việc khai thác tiềm năng nông lâm, khoáng sản ... để phát triển kinh tế- xã hội còn hạn chế dẫn tới khó khăn trong việc bố trí các khu, cụm công nghiệp. - (2) Tiểu vùng trung du, đồng bằng gồm TP. Việt Trì, thị xã Phú Thọ và các huyện Lâm Thao, Phù Ninh, Thanh Thuỷ, Tam Nông, Đoan Hùng và phần còn lại của huyện Cẩm Khê, Hạ Hoà. Diện tích tự nhiên 169.489 ha, dân số 884.734 người, mật độ dân số 519 người/ km2, có độ cao trung bình so với mực nước biển từ 50 - 200m. Đây đang là tiểu vùng có kinh tế- xã hội phát triển khá, tiềm năng nông lâm, khoáng sản được khai thác tốt; khá thuận lợi về điều kiện giao thông vận tải, có đất đai phù hợp cho phát triển khu, cụm công nghiệp tập trung và đô thị. Hiện tại, 80% công nghiệp của tỉnh nằm ở tiểu vùng 2. Trong điều kiện nguồn vốn đầu tư còn hạn chế và để phát huy nhanh lượng đầu tư, cần tạo điều kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế đầu tư phát triển ở tiểu vùng 2 và tiểu vùng này sẽ có tác dụng thúc đẩy, lôi kéo tiểu vùng 1. Mặt khác, để giảm bớt khoảng cách phát triển giữa hai tiểu vùng, phải quan tâm xây dựng một số cụm CN ở tiểu vùng 1 nhằm khai thác triệt để tiềm năng phát triển của tiểu vùng này, trước hết phải đẩy mạnh phát triển giao thông, đưa công nghiệp chế biến lên tiểu vùng 1, phát triển mạnh ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và các lĩnh vực liên quan khác. Xét về khía cạnh giao thông hiện nay, các khu, cụm CN sẽ được phát triển theo 2 tuyến trục quốc lộ 2 và 32C: Tuyến quốc lộ 2 với hạt nhân là TP. Việt Trì có KCN Thuỵ Vân, tiếp đến là KCN Phù Ninh, cụm CN Phú Hà ... Tuyến quốc lộ 32C (kéo dài từ 32A) phát triển chậm hơn, nhưng có nhiều triển vọng vì cùng khoảng cách tới Hà Nội như Việt Trì, gần Khu công nghệ cao Hoà Lạc, hạt nhân của tuyến này là KCN Trung Hà, các cụm CN và tiếp đến có nhiều đất để có thể phát triển thêm KCN Tam Nông. Tuy nhiên, khi hạ tầng giao thông phát triển hơn, các cầu mới (theo quy hoạch 5 chiếc) qua sông Lô, sông Đà, sông Hồng được xây dựng và đưa vào hoạt động đúng tiến độ, sự hoà nhập của 2 tuyến trên sẽ sâu rộng hơn, sẽ hỗ trợ nhau phát triển mạnh mẽ. Thực tế hiện nay xu hướng đầu tư cuả các dự án vào các khu, cụm công nghiệp của Phú Thọ đang theo hướng lan dần từ trung tâm tỉnh (Việt Trì) và ở phía Đông Tỉnh (Phù Ninh) ra phía Tây theo quốc lộ 32 và tới phía Bắc và Nam tỉnh theo hành lang đường quốc lộ và các tỉnh lộ. 3. Luận chứng bảo vệ môi trường. Những yếu tố ảnh hưởng đến môi trường khi xây dựng và đưa các khu, cụm CN vào hoạt động bao gồm: chất thải rắn các loại; bụi, khói gây ô nhiễm không khí; ô nhiễm nguồn nước; đặc biệt là khi các dự án đầu tư trong khu, cụm CN đi vào hoạt động; trong số này các ngành sản xuất hoá chất, sản xuất giấy, sản xuất sản phẩm có dùng chất tẩy và nhuộm, các quá trình sơn mạ, làm sạch bề mặt bằng hoá chất đều là các lĩnh vực có tác động lớn đến môi trường xung quanh. Chỉ tiêu bình quân chất thải dự kiến đến năm 2020: - Nước thải sinh hoạt: 100-130l/người/ngày; - Nước thải công nghiệp: 30-45m3/ngày/ha đất nhà máy; - Chất thải rắn sinh hoạt 1-2 kg/ngày/người, thu gom 90%; - Chất thải rắn công nghiệp dự kiến: 0,5 tấn/ngày/ha đất công nghiệp. Các khu, cụm CN đều phải tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường theo thông tư hướng dẫn 490/1998/TT-BKHCNMT (nay là Bộ tài nguyên và Môi trường) ban hành ngày 29 tháng 4 năm 1998 của Bộ KHCN&MT và Luật bảo vệ môi trường ban hành ngày 29/11/2005. Thực hiện những biện pháp quản lý và giảm thiểu các tác động tiêu cực của dự án đối với môi trường: các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, đất trong quá trình thực hiện dự án như sau: - Thực hiện tốt các biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động, vệ sinh môi trường, trong ban quản lý dự án sẽ có cán bộ chuyên trách các vấn đề vệ sinh, an toàn lao động và bảo vệ môi trường. - Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chuyên môn, cơ quan quản lý môi trường địa phương thực hiện tốt các chương trình quan trắc, giám sát chất lượng môi trường trong từng giai đoạn thực hiện dự án. - Khi có yếu tố môi trường phát sinh trong quá trình thực hiện dự án, có thể gây ảnh hưởng đến sức khoẻ người lao động và môi trường xung quanh cũng như trong trường hợp có sự cố môi trường, chủ đầu tư phải báo cáo ngay với các cơ quan chức năng có thẩm quyền của tỉnh Phú Thọ để cùng phối hợp giải quyết nhằm xử lý ngay nguồn gây ô nhiễm. Do đặc điểm là khu, cụm CN bao gồm nhiều ngành nghề sản xuất khác nhau, do đó việc khống chế và giảm ô nhiễm môi trường là một vấn đề phức tạp đòi hỏi phải áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp khác nhau. Các nhà máy xây dựng trong khu, cụm CN phải tuân thủ quy chế quản lý và đầu tư áp dụng cho khu, cụm CN trong đó có các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Khi bố trí các nhà máy cần chú ý việc phân chia thành các nhóm ngành có mức ô nhiễm trung bình và nhẹ để bố trí thành các cụm gần nhau. Khu các nhà máy phải bố trí ở cuối hướng gió chủ đạo so với khu dịch vụ hành chính. Trong đó, các nhà máy có mức ô nhiễm trung bình phải bố trí sau hướng gió, cuối dòng chảy so với các nhà máy có mức ô nhiễm nhẹ. Phải có vùng đệm giữa khu sản xuất công nghiệp và khu dịch vụ hành chính, cũng như cả khu đối với địa bàn dân cư xung quanh. 4. Quy hoạch tổng thể phát triển các Khu, cụm công nghiệp -TTCN tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006-2015, đinh hướng đến năm 2020. 4.1. Nguyên tắc chung: - Căn cứ vào chức năng, cơ cấu ngành nghề công nghiệp đầu tư vào khu, cụm CN để quy hoạch tính toán sử dụng đất và lao động cũng như các công trình kết cấu hạ tầng khác một cách hợp lý. - Thiết kế quy hoạch tổng thể các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật phải đảm bảo các điều kiện sau: Quy hoạch đồng bộ các hạng mục theo tiêu chuẩn thiết kế các KCN hiện đại và có tầm nhìn phát triển lâu dài tới năm 2020. Có lộ trình đầu tư hợp lý phù hợp theo các quy hoạch, kế hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh. Các công trình phụ trợ phải đảm bảo đủ công suất phục vụ, dành quỹ đất để xây dựng các công trình công cộng phục vụ sinh hoạt cho người lao động. Việc xây dựng các hạng mục hạ tầng có thể thực hiện theo kiểu cuốn chiếu, theo quy hoạch chi tiết được phê duyệt. 4.2. Quy hoạch các phân khu chức năng và giải pháp thiết kế trong các khu, cụm CN: + Mỗi khu, cụm CN thiết kế đều có cơ cấu sử dụng đất như sau: Đất XD nhà máy, xí nghiệp: 70 - 75% Đất XD các công trình kỹ thuật: 0,5 - 1% Đất XD trung tâm quản lý điều hành: 0,5 - 1% Đất XD các công trình giao thông: 10 - 12% Đất cây xanh và xử lý kỹ thuật môi trường: 10 - 14% + Phân chia lô đất xây dựng: Quy hoạch chia thành những Modul từ 1-2 ha đến 15 ha cho một lô xây dựng. Đảm bảo có đầy đủ điện, nước cung cấp cho từng lô đất xây dựng. Phương án quy hoạch chia lô phải đáp ứng được nhu cầu sử dụng đất của các nhà đầu tư. + Mỗi khu, cụm CN đều phải xây dựng từ 1 hoặc 2 trạm xử lý nước và một trạm biến áp cung cấp điện (tuỳ nhu cầu công suất và theo giai đoạn). Đường ống cấp nước và điện sẽ cung cấp đến các trạm biến áp chuyên dùng cho từng nhà máy tùy theo công suất thiết kế. + Hệ thống thoát nước nhà máy được thiết kế hiện đại theo tiêu chuẩn riêng. + Hệ thống thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt (đã qua xử lý) đi chung một đường thoát ra hệ thống thoát chung của khu, cụm CN. + Các chất thải rắn được tập trung vào khu xử lý kỹ thuật và được chuyển tới nơi quy định để xử lý theo quy hoạch chung của Tỉnh. + Biện pháp bảo vệ và quản lý vệ sinh môi trường: Thống nhất quản lý của cơ quan môi trường Tỉnh. Mọi nhà đầu tư xây dựng nhà máy xí nghiệp đều phải giải trình và được phép của cơ quan quản lý môi trường tỉnh về phương án xử lý và bảo vệ môi trường và lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo điều 14 Luật bảo vệ môi trường. 4.3. Một số định hướng cụ thể về cơ sở hạ tầng: điện, nước, viễn thông. a.) Định hướng phát triển hệ thống điện cho khu, cụm công nghiệp: Việc cấp điện nói chung đã được tính toán chung trong Quy hoạch điện lực Phú Thọ. Riêng công suất cho các khu, cụm công nghiệp mới hình thành được tính trung bình là 300 KW/ha (với hệ số đồng thời 0,8 và có hệ số phi 0,85) và được xem xét vận dụng theo các chỉ tiêu sau: - Công nghiệp cơ khí, luyện kim, sản xuất VLXD: 300-450 kW/ha; - CN chế biến nông lâm sản: 250 - 300 KW/ha; - CN điện tử, sản xuất hàng tiêu dùng: 200-300 KW/ha; (Nhà máy dệt may 400 KW/ha) - Tiểu thủ công nghiệp: 80-120 KW/ha; - Kho tàng: 60-100 KW/ha; - Giao thông 8KW/ha; - Công cộng, khu điều hành 100 KW/ha; - Cây xanh, mặt nước 50 KW/ha b.) Định hướng quy hoạch cấp nước cho khu, cụm công nghiệp: + Tiêu chuẩn cấp nước: - Cho công nghiệp 45m3/ha ngày; - Nước sinh hoạt cho CBCNV: 60l/người/ngày/đêm; - Nước tưới cây, đường: 8m3/ha/ngày; - Dự phòng 10% lượng cung cấp; - Hệ số không điều hòa ngày 1,2; - Hệ thống không điều hòa giờ là 1,5; - Số giờ 24. + Các khu, cụm CN sát đô thị sẽ dùng hệ thống cấp nước của đô thị. d.) Định hướng phát triển bưu chính, viễn thông: + Tiêu chuẩn dung lượng: - 11 thuê bao cố định/ha, dự phòng gấp đôi bao gồm cả thuê bao di động. - Mỗi khu, cụm lớn đều được bố trí cơ sở bưu điện, dự kiến đặt sát khu điều hành. Đối với các cụm nhỏ được quan tâm kết hợp mở rộng bưu điện địa phương. Đặc biệt quan tâm mở rộng dịch vụ internet tốc độ cao, dịch vụ điện thoại liên tỉnh và quốc tế. Hệ thống cáp thông tin đặt dọc theo trục giao thông để đảm bảo cung cấp thông tin cho từng lô nhà máy. 4.4. Nội dung quy hoạch: Thành phố Việt Trì: Phát triển 2 cụm CN đến năm 2010 (không kể 01 cụm trực thuộc Ban QLKCN), tổng diện tích 2 cụm gần 44 ha, tập trung vào công nghiệp sạch, công nghiệp giá trị gia tăng cao; sau năm 2010 không phát triển thêm. Cụm Phượng Lâu I có thể xem xét xử lý chất thải tập trung, để giảm chi phí. 1. Cụm CN Bạch Hạc a- Quy mô và địa điểm: 30 ha, tại Phường Bạch Hạc có vị trí địa lý thuận lợi là cửa ngõ phía Nam của Tỉnh, gần QL 2, gần sông và cảng Việt Trì. Tuy nhiên, cần cân nhắc khi quy hoạch chi tiết với cụm CN hiện đã có và đang trực thuộc Ban QLKCN. b- Định hướng các loại hình công nghiệp sẽ đầu tư là công nghiệp sạch, Chế tạo cơ khí -điện tử. c- Điều kiện cơ sở hạ tầng của cụm công nghiệp: - Giao thông: cần xây dựng đường nội bộ và đường ra QL2. - Cấp điện: nhu cầu công suất 6.000 KW, dự kiến cấp từ trạm 22 KV riêng. - Cấp nước: Dùng nước sạch với công suất 1.350 m3/ngày đêm, dùng chung với hệ thống nước thành phố. - Hệ thống thông tin liên lạc với nhu cầu 330 thuê bao khi lấp đầy 70% đất. d. Vấn đề bảo vệ môi trường. Tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường theo thông tư hướng dẫn 490/1998/TT-BKHCNMT. Lượng nước thải cần xử lý hơn 1.000 m3/ngày, được xử lý qua 01 trạm riêng. e. Nhu cầu đầu tư: Giai đoạn đến 2010 khoảng 40 tỷ VNĐ. f. Dự kiến thu hút đầu tư 8 DN, tổng vốn đầu tư 100 tỷ VNĐ. Thu hút lao động: 5000-6.000 người, dự kiến tuyển dụng chủ yếu ở Việt Trì. 2. Cụm CN Phượng Lâu I. a- Quy mô và địa điểm: 14 ha, tại xã Vân Phú. b- Định hướng các loại hình công nghiệp sẽ đầu tư là công nghiệp sạch. c- Điều kiện cơ sở hạ tầng của cụm công nghiệp: - Giao thông: cần xây dựng đường nội bộ và đường ra QL2. - Cấp điện: nhu cầu công suất 2.800 KW, dự kiến từ trạm 22 KV chung với các phụ tải khác. - Cấp nước: Dùng nước sạch với công suất 630 m3/ngày đêm, dùng chung với hệ thống nước thành phố. - Hệ thống thông tin liên lạc với nhu cầu 150 thuê bao khi lấp đầy 70% đất. d. Vấn đề bảo vệ môi trường. Tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường của TP. Việt Trì. Lượng nước thải cần xử lý hơn 600 m3/ngày, được xử lý trước khi thải ra ngoài cụm. e. Nhu cầu đầu tư hạ tầng: khoảng 40 tỷ VNĐ f. Nhu cầu lao động: 1000 người, tuyển dụng tại chỗ và ở TP. Việt Trì. Huyện Phù Ninh: Ngoài KCN Phù Ninh, trên địa bàn huyện sẽ hoàn thiện cụm CN Đồng Lạng và xây dựng mới cụm Phú Gia. Tổng diện tích quy hoạch 122 ha, đến năm 2010, thực hiện 82 ha. Phù Ninh có thuận lợi là CN đã phát triển khá, đặc biệt là ngành giấy, chế biến nông lâm sản; trình độ lao động khá; Gần Việt Trì, có QL 2 và cảng sông; tương lai có đường cao tốc đi qua. Xây dựng Cụm CN Liên Hoa -Trạm Thản trong giai đoạn sau năm 2010, với qui mô 30 ha, tại địa phận xã Liên Hoa, xã Trạm Thản, dự kiến vốn 45 tỷ VNĐ. 1. Hoàn thiện Cụm CN Đồng Lạng. a- Quy mô và địa điểm: diện tích 41,7 ha, tại Đồng Lạng –Phù Ninh. b- Các loại hình công nghiệp đầu tư là công nghiệp giấy, làng nghề truyền thống, chế biến nông lâm sản, sử dụng nhiều lao động tại chỗ. c- Điều kiện cơ sở hạ tầng của cụm công nghiệp: - Giao thông: cần xây dựng đường nội bộ và nâng cấp đường ra QL2. - Cấp điện: nhu cầu công suất 12.000 KW, từ trạm biến áp riêng. - Cấp nước: Dùng nước sạch với công suất 1.890 m3/ngày đêm, dùng chung với hệ thống nước khu vực. - Hệ thống thông tin liên lạc với nhu cầu 460 thuê bao khi lấp đầy 70% đất, được xem xét đầu tư chung với phát triển viễn thông khu vực. d. Vấn đề bảo vệ môi trường. Tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải các loại của Tỉnh. Tổng lượng nước thải cần xử lý hơn 2000 m3/ngày, được xử lý trước khi thải ra ngoài cụm. e. Nhu cầu đầu tư hạ tầng bổ sung: khoảng 30 tỷ VNĐ đến năm 2010. 2. Cụm CN Phú Gia. a- Quy mô và địa điểm: tổng cộng 80 ha, tại xã Phú Lộc, Gia Thanh, Phú Nham - Phù Ninh. Giai đoạn đến năm 2010 sẽ thực hiện 40 ha. b- Các loại hình công nghiệp đầu tư là công nghiệp vật liệu xây dựng, làng nghề truyền thống, sử dụng nhiều lao động tại chỗ. c- Điều kiện cơ sở hạ tầng của cụm công nghiệp: - Giao thông: cần xây dựng đường nội bộ và mở đường ra QL2. - Cấp điện: nhu cầu công suất ban đầu 8.000 KW, sau tăng thêm gấp đôi, nên dùng từ trạm biến áp 22 KW riêng. - Cấp nước: Nhu cầu nước sạch giai đoạn 1 công suất 1.800 m3/ngày đêm, dùng chung với hệ thống nước khu vực. - Hệ thống thông tin liên lạc với nhu cầu giai đoạn I: 440 thuê bao khi lấp đầy 70% đất, được xem xét đầu tư chung với phát triển viễn thông khu vực. d. Vấn đề bảo vệ môi trường. Tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải các loại của Tỉnh. Tổng lượng nước thải cần xử lý hơn 1.600 m3/ngày, được xử lý trước khi thải ra ngoài cụm. e. Nhu cầu đầu tư hạ tầng: khoảng 30 tỷ VNĐ đến năm 2010 và 120 tỷ VNĐ đến năm 2020. Thị xã Phú Thọ: Trên địa bàn Thị xã sẽ xây dựng 3 cụm công nghiệp; Tổng diện tích quy hoạch 200 ha, đến năm 2010 thực hiện 2 cụm 70 ha. Phú Thọ có thuận lợi là nơi có công nghiệp phát triển của Vĩnh Phú trước đây, đặc biệt là chế biến chè, gỗ, nông lâm sản; trình độ lao động khá, có một số cơ sở đào tạo của Tỉnh. Dự kiến, sẽ nâng cấp 1 cụm CN Phú Hà thành KCN sau năm 2010, hoặc sau năm 2015. Sau năm 2010, sẽ đầu tư phát triển thêm cụm CN Hà Lộc, tại xã Hà Lộc, diện tích 10 ha, vốn đầu tư cho hạ tầng dự kiến là 15 tỷ VNĐ. Sau đây là các cụm quy hoạch đến năm 2010: 1. Cụm CN Phú Hà a- Quy mô và địa điểm: 180 - 200 ha, tại Hà Thạch, Hà Lộc, giai đoạn I quy hoạch 120 ha, thực hiện đến năm 2010: 60 ha. b- Các loại hình công nghiệp đầu tư là công nghiệp tổng hợp, chế biến nông lâm sản, sử dụng lao động tại chỗ. c- Điều kiện cơ sở hạ tầng của cụm công nghiệp: - Giao thông: đường nội bộ chiếm 14,5% tổng diện tích và mở đường ra QL2. - Cấp điện: nhu cầu công suất ban đầu là 12.000 KW, dự kiến cấp từ trạm biến áp 110/22 KV chung của thị xã. - Cấp nước: Dùng nước sạch với công suất 2.700 m3/ngày đêm, dùng chung với hệ thống nước khu vực (hiện công suất 10.000 m3/ngày đêm, sẽ tăng lên gấp đôi sau năm 2010). - Hệ thống thông tin liên lạc với nhu cầu 660 thuê bao khi lấp đầy 70% đất, được xem xét đầu tư chung với hệ thống viễn thông thị xã. d. Vấn đề bảo vệ môi trường. Tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải các loại của Tỉnh. Tổng lượng nước thải cần xử lý 2.500 – 7.000 m3/ngày, được xử lý tập trung trước khi thải ra vào hệ thống thải chung của thị xã. e. Nhu cầu đầu tư hạ tầng: Dự kiến 232 tỷ VND, riêng đến năm 2010 cần 116 tỷ VNĐ. 2. Cụm CN Thanh Vinh a- Quy mô và địa điểm: 10 ha, tại Thanh Vinh b- Loại hình công nghiệp đầu tư là công nghiệp cơ khí, sửa chữa thiết bị điện, điện tử. c- Điều kiện cơ sở hạ tầng của cụm công nghiệp: điện, nước.....dùng chung với hệ thống của thị xã. Tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải các loại của thị xã và Tỉnh. d. Nhu cầu đầu tư hạ tầng: Dự kiến 15 tỷ VNĐ. 3. Cụm CN-TTCN & Làng nghề Thanh Minh(sau năm 2010): a- Quy mô và địa điểm:10 ha, tại Thanh Minh b- Loại hình công nghiệp đầu tư là công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm c- Điều kiện cơ sở hạ tầng của cụm công nghiệp: điện, nước.....dùng chung với hệ thống của thị xã. Tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải các loại của thị xã và Tỉnh. d. Nhu cầu đầu tư hạ tầng: Dự kiến 15 tỷ VNĐ. 4. Cụm CN-TTCN & Làng nghề Hà Thạch(sau năm 2010): a- Quy mô và địa điểm: 10 ha, tại Hà Thạch b- Loại hình công nghiệp đầu tư là công nghiệp chế biến nông lâm sản, c- Điều kiện cơ sở hạ tầng của cụm công nghiệp: điện, nước.....dùng chung với hệ thống của thị xã. Tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải các loại của thị xã và Tỉnh. d. Nhu cầu đầu tư hạ tầng: Dự kiến 15 tỷ VNĐ. Huyện Lâm Thao: Những năm qua có công nghiệp - TTCN phát triển mạnh. Ngoài ngành hoá chất của TW, có các ngành nghề VLXD, dệt, chế biến nông lâm sản, mộc, cơ khí, đan lát. Định hướng sản xuất chủ yếu trong các cụm ở đây là dệt may, sản xuất bao bì, công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp hoá chất và vật liệu xây dựng, mộc, cơ khí, chế biến nông lâm sản. Đến năm 2010, huyện Lâm Thao sẽ xây dựng 2 cụm CN, tổng diện tích 55 ha; sau năm 2010 sẽ mở rộng và xây dựng thêm 01 cụm, và 01 Khu CN nâng tổng diện tích lên thêm 430 ha. Sau đây là 2 cụm quy hoạch đến năm 2010: 1. Cụm CN Hợp Hải - Kinh Kệ a- Quy mô và địa điểm: Tổng diện tích 80 ha, tại xã Hợp Hải-Kinh Kệ, giai đoạn I đến năm 2010 quy hoạch 35 ha, thực hiện sau năm 2010: 45 ha. b- Các loại hình công nghiệp tập trung đầu tư là công nghiệp dệt may, sản xuất bao bì, công nghiệp phụ trợ cho công nghiệp hoá chất. c- Điều kiện cơ sở hạ tầng của cụm công nghiệp: - Giao thông: Đầu tư đường nội bộ và mở đường nối ra QL2. - Cấp điện: nhu cầu công suất ban đầu là 7.000 KW, dự kiến cấp từ trạm biến áp 110/22 KV chung của hệ thống. - Cấp nước: Dùng nước sạch với công suất 1.575 m3/ngày đêm, dùng chung với hệ thống nước khu vực, sau sẽ tăng lên gấp đôi sau năm 2010. - Hệ thống thông tin liên lạc với nhu cầu 605 thuê bao khi lấp đầy 70% đất, được xem xét đầu tư chung với hệ thống viễn thông của huyện. d. Vấn đề bảo vệ môi trường. Tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải các loại của Tỉnh. Tổng lượng nước thải cần xử lý 1.500 m3/ngày, được xử lý tập trung trước khi thải ra ngoài cụm. e. Nhu cầu đầu tư hạ tầng: Dự kiến 88 tỷ VNĐ, riêng đến năm 2010 cần 30 tỷ VNĐ. 2. Cụm CN thị trấn Lâm Thao a- Quy mô và địa điểm: Tổng diện tích 20 ha, được bố trí phân tán tại một số địa điểm trong thị trấn Lâm Thao. b- Các loại hình công nghiệp tập trung đầu tư là công nghiệp cơ khí phụ trợ, công nghiệp hoá chất, chế biến nông lâm sản, phục vụ tiêu dùng và dân dụng tại chỗ. c- Điều kiện cơ sở hạ tầng của cụm công nghiệp: điện, nước... dùng chung với hệ thống của huyện. Tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải các loại của Tỉnh. d. Nhu cầu đầu tư hạ tầng: Dự kiến 30 tỷ VNĐ, riêng đến năm 2010 cần 20 tỷ VNĐ. 3. Khu CN Lâm Thao sau năm 2010: Quy mô dự kiến khoảng 400 ha, được bố trí tại các xã Vĩnh Lại, Bản Nguyên, Kinh Kệ, Tứ Xã, dọc theo đường xuyên á. Tập trung chủ yếu vào các ngành Công nghiệp tổng hợp, chế biến nông lâm sản, trừ công nghiệp hoá chất độc hại, gây ô nhiễm môi trường. Dự kiến đầu tư trên 650 tỷ đồng Huyện Đoan Hùng: Đoan Hùng là vùng xa của Phú Thọ nhưng có nhiều ưu thế về giao thông, có QL 2 đi qua, sát bên sông Lô và sau năm 2010 sẽ có đường cao tốc Hà Nội- Lào Cai đi qua. Một số nhà đầu tư đã và đang quan tâm đến địa bàn này. Huyện sẽ xây dựng 4 cụm CN với tổng diện tích 317 ha, nhiều nhất so với các huyện khác trong toàn Tỉnh. Riêng đến năm 2010, xây dựng 3 cụm, với tổng diện tích ban đầu 119 ha (Quế Lâm thực hiện sau năm 2010). Các ngành nghề ưu tiên đầu tư là chế biến nông lâm sản, sản xuất VLXD, cơ khí sửa chữa. 1. Cụm CN Sóc Đăng a- Quy mô và địa điểm: Tổng diện tích 97 ha, tại xã Sóc Đăng, giai đoạn I đến năm 2010 quy hoạch 59,3 ha, thực hiện sau năm 2010: 37,7 ha. b- Các loại hình công nghiệp tập trung đầu tư là công nghiệp thực phẩm, sản xuất bao bì, chế biến lâm sản. c- Điều kiện cơ sở hạ tầng của cụm công nghiệp: - Giao thông: đầu tư đường nội bộ và mở đường nối ra QL2. - Cấp điện: nhu cầu công suất ban đầu là 118.000 KW, dự kiến được cấp từ trạm biến áp 110/22 KV riêng. - Cấp nước: Dùng nước sạch với công suất 2.655 m3/ngày đêm, xây dựng hệ thống cấp nước riêng, sau sẽ tăng lên gấp rưỡi sau năm 2010. - Hệ thống thông tin liên lạc với nhu cầu 650 thuê bao khi lấp đầy 70% đất, được xem xét đầu tư chung với hệ thống viễn thông của huyện. d. Vấn đề bảo vệ môi trường. Tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải các loại của Tỉnh. Tổng lượng nước thải cần xử lý 3.500 m3/ngày, được xử lý tập trung trước khi thải ra ngoài cụm. e. Nhu cầu đầu tư hạ tầng: Tổng cộng 218 tỷ VNĐ, riêng đến năm 2010 cần 133 tỷ VNĐ. 2. Cụm CN Chân Mộng a- Quy mô và địa điểm: Tổng diện tích 100 ha, tại xã Chân Mộng, giai đoạn I đến năm 2010 quy hoạch 30 ha, thực hiện sau năm 2010: 70 ha. b- Loại hình công nghiệp tập trung đầu tư là công nghiệp chế biến nông lâm sản. c- Điều kiện cơ sở hạ tầng của cụm công nghiệp: Điện, nước trước mắt dùng chung với hệ thống của huyện. Tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải các loại của Tỉnh. d. Nhu cầu đầu tư hạ tầng: Tổng cộng 50 tỷ VNĐ, riêng đến năm 2010 cần 35 tỷ VNĐ. 3. Cụm CN Ngọc Quan a- Quy mô và địa điểm: Tổng diện tích 100 ha, tại xã Ngọc Quan, giai đoạn I đến năm 2010 quy hoạch 30 ha, thực hiện sau năm 2010: 70 ha. b- Loại hình công nghiệp tập trung đầu tư là công nghiệp chế biến nông lâm sản, sản xuất VLXD và các ngành sản xuất hàng tiêu dùng sử dụng lao động tại chỗ. c- Điều kiện cơ sở hạ tầng của cụm công nghiệp: - Giao thông: Đầu tư đường nội bộ và mở đường nối ra QL2. - Cấp điện: nhu cầu công suất ban đầu là 6.000 KW, dự kiến cấp từ trạm biến áp chung của hệ thống. - Cấp nước: Dùng nước sạch với công suất 1.350 m3/ngày đêm, dùng chung với hệ thống nước khu vực, sau sẽ tăng lên gấp ba sau năm 2010. - Hệ thống thông tin liên lạc với nhu cầu 330 thuê bao khi lấp đầy 70% đất, được xem xét đầu tư với hệ thống viễn thông chung của huyện. d. Vấn đề bảo vệ môi trường. Tuân thủ quy định về bảo vệ môi trường, xử lý chất thải các loại của Tỉnh. Tổng lượng nước thải cần xử lý 1.500 m3/ngày, được xử lý tập trung trước kh

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docQuy hoạch tổng thể phát triển các khu, cụm công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp trên đại bàn tỉnh Phú Thọ đến năm 2020.doc
Tài liệu liên quan