MỤC LỤC
Trang
Lời giới thiệu 1
A. Giới thiểu đề tài 2
B. Nội dung nghiên cưu 2
I. Tìm hiểu quy luật phủ định của phủ định 2
1. Phủ định biển chứng. 2
2. Quy luật phủ định của phủ định. 3
3. Ý nghĩa phương pháp luận của quy luật phủ định của phủ định. 4
II. Đổi mới kinh tế là sự phủ định biện chứng 4
1. Thực trạng đất nước trước 10 năm đổi mới 4
2. Quá trình đổi mới kinh tế 6
III. Những thành tựu nổI bật qua 10 năm đổi mới 15
1. Nền kinh tế đã khắc phục được trì trệ, suy thoái đạt mức tăng trưởng cao, liên tục tương đối toàn diên. 15
2. Nền kinh tế vượt qua được tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng bắt đầu có tích luỹ. 15
3. Lạm phát được han chế và đẩy lùi 16
4. Quan hệ kinh tế đối ngoại đã có bước phát triển đáng kể cả về lượng và chất. 16
5. Đời sống của các tâng lớp dân cư ngày càng được nâng cao hơn. 17
VI. Chủ trương và giải pháp của đảng, nhăm đưa đất nước đi lên tiếp tục phát triển hướng tới thế kỷ XXI. 18
C. Kết luận 19
Tài liệu tham khảo 20
21 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1668 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy luật phủ định của phủ định với sự nghiệp đổi mới kinh tế ở nước ta hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
i ý chí quyết tâm và những nỗ lực lớn lao, nhân dân Việt nam đã khăc phục được những hậu quả nặng nề của cuộc chiến tranh vừa qua, khôi phuc cơ sở công nghiệp, nông nghiệp giao thông vận tải, phục hồi sản xuất, phát triển kinh tế nhất là ở các vùng mới giải phóng.
Tuy nhiên nền kinh tế đất nước phát triển không như mong muốn, sản xuất tăng trưởng chậm, thẩm chí nhièu mặt còn sút kém.Kế hoạch kinh tế 1976- 1981 đã được thực hiển nhưng với kết quả thấp: thu nhập quốc dân tăng 0, 4%/năm (kế hoạch 13-14%/năm) sản lượng công nghiệp tăng 0, 6%/năm (kế hoạch 16-18%/năm), lương thực thiếu nghiêm trọng, bình quân đầu người giảm từ 274, 4 kg(1976)xuống con 263, 2 kg(1980), lảm phát tăng, chỉ số gia tiêu dùng từ 1976 liên tục tăng ở mức hai con số, 1980 là 25, 2%, hang hoá tiêu dùng thiéu nghiêm trọng, .đời sống nhân dân đã khó khăn lại thêm khó khăn, niềm tinh của nhân dân vào sử lãnh đạo của Đảng và Nhà nước bị giảm sút.đất nước ta thực sự lâm vào khủng hoảng nghiem trọng.
b. Giai đoạn 1981-1986
Đứng trước tình hình thực sử khó khăn như vậy. Đảng và Nhà nước đã điều chỉnh những chủ trương, chính sách phát triển kinh tế, từng bước đổi mới tư duy kinh tế, tạo điều kiển cho quá trình hình thành đương lối đổi mới.Nghị quyết hội nghị lần VI của ban chấp hành TW Đảng khoá VI năm 1979 về "Tình hình và nhiệm vụ cấp bách" đã đánh dấu bước khởi đầu đổi mới chính sách và cơ chế quản lý kinh tế.
Trong nông nghiệp chỉ thị 100 của ban bí thư TW Đảng ra đời với nội dung khoán sản phẩm đến người lao động được nhân dân nhiệt liệt hưởng ứng.Nó có tác dụng chặn đứng sự sa sút trong nông nghiệp và mở đầu cho bước đổi mới cơ chế quản lý trong những năm sau, tạo đà cho sự phát triển nông nghiệp trong những năm 1981-1986.
Trong nông nghiệp đã bắt đầu tìm kiếm các giải pháp trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp nhà nước.Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V bước đầu đã có cách nhìn mới trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, thừa nhận miền Bắc tồn tải ba thành phần kinh tế quốc doanh, tập thể và cá thể, miền Nam tồn tại năm thành phần: quốc doanh, tập thể, công tư hợp doanh, tư bản tư nhân và cá thể.
Những chính sách, giải phảp trên đã kích thích sản xuất.Trong giai đoạn này, các chỉ tiêu kinh tế đạt khả quan hơn: thu nhập quốc dân tăng 6, 5%, sản xuất công nghiệp tăng 9, 5%, sản xuất nông nghiệp tăng 4, 9%. Tuy nhiên nền kinh tế vẫn mất cân đối bội chi ngân sách năm 1985 lên tới 36, 6%so với tổng thu.Cuộc điều chỉnh gia, lương, đội tiền năm 1985 vẫn trong khuôn khổ cơ chế cũ, đưa tới hậu quả nặng nề: lãm phat phi mã 774%(1986), lưu thông phân phối rối loạn.Đời sống nhân dân lại khó ohăn chồng chất, lòng tin của nhân dân một lần nữa bị giảm sút.Đất nước lâm vào cuộc khủng hoạng kinh tế, xã hội trầm trọng.
2. Quá trình đổi mới kinh tế
Từ sự tổng kết thực tiễn, phân tích những nguyên nhân chủ quan và khách quan, những bài họcthành công và không thành côngcuả giai đoạn 1976-1985, và với những nhận thức mới vễ CNXH, về xu thế của thời đại.Đại hội VI của Đảng đã đề ra đường lối đội mới toàn diện vàmà trọng tâm là đọi mới kinh tế. Mục tiêu bao trùm của công cuộc là "ổn định tình hình kinh tế xã hội bảo đảm những nhu cầu thiết yếu cho nhân dân, xây dựng những tiền đề cần thiết cho việc đậy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa trong chẳng đường tiếp theo ", từng bước đưa đất nước ra khỏi cuộc khủng hoảng và đi lên, củng cố vững chăc quốc phòng và an ninh.Viêc lấy kinh tế làm trong tâm của cuộc đổi mới và cải cách kinh tế phải đi trước một bướclà tư tưởng chỉ đạo rất đúng đắn của Đảng ta.Bởi vì nếu khộng tiến hành ngay và đúng đổi mới kinh tếthì không thể có điều kiển vật chất để đổi mới các lĩnh vực khác.nội dung vàphương hướng cơ bản của cải cách kinh tế chủ yếu được thể hiển ở các lĩnh vực.
a. Đổi mới quan hệ sản xuất
Từ chỗ trước đây chỉ hướng vào phát triển kinh tế quốc doanh, tập thể chuyển sangthực hiển nhất quán lâu dài chính sách phá triển kinh tế nhiều thành phần theo định hướng XHCN.Các thành phần kinh tế bao gồm: kinh tế quốc doanh, tập thể, cá thể, tư bản tư nhân tư bản nhà nước.Phát triển kinh tế nhiều thành phần là quy luật khách quan phổ biến trong nền kinh tế xã hội, đó cung là sự lửa chọn phù hợp với xu thế thời đại và thực trạng cũng như xu hướng kinh tế của nước ta.
Đâylà một tư duy rất quan trọng của Đảng và Nhà nước ta, xuất phát trước hết từ sự nhận thức rõ hơn thực trạng thấp kém, phân tán nhiều cấp độ của lực lượng sản xuất nước ta.Do đó cần phải có một hệ thống các quan hệ sản xuất phù hợp nhằm sự dụng tôt tiềm năng mạnh của mọi thành phần kinh tế, sự dụng hiểu quả nguồn vốn lao động, đất đai và tài nguyên khác.điều này có ý nghĩa lớn lao không chỉ với kinh tế mà còn là cơ sợ cho sự ổn định xã hội, phat triển tính dân chủ khơi dậy tính sáng tạo của mỗi người lao động cũng như toan xã hội.
Với định hướng như vậy.Nhà nướcđã từng bước xây dựng một hệ thống chính sách, thể chế nhằm sự dụng và hướng dẫn đúng đắn các thành phàn kinh tế, kinh tế quốc doanh không ngừng được củng cố tăng cường để đóng vai trò chủ đảo trong đó doanh nghiệp nhà nước được sắp xếp lại, đội mới tổ chức quản lý và công nghệ để nâng cao hiểu quả, .Kinh tế hợp tác được phát triển theo quan điểm mới, không đồng nhất hợp tác hoá với tập thể hoá tư liệu sản xuất.Kinh tế cá thể, tư bản tư nhânđặc biệt kinh tế tư bản nhà nước được khuyến khích phát triển không hạn chế quy mô, địa bàn hoạt động trọng các lĩnh vực mà pháp luật cho phép.
b. Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế
Nội dung cơ bản của đội mới cơ chế quản lý kinh tế là xoá bỏ cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước.Cơ chế mới gắn sản xuất với thị trường thông qua giá cả hình thành theo quan hệ cung cầu đi đội với thực hiển chế độ tự chủ kinh doanh của các chủ thể kinh tế trong môi trường cạnh tranh bình đẳng.Nhà nước quản lý kinh tế thông qua hệ thống thể chế tín dụng.Công tác kế hoạch được đội mới theo hướng chuyển từ tính pháp lệnh sang tính hướng dẫn là chính, phân biệt quản lý Nhà nước với quản lý kinh doanh của doanh nghiệp.Việc đội mới cơ chế quản lý cũng chính là con đường chủ yếu để nâng cao hiểu quả của mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh cũng như toàn bộ nền kinh tế.
c. Xây dựng nền kinh tế mở, hình thành thị trường thông suổt trong cả nước, gắn với thị trường khu vực và thế giới.
Đây là xu thế khách quan của nền kinh tế thế giới, nó tao đièu kiển cho nền kinh tế nước ta có thể kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.Với quan niểm xây dựng một nền kinh tế mở, khắc phục tính khép kím của nền kinh tế mở.Đại hội VI của Đảng đã chủ trương bố trí lại cơ cấu sản xuất, điều chỉnh đầu tư, nhằm từng bước hình thành cơ cấu kinh tế hợp lý, cả về ngành và vùng.Từ chỗ chú trọng đầu tư vào công nghệp nặng.Đại hội VI quyết định chuyển sang tập trung vào ba mục tiêu lớn: phát triển sản xuất lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu.Trong điều kiẻn nền sản xuất nhỏ phổ biến phải ra sức phát triển nông nghiệp đi đôi với phát triển công nghiệp nhẻ và tiểu thủ công nghiệp nhằm sự dụng tối đa lao động dư thừa, khai thác tài nguyên tại chỗ, sản xuất gần thị trường, đa dạng hoá các hoạt đông kinh tế dịch vụ sản xuất và đời sống.Trong cơ cấu phát triển phải đảm bảo tính đồng bộ, chú trọng đầu tư chiều sâu hoàn thành nhanh để sớm để sớm mang lại kinh tế xã hội.
Tuy nhiên trên thực tế, sau Đại hội VI của Đảng việc đưa đường lối đổi mới vào cuộc sống thật không đơn giản, có lúc khó khăn tưởng chừng không thể vượt qua.Từ năm 1986 đến 1988 lạm phát vẫn ở mức ba con số, năm 1988 nạn đói xảy ra ở nhiều nơi, sản xuất đình đốn thua lỗ, nhiều xí nghiệp nhà máy phải đóng cửa, số người thất nghiệp ngày càng nhiều, đời sống nhân dân vấn khó khăn, vất vả.xảy ra tình trạng như vậy là do cơ chế quản lý củ vẫn chưa được xoá bỏ một cách triệt để thống nhất, cơ chế thị trường vẫn còn nhiều mới mẽ, xa lạ, chưa được chấp nhận, đồng thời diễn biến quốc tế phức tạp, đi liền với sự giảm lớn viện trợ bên ngoài và thu hẹp thị trường truyền thống...đã tác động xấu đến tình hình đất nước.Trước bối cảnh phức tạp đó, Đảng và nhân dân Việt nam vẫn kiên định với đường lối đội mới, ra sức khắc phục khó khăn giữ vựng ổn định chính trị, đậy mạnh phát triển sản xuất, giải quyết những vấn đề cấp bách về kinh tế xã hộ nghi quyết hội nghị lần VI(1999) của ban chấp hành TW Đảng khoá VI đã thực hiện bước ngoặt chủ trương khẳng định chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần là chiến lược lâu dai, chấp nhận nền kinh tế thi trường có sự quản lý của nhà nước.Bước ngoặt này đã tạo cơ sở cho những phát triển liên tục từ đó tới nay.
Qua 10 năm đổi mới nền kinh tế Việt nam đã có những chyển biến sâu sắc và tương đối đồng bộ trên nhiều lĩnh vực:
* Hình thành nền kinh tế nhiều thành phần với vai trò chủ đạo của nền kinh tế nhà nước.
Đây là một chính sách lớn có chiến lược lâu dài thể hiển phương châm (Nhà nước và nhân dân cùng làm).thay mọi việc đều nhà nước lo.Hiến pháp 1992 và luật pháp khẳng định sự tồn tải của năm thành phần kinh tế.Kinh tế quốc doanh, kinh tế tập thể, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân và kinh tế tư bản nhà nước.Các thành phần kinh tế này được phát triển trong sự cảnh tranh bình đẳng, đồng thời mở rộng sự hợp tác liên kết liên doanh với nhau.
Nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ra đời phủ nhận nền kinh tế cũ chỉ có hai thành phần, đó là kinh tế quốc doanh và kinh tế tập thể.Đây là sự phủ định biển chứng vì nó mang tính khach quan vàtính kế thừa.Khách quan vì nền kinh tế nhiều thành phần ra đời là một tất yếu, nó xuất phát từ nhu cầu thực tiẽn của chính bản thân cuộc sống trước công cuộc đổi mới.Kế thừa vì trong kinh tế hàng hoá vì trong nền kinh tế nhiều thành phầnvẫn duy trì hai hình thái là kinh tế quốc doanh và tập thể nhằm khai thác các yếu tố tích cực của cơ chế kinh tế cũ.Sự kế thừa theo nguyên tắc phủ định biển chứngkhông chỉ là nhân tố khắc phục cái cũ và còn là nhân tố găn liền giữa cái cũ và cái mới tạo ra những vòng khâu tất yếu của sự liên hệ phủ thuộc lẫn nhau trong quá trình phát triển kinh tế.Chính vì vậy mà các thành phần kinh tế mới ra đời đều có quan hệ mật thiết với các thành phần kinh tế khác nói chung.
Chính sách mới với kinh tế hàng hoá nhiều thành phần đã làm cho sự nghiệp phát triển kinh tế và xây dựng CNXH nói chung thực sự trở thành sự nghiệp của quần chúng, được xã hội hoá và khai thác mọi khả năng và thế mạnh của các thành phần kinh tế để phát triển sản xuất, tạo lập một nền kinh tế dân tộc mạnh với vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước.Trong văn kiển đại hội ĐảngVIII, kinh tế quốc doanh không còn là một thành phần kinh tế nữa mà chỉ là một bộ phận của kinh tế cả nước, thành phần kinh tế nhà nước bao gồm hệ thống doanh nghiệp nhà nước thuộc các nghành, các lĩnh vực từ sản xuất đến phân phối lưu thông và tiêu dùng trong nền kinh tế quốc dân, hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế văn hoá xã hội thuộc sở hữu nhà nước.
Việc đưa ra mô hình kinh tế nhiều thành phần không làm mất đi vai trò của kinh tế nhà nước, .Trái lải nền kinh tế nhiều thành phần cũng tham gia thì vai trò của kinh tế nhà nước lại càng nặng nề hơn nhưng đúng với chức năng của nó, kinh tế nhà nước với vai trò hướng dẫn cùng với các thành phần kinh tế khác tham gia vào quá trình phát triển của kinh tế xã hội đất nước.Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ gắn bó hữu cơ với các thành phần kinh tế, thể hiển trên các mặt.
Tạo ra sức mạnh vật chất cần thiết, để nhà nước thực hiện hữu hiểu chức năng định hương làm đòn bẩy mở đường cho các ngành kinh tế khac phát triển hiểu quả, thúc đậy tăng trưởng nhanh và lâu bền của toàn bộ nền kinh tế.
Cung ứng hàng hoá dịch vụ cần thiết là trong lĩnh vực kết cấu hạ tầng vật chất giao thông, đường thuỷ và xã hội (giáo dục, y tế...) quốc phòng an ninh và một số ngành trọng yếu khác.
Góp phần bảo đảm vai trò can thiệp, điều tiết vĩ mô của nhà nước khắc phục nhược điểm của kinh tế thị trường.
Mấy năm qua, khu vực kinh tế nhà nước có chuyển biến tích cực, tỉ trọng sản phẩm cả nước tăng 26% năm 1991 lên 43, 6% năm 1994, hiểu quả sản xuất trong kinh doanh tăng lên, số doanh nghiệp bỉ thua lỗ giảm bớt, tuy nhiên những tiến bộ đạt được cũng chưa tương ứng với năng lực sẵn có một phần đáng kể bỉ thua lỗ.Vấn đề cần thiết là tạo ra động lực, lợi ích trực tếp cho người lao động.Xây dựng cơ chế để cho nngười lao động quyền làm chủ.Cần sửa đổi chính sách phân phối lợi nhuậnbảo đảm quan hệ hợp lý giữa nhà nước, chủ sở hữu với người lao động, áp dụng từng bước việc phân chia lợi nhuận cho công nhân viên chức, thực hiển cổ phần hoá doanh nghiệp.Phải ra sức đổi mới quản lý giải quyết vấn đề nảy sinh, những doanh nhiệp không có đủ khả năng phục hồi thì xử lý theo luật phá sản doanh nghệp.
Kinh tế hợp tác là một tất yếu của kinh tế xã hội, nảy sinh từ nhu cầu của việc phối hợpnhững nỗ lực chung của người lao động thông qua con đường tự nguyện tương trở nhau để giải quyết những vấn đề của sản xuất kinh doanh của từng người lao động, hộ cá nhân riêng lẻ không tự giải quyết được.Vừa qua việc chuyển đội hợp tác xã kiểu cũ sang hợp tác xã kiểu mới, việc xac lập các hộ tự chủan xuất kinh doanh, việc xuất hiện các hợp tác đa dạng nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp là một bước tiến trong kinh tế hợp tác.viêc phát triển các loải hình trong kinh tếư hợp tác phải tuân thủ nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi, quản lý dân chủ, không gò ép tập thể hoá tư liệu sản xuất, không áp đặt hình thức tổ chức kinh doanh, phương thức và cơ chế quản lý nội bộ.Kinh tế hợp tác và kinh tế nhà nước đang dẩn trở thành nền tảng của kinh tế quốc dân.
Thành phần kinh tế cá thể tồn tải như một tất yếu khách quan bị chèn ép nặng nề nay có cơ hội phát triển bùng nổ mạnh mẽ kinh tế cá thểchủ yếu hoạt động dưới hình thức hộ gia đình, đang là bộ phận đông đạo có tiềm năng to lớn, có vị trí quan trọng lâu dài.Tuy nhiên nó vẫn còn nhiều khuyết điểm do nước ta nền kinh tế vẫn còn lạc hậu, trình độ sản xuất chưa cao.Chưa áp dụng tiến bộ khoa học nên năng suất lao động còn thấp, hơn nữa chưa đủ sức cảnh tranh trên thị trường, vì vậy nhà nước đang có chính sách hỗ trở giúp đỡ kinh tế có thể giải quyết các khó khăn về vốn, khoa học công nghệ, thông tin thi trường để nâng cao hơn nữa hiểu quả kinh doanh.
Kinh tế tư bản tư nhân trong nước đang phát triển nhanh sớm trở thành lực lượng đáng kể trong công cuộc xây dựng đất nước.Kinh tế tư bản tư nhân phát triển dưới hinh thức doanh nghiệp tư nhân, công ty trach snhiệm hữu hạn, công ty cổ phần.Chính sách nhà nước là khuyến khích tư bản tư nhân phát triển trong lĩnh vực mà nhà nước không cấm bảo họ quyền sở hữu hợp pháp của các nhà kinh doanh tư nhân, xoá bỏ định kiến vớivới kinh tế tư nhân tạo điều kiển về khoa học công nghệ, đào tạo cán bộ tiếp thị.Nhà nước góp phần đầu tư cung tư nhân tạo thế kinh doanh, tạo thế phát triển, khuyến khích chủ doanh nghiệp bán cổ phần cho người lao động, tuân thủ pháp luật và các quy định khác của nhà nước.
Cuối cùng là kinh tế tư bản nhà nước, đây là công cụ để nhà nước sự dung nhằm cải tạo kinh tế tư bản tư nhân, đưa sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn XHCN.trong thành phần này, nhà nước can thiệp vào các nhà tư bản, lợi ích phục vụ người lao động chứ không phục vụ riêng nhà tư bản.thông qua thành phần kinh tế này, nhà nước kiẻm soát được các nhà tư bản tranh được sử phá hoại, chống đối của họ đối với xã hội chủ nghĩa.Mặt khác ta cũng tận dụng được vốn, kinh nghiệm, kỹ năng của các nhà tư bản trong sản xuất cũng như trong quản lý.Hiện nay sự tồn tải của thành phần kinh tế này là cần thiết trong việc huy động vốn của các nhà tư bản trong và ngoài nước.
Thật vậy trong những năm đổi mới, nhờ có chính sách đúng đắn khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đã có bước phát triển đáng kể góp phần quan trọng cùng với kinh tế quốc doanh được đổi mới, tạo nên sự phát triển năng động của kinh tế đất nước.Khu vực kinhtế ngoài quốc doanh đã thu hút hàng chục triệu lao động góp phần quan trong trong việc giải quyết công ăn việc làm trong xã hội, tạo ra một khối lương sản phẩm đáng kể cho xã hội và nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
* Cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước trở thành cơ chế vận hành của nền kinh tế.
Cơ chế thi trương ra đời là phủ định cơ chế kế hoạch háo tập trung quan lieu bao cấp.Khi nền kinh tế nhiều thành phần hinh thành thì cơ chế thị trường xuất hiển là một tất yếu.Đội mới cơ chế bao gồm hai nhiệm vụ sau.
Thứ nhất, song song quá trình hình thành các chủ thể kinh tế sản xuất kinh doanh tự chủ, phải từng bước phát triển hệ thống thi trường về tất cả các yếu tố sản xuất, hình thành thị trường thông suốt cả nước, từng bước gắn với thi trường thế giới.
Thứ hai, đổi mới quản lý vĩ mô cuả nhà nước, tao lập khuôn khổ pháp lý cho kinh tế thị trường, quan trọng hơn là nhà nước tạo ra và sự dụng có hiểu quả các công cụ phù hợp với kinh tế thị trường, đăc biệt là kế hoạch hoá và công cụ tài chính tiền tệ, để đảm bảo cân đối và điều tiết vĩ mô.
Tuy nhiên việc hình thành cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước không phải là một việc dễ dàng.Lúc đó sự tồn tại song song hai cơ chế, "hai thị trường", "hai giá", làm cho nền kinh tế vừa có động lực mới cho sự phat triển, lại vừa kìm hãm làm biến dạng.
Nhận rõ những mặt tiêu cực này với nghị quyết hội nghị lần VI của ban chấp hành trung ương đảng khoá VI năm 1989, đảng và nhà nước đã thực hiền những bước đi có tính quyết định chuyển sang cơ chế thị trường.
áp dụng cơ chế giá trị thị trường, xoá bỏ cơ chế phân phối theo kế hoạch với giá thấp phần lớn vật tư sản xuất phân phối hàng tiêu dùng với giá thấp, từng bước điều chỉnh tiền lương mua nông sản bán vật tư hàng hoá cho nông dân theo giá thoả thuẩn.
-Xoá bỏ bao cấp qua bù giá, bù lỗ cho doanh nghiệp nhà nước buộc các doanh ngiệp phải tự chủ về tài chính, đổi mặt thị trường, xoá bỏ giao nộp sản phẩm, chỉ còn nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước.
Với những giải pháp trên, cơ chế thị trường bước đầu hình thành giá cả thị trường hình thành theo quan hệ cung cầu với quy luật cạnh tranh, lưu thông tiền tệ đã trực tiếp tác động vào quá trình sản xuất và kinh doanh.Cơ chế thị trường thực sự dã tạo nên sự phát triển năng động của kinh tế đất nước.
Việc chuyển sang kinh tế thị trường đòi hỏi phải có sự đổi mới chức năng quản lý kinh tế của nhà nước.Từ chỗ can thiệp rất xấu vào quá trình sản xuất kinh doanh, nhà nước chuyển sang điều tiết kinh tế vĩ mô bằng công cụ pháp luật, kế hoạch hoá định hướng và các công cụ quản lý kinh tế khác. chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần được thể chế hoá trong hiến pháp và củ thể hoá bằng hệ thống các luạt; Luật doanh nghiệp nhà nước, luật công ty, luật thuế, hệ thống thuế được đổi mới và áp dụng thống nhất cho các thành phần kinh tế áp dụng các cơ chế, chính sách tiền tệ linh hoạt góp phần quan trọng kiềm chế và đậy lùi lạm phát, từng bước hình thành thị trường tiền tệ, , vốn hoạt động của hệ thống ngân hàng cũng đã có chuyển biến: Xây dựng ngân hàng hai cấp trong đó ngân hàng nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước hình thành ngân hàng thương mại quốc doanh, ngân hàng cổ phần quỹ tín dụng.
Có thể nói rằng đội mới cơ chế thị trườngnoiư chung, đổi mới cơ chế nhà nước nói riênglà một trong những yếu tố quyết định sự phát triển của lực lượng sản xuất, ổn định và phát triển đất nước trong những năm qua.
* Phát triển kinh tế mở, thúc đậy chuyển dịch cơ cấu kinh tế và công nghệp hoá theo định hướng mới.
Thực hiển chủ trương phát triển kinh tế mở, kinh tế đối ngoại ngày càng phát triển cao hơn, cả về số lượng và chất lượng.Vượt qua những khó khăn thử thách do chính sách cấm vẫn của Mỹ.Và do sự chao đạo của thị trường truyền thống, đảng và nhà nước từng bước hoàn thiện cơ chế chinh sách để một mặt thúc đậy nền kinh tế đất nước tham gia vào nền kinh tế khu vực và thế giới, mặt khác cải thiển môi trường pháp lý, cơ sở hạ tầng để khuyến khích các nhà đầu tư nước ngoài vào việt nam.
Với đường lối đối ngoại đúng đắn.Cho đến nay nước ta có quan hệ ngoại giao với 156 nước.Quan hệ ngoại thương với trên 100 nước trên 50 nước có quan hệ đầu tư trực tiếp vào Việt nam.
Việc phát triển nền kinh tế mở đòi hỏi gắn liền với quá trình đổi mới cơ cấu kinh tế.Chủ yếu từ cơ cấu kinh tế công nông nghiệp khép kín sang cơ cấu Công nghiệp –Nông nghiệp –Dịch vụ.Chủ trương bố trí lại cơ cấu sạn xuất và cơ cấu đầu tư.phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần gắ với mở rộng quan hệ kinh tế do dại hội VI bổ sung.Hoàn chỉnh nhằm xây dựng cơ cấu kinh tế hướng về xuất khẩu.Thay thế nhập khẩu có hiểu quả.
Việc chuyển sang kinh tế thị trường.Xây dựng kinh tế mở đưa đến sử đổi mới nhận thức về quá trinh công nghiệp hoá.Công nghiệp hoá vận là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.Quá công nghiệp hoá không thực hiện theo kiểu khép kín chủ quan duy ý chí mà có sử đổi mới căn bạn về phương hướng chiến lược với việc xây dựng cơ cấu kinh tế mở.Cho phép phát huy lợi thế so sánh và không ngừng nâng cao sức cảnh tranh của sản phẩm công nghiệp hoá gắn với hiệi đại hoá.Quá trình công nghiệp hoá không chỉ bằng vốn của nhà nước do nhà nước làm mà sử nghiệp của toàn xã hội.Dựa vào nguồn lực trong nước là chính.đồng thời thu hút nguồn lực từ bên ngoài.
Những tư tượng trên đã và đang thực hiện có kết quả trong việc xây dựng.Triển khai qui hoạch và kế hoach phát triển sản xuất hàng hoá.Cả trong công nghiệp nông nghiệp và dịch vụ.đến nay nhà nước đã phê duyệt qui hoạch tổng thể một số nghành công nghiệp chủ yếu vả xây dựng kết cấu hạ tầng thời kỳ (1996-2010) trong đó có 33 khu công nghiệp và chế xuất.Sử phát triển các ngành công nghiệp then chốt như dầu khí, điện, xi măng, sắt thép.... cũng như hình thành các vùng sản xuất nông sản (lúa gạo, cao su, cà phê...) đã tạo ra nội lực mới cho sử phát triển nền kinh kế với nhịp độ cao tương đối ổn định trong nhiều năm qua.Đồng thời, chính nhờ đó mà cơ cấu nghành kinh tế nhiều năm không thay đổi, đã bắt đầu chuyển dịch theo hướng công nghiệp hoá.
III. những thành tựu nổI bật qua 10 năm đổi mới
1. Nền kinh tế đã khắc phục được trì trệ, suy thoái đạt mức tăng trưởng cao, liên tục tương đối toàn diên.
Qua 10 năm đổi mới, mức GDP ngày càng cao và ổn định hơn.tính chung 5 năm (1991-1995).Tổng sản phẩm trong nước tăng 48, 3 %, bình quân mội năm tăng 8, 2%.Năm có tốc đổ tăng trưởng cao nhất là năm 1995 :9, 5% và năm 1996 vận giử được nhịp đổ 9, 3%.Nhịp độ tăng trưởng cao thể hiển rỏ nét trên hầu hết các nghành then chốt.
Công nghiệp phát triển nhanh và ổn đỉnh với nhịp độ tăng trưởng 5 năm là 13, 7% trong đó khu vực nhà nước tăng 15%.Khu vực ngoài quốc doang tăng 10, 6% doanh nghiệp tư nhân 64, 3%.Hộ cá thể 12, 7%.đây là thời kỳ có công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ 1976 đến nay.
Nông nghiệp tăng trưởng nhanh và tương đối vững chắc.giá trỉ tổng sản lượng tăng đều qua các năm với sản lượng 21, 99 triệu tấn.năm 1996 là 29, 2 và năm 1997 đạt trên 30 triệu tấn.Nhờ đó nước ta không những đạm bảo được vấn đề an toàn lương thực mà còn trở thành nươc xuất khẩu gạo thứ hai trên thế giới.
Lĩnh vực dịch vụ phát triển khá nhanh và đa dạng.Các ngành dịch vụ trong năm 1995 tăng 55% so với năm 1990 (bình quan tăng 9, 1% năm) đứng đầu là sử phát triển các nghành tà chính.tín dụng ngân hàng.bảo hiểm với tốc đổ tăng trưởng nhanh.Bình qân 18, 4% từ năm 1990-1995
2. Nền kinh tế vượt qua được tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng bắt đầu có tích luỹ.
Nhờ sản xuất phát triển với tốc độ cao, tương đối ổn định trong nhiều năm nên tổng sản lượng trong nước không ngừng tăng đã bù đủ quỹ tiêu dùng và dành một phần ngày càng tăng sang tích luỹ đầu tư; từ 2, 9% GDP (1990) tăng lên 19% (1995).Tỷ lệ này tuy nhỏ song nó phản ánh sự chuyển biến về chất của nền kinh tế, bắt đầu có tích luỹ cho đầu tư phát triển.Tiết kiểm từ nội bộ nền kinh tế cùng với nguồn vốn FDI và ODA đă tạo nên mức đầu tư ngày càng tăng cả về giá trị tuyệt đối và tương đối.
Mặc dù mức tăng trực tiếp từ chính phủ còn chậm và đạt gần 6% so với GDP sòng đầu tư của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp tư nhân đã tăng đáng kể và đạt 21, 4% (1995).Ngay trong nông thôn nơi đời sống cử nhân dân còn thấp nhưng qua những năm đổi mới tỷ lệ tiết kiểm so với GDP tắng lên (5, 2% năm 1990 đã tăng lên 10, 6%) .trong giai đoạn 1991-1995, vốn đầu tư và phát triển toàn xã hội là 18 tỷ USD trong đó nhà nước chiếm 43%, nhân dân chiếm 30%, đầu tư nước ngoài chiếm 27%.Quy mô đầu tứ phat striển tăng lên nhất là khu vực giao thông, thuỷ lợi, thông tin liên lạc...
3. Lạm phát được han chế và đẩy lùi
Một trong những thành tựu quan trọng trong những năm đổi mới là đẩy lùi được lạm phát, giảm dần được mức tăng chỉ số tiêu dùng 774% năm 1986, 394% năm 1988, đến năm 1995 chỉ còn 12%, năm 1996 còn 4, 5% và năm 1997 tăng chỉ có 1, 4%, lạm phát được kiềm chế, đẩy lùi đã góp phần rất quan trọng ổn định kinh tế vĩ mô, cải thiển đời sống nhân dân, thúc đẩy đầu tư phát triển, làm cho mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh cũng như cả nền kinh tế hướng vào nâng cao hiểu quả kinh tế, đồng thời tạo cơ sở cho chính phủ sự dụng công cụ điều tiết kinh tế vĩ mô có hiểu lực và hiểu quả hơn.
4. Quan hệ kinh tế đối ngoại đã có bước phát triển đáng kể cả về lượng và chất.
Thực hiện chính sách "Việt nam muốn làm bạn với tất cả các nước", ph
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35152.doc