MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 4
CHƯƠNG I: TÌNH HÌNH KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ( HAPRO) 2
1.1. Giới thiệu về Tổng công ty Thương mại Hà Nội chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh (Hapro) 2
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển 2
1.1.2. Chức năng nhiệm vụ 3
1.1.3. Cơ cấu tổ chức 4
1.1.4. Tình hình sử dụng lao động 7
1.2. Tình hình kinh doanh tại Tổng công ty Thương mại Hà Nội chi nhánh tại Tp Hồ Chí Minh 8
1.2.1. Doanh thu, tốc độ tăng trưởng 8
1.2.2. Cơ cấu ngành hàng 10
1.2.3. Cơ cấu thị trường 13
1.2.4. Tình hình thực hiện hợp đồng và thanh toán 16
1.2.5. Tình hình thực hiện chi phí và lợi nhuận 17
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU 21
2.1. Tình hình giao nhận hàng hóa bằng đường biển của Việt Nam trong thời gian gần đây 21
2.2. Các vấn đề về hàng xuất khẩu sang Mỹ 27
2.2.1. Tổng quan về thị trường Mỹ 27
2.2.2. Cơ hội và thách thức tại thị trường Mỹ 29
2.3. Giao nhận hàng hóa (freight forwarding ) 34
2.3.1. Khái niệm 34
2.3.2 Vai trò của giao nhận 35
2.3.3 Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu 36
CHƯƠNG III: QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CHI NHÁNH TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 43
3.1. Các mặt hàng chủ lực vận chuyển sang Mỹ tại công ty 43
3.1.1. Hàng thủ công mỹ nghệ 43
3.1.2. Hàng nông sản thực phẩm 46
3.1.3 Thực phẩm và dịch vụ 47
3.2 Các hình thức vận chuyển hàng sang Mỹ của Công ty 49
3.3 Quy trình tiến hành xuất khẩu hàng sang Mỹ của công ty 49
3.3.1 Tìm khách hàng 49
3.3.2. Tìm nguồn hàng 50
3.3.3. Chuẩn bị hàng hóa xuất khẩu 51
3.3.4. Kiểm tra hàng xuất khẩu 52
3.4 Các bước tiến hành 52
3.5 Chi phí tiến hành một lô hàng 57
3.6 Lập chứng từ thanh toán đòi tiền khách hàng 60
3.7. Xúc tiến khách hàng 63
3.8. Đánh giá chung hoạt động giao nhận tại công ty 63
3.8.1. Thuận lợi 63
3.8.2. Khó khăn 64
CHƯƠNG IV: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THÀNH VIỆC GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI HAPRO 65
4.1. Phương hướng và mục tiêu hoạt động của công ty 65
4.1.1. Chương trình xuất khẩu 66
4.1.2 Chương trình tạo nguồn hàng 66
4.1.3. Chương trình phát triển thị trường trong nước 66
4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại hapro 66
4.2.1 Tạo sự phối hợp và liên kết chặt chẽ hơn nữa giữa các bộ phận, phòng ban trong công ty 67
4.2.2 Chuẩn bị chứng từ hàng xuất 70
4.2.3. Tổ chức, đào tạo nhân sự trong công ty 70
4.2.4. Nắm được sự biến động của thị trường 71
KẾT LUẬN 74
83 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 15448 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển tại chi nhánh tổng công ty thương mại Hà Nội ở thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ại sẽ tiếp tục tăng cao trong những năm sắp tới.
** Các vấn đề khác
Hiệp định thươn mại Việt Mỹ có hiệu lực ngày 10/12/2001 cùng với việc cắt giảm mạnh thuế nhập khẩu, đã tạo cơ hội cho nhiều sản phẩm công nghiệp và thủ công nghiệp của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam tăng không ngờ: từ 50 triệu USD năm 2001 tăng lên 2,5 tỷ USD năm 2003-2004. Mỹ nhập khẩu hàng dệt may khoảng 70 tỷ USD/năm, tiềm năng còn rất lớn nhưng cạnh tranh cũng rất khốc liệt nhất là từ tháng 01/2005 khi hạn ngạch dệt may đối với các thành viên của WTO được bãi bỏ. Do cạnh tranh về giá với Trung Quốc, An Độ nên Việt Nam xác định tập trung làm quần áo có chất lượng từ trung bình trở lên. Đối với hàng giày da thì cần tăng cường năng lực thiết kế mẫu mã để có nhiều mẫu mới lạ hợp thời trang. Các mặt hàng gốm sứ, mây tre, mỹ nghệ, trang sức, kim khí, … thời gian qua kim ngach cũng tăng đáng kể nhưng chủ yếu là do mở rộng số lượng hàng chứ chưa tạo được mặt hàng cạnh tranh chủ lực. Đồ gỗ gia dụng trong mấy năm gần đây kim ngạch tăng nhanh nhưng quy mô sản xuất còn nhỏ và phải nhập khẩu nguyên liệu với giá khá cao nên nhìn chung sức cạnh tranh và tiêu thụ không đủ mạnh.
Trong thời gian tới, muốn tăng được sức cạnh tranh và muốn có mức tăng trưởng lớn hơn trên thị trường Mỹ các doanh nghiệp Việt Nam cần nỗ lực khắc phục được các vấn đề trên đồng thời cũng tập trung chú trọng vào việc phát triển các mặt hàng có tiềm năng chưa được khai thác nhiều như: thực phẩm chế biến, sản phẩm cao su, đồ gỗ… Điều quan trọng nữa là Việt Nam cần phải thu hút được đầu tư trực tiếp của các công ty nước ngoài đặc biệt là các công ty của Mỹ để xây dựng các cơ sở công nghệ sản xuất hiện đại, quy mô lớn, giá thành hạ sức cạnh tranh cao.
2.2.2.2 Thách thức
** Chất lượng hàng Việt Nam
Sự yếu thế của hàng hóa Việt Nam thể hiện ngay trong mẫu mã mà vấn đề chủ yếu là chưa phù hợp với thị hiếu của người Mỹ. Ngay từ khâu đánh giá ban đầu nếu một sản phẩm không bắt mắt về mẫu mã sẽ khó tiếp cận đươc với thị trường người tiêu dùng. Các chuyên gia đã từng khuyến cáo, nhiều người sản xuất ở Việt Nam hay nhấn mạnh đến tính dân tộc hoặc văn hóa của sản phẩm và từ đó phác thảo trên sản phẩm của mình nhưng những đặc tính này có thể lại không có ý nghĩa gì đối với một dân tộc hoặc với một nền văn hóa khác. Chính vì thế các chuyên gia nghiên cứu khuyên các nhà sản xuất Việt Nam rằng nên nghiên cứu giá trị nghệ thuật và đặc tính văn hóa dân tộc cộng với thị hiếu của dân tộc, tiểu bang của thị trường mà mình đang nhắm vào lồng vào sản phẩm chứ không nên áp đặt những giá trị văn hóa của mình trên các sản phẩm bán cho người tiêu dùng Mỹ.
** Cạnh tranh với các nhà xuất khẩu khác trên thế giới
Với một thị trường thu hút nhiều nhà sản xuất trên thế giới như Mỹ hiện nay thì một trong những thử thách đối với các nhà xuất khẩu Việt Nam là sự cạnh tranh khốc liệt với các sản phẩm cùng loại khác cũng đang hiện hữu trên thị trường Mỹ. Một rong những đối thủ đáng “gờm”, đáng quan tâm nhất của Việt Nam hiện nay là Trung Quốc và Nhật Bản.
Nhật Bản luôn là đối thủ cạnh tranh về mẫu mã và chất lượng sản phẩm, nói đến hàng chất lượng cao thì đa phần người tiêu dùng sẽ nghĩ ngay dến hàng hóa có xuất xứ từ Nhật Bản.
Còn Trung Quốc là đối thủ cạnh tranh với chúng ta về giá cả, là một nền kinh tế lớn trên thế giới theo thống kê thì thặng dư xuất khẩu của Trung Quốc chỉ đứng thứ hai sau Nhật Bản. Hiện tại trên thị trường tiêu thụ ở Mỹ cả Trung Quốc và Việt Nam cùng có một số mặt hàng chũ chốt như: hàng dệt may, giày dép, gốm sứ,… Đây là những mặt hàng mà Trung Quốc chiếm ưu thế cả về khối lượng lẫn thị phần bởi Việt Nam còn có một điểm yếu là giá thành cao do giá nguyên liệu đầu vào cao.
Kể từ sau năm 2005, Trung Quốc đã được hưởng những ưu đãi thuế quan, hạn ngạch xuất khẩu… nhất là tại các thị trường Mỹ, EU do vậy những mặt hàng cùng chủng loại với Việt Nam sẽ càng khó cạnh tranh đó là chưa tính đến việc khi đồng nhân dân tệ được tự do chuyển đổi, tỷ giá hối đoái của nó sẽ thường xuyên dao động làm cho sức cạnh tranh của hàng hóa Trung Quốc càng được nâng cao hơn trên thị trường thế giới.
Một ví dụ điển hình về mặt hàng thủ công mỹ nghệ xuất sang Mỹ, giá của hàng thủ công mỹ nghệ xuất sang Mỹ thường được tính theo hai dạng: một là khách hàng đặt trước mẫu mã, chất lượng và giá cả để các doanh nghiệp lựa chọn; hai là doanh nghiệp Việt Nam chào hàng, chào giá. Tuy nhiên, cả hai phương thức này đều không giải quyết được vấn đề giá cả so với hàng Trung Quốc bởi vì các doanh nghiệp Việt Nam làm hàng thủ công mỹ nghệ thường hầu hết là nghề truyền thống, quy mô nhỏ nên không thể sản xuất đại trà với số lượng lớn. Do vậy, sản phẩm sản xuất ra ít nên tất cả các khoản chi phí tính trên sản phẩm sẽ khá cao, kể cả chi phí vận chuyển, chi phí thủ tục, các sản phẩm phải chia nhau gánh vác vào giá và vì thế giá thành sản phẩm sẽ cao. Theo nhận xét của các chuyên gia, khi nào hàng Việt Nam vẫn không có tính độc đáo hoặc giá thành còn cao hơn Trung Quốc thì các doanh nghiệp Mỹ vẫn sẽ tiếp tục mua hàng của trung Quốc.
** Các rào cản thương mại
Các rào cản thương mại ngày nay thực sự là một vấn đề mang tính toàn cầu. Mối quan hệ giữa chính sách của một nước nhập khẩu và quyền lợi của các nhà sản xuất trong nước có thể chứa đựng những yếu tố phức tạp và mâu thuẫn. Các nước phát triển trong đó có Mỹ thường đặt ra các tiêu chuẩn kỹ thuật trong thương mại có liên quan tới thực trạng kinh tế chính trị của họ. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng các rào cản thương mại truyền thống trong thương mại quốc tế đã bị dỡ bỏ bởi các hiệp định thương mại song phương và các hiệp ước quốc tế. Mỹ hiện đang đối mặt với sự cạnh tranh của lượng hàng hóa xuất xứ từ các nước đang phát triển. Trong đó có Việt Nam, với ưu thế là lực lượng lao động nhiều và giá rẻ, ngay lập tức Mỹ liền phản ứng lại bằng cách áp dụng nhiều yêu cầu chặt chẽ gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu nhất là trong giai đoạn Việt Nam đang muốn xuất khẩu sản phẩm sang Mỹ.
Các rào cản kỹ thuật trong thương mại đươc sử dụng hầu hết trong các ngành công nghiệp đặc biệt là với các sản phẩm nông ngiệp chế biến. Các quy định về môi trường đối với các sản phẩm nông nghiệp trở nên phức tạp hơn mặc dù đã có những sáng kiến để làm giảm bớt các quy định khắt khe đang được nhiều quốc gia xem xét. Hiện nay một số lượng đáng kể các sản phẩm của Việt Nam đã bị trả lại ngay từ khi được nhập vào các cảng của Mỹ bởi vì chúng không phù hợp với các quy định của Mỹ về yếu tố môi trường, an toàn thực phẩm đã gây ra nhiều thiệt hại cho các nhà sản xuất và xuất khẩu của Việt Nam.
Việc Mỹ áp dụng các rào cản kỹ thuật trong thương mại đối với các sản phẩm thủy sản của Việt Nam như là một công cụ nhằm hạn chế hàng hóa nhập khẩu vào thị trường này.
2.3. Giao nhận hàng hóa (freight forwarding )
2.3.1. Khái niệm
Có nhiều quan niệm khác nhau về giao nhận
Theo Liên đoàn quốc tế các Hiệp hội giao nhận FIATA “Dịch vụ giao nhận là bất kì các loại dịch vụ nào liên quan đến vận chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc dỡ, đóng gói hay phân phối hàng hóa cũng như các dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hóa”.
Theo Luật thương mại Việt Nam: “Giao nhận hàng hóa là hành vi thương mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hóa nhận hàng từ người gửi, tổ chức vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên quan đến giao hàng cho người nhận theo sự ủy thác của chủ hàng, của người vận tải hoặc người giao nhận khác.
Như vậy có thể hiểu theo các cách sau
“Giao nhận là một hoạt động kinh tế có liên quan đến hoạt động về vận tải nhằm đưa hàng đến đích an toàn”.
“Giao nhận là dịch vụ có liên quan đến vận tải, nhưng không phải là vận tải”.
“Giao nhận là một tập hợp các nghiệp vụ có liên quan đến quá trình vận tải, nhằm mục đích chuyên chở hàng hóa từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng”.
2.3.2. Vai trò của giao nhận
Thứ nhất, giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu là một khâu quan trọng, không thể thiếu trong suốt quá trình kinh doanh xuất nhập khẩu hàng hóa và là khâu phức tạp trong mối quan hệ và phân định trách nhiệm giữa chủ hàng và người vận tải. Trước đây, các đơn vị xuất nhập khẩu tự đảm nhận công việc chuyên chở hàng hóa của mình; nhưng ngày nay, trong xu thế dần tiến đến “Hợp tác hóa và quốc tế hóa” của nền kinh tế thế giới, mở rộng giao lưu kinh tế, khoa học kỹ thuật giữa các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước trong khu vực.
Thứ hai là, ngành giao nhận đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển thương mại do việc lựa chọn những phương thức vận tải kinh tế và có hiệu quả. Nó tạo ra những điều kiện cần thiết để bảo đảm hàng hoá xuất khẩu đến thị trường quốc tế kịp thời và giúp việc hàng nhập khẩu từ nước ngoài về tận tay người tiêu dùng trong nước có hiệu quả.
Thứ ba, tuy ngành còn non trẻ nhưng đã từng bước góp phần cải thiện cán cân thanh toán quốc gia thông qua việc hỗ trợ xúc tiến xuất khẩu cũng như các hãng vận tải và bảo hiểm. Ngành đã đóng vai trò chủ động nhất định trong việc thuận lợi hóa thương mại do việc đơn giản hóa và hợp lý hóa thương mại và thủ tục thương mại nhờ đó giảm được giá thành vận tải.
2.3.3 Quy trình giao nhận hàng hóa xuất khẩu
2.3.3.1 Liên hệ hãng tàu đặt chỗ cho hàng hóa
Công ty sẽ liên hệ với hãng tàu, tiến hành Book tàu (đặt chỗ trên tàu cho hàng hóa), khi đó hãng sẽ cấp cho người liên hệ một bản:”BOOKING PLACE” (thông qua Email) trên đó thể hiện các nội dung chính: tên tàu, số chuyến, ngày dự kiến tàu đi, ngày giờ doanh nghiệp phải mang hàng ra cảng để thanh lý hàng xuất để xếp hàng lên tàu, cảng xếp hàng, cảng chuyển tải, cảng dích, nơi giao hàng, số lượng container được cấp, kích cỡ container, văn phòng nơi đỗi lệnh cấp container rỗng( đối với hàng container), người đại diện của hãng tàu mà mình cần liên hệ, và một số thông tin liên quan khác.
Sau đó nhân viên giao sẽ mang BOOKING PLACE này đến văn phòng của hãng tàu trên BOOK để đổi lệnh cấp container rỗng (đasố văn phòng các hãng tàu trong phạm thành phố Hồ Chí Minh đặt ở Cảng Cát Lái), khi đến nhân viên hãng tàu sẽ kiểm tra BOOK và đóng dấu lên BOOK, ghi số lượng container cấp, nơi nhận container rỗng,và cấp cho nhân viên giao nhận Packing list container (giấy này sẽ giao cho tài xế xe kéo container), Seal hãng tàu để niêm phong container sau khi đã làm xong thủ tục hải quan(đối với hàng container).
2.3.3.2 Chuẩn bị hàng hóa
Khai thác các chứng từ có liên quan đến lô hàng:
- Mua bảo hiểm cho hàng hóa ngay sau khi nhận được thông báo giao hàng của người bán.
- Lập phương án nhận giao nhận hàng.
- Chuẩn bị kho bãi, phương tiện, công nhân bốc xếp…
- Thông báo bằng lệnh giao hàng (D/O) để các chủ hàng nội địa kịp thời làm thủ tục giao nhận tay ba ngay dưới cần cẩu ở cảng.
Khi nhận được thông tin từ công ty xuất khẩu là hàng đã chuẩn bị đầy đủ thì:
Đối với hàng nguyên
Nhân viên giao nhận của Công ty sẽ thuê xe kéo container rỗng. Tài xế sẽ đến cảng( hoặc Deport) nơi cấp container rỗng như trên BOOKING, đóng phí nâng container rỗng, kiểm tra container có còn nguyên vẹn hay không,và kéo về kho của công ty xuất khẩu, nơi hàng chuẩn bị để đóng. Đóng hàng xong xe sẽ kéo container có hàng ra cảng xuất hàng.tài xế sẽ đăng ký hạ container có hàng chờ xuất bằng Packinglist container nhận từ nhân viên giao nhận, trên đã khai báo đầy đủ các nội dung: tên, địa chỉ mã số thuế của nhà xuất khầu, số Container, số Seal hãng tàu, tên hàng, tổng trọng lượng, tổng khối lượng, cảng chuyển tải, cảng đích, tên tàu, số chuyến. Sau đó mang vào thương vụ cảng xuất trình, đóng tiền hạ container hàng, và nhận phiếu giao nhận container để xuất trình khi qua cổng.
Đối với hàng lẻ
Nhân viên giao nhận sẽ thuê xe tải đến kho của khách hàng để xếp hàng lên xe và chở hàng ra cảng xuất hàng.
2.3.3.3 Thuê phương tiện vận tải
2.3.3.4 Lập bộ chứng từ
Căn cứ vào hợp đồng mua bán và L/C, cán bộ giao nhận phải lập hoặc lấy các chứng từ cần thiết để tập hợp thành bộ chứng từ thanh toán, xuất trình cho ngân hàng để thanh toán tiền hàng. Bộ chứng từ thanh toán theo L/C thường gồm: B/L. hối phiếu, hoá đơn thương mại, giấy chứng nhận phẩm chất, Giấy chứng nhận xuất xứ, phiếu đóng gói, giấy chứng nhận trọng lượng, số lượng.. Thông báo cho người mua về việc giao hàng và mua bảo hiểm cho hàng hoá nếu cần. Thanh toán các chi phí cần thiết cho cảng như chi phí bốc hàng, vận chuyển, bảo quản, lưu kho. Tính toán thường phạt xếp dỡ, nếu có.
2.3.3.5 Làm thủ tục hải quan
* Bộ chứng từ khai báo hải quan hàng xuất gồm.
- Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh
- Giấy chứng nhận đăng kí mã số kinh doanh
- Phiếu tiếp nhận bàn giao hồ sơ hải quan
- Giấy ủy quyền (nếu có)
- Hợp đồng thương mại
- Hóa đơn thương mại
- Phiếu đóng gói hàng hóa(packing list)
- Tờ khai hàng hóa xuất khẩu
- Giấy giới thiệu
Sau khi mở tờ khai xong thì hồ sơ sẽ được trình cho lãnh đạo chi cục phân kiểm.
Nếu hàng được miễm kiểm tra thì bộ tờ khai sẽ chuyển ra bộ phận phúc tập nhập máy, sau đó chuyển cho cán bộ mở tờ khai để ký đóng dấu vào ô 26 xác nhận đã làm thủ tục hải quan, rồi chuyền qua bộ phận trả tờ khai.
Nếu hàng kiểm hóa thì tờ khai sẽ được chuyển cho đội trưởng đội thủ tục hàng xuất để phân công cán bộ hải qua kiểm hóa.
Đối với hàng container:
Xem bảng phân công tờ khai để biết cán bộ nàokiểm hóa hàng mình, tìm vị trí của container (tại máy tính đặt ở thương vụ cảng. Đối với hàng xuất thì không cần phải chuyển container ra bãi kiểm hóa mà kiểm hóa trực tiếp tại vị trí container), sau đó liên hệ với cán bộ kiểm hóa và cùng xuống vị trí container (nếu container được xếp chồng lên cao thì phải thuê xe gắp container trong cảng hạ container xuống), mở ra cho hải quan kiểm hóa kiểm tra hàng (theo tỉ lệ đã phân). Cán bộ hải quan sẽ lấy bất kỳ mẫu hàng ở bất kỳ kiện nào để kiểm tra. Hàng đúng khai báo, cán bộ hải quan cùng nhận tiến hành niêm phong container bằng 1 Seal của hải quan và 1 Seal của hãng tàu sau đó yêu cầu nhân viên giao nhận ký vào ô 22, sau đó tiến hành lên tờ khai rồi chuyển cho bộ phúc tập nhập máy rồi chuyển sang bộ phận trả tờ khai.
* Lưu ý : nhân vin giao nhận phải nhớ mua Seal hải quan trước khi cùng hải quan kiểm hóa xuống kiểm hàng.
Đối với hàng lẻ
Khi biết cán bộ kiểm hóa sẽ kiểm tra hàng của mình, nhân viên giao nhận sẽ liên lạc với cán bộ đó và cùng họ xuống vị trí mà xe tải chở hàng từ kho ra đang dợi ở đó, ở cảng Tân Cảng thì xe sẽ đậu trước kho 8, tại cảng Cát Lái là kho 1(2 kho này là kho chứa hàng xuất trước khi nhân viên hãng tàu gom hàng đóng vào container); còn tại các cảng ICD (Phước long 1; Phước Long 2; tranximex; tanamexco) thì xe tải sẽ đỗ gần container mà hãng tàu sắp xếp để đóng ghép hàng của công ty xuất khẩu vào. Tại đây nhân viên giao nhận sẽ mở cửa xe cho hải quan tiến hành kiểm tra hàng. Hàng đúng khai báo, cán bộ hải quan yêu cầu nhân viên giao nhận ký vào ô 22. Rồi lên tờ khai chuyển qua phúc tập nhập máy rồi chuyển sang bộ phận tả tờ khai.
2.3.3.6 Thanh lý hàng xuất khẩu
Sau khi hoàn thành khâu mở tờ khai và kiểm hóa (nếu có), nhân viên giao nhận tiến hành viết biên lai lệ phí, và mang liên báo soát của biên lai lệ phí đến bộ phận trả tờ khai xuất trình để nhận lại tờ khai “bản lưu người khai hải quan” đã đóng dấu hoàn thành thủ tục và ký nhận vào sổ hải quan trả tờ khai. Sau đó mang tờ khai xuống hải quan giám sát để thanh lý hàng xuất.
Thanh lý hàng container
Nhân viên giao nhận sẽ ghi số container, số Seal của hãng tàu cấp, tên tàu, số chuyến lên mặt sau tờ khai hải quan sau đó mang tới đội hải qua giám sát hàng xuất xuất trình cho cán bộ hải quan ở đó. Cán bộ hải quan sẽ nhập số container vào máy tính để kiểm tra xem container đã được hạ vào bãi chờ xuất của cảng hay chưa, và đối chiếu trọng lượng hàng trên tờ khai với trọng luợng mà tại cổng cảng cân được khi xe kéo container qua cổng cảng.
Khi kiểm tra xong cán bộ hải quan bấm giờ lên mặt sau tờ khai hải quan (riêng cảng Cát Lái thì cán bộ hải quan sẽ cấp cho nhân viên giao nhận một phiếu nhỏ, trên đó xác nhận số luợng container thanh lý, số tờ khai, và ký tên đóng dấu công chức lên). Sau đó mang tờ khai sang bộ phận vào sổ tàu để nhân viên ở đây nhập máy (ở Cát lái thì xuất trình thêm phiếu mà hải quan cấp khi thanh lý)
Thanh lý hàng lẻ
Sau khi nhận tờ khai nhân viên giao nhận mang xuống kho, xuất trình tờ khai đã hoàn thành thủ tục hải quan cùng với 1 bản photo tờ khai cho hải quan giam sát kho, đồng thời giao BOOKING cho nhân hải quan kho và cho xe lùi vào sát cửa kho dể nhập hàng xếp lên pallet gỗ rồi cho kéo vào kho. Sau khi nhận hàng hải quan kho sẽ tiến hành đo kích thước pallet hàng sau đó ghi lên BOOKING rồi giao lại cho nhân viên giao nhận để đến thương vụ cảng đóng phí bốc xếp hàng xuất, rồi mang hóa đơn thu tiền xuất trình cho hải quan kho
Đến đây nhân viên giao nhận xem như hoàn thành thủ tục xuất hàng.
CHƯƠNG III
QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA XUẤT KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CHI NHÁNH
TỔNG CÔNG TY THƯƠNG MẠI HÀ NỘI Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (HARPO)
3.1. Các mặt hàng chủ lực vận chuyển sang Mỹ tại công ty
3.1.1. Hàng thủ công mỹ nghệ
Đây là mặt hàng giữ vai trò mũi nhọn trong quá trình đầu tư và phát triển của công ty. Những mặt hàng này được chia làm 4 phòng ban đảm nhiệm: Phòng Thủ Công Mỹ Nghệ, Phòng Tạp Phẩm, Phòng Gốm Mỹ nghệ, Phòng Gỗ Mỹ nghệ gồm đủ các loại hàng hoá đa dạng về màu sắc, mẫu mã kích thước như: mặt hàng mây tre, cói, lá buông, trúc, sắt, gỗ, gốm … và các loại hàng hoá khác. Công ty không ngừng khai thác đầu tư chào bán sản phẩm có nhiều mẫu mã, mới, kiểu dáng đẹp bảo đảm yêu cầu về chất lượng,đồng thời mức giá đủ sức cạnh tranh với các công ty, từng bước tiếp cận và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Đặc diểm của hàng gốm là cồng kềnh và dễ vỡ do đó công ty luôn rat kỹ lưỡng với mặt hàng này, thường xuyên kiểm tra tình hình bao bì đóng kiện sao cho thật chắc chắn và phù hợp với việc vận chuyển đường dài trên biển. Các mặt hàng thủ công mỹ nghệ cũng cần thiết phải được đóng kiện cẩn thận vì thường đây là những mặt hàng được làm bằng tay, tinh xảo và giá trị mỹ thuật gắn liền với giá cả hàng hóa trong khi Mỹ lại là thị trường rất khó tính. Ví thế chỉ cần một vết trầy xước, mảnh vỡ cũng đủ phát sinh nhiều vấn đề sau này. Tóm lại, đối với loại hàng này thì vấn đề xếp dỡ, chèn lót, bảo quản hàng hóa phải được đặt lên hàng đầu.
Bảng số 5: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng qua 3 năm: 2007-2009
Kim ngạch XK
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Giá trị
Giá trị
2008/2007 (%)
Giá trị
2009/2008 (%)
Hàng TCMN
3471605
2068052
-40.43
1262370
-38.96
Gốm sứ
1030094
1018049
-1.17
796222
-21.79
Gỗ
3279968
10007065
205.10
5662602
-43.41
Tổng cộng
7781667
13093706
68.26
7721194
-41.03
Biểu đồ số 5: Kim ngạch xuất khẩu hàng TCMN năm 2007-2009
Dựa vào biểu đồ ta thấy tình hình xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty tăng nhanh vào name 2008 và giảm mạnh ở năm 2009.
Năm 2008 nhin chung tổng kim ngạch xuất khẩu TCMN tăng 68,26%, theo báo cáo của công ty đạt 139% kế đặt ra đàu name 2008 nhưng tốc độ tăng của các mặt hàng không đồng đều,trong đó giảm mạnh là hàng thủ công mỹ nghệ giảm 40,43%, gốm sứ giảm 1,17%, riêng gỗ dăm tăng 205,1% so với năm 2007.
Bước sang năm 2009 tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành hàng này giảm mạnh, theo báo cáo của công ty chỉ đạt 67% kế hoạc dự kiến của công ty, giảm 41,03% so với name 2008, trong đó hàng thủ công mỹ nghệ giảm 38,96%, gốm sứ giảm 21,79%, gỗ dăm giảm 43,41%.
+ Hàng gỗ
Trong những năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu gỗ của Việt Nam sang Mỹ tăng đáng kể. Các công ty xuất khẩu gỗ của Việt Nam ngày càng phát triển và cho thấy tiềm năng rất lớn của nghành hàng này.
Gỗ là mặt hàng chuyên chở đặc biệt của công ty. Đặc điểm của hàng gỗ là cồng kềnh và chiếm nhiều thể tích do đó với mỗi việc chuyên chở gỗ cần phải sử dụng số lượng nhiều container. Mặt khác đa số các công ty của Mỹ thường ký các hợp đồng mua gỗ rất lớn với các nhà sản xuất gỗ Việt Nam, đây là một lợi thế cho công ty .. Do đó, nếu trúng thầu xuất khẩu hàng gỗ sang Mỹ thì các công ty thường rất yên tâm và tập trung làm tốt để có thể chiếm được lòng tin của các công ty nước ngoài từ đó có được lượng hàng vận chuyển ổn định trong thời gian dài.
Bộ phận phòng gỗ sẽ tiến hành tìm kiếm nguồn hàng ở các công ty trong nước (chủ yếu là khu vực phía nam ,do công ty hoạt động chính ở thị trường này). Sau đó sẽ tiến hành kí kết hợp đồng với các công ty này để xuất khẩu hàng sang Mỹ.
Biểu đồ số 6:Kim ngạch xuất khẩu đồ gỗ sang thị trường Mỹ giai đoạn 2007-2009:
3.1.2. Hàng nông sản thực phẩm
Việt Nam là một nước nông nghiệp vì thế lượng hàng nông nghiệp xuất khẩu ra thị trường thế giới nói chung và thị trường Mỹ nói riêng là khá nhiều . Công ty chủ yếu tập trung vào các mặt hàng: tiêu, đậu phộng, cà phê, trà các loại … đồng thời cũng tổ chức xuất khẩu mặt hàng nông sản khác như: nghệ , tinh bột sắn, điều, cơm dừa sấy.
Những mặt hàng như nhân điều, cà phê xuất sang Mỹ là những mặt hàng chiến lược của Việt Nam và thường xuất thông qua các Hiệp hội. Do số lượng hàng này xuất khẩu rất lớn và tập trung xuất đều đặn theo mùa nên các hãng tàu cũng tranh giành việc chuyên chở các loại hàng này để đảm bảo mục tiêu lượng container xuất khẩu từ Việt Nam
Phương châm hoạt động đối với ngành này là “làm chắc chắn, có hiệu quả, bảo tồn vốn, tránh rủi ro tổn thất và giữ uy tín với khách hàng”
3.1.3 Thực phẩm và dịch vụ
Đây là lĩnh vực mới trong quá trình thâm nhập và phát triển và đã có những kết quả khả quan. Nhằm tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động, công ty còn kinh doanh một phần nhỏ theo thình thức xuất, nhập uỷ thác. Đây là lĩnh vực kinh doanh mới, công ty đã từng bước xây dựng được mạng lưới chân hàng phù hợp, từng bước mở rộng thị trường và đã có nhiều hợp đồng hiệu quả, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty. Tuy vậy, công ty vẫn xác định hình thức kinh doanh xuất khẩu là chính, vì đây mới thực sự đem lại nguồn lợi cho công ty.
Bảng số 6: Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng qua 3 năm : 2007 – 2009. (Đơn vị :1000 USD)
Cơ cấu mặt hàng
Năm 2007
Năm 2008
Năm 2009
Giá trị
Tỷ trọng (%)
Giá
trị
Tỷ trọng (%)
Giá trị
Tỷ trọng (%)
1. Thủ công mỹ nghệ
11.062
52,07
11.616
48,00
11.869
41,64
- Mây tre lá
5.515
25,96
5.78
23,93
6.022
21,13
- Gốm sứ
2.374
11,17
2.495
10,33
2.512
8,81
- Gỗ
1.879
8.84
1.906
7.80
1.821
6.39
- Tạp phẩm
1.294
6.09
1.435
5.94
1.514
5.31
2. Nông sản
10.183
47.93
12.539
52.00
16.635
58.36
- Lạc
4.031
18.97
3.849
15.93
1.852
6.50
- Cà phê
0
0
0.265
1.10
4.462
15.65
- Tiêu(đen + trắng)
3.800
17.89
4.587
18.99
5.728
20.10
- Các loại nông sản khác
2.352
11.07
3.838
15.98
4.593
16.11
Tổng cộng
21.245
100.00
24.155
100.00
28.504
100.00
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp của Công Ty Hapro năm 2007 – 2009)
Biểu đồ :Tỷ trọng kim ngạch XNK các mặt hàng: ( Đơn vị tính %)
Theo các bảng trên cho thấy tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty không những ổn định mà còn tăng đều qua các năm, và luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của công ty. Để có được thành tích đáng kể như vậy là sự nỗ lực hết mình của tập thể cán bộ công nhân viên công ty. Đội ngũ cán bộ được đào tạo bài bản, năng động, xử lý công việc một cách khoa học, hợp lý. Các khâu công việc trong công ty luôn được giải quyết và thực hiện một cách triệt để , hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Đảm bảo hàng được vận chuyển đến nơi 1 cách an toàn.
3.2 Các hình thức vận chuyển hàng sang Mỹ của Công ty
Hình thức xuất khẩu
Hiện nay công ty xuất khẩu hàng hóa theo hai hình thức là xuất khẩu trực tiếp và xuất khẩu ủy thác cho 1 số đơn vị có nhu cầu xuất khẩu nhưng không đủ điều kiện hoặc không có giấy phép xuất nhập khẩu trực tiếp.
- Xuất khẩu trực tiếp: công ty mua hàng hóa từ các đơn vị trong nước và xuất theo yêu cầu của khách hàng nước ngoài, bộ phận nghiệp vụ chịu trách nhiệm tìm kiếm nguồn hàng để xuất khẩu.
- Xuất khẩu ủy thác: nguồn hàng và nơi tiêu thụ nước ngoài do bean giao ủy thác tìm kiếm hoặc do hapro tìm hộ và kí kết hợp đồng ngoại sau khi được bên giao ủy thác đồng ý. Sau đó nhờ hapro làm thủ tục xuất khẩu.
3.3 Quy trình tiến hành xuất khẩu hàng sang Mỹ của công ty
3.3.1 Tìm khách hàng
Phòng phát triển thị trường tìm kiếm khách hàng cho mặt hàng nông sản, phòng đối ngoại tìm kiếm khách hàng cho các mặt hàng gỗ, gốm, thủ công mỹ nghệ… thông qua việc tham gia các hội chợ triễn lãm quốc tế, ứng dụng và phát triển thương mại điện tử phục vụ xuất khẩu hay quảng cáo qua mạng internet, đồng thời tìm hiểu hoạt động kinh doanh và tính pháp lý của khách hàng, liên hệ và gửi catalogue cho các cơ quan đại diện của Việt Nam tại nước ngoài, các công ty môi giới. Sau đó tiến hành gửi thư chào hàng, hầu hết đối tác của công ty đều là khách hàng quen đã làm ăn lâu năm, tạo được uy tín nhất định.
Đối với khách hàng truyền thống, gửi thông tin về những mặt hàng mới, những mặt hàng mà khách hàng chưa phát sinh nhu cầu, quan tâm xem có nhu cầu mới. Thông qua khách hàng cũ để tìm kiếm khách hàng mới. Đối với khách hàng mới không thấy giao dịch, cán b
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Báo Cáo Xuất Khẩu.doc