Đề tài Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần đại lý giao nhận vận tải xếp dỡ Tân Cảng

Trong quá trình kiến tập tại công ty Tân Cảng logistics, sinh viên đã được các

anh chị trong công ty chỉ bảo tận tình về các công việc trong thủ tục thông quan

hàng hóa xuất nhập khẩu, cụ thể như sau:

 Nhận thông báo từ hãng tàu và lên hãng tàu để lấy lệnh giao hàng và đóng

phí cho hãng tàu.

 Làm thủ tục hải quan tại Chi cục hải quan đầu tư số 02 Hàm Nghi, Quận I,

TPHCM.

 Nộp hồ sơ xin điều chỉnh manifest tại hải quan ở cảng Khánh Hội.

 Đến cảng để hải quan kiểm hóa hàng xin nhập khẩu.

pdf23 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 21184 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần đại lý giao nhận vận tải xếp dỡ Tân Cảng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
đốc về tình hình hoạt động của bộ phận do mình quản lý. Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị Giám đốc và Phó giám đốc Ban kiểm soát Khối sản xuất Khối nghiệp vụ Phòng Logistics Phòng tài chính - kế toán Phòng Forwarder Phòng tổ chức - hành chính Phòng kĩ thuật vật tư Trung tâm điều hành Đội cơ giới I Đội cơ giới II Đội vận tải thủy 6 Phó giám đốc sẽ thay mặt giám đốc giám sát, hỗ trợ và đôn đốc hoạt động tổng thể của công ty, kịp thời giải quyết những vấn đề phát sinh thay cho giám đốc, có biện pháp khích lệ tinh thần làm việc của các bộ phận chuyên trách. Giám đốc là người đại diện cho cả công ty trước pháp luật nên phải thường xuyên theo dõi những điều chỉnh và thay đổi trong đường lối chủ trương của Đảng và Nhà nước. III. Đánh giá chung về tình hình kinh doanh của công ty Tân Cảng logistics Mặc dù nền kinh tế Việt Nam vừa trải qua một cuộc khủng hoảng của suy thoái kinh tế toàn câu vào năm 2009, kim ngạch xuất nhập khẩu giảm sút, vì vậy sản lượng container, hàng hóa thông qua cảng khu vực thành phố Hồ Chí Minh giảm mạnh so với năm 2008, nhưng công ty đã cố gắng vượt qua giai đoạn khó khăn đó và đạt được những thành tựu đáng kể. Bảng 1: Tình hình hoạt động kinh doanh giai đoạn 2008 - 2010 Đơn vị: nghìn đồng Năm 2008 Quý I/2009 Năm 2009 Quý I/2010 Tổng doanh thu 358,988,806 70,652,745 529,673,999 111,139,928 Tổng chi phí 272,714,559 52,772,110 421,588,523 79,769,988 Tổng lợi nhuận trước thuế 81,274,246 16,137,230 108,458,858 28,154,172 Tổng lợi nhuận sau thuế 60,300,311 13,313,215 89,637,205 21,098,255 Quý I/2009 Quý I/2010 Doanh thu xếp dỡ container 33,695,229 58,934,769 Doanh thu dịch vụ vận tải bộ 5,421,856 14,991,318 Doanh thu dịch vụ depot 15,696,085 25,388,398 Doanh thu dịch vụ khác 6,742,576 8,032,812 Nhận thức được những khó khăn thách thức của tình hình kinh tế trong nước và thế giới vào năm 2009, công ty cổ phần Tân Cảng logistics đã triển khai nhiều 7 biện pháp để có thể hoàn thành được những kế hoạch sản xuất kinh doanh đã đề ra như sau: - Kiện toàn tổ chức, phân cấp quản lý phù hợp với yêu cầu mở rộng và phát triển công ty, phát huy tính năng động, chủ động, sang tạo của cán bộ công nhân viên công ty. - Đáp ứng tốt nhiệm vụ sản xuất của công ty trong điều kiện giá cả vật tư, nguyên nhiên vật liệu biến động bất thường, không ổn định. - Đa dạng hóa và mở rộng ngành nghề kinh doanh phù hợp với chủ trương và các quy định hiện hành. - Từ đầu tháng 01/2009 công ty đã triển khai dịch vụ Freight Forwarder, dịch vụ khai thuê hải quan đã mang lại lợi nhuận và góp phần tạo uy tín, thương hiệu cho Tân Cảng logistics. - Từ đầu năm 2009, công ty đã chủ động hoàn thiện việc đầu tư nền bãi Depot 9 kịp thời đáp ứng yêu cầu sản xuất của cảng Cát Lái và nhu cầu để container rỗng xuất nhập tàu của các hãng tàu, góp phần nâng cao hiệu quả khai thác depot. - Nhằm nâng cao năng lực xếp dỡ, vận chuyển, năm 2009, công ty thuê thêm 12 xe nâng container và 10 xe đầu kéo từ công ty mẹ, tự đầu tư 01 xe nâng container làm cho doanh thu từ hoạt động xếp dỡ, vận chuyển tăng lên đáng kể. - Thành lập công ty cổ phần vận tải Tân Cảng số hai đảm nhiệm bộ phận vận chuyển container bằng đường thủy cho Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn và triển khai dịch vụ vận chuyển container bằng sà lan tuyến TPHCM/Cái Mép – Đồng bằng sông Cửu Long. - Đầu tư xây dựng bến sà lan 75 Teus tại cảng Tân Cảng Cái Mép và hợp tác đầu tư bến sà lan 75 Teus tại cảng Cát Lái. - Hợp tác với Tổng công ty Bến Thành nghiên cứu đầu tư khai thác depot container rỗng tiếp giáp với cảng Cát Lái nhằm đáp ứng nhu cầu chứa container rỗng xuất nhập khẩu ngày càng tăng cao của các hãng tàu. - Tuyển dụng, đào tạo và huấn luyện nhân lực, đặc biệt là nguồn lao động chất lượng cao kịp thời đáp ứng yêu cầu sản xuất của công ty và tạo nguồn cho các dự án triển khai trong thời gian tới. 8 Nhờ tất cả những nỗ lực phấn đấu trên, năm 2009, Tân Cảng logistics đã hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất kinh doanh đề ra:  Doanh thu và lợi nhuận trước thuế cao hơn 52% so với kế hoạch đặt ra.  Lợi nhuận sau thuế cao hơn 68,8% so với kế hoạch đặt ra. Còn so với năm 2008, doanh thu năm 2009 tăng 49,63% còn lợi nhuận sau thuế tăng 48,65%. Tổng lợi nhuận sau thuế quý I/2010 tăng 58,47% so với cùng kỳ năm 2009. Nguyên nhân của sự gia tăng lợi nhuận sau thuế là do:  Tổng doanh thu, thu nhập thuần tăng: - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ quý I/2010 so với quý I/2009 tăng 57,3%. Trong đó:  Doanh thu xếp dỡ container tại bãi tăng mạnh quý I/2010 so với quý I/2009 tăng 74,9% là do từ tháng 06/2009 công ty có kí hợp đồng thuê them 06 xe nâng hàng và 07 xe nâng rỗng của Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn, tháng 12/2009 công ty đầu tư trang bị mới 01 xe nâng hàng Kalmar nhằm tăng năng lực xếp dỡ cho cảng Cát Lái; mặt khác sản lượng thông qua cảng Cát Lái quý I/2010 tăng mạnh so với quý I/2009 do nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi sản lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu thông qua cảng Cát Lái tăng cao.  Doanh thu dịch vụ vận tải bộ quý I/2010 so với quý I/2009 tăng 61,74% do sản lượng thông qua depot quý I/2010 tăng cao.  Doanh thu dịch vụ khác (dịch vụ khai thuê hải quan, dịch vụ forwarder, dịch vụ hàng chuyển cảng…) quý I/2010 so với quý I/2009 tăng 19,14%. - Doanh thu hoạt động tài chính quý I/2010 tăng 38,84% so với quý I năm 2009. - Tổng doanh thu, thu nhập thuần quý I/2010 so với cùng kì năm trước tăng 57,53%.  Tổng chi phí quý I/2010 so với quý I/2009 tăng 52,6%; tốc độ tăng của chi phí tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của doanh thu là 4,93% là nguyên nhân dẫn đến lợi nhuận tăng. 9 PHẦN 2: PHÒNG LOGISTICS CỦA CÔNG TY TÂN CẢNG LOGISTICS I. Giới thiệu về phòng logistics Trưởng phòng: Lê Văn Cường Số lượng nhân viên: 19 Phòng logistics có nhiệm vụ thực hiện các dịch vụ logistics cho hàng xuất – nhập khẩu bao gồm:  Thủ tục thông quan hoàn chỉnh đối với tất cả các loại hình hàng hóa xuất nhập khẩu bao gồm: hàng kinh doanh, hàng viện trợ, hàng dự án, hàng triển lãm, hàng quá cảnh, hàng tạm nhập – tái xuất, hàng tạm xuất – tái nhập, hàng phi mậu dịch.  Thực hiện thủ tục khai quan điện tử.  Phân loại hàng hóa.  Thủ tục giao nhận tại Cảng.  Giao nhận hàng hóa tại kho (Door to door).  Kiểm đếm container của tàu, kiểm đếm hàng hóa đóng vào container.  Kinh doanh kho bãi.  Đại lý thủ tục cho các hãng tàu.  Gom hàng lẻ xuất khẩu và chia hàng lẻ nhập khẩu qua kho CFS. II. Nhiệm vụ sinh viên đã thực hiện tại công ty Tân Cảng logistics Trong quá trình kiến tập tại công ty Tân Cảng logistics, sinh viên đã được các anh chị trong công ty chỉ bảo tận tình về các công việc trong thủ tục thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu, cụ thể như sau:  Nhận thông báo từ hãng tàu và lên hãng tàu để lấy lệnh giao hàng và đóng phí cho hãng tàu.  Làm thủ tục hải quan tại Chi cục hải quan đầu tư số 02 Hàm Nghi, Quận I, TPHCM.  Nộp hồ sơ xin điều chỉnh manifest tại hải quan ở cảng Khánh Hội.  Đến cảng để hải quan kiểm hóa hàng xin nhập khẩu. 10 PHẦN 3: QUY TRÌNH GIAO NHẬN HÀNG HÓA NHẬP KHẨU BẰNG ĐƯỜNG BIỂN TẠI CÔNG TY TÂN CẢNG LOGISTICS VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY TÂN CẢNG LOGISTICS I. Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu tại công ty Tân Cảng Logistics  Đầu tiên, trước khi tàu cập cảng thì người giao nhận phải liên hệ với đại lý của mình ở nước ngoài hoặc là người nhận hàng để được cung cấp các thông tiên cần thiết về lô hàng bao gồm: thông tin về tàu và bản lược khai hàng hóa (Cargo manifest).Tiếp theo đó, người giao nhận cũng cần lấy vận đơn gốc và các chứng từ khác của hàng hóa.  Khi tàu cập cảng, hãng tàu sẽ gửi fax giấy báo hàng đến (Arrival note) cho công ty. Khi nhận giấy báo hàng đến, nhân viên giao nhận sẽ kiểm tra xem số liệu trên giấy báo hàng đến có khớp với vận đơn, nếu đã chính xác thì làm giấy báo hàng đến gửi cho người nhận hàng (Consignee – C’nee). Sau đó, người giao nhận đã được sự ủy thác của chủ hàng sẽ mang thông báo hàng đến, giấy giới thiệu và vận đơn (bill of lading) - có thể là bản gốc hoặc bản sao tùy loại vận đơn - đến hãng tàu đóng các khoản phí liên quan và đổi lấy lệnh giao hàng. Hãng tàu sau khi nhận giấy giới thiệu sẽ kiểm tra xem đã có thông báo giao hàng hay chưa và kiểm tra các nội dung trong giấy báo hàng đến, với mỗi khách hàng sẽ nhận của hãng tàu ít nhất 03 bộ lệnh giao hàng. Khi nhận lệnh giao hàng, người giao nhận sẽ kiểm tra lại các thông tin trên lệnh giao hàng; lúc đó trên bộ lệnh sẽ có chữ PAID nghĩa là đã thu phí đủ và chữ kí của hãng tàu.  Sau khi nhận lệnh giao hàng, người giao nhận phải giúp cho chủ hàng làm thủ tục hải quan rồi đến kho để nhận hàng. Các bước để làm thủ tục hải quan gồm: Bước 1: Chuẩn bị chứng từ Bước 2: Mở tờ khai A. Với hàng nguyên container Bước 3: Đối chiếu manifest Bước 4: Chuyển bãi kiểm hóa 11 (2) (2) (1) (1) (1) Bước 5: Kiểm hóa Bước 6: Nhận lại tờ khai Bước 7: Thanh lý qua cổng B. Với hàng lẻ Bước 3: Kiểm hóa Bước 4: Nhận lại tờ khai Bước 5: Rút hàng Bước 6: Thanh lý qua cổng Bước 1: Chuẩn bị chứng từ Nhận viên giao nhận khai báo điện tử tại văn phòng công ty với các loại hình trừ hàng phi mậu dịch sau đó in tờ khai nhập khẩu hàng hóa và lấy số tiếp nhận ghi lên hồ sơ. Tiếp theo nhân viên giao nhận phải chuẩn bị bộ tờ khai bằng giấy bao gồm: Chuẩn bị chứng từ: - Khai báo điện tử và chuẩn bị bộ chứng từ giấy Mở tờ khai: - Nộp hồ sơ, chờ hải quan kiểm tra hồ sơ, phân luồng hàng hóa và tính thuế Luồng xanh Luồng vàng Luồng đỏ Kiểm tra hồ sơ, tính thuế Trả thuế tại kho bạc nhà nước Kiểm hóa Trả hồ sơ 12 + 01 bộ tờ khai hải quan: 02 tờ khai gồm 01 bản lưu hải quan và 01 bản lưu người khai hải quan (có Phụ lục tờ khai nếu hàng nhiều), 02 Tờ khai GATT (có Phụ lục tờ khai GATT nếu hàng nhiều) + 01 giấy tiếp nhận tờ khai ( đối với hàng phi mậu dịch thì phải có thêm lệnh hình thức) + Giấy giới thiệu của công ty + 01 Bản sao Hợp đồng ngoại thương + Hóa đơn thương mại (Invoice): 01 bản gốc, 01 bản sao + Bảng kê khai chi tiết hàng hóa (Packing list): 01 bản gốc, 01 bản sao + Vận đơn đường biển (bill of lading): 01 bản sao, photo đủ 2 mặt và có dấu của hãng tàu. + Giấy chứng nhận xuất xứ (Certificate of origin): bản gốc, số lượng liên gốc hải quan yêu cầu tùy vào từng loại C/O + Giấy phép kinh doanh + mã số thuế doanh nghiệp: 01 bản sao y + Các loại giấy phép chuyên ngành cần thiết tùy theo từng loại mặt hàng + Kiểm tra bộ chứng từ phải đủ và đúng + Kiểm tra tình hình nợ thuế của khách hàng Nhân viên giao nhận mang giấy giới thiệu đến hãng tàu để lấy lệnh giao hàng và trả các phụ phí. Nhân viên giao nhận tự khai báo đầy đủ, chính xác hàng hóa thực tế theo các nội dung quy định tại phần dành cho người khai báo trong tờ khai hải quan. Nhân viên của công ty cũng tự xác định mã số hàng hóa, thuế suất, giá tính thuế của từng mặt hàng nhập khẩu, tự tính số thuế phải nộp của từng loại thuế trên tờ khai hải quan. Sau đó đại diện của doanh nghiệp ký tên, đóng dấu vào tờ khai sau khi khai báo đầy đủ các tiêu chí trên tờ khai. Bước 2: Mở tờ khai Nhân viên công ty nộp hồ sơ tại các quầy tiếp nhận hồ sơ: tự xếp hồ sơ vào nơi hải quan quy định phân luồng hàng hóa. 13 Nếu hàng để lựu lại cảng quá hạn 30 ngày thì phải làm biên bản phạt, đóng tiền phạt. Hải quan in danh sách nợ thuế, cưỡng chế, phiếu kiểm tra hình thức. Tùy vào quá trình nhập khẩu của khách hàng trong thời gian trước đó (về nợ thuế, cưỡng chế, vi phạm pháp luật…) và mặt hàng đang nhập mà doanh nghiệp có thể được xét miễn kiểm, ân hạn nộp thuế sau hay phải kiểm hóa xác suất, nộp thuế ngay. + Nếu doanh nghiệp có vi phạm các quy định về thuế thì sẽ không được phép mở tờ khai và sẽ được hải quan thông báo rõ lý do tại sao không được phép mở tờ khai. Tuy nhiên trên thực tế, có đôi lúc do lỗi cập nhật thông tin không thống nhất giữa kho bạc nhà nước với cục hải quan là do việc chuyển chứng từ từ kho bạc nhà nước về chi cục thuế hải quan phải mất cả tuần thậm chí vài tuần mới về đến nơi mà xảy ra tình trạng doanh nghiệp đã đóng thuế nhưng nhưng vẫn nhận được thông báo của hải quan là chưa đóng thuế nên vẫn bị cưỡng chế thì doanh nghiệp cần phải chứng minh cho hải quan thấy bằng biên lai nộp thuế thì việc mở tờ khai vẫn được tiếp tục. + Nếu doanh nghiệp được phép mở tờ khai thì hải quan sẽ tiếp tục tiến hành kiểm tra sơ bộ hồ sơ hải quan về tính hợp lệ và sự đồng bộ của hồ sơ theo từng loại hình nhập khẩu (bao gồm kinh doanh, đầu tư, gia công, sản xuất xuất khẩu, nhập tái xuất, tái nhập). Nếu hồ sơ hợp lệ thì hải quan sẽ nhập thông tin tờ khai vào hệ thống máy tính. Sau đó, các thông tin này sẽ tự động được xử lý và đưa ra lệnh hình thức. Lệnh hình thức có mức độ khác nhau theo luồng xanh, vàng, của hàng hóa.  Luồng xanh: hàng hóa được chấp nhận thông quan trên cơ sở thông tin khai báo điện tử. Hàng luồng xanh là tài liệu, chứng từ thương mại, hàng không có thuế, hàng có thuế nhưng được miễn thuế theo quy định pháp luật, được miễn kiểm tra thực tế hàng hóa. Trường hợp cần thiết thì lãnh đạo chi cục quyết định kiểm tra xác suất bằng máy soi hoặc thủ công.  Luồng vàng: hải quan kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan trước khi thông quan hàng hóa. Hàng luồng vàng là hàng có thuế nhập khẩu phải nộp, được 14 kiểm tra bằng máy soi, nếu phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật hải quan thì chuyển sang kiểm tra thủ công.  Luồng đỏ: hải quan kiểm tra chứng từ giấy thuộc hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa trước khi thông quan hàng hóa. Hàng luồng đỏ là hàng thuộc diện quản lý chuyên ngành, hàng phải kiểm tra nhà nước về chất lượng, hàng nhập khẩu có điều kiện, hàng theo danh mục trọng điểm về quản lý rủi ro. Hàng luồng đỏ được kiểm tra thủ công. Sau đó, công chức hải quan sẽ chuyển hồ sơ sang cho bộ phận tính thuế rồi chuyển cho lãnh đạo đội và cuối cùng là lãnh đạo chi cục. Lãnh đạo chi cục sẽ xem xét và quyết định lại lệnh hình thức và mức độ kiểm tra. Việc xét duyệt này thể hiện trên Phiếu kiểm tra hình thức được quyết định bởi máy tính, hải quan tiếp nhận tở khai và lãnh đạo chi cục trong đó ý kiến của lãnh đạo chi cục là quyết định cuối cùng. Nếu là hàng hóa luồng xanh và vàng thì sẽ được lãnh đạo chi cục ký thông quan ngay sau khi hải quan chấp nhận việc kê khai phân luồng của doanh nghiệp. Nếu là luồng đỏ thì chuyển cho lãnh đạo đội phân công kiểm hóa. Đội trưởng sẽ quyết định tỉ lệ phần trăm kiểm hóa trong khoảng từ 5%, 10% đến 100%. Nếu lãnh đạo hải quan chi cục đã chấp nhận miễn kiểm thì ra nhận lại tờ khai tại quầy trả tờ khai, nộp lệ phí và nộp thuế nếu phải nộp thuế ngay; còn nếu hàng hóa bị kiểm hóa thì cần xem trên bảng thông báo tên nhân viên hải quan chịu trách nhiệm kiểm hóa và liên lạc với hai hải quan này.  Với hàng nguyên container. Bước 3: Đối chiếu bản lược khai hàng hóa (cargo manifest) (tùy hải quan ở mỗi chi cục) Nhân viên giao nhận lấy 01 Lệnh giao hàng (Delivery order) đối chiếu với hải quan giám sát. Nếu bị lập biên bản quá hạn 30 ngày thì phải đem theo biên bản và biên lai nộp phạt. Hải quan sẽ đóng dấu đã đối chiếu. Bước 4: Chuyển bãi kiểm hóa 15 Cần 02 bản photo của lệnh giao hàng và 01 bản chính (nếu quá hạn thì phải có dấu gia hạn của hãng tàu) Nhân viên giao nhận sẽ xác định vị trí container của mình ở đâu và dùng một lệnh giao hàng để tiến hành đăng kí chuyển bãi để kiểm hóa và sau đó đóng tiền nâng hạ, chuyển bãi kiểm hóa và vệ sinh container tại thương vụ cảng. Người giao nhận nếu muốn mượn container đem về kho thì phải đến gặp đại diện của hãng tàu để đóng tiền cược trừ khi hãng tàu không yêu cầu đóng tiền cược. Sau đó nhân viên giao nhận sẽ đi lấy phiếu giao nhận container (EIR – Equipment interchange receipt) dùng để thanh lí cổng và hạ bãi. Phiếu EIR gồm 4 liên: liên xanh giao cho kho hàng, liên hồng trình hãng tàu để lấy lại tiền cược, liên vàng giao cho bảo vệ cổng cảng và liên trắng. Bước 5: Kiểm hóa Nếu phải kiểm hóa thì nhân viên giao nhận phải kiểm tra vị trí mới container tại phòng thương vụ cảng. Sau khi tìm thấy vị trí container, nhân viên giao nhận sẽ đến phòng Điều độ của cảng để được đóng dấu cắt seal lên lệnh và thông báo cho hải quan kiểm hóa và xin được kiểm hóa. Nhân viên công ty xác định chính xác container (bao gồm số container và seal trên lệnh giao hàng) và liên hệ với đội bốc xếp để cắt seal trước sự chứng kiến của hải quan và tiến hành kiểm tra hàng cùng hải quan, sau khi hải quan kiểm hóa xong thì sẽ kí tên vào tờ khai rồi khóa cửa container. Bước 6: Nhận lại tờ khai Nhân viên giao nhận nộp lệ phí và đóng thuế tại kho bạc nhà nước nếu phải đóng thuế ngay Sau đó sẽ trình liên tím của biên lai thu lệ phí và biên lai thu thuế cho hải quan nếu phải nộp thuế ngay. Nếu được ân hạn nộp thuế sau thì số tiền thuế phải nộp chính là số tiền thuế trong thông báo thuế hoặc số tiền thuế ghi trên mặt sau của tờ khai mà bộ phận tính thuế đã xác nhận. Cuối cùng nhân viên giao nhận ký nhận vào tờ khai và lấy lại tờ khai. Tờ khai được lấy ra phải có đóng mộc vuông màu đỏ “đã làm thủ tục hải quan” ở góc phải. 16 Bước 7: Thanh lý qua cổng Để thanh lý qua cổng cần có phiếu EIR và lệnh giao hàng đã có dấu đối chiếu bản lược khai hàng hóa và bộ tờ khai. Nhân viên giao nhận tiến hành thanh lý với hải quan giám sát cổng bằng cách mang tờ khai đã kiểm hóa, có xác nhận “Đã làm thủ tục hải quan” cùng với phiếu EIR xuất trình cho hải quan cổng. Hải quan cổng sẽ xem xét các chứng từ trên và ký nhận, đóng dấu, ký tên và giữ lại phiếu EIR màu xanh và lệnh giao hàng; đóng dấu xác nhận và trả các liên còn lại của phiếu EIR và tờ khai cho nhân viên giao nhận. Phiếu EIR sẽ được giao cho tài xế để xuất trình khi đưa container ra cổng nhằm chứng tỏ người vận tải đã đưa đúng container như đã làm thủ tục trên phiếu EIR ra khỏi cảng.  Với hàng lẻ Bước 3: Kiểm hóa Nhân viên giao nhận dựa trên lệnh giao hàng để xác định hàng nằm tại kho nào; báo với kho để xác định vị trí hàng Sau đó nhân viên giao nhận báo với hải quan và yêu cầu kiểm hóa. Hải quan sẽ tiến hành kiểm hóa cùng với nhân viên giao nhận và sau đó ký tên vào tờ khai. Bước 4: Nhận lại tờ khai (như với hàng nguyên container) Bước 5: Rút hàng Nhân viên giao nhận trình lệnh giao hàng với Thương vụ cảng, đóng phí lưu kho quá hạn nếu có và nhận phiếu xuất kho. Giao tờ khai và lệnh giao hàng để hải quan giám sát kho xác nhận. Ghi lại số xe, số container lên phiếu xuất kho, giao cho kho xác nhận và yêu cầu đóng hàng lên xe. Bước 6: Thanh lý qua cổng Nhân viên giao nhận xuất trình 2 phiếu xuất kho và tờ khai cho hải quan cổng. Cán bộ hải quan ký tên đóng dấu vào phiếu xúât kho và trả lại 01 liên cho nhân viên giao nhận, sau đó nhân viên sẽ đưa phiếu này cho tài xế vận tải để đem hàng ra khỏi cổng. 17  Sau khi đã hoàn tất thủ tục hải quan, nhân viên giao nhận sẽ cho tài xế chở container về kho của chủ hàng. Sau khi đợi chủ hàng rút hàng khỏi container và kiểm tra hàng hóa thì tài xế xe sẽ chở container rỗng về trả lại cho hãng tàu.  Sau khi hoàn thành việc giao nhận hàng công ty Tân Cảng logistics sẽ tiến hành quyết toán với khách hàng gồm bảng liệt kê chi phí phát sinh trong quá trình giao nhận hàng và chi phí dịch vụ giao nhận. Khi hai bên thỏa thuận thanh toán các khoản và thực hiện đúng như trong hợp đồng thì xem như hợp đồng giao nhận đó đã được thanh lý. Cuối cùng sau khi đã làm xong một lô hàng thì nhân viên giao nhận cần chuẩn bị đầy đủ chứng từ và hóa đơn trả khách hàng. Khi hoàn tất giao nhận phải ký nhận với khách hàng Cargo delivery note. Sau đó nhân viên giao nhận thực hiện thanh toán với công ty và photo toàn bộ 01 bản lưu vào file riêng đi kèm với báo cáo doanh thu hàng nhập xuất, riêng tờ khai thì photo thêm 1 bản (2 mặt) lưu thành bộ riêng. II Thực trạng giao nhận hàng hóa tại công ty Tân Cảng Logistics 1. Những thuận lợi của công ty trong hoạt động giao nhận 1.1. Chính sách nhà nước Nhà nước có chính sách ưu đãi về thuế, nguồn vốn vay kích cầu với lãi suất thấp tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư mở rộng sản xuất, nâng cấp, đổi mới trang thiết bị, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Các chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước tạo ra nhiều thuận lợi cho hoạt động giao nhận như những đổi mới trong luật Hải quan, luật thuế xuất nhập khẩu…Ví dụ như là nếu như trước đây hải quan sẽ giúp khai báo hải quan thì bây giờ chủ hàng sẽ tự khai báo và chính điều này đã giúp cho dịch vụ khai thuê hải quan phát triển mạnh mẽ và nâng cao vị trí của người giao nhận. Thêm vào đó là những quy định về chống tiêu cực trong hoạt động hải quan cũng giúp cho việc làm thủ tục trở nên dễ dàng hơn. 1.2. Công việc Thuận lợi đầu tiên phải kể đến đó là công ty Tân Cảng Logistics có nhiều lợi thế kế thừa từ công ty mẹ - Tân Cảng Sài Gòn - vì Tân Cảng Sài Gòn là nhà khai 18 thác cảng số một của Việt Nam, sản lượng thông quan hàng năm khoảng 2,4 triệu TEUs chiếm trên 80% thị phần của khu vực phía Nam và trên 50% của cả nước. Chẳng hạn như trong năm 2009 mặc dù xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế nhưng sản lượng container qua Tân Cảng Sài Gòn vẫn được giữ vững và còn tăng so với năm 2008 trong khi hầu hết sản lượng qua các cảng khác đều sụt giảm. Thêm vào đó, sự thành lập Cảng Tân Cảng Cái Mép thuộc Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn vào nằm 2009 vừa qua cũng góp phần đem lại thêm nhiều hợp đồng cho công ty Tân Cảng Logistics. Mặc dù công ty chỉ mới hoạt động trong một thời gian ngắn, nhưng cung cách làm việc cũng như nghiệp vụ chuyên môn của công ty đã tạo được sự tin tưởng cho khách hàng và giờ đây công ty đã có một lượng lớn khách hàng quen thuộc. Hơn thế nữa, hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam ngày càng mở rộng, khối lượng hàng hóa xuất nhập khẩu vào Việt Nam ngày càng tăngvà ưu thế về vị trí địa lý nằm ở khu vực chiến lược của Đông Nam Á có bờ biển dài 2000 km, có nhiều cảng nước sâu đã giúp cho ngành vận tải biển của Việt Nam phát triển kéo theo sự phát triển của ngành giao nhận trong nước. 1.3. Nhân sự Tiếp theo đó phải kể đến đội ngũ nhân viên của Tân Cảng logistics, hầu hết đều đã tốt nghiệp Đại học, nắm vững kiến thức chuyên môn và giàu kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận. Họ luôn nỗ lực, nhiệt tình hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Thêm vào đó, công ty luôn tạo những điều kiện tốt nhất để nhân viên có thể hoàn thiện các kĩ năng cũng như phát huy được năng lực của bản thân. Môi trường làm việc thân thiện, vui vẻ tạo tâm lý thoải mái và không tạo ra nhiều áp lực trong công việc cho nhân viên. 1.4. Cơ sở hạ tầng của công ty Công ty có trang thiết bị đầy đủ, tiện nghi và thường xuyên được đầu tư thêm mỗi năm. 2. Những khó khăn của công ty trong hoạt động giao nhận 2.1. Các yếu tố bên ngoài 19 Cơ sở hạ tầng giao thông của Việt Nam chưa phát triển Đây không chỉ là khó khăn của công ty Tân Cảng logistics mà là của ngành giao nhận nói chung, trong khi sản lượng hàng hóa thông quan thì rất nhiều nhưng tình trạng kẹt xe lại xảy ra thường xuyên làm mất thời gian của nhân viên giao nhận. Tình hình kinh tế toàn cầu, khu vực và trong nước diễn biến phức tạp và chưa ổn định gây ảnh hưởng đến lượng hàng hóa thông qua các cảng từ đó cũng ảnh hưởng đến hoạt động giao nhận của công ty. Nhiều công ty lớn, chuyên nghiệp, nhiều kinh năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao nhận của nước ngoài đã tăng cường đầu tư, đẩy mạnh hoạt động tại thị trường Việt Nam góp phần tăng tính cạnh tranh. Doanh nghiệp Tân Cảng logistics sẽ cần phải cố gắng nhiều để không mất đi nhiều hợp đồng giao nhận vào các doanh nghiệp này. 2.2. Tính thời vụ của hoạt động giao nhận Hoạt động giao nhận thường không ổn định do khối lượng công việc thay đổi theo thời gian. Thời điểm hàng nhiều, có nhiều hợp đồng thì nhân viên phải làm việc liên tục nhưng cũng có khi khối lượng công việc giảm, hợp đồng ít đi. Điều này cũng gây ảnh hưởng ít nhiều đến doanh thu hàng tháng của công ty và thu nhập của nhân viên công ty. 2.3. Nhân sự Mặc dù, nhân viên đều tốt nghiệp đại học nhưng thường theo những chuyên ngành khác chứ không thực sự phù hợp với yêu cầu của công ty nên họ thường không có nhiều kiến thức chuyên môn mà do làm nhiều rồi trở thành quen nên khi gặp những trường hợp bất ngờ thì họ thường khó ứng phó nhanh. 2.4. Công việc Thông tin trên bộ chứng từ đôi lúc không trùng khớp, thiếu chính xác, mất thời gian và chi phí cho việc điều chỉnh những thông tin sai lệch. Số lượng hàng hóa được kê khai đôi khi không phù hợp với thực tế gây ra nhiều khó khăn trong khâu làm thủ tục hải quan. Quy trình và tập quán làm việc của hãng tàu thường xuyên thay đổi gây rất nhiều khó khăn cho nhân viên giao nhận trong quá

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfQuy trình giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu bằng đường biển tại công ty cổ phần đại lý giao nhận vận tải xếp dỡ Tân Cảng.pdf
Tài liệu liên quan