Đề tài Quy trình hàng hoá xuất nhập khẩu tại công ty TNHH dịch vụ giao nhận và du lịch Lê Gia

DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ viii

DANH SÁCH CÁC HÌNH ẢNH ix

DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT x

LỜI MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY LÊ GIA LOGISTICS 4

1.1. Tổng quan về công ty 4

1.1.1. Giới thiệu công ty 4

1.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 4

1.2. Tầm nhìn, sứ mệnh và chiến lược của Lê Gia Logistics 5

1.2.1. Tầm nhìn 5

1.2.2. Sứ mệnh 5

1.2.3. Chiến lược 6

1.3. Giới thiệu về cơ cấu tổ chức của Lê Gia Logistics 6

1.3.1. Cơ cấu chức danh quản lý 6

1.3.2. Cơ cấu tổ chức 7

1.4. Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận của Lê Gia Logistics 7

1.4.1. Giám đốc điều hành 7

1.4.2. Phòng kinh doanh 7

1.4.3. Phòng Pricing 7

1.4.4. Phòng C/S 8

1.4.5. Phòng Operations 8

1.4.6. Phòng Kế toán- Tài chính 8

1.4.7. Phòng Hành chính- Nhân sự 8

1.4.8. Phòng Business Development 8

1.5. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2016 – 2019 9

1.5.1. Cơ cấu dịch vụ 9

1.5.2. Cơ cấu Thị trường 10

1.5.3. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Lê Gia Logistics trong 3 năm vừa qua. 12

1.5.4. Phương thức phát triển trong thời gian tới 14

 

docx73 trang | Chia sẻ: honganh20 | Ngày: 16/02/2022 | Lượt xem: 393 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy trình hàng hoá xuất nhập khẩu tại công ty TNHH dịch vụ giao nhận và du lịch Lê Gia, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
2018) Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice No.600251653). Phiếu đóng gói (Detailed Packing List). Vận đơn đường biển (Bill of Lading No. APLU057889792 Ngày 19/04/2018). Giấy thông báo hàng đến (Arrival Notice). Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Certificate of Origin). Đây là bộ chứng từ căn bản để mở tờ khai. Ngoài ra, có thêm các giấy tờ sau: Giấy chứng nhận chất lượng và số lượng (Certificate of qulity and quantity); Giấy chứng nhận phân tích (Certificate of analysis); Giấy chứng nhận bảo hiểm hàng hải (Certificate of Marine Insurance) Tùy từng trường hợp mà có thể thêm các giấy tờ sau: Đối với trường hợp hàng hoá phải có giấy phép nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Cần có giấy phép nhập khẩu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền: 01 bản (là bản gốc nếu nhập khẩu một lần hoặc bản sao khi nhập khẩu nhiều lần) Giấy đăng ký kiểm tra của nhà nước về chất lượng hàng hoá hoặc giấy thông báo miễn kiểm tra nhà nước về chất lượng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp: 01 bản gốc (trường hợp hàng hoá nhập khẩu buộc phải kiểm tra nhà nước về chất lượng). Hóa đơn thanh toán cước phí: 01 bản gốc (nếu hợp đồng bán theo giá FOB, FCA). Các nhân viên giao nhận cần kiểm tra kĩ lưỡng tính chính xác, đồng nhất và hợp lệ của các chứng từ nhằm phục vụ tốt cho công tác nhập khẩu hàng hóa. Các giấy tờ trên nếu là bản sao thì phải được người đứng đầu tổ chức kinh doanh ủy quyền xác nhận, ký tên và đóng dấu. Người xác nhận ký tên, đóng dấu chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của các giấy tờ này. Chi tiết các chứng từ cần kiểm tra như sau: Kiểm tra bộ chứng từ: Sau khi nhận đầy đủ bộ chứng từ thì Nhân viên chứng từ của công ty Lê Gia Logistics sẽ tiến hành kiểm tra. Việc kiểm tra chứng từ đòi hỏi độ chính xác cao, nhân viên chứng từ cầnthận trọng trong khâu này nếu không sẽ phát sinh những vấn đề rắc rối ảnh hưởng đến việc khai Hải quan điện tử và nhận hàng. Các chứng từ phải trùng khớp, thống nhất với nhau. Nếu trong quá trình kiểm tra, Nhân viên chứng từ phát hiện sai sót thì phải báo ngay cho khách hàng để điều chỉnh lập tức. Kiểm tra hợp đồng: Hợp đồng ngoại thương là chứng từ cơ sở để đối chiếu với các chứng từ khác, vì vậy nhân viên chứng từ sẽ phải xem xét thật kĩ các thông tin và điều khoản trên hợp đồng như: số và ngày hợp đồng, mặt hàng, xuất xứ, số lượng, chất lượng, cách đóng gói, bao bì, điều khoản về giao hàng, thanh toán, thông tin nhà nhập khẩu, xuất khẩu Hợp đồng VINH NAM PHÁT cung cấp gồm những thông tin: Số và ngày của hợp đồng: VN/1804/2348455 Ngày 29/03/2018; Tên nhà xuất khẩu: SABIC ASIA PACIFIC PTE LTD; Địa chỉ nhà xuất khẩu: ONE TEMASEK AVENUE, #06-01 MILLENIA TOWER, SINGAPORE 039192. Tên nhà nhập khẩu: CÔNG TY CỔ PHẦN MÀNG BAO BÌ VINH PHÁT (VINH NAM PHAT PACKAGING FILMS JOINT STOCK COMPANY); Địa chỉ nhà nhập khẩu: LÔ III – 3D, ĐƯỜNG SỐ 11, KCN TÂN BÌNH, QUẬN TÂN PHÚ, TP. HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM. Mô tả hàng hóa: HẠT NHỰA NGUYÊN SINH CHÍNH PHẨM: LINEAR LOW DENSITY POLYETHYLENE (LLDPE), HÀNG MỚI 100%. Số lượng: 74250 MTS; Đơn giá: 1200 USD; Tổng giá tiền: 89100 USD; Điều kiên giao hàng: CIF HOCHIMINH PORT, VIETNAM (INCOTERM® 2010). Phương thức thanh toán: L/C; Cảng xếp hàng: Cảng Singapore. Cảng dở hàng: Cảng Cát Lái; Số container: 03. Dựa trên hợp đồng, nhân viên phòng chứng từ tiến hành kiểm tra các chứng từ khác như Invoice, Packing list, C/O, Bill of Lading. Đây là các chứng từ cần thiết cho việc khai báo hải quan và nhận hàng về, vì vậy trước khi lên tờ khai nhân viên chứng từ phải kiểm tra thật kĩ, thật chính xác.Nếu có sai sót thì yêu cầu khách hàng tu chỉnh ngay để đảm bảo tính chính xác của chứng từ, cũng như đảm bảo tiến độ của việc nhận hàng. Kiểm tra Vận đơn đường biển (Bill of Lading) Đối với Vận đơn đường biển (Bill of Lading), nhân viên cần phải xem xét các thông tin như: thông tin shipper, consignee, notify party, tên tàu, số chuyến, cảng bốc, cảng dỡ, thông tin hãng tàu đến lấy lệnh, mặt hàng, số lượng, dung tích, khối lượng, vận đơn sạch (clean on board) hay không. Tên người gửi hàng: SABIC ASIA PACIFIC PTE LTD Địa chỉ người gửi hàng: ONE TEMASEK AVENUE, #06-01 MILLENIA TOWER, SINGAPORE 039192 Tên người nhận hàng: TO ORDER OF ASIA COMMERCIAL BANK, PHU LAM BRANCH. Với vận đơn này hàng sẽ được giao theo lệnh của Ngân hàng TMCP Á Châu, Chi nhánh Phú Lâm. Trước khi lên lấy lệnh giao hàng (D/O), cần phải cầm vận đơn lên ngân hàng để bên ngân hàng ký hậu vào mặt sau của vận đơn mới có thể nhận hàng được. VINH NAM PHÁT sẽ cung cấp vận đơn đã ký hậu để NM SHIPPING đi lấy lệnh. Cần kiểm tra mặt sau của vận đơn đã được ký đóng dấu của ngân hàng TMCP Á Châu hay chưa). Người nhận thông báo: CÔNG TY CỔ PHẦN MÀNG BAO BÌ VINH PHÁT (VINH NAM PHAT PACKAGING FILMS JOINT STOCK COMPANY) Địa chỉ: LÔ III – 3D, ĐƯỜNG SỐ 11, KCN TÂN BÌNH, QUẬN TÂN PHÚ, TP. HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM. Số điện thoại: 84-8-5444 2351; Số fax: 84-8-5444 2353; Thông báo hàng đến sẽ được gửi đến VINH NAM PHAT theo địa chỉ ghi bên trên. Tên tàu, số chuyển: ST GREEN V.061N; Cảng xếp hàng: Cảng Singapore; Cảng dỡ hàng: Cảng Cát Lái. Số Container/Seal: CAXU9324642/163481 CMAU4854234/163619 TCNU9806712/163487 Loại kiện hàng: 74250 MTS (2970 BAO) CY-CY (container yard – container yard: giao từ bãi container đến bãi container). 3x40’GP (3 container 40 feet loại cont thường) Khối lượng và thể tích: 75885KGS/150 CBM FREIGHT PREPAID: Cước trả trước (nhập giá CIF nên nhà xuất khẩu thuê tàu và trả cước phí). FCL/FCL: (Full container loading – Full container loading) hình thức nhận – giao hàng nguyên container. Mô tả hàng hóa: Hình 2.1: Mô tả hàng hóa. Vận đơn có 3 bản, phát hành ngày 19/04/2018; Ngày hàng lên tàu: 19/04/2018; Vận đơn sạch, có đóng dấu ON BOARD và ký đóng dấu của hãng tàu. Kiểm tra Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice): Số hóa đơn: 600251653 Ngày hóa đơn: 19/04/2018 Người gửi hàng/ người nhận hàng phải lần lượt trùng với Người xuất khẩu/ người nhập khẩu trên hợp đồng thương mại. Địa chỉ 2 bên: Trùng với hợp đồng thương mại. Cảng xếp hàng: Cảng Singapore. Cảng dỡ hàng: Cảng Cát Lái, Hồ Chí Minh. Số Container/Seal: CAXU9324642/163481 CMAU4854234/163619 TCNU9806712/163487 Mô tả hàng hóa: về tên hàng, số lượng, đơn giá, tổng giá đều phải trùng khớp như trên hợp đồng. Chúng ta cũng nên tính lại các đơn giá cũng như tổng giá để chắc chắn rắng các số liệu chính xác 100%. Kiểm tra phiếu đóng gói (Packing List): Thông thường số và ngày của Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) và Phiếu đóng gói (Packing list) đều trùng nhau. (Số: 600251653 Ngày 19/04/2018). Nếu không trùng thì ngày trên Phiếu đóng gói phải sau ngày của hóa đơn. Tên và địa chỉ của Shipper/ Consignee phải trùng với Hợp đồng (Sales Contract), Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice); Các thông tin như: cảng bốc/ dỡ, số container, điều kiện giao hàng đều phải trùng khớp với Hợp đồng (Sales Contract), Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice). Thông tin hàng hóa cũng phải khớp 100%, đặc biệt trên Phiếu đóng gói (Packing list) chúng ta cần lưu ý đến số lượng kiện hàng, ở đây là 2970BG (BAGS) thông tin cần có để có thể khai HQĐT. Kiểm tra Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O: Certificate of Origin) Lô hàng này xuất xứ tại Ả Rập, sử dụng C/O form B: hàng xuất khẩu sang tất cả các nước, cấp theo quy định xuất xứ không ưu đãi Khi kiểm tra C/O cần các lưu ý thông tin như: thông tin nhà nhập khẩu, xuất khẩu xuất xứ, ngày tàu đi, tên tàu, số chuyến, cảng đến, số lượng, chất lượng, cách đóng gói, bao bì, nhãn hiệu, điều khoản về giao hàng, thanh toán, tiêu chuẩn xuất xứ, trị giá FOB, số hóa đơn thương mại, có đóng dấu của công ty xuất khẩu và Cục Xuất – Nhập và Kiểm dịch thực vật, ngày phát hành sau ngày tàu chạy phải đánh dấu vào issued retroactively ở ô số 13. Để giấy chứng nhận xuất xứ hợp lệ các nội dung trên cần chính xác tuyệt đối. Thông tin trên C/O gốc đặc biệt rất quan trọng vì nếu sai thì chúng ta phải nhờ Shipper sửa lại mà Shipper thì ở Singapore nên việc chỉnh sửa sẽ mất rất nhiều thời gian chưa kể đến trường hợp phải tốn thêm các chi phí phát sinh cho việc lưu kho bãi chờ thông quan hàng hóa. Nếu thông tin trên C/O không trùng khớp với các chứng từ khác trong bộ Hồ sơ để làm TTHQ thì rất có thể Consignee sẽ không được giảm thuế đồng nghĩa với việc C/O đó cũng không được chấp nhận. Các thông tin trên C/O: Tên và địa chỉ của Shipper/ Consignee phải trùng khớp với tên trên Hợp đồng (Sales Contract), Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice), Phiếu đóng gói (Packing list) Ngày cấp C/O: 19/04/2018, ngày cấp C/O thường phải sau ngày tàu chạy tức là sau ngày phát hành vận đơn. Nhưng cũng có trường hợp C/O được cấp trước ngày tàu chạy. Ví dụ là trường hợp trùng vào dịp lễ tết hoặc Shipper phải chắc chắn rằng ngày tàu chạy là không thay đổi (Ngày tàu chạy ở ô số 3). Trường hợp tàu bị trễ trên C/O xuất hiện sự sai lệch về ngày tàu chạy thì sự sai lệch đó chỉ được chấp nhận tối đa là 3 ngày. Cách tốt nhất và ít gặp rủi ro nhất thì Shipper nên xin C/O vào sau ngày tàu chạy hoặc cùng với ngày tàu chạy. Ngày tàu chạy: 19/04/2018; Tên tàu số chuyến: ST GREEN 061N phải khớp với Tên tàu số chuyên trên BL. Cảng xếp hàng: Cảng Singapore; Cảng dỡ hàng: Cảng Cát Lái; Ngoài ra chúng ta còn phải kiểm tra về thông tin hàng hóa trên C/O: tên hàng, quy cách, số lượng từng mặt hàng phải khớp với PC, INV, PKL. Trên C/O thường sẽ dẫn chiếu số INV nên chúng ta cũng cần phải kiểm lại. C/O gốc phải có chữ kí và đóng dấu mộc đỏ của Shipper: “SABIC ASIA PACIFIC PTE LTD” và quan trọng là chứng nhận của Cơ quan có thẩm quyền ở nước người bán, C/O có nhiều trang thì phải có dấu mộc giáp lai. Kiểm tra Giấy chứng nhận chất lượng, số lượng (Certificate of Quanlity and Quantity) Nhân viên chứng từ kiểm tra các thông tin trong giấy chứng nhận chất lượng sản phẩm là chính xác và hàng hóa phù hợp với tiêu chuẩn của nước sản xuất hoặc các tiêu chuẩn quốc tế. Kiểm tra Giấy chứng nhận bảo hiểm (Certificate of Insurance) Nhân viên chứng từ kiểm tra Giấy chứng nhận Bảo hiểm hàng hóa với những chi tiết hàng hóa như sau: Số chứng nhận bảo hiểm: SABSIN123664; Tên người được bảo hiểm: SABIC ASIA PACIFIC PTE LTD; Giá trị bảo hiểm và tiền tệ: 98010.00 USD; Tên tàu, số chuyển: ST GREEN V.061N; Cảng xếp hàng: Cảng Singapore; Cảng dỡ hàng: Cảng Cát Lái. Mã ký hiệu hàng hóa và số lượng: Mã ký hiệu hàng: LLDPE218 NJ của 74,250 tấn; Số lượng bản gốc: 2 bản; Số thư tín dụng: PHL0418ILS289141; Số đơn đặt hàng: 2348455. Ngày bắt đầu bảo hiểm: 01/06/2017; Ngày kết thúc bảo hiểm: 31/05/2018; Giấy chứng nhận bảo hiểm đã được ký và đóng dấu bởi nhà xuất khẩu Sabic Asia Pacific ngày đăng ký 19/04/2018. Kiểm tra Giấy chứng nhận phân tích (Certificate of Analysis) Nhân viên chứng từ kiểm tra Giấy chứng nhận phân tích bao gồm: Ngày: 19/04/2018 Số đơn đặt hàng: 2348455; Số vận đơn: APLU057889792; Ngày bốc hàng lên tàu: 19/04/2018; Tên tàu, số chuyến: ST GREEN V.061N; Số L/C: PHL0418ILS289141; Ngày phát hành L/C: 04/04/2018; Hàng hóa: LLDPE 218NJ. Số lượng: 74,250 tấn; Chất lượng: Hoàn hảo. Kiểm tra Thông báo hàng đến (Arrival Notice) Thông báo hàng đến sẽ được chuyển phát nhanh qua cho VINH NAM PHÁT từ văn phòng đại lý hãng tàu APL tại Việt Nam là CÔNG TY TNHH APL VIỆT NAM. Thường thì việc nhận được thông báo hàng đến sẽ trước một hoặc hai ngày so với ngày tàu cập cảng nhằm thông báo cho nhà nhập khẩu và các bên liên quan chuẩn bị cho việc làm thủ tục và nhận hàng. Chứng từ này sẽ được đối chiếu thông tin dựa trên Bill of Lading. Sau đó, Công ty VINH NAM PHÁT gửi bản sao về Giấy thông báo hàng đến tới công tyLê Gia Logistics. Trên thông báo hàng đến thể hiện đầy đủ các thông tin liên quan đến lô hàng. Nội dung thể hiện trên Thông báo hàng đến gồm có: Số vận đơn: 057889792 Người gửi hàng: SABIC ASIA PACIFIC PTE LTD; Địa chỉ: ONE TEMASEK AVENUE, #06-01 MILLENIA TOWER, SINGAPORE 039192; Người nhận hàng: NGÂN HÀNG TMCP Á CHÂU, CHI NHÁNH PHÚ LÂM. Người được thông báo hàng đến: CÔNG TY CỔ PHẦN MÀNG BAO BÌ VINH NAM PHÁT. Địa chỉ: LÔ III – 3D, ĐƯỜNG SỐ 11, KCN TÂN BÌNH, QUẬN TÂN PHÚ, TP. HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM. Tên tàu, số chuyến: ST GREEN V.061N Cảng xếp hàng: SINGAPORE PORT Cảng dỡ hàng: HOCHIMINH (CATLAI), VIETNAM Nơi giao hàng: HOCHIMINH (CATLAI), VIETNAM Ngày tàu chạy: 19/04/2018 Ngày tàu đến: 22/09/2018 Nhân viên giao nhận cần chú ý đến thời hạn lệnh để làm thủ tục thông quan hàng hóa lấy cont ra khỏi cảng kịp thời. Kiểm tra tính hợp lệ của Bộ chứng từ: Việc tiếp nhận và kiểm tra chứng từ là rất quan trọng, giúp cho người giao nhận hình dung được lô hàng, tránh sai sót khi làm thủ tục và bảo vệ quyền lợi khách hàng khi có những tình huống bất ngờ xảy ra. Sau khi đã kiểm tra xong Bộ chứng từ nếu có sai xót thì nhân viên Bộ phận chứng từ sẽ phải báo ngay cho khách hàng để có hướng giải quyết phù hợp. Nếu là sai các lỗi nhỏ như lỗi chính tả thì yêu cầu khách hàng sửa lại. Nhưng nếu là những sai xót lớn như tên hàng trên C/O không khớp với trên hợp đồng, hoặc số lượng kiện không khớp với Phiếu đóng gói thì cần báo cho Shipper để sửa kịp thời. Lưu ý: Vẫn có trường hợp Yêu cầu của Người mua hàng là chỉ cần C/O cho một của lô hàng nên số lượng trên C/O có thể không khớp với số lượng trên Phiếu đóng gói và các chứng từ có liên quan. Nhưng bắt buộc rằng số lượng hàng trên C/O chỉ được phép nhỏ hơn hoặc bằng số lượng hàng trên Phiếu đóng gói. Để xin được C/O với lượng hàng ít hơn như vậy thì Shipper cần phải bổ sung thêm công văn nộp kèm Bộ chứng từ xin C/O. Riêng đối với Bộ chứng từ này thì tất cả các thông tin đã khớp với nhau, việc tiếp theo của nhân viên bộ phận chứng từ cần làm là giao Bộ chứng từ này cho nhân viên giao nhận đọc hiểu và chờ sau khi nhận được giấy báo hàng đến từ APL thì sẽ tiến hành khai HQĐT. Đọc hiểu chứng từ (Nhân viên giao nhận): Sau khi nhân viên chứng từ kiểm tra xong thì bộ chứng từ sẽ được chuyển cho nhân viên giao nhận trực tiếp phụ trách lô hàng này. Nhân viên giao nhận sẽ tiếp nhận bộ chứng từ để đọc – hiểu và phân tích bộ chứng từ để xác định được các công việc cần thực hiện cho việc hoàn thành lô hàng. Nhân viên giao nhận cần hiểu các nội dung cần thiết của lô hàng này: Nhà nhập khẩu: Công ty Cổ phần Màng bao bì Vinh Nam Phát (VINH NAM PHAT PACKAGING FILMS JOINT STOCK COMPANY). Địa chỉ: LÔ III – 3D, ĐƯỜNG SỐ 11, KCN TÂN BÌNH, QUẬN TÂN PHÚ, TP. HỒ CHÍ MINH, VIỆT NAM. Mã số thuế: 0303547345; Nhà xuất khẩu: SABIC ASIA PACIFIC PTE LTD; Địa chỉ: ONE TEMASEK AVENUE, #06-01 MILLENIA TOWER, SINGAPORE 039192; Tên hàng hóa: HẠT NHỰA NGUYÊN SINH CHÍNH PHẨM: LINEAR LOW DENSITY POLYETHYLENE (LLDPE) Số lượng: 2,970 Bags - đóng trong 3 container 40feet, dựa vào Packing list. Khối lượng hàng hóa: Gross: 75,885 KGS. Số khối: 150 CBM. Ngày tàu chạy: 19/04/2018 – căn cứ trên Bill Ngày tàu cập bến dự kiến 22/04/2017 – thông thường hàng từ SINGAPORE về có thời gian đi từ 2-3 ngày, để biết chính xác ngày ta có thể gọi điện lên hãng tàu đọc số vận đơn đường biển, nhân viên hãng tàu sẽ cung cấp cho chúng ta ngày cập cảng của lô hàng. Cảng xuất: SINGAPORE PORT Cảng nhập: trên vận đơn đường biển cảng giao hàng là “HO CHI MINH CITY” – ta có thể hiểu là cảng Cát Lái. Hãng tàu: APL Tên tàu, chuyến: ST GREEN V.061N Số container, số seal: CAXU9324642/163481; CMAU4854234/163619; TCNU9806712/163487. Bên cạnh đó nhân viên giao nhận cần tiến hành tính các chi phí phải nộp: Phí chứng từ hàng nhập – DO fee; Phí vệ sinh cont – Cleaning fee; Phụ phí xếp dỡ - THC fee; Phí đăng kí kiểm dịch. Các chi phí có thể phát sinh trong quá trình làm hàng: Lệ phí, phí làm hàng tại hải quan; Phí gia hạn lệnh; - Sau khi tính toán chi phí nhân viên giao nhận sẽ ứng tiền từ kế toán trước khi đi làm hàng. Khai báo thủ tục hải quan điện tử Thủ tục hải quan là cơ sở pháp lý để xác định hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế nhập khẩu. Sau khi tổng hợp được tất cả những thông tin về lô hàng, nhân viên chứng từ sẽ lên tờ khai hải quan điện tử cho lô hàng nhập khẩu. Đối với lô hàng này cũng vậy, Lê Gia Logistics sẽ lên tờ khai hải quan điện tử trên phần mềm ECUS5VNACCS. Sau khi tiến hành khai báo xong sẽ in ra 1 bản để tiến hành bước đăng ký Hải quan, kiểm tra chứng từ. Công việc lên tờ khai sẽ được tiến hành cụ thể như sau: Bước 1: Đăng nhập hệ thống (khởi động chương trình ECUS5/VNACCS), Chọn thông tin tài khoản của VINH NAM PHÁT. Hình 2.2: Giao diện phần mềm khai báo Hải quan ECUS5VNACCS. Chọn doanh nghiệp khai báo Phần mềm khai báo Hải quan trên máy tính của nhân viên chứng từ sẽ bao gồm nhiều công ty khác nhau (do NM SHIPPING là công ty dịch vụ chuyên khai thuê hải quan) do đó Nhân viên chứng từ phải chọn chính xác Công ty cần khai báo Hải quan. Nhấp chọn mục “Hệ thống” kế đến chọn mục “2. Chọn doanh nghiệp xuất nhập khẩu” để tiến hành khai báo. Hình 2.3: Chọn doanh nghiệp khai báo. Chọn doanh nghiệp khai báo có mã số thuế 0303547345 – Công Ty Cổ Phần Màng Bao Bì Vinh Nam Phát như hình ảnh sau đây: Hình 2.4: Chọn doanh nghiệp khai báo. Sau khi hoàn thành, bấm nút “Chọn” để hoàn tất. Chọn cơ quan hải quan khai báo: Trên màn hình chính, nhập chọn vào biểu tượng răng cưa “Thiết lập thông số khai báo VNACCS” trên góc trái màn hình: . Sau khi cửa sổ thiết lập thông số khai báo hiện lên, mục “Chi cục Hải quan” chọn “Chi Cục HQ Cửa Khẩu Cảng Sài Gòn KVI” với mã số là “02CI” như trong hình: Hình 2.5: Chọn cơ quan hải quan khai báo. Bấm nút “Ghi” để hoàn tất. Chú ý: Để khai báo và truyền tờ khai đến cơ quan Hải quan, yêu cầu người khai báo phải có USB token của đơn vị nhập khẩu mới có thể tiến hành truyền tờ khai (Chữ ký số). Bước 2: Đăng ký mới tờ khai nhập khẩu IDA: Trên giao diện mới của phần mềm, người khai Hải quan vào mục “Tờ khai xuất nhập khẩu” và vào mục “Đăng ký mới tờ khai nhập khẩu” để đăng ký tờ khai cho lô hàng nhập khẩu (Nghiệp vụ IDA) hoặc nhấp vào biểu tượng . Hình 2.6: Đăng kí mở tờ khai nhập khẩu (IDA). Bước 3: Khai báo thông tin tờ khai nhập khẩu: Khi đó màn hình tờ khai nhập khẩu hiện ra như sau: Tại đây, người khai báo hải quan lần lượt khai báo các thông tin ở các ô trống (Lưu ý: những mục có dấu “*” màu đỏ là những mục bắt buộc phải khai). Người khai báo hải quan sẽ dựa trên những thông tin trong Hợp đồng thương mại, Hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói, Vận đơn đường biển, Thông báo hàng đến để khai báo. Hình 2.7: Giao diện tờ khai nhập khẩu – Thông tin chung. Thông tin chung Nhập thông tin như sau: Hình 2.8: Giao diện tờ khai nhập khẩu – Thông tin chung. Mục “Số tờ khai”. “Số tờ khai đầu tiên”, “Số nhánh” sau khi khai thì Hải quan sẽ phản hồi lại. Chỉ khai mục “Số tờ khai tạm nhập tái xuất tương ứng” và “Thời hạn tái xuất” đối với mặt hàng tạm nhập tái xuất. STT: số này là do doanh nghiệp tự khai, sẽ hiện lên số lần mà doanh nghiệp khai. Mã phân loại hàng hoá: Không thuộc danh mục đặc biệt nên để trống; Danh mục đặc biệt là các loại hàng quà biếu, quà tặng, hàng an ninh quốc phòng (xem trên Phụ lục II-ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BCT); Cơ quan Hải quan: 02CI - Chi Cục HQ Cửa Khẩu Cảng Sài Gòn KVI. Nhập mã Chi cục Hải quan nơi đăng ký tờ khai hải quan. Trường hợp không nhập, hệ thống sẽ tự động xác định mã Chi cục Hải quan đăng ký tờ khai dựa trên địa điểm lưu giữ hàng chờ thông quan. Trường hợp này tờ khai được đăng ký tại Cửa Khẩu Cảng Sài Gòn KVI nên cơ quan Hải quan sẽ là “Chi Cục HQ Cửa Khẩu Cảng Sài Gòn KVI” với mã là “02CI”. Phân loại cá nhân/tổ chức: mã “4” – Hàng hóa từ tổ chức đến tổ chức; Mã bộ phận xử lý tờ khai: Đội thủ tục hàng hóa nhập khẩu – 01; Để biết mã bộ phận xử lý tờ khai truy cập vào trang web customs.gov.vn, tra mã Chi cục Hải quan-Đội thủ tục để biết thông tin. Ngày khai báo (dự kiến): 09/05/2018; Nhập ngày/tháng/năm dự kiến thực hiện nghiệp vụ IDC (khai Hải quan chính thức). Trường hợp không nhập, hệ thống sẽ tự động lấy ngày thực hiện nghiệp vụ này. Mã hiệu phương thức vận chuyển: “2” – Đường biển (container). Lưu ý: Thông tư 38/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính mới nhất ban hành có sửa đổi: Chọn mã “3” – Đường biển (hàng rời, lỏng...) trường hợp hàng đóng chung container vào kho CFS (hàng lẻ). Đơn vị xuất nhập khẩu: Ở mục này, nhân viên khai báo điền đầy đủ các thông tin cơ bản của nhà xuất khẩu, nhập khẩu và ủy thác (nếu có). Trong trường hợp này không có bên ủy thác nên nhân viên chỉ khai báo bên xuất khẩu là SABIC ASIA PACIFIC PTE LTD và nhập khẩu là CÔNG TY CP MÀNG BAO BÌ VINH NAM PHÁT. Thông tin người nhập khẩu có hiện thị sẵn vì trước ta đã chọn thông tin doanh nghiệp nhập khẩu. Hình 2.9: Giao diện tờ khai nhập khẩu – Thông tin chung. Thông tin vận đơn: Hình 2.10: Giao diện tờ khai nhập khẩu – Thông tin chung. Nhập vào các thông tin về vận chuyển hàng hóa như số vận đơn, phương tiện vận chuyển, cảng địa điểm dỡ / xếp hàng. Số vận đơn: được nhập theo định dạng Mã SCAC + số vận đơn, trong đó mã scac code là mã của nhà vận chuyển. Trong trường hợp này số vận đơn là “APLU057889792’’. Số lượng kiện: 2970 BG (BAGS); Tổng trọng lượng hàng (Gross): Nhập vào tổng trọng lượng hàng và đơn vị tính trọng lượng theo đơn vị Kilogame – KGM, Tấn – TNE hoặc Pound – LBR, tổng trọng lượng hàng có thể nhập vào tối đa 06 ký tự cho phần nguyên và 03 ký tự cho phần lẻ thập phân. Cụ thể ở đây tổng trọng lượng hàng là: 75.885 KGM. Mã địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến: Nhập vào mã địa điểm lưu kho dự kiến cho hàng hóa chờ thông quan, mã địa điểm lưu kho có thể là địa điểm chịu sự giám sát của Hải quan, các kho hàng, các công ty dịch vụ kho bãi hoặc kho công ty đã được đăng ký vào hệ thống. Trong trường hợp này, hàng được lưu kho chờ thông quan tại cảng Cát Lái chịu sự giám sát của Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn khu vực I nên chọn mã là 02CIS01. Tham khảo bảng mã “Địa điểm lưu kho hàng chờ thông quan dự kiến” tại web www.customs.gov.vn. Phương tiện vận chuyển: nhập vào phương tiện vận chuyển tùy theo phương thức vận chuyển đã chọn, đối với trường hợp này phương thức là đường biển và thông tin cơ bản của tàu chưa được đăng ký trên hệ thống nên phương tiện vận chuyển có mã là “9999”, tên tàu/số chuyến là “ST GREEN V.061N”. Địa điểm dỡ hàng: nhập vào cảng địa điểm dỡ hàng, có thể chọn từ danh mục bằng cách nhấn vào nút 3 chấm. Mã địa điểm dỡ hàng phải phù hợp với loại Phương thức vận chuyển đã chọn ở mục trên. Ở đây địa điểm dỡ hàng là VNCL1 – Cảng Cát Lái (HCM). Địa điểm xếp hàng: tương tự với địa điểm dỡ hàng, địa điểm xếp hàng trong trường hợp này là SGSIN – SINGAPORE. Số lượng container: 3; Mã kết quả kiểm tra nội dung: trường hợp người khai xem hàng trước khi đăng ký tờ khai thì nhập vào chỉ tiêu này với các lựa chọn trong danh mục. Đối với lô hàng này, mục này được bỏ trống. Thông tin chung 2: Văn bản pháp quy khác: là nơi nhập mã văn bản pháp luật về quản lý hàng hóa, kiểm tra chuyên ngành liên quan đến hàng hóa nhập khẩu, có thể nhập vào tối đa 05 văn bản pháp quy cho cùng một tờ khai. Trong trường hợp này mục “văn bản pháp quy khác” được để trống. Giấy phép nhập khẩu: trường hợp hàng hóa yêu cầu phải có giấy phép xuất nhập khẩu, giấy kết quả kiểm tra chuyên ngành thì nhập vào ô thứ nhất mã loại giấy phép, ô thứ 2 nhập vào số giấy phép hoặc kết quả kiểm tra chuyên ngành. Do mặt hàng Bộ máy phụ tùng máy trộn bê tông không đòi hỏi giấy phép nhập khẩu nên ta bỏ qua luôn bước này. Hoá đơn thương mại: Nhập vào thông tin trên hóa đơn hàng hóa về số hóa đơn, ngày phát hành, phương thức thanh toán, trị giá hóa đơn, điều kiện giao hàng: Hình 2.11: Giao diện tờ khai nhập khẩu – Thông tin chung 2. Lưu ý: Phân loại hình thức hóa đơn: chọn phân loại hình thức hóa đơn, nếu chọn D hóa đơn điện tử được khai báo qua nghiệp vụ IVA. Ta nhấn nút “Chọn hóa đơn” ở bên cạnh để chọn các hóa đơn điện tử đã được khai báo. Trong trường hợp này chọn Hóa đơn thương mại. Số hóa đơn và ngày phát hành: Nhập số hóa đơn “600251653”, Ngày 19/04/2018 từ hóa đơn thương mại. Phương thức thanh toán: L/C; Mã phân loại hóa đơn: A – Giá hóa đơn cho hàng hóa phải trả tiền; Điều kiện thanh toán: CIF; Tổng trị giá hóa đơn: Nhập vào tổng trị giá trên hóa đơn, yêu cầu việc nhập liệu ô này phải chính xác vì dữ liệu ảnh hưởng trực tiếp đến tiền thuế của tờ khai. Có thể nhập được vào 04 số sau dấu phẩy thập phân nếu đồng tiền thanh toán không phải là VNĐ thì không thể nhập vào cho phần lẻ thập phân. Trường hợp lô hàng gồm nhiều hóa đơn có chung vận đơn, hồ sơ lô hàng có hóa đơn tổng của của các hóa đơn đó hoặc được lập chứng từ thay thế hóa đơn thì nhập tổng giá trị giá ghi trên hóa đơn tổng, đồng thời trước khi đăng kí tờ khai, khai chi tiết danh sách hóa đơn, chứng từ thay thế hóa đơn bằng nghiệp vụ HYS (tại menu “Nghiệp vụ khác/ Đăng ký file đính kèm HYS”). Trường hợp này nhập “89.100’’ từ hóa đơn thương mại. Mã phân loại đồng của hóa đơn: “USD’’. Tờ khai trị giá: Mã phân loại khai trị giá: “6” – Áp dụng phương pháp trị giá giao dịch; Phí vận chuyển và bảo hiểm: Nhập vào tổng phí vận chuyển và bảo hiểm cho lô hàng nếu có, lưu ý mã đồng tiền phí vận chuyển, bảo hiểm phải được quy đổi về cùng đồng tiền thanh toán trên hóa đơn. Các khoản mục điều chỉnh: Nhập vào các khoản điều chỉnh giá hàng hóa nếu có, mỗi dòng hàng được phép có 05 khoản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docxde_tai_quy_trinh_hang_hoa_xuat_nhap_khau_tai_cong_ty_tnhh_di.docx
Tài liệu liên quan