1.1. Đặt vấn đề
Nấm ăn là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, do chứa nhiều protein, các axit amin, khoáng, vitamin Ngoài ra, nấm ăn còn được dùng để chữa trị một số bệnh như: giảm cholesterrol trong máu, điều hòa huyết áp, thiếu máu, ung thư , không có các độc tố.Vì vậy nấm ăn được xem là một loại rau cao cấp, “rau sạch”, được sử dụng ngày càng rộng rãi và phổ biến trong các bữa ăn gia đình.
Ngoài những đặc điểm ưu việt của nấm ăn về dinh dưỡng, việc trồng nấm còn mang lại những hiệu quả cao về kinh tế, là một trong những hướng phát triển của công nghệ sinh học. Do vậy, nghề trồng nấm đã được hình thành, phát triển và lan rộng khắp toàn cầu từ rất lâu. Nghề trồng nấm dần dần đã trở thành một nghề với trình độ ngày một cao và sản xuất theo qui mô công nghiệp ở nhiều nước trên thế giới.
Ở Việt Nam, lợi thế của nghề trồng nấm ăn là rất lớn, nếu chúng ta khai thác hiệu quả tiềm năng dồi dào về lao động nông nghiệp, rơm, rạ, nguyên vật liệu trong nông thôn và công nghệ sinh học (Trần Đình Đằng, 2007). Tuy nhiên nghề trồng nấm ở nước ta còn quan niệm là nghề phụ nên phát triển rất yếu so với các nước khác trên thế giới. Sản xuất chủ yếu các loài nấm quen thuộc như nấm rơm, nấm mèo, nấm bào ngư , các loài nấm mới có giá trị kinh tế chưa được trồng phổ biến như: nấm mỡ, nấm hầu thủ, nấm thái dương. Vì vậy cần chú ý đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng qui trình sản xuất nấm mới nhằm thúc đẩy sự phát triển của nghề trồng nấm trong nước.
Nấm rơm lụa bạc là một trong những loại nấm mới, là loài nấm dại, ăn rất ngon nhưng cũng rất hiếm. Người ta đã tìm thấy nó ở Trung Quốc và một số nơi khác trên thế giới trong đó có Việt Nam. Hiện nay chưa có tài liệu nào nói rõ qui trình trồng nấm rơm lụa bạc.
Năm 2002, GS-TS Phạm Thành Hổ đã nghiên cứu một số đặt tính sinh học và hệ thống chọn dòng nấm rơm lụa bạc Volvariella bombicina phân lập tại Việt Nam, đồng thời nghiên cứu nuôi trồng 4 dòng đơn bào tử của nấm này, bước đầu ứng dụng vào chọn giống. Nấm rơm lụa bạc sống từ vùng ôn đới đến cận nhiệt đới, nấm này cho ra quả thể trên bông gòn thải, mạt cưa, đặt biệt là mạt cưa đã qua sử dụng (mạt cưa đã sử dụng trồng nấm mèo hoặc nấm bào ngư). Từ đó cho thấy nấm rơm lụa bạc hoàn toàn có khả năng nuôi trồng ở nước ta.
Đề tài “Qui trình sản xuất meo nấm rơm lụa bạc trên môi trường lúa” với mục đích khảo sát tốc độ và điều kiện lan tơ của nấm rơm lụa bạc trên môi trường lúa. Hoàn thiện qui trình sản xuất meo là hoàn thiện bước đầu trong qui trình trồng nấm rơm lụa bạc.
25 trang |
Chia sẻ: lethao | Lượt xem: 12263 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy trình sản xuất meo nấm rơm lụa bạc, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời nói đầu
Theo chương trình đào tạo của trường Đại học An Giang thì sinh viên năm thứ 4 ngành công nghệ sinh học, khoa Nông nghiệp – Tài nguyên thiên nhiên có chuyến thực tập cơ sở. Nhằm mục đích giúp sinh viên có thể hiểu rõ hơn về những ứng dụng của công nghệ sinh học trong đời sống thực tiễn, nắm vững một số kiến thức đã học. Đồng thời cũng giúp cho sinh viên làm quen với môi trường làm việc, để có thể thích nghi tốt nhất với môi trường làm việc sau này.
Tôi thực tập cơ sở tại Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa Học và Công Nghệ. Thời gian thực tập từ 25/01/2010 – 28/02/2010. Được sự giúp đỡ và chỉ dạy tận tình của các anh chị trong phòng phân tích thí nghiệm đã giúp tôi nắm vững các thao tác kỹ thuật tạo meo giống nấm, hiểu rõ hơn những lý thuyết đã học, học hỏi được nhiều kinh nghiệm từ các anh chị và nhiều kiến thức bổ ích khác.
Tôi xin chân thành cám ơn nhà trường, khoa, đặc biệt là các thầy cô trong bộ môn, giáo viên hướng dẫn, các anh chị ở trung tâm đã tạo đủ mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành chuyến thực tập cơ sở trong thời gian qua.
Chương 1
Giới thiệu chung
Giới thiệu về Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa Học và Công Nghệ
Địa chỉ: 17 Lê Lai, phường Mỹ Bình, thành phố Long Xuyên, An Giang.
Điện thoại: (076) 954306 – 954304. Fax: (076) 954305
Trung tâm Ứng dụng và chuyển giao Khoa Học Công Nghệ tỉnh An Giang được thành lập theo quyết định số 5805/QĐ.UB.TC ngày 25/7/1997 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang. Nay là Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ hoạt động với các chức năng và nhiệm vụ chủ yếu như sau:
Nghiên cứu ứng dụng, chuyển giao và sản xuất thử nghiệm trong các lĩnh vực khoa học công nghệ.
Thực hiện các dịch vụ khoa học công nghệ và môi trường:
+ Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường
+ Tư vấn về giám sát môi trường; thiết kế, lắp đặc hệ thống xứ lý nước thải, khí thải, nước sinh hoạt.
+ Phân tích mẫu về các chỉ tiêu môi trường (nước, không khí).
+ Tư vấn và lắp đặt hệ thống thu lôi chống sét.
+ Tư vấn về sở hữu công nghệ và ISO 9000.
+ Đánh giá công nghệ và chuyển giao công nghệ.
+ Cung ứng các loại cây giống bằng kỹ thuật cấy mô.
+ Cung ứng hóa chất, vật tư, thiết bị phục vụ họat động khoa học công nghệ và môi trường.
+ Đào tạo nghiệp vụ về quản lí khoa học công nghệ và môi trường.
+ Sản xuất kinh doanh: các sản phảm, thiết bị phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt và bảo vệ môi trường từ nhựa Composite bình lọc nước uống (nến lọc được làm từ nguyên liệu Diatomite), ngọc thạch thất sơn, gốm mỹ nghệ, gốm đen, gốm đỏ, chế phẩm sinh học EM, cung cấp meo giống, bịch phôi nấm mèo và bào ngư, bột xử lí nước sinh hoạt.
Đặt vấn đề
Nấm ăn là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, do chứa nhiều protein, các axit amin, khoáng, vitamin…Ngoài ra, nấm ăn còn được dùng để chữa trị một số bệnh như: giảm cholesterrol trong máu, điều hòa huyết áp, thiếu máu, ung thư…, không có các độc tố.Vì vậy nấm ăn được xem là một loại rau cao cấp, “rau sạch”, được sử dụng ngày càng rộng rãi và phổ biến trong các bữa ăn gia đình.
Ngoài những đặc điểm ưu việt của nấm ăn về dinh dưỡng, việc trồng nấm còn mang lại những hiệu quả cao về kinh tế, là một trong những hướng phát triển của công nghệ sinh học. Do vậy, nghề trồng nấm đã được hình thành, phát triển và lan rộng khắp toàn cầu từ rất lâu. Nghề trồng nấm dần dần đã trở thành một nghề với trình độ ngày một cao và sản xuất theo qui mô công nghiệp ở nhiều nước trên thế giới.
Ở Việt Nam, lợi thế của nghề trồng nấm ăn là rất lớn, nếu chúng ta khai thác hiệu quả tiềm năng dồi dào về lao động nông nghiệp, rơm, rạ, nguyên vật liệu trong nông thôn và công nghệ sinh học (Trần Đình Đằng, 2007). Tuy nhiên nghề trồng nấm ở nước ta còn quan niệm là nghề phụ nên phát triển rất yếu so với các nước khác trên thế giới. Sản xuất chủ yếu các loài nấm quen thuộc như nấm rơm, nấm mèo, nấm bào ngư…, các loài nấm mới có giá trị kinh tế chưa được trồng phổ biến như: nấm mỡ, nấm hầu thủ, nấm thái dương... Vì vậy cần chú ý đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật, xây dựng qui trình sản xuất nấm mới nhằm thúc đẩy sự phát triển của nghề trồng nấm trong nước.
Nấm rơm lụa bạc là một trong những loại nấm mới, là loài nấm dại, ăn rất ngon nhưng cũng rất hiếm. Người ta đã tìm thấy nó ở Trung Quốc và một số nơi khác trên thế giới trong đó có Việt Nam. Hiện nay chưa có tài liệu nào nói rõ qui trình trồng nấm rơm lụa bạc.
Năm 2002, GS-TS Phạm Thành Hổ đã nghiên cứu một số đặt tính sinh học và hệ thống chọn dòng nấm rơm lụa bạc Volvariella bombicina phân lập tại Việt Nam, đồng thời nghiên cứu nuôi trồng 4 dòng đơn bào tử của nấm này, bước đầu ứng dụng vào chọn giống. Nấm rơm lụa bạc sống từ vùng ôn đới đến cận nhiệt đới, nấm này cho ra quả thể trên bông gòn thải, mạt cưa, đặt biệt là mạt cưa đã qua sử dụng (mạt cưa đã sử dụng trồng nấm mèo hoặc nấm bào ngư). Từ đó cho thấy nấm rơm lụa bạc hoàn toàn có khả năng nuôi trồng ở nước ta.
Đề tài “Qui trình sản xuất meo nấm rơm lụa bạc trên môi trường lúa” với mục đích khảo sát tốc độ và điều kiện lan tơ của nấm rơm lụa bạc trên môi trường lúa. Hoàn thiện qui trình sản xuất meo là hoàn thiện bước đầu trong qui trình trồng nấm rơm lụa bạc.
Chương 2
Lược khảo tài liệu
2.1. Sơ lược về lịch sử trồng nấm
Nấm ăn đã được sử dụng như một loại thực phẩm ngon cách đây hơn hai ngàn năm. Loài người đã biết dùng nấm làm thức ăn và làm thuốc từ thời hoàng đế La Mã.
Lúc đầu, nấm được thu hái ngoài tự nhiên nhưng dần dần trở thành mối quan tâm của con người. Từ thế kỉ thứ VI, người ta đã biết trồng các loại nấm để ăn mặc dù kĩ thuật còn thô sơ. Người Trung Quốc đã biết trồng nấm hương cách đây hơn hai ngàn năm. Nhiều tài liệu tham khảo của Chang và Miles (1987) cho thấy nấm mèo được trồng đầu tiên ở Trung Quốc, nấm kim châm được trồng vào khoảng năm 800 - 900 dương lịch, nấm hương, nấm rơm, nấm bạch mộc nhĩ được trồng theo thứ tự vào những năm 1000, 1700, 1800 (Trần Thị Kim Dung, 2009).
Sự ra đời của nghề trồng nấm được xem như phát sinh ở Pháp cách đây hơn ba thế kỷ. Năm 1650, nhận thấy nấm trắng (Agaricus Bisporus) mọc trên các luống bón phân ngựa, những người trồng dưa bở ở Pháp lấy chổ có nấm mọc hòa vào nước, tưới cho những luống khác, kết quả thu được nhiều hơn. Đến cuối thế kỷ XVII, nấm trắng được trồng để cung cấp cho những bữa ăn và tiệc của vua Louis XIV. Nghề trồng nấm phát triển mạnh nhất dưới thời Napoleon và sau đó lan nhanh qua các nước khác (Lê Duy Thắng, 2006). Với những tiến bộ trong vài thập kỷ qua, nghề trồng nấm đã lan nhanh khắp thế giới và mang tính khoa học thật sự.
Bảng sau đây cho thấy con người đã biết nuôi trồng nhiều loại nấm dùng làm thực phẩm và dược liệu từ rất sớm.
Loài nấm
Thời gian lần đầu được nuôi cấy
Loài nấm
Thời gian lần đầu được nuôi cấy
Auricularia auricula (nấm mèo)
600
Pleurotus eryngii
1977
Flammulina velutipes (nấm kim châm)
800
Hericium erinaceus (hầu thủ)
1960
Lentinula edodes (nấm hương)
1000
Agaricus blazei (thái dương)
1970
Poria cocos (nấm phục linh)
1232
Trametes vesicolor (vân chi)
1981
Agaricus bisporus (nấm mỡ)
1600
Morchella spp
1986
Ganoderma spp. (linh chi)
1621
Lyophyllum ulmarium
1987
Volvariella volvacea (nấm rơm)
1700
Lentinus tigrius
1988
Tremella fuciformis (nấm ngân nhĩ)
1894
Giaesiereum incarnatum
1989
Pleurotus ostreatus (bào ngư xám)
1900
Tricholoma labayense
1990
Pleurotus ferulea, Pholiota nameko (trân châu)
1958
Tricholoma monolicum; Tricholoma gambosum
1991
Bảng 1: Lịch sử nuôi trồng một số loại nấm (Huỳnh Kim Hà, 2002)
Nhìn chung, công việc thăm dò và nghiên cứu cách trồng nấm đã thực sự phát triển mạnh và rộng khắp trong những thập kỉ qua, nhất là trong 20 năm trở lại đây. Lúc đầu, người ta trồng trên gỗ mục, rơm rạ và dần dần, với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật, nhất là kĩ thuật vô trùng, người ta bắt đầu nghĩ đến việc sử dụng vật liệu phế thải như mùn cưa, bã mía, bông phế thải… để trồng nấm, và đã đem lại hiệu quả kinh tế đáng kể.
2.2. Tình hình sản xuất nấm trên thế giới, Việt Nam và An Giang
2.2.1. Tình hình sản xuất nấm trên thế giới
Vấn đề nghiên cứu và sản xuất nấm ăn trên thế giới ngày càng phát triển mạnh mẽ, nó trở thành một ngành công nghiệp thực phẩm thực thụ. Các nước trên thế giới hiện nay tập trung nghiên cứu và sản xuất nấm mỡ, nấm hương, nấm sò, nấm rơm là chủ yếu.
Khu vực Bắc Mỹ và châu Âu trồng nấm theo phương pháp công nghiệp lớn được cơ giới hóa toàn bộ nên năng suất và sản lượng rất cao. Từ khâu xử lý nguyên liệu đến thu hái chế biến đều do máy móc thực hiện. Năng suất nấm trung bình đạt từ 40 – 60% so với nguyên liệu ban đầu (nấm mỡ). Năm 1983 ở Pháp sản xuất 200.000 tấn nấm mỡ tươi, nhưng chỉ cần hơn 6000 người (Đinh Xuân Linh và ctv, 2008).
Các nơi ở khu vực châu Á (Nhật Bản, vùng lãnh thổ Đài Loan, Hàn Quốc, Trung Quốc…) triển khai sản xuất nấm theo mô hình trang trại vừa và nhỏ, còn mang tính chất thủ công, năng suất không cao nhưng sản xuất gia đình, trang trại với số đông nên tổng sản lượng lớn. Một số loại nấm ăn được trồng khá phổ biến đó là nấm mỡ, nấm hương, nấm rơm, mộc nhĩ. Sản xuất nấm mỡ, nấm hương của Trung Quốc lớn nhất thế giới.
Năm 1990, tổng sản lượng nấm ăn toàn thế giới là 3763000 tấn, trong đó nấm mỡ 1424000 tấn, nấm hương 393000 tấn. Năm 1994, tổng sản lượng nấm thế giới lên 4909000 tấn, trong đó nấm mỡ 1846000 tấn (37,6%), nấm hương 826200 tấn (16,8%), nấm rơm 798800 tấn (6,1%), nấm kim vàng 229800 tấn (4,7%), mộc nhĩ trắng 156200 tấn (3,2%), nấm chân cơ 54800 tấn (1,1%), nấm trơn 27000 tấn (0,6%), nấm hoa cây xám 14200 tấn (0,3%), các loại nấm khác 238800 tấn (4,8%) (Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2005).
So sánh năm 1994 với 1990 thì nấm mỡ, nấm hương, nấm rơm, nấm kim vàng, nấm hoa cây xám đều tăng mạnh. Các nước sản xuất nấm chủ yếu năm 1994 là: Trung Quốc 2850000 tấn (trong đó vùng lãnh thổ Đài Loan 71800 tấn), chiếm 53,79% tổng sản lượng, Hoa Kỳ 393400 tấn (7,61%), Nhật Bản 360100 tấn (7,34%), Pháp 185000 tấn, Hà Lan 88500 tấn, Italia 71000 tấn, Canada 46000 tấn, Anh 28500 tấn, Idonesia 118800 tấn, Hàn Quốc 92000 tấn. Sản lượng nấm của các nước chủ yếu là nấm mỡ, còn nấm hương thì do Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc sản xuất là chính (Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2005).
Đến năm 2005 tổng sản lượng nấm thế giới đạt khoảng 20 triệu tấn. Riêng Trung Quốc chiếm sản lượng 50% so với toàn thế giới. Tốc độ tăng trưởng về sản lượng nấm năm sau cao hơn năm trước trên 5% (Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2005). Nhìn chung nghề trồng nấm phát triển đáng kể và rộng khắp, nhất là trong 20 năm gần đây.
2.2.2. Tình hình sản xuất nấm ăn ở Việt Nam
Ở Việt Nam, nấm ăn cũng được biết từ lâu. Tuy nhiên, chỉ hơn 10 năm trở lại đây, trồng nấm mới được xem như là một nghề mang lại hiệu quả kinh tế.
Vấn đề nghiên cứu và phát triển nấm ăn ở Việt Nam đã bắt đầu từ những năm 70.
Năm 1984 thành lập Trung Tâm Nghiên cứu Nấm ăn thuộc Đại học Tổng hợp Hà Nội.
Năm 1985 được tổ chức FAO tài trợ và Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội quyết định thành lập Trung tâm Sản xuất Giống nấm Tương Mai Hà Nội (sau đổi tên thành Công ty Sản xuất giống, chế biến và xuất khẩu Nấm Hà Nội). Năm 1986 tổ chức FAO cũng tài trợ thành lập Xí nghiệp Nấm Thành phố Hồ Chí Minh.
Các đơn vị tham gia sản xuất và xuất nhập khẩu nấm như: Tổng Công ty Rau quả (Vegetexco), Tổng Công ty Xuất nhập khẩu máy (Technoimport), Unimex Hà Nội, Liên hiệp các xí nghiệp thực phẩm vi sinh Hà Nội (Công ty Nấm Hà Nội), Xí nghiệp Nấm Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty liên doanh chế biến thực phẩm Meko (Cần Thơ)… Năm 1991 – 1993 Bộ Khoa học – Công nghệ và môi trường triển khai dự án sản xuất nấm theo công nghệ của Đài Loan (Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2005).
Tổng sản lượng các loại nấm được nuôi trồng trong những năm qua ở các tỉnh phía Bắc chủ yếu tiêu thụ ở dạng tươi, sấy khô, muối. Năm 1988 sản lượng nấm đạt khoảng 30 tấn, tới năm 1993 sản lượng nấm đã lên tới khoảng 250 tấn. Nhưng đến năm 1995 sản lượng nấm chỉ còn khoảng 50 tấn, do việc tổ chức sản xuất nấm của các đơn vị chuyên doanh về nấm còn nhiều yếu kém, thiết bị , công nghệ trồng nấm nhập khẩu của nước ngoài không phù hợp với Việt Nam về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và còn nhiều nguyên nhân khác.
Từ năm 1997 sản lượng nấm tăng lên lại khoảng 120 tấn, đến năm 2005 sản lượng nấm tăng lên tới khoảng 50000 tấn (Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2005).
Các loại nấm được trồng nhiều nhất ở các tỉnh phía bắc là: nấm sò, nấm mỡ, nấm rơm, mộc nhĩ, linh chi, Trân châu và nấm hương.
Ở các tỉnh phía Nam và đồng bằng sông Cửu Long nghề trồng nấm phát triển rất nhanh. Sản lượng tăng theo cấp số nhân: năm 1990 đạt vài tấn/năm đến nay đạt trên 100000 tấn/năm. Trồng chủ yếu là nấm rơm, nấm mèo.
Tình hình sản xuất nấm ở An Giang
Loại nấm được trồng phổ biến tronh tỉnh An Giang là nấm rơm, do An Giang là tỉnh có diện tích trồng lúa lớn nên nguồn nguyên liệu rơm rạ rất dồi dào.
Nấm rơm Việt Nam bắt đầu xuất khẩu từ cuối những năm 80 thế kỷ trước, sản lượng ban đầu 2.500 tấn/năm. Đến năm 2002 xuất khẩu tăng lên 40.000 tấn, đạt kim ngạch 40 triệu USD.
Hiện nay nhu cầu tiêu dùng thế giới cần hơn 20 triệu tấn nấm/năm, tốc độ tăng 3,5%. Thị trường tiêu thụ cao nhất là Mỹ, Nhật, Đài Loan và các nước EU. Dự kiến vào năm 2010 nước ta sẽ có sản lượng 1 triệu tấn nấm các loại với mức tổng doanh thu 7.000 tỉ đồng, trong đó nấm chế biến XK chiếm 50% và kim ngạch khoảng 200 triệu USD/năm (Theo báo nông nghiệp, 2009).
Tỉnh An Giang đã xây dựng đề án “Phát triển nghề trồng nấm rơm và phương án hỗ trợ tín dụng phát triển trồng nấm rơm giai đoạn 2006 – 2010 của tỉnh An Giang”. Năm 2006, Chi cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn tỉnh đã cùng các doanh nghiệp đầu tư xây dựng 11 cơ sở sơ chế và tiêu thụ nấm.
Diện tích trồng nấm rơm trong tỉnh năm 2006 tăng nhanh, đạt 914 ha; tăng gấp 3 lần so năm 2005, năng suất bình quân đạt 11,50 tấn/ha, sản lượng thu được 10.509 tấn. Giá bán nấm tươi bình quân là 8.000 đồng/kg, đạt giá trị sản xuất gần 84 tỷ đồng, lợi nhuận thu được 50,4 tỷ đồng, giải quyết việc làm thường xuyên cho gần 7.000 lao động và trên 45.000 lao động theo thời vụ.
Năm 2007, An Giang có kế hoạch tiếp tục mở rộng diện tích sản xuất nấm rơm trên 4.500 ha, tăng 5 lần so năm 2006.
Tính đến cuối năm 2009, toàn tỉnh đã có 3.651 ha tăng 539 ha so với năm 2008 và đạt 73,02% kế hoạch của tỉnh, sản lượng thu được là 47.398 tấn nấm tươi, đạt giá trị sản xuất gần 710 tỷ đồng, lợi nhuận thu được bình quân là 426 tỷ đồng (cao gần 4 lần so với trồng lúa), theo chuyên ngành tính toán thì việc trồng 1000 ha nấm tương đương 10.000 ha trồng lúa. Mặt khác việc trồng nấm rơm còn giải quyết việc làm thường xuyên cho 13.315 lao động và 178.050 lao động theo thời vụ trong năm 2009.
Để đạt được kết quả trên, ngành nông nghiệp và các ngành có liên quan đã mở 72 lớp tập huấn kỹ thuật trồng nấm rơm, tổ chức 21 điểm trình diễn, tổ chức 53 buổi hội thảo với trên 2.700 lượt người tham dự; thực hiện 14 lần thời sự phát động trồng nấm rơm, 04 cuộc phóng sự về một số việc cần lưu ý trong nuôi trồng và chăm sóc nấm rơm; xây dựng 16 cơ sở chế biến và tiêu thụ nấm. Thành lập được 93 tổ sản xuất nấm rơm (tính đến năm 2009), trong đó cho các tổ vay vốn gần 1 tỷ đồng.
Bên cạnh nấm rơm, ngành Nông nghiệp cũng tổ chức cho nông dân sản xuất nấm bào ngư được 610 ngàn bịch thu lợi nhuận trên 2,4 tỷ đồng; sản xuất 10 ngàn bịch nấm mèo thu được lợi nhuận là 30 triệu đồng.
Trong năm 2010, ngành Nông nghiệp có kế hoạch sản xuất nấm với diện tích 5.000 ha (tăng gần 1350 ha so với năm 2009), và sẽ tổ chức 100 lớp tập huấn trồng nấm rơm có đầy và không đậy rơm áo, xây dựng 48 điểm trình diễn và tổ chức 37 cuộc hội thảo.
Tổng quát qui trình sản xuất meo giống nấm
Trong sản xuất nấm, meo giống giữ vai trò quan trọng hàng đầu. Dù chế biến nguyên liệu tốt, chăm sóc kĩ càng nhưng giống nấm xấu thì năng suất không cao hoặc tệ hơn không có nấm mọc.
Khoa học đã xác định được rằng nấm ra các tai nấm chỉ khi nào nó được phát triển từ hệ sợi tơ nấm. Đống rơm rạ ẩm có nấm mọc khi trong đó có sẵn hệ sợi tơ nấm hoặc bào tử nảy mầm tạo ra hệ sợi tơ. Chỗ nào không có hệ sợi tơ hoặc bào tử thì không có nấm mọc lên. Meo giống nấm được sản xuất để cung cấp cho người trồng thực chất là hệ sợi tơ nấm thuần chủng được nuôi bằng môi trường tự nhiên đã khử trùng (rơm rạ cắt ngắn, trấu trộn bột bắp, mùn cưa, hạt ngũ cốc…).
Trong sản xuất ở qui mô lớn giống nấm là yếu tố quyết định sự thành bại. Meo giống cần đạt các yêu cầu sau (Lê Duy Thắng, 2006):
Thuần nhất (không lẫn các giống khác)
Không có mầm bệnh (do nhiễm tạp, sâu bệnh…)
Hiệu quả kinh tế ( năng suất, khả năng kháng bệnh, giá trị thương phẩm…)
Giống nấm tốt là giống nấm có mùi thơm dễ chịu, không có mùi chua; không già hoặc non. Sử dụng giống nấm tốt nhất khi giống đã ăn kín hết đáy chai (hoặc túi) sau 3 – 4 ngày. Muốn để lâu hơn phải bảo quản ở nhiệt độ lạnh, đối với giống nấm sò, nấm mỡ, nấm hương, nấm Trân châu, linh chi bảo quản ở nhiệt độ từ 2 – 5oC, kéo dài 30 – 45 ngày; giống nấm rơm, mộc nhĩ bảo quản ở nhiệt độ từ 15 – 20oC, kéo dài 15 – 30 ngày (Nguyễn Hữu Đống và ctv, 2005).
Các nguồn để tạo ra hệ sợi tơ nấm có thể là: bộ sưu tập giống, giống từ đơn hoặc đa bào tử, giống từ mô thịt nấm, giống từ giá thể nấm. Mô thịt nấm được dùng phổ biến nhất, vì thao tác dễ làm và có đặc tính ít bị biến dị, hạn chế lẫn hoặc nhiễm tạp bởi vi sinh khác.
Việc phân lập thành công khi trên môi trường nuôi cấy chỉ mọc duy nhất một loại tơ nấm định làm giống.
Quy trình sản xuất giống có thể tóm tắt như sau:
Môi trường nuôi cấy phải được thanh trùng nghiêm ngặt. Trong khâu làm giống gồm các loại môi trường như: môi trường thạch, hạt, cọng, giá môi…có các đặc điểm sau:
- Cung cấp dinh dưỡng cần thiết cho nấm.
- Không ảnh hưởng đến sinh lý và biến dưỡng của nấm, như pH môi trường, sự tích luỹ các chất độc…
- Không làm thay đổi đặc tính nấm như: mau già (lão hoá), thoái hoá…
- Dễ thực hiện và tiện dụng như:
+ Giống thạch để quan sát chọn lựa.
+ Meo hạt giúp phân bố nhanh nguồn giống.
+ Meo cọng thao tác nhanh trong cấy chuyền và phát triển tơ.
+ Meo giá môi giúp nấm làm quen với nguyên liệu trong điều kiện nuôi tự nhiên.
Môi trường thạch, tùy từng loại nấm mà dùng các môi trường nuôi cấy thích hợp, có thể dùng các môi trường sau:
- Môi trường thạch khoai tây (PDA): khoai tây 200g, dextrose 20g, agar 20g, nước cất vừa đủ 1000ml.
- Môi trường gạo lức: gạo lức 1kg, nước cất vừa đủ.
Môi trường hạt là môi trường xốp với nguyên liệu chính là ngủ cốc.
- Môi trường lúa: lúa 1kg, 2g thạch cao, nước cất vừa đủ.
- Môi trường trấu có bổ sung: 700g trấu, cám 200g, bộ bắp 100g, nước vừa đủ.
- Môi trường gạo lức: gạo lức 1kg, nước cất vừa đủ.
Môi trường cọng là một dạng nhân giống trung gian. Môi trường cọng có thể dùng thân cây khoai mì, thân cây so đũa, hay thân cây điên điển.
- Môi trường cây điên điển: cây điên điển chẻ nhỏ, vôi bột vừa đủ, nước vừa đủ.
- Môi trường cây khoai mì: cây khoai mì chẻ nhỏ, vôi bột vừa đủ, nước vừa đủ.
Môi trường giá môi dùng rơm, trấu, mạt cưa hay nguyên liệu hỗn hợp dùng để trồng nấm thương phẩm, với mục đích là làm cho tơ nấm phát triển quen với nguyên liệu khi đem ra trồng tự nhiên.
Quá trình sản xuất meo giống qua rất nhiều khâu. Từ bộ sưu tập giống đến meo giá môi đưa đến người trồng phải thực hiện nhiều lần cấy chuyền. Mỗi lần cấy chuyền thì số lượng lại tăng lên nên được gọi là quá trình nhân giống.
Trong thao tác và quá trình thực hiện phải đặc biệt chú ý đền vấn đề vô trùng. Đồng thời ở từng giai đoạn, thường xuyên kiểm tra giống mọc không bị nhiễm tạp.
2.4. Tổng quan về nấm rơm lụa bạc
2.4.1. Vị trí phân loại của nấm rơm lụa bạc
Volvariella bombicina được phân loại như sau :
Giới tản thực vật : Thallophyta
Ngành nấm : Mycota
Ngành phụ nấm thật : Eumycophyta (Eumycotine)
Lớp đảm khuẩn : Bacidiomycetes
Lớp phụ đồng đảm khuẩn : Homobasidiomycetes (Holobasidiomycetidae)
Bộ nấm tán : Agaricales
Họ : Pluteaceae
Tên khoa học : Volvariella bombicina
Hình 3: Nấm rơm lụa bạc Volvariella bombicina
(Trần Thị Kim Dung, 2009)
2.4.2. Hình thái nấm rơm lụa bạc
Volvariella bombicina là một loại nấm đa bào, có mũ nấm.
Mũ nấm màu trắng đôi khi màu vàng nhạt, đặc biệt ở trung tâm có vảy sợi nhỏ đẹp, đều khắp. Tai nấm hình dù. Khi nấm còn nhỏ, nấm có hình trứng cụt đầu, sau dần hình chuông, khi nấm già, mũ nấm xoè ra thành dạng bán cầu. Ở giữa thường có gò phẳng kích thước 8 - 15 cm chiều rộng, chặt thịt dày, mặt mũ dạng sợi thô dường như vảy mảnh, khi chạm vào trở nên nhẵn và khô. Phiến nấm lúc đầu màu trắng, sau màu hồng thịt, xếp xít nhau, khoảng 1cm chiều rộng (Trần Thị Kim Dung, 2009).
Nấm có nón với cuống ở giữa dễ tách khỏi mũ, phiến rời, bào tử màu hồng. Cuống nấm màu trắng, nhẵn, trơ trụi, khỏe, đặc, thót dần về phía trên, kích thước 8-15cm x 1-1,5cm, gốc được bao bởi bao gốc màu trắng hay vàng, thịt màu trắng mềm dịu thơm ngon, mùi vị như mùi củ cải (Trần Thị Kim Dung, 2009).
Nấm có bao gốc, khi quả thể non, bao chung của nấm bao phủ toàn bộ nấm. Lúc nấm trưởng thành để lại ở gốc cuống một túi nhỏ gọi là bao gốc.
Trên cuống không có vòng mũ.
Nấm sinh sản bằng đảm bào tử. Bào tử màu hồng, dưới kính hiển vi có màu hồng vàng sáng, hình êlip rộng 8-10 x 6 µm. Bụi bào tử màu hồng đỏ. Hậu bào tử rất lớn khoảng 40 - 70 x 15 - 25 µm (Trần Thị Kim Dung, 2009).
Hình 4: Bào tử nấm Volvariella bombicina nhìn dưới kính hiển vi
(Trần Thị Kim Dung, 2009)
Đặc điểm phân bố tự nhiên: volvariella bombicina sống từ vùng ôn đới đến cận nhiệt đới, có quan hệ với nấm rơm thường. Nó mọc trên gỗ lá rộng đã chặt hạ, ngay cả trên mùn cưa, đặc biệt là sồi giẻ.
Hình 5: Hệ sợi nấm Volvariella bombicina nhìn dưới kính hiển vi
(Trần Thị Kim Dung, 2009)
2.4.3. Nhu cầu dinh dưỡng của nấm rơm lụa bạc
Nấm nuôi trồng là những loại dị dưỡng lấy thức ăn từ các nguồn hữu cơ. Nhiều loài nấm có hệ enzim phân giải tương đối mạnh giúp chúng có thể sử dụng các dạng thức ăn phức tạp như xellulôzơ, protein, polysaccharit, lignin…Với cấu trúc sợi, tơ nấm len lỏi sâu vào cơ chất (rơm rạ, mạt cưa, gỗ…) rút lấy thức ăn đem nuôi toàn bộ cơ thể nấm.
Nguồn cacbon chủ yếu là các hợp chất xellulôzơ như sợi bông, rơm rạ, vải vụn, mạt cưa… Các loại đường glucôzơ, fructôzơ, manitol và sucrose cung cấp một nguồn cacbon rất tốt cho sự phát triển của nấm. Nhưng với đường ribose, arabinose, xylose, galactose, inulin thì hệ sợi ít hoặc không phát triển.
Với nấm rơm lụa bạc, tuy được xếp vào họ nấm rơm nhưng cho đến nay, các nghiên cứu cho thấy nó không thể sử dụng được cơ chất rơm rạ (đây là một nguồn carbon rất tốt cho V.volvacea) làm nguồn cacbon cho sự phát triển của nó. Nấm này cho ra quả thể trên bông gòn thải, mạt cưa, đặc biệt là MCĐQD(đã sử dụng trồng nấm mèo hoặc nấm bào ngư) (Phạm Thành Hổ, 2002).
Hệ sợi nấm không thể phát triển trên môi trường thiếu nitrogen mặc dù môi trường đã đầy đủ nguồn cacbon, khoáng và vitamin. Nitrogen chứa trong hợp chất hữu cơ phức tạp, nó được xem là nguồn dinh dưỡng cho sự phát triển của tơ nấm và sự hình thành quả thể. Glutamat, acid aspartic và valin giúp cho sự phát triển và hình thành quả thể rất cao, cao hơn cả urê, alanine, arginine.
Riêng với nấm rơm lụa bạc rất cần môi trường dinh dưỡng giàu đạm. Môi trường agar-lúa mì-ngũ cốc được xem là môi trường cơ chất đặc trưng cho sự phát triển của hệ sợi nấm V.bombicina. Và sau nhiều nghiên cứu cho thấy môi trường raper thích hợp hơn cả cho sự nuôi dưỡng hệ tơ (Trần Thị Kim Dung, 2009). Trong giai đoạn ra quả thể thì nhu cầu về đạm rất cần thiết cho nấm rơm lụa bạc. Các nghiên cứu cho thấy khi có sự bổ sung urê 2‰ thì quả thể hình thành sớm hơn 2-3 ngày và năng suất cao hơn với lô không bón (Phạm Thành Hổ, 2002).
Một số vitamin có tác dụng đối với sự phát triển của nấm như p-aminobenzonic acid, ascobic acid, biotin, pyridoxin, rivofolavin, thiamin,…
Các chất khoáng cũng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nấm nói chung bao gồm các nguyên tố đa lượng như: P; K; S; Ca; Mg … và các nguyên tố vi lượng như Ma; Zn; Mo; Bo;… dù với hàm lượng nhỏ nhưng không thể thiếu trong sự phát triển của nấm. Nhiều nghiên cứu cho thấy sự thiếu phospho dẫn đến sự kìm hãm trong sự hấp thụ glucogen cũng như các quá trình hô hấp ở nấm, thiếu Kali đưa đến kìm hãm trao đổi chất hydratcarbon (Trịnh Tam Kiệt và ctv, 1986).
2.4.4. Nhu cầu cho sự tăng trưởng tơ và hình thành quả thể
Nhiệt độ cần thiết cho sự phát triển của tơ nấm từ 15 - 40oC và nhiệt độ tối ưu cho giai đoạn ủ tơ là 35±2oC. Nhiệt độ cần cho sự hình thành quả thể là 26 - 35oC và tối ưu là 35 ± 2oC. Sau đó để tai nấm phát triển tiếp tục, nhiệt độ chỉ nên dao động trong khoảng từ 28 - 35oC.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quy trình sản xuất meo nấm rơm lụa bạc.doc