MỤC LỤC
Trang
Chương một: Tổng quan về vùng đất, con người Lâm Hà . 6
1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên 6
1.2. Khái quát về tình hìnhxã hội 9
Chương hai: Quy trình soạn thảo và tổ chức soạn thảo hương ước, quy ước ở các
thôn văn hoá huyện Lâm Hà- Lâm Đồng 12
2.1. Quan điểm của Đảng, Nhà nước ta vềxây dựng hương ước, quy ước làng,
thôn văn hoá 12
2.2. Kế hoạch triển khai quy chế thực hiện dân chủ ởxã, thôn, thị trấn ở
huyện Lâm Hà 15
2.3. Quy trình soạn thảo của hương ước, quy ước trong các thôn văn hoá ở
huyện Lâm Hà 17
Chương ba: Đánh giá thực trạng nội dungcủa hương ước, quy ước và tổ chức
thực hiện của các thôn vănhoá huyện Lâm Hà 23
3.1. Quan điểm chỉ đạo về nội dung và thực hiện hương ước, quy ước của Ban
chỉ đạo quy chế thực hiện dân chủ ở cơ sở huyện Lâm Hà 23
3.2. Nội dung các bản hương ước, quy ướcthôn văn hoá ở huyện Lâm Hà. 25
3.3. Tích cực và hạnchế 38
3.4. Những kết quả bước đầu thực hiện 43
Kết luận 48
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
112 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 4879 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy trình soạn thảo và tổ chức soạn thảo hương ước, quy ước ở các thôn văn hoá huyện Lâm Hà-Lâm Đồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ến một số thôn,
buôn không quan tâm đến việc thi đua, tổ chức bình bầu, xét duyệt gia đình văn
hoá hàng năm. Xét biểu dương khen thưởng cũng không đúng người, đúng hộ,
đúng việc nhân điển hình tiên tiến.
“Con gà tức nhau tiếng gáy” , “dân chủ ở đâu”? cho nên chúng tôi cũng
thấy có những hương ước, quy ước mất đi giá trị của nó!” Một người dân ở địa
phương đã nói với chúng tôi như vậy!
2- Công tác thông tin vận động tuyên truyền còn nhiều hạn chế, nhân dân
một số địa phương chưa thấy tác dụng hiệu quả xây dựng gia đình văn hoá, xây
dựng thôn văn hoá để tự nguyện đăng ký xây dựng. Tuyên truyền sai đối tượng,
đặc biệt vùng sâu vùng đồng bào chưa được quan tâm đúng mức, chưa xây dựng
được thôn, buôn văn hoá tiêu biểu. Việc tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm nhân điển
hình tiên tiến còn chậm. Nhiều cán bộ trong BVĐ không hiểu được luật tục của
đồng bào dân tộc, cho nên khi hướng dẫn quy trình soạn thảo, nội dung của hương
Trang 46
ước, và quy ước trong các thôn này vẫn mang tính áp đặt theo tục lệ của người
Kinh. Chính vì vậy đã gây nên cản trở không nhỏ cho phong trào.
3- Ban chỉ đạo từ huyện tới cơ sở, “sự phối hợp trách nhiệm chỉ đạo tổ chức
thực hiện còn lúng túng, chồng chéo không giúp cho cơ sở thực hiện tốt các mảng
nội dung, và trong đó còn một số cấp uỷ, UBND xã, BCĐ cơ sở chưa thực sự vào
cuộc để lãnh đạo, chỉ đạo ở địa phương thực hiện tốt công tác này. Và trách nhiệm
đó còn thuộc về ngành văn hoá huyện là đơn vị thường trực cuộc vận động còn có
một số hạn chế trong việc tham mưu xây dựng kế hoạch, nội dung chất lượng, chủ
động hỗ trợ nguồn kinh phí để tiến bộ phong trào được hơn.
Dẫu rằng còn nhiều hạn chế trong việc chỉ đạo tổ chức thực hiện hương
ước, quy ước trong các thôn, buôn văn hoá ở huyện Lâm Hà. Thế nhưng những kết
quả đã đạt được là đáng ghi nhận. Nó góp phần thay đổi diện mạo của nông thôn
vùng sâu, vùng xa: kích thích số hộ nông dân ở đây làm giàu chính đáng; đẩy
nhanh tiến độ xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa đoàn kết xây dựng tình làng
nghĩa xóm. Qua đó đã góp phần giáo dục mỗi thành viên trong cộng đồng thôn,
buôn, xã từng bước nâng cao nhận thức tư tưởng, đạo đức lối sống để đáp ứng
được yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn hiện nay: xây dựng đời sống văn hoá là
xây dựng cuộc sống môi trường văn hoá lành mạnh, có đời sống vật chất tinh thần
ngày càng cao trong từng gia đình và toàn xã hội.
Trang 47
KẾT LUẬN
1. Hương ước, quy ước của thôn văn hoá, buôn văn hoá, khu phố văn hoá
là sản phẩm tất yếu và đi liền với cuộc vận động xây dựng đời sống văn hoá của
cơ sở. Những hương ước và quy ước đó phải thật sự từ dân xây dựng nên, không
trái với pháp luật hiện hành của Nhà nước. Nhưng lại chi tiết hoá kỷ cương phép
nước và những tục lệ mang tính tích cực trong đơn vị cư trú, giải quyết hài hoà của
người dân trong một loạt các mối quan hệ phức tạp gia đình, dòng họ, thôn xóm
trong đời sống cộng đồng dân cư trong lĩnh vực giao tiếp, ứng xử, hiếu hỷ, văn hoá
thể thao, tương thân tương ái, bảo vệ an ninh trật tự thôn, buôn, bảo vệ duy trì và
phát triển các công trình phúc lợi, những di sản văn hoá dân tộc tại địa phương,
những công việc cho phát triển sản xuất, kinh tế, hỗ trợ nhau xoá đói giảm nghèo.
Qua thực địa tại địa phương và tìm hiểu hương ước, quy ước của các
thôn, buôn văn hoá trên địa bàn huyện, chúng tôi nhận thấy sự ra đời của các
thôn, buôn văn hoá và hương ước, quy ước mới đã thực hiện đúng với chủ trương
chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phù hợp với đặc điểm tình hình
kinh tế- chính trị xã hội- văn hoá giáo dục tại địa phương. Trong tình hình hiện
nay, khi pháp luật của Nhà nước chưa thực sự được người dân vùng sâu, vùng xa
tuân thủ nghiêm chỉnh thì các bản hương ước, quy ước trong các thôn, buôn, khu
phố văn hoá ở huyện Lâm Hà đã góp phần tích cực tuyên truyền, phổ biến và thực
thi pháp luật ở cơ sở, góp phần cố kết cộng đồng, bổ xung và hỗ trợ cho các yếu tố
đạo đức, pháp luật, điều chỉnh các mối quan hệ gia đình và xã hội, nhằm tạo ra
một trạng thái trật tự, ổn định xã hội, nhằm hướng tới mục tiêu phát triển bền
vững cả về kinh tế- văn hoá- xã hội.
2. Một thực tế được đặt ra là huyện Lâm Hà được thành lập cách đây
chưa đầy 20 năm. Đơn vị hành chính liên tục “bị” điều chỉnh, dân cư về đây lập
nghiệp ở rất nhiều các vùng quê khác nhau bên cạnh dân bản địa là đồng bào các
dân tộc thiểu số. Mặt khác trong quá trình thực hiện chủ trương của Đảng và chính
sách của Nhà nước “ Xây dựng vùng kinh tế mới” tại huyện Lâm Hà- Lâm Đồng,
các cụm dân cư ở đây đã trở thành “ốc đảo nhỏ” của những người dân cùng địa
phương, dòng tộc trên con đường di dân tới lập nghiệp. Trình độ nhận thức của cư
dân ở đây so với một số nơi còn thấp. Do vậy một số hương ước, quy ước bên cạnh
Trang 48
việc xác định tính tự trị của địa phương, tước bỏ đi những luật tục tốt đẹp của đồng
bào dân tộc thiểu số, thì trong nội dung thể hiện nó cũng rất rườm rà, văn phong
quá bóng bẩy hoặc hô hào hoặc hô hào quá to mà không bám sát vào thực tế đơn
vị cư dân cư trú. Tình hình đó đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả tác động
tích cực của hương ước, quy ước trong việc phát huy quyền làm chủ, quyền tự
quản của nhân dân tại các thôn, buôn văn hoá.
Sau một quá trình khảo sát, phân tích các bản hương ước, quy ước; phỏng
vấn trực tiếp người dân trong các thôn, buôn văn hoá. Chúng tôi xin đưa ra những
kiến nghị để xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước mới trên địa bàn huyện Lâm
Hà như sau:
2.1. Nội dung của hương ước, quy ước
Hương ước là văn bản quy phạm xã hội trong đó quy định các quy tắc xử
sự chung cho cộng đồng dân cư cùng thoả thuận đặt ra để cùng điều chỉnh các
quan hệ xã hội mang tính tự quản của nhân dân nhằm gìn giữ phát huy những
phong tục, tập quán tốt đẹp và truyền thống văn hoá trong cộng đồng dân cư
( làng, bản, thôn ấp, khu phố), hỗ trợ tích cực cho việc quản lý Nhà nước bằng
Pháp luật.
Trên cơ sở các quy định của Pháp luật, điều kiện kinh tế, xã hội, trình độ
dân trí, phát huy phong tục tập quán tốt đẹp, góp phần đưa pháp luật vào cuộc
sống trong cộng đồng dân cư, nội dung hương ước và quy ước trong các thôn, buôn
văn hoá trên địa bàn huyện Lâm Hà cần tập trung vào những vấn đề cụ thể như
sau:
Đề ra các biện pháp, phương thức thích hợp giúp cư dân trên địa bàn
tham gia công tác quản lý Nhà nước xã hội, đảm bảo phát huy quyền tự do, dân
chủ của nhân dân; động viên và tạo điều kiện để nhân dân thực hiện tốt các
quyền và nghĩa vụ công dân.
Bảo đảm giữ gìn phát huy thuần phong mĩ tục, thực hiện nếp sống văn
minh trong ứng xử, giao tiếp, ăn, ở, đi lại, xoá bỏ hủ tục và phát triển các hoạt
động văn hoá lành mạnh. Xây dựng và phát huy tình làng nghĩa xóm, đoàn kết
tương thân tương ái, hỗ trợ giúp đỡ nhau trong cộng đồng dân cư. Thực hiện tất cả
các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Đề ra các biện pháp góp phần bảo vệ tài sản của Nhà nước, tài sản của
công dân, bảo vệ môi trường sống, bảo vệ rừng, sông, hồ. Xây dựng và phát triển
đường làng, ngõ xóm.
Trang 49
Đề ra các biện pháp bảo vệ thuần phong mĩ tục, bài trừ các hủ tục xã
hội và mê tín dị đoan trong việc tang lễ. Khuyến khích những nghi lễ, luật tục
lành mạnh của đồng bào dân tộc thiểu số tại địa phương.
Đề ra các tiêu chí xây dựng nếp sống văn minh trong thôn văn hoá, gia
đình văn hoá, hình thành các quy tắc ứng xử trong gia đình và cộng đồng. Khuyến
khích mọi người đùm bọc, giúp đỡ nhau khi gặp khó khăn, hoạn nạn. Vận động
nhân dân thực hiện chính sách dân số- kế hoạch hoá gia đình.
Xây dựng tình đoàn kết, tương thân tương ái trong cộng đồng để cùng
nhau xoá đói giảm nghèo, phát triển sản xuất, nâng cao đời sống, khuyến học,
khuyến nông. Đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng và các công trình phúc lợi cho
phép và phù hợp với khả năng đóng góp của nhân dân trong các thôn, buôn.
Đề ra các biện pháp cụ thể bảo vệ trật tự, trị an trên địa bàn cư trú, góp
phần phòng chống các tệ nạn xã hội như ma tuý, cờ bạc, rượu chè bê tha, trộm cắp
và các hành vi vi phạm pháp luật.
Phát động nhân dân trên toàn thôn, buôn có ý thức phòng gian, chấp hành
nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật về tạm trú, tạm vắng: tham gia quản lý,
giáo dục những người lầm lỗi. Đề ra các biện pháp cần thiết để hỗ trợ các cơ quan
có thẩm quyền xã, huyện phát hiện, xử lý hành vi phạm pháp luật trên địa bàn cư
trú. Bảo đảm triển khai thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức tự quản ở
cơ sở như tổ hoạt động của tổ hoà giải, ban an ninh, vai trò của già làng…
Trong các bản hương ước, quy ước nên đề ra các biện pháp thường, phạt
phù hợp với thực tế địa phương.
Đối với cá nhân, hộ gia đình có thành tích trong việc xây dựng và thực
hiện hương ước, quy ước thì có hình thức và biện pháp khen thưởng như nêu
gương người tốt, việc tốt, ghi nhận công lao trong sổ vàng truyền thống; bình xét
công nhận gia đình văn hoá và đề nghị các cấp chính quyền khen thưởng theo quy
định chung của Nhà nước.
Đối với những người có hành vi vi phạm các qui định của hương ước,
quy ước thì chủ yếu áp dụng các hình thức giáo dục, phê bình của gia đình và của
tập thể cộng đồng. Trường hợp vi phạm nghiêm trọng các quy định của hương
ước, quy ước thì trên cơ sở thảo luận thống nhất của nhân dân trong các thôn, buôn
có thể buộc cá nhân đó phải thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm trong phạm vi quyền
hạn thôn, buôn hoặc áp dụng các biện pháp phạt nhưng “ Không được đặt ra các
biện pháp xử phạt nặng nề xâm phạm đến quyền tự do, danh dự, nhân phẩm, tài
Trang 50
sản, quyền lợi hợp pháp của công dân“ theo quy định pháp luật về dân chủ cấp cơ
sở” của Chính phủ.
Hương ước, quy ước mới ở Lâm Hà có thể đề ra các biện pháp nhằm
góp phần giáo dục những người có hành vi vi phạm pháp luật bị áp dụng biện
pháp giáo dục tại địa phương. Giáo dục, cảm hoá, giúp đỡ những người phạm tội
sau khi ra tù trở thành những người lương thiện, có ích cho xã hội.
Những hành vi vi phạm pháp luật phải do các cơ quan cấp trên có quyền
xử lý theo quy định của pháp luật. Việc áp dụng các biện pháp xử lý vi phạm
hương ước, quy ước không được thay thế các biện pháp xử lý theo quy định của
pháp luật.
2.2.3. Thủ tục soạn thảo, thông qua phê duyệt, tổ chức thực hiện và sửa
đổi
Các bản hương ước, quy ước trong các thôn, buôn văn hoá ở huyện Lâm
Hà phải được xây dựng một cách thực sự dân chủ, công khai, phù hợp với quy
định của pháp luật, với tình hình thực tế tại địa phương. Theo chúng tôi quá trình
soạn thảo, thông qua phê duyệt, tổ chức thực hiện và sửa đổi và bổ sung theo các
bước cơ bản như sau:
Bước 1: Thành lập nhóm soạn thảo và tổ chức soạn thảo hương ước, quy
ước
Trưởng thôn chủ trì cùng Bí thư chi bộ, Trưởng ban Công tác Mặt trận,
đại diện cho các tổ chức đoàn thể xã hội và đồng bào dân tộc thống nhất các nội
dung cơ bản cần soạn thảo, đồng thời chỉ định các thành viên trong nhóm soạn
thảo.
Thành viên trong soạn thảo là những người có uy tín và kinh nghiệm
sống, có trình độ văn hoá, hiểu biết về pháp luật và phong tục tập quán ở địa
phương, có phẩm chất đạo đức tốt.
Trưởng thôn chủ trì, phối hợp với ban công tác mặt trận, dưới sự lãnh đạo
của chi bộ Đảng ở cơ sở chỉ đạo nhóm soạn thảo xây dựng hương ước và quy ước
mới.
Việc dự thảo hương ước, quy ước cần tập trung vào các vấn đề đã được
nêu ra trong phần 1 của phần một số kiến nghị. Đồng thời cần tham khảo nội dung
các hương ước, quy ước của một số địa phương khác để lựa chọn, kế thừa được nội
dung tích cực, phù hợp với phong tục truyền thống tốt d0ẹp của địa phương mình.
Trên địa bàn huyện hiện nay có khá đông số hộ là đồng bào dân tộc thiểu số, vì
Trang 51
vậy các bản hương ước, quy ước cần chọn lọc đưa vào nội dung của hương ước và
quy ước những quy định của luật tục, tập tục của đồng sao cho phù hợp với pháp
luật hiện hành và thuần phong mỹ tục của nhân dân trên địa bàn huyện.
Bước 2: tổ chức lấy ý kiến của các cơ quan, tổ chức và nhân dân trên địa
bàn tham gia vào dự thảo hương ước, quy ước.
Dự thảo hương ước, quy ước phải được gửi đến cơ quan chính quyền,
cấp uỷ, lãnh đạo các tổ chức chính trị- xã hội trên địa bàn huyện, nếu điều kiện
cho phép thì gửi đến từng hộ gia đình để lấy ý kiến đóng góp.
Việc thảo luận lấy ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện dự thảo bản hương
ước và quy ước có thể tổ chức bằng các hình thức như họp thảo luận ở cư dân ở
từng ngõ xóm, nhóm các hộ gia đình (thực tế hình thức này đã triển khai ở thôn
Thực Nghiệm, Bằng Tiên, Mê Linh…)
Bước 3: Thảo luận và thông báo quy ước, hương ước.
Trên cơ sở những ý kiến đóng góp, nhóm soạn thảo kỹ thuật, thực sự
dân chủ và được thông qua tại cuộc họp đại biểu các hộ gia đình. Đại biểu hộ gia
đình có thể là chủ hộ gia đình, hoặc người có năng lực hành vi dân sự được chủ hộ
uỷ quyền. Cuộc họp này chỉ được tiến hành khi có ít nhất là 2/3 số hộ trông thôn có
người tham dự. Và hương ước, quy ước chỉ được thông qua khi có ít nhất quá bán
(quá nửa) số người dự họp tán thành. Trưởng thôn sẽ là người chủ trì cuộc họp.
Hình thức biểu quyết thông qua hương ước, quy ước bằng cách giơ tay biểu quyết
trực tiếp, hay bỏ phiếu.
Bước 4: phê duyệt hương ước, quy ước
Sau khi hương ước, quy ước mới thông qua, trưởng thôn, chủ tịch xã và
đại diện của Ban Mặt trận xem xét nội dung của hương ước, quy ước làm sao cho
đảm bảo phù hợp với pháp luật, thuần phong mỹ tục và trao đổi thống nhất với
chủ tịch HĐND xã về nội dung của hương ước, quy ước của thôn văn hoá trước khi
trình chủ tịch UBND huyện Lâm Hà phê duyệt.
Hương ước, quy ước mới chính thức phê duyệt cần có chữ ký của trưởng
thôn, bí thư chi bộ, chủ tịch xã, trưởng Ban công tác Mặt trận tại địa phương và
kèm theo biên bản (ghi nhớ) đã thông qua. Sau đó hương ước, quy ước của các
thôn văn hoá mới gửi lên UBND huyện Lâm Hà phê duyệt, và dĩ nhiên phải có
Trang 52
băn bản đề nghị của UBND xã. Và chủ tịch UBND huyện Lâm Hà “ xem xét, phê
duyệt hương ước, quy ước trong giới hạn 30 ngày, kể từ ngày nhận được băn bản
hương ước và công văn đề nghị phê duyệt”.
Bước 5: tổ chức thực hiện và sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước
Theo chúng tôi, sau khi phê duyệt, UBND huyện Lâm Hà có trách
nhiệm chuyển hương ước, quy ước đã được phê duyệt để trưởng thôn văn hoá có
trách nhiệm tuyên truyền phổ biến đến tận các thành viên trong cộng đồng dân cư
và tổ chức thực hiện hương ước, quy ước
UBND huyện, xã phối hợp với Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị-
xã hội ở cơ sở chỉ đạo, đôn đốc việc thực hiện nghiêm chỉnh các nội dung của
hương ước, quy ước mới định kỳ báo cáo cấp trên và hội đồng nhân dân cung cấp
việc thực hiện hương ước, quy ước của thôn, buôn mình.
Hằng năm cần tổ chức kiểm điểm việc thực hiện hương ước, quy ước.
Trong trường hợp cần sửa đổi, bổ sung thì phải do “cuộc họp” đại biểu các hộ gia
đình tham gia thảo luận.
Việc sửa đổi, bổ sung hương ước, quy ước cũng phải tuân theo trình tự,
thủ tục như khi soạn thảo hương ước, quy ước. Không được tuỳ tiện sửa đổi, bổ
sung sau khi hương ước, quy ước đã được các cấp chính quyền phê duyệt. Phòng
Tư pháp huyện Lâm Hà có trách nhiệm tham mưu cho chủ tịch UBND huyện
trong việc xem xét tính hợp pháp, loại bỏ những nội dung không phù hợp của
hương ước, quy ước trái với quy định của pháp luật hiện hành và những “quy
trình- công đoạn” xây dựng hương ước, quy ước.
Phòng VHTT huyện Lâm Hà có trách nhiệm tham mưu cho UBND
huyện, hướng dẫn và đảm bảo các nội dung của hương ước, quy ước phù hợp với
thuần phong mỹ tục và các quy tắc xây dựng nếp sống văn hoá. Trong trường hợp
hương ước, quy ước chưa được phê duyệt, phòng Tư pháp huyện chủ trì phối hợp
với phòng VHTT huyện để có cơ sở thực hiện thủ tục phê duyệt. Trường hợp phát
hiện những hương ước, quy ước có nội dung không đảm bảo so với luật định thì
báo cáo để UBND huyện Lâm Hà tạm đình chỉ việc thi hành và hướng dẫn để
chỉnh lý, hoàn thiện các hương ước, quy ước trong các thôn buôn văn hoá đó.
Chúng tôi cũng cho rằng cán bộ tư pháp của huyện Lâm Hà, phối hợp
với cán bộ VHTT huyện và các đơn vị ở cấp cơ sở để chỉ đạo, hỗ trợ các thôn,
buôn văn hoá xây dựng hương ước, quy ước mới phù hợp với nội dung đã hướng
Trang 53
dẫn, chuẩn bị hồ sơ để trình các cấp phê duyệt tạo ra những điều kiện thuận lợi
cho việc phổ biến tuyên truyền và tổ chức thực hiện hương ước, quy ước. Phát
hiện và chấn chỉnh mọi biểu hiện sai trái, lệch lạc, tiêu cực trong việc xây dựng
và thực hiện hương ước, quy ước.
Định kì báo cáo với UBND và HĐND nhân dân xã vể việc xây dựng
thực hiện hương ước, quy ước mới tại địa bàn thôn, buôn. Trong quá trình thực
hiện, nếu có vướng mắc phát sinh BVĐ cấp huyện, xã, thôn kịp thời phàn ánh lên
cơ quan cấp trên để xem xét và cho ý kiến chỉ đạo.
Trên vùng đất Lâm Hà đang từng ngày thay đổi thịt. Đời sống của nhân
dân ở các vùng nông thôn đã có nhiều khởi sắc, yêu cầu về sinh hoạt văn hoá tinh
thần ngày càng cao. Qua tìm hiểu chúng tôi được biết, một trong những nguyên
nhân dẫn đến những thay đổi to lớn đó là do mọi thành viên trong cộng đồng đã tự
giác thực hiện tốt hương ước, quy ước do các thôn buôn văn hoá đề ra. Do vậy có
một bản hương ước, quy ước thôn buôn để thực hiện nếp sống văn minh gia đình
có văn hoá ở địa phương quả là điều rất cần thiết. Nên chúng ta cần đọc lại tham
khảo và suy ngẫm lại những bản hương ước cổ, luật tục của đồng bào dân tộc
thiểu số để và vận dụng vào thực tế địa phương mình. Thiết nghĩ đó là những bản
“cẩm nang” quý báu vô cùng trong việc phát huy quyền tự quản của nhân dân ở
cấp cơ sở.
Trang 54
PHỤ LỤC
( Sao y bản chính một số hương ước,
quy ước của thôn văn hoá ở huyện Lâm Hà)
QUY ƯỚC
XÂY DỰNG THÔN VĂN HOÁ
BẰNG TIÊN 2
ĐỊA CHỈ: XÃ PHÚ SƠN- LÂM HÀ – LÂM ĐỒNG
BAN VẬN ĐỘNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
XÂY DỰNG THÔN VĂN HOÁ ĐỘC LẬP- TỰ DO- HẠNH PHÚC
BẰNG TIÊN 2- PHÚ SƠN ---o0o---
QUY ƯỚC
XÂY DỰNG THÔN VĂN HOÁ BẰNG TIÊN II
Thực hiện cuộc vận động “ Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn
hoá” theo tinh thần nghị quyết TW 5 khoá VIII và chỉ thị 61/ CT- UB của UBND
Tỉnh Lâm Đồng về việc đẩy mạnh cuộc vận động xây dựng nếp sống văn hoá.
Nhằm phát huy truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, quý trọng tình
làng nghĩa xóm, đoàn kết giúp đỡ nhau trên con đường xây dựng thôn Bằng Tiên 2
ngày càng giàu đẹp, mọi người dân có đời sống kinh tế ổn định và có đời sống văn
hoá tinh thần lành mạnh, phong phú, nếp sống văn minh tiến bộ, góp phần tích cực
vào việc phát triển kinh tế- xã hội của địa phương. Mọi thành viên trong thôn
Bằng Tiên 2 xã Phú Sơn thống nhất thông qua và thực hiện tốt bản quy ước xây
dựng thôn văn hoá gồm có 3 chương và 9 điều khoảng như sau:
CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
ĐIỀU I: Bản quy ước này thể hiện nguyện vọng và ý chí của toàn thể
nhân dân trong thôn Bằng Tiên 2 trên cơ sở hiến pháp và pháp luật của nước
CHXHCN Việt Nam và những truyền thống văn hoá đạo đức tốt đẹp của dân tộc
địa phương.
ĐIỀU II: Quy ước này chỉ áp dụng trong phạm vi thôn Bằng Tiên 2 nhằm
mục đích điều chỉnh những mối quan hệ giữa các thành viên trong thôn. Mọi thành
viên của thôn văn hoá Bằng Tiên 2 không phân biệt tuổi tác, giới tính, thành phần
xã hội, dân tộc, tín ngưỡng nghề nghiệp, thời gian cư trú tại thôn đều có quyền và
nghĩa vụ thực hiện quy ước này. Ai có công sẽ được biểu dương khen thưởng, ai
làm sai sẽ bị xử phạt như quy ước đã quy định.
CHƯƠNG II: NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
ĐIỀU III: Xây dựng và phát triển kinh tế ổn định đời sống nhân dân
a. Khuyến khích mọi thành viên trong thôn phát triển kinh tế hộ gia đình
theo đúng chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước.
b. Có kế hoạch phát triển kinh tế gia đình để tạo việc làm và thu nhập chính
đáng. Phấn đấu để có cuộc sống vật chất và tinh thần ngày càng cao.
c. Tất cả các hộ gia đình trong thôn đều kê khai và đăng ký cấp giấy chứng
nhận quyền sử dụng đất nhằm ổn định sản xuất.
d. Thực hiện thâm canh tăng năng xuất, đoàn kết tương trợ giúp đỡ lẫn nhau
và tham gia tích cực vào các chương trình khuyến nông, khuyến lâm, ứng dụng
tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất tạo ra nhiều việc làm, nhiều sản phẩm,
hàng hoá nông nghiệp chất lượng cao. Thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, luật đất đai,
bảo vệ và phát triển tài nguyên rừng.
e. Thực hiện tiết kiệm không tiêu xài phung phí, đẩy mạnh phong trào góp
vốn xây dựng quỹ xoá đói, giảm nghèo, mở rộng các quỹ tương trợ của các đoàn
thể trong thôn. Vận động nhân dân ủng hộ giúp đỡ các gia đình neo đơn, gia đình
thuộc diện chính sách, sản xuất tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
ĐIỀU IV: Đạo lý gia đình và nếp sống văn hoá
a. Gia đình là tế bào của xã hội :
Nên đối với mỗi gia đình phải thực hiện đầy đủ 4 tiêu chuẩn của gia đình
văn hoá để mỗi gia đình có cuộc sống hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ. Mọi thành
viên trong gia đình phải có trách nhiệm xây dựng để gia đình thực sự là một tổ ấm
đều được bàn bạc thống nhất, phải hoà thuận, tôn trọng, thương yêu giúp đỡ lẫn
nhau, vợ chồng bình đẳng, con cháu kính yêu ông bà và ngược lại. Kính trên
nhường dưới, xây dựng tình cảm láng giềng thân thiện, thực hiện kế hoạch hoá gia
đình không sinh con thứ 3.
b. Về giáo dục:
Tất cả các gia đình có con em trong độ tuổi quy định, phải có trách nhiệm
cho con em đến trường, hạn chế tỷ lệ học sinh bỏ học hay lưu ban. Trong thôn thực
hi
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Đánh giá quy trình soạn thảo nội dung và tổ chức thực hiện hương ước, quy ước mới trong các thôn văn hoá ở huyện Lâm Hà - Tỉnh Lâm Đồng.pdf