LỜI NÓI ĐẦU 2
PHẦN I: NỘI DUNG BÁO CÁO 3
CHƯƠNG I: 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT KHẨU 3
I/ KHÁI QUÁT CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI XUẤT KHẨU HÀNG HÓA TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT NHẬP KHẨU 3
1. Khái niệm và đặc điểm. 3
1.1. Khái niệm 3
1.2. Đặc điểm 3
2. Phân loại hợp đồng thương mại xuất khẩu 3
2.1. Hợp đồng mua bán hàng hoá xuất khẩu 3
2.2. Hợp đồng gia công xuất khẩu 4
2.3. Hợp đồng liên doanh liên kết xuất khẩu 4
3. Nội dung của hợp đồng thương mại. 4
II/ QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU HÀNG HOÁ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH XUẤT KHẨU 4
1. Ý nghĩa của việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu 4
2. Quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu 5
2.1. Xin giấy phép xuất khẩu. 6
2.2. Giục người mua mở L/C. 6
2.3. Chuẩn bị hàng hoá. 6
2.4. Kiểm tra hàng hóa 7
2.5. Thuê tàu lưu cước (nếu có) 7
2.6. Mua bảo hiểm (nếu có) 7
2.7. Làm thủ tục hải quan 8
2.8. Giao hàng lên tàu 8
2.9. Làm thủ tục thanh toán 8
2.10. Khiếu nại và giải quyết 8
III/ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU 9
1. Các yếu tố bên ngoài 9
2. Môi trường bên trong 10
CHƯƠNG II: 11
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG MINH ANH SANG THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN 11
I/ TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH HOÀNG MINH ANH 11
1. Lịch sử hình thành của công ty 11
2. Chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của công ty 12
2.1. Chức năng của công ty 12
2.2. Nhiệp vụ của công ty 12
2.3. Tổ chức bộ máy của công ty 12
3. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian qua 15
3.1. Kết qủa kinh doanh chung 15
3.2. Tình hình kinh doanh xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tại công ty 16
II/ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY HOÀNG MINH ANH 20
1. Nghiên cứu thị trường 20
2. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Minh Anh 22
2.1. Giục người mua mở L/C 23
2.2. Chuẩn bị hang xuất khẩu 24
2.3. Kiểm tra hàng hoá 25
2.4. Làm thủ tục hải quan 26
2.5. Giao hàng cho người vận tải 27
2.6. Làm thủ tục thanh toán 27
2.7. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có) 28
III/ NHẬN XÉT QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY HOÀNG MINH ANH 28
1. Ưu điểm 28
2. Một số tồn tại 30
3. Nguyên nhân 31
CHƯƠNG III: 33
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG MINH ANH 33
I/ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI 33
1. Dự báo nhu cầu về hang thủ công mỹ nghệ trên thị trường Nhật Bản 33
2. Phương hướng hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới 34
II/ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI CÔNG TY HOÀNG MINH ANH 35
1. Các giải pháp đối với công ty 35
2. Một số kiến nghị với nhà nước 43
KẾT LUẬN 45
PHẦN 2: BÁO CÁO CÔNG VIỆC THỰC HIỆN TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
49 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 3171 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quy trình tổ chức, thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ật, Malaisia, Indonesia có thể coi là bạn hàng thường xuyên của công ty, tiêu thụ với số lượng lớn và được công ty xem như là những thị trường chính cần đẩy mạnh thâm nhập hơn nữa. Bên cạnh đó cũng có nhiều thị trường mà công ty có quan hệ làm ăn buôn bán tạm thời qua từng hợp đồng nhưng cũng giữ được tình hữu nghị và hợp tác có lợi.
Theo số liệu tế bảng 4 ta thấy từ trước đến nay thị trường Châu á vẫn là thị trường tiềm năng nhất của Tổng Công ty, chiếm tỉ lệ luôn lớn hơn 60%. Các nước như Malaisia, Nhật Bản, Indonesia....Tỷ trọng xuất khẩu sang Nhật Bản vẫn là cao nhất và tăng đều qua các năm , năm 2004 đạt 18,96 đến năm 2005 tăng lên là 19,35% và đến năm 2006 là 20,39 . Khu vùc Châu á là khu vùc thuận lợi cho hàng thủ công mỹ nghệ của Việt Nam nói chung và Công ty nói riêng vì vận chuyển hàng hóa dễ dàng, yêu cầu của những thị trường này không quá cao nên hàng thủ công mỹ nghệ của ta cể thể đáp ứng và thỏa mãn được. Nhưng Châu Á cũng là nơi có nhiều biến động khó có thể lường trước được những diễn biến có thể xảy ra trong kinh doanh xuất nhập khẩu. Vì vậy Tổng Công ty phải thường xuyên dự báo và nghiên cứu xu thế của thị trường này.
Các thị trường khác như Châu Âu, Châu Phi, Châu Mü Tổng Công ty vẫn luôn duy trì và phát triển. Hai thị trường mới là Châu Úc và Châu Mỹ tỉ trọng còn thấp, mới chiếm ở mức 2,18% và 1,05%. Trong mấy năm gần đây, Tổng Công ty tập trung vào phát triển thị trường Châu Âu, một thị trường khó tính nhưng khả năng thanh khoản cao và lợi nhuận lớn. Cụ thể: năm 2005 kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Châu Âu chiếm 14,96% nhưng đến năm 2006 đã tăng lên 19,31%.
Bảng 4: Một số thị trường xuất khẩu chính của công ty
Đơn vị tính: USD
Nguồn: báo cáo tổng kết - Phòng khu vực thị trường
TT
Thị trường
Năm 2004
Năm 2005
Năm 2006
Giá trị
TT(%)
Giá trị
TT(%)
Giá trị
TT(%)
1
Châu á
2.765.569
67,50
4.140.571
71,70
6.803.613
73,59
Nhật Ban
776.648
18,96
1.117.954
19,35
1.885.044
20,39
Mailaixia
461.021
11,25
633.508
10,97
1.047.306
11,33
Singapo
378.947
9,25
558.977
9,68
907.714
9,82
Inđụnêxia
470.707
11,49
665.116
11,51
1.008.084
10,91
Philipin
251.970
6,15
414.057
7,17
837.797
9,06
Ấn Độ
288.954
7,05
434.760
7,53
767.985
8,31
Nước khác
137.322
3,35
316.199
5,48
349.683
3,78
2
Châu Âu
463.898
11,32
863.988
14,96
1.785.834
19,31
3
Châu Phi
695.848
16,98
465.221
8,06
357.017
3,86
4
Châu Úc
153.251
3,74
252.400
4,37
201.952
2,18
5
Châu Mỹ
18.574
0,45
52.440
0,91
97.014
1,05
Tổng
4.097.140
100
5.774.660
100
9.245.430
100
Tóm lại một công ty tham gia vào lĩnh vực kinh doanh xuất khẩu như công ty Hoàng Minh Anh,cần phải phát huy được tối đa nội lực, tăng khả năng tích lũy công ty nên khai thác triệt để nhu cầu của một thị trường cụ thể cùng với số liệu trên bảng 4 xét thấy để hoạt động kinh doanh có hiệu quả công ty nên tập trung đi sâu khai thác thị trường Nhật Bản. Với nhiều điểm tương đồng giữa hai quốc gia Việt-Nhật sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam ngày càng gần gũi với người dân Nhật Bản và thị trường này hứa hẹn là một thị trường tiêu thụ đầy tài năng.
II/ THỰC TRẠNG QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY HOÀNG MINH ANH
1. Nghiên cứu thị trường
Khi tiến hành nghiên cứu thị trường công ty cần phải tiến hành nghiên cứu cả thị trường nước ngoài và thị trường trong nước vì cả hai thị trường này đều liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. Công ty tiến hành nghiên cứu thị trường nước ngoài để nắm bắt được nhu cầu của khách hàng, đồng thời nghiên cứu thị trường trong nước để lựa chọn nguồn cung ứng thích hợp phục vụ cho hoạt động xuất khẩu.
Tổng quan về thị trường Nhật Bản.
Nhật Bản là thị trường lớn xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong khu vực Châu Á luôn được nhấn mạnh là đối tác quan trọng hàng đầu cả về ngoại thương lẫn đầu tư và là bạn hàng trụ cột đầy tiềm năng của Việt Nam.
Nhật Bản với các đặc điểm: là nước có nền kinh tế phát triển, người lao động có thu nhập và mức sống cao, là một quốc gia có đặc điểm dân số già do xu hướng đẻ con ít trong xã hội Nhật Bản. Vì thế nguồn lao động ở nước này dự tính đến năm 2010 là thiếu nghiêm trọng. Nhu cầu tiêu dùng của người dân Nhật Bản có xu hướng thiên về các sản phẩm nhập khẩu 100% nguyên liệu thiên nhiên được làm hoàn toàn bằng thủ công. Trong khi đó, hiện tại giá công nhân trên thị trường Nhật là rất đắt, chính vì vậy các sản phẩm thủ công mỹ nghệ rất được ưa chuộm trên thị trường này.
Cùng với nhiều điểm tương đồng về văn hóa, con người giữa hai quốc gia Viêt - Nhật, các sản phẩm hàng hóa Việt Nam nói chung và hàng thủ công mỹ nghệ nói riêng đã và đang được người dân Nhật tiêu dùng rất nhiều. Nhật Bản và Việt Nam - quốc gia có đặc điểm kinh tế - xã hội khác nhau: mức thu nhập của người dân Nhật cao, dân số già còn mức thu nhập của người dân Việt Nam thì thấp, cơ cấu dân số lại rất trẻ. Hoạt động ngoại thương giữa hai quốc gia này được thực hiện dường như sự khác biệt về kinh tế - văn hoá lại sự bù đắp cho nhau và thúc đẩy nền kinh tế của hai nước này càng phát triển. Điều này càng khẳng định trong định hướng phát triển kinh tế ngoại thương từ nay đến năm 2010 của bộ ngoại thương Việt Nam có nói : "Nhật Bản là bạn hàng quan trọng nhất, là thị trường xuất khẩu chính và là thị trường nhập khẩu tiềm năng của Việt Nam. Thị trường này đóng vai trò không nhỏ giúp Việt Nam thoát khỏi ngu cơ tụt hậu, vì sự công nghiệp hoá- hiện đại hoá của Việt Nam đang rất cần những máy móc, thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại của Nhật Bản".
Nghiên cứu thị trường trong nước
Đẩy mạnh xuất khẩu là mục tiêu quan trọng trong hoạt động kinh tế đối ngoại, là yếu tố quyết định trong hoạt động ngoại thượn, khâu quan trọng để đảm bảo cân bằng cán cân thanh toán quốc tế. Hiện nay, công ty muốn đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu phải tập trung nghiên cứu thị trường trong nước, tìm ra nguồn hàng xuất khẩu, xác định mặt hàng xuất khẩu chủ lực. Do công ty chỉ có rất ít cơ sở sản xuất của mình nên để đáp ứng được lượng hàng xuất khẩu thì phần lớn các công ty phải tiến hành tổ chức thu mua hàng thủ công mỹ nghệ từ nhiều cơ sở sản xuất trong nước. Chính vì vậy, nghiên cứu thị trường trong nước là một khâu rất quan trọng và có ý nghĩa hết sức to lớn:
- Nghiên cứu thị trường trong nước để phát triển nguồn hàng xuất khẩu, tạo ra nguồn hàng ổn định lâu dài. Xây dựng mối quan hệ tốt đẹp đôi bên cùng có lợi đối với các địa phương cung cấp hàng chủ yếu như Hà Tây, Bát Tràng, Hà Nam,... và các tỉnh phía nam như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương,...
- Nghiên cứu thị trường trong nước để đưa ra một chính sách hợp lý, định giá dựa vào yếu tố biến động chung về giá cả của mặt hàng thủ công mỹ nghệ, đảm bảo cả nhà sản xuất và công ty đều có lãi.
- Nghiên cứu thị trường góp phần giúp doanh nghiệp thu mua hàng hoá xuất khẩu như thế nào sao cho đạt được hiệu quả kinh doanh cao nhất.
Nghiên cứu phương thức thu mua hàng hoá xuất khẩu giúp công ty xác định được khả năng nguồn hành, giá thành sản xuất, giá xuất xưởng, bao bì, đóng gói, các chi phí và giá giao hàng,...
Tóm lại việc nghiên cứu thị trường trong nước là khâu hết sức quan trọng không kém gì viêc nghiên cứu thị trường nước ngoài. Nhờ việc nghiên cứu thị trường trong nước công ty sẽ có được những nguồn cung hàng hoá xuất khẩu ổn định, giá rẻ, chất lượng cao. Và công việc này góp phần không nhỏ giúp tăng doanh thu, giảm chi phí cho hoạt động kinh doanh của công ty.
2. Tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tại công ty trách nhiệm hữu hạn Hoàng Minh Anh
Sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương, đơn vị kinh doanh với tư cách là một bên ký kết hợp đồng phải thực hiện tổ chức hợp đồng đó. Đây là một công việc rất phức tạp nó đòi hỏi phải tuân theo luật quốc gia và quốc tế, đồng thời đảm bảo quyền lợi quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của đơn vị. Hình thức xuất khẩu chủ yếu của công ty Hoàng Minh Anh áp dụng phổ biến nhất là hình thức xuất khẩu trực tiếp theo điều kiện FOB Hải Phòng.
Sơ đồ 3: quy trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ tai công ty Hoàng Minh Anh
Giục người mua mở L/C (áp dụng đối với các hợp đồng thanh toán bằng L/C)
Xin giấy phép xuất khẩu
Chuẩn bị hàng hoá
Kiểm tra hàng hoá
Thuê tầu lư cước nếu có
Làm thủ tục hải quan
Giao hàng cho người vận tải
Làm thủ tục thanh toán
2.1. Giục người mua mở L/C
Đối với hợp đồng thanh toán bằng L/C, sau khi hợp đồng mua bán được ký kết, công ty giục người mua mỏ L/C, thông thường công ty sử dụng ngân hàng Vietcombank là ngân hàng thông báo.
Khi nhận được L/C từ ngân hàng thông báo, công ty tiến hành kiểm tra L/C gồm:
- Kiểm tra ngân hàng, nơi người mua mở L/C có hoạt động hợp pháp hay không.
Kiểm tra L/C gồm: loại L/C, số tiền L/C, người được thụ hưởng L/C, điều kiện giao hàng,...
2.2. Chuẩn bị hang xuất khẩu
Sơ đồ 4 : Quy trình chuẩn bị hàng xuất khẩu của công ty Hoàng Minh Anh
Hợp đồng xuất khẩu
Chuẩn bị nguồn hàng
Thông báo cho các đơn vị cơ sở thu thập nguồn hàng
Chuẩn bị phương tiện nhân công để chuyên chở hàng
Xác định kho chứa hàng
Chở hàng về kho phân loại bao gói ký mã hiệu hàng hoá
Chuẩn bị các bước tiếp theo
Trong bước này, công ty phải tiến hàng thu mua tạo nguồn hàng xuất khẩu, nhiệm vụ chủ yếu ở đây là tìm kiếm nguồn hàng, lựa chọn khu vực đặt hàng, địa điểm tập kết, phương tiện mua bán. Do đặc điểm nước ta là một nền sản xuất nhỏ lẻ, manh mún, phân tán, vì vậy hàng xuất khẩu của công ty chủ yếu thu gom từ nhiều cơ sở sản xuất khác nhau. Điều đó dẫn tới chi phi thu mua vận chuyển khá lớn, mặc dù công ty đã có gắng phấn đấu tiết kiệm mọi chi phí đến mức có thể.
Cơ sở của việc thu gom hàng hoá được thực hiện bởi các hợp đống kinh tế được ký kết giữa công ty với các cơ sở sản xuất. Các hình thức thu mua công ty thường áp dụng là:
- Đặt hàng: Đây là hình thức mà công ty Alan dựa vào mẫu mã theo quy định của hợp đồng ký kết với bạn hàng nước ngoài để tiến hành đặt hàng các cơ sở sản xuất trong nước sao cho đúng mặt hàng, số lượng, chất lượng.
- Thu mua tự do: Đây là hình thức thu mua xảy ra khi có nhu cầu về hàng hoá trên thị trường thì công ty tiến hành thu gom hàng hoá ở các đơn vị chân hàng.
- Thu mua theo hợp đồng bao tiêu: hình thức này công ty sẽ ký hợp đồng mua chọn gói tất cả các sản phẩm được sản xuất tại các hộ gia đình như các sản phẩm được sản xuất từ sừng trâu, mây tre đan.
2.3. Kiểm tra hàng hoá
Khi hàng hóa chuẩn bị song, bước tiếp theo của công ty là phải kiểm tra hàng hoa xem có phù hợp với điều khoản của hợp đồng hay không. Trước khi xuất khẩu, công ty kiểm tra về phẩm chất, số lượn, trọng lượng bao bì đảm bảo quyền lợi của khách hàng, đảm bảo uy tín cho công ty, ngăn chặn tệ nạn xấu có thể xẩy ra. Công ty thường kiểm tra theo các cách sau :
Kiểm tra giữa kỳ: kiểm tra để chắc chắn những hàng hóa đó đồng ngoại thương mình đã ký. Nếu có sai sót bất cứ vấn đề gì như sai về mẫu mã, kiểu dáng,... thì công ty tiến hành điều chỉnh ngay vì nếu không sẽ dẫn nhiều rủi ro làm mấy uy tín của công ty, mất cơ hội kinh doanh xuất khẩu.
Kiểm tra cuối kỳ: công việc này được công ty tiến hành trước 7 ngày so với thời hạn giao hàng công ty đã ký với cơ sở sản xuất. Việc kiểm tra này bao gồm:
- Kiểm tra chất lượng: cán bộ của công ty xuống tận cơ sở sản xuất để tiến hành kiểm tra từng sản phẩm trong quá trình kiểm tra nếu có sai sót hoạc trục trặc gì thì có thể tiến hành sửa chữa luôn tại cơ sở sản xuất, không sửa chữa được thì loại hẳn.
Kiểm tra số lượng: trong quá trình kiểm tra chất lượng cán bộ trong công ty tiến hành kiểm tra luôn số lượng, nếu thấy không đủ hoạc số lượng hàng loại nhiều quá thì phải cho sản xuất thêm ngay.
Kiểm tra lúc đóng gói :
- Kiểm tra bao bì: đóng gói hàng hóa thì phải đảm bảo các yêu cầu sau: bảo đảm phẩm chất lượng hàng hóa trong quá trình vận chuyển, tạo điều kiện nhận biết và phân loại hàng hóa, đảm bảo tính thẩm mỹ.
- Kiểm tra ký mã hiệu: ký mã hiệu là những ký hiệu bằng chữ hoạc bằng số hình vẽ được ghi trên bao bì nhằm thông báo những chi tiết cần thiết cho việc giao nhận bốc dỡ bảo quản.
2.4. Làm thủ tục hải quan
a. Khai báo và làm thủ tục hải quan
Công ty tiếng hành khai báo và nộp tờ khai ở bất kỳ cơ quan hải quan thành phố, tỉnh trực thộc tổng cục hải quan. Thông qua công ty khai báo hải quan ở tổng cục hải quan Gia Lâm.
Làm tờ khai hải quan: sau khi đến cơ quan hải quan công ty nhận được tờ khải hải quan có mẫu quy định chung là HQ99 và điền vào phần dành cho nhà xuất khẩu gồm: Tên hàng xuất khẩu, người nhập khẩu, số lượng, chất lượng, giá trị lô hành xuất theo giá FOB, số hiệu của hàng hóa theo biểu thuế xuất khẩu.
Nộp tờ khai: công ty phải nộp tờ khai cho cơ quan hải quan cùng với các giấy tờ sau: Giấy phép xuất khẩu, bảng kê chi tiết hàng xuất khẩu, hợp đồng xuất khẩu, giấy chứng nhận giám định,...
b. Đưa hàng đến địa điểm quy định để kiểm tra
- Địa điểm do công ty và cơ quan hải quan thống nhất.
- Nội dung kiểm tra bao gồm: Kiểm tra tính hợp pháp của bộ chứng từ và tờ khai hải quan, kiểm tra chất lượng và số lượng thực tế, kiểm tra tính sác thực của tờ khai. yêu cầu đối với công ty: sắp xếp hàng thuận tiện cho việc kiểm soát của cơ quan hải quan, kiểm tra diễn ra rất nhanh, hầu hết các lô hàng xuất khẩu của công ty chỉ phải kiểm tra xác suất không quá 10% khối lượng hàng hóa xuất khẩu.
c. Thực hiện quyết định của hải quan
Sau khi kiểm tra giấy tờ, hàng hóa hoàn toàn hợp lệ nhân viên hải quan cho phép xếp hàng vào container để kẹp chì.Và nhân viên hải quan yêu cầu công ty nộp thuế và lê phí hải quan.
2.5. Giao hàng cho người vận tải
Hình thức xuất khẩu của công ty là xuất khẩu trực tiếp theo điều kiện FOB Hải Phòng. Theo điều kiện này công ty tiến hành giao nhận hàng theo các bước sau:
Trước thời gian giao hàng 7-8 ngày công ty nhận lịch thông báo giờ tầu đến và số hiệu của tàu từ nhà nhập khẩu.
Khi tàu vào cảng, chuẩn bị xong mọi điều kiện để có thể xếp hàng, tàu sẽ thông báo sẵn sàng xếp dỡ (NOR) cho người giao hàng. Nhận được NOR, công ty tiến hành kiểm tra xem thực tế tàu đã sãn sàng xếm dỡ hàng chưa và ký vào NOR, bắt đầu tính thời gian xếp hàng và thực hiện các công việc sau:
- Tổ chức chuyên chở hàng hoá ra cảng để xếp hàng lên tàu.
- Căn cứ vào bảng kê khai hàng hoá, tàu sẽ lên sơ đồ xếp hàng, người giao hàng (thông thường công ty uỷ nhiệm cho cảng giao hàng) cùng phòng điều độ của cảng lên kế hoạch giao hàng lên tàu.
- Cùng với tàu, cảng theo dõi đôn đốc việc xếp hàng lên tàu, có mặt liên tục để giải quyết vấn đề phát sinh.
- Lập biên bản cần thiết khi có các hư hỏng, thiếu hụt hàng hoá.
- Lập thủ tục thanh toán các chi tiết cần thiết cho cảng.
Đánh giá công tác hàng hoá xuất khẩu.
2.6. Làm thủ tục thanh toán
Thanh toán là khâu trọng tâm, là kết quả cuối cùng của tất cả các giao dịch kinh doanh xuất khẩu của công ty.
Thời gian thanh toán được tính từ ngày trình bộ chứng từ thanh toán, tuy nhiên đôi khi cũng có sự chậm chễ.
Công ty thường sử dụng đồng tiền thanh toán là USD.
Để nhận được tiền thanh toán theo phương thức thanh toán bằng thư tín dụng công ty phải chuẩn bị bộ chứng từ bao gồm: Hợp đồng, thư tín dụng (L/C), vận đơn đường biển, giấy chứng nhận chất lượng, số lượng, hoá đơn thương mại, giấy chứng nhận xuất sứ, hối phiếu và các giấy tờ có liên quan khác.
Sau khi công ty đã có tiền ở bạn hàng gửi về thì lúc đó sẽ kết thúc một hợp đồng xuất khẩu.
2.7. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại (nếu có)
Nếu nhà nhập khẩu mà khiếu nại vi phạm hợp đồng của công ty thì căn cứ vào nội dung hợp đồng và luật quốc tế để giải quyết. Côngty có thể khiếu nại người nhập khẩu không thanh toán đúng hạn, tàu không đến đúng thời gian quy định,... thường thì khách hàng hay khiếu nại công ty về việc giao hàng không đúng thời hạn, không đúng chất lượng do vậy mà tuỳ theo từng hợp đồng khách khiếu nại mà công ty xem xét giải quyết giao hàng bù.
III/ NHẬN XÉT QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY HOÀNG MINH ANH
1. Ưu điểm
Qua thời gian hoạt động, việc tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của công ty Hoàng Minh Anh đã đạt được những thành tích đáng kể. Công ty ngày càng khẳng định được vị thế của mình trên thị trường trong nước cũng như quốc tế, những ưu điểm công ty đạt được như:
- Công ty đã trụ vững, ổn định dần nhằm tạo hướng đi lên nhằm nâng cao kim ngạch xuất khẩu và đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Bên cạnh đó công ty đã tích cực chủ động khai thác thị trường mà mình có nhiều điểm thuận lợi nhất như Nhật Bản, sản phẩm của công ty đã được khách hàng ở thị trường này chấp nhận, uy tín của công ty trong và ngoài nước đã được nâng lên. Điều nay góp phần không nhỏ vào việc duy trì tốt các mối quan hệ tốt với khách hàng của mình, đặc biệt là khách hàng Nhật Bản nơi mà kim ngạch xuất khẩu luôn chiếm một vị trí cao trong nhất tổng số kim ngạch xuất khẩu. Trong khi hiện nay sự cạnh tranh giữa các công ty trong và ngoài nước diễn ra hết sức khốc liệt, để tạo ra và duy trì được mối quan hệ làm ăn hiểu biết và tin tưởng lẫn nhau là rất khó thì công ty đã và đang làm được điều đó.
- Công ty đã tạo được mối quan hệ tốt với bất cứ đơn vị chân hàng, cơ sở sản xuất, đây là ưu điểm mà bất cứ một công ty kinh doanh sản xuất mặt hàng thủ công mỹ nghệ nào cũng cần phải có. Bởi vì trong quá trình tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu tập trung thu gom hàng hóa xuất khẩu là đặc biệt quan trọng. Nhờ có được mối quan hệ tốt đẹp mà hàng hóa của công ty ngày càng đảm bảo được chất lượng phù hợp với hợp đồng, đảm bảo thời gian giao hàng đúng hẹn từ đó mà uy tín của công ty được tăng lên đáng kể.
- Để đảm bảo luôn có hàng cho các hợp đồng xuất khẩu, trải qua thời gian hoạt động công ty đã linh hoạt sử dụng và kết hợp với các phương thức tập trung hàng xuất khẩu. Vì thế, công ty luôn đảm bảo đầy đủ hàng hóa theo yêu cầu của khách hàng và cũng đảm bảo thực hiện điều khoản giao hàng chính xác.
- Mối quan hệ giữa lãnh đạo vào công ty với các công nhân viên cũng như giữa các công nhân viên với nhau rất hòa đồng, gắn bó thân thiết. Đây là ưu điểm góp phần không nhỏ giúp cho công ty đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh xuất khẩu khi phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh trong và ngoài nước.
- Bên cạnh đó cùng với sự lãnh đạo của giám đốc năng động và đầy nhiệt huyết, anh đã có một thời gian sống và học tập tại nước ngoài cũng có đi sang thăm và tìm hiểu thị trường Nhật Bản. Chính vì vậy, văn hóa, con người và thị trường Nhật Bản anh nắm rất rõ. Dưới sự điều hành của ban lãnh đạo, lợi nhuận hàng năm của công ty từ hoạt động xuất khẩu luôn tăng. Chất lượng đời sống của công nhân viên ngày càng nâng cao.
- Công ty có đội ngũ cán bộ bộ phận kinh doanh xuất khẩu của công ty trẻ trung năng động, sáng tạo. Với đội ngũ cán bộ kinh doanh trẻ, năng động, khả năng tiếp thu những kiến thức về nghiệp vụ kinh doanh cũng như kỹ năng khác của họ cũng rất nhanh nhậy. Điều này tạo điều kiện thuận lợi cho công ty trong quá trình nâng cao bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng cho họ.
Việc áp dụng linh hoạt các hình thức thanh toán trong kinh doanh cũng là một ưu điểm của công ty. Cùng với chính sách xâm nhập thị trường mới là chính sách giữ vững thị trường truyền thống, vì thế thị trường tiêu thụ của công ty ngày càng mở rộng. Công ty chủ yếu sử dụng phương thức thanh toán bàng L/C, tuy nhiên đối với các khách hàng quen thuộc, có mối quan hệ thường xuyên với công ty thì có thể dùng phương thức thanh toán khác như: chuyển tiền, nhờ thu kèm theo chứng từ. Việc áp dụng linh hoạt các hình thức thanh toán không những tạo điều kiện cho bạn hàng thực hiện hợp đồng, giúp cho công ty đảm bảo được hiệu quả kinh doanh mà còn thể hiện thiện chí của công ty: tạo lòng tin lẫn nhau, gây dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài.
Những thuận lợi trong công tác tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu do môi trường khách quan mang lại bao gồm:
- Những thành công của Việt Nam trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp nói chung và công ty Alan nói riêng trong hoạt động kinh doanh buôn bán với nước ngoài. Việt Nam gia nhập vào các tổ chức ASEM, APEC và đặc biệt là việc gia nhập vào tổ chức thương mại quốc tế WTO là tiền đề cho công ty mở rộng thị trường xuất khẩu.
- Mặt hàng thủ công mỹ nghệ là một trong mười mặt hàng được khuyến khích xuất khẩu, vì thế công ty được hưởng rất nhiều ưu đãi từ phía nhà nước: không bị hạn ngạch xuất khẩu, mức thuế xuất khẩu bằng 0%,...
2. Một số tồn tại
Bên cạnh một số ưu điểm đã đạt được, công tác tổ chức thực hiện hợp đồng xuất khẩu của công ty cũng có một số hạn chế nhất định. Những hạn chế này chính là nguyên nhân lam giảm hiệu quả của việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ.
- Trong hoạt động xuất khẩu, công ty chưa chủ động tìm kiếm bạn hàng mà phần lớn họ tự tìm đến công ty để ký kết hợp đồng. Công ty không nắm sát được nhu cầu thực tế của một số thị trường nên bỏ lỡ nhiều cơ hội thâm nhập sâu và tìm kiếm nhiều cơ hội trong thị trường này
- Công ty hoạt động trong tình trạng eo hẹp về vốn, điều này cản trở đến rất nhiều hoạt động kinh doanh dẫn đến ảnh hưởng việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu.
- Trình độ chuyên môn của các cán bộ thu mua, kiểm tra hàng xuất khẩu của công ty có gắn bó với nghề nhưng chưa thực sự giỏi, ít kinh nghiệm. Do vậy đôi khi còn lúng túng trong công việc như: Phân loại hàng xuất chưa chính xác, chon nguồn hàn chất lượng không cao.
- Kho tàng dùng để dự trữ hàng và bảo quản chưa được chú trọng về chất lượng. Do vậy, hàng hóa xuất khẩu của công ty vẫn mắc phải tình trạng như phát sinh nâm mốc đối với hàng mây tre ,... Gây thiệt hại cho công ty và không đảm bảo hàng xuất về số lượng và chất lượng như đã thỏa thuận trong hợp đồng đã ký kết vơi đối tác nước ngoài.
3. Nguyên nhân
- Mặc dù nhu cầu sử dụng hàng thủ công mỹ nghệ là rất lớn, song không phải là mặt hàng thiết yếu. Đời sống nhân dân ngày cành cao, người tiêu dùng ngày càng khó tính trong viêc lựa chọn mặt hàng này, đòi hỏi đa dạng về chủng loại, phong phú vể màu sắc, đặc biệt là phải có những nét độc đáo mang đậm bản sác dân tộc. Trước những yêu cầu đó công ty đã có phần chưa đáp ứng được, nguyên nhân là do công ty chưa nhanh nhậy trong việc mở rộng mặt hàng kinh doanh, chưa chú trọng nhiều cho việc nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới, ngoài ra, công ty chưa đưa ra được các biện pháp marketing cần thiết để tìm hiểu nhu cầu như quảng cáo, tham gia hội nhiều vào hội trợ triển lãm,...
- Do đặc điểm của việc sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ ở nước ta cỏn nhỏ lẻ, manh mún, các làng nghề dải khắp các nơi trên đất nước. Điều này làm cho việc gom hàng càng trở nên khó khăn, đây là một trong những nguyên nhân việc thực hiện hợp đồng không có hiệu quả. Đồng thời, điều này làm cho các sản phẩm thủ công mỹ nghệ Việt Nam có sức cạnh tranh không cao so với các nước khác như Trung Quốc, Đài Loan,...
- Do cơ chế kinh tế thị trường phát triển làm cho các làng nghề ngày càng bị mai một: nhiều nơi phải giải thể hoạc chuyển hướng thành nghề phụ do sản xuất không có thị trường tiêu thụ. Vì vậy gây khó khăn cho công ty trong việc huy động nguồn hàng xuất khẩu và đảm bảo chất lượng hàng hóa.
- Số lượng các đơn vị kinh doanh mặt hàng thủ công mỹ nghệ ngày càng nhiều tạo nên sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty trong và ngoài nước.
- Cùng với việc áp dụng luật thuế giá trị gia tăng còn nhiều bất cập, công tác quản lý thị trường và một số chính sách của nhà nước đề ra còn nhiều trở ngại. Do đó làm cho việc định giá của công ty khó khăn dẫn tới nguồn hàng xuất khẩu không ổn định
- Thủ tục hành chính trong tất cả các khâu sản xuất, lưu thông, giao nhận, vận chuyển và xuất khẩu hàng hóa vẫn còn là vấn đề gặp không ít khó khăn phiền hà cho người sản xuất kinh doanh.
- Thủ tục vay vốn ngân hàng còn khó khăn, để vay được vốn ngân hàng công ty cần có phương án kinh doanh khả thi tức là cần có hợp đồng mua hàng hóa và hợp đồng bán hàng hóa đó. Nhưng để có được hợp đồng ngoại thương bên đối tác lại yêu cầu công ty phải có đủ vốn.
Công ty Alan là công ty tuy đã được thành lập được 14 chục năm, thời gian tham gia vào hoạt động xuất khẩu cũng không phải là ít. Nhưng cũng không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế trong quá trình thực hiện hợp đồng xuất khẩu nói riêng và toàn bộ quá trình kinh doanh sản xuất nói chung.
CHƯƠNG III:
MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG THỦ CÔNG MỸ NGHỆ TẠI CÔNG TY TNHH HOÀNG MINH ANH
I/ PHƯƠNG HƯỚNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Dự báo nhu cầu về hang thủ công mỹ nghệ trên thị trường Nhật Bản
Hiện nay, việc xuất khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ sang thị trường Nhật Bản ngày càng mở rộng. Tuy nhiên, thực tế cho thấy việc mở rộng thị trường này không hề dễ dàng bởi vì Nhật Bản là nước đòi hỏi cao về chất lượng sản phẩm cũng như quy cách phẩm chất hàng hoá cũng như thời gian giao hàng. Mặt khác các công ty xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ của nước ta còn phải cạnh tranh gay gắt với các nước như : Trung Quốc, Thái Lan, Đài Loan,... Đây là một trở ngại lớn đối với việc xâm nhập và mở thị trường của các công ty xuất khẩu nói chung. Thị trường này có nhu cầu lớn về sản phẩ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- A0463.doc