Từ năm 1948 đến nay, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người đã được sử dụng làm nền tảng cơ sở cho việc xây dựng và thông qua hàng loạt các công ước khác về quyền con người của Liên hiệp quốc về cấm và trừng trị những tội ác chống loài người như Công ước về trấn áp và trừng trị tội diệt chủng năm 1948; Công ước quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965; Nghị định thư về sửa đổi Công ước về chế độ nô lệ năm 1953; Công ước về trấn áp việc buôn người và bóc lột mại dâm người khác năm 1949; Công ước bổ sung về xóa bỏ chế độ nô lệ, buôn bán nô lệ và các thể chế, tập tục tương tự như chế độ nô lệ năm 1956; Công ước về tra tấn và những hành động đối xử hoặc trừng phạt mang tính độc ác, vô nhân đạo hay hạ nhục năm 1984.
39 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 17893 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quyền con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
àn đầu tiên mà các quyền cơ bản và tự do của con người được cộng đồng quốc tế công nhận, được đảm bảo bằng một văn kiện pháp lý chính thức. Mặc dù không phải là một văn bản có giá trị pháp lý ràng buộc cũng như không có cơ chế đảm bảo và hệ thống chế tài đối với các hành vi vi phạm nhưng Tuyên ngôn đã được toàn thế giới chấp nhận là nền tảng pháp lý cho việc xây dựng các công ước quốc tế về quyền con người, làm cơ sở hình thành hệ thống pháp luật quốc tế về quyền con người hiện nay. Kể từ năm 1948 đến nay, đã có rất nhiều công ước và các văn kiện khác nhau về quyền con người được xây dựng dựa trên các nguyên tắc của Tuyên ngôn. Đây cũng là văn kiện được trích dẫn nhiều nhất về vấn đề quyền con người và hiện đã được dịch ra 337 ngôn ngữ khác nhau và đã trở thành hòn đá tảng cho mọi hành động của các chính phủ, mọi người dân và các tổ chức phi chính phủ Xem “Kỷ niệm 60 năm Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền”, Tạp chí Điện tử của chương trình Thông tin quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 11/2008.
.
Tuyên ngôn gồm Lời nói đầu và 30 Điều ghi nhận thành quả của cuộc đấu tranh lâu dài vì phẩm giá và các quyền của con người vói nội dung đã quán triệt ý tưởng cao đẹp: phòng ngừa cho những thế hệ tương lai khỏi thảm họa chiến tranh; tuyên bố sự tin tưởng vào những quyền cơ bản, nhân phẩm và giá trị con người, ở quyền bình đẳng giữa nam và nữ, giữa các nước lớn và nhỏ.
Để bảo vệ quyền con người một cách hiệu quả nhất là ngay từ lời nói đầu, Tuyên ngôn đã kêu gọi các quốc gia cùng hợp tác để phát huy sự tôn trọng và thực thi trên toàn cầu những nhân quyền và quyền tự do cơ bản và điều cốt yếu đó chính là sự hợp tác hữu nghị tương quan giữa các quốc gia với nhau.
Tại Điều 1 của Tuyên ngôn đã khẳng định mạnh mẽ rằng: “Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền. Họ được phú cho lí trí và lương tâm và cần đối xử với nhau trong tình anh em”. Tiếp đó, Điều 2 Tuyên ngôn khẳng định rõ hơn rằng mọi người đều được hưởng tất cả các quyền và tự do được nêu trong Tuyên ngôn mà không có một sự phân biệt nào giữa người với người, giữa các quốc gia với nhau. Hai quy định trên được xem là hai nguyên tắc nền tảng của Tuyên ngôn bởi vì xuất phát từ nhận thức rằng con người vốn không bình đẳng với nhau về các quyền và phẩm giá đã dẫn tới việc xâm phạm các quyền và phẩm giá của con người. Từ chỗ nhận thức không bình đẳng ở phạm vi cá nhân đã dẫn tới hình thành nhận thức ở quy mô quốc gia, dân tộc và từ đó làm phát sinh hiện tượng bất bình đẳng lẫn nhau, nguyên nhân của việc xâm phạm nhân quyền. Chính vì vậy Điều 1 và Điều 2 của Hiến chương như một lời xác nhận khẳng định rằng: “Mọi người sinh ra đều tự do và bình đẳng về phẩm giá và các quyền”.
Từ những tuyên bố chung về quyền con người thì tại các Điều còn lại của Tuyên ngôn đi vào quy định các quyền con người cụ thể, có thể chia làm hai nhóm chính (từ Điều 3 đến Điều 29) là nhóm các quyền dân sự- chính trị và nhóm các quyền kinh tế- văn hóa- xã hội. Như đã phân tích ở phần 1.4 thì đây được xem là hai nhóm quyền cơ bản, từ chính những quy định trên đã tạo tiền đề, cơ sở cho việc hình thành hai Công ước quốc tế quan trọng sau này là Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị (năm 1966) và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa (năm 1966) sẽ được trình bày ở phần tiếp theo. Tinh thần của Tuyên ngôn nhân quyền 1948 đã được cụ thể hóa thành hai Công ước trên, đóng góp vào quá trình thực hiện và bảo vệ quyền con người trên phạm vi toàn thế giới.
Có thể nói Tuyên ngôn Thế giới về nhân quyền có ý nghĩa đạo đức và chính trị mà ít văn kiện nào sánh được. Tuyên ngôn là kim chỉ nam cho các hành động hiện thời và tư tưởng tiến bộ cho việc thực hiện quyền con người sau này ở các quốc gia. Các chuẩn mực của Tuyên ngôn ngày càng được thể chế hóa tại các nước và được coi là cơ sở cho các Đạo luật quốc tế về nhân quyền và các hiệp định khác về các quyền cơ bản của con người. Ngoài ra Tuyên ngôn còn là cơ sở hết sức linh hoạt cho việc không ngừng phát triển sâu rộng hơn khái niệm cơ bản nhất về các
quyền con người. Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền chính là xuất phát từ sự khao khát muốn có một hệ thống chuẩn mực mới về nhân quyền trên toàn cầu Xem “Kỷ niệm 60 năm Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền”, Tạp chí Điện tử của Chương trình Thông tin quốc tế, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ, tháng 11/2008.
.
2.1.3. Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị và Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội
Tuyên ngôn thế giới về Nhân quyền ra đời như một dấu mốc quan trọng trong việc bảo vệ và thực thi quyền con người trên khắp thế giới. Trong quá trình nghiên cứu và thực thi pháp luật quốc tế về nhân quyền đã nảy sinh nhiều khác biệt giữa các nền văn hóa, “các nước phương Đông và phương Tây, các nước phát triển và các nước đang phát triển v.v. có các cách hiểu và giải thích khác nhau về giá trị các quyền đã được xác định trong Tuyên ngôn” Xem PTS. Chu Hồng Thanh, “Quyền con người và luật quốc tế về quyền con người”, NXB Chính trị quốc gia, năm 1997, tr.68.
. Nhận thức được sự khác biệt này, vào năm 1952, Liên hiệp quốc đã quyết định soạn thảo cùng lúc hai văn kiện quan trọng là Công ước về các quyền dân sự và chính trị và Công ước về các quyền kinh tế, xã hội và văn hóa. Mãi đến năm 1966 thì hai Công ước trên mới được Đại hội đồng Liên hiệp quốc thông qua chính thức và đến năm 1976 thì mới có hiệu lực sau khi đủ các điều kiện có hiệu lực của Công ước.
Hai công ước này (kèm theo hai nghị định thư bổ sung là Nghị định thư không bắt buộc thứ nhất của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 và Nghị định thư không bắt buộc thứ hai của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị nhằm xóa bỏ án tử hình năm 1989) cùng Tuyên ngôn thế giới về nhân quyền đã tạo thành một bộ luật quốc tế về quyền con người xem như là hoàn chỉnh.
Nội dung chính của Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966 tập trung vào việc quy định các quyền con người cơ bản, gắn liền với nhân thân ở một số lĩnh vực chính trị và dân sự. Gồm 6 phần với 53 Điều trong đó phần III là phần nội dung chính của Công ước quy định cụ thể các quyền dân sự và chính trị mà theo đó, các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ thực hiện nhằm đảm bảo cho mọi người có thể thực hiện được các quyền cơ bản của mình như quyền bầu cử, ứng cử, quốc tịch v.v. Các quyền được liệt kê trong Công ước là các quyền mang tính phổ biến tới toàn thể nhân loại, không phân biệt con người đó thuộc dân tộc, tầng lớp, màu da hay giới tính.
Còn Công ước quốc tế về các quyền kinh tế, văn hóa và xã hội năm 1966 tập trung vào quy định các quyền về việc làm (có việc làm, hưởng điều kiện làm việc công bằng, thuận lợi), quyền được hưởng an toàn và phúc lợi xã hội (bao gồm cả quyền được giáo dục, đào tạo và hưởng lợi ích do áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mà thực tiễn đem lại), ngoài ra còn quy định một số quyền kinh tế, văn hóa, xã hội trong các quan hệ gia đình. Công ước gồm 5 phần với 31 Điều khoản có nhiều quy định, quan điểm tiến bộ nhưng một số quyền đã nêu khó có thể được đảm bảo trong thực tế và chỉ dừng lại ở mức độ ý tưởng chủ quan. Chẳng hạn quyền đủ ăn, đủ mặc và có nhà ở (Điều 11), quyền đạt tới một tiêu chuẩn về sức khỏe về thể chất, tinh thần cao nhất (Điều 12) v.v. Do vậy, việc thực hiện các quyền nêu trong Công ước phụ thuộc chặt chẽ vào nhiều điều kiện mà đặc biệt là điều kiện kinh tế của quốc gia thành viên và việc thực hiện được các quyền này là hoàn toàn khác nhau ở các quốc gia thành viên.
Hai Công ước trên được xem như là những thỏa thuận về quyền con người đầu tiên của Liên hiệp quốc có tính chất pháp lý ràng buộc chặt chẽ dưới hình thức Công ước – là những trụ cột đầu tiên của pháp luật quốc tế về quyền con người. Cả hai Công ước tựu chung đều thể hiện được ba điểm chung đó là: khẳng định quyền tự quyết của dân tộc (dẫn tới việc phi thực dân hóa và nhiều quốc gia được độc lập rồi trở thành thành viên của Liên hiệp quốc); khẳng định nguyên tắc bình đẳng giới và không phân biệt đối xử dựa trên chủng tộc, màu da, giới tính, tôn giáo; và đặc điểm quan trọng đó là tạo được sự liên kết giữa các nhóm quyền với nhau.
Tóm lại, hai Công ước trên là bổ sung hỗ trợ cho nhau bởi vì không thể thực hiện được nhóm quyền này nếu bỏ qua nhóm quyền kia. Khi thực hiện tốt các quyền dân sự và chính trị sẽ tạo tiền đề cho phát triển kinh tế, tạo khả năng thực hiện các quyền về kinh tế, văn hóa xã hội và ngược lại, khi các quyền kinh tế, văn hóa, xã hội được đảm bảo thì sẽ tạo điều kiện cho việc thực hiện đầy đủ hơn, sâu sắc hơn các quyền dân sự, chính trị.
2.1.4. Một số điều ước quốc tế khác về quyền con người
Từ năm 1948 đến nay, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người đã được sử dụng làm nền tảng cơ sở cho việc xây dựng và thông qua hàng loạt các công ước khác về quyền con người của Liên hiệp quốc về cấm và trừng trị những tội ác chống loài người như Công ước về trấn áp và trừng trị tội diệt chủng năm 1948; Công ước quốc tế về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt chủng tộc năm 1965; Nghị định thư về sửa đổi Công ước về chế độ nô lệ năm 1953; Công ước về trấn áp việc buôn người và bóc lột mại dâm người khác năm 1949; Công ước bổ sung về xóa bỏ chế độ nô lệ, buôn bán nô lệ và các thể chế, tập tục tương tự như chế độ nô lệ năm 1956; Công ước về tra tấn và những hành động đối xử hoặc trừng phạt mang tính độc ác, vô nhân đạo hay hạ nhục năm 1984.
Bên cạnh đó, Liên hiệp quốc cũng đã thông qua những Công ước và Nghị định thư về bảo vệ quyền con người của những nhóm dân cư dễ bị tổn thương, lạm dụng và bóc lột gồm: Công ước về vị thế người tị nạn năm 1951; Công ước về xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ năm 1979; Công ước về quyền trẻ em năm 1989; Công ước quốc tế về bảo vệ các quyền của tất cả các người lao động di cư và thành viên của họ năm 1990; Công ước về quyền của người tàn tật năm 2006 v.v. Ngoài ra, Liên hiệp quốc cũng đã thông qua hàng trăm văn kiện khác gồm các tuyên bố, tuyên ngôn, quy ước đạo đức, quy tắc, nguyên tắc liên quan đến việc bảo vệ và thực hiện quyền con người.
Ngoài những điều ước quốc tế trên phạm vi thế giới thì một số khu vực cũng đã có những thỏa thuận có tính chất ràng buộc pháp lý như Công ước Châu Âu về quyền con người năm 1950; Công ước Châu Mỹ về quyền con người năm 1969; Hiến chương Châu Phi về quyền con người và quyền của các dân tộc năm 1981; Hiến chương Ả rập về quyền con người năm 1994; Về phía Châu Á thì Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng đã thông qua Hiến chương ASEAN và đã được 10 quốc gia trong hiệp hội phê chuẩn, trong đó Hiến chương cũng đề cập tới các vấn đề bảo đảm tôn trọng và thúc đẩy quyền con người.
2.2. Tình hình thực thi pháp luật quốc tế về quyền con người trên thế giới
“Con người chính là của cải của mỗi quốc gia”. Bằng lời nói này, Báo cáo phát triển con người năm 1990 đã khởi xướng một cách tiếp cận mới trong nhìn nhận về vấn đề phát triển con người nhằm hướng tới quyền con người. Sự phát triển cần hướng tới mục tiêu tạo dựng một môi trường trong dó người dân được tạo điều kiện sống lâu, khỏe mạnh và sáng tạo – điều này ngày nay có thể là một điều hiển nhiên Xem “Báo cáo phát triển con người 2010 – Kỷ niệm 20 năm báo cáo phát triển con người”, Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP), Phần Tổng quan, tr.1.
.
Có thể đánh giá về tình hình thực hiện quyền con người qua một chỉ số tiêu biểu là HDI (Human Development Index – Chỉ số phát triển con người) – một cách đo lường phối hợp các thành tựu trong phát triển con người ở ba khía cạnh – sống lâu và mạnh khỏe; tiếp cận tri thức; một mức sống tốt.
Trong sự phát triển quyền con người, không phải mọi quốc gia đều có những tiến bộ nhanh chóng mà có sự chênh lệch rõ giữa các quốc gia với nhau. Trong hơn 40 trở lại đây, chỉ số HDI ở ¼ số quốc gia đang phát triển tăng 20%, ¼ khác tăng trên 65% UNDP, tài liệu đã dẫn, tr.6.
. Điều này cho thấy các yếu tố thuộc về quốc gia như các chính sách, thể chế và địa lý là hết sức quan trọng.
Đã có rất nhiều tiến bộ đạt được trong lĩnh vực y tế nhưng hiện nay sự tiến triển này đang bị chậm lại. Sự chậm lại này có nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là tập trung tại một số quốc gia có tỷ lệ tử vong do HIV và tử vong ở người lớn gia tăng ở các quốc gia đang trong thời kỳ quá độ.
Trong lĩnh vực giáo dục cũng có nhiều tiến bộ đáng kể. Không chỉ cải thiện về mặt số lượng mà còn là sự bình đẳng trong việc tiếp cận giữa nam và nữ. Ở một chừng mực đáng kể, tiến bộ này thể hiện sự tham gia lớn hơn của Nhà nước, thường được đặc trưng bởi việc đưa nhiều trẻ em đến trường hơn là phổ biến một nền giáo dục cao UNDP, tài liệu đã dẫn, tr.6.
.
Về thu nhập cá nhân cũng có những tiến bộ đáng kể. Mặc dù có tiến bộ nhưng không có điểm chung giữa những quốc gia về vấn đề thu nhập – trái ngược với y tế và giáo dục- bởi vì tính trung bình thì các nước giàu vẫn tăng trưởng nhanh hơn các nước nghèo trong 40 năm qua. Sự phân định giữa các quốc gia phát triển và đang phát triển vẫn tiếp tục tồn tại, một nhóm nhỏ các quốc gia vẫn giữ vị trí đứng đầu toàn thế giới về phân bố thu nhập và chỉ một số ít các quốc gia từ nước nghèo đã vươn lên thành nước có thu nhập cao.
Cũng theo Báo cáo phát triển con người 2010 của UNDP thì số lượng các quốc gia có nền dân chủ chính thức đã tăng từ dưới 1/3 năm 1997 lên một nửa vào giữa thập kỷ 90 và 3/5 trong năm 2008. Các quá trình dân chủ ở địa phương cũng trở nên sâu sắc hơn. Những cuộc đấu tranh chính trị đã dẫn tới nhiều thay đổi ở các quốc gia, tăng cường đáng kể sự đại diện của những nhóm người từ trước đến nay vẫn bị gạt ra ngoài lề, bao gồm phụ nữ, người nghèo, thổ dân bản xứ, người tị nạn, và các nhóm khuynh hướng tình dục thiểu số Xem “Báo cáo phát triển con người 2010 – Kỷ niệm 20 năm báo cáo phát triển con người”, Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP), tr.10.
.
Nhìn chung, trong tình hình toàn cầu hóa kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ hiện nay thì việc đảm bảo quyền con người một cách bền vững khó có thể thực hiện một cách hoàn chỉnh mà vẫn còn bộc lộ những hạn chế. Tỉ lệ bất bình đẳng về thu nhập vẫn còn gia tăng ở các quốc gia hoặc trong chính các quốc gia. Chiến tranh thế giới, xung đột vũ trang vẫn đang còn tồn tại và xảy ra với mức độ tinh vi và phức tạp hơn. Một số quốc gia trên thế giới vẫn không ngừng tiến hành các cuộc chạy đua vũ trang, sỡ hữu vũ khí hạt nhân mà theo họ, chúng chỉ mang tính chất phòng vệ quốc gia. Tỉ lệ đói nghèo ngày càng có sự phân biệt rõ rệt giữa các quốc gia phát triển, đang phát triển với các nước nghèo. Quyền lợi của trẻ em, phụ nữ vẫn chưa được đảm bảo nhất là khu vực kinh tế còn kém phát triển, nghèo nàn và lạc hậu v.v. Chúng ta đã có thể nhận thấy được những tiến bộ đã đạt được nhưng những thay đổi trong vài thập kỷ qua không phải là hoàn toàn tích cực. Một số quốc gia đã trải qua những sự thụt lùi nghiêm trọng. Tăng trưởng kinh tế diễn ra không đồng đều, mang tính chất mong manh, điển hình là cuộc khủng hoảng tài chính lớn nhất trong vài thập kỷ, khiến cho 34 triệu người mất việc làm và 64 triệu người khác bị rơi xuống dưới mức chuẩn nghèo về thu nhập là 1,25 Đô la Mỹ/ngày Xem “Báo cáo phát triển con người 2010 – Kỷ niệm 20 năm báo cáo phát triển con người”, Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP), tr.10.
.
Như vậy, tình hình thực thi pháp luật quốc tế về quyền con người vẫn và sẽ đang dự báo là có nhiều biến động. Tuy những năm qua có nhiều tiến bộ nhưng không bền vững, vẫn còn sự chênh lệch lớn giữa các quốc gia, do đó không đảm bảo được việc thực hiện quyền con người của công dân quốc gia đó. Đây là một vấn đề, thách thức không nhỏ cho toàn cầu trong việc hài hòa hóa các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội với việc đảm bảo sự phát triển bền vững của con người để tiến tới thực hiện được Mục tiêu Phát triển thiên niên kỷ vào năm 2015.
Tóm lại, trong chương 2 này, tác giả tập trung phân tích các quy định của pháp luật quốc tế về quyền con người thể hiện trong Hiến chương Liên hiệp quốc, Tuyên ngôn thế giới về Quyền con người, hai Công ước về quyền dân sự, chính trị và Quyền kinh tế, văn hóa, xã hội và một số văn kiện quốc tế khác về quyền con người. Trên cơ sở các điều ước quốc tế đã có, tác giả nêu lên khái quát về tình hình thực thi pháp luật quốc tế về quyền con người để có được một bức tranh khái quát nhất về tình hình nhân quyền trên thế giới hiện nay.
CHƯƠNG 3
PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUYỀN CON NGƯỜI
3.1. Quyền con người trong pháp luật Việt Nam
Đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam liên quan đến quyền con người là nhất quán, xuyên suốt trong đường lối cách mạng Việt Nam, đó là giải phóng con người khỏi áp bức, bất công, đem lại tự do, ấm no, hạnh phúc cho con người, tôn trọng, bảo vệ và bảo đảm quyền con người. Đảng đã xác định con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp cách mạng.
Tinh thần trên đã được quán triệt trong các quy định của pháp luật Việt Nam, từ Hiến pháp – đạo luật cao nhất, cơ bản nhất của đất nước, cho đến các văn bản pháp luật khác về thực thi, đảm bảo quyền con người hiện nay.
3.1.1. Quyền con người qua các bản Hiến pháp
Hiến pháp năm 1946 là Hiến pháp đầu tiên của nước ta được xây dựng và thông qua sau cuộc Cách mạng Tháng 8 thành công. Hiến pháp đã dành hẳn 18 Điều trong chương II quy định về “Quyền và nghĩa vụ của công dân” để ghi nhận tương đối đầy đủ, toàn diện và bao quát, không hạn chế quyền công dân, trong đó nổi bật lên những phương diện chủ yếu của quyền con người, đó là quyền bình đẳng về mọi phương diện (chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa ở Điều 6 Hiến pháp 1946); quyền bình đẳng dân tộc, bình đẳng giới và bình đẳng trước pháp luật; quyền tự do trong các quan hệ chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội; quyền dân chủ trong mọi quan hệ mà trước hết là dân chủ về chính trị. Bên cạnh các quyền của công dân được nêu thì trong Hiến pháp cũng quy định nghĩa vụ cơ bản của công dân đó là nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc, nghĩa vụ đi lính, nghĩa vụ tôn trọng Hiến pháp và tuân theo pháp luật. Như vậy, quyền và nghĩa vụ của công dân luôn phải đi đôi với nhau và phù hợp với lợi ích xã hội, hoàn cảnh đất nước lúc bấy giờ. Với Hiến pháp 1945, nhân dân ta từ một đất nước thuộc địa bị chiếm đóng đã chiến đấu để khẳng định mình là người chủ của đất nước, được pháp luật bảo đảm đầy đủ các quyền và nghĩa vụ cơ bản của một con người.
Hiến pháp 1959 là thời kỳ phát triển mới của quyền con người ở Việt Nam. Nếu chế định quyền công dân ở Hiến pháp 1946 còn mang đậm tính tuyên ngôn thì đến Hiến pháp 1959 là sự cụ thể hóa một quyền có tính nguyên tắc thành những quyền khác nhau và ở từng quyền có sự đảm bảo cho việc thực thi trên thực tế. Chẳng hạn quyền làm việc (Điều 30), quyền nghỉ ngơi (Điều 31), quyền người lao động được giúp đỡ về vật chất khi bệnh tật, mất sức lao động (Điều 32) v.v. Có thể nói đến Hiến pháp 1959 thì chế định quyền công dân Việt Nam có bước phát triển dài, thể hiện rõ cách tiếp cận chế định quyền công dân hiện đại và có tính phổ biến trong cộng đồng quốc tế.
Trên cơ sở nền tảng của Hiến pháp 1959 thì Hiến pháp 1980 đã có sự bổ sung, hoàn thiện, cụ thể hóa hơn nữa các quy định, biện pháp để bảo đảm việc thực hiện quyền con người, quyền công dân trên thực tế được tốt hơn. Như vậy, Hiến pháp 1980 đã nâng chế định quyền công dân lên bước phát triển mới, tạo khuôn khổ pháp lý rộng rãi để đáp ứng nhu cầu của người dân trong việc sử dụng các quyền công dân của mình để phục vụ thời kỳ phát triển mới của đất nước.
Trải qua một thời gian, Hiến pháp 1992 ra đời và được sửa đổi bổ sung năm 2001 đã thực sự khẳng định được chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước trong việc thực thi và bảo vệ quyền con người, quyền công dân. Với 34 Điều trong tổng số 147 Điều thì Hiến pháp 1992 đã quy định chặt chẽ các quyền và nghĩa vụ của công dân, điểm nổi bật của Hiến pháp 1992 so với ba Hiến pháp trước là đã quy định cân nhắc tới tính khả thi khi quy định các quyền và nghĩa vụ của công dân trong chương V Hiến pháp cho phù hợp với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước trong tình hình đất nước hiện nay. Lần đầu tiên trong lịch sử lập hiến, Hiến pháp 1992 đã ghi nhận quyền con người trong Hiến pháp tại Điều 50. Với việc ghi nhận như vậy, Hiến pháp 1992 đã thể hiện một bước tiến mới về tư duy lý luận và thái độ tiếp thu những tiến bộ tư tưởng của thế giới về nhân quyền. Điều 50 Hiến pháp 1992 thể hiện sự hài hóa hóa pháp luật quốc gia với các điều ước quốc tế về quyền con người, cụ thể là Hiến chương Liên hiệp quốc, Tuyên ngôn thế giới về quyền con người 1948 và hai Công ước năm 1966 trong thời kỳ hội nhập với thế giới hiện nay. Như các bản Hiến pháp trước đã quy định và một lần nữa được nhắc lại trong Hiến pháp 1992 là “Quyền của công dân không tách rời nghĩa vụ của công dân” (Điều 51). Quy định trên nhằm khẳng định rằng, Nhà nước sẽ tạo mọi điều kiện có thể để công dân có thể thực hiện được quyền công dân, quyền con người của mình nhưng đồng thời công dân phải có nghĩa vụ ngược lại với Nhà nước vì xét cho cùng, khi quyền lợi của Nhà nước được đảm bảo sẽ tạo điều kiện cho công dân thực thi được quyền của mình một cách tốt nhất. Trong tổng số các quy định của Hiến pháp, có một số quy định mới như quyền tự do kinh doanh (Điều 57), quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài trở về theo quy định của pháp luật (Điều 68), quyền tự do thông tin (Điều 69), quyền bình đẳng trước pháp luật giữa các tôn giáo (Điều 70), Quyền thân thể không bị truy bức, nhục hình, xúc phạm dan
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Quy7873n con ng4327901i trong Php lu7853t qu7889c t7871 v ph.doc