Đề tài Quyền tự do kinh doanh và quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh trong luật doanh nghiệp

NỘI DUNG

I: Những vấn đề lý luận chung.

1/ Nền kinh tế thị trường và quyền tự do kinh doanh.

2/ Thế nào là quyền tự do kinh doanh và quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh.

II: Quyền tự do kinh doanh và quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh trong “luật doanh nghiệp tư nhân” và “luật công ty”.

1/ Những vấn đề pháp lý.

2/ Thực trạng.

III: Quyền tự do kinh doanh và quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh trong” luật doanh nghiệp”.

1/ Tính tất yếu của sự ra đời luật doanh nghiệp.

 

doc31 trang | Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1187 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Quyền tự do kinh doanh và quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh trong luật doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ong đó có khoảng hơn 10 triệu làm việc trong công ty TNHH, Công Ty CP, DNTN với số lượng lao động rất lớn như vậy giải quyết rất nhiều vấn đề về kinh tế, xã hội và khẳng định hiệu quả của việc tạo ra quyền tự do kinh doanh. Có rất nhiều ngành nghề được các công ty hoạt động sản xuất kinh doanh Điện tử tạo ra bước đột phá cho ngành sản xuất. Tuy nhiên chủ yếu thương mại, dịch vụ sản xuất công nghệ, đòi hỏi phải thúc đẩy hoạt động kinh doanh ngành nghề mũi nhọn như điện tử. III) Quyền tự do kinh doanh và quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh gắn với Luật Doanh Nghiệp (12 - 6 - 99) 1) Tính tất yếu ra đời LDN. Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân ra đời đã đánh dấu mốc quan trọng của quá trình thực hiện đường lối đổi mới kinh tế ở Việt Nam thực tế cho thấy rằng hai luật đã có những đóng góp tích cực và sự phát triển của hiện thực đất nước trong hơn 8 năm qua. Tuy nhiên quá trình thực hiện bên cạnh những mặt hạn chế không thể không khắc phục. Trước yêu cầu của công cuộc phát triển đất nước, cụ thể hơn đó là yêu cầu tiếp tục cải cách nền kinh tế trong giai đoạn đẩy nhanh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước cùng với quá trình hội nhập kinh tế thế giới đang diễn ra mạnh mẽ đặt ra nhiều vấn đề mới mà Luật công ty và Luật doanh nghiệp tư nhân không giải quyết được. Kinh nghiệm của các nước đi trước đặc biệt là Trung Quốc, Hungari và các nước ASEAN thấy răng có một luật thống nhấy điều chỉnh luật của các doanh nghiệp là yêu cầu tất yếu một xu hướng thời đại cũng chỉ có như vậy mới thúc đẩy được quyền tự do kinh doanh quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh. Hơn nữa trong tình hình đất nước ta đang rất đói kém, thiếu vốn trầm trọng tư tưởng lạc hậu còn phổ biến thì một đạo luật mở đường cho việc tự do kinh doanh, tự do lựa chọn ngành nghề thu hút được mọi nguồn lực để phát triển kinh tế tạo ra nền văn hoá mơí giầu bản sắc dân tộc song cũng đầy năng động sáng tạo trong phát triển kinh tế. Trước những yêu cầu cấp thiết như vậy thì luật doanh nghiệp đã ra đời vào ngày 12/6/1990 và có hiệu lực 1/1/2000. 2) Những vấn đề pháp lý mới nhằm tăng cường quyền tự do kinh doanh và quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh, Vấn đề pháp lý mới đầu tiên được đề cập ở đây chính là quyền tự do trong việc thành lập doanh nghiệp từ việc phải “xin - cho” ở trong Luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty với thủ tục thành lập có đơn xin thành lập hay với quy đinh mới của pháp luật thì việc đăng ký kinh doanh chỉ qua một bước một đó là đăng ký kinh doanh mà nó thể hiện quyền tự do kinh doanh được trả về cho chủ của nó biến nó trở thành sự thực đi vào cuộc sống. Sự giảm bớt một khâu gây rất nhiều phiền hà trong việc thành lập doanh nghiệp đã giảm đi rất nhiều phiền toái trong việc thành lập của chủ đầu tư, điều này đã khuyến khích họ tích cực đầu tư và muốn thành lập doanh nghiệp. Việc giảm đi một phần của việc thành lập đã tạo điều kiện giảm biên chế nhà nước, làm các thủ tục hành chính gọn nhẹ tránh được tệ nạn tham ô, hối lộ sách nhiễu những người muốn thành lập doanh nghiệp điều này cũng tạo điều kiện cho việc chuyên môn hoá cơ quan đăng ký kinh doanh làm cho nó chuyên nghiệp và làm việc có hiệu quả hơn. Không những giảm bớt một khâu trong thành lập doanh nghiệp chỉ còn việc đăng ký kinh doanh, mà việc đăng ký kinh doanh cũng được quy định một cách gọn và hợp lý hơn. Hồ sơ đăng ký kinh doanh gồm: - Đơn đăng ký kinh doanh. - Điều lệ công ty - Danh sách thành viên đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, danh sách thành viên đơn vị công ty hợp danh, danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần. - Đối với doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề đòi hỏi phải có vốn pháp định, phải có thêm xác nhận về vốn của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy đinh của pháp luật. đơn đăng ký kinh doanh gồm: - Tên chủ doanh nghiệp . - Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp - Mục tiêu và ngành nghề kinh doanh - Vốn điều lệ doanh nghiệp, công ty, vốn đầu tư ban đầu chủ doanh nghiệp tư nhân - Phần vốn góp của mọi thành viên đối với công ty TNHH và công ty hợp doanh số cổ phần mà cơ quan đóng sáng lập đăng ký mua, loại cổ phần, mệnh giá cổ phần. - Họ tên, chữ ký của chủ doanh nghiệp tư nhân, người đại diện theo pháp luật của công ty cổ phần, công ty TNHH của tất cả các thành viên hợp danh. Qua hồ sơ ta thấy đã được tinh giảm rất nhiều, đã bãi bỏ một số yêu cầu chủ yếu chỉ mang tính hình thức như phản ánh kinh doanh, biện pháp bảo vệ môi trường và quy định những vấn đề cụ thể những vấn đề mang tích thủ tục còn việc kê khai còn cơ quan đăng ký kinh doanh chỉ chịu trách nhiệm về thủ tục. Như vậy, đã thể hiện quyền tự do kinh doanh ở đây tương đối rộng rãi cho phép mọi người tự kê khai và tự chịu về hoạt động kinh doanh sau này quy đinh rõ quyền và trách nhiệm của mọi người dẫn đến hiệu quả pháp luật. Việc tinh giảm điều khiến cho việc thành lập doanh nghiệp nhanh chóng hơn nữa đưa ra ý tưởng kinh doanh vào thực tiễn hành động khuyến khích mọi người đầu tư vào sản xuất kinh doanh tạo động lực cho thực hiện quyền tự do kinh doanh và thúc đẩy kinh tế phát triển. Trong đơn đăng ký kinh doanh ta thấy đã bỏ quy đinh bắt buộc có vốn pháp định đối với hầu hết các ngành nghề, đây là một bước đột phá thể hiện trong tư duy của những người làm luật nước ta. Họ đã chuyển từ tư duy sẽ cho mọi người kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật cho phép sang tư duy cho kinh doanh những ngành mà pháp luật không cấm điều này mở rộng quyền tự do kinh doanh đặc biệt là quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh mà mỗi ngành quy đinh có vốn pháp định thì chỉ được kinh doanh những ngành mà nhà nước quy định trong danh mục vốn pháp định mà không được kinh doanh những ngành khác thì chỉ những ngành pháp luật cấm không được kinh doanh thì còn lại một người được kinh doanh ngành nghề kinh doanh, tạo điều kiện cho việc hoạt động ngành nghề mới. Với việc bỏ vốn pháp định cũng tạo điều kiện cho mọi người muốn sự đầu tư có sự lựa chọn đầu tư vào những ngành mà họ cho là có lợi nhất thông kê mức vốn của họ từ đó dẫn đến hiệu quả đầu tư cao làm cho nền kinh tế phát triển. Đồng thời thu hút được vốn từ nguồn nhàn dỗi do kinh doanh mang lại lợi nhuận cao. Tuy nhiên vẫn còn một số ngành cần có vốn pháp định suất phát từ đặc diểm kinh tế cần có một số vốn nhất định đối với những ngành nghề này do nó có ảnh hưởng trên kinh tế chính trị. Cùng với việc giảm bớt thủ tục điều kiện kinh doanh thì nhà nước ta cũng đã có một bước nhảy vọt với quy định bãi bỏ một số giấy phép kinh doanh khoảng 180 giấy phep đây là một biện pháp nữa nhằm thúc đẩy tự do kinh doanh, việc xoá 180 giấy cũng còn nhiều vấn đề do sự chưa thống nhất trong việc bãi bỏ giấy, trong khi chỉ có hiệu lực với doanh nghiệp trong luật doanh nghiệp. Tuy nhiên cần phải được áp dụng rộng rãi với mọi hình thức doanh nghiệp. - Thứ nhất vì thị trường cần có sự bình đẳng của các loại hình doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có quyền và nghĩa vụ như nhau không thể một doanh nghiệp chịu giấy phép còn doanh nghiệp khác thì không cần. - Thứ hai: Dựa trên cách giải thích pháp luật thông dụng đó giải thích pháp luật phải có lợi cho chủ thể nghĩa là cần bãi bỏ mọi đối tượng. Không những tính giảm thủ tục đăng ký kinh doanh mà còn mở rộng đối tượng điều chỉnh đăng ký kinh doanh theo điều kiện 1 Luật doanh nghiệp tư nhân, Luật công ty “ Công dân Việt Nam dư 18 tuổi, tổ chức kinh tế Việt Nam có tư cách pháp nhân thuộc các thành phần kinh tế, tổ chức xã hội có quyền góp vốn đầu tư hoặc tham gia thành lập công ty TNHH, CTCP” theo điều 1 Luật doanh nghiệp tư nhân thì công dân Việt Nam đủ 18 tuổi có quyền thành lập doanh nghiệp tư nhân. Nhưng theo điều 9 Luật doanh nghiệp thì có những tổ chức có quyền thành lập và quyền lập doanh nghiệp trừ những người không dược thành lập theo quy định của luật này. ở trên ta thấy rằng đối tượng được thành lập doanh nghiệp đã mở rộng không những cho những người nước ngoài định cư ở Việt Nam họ cũng coi như là một người dân của Việt Nam do vậy khi nhà nước ta cho phép họ thành lập doanh nghiệp đây cũng là việc mở rộng quyền tự do kinh doanh của luật doanh nghiệp. Không những vậy luật doanh nghiệp còn ,mở rộng đối tượng được thành lập công ty đó là một tổ chức mà không có tư cách pháp nhân cũng có quyền thành lập công ty. Không những luật doanh nghiệp mở rộng đối tượng được thành lập doanh nghiệp mà nó còn tạo cơ hội cho chủ đầu tư lựa chọn các loại hình doanh nghiệp để đầu tư nhiều hơn đây cũng là vấn đề dẫn đến quyền tự do lựa chọn hình thức kinh doanh được mở rộng điều này thể hiện việc trong luật doanh nghiệp đã có quy định thêm hai hình thức doanh nghiệp mới đó là Công Ty TNHH và công ty hợp doanh. Với việc quy định thêm hai hình thức doanh nghiệp mới này nó đã cho thấy đất nước ta rất chú ý đến sự phù hợp của hình thức kinh doanh với ngành nghề kinh doanh. Đối với ngành nghề kinh doanh đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn cao, có yêu cầu về uy tín nghề nghiệp lớn thì việc thành lập công ty vấn đề vốn góp không được đánh gía quan trọng hơn uy tín, danh dự trình độ do vậy ở những ngành này đòi hỏi phải có hình thức doanh nghiệp phù hợp hơn và loại hình Công Ty Hợp Danh đã ra đời. Đứng trước một thực tế là các Tổ Chức Chính Trị- XH, Tổ Chức Xã Hội – Nghề Nghiệp có những doanh nghiệp thuộc quyền quản lý của mình, hoặc doanh nghiệp do công ty đầu tư việc thống nhất quản lý các doanh nghiệp là tương đối phức tạp nhưng các công ty này đều có những đặc điểm do một chủ Sở Hữu và phải chụi TNHH dẫn đến loại hình doanh nghiệp Công TyTNHH. 3) Thực trạng của LDN 3.1) Thành tựu: Luật Doanh Nghiệp ra đời năm 1999, đã được đài BBC - Anh bầu là một trong 10 sự kiện quan trọng nhất trong năm và Luật Doanh Nghiệp ra đời quả thực đã tạo ra bước chuyển lớn trong nền kinh tế, đưa quyền tự do kinh doanh của công dân đến gần thực tiễn hơn. Thành tựu đầu tiên cần phải kể đến đó là số lượng doanh nghiệp tăng nhanh. Năm 2000 khi luật doanh nghiệp có hiệu lực với thủ tục luật doanh nghiệp đơn giản, thời gian giải quyết nhanh từ đó tạo sự sôi động chonền kinh tế Việt Nam. Theo thống kê chưa đầy đủ đến 30/9/2000 có 9863 doanh nghiệp mới thành lập, với tổng số vốn 9397 tỉ đồng tăng gấp 3 lần về số doanh nghiệp và tăng hơn gấp đôi 2 lần về số vốn đăng ký so với năm 1999. ( Tổng số doanh nghiệp mới được thành lập cùng kỳ năm 1999 là 2706 với số vốn đăng ký là 4381 tỷ đồng). Nhìn chung số doanh nghiệp mới đăng ký ở hầu hết các địa phương đều tăng từ 3 đến 4 lần so với cùng kỳ năn 1999. Điều đáng lưu ý là trong tháng 9 đã có 440 công ty cổ phần đã được thành lập trong vòng 9 năm trước đây. Ngoài ra đã có hai công ty hợp doanh đã được thành lập đây là loại hình doanh nghiệp mới lần đầu tiên xuất hiện ở nước ta. Với số lượng trên ta thấy thực sự luật doanh nghiệp là đưa quyền tự do kinh doanh vào trong thực tiễn cuộc sống mọi người đã thấy được quyển đó, hiểu và thực hiện một cách tương đối dễ dàng. Tuy nhiên số doanh nghiệp mới thành lập chủ yếu vẫn tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hai thành phố này số doanh nghiệp mới thành lập là 57000 doanh nghiệp chiếm khoảng 58% số doanh nghiệp được thành lập trong cả nước. Không những số lượng doanh nghiệp tăng nhiều mà chi phí và thời gian thành lập doanh nghiệp cũng giảm một cách đáng kể theo điều tra của Phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam. Vào đầu năm 2000 thì thời gian trung bình cần thiết để thành lập được doanh nghiệp năm 1999 là 98 ngày rút xuống còn 7, giảm 14 lần nhiều nơi rút xuống còn 2 ngày so với thời gian 15 ngày theo luật định. Chi phí trung bình bằng tiền để thành lập một doanh nghiệp trước đây là hơn 8 triệu đồng (có trường hợp cá biệt là 380 triệu đồng) nay giảm xuống chỉ còn 550 ngàn đồng, giảm 15 lần. Như vậy nhờ đơn giản hoá thủ tục, tổng số doanh nghiệp mới được thành lập trong 9 tháng đầu năm 2000 đã tiết kiệm 70 tỷ đồng chi phí về thành lập. Mặt được lớn nhất ở đây là quyền tự do kinh doanh theo pháp luật được người dân thể chế hoá nhờ đó, hầu như mọi tổ chức cá nhân muốn thành lập doanh nghiệp đều thành lập được một cách kịp thời và nhanh chóng. Khảo sát thực tế cho thấy không ít người đã có ý định thành lập doanh nghiệp từ 2 - 3 năm trước đây, nhưng không làm được điều đó, bởi vì họ không xin được giấy phép thành lập, hoặc khi đã xin được giấy phép thành lập, thì lại không xin được các loại giấy phép kinh doanh khác. Quyền tự do lựa chọn ngành nghề cũng được phát huy tốt thể hiện ở việc các doanh nghiệp đã được quyền lựa chọn những ngành kinh doanh một cách linh hoạt hơn chủ động trong kinh doanh. Các doanh nghiệp đã có quyền chủ động mở rộng thêm các ngành nghề mới, mở rộng quy mô ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đã có hơn 2800 doanh nghiệp bổ xung thêm ngành nghề kinh doanh. Các doanh nghiệp đã mở rất nhiều chi nhánh, có 12000 doanh nghiệp bổ xung thêm vốn gần 2100 tỷ đồng. Hầu hết các doanh nghiệp đã bắt đầu hoạt động kinh doanh chỉ sau vài tuần chuẩn bị các điều kiện cần thiết kể từ khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Chỉ nhờ chủ động được về thời điểm được quyền kinh doanh, mà các cơ hội kinh doanh đều được tận dụng, không bị bỏ lỡ như nhiều trường hợp trước đây. Xét về khía cạnh pháp lý, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trở nên ổn địnhvà chắc chắn hơn, không bị giới hạn bởi nội dung hạn hẹp và cứng nhắc của giấy phép (ví dụ: trước đây có giấy phép quy đinh doanh nghiệp chỉ được đóng tàu có trọng tải không quá 200 tấn, hoặc chỉ được chế tạo cần trục có chiều dài là 32m vv... Nếu doanh nghiệp đóng tầu có trọng tải lớn hơn 200 tấn, hoặc chế tạo cần trục có chiều dài khác, đều bị coi là kinh doanh trái phép). Nhờ đó doanh nghiệp có điều kiện thuận lợi hơn để kinh doanh một cách sáng tạo và linh hoạt. Từ việc giảm chi phí thành lập thì chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh cũng giảm theo. Theo điều tra mới đây của phòng thương mại và công nghiệp Việt Nam, thì việc bãi bỏ 84 loại giấy phép theo quy đinh số 19/2000/QD - TTG của thủ tướng chính phủ đã tiết kiệm tiền bạc cho mỗi doanh nghiệp hàng năm khoảng 4,5 triệu đồng và 21 ngày làm việc đối với người điều hành doanh nghiệp (cá biệt có doanh nghiệp tiết kiệm tới 50 triệu đồng và 900 ngày công để đi xin phép). Như vậy đối với khoảng 62 nghìn doanh nghiệp (gồm 48000 doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần và 6000 doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp của tổ chức chính tri xã hội,doanh nghiệp của Đảng cùng với 9000 hợp tác xã) đang hoạt động không kể hộ kinh doanh cá thể, riêng chi phí bỏ ra để xin phép ( chưa kể chí phí đi lại, ăn ở, thời gian). Việc bãi bỏ 84 loại giấy phép đã giảm được gần 280 tỷ đồng chi phí kinh doanh, các doanh nghiệp cũng ước tính rằng việc bãi bỏ các loại giấy phép kinh doanh trong thời gian qua làm lợi nhuận và doanh thu tăng thêm trung bình ở mức 0,12 % có doanh nghiệp ước tính mức phát triển thêm là 1,2%. Không những vậy, Luật Doanh Nghiệp còn tạo ra được nhiều công ăn việc làm và thu nhập ổn đinh cho người lao động góp phần không nhỏ giải quyết các vấn đề xã hội đang bức xúc. Căn cứ báo cáo của hơn 20 sở Kế Hoạch và Đầu Tư tỉnh, thì mỗi doanh nghiệp mới thành lập đã sử dụng trung bình 22 lao động thu nhập bình quân đầu người khoảng 300 - 400 nghìn đồng 1 tháng ở khu vực nông thôn và từ 500 - 700 nghìn đồng 1 tháng ở thành thị. Như vậy những doanh nghiệp mới thành lập trong 9 tháng qua đã trực tiếp tạo công ăn việc làm cho 200 nghìn người. Đó là chưa kể tới hàng chục nghìn người đang lao động tại các hộ kinh doanh cá thể. Tóm lại: Luật doanh nghiệp đã góp phần không nhỏ vào việc đưa quyền tự do kinh doanh vào thực tế cuộc sống cải thiện môi trường kinh doanh ở nước ta trong thời gian qua. Dư luận xã hội đặc biệt là giới doanh nghiệp để hưởng ứng một cách nhanh chóng và khá rộng rãi. Nhờ đó hoạt động sản xuất kinh doanh trong cả nước đã có chuyển biến tích cực góp phần ngăn chặn sự giảm sút của nền kinh tế thúc đẩy sự phát triển kinh tế vượt mức kế hoạch là 6,76% năm đây là mức tăng trưởng cao nhất Châu á. 3.2) Những tồn tại của Luật doanh nghiệp đối với quyền tự do kinh doanh và quyền lựa chọ ngành nghề kinh doanh. Có những thành tựu rất đáng kể xong để luật doanh nghiệp thực sự phát huy được sức mạnh của mình thực sự đưa được quyền tự do kinh doanh và quyền lựa chọ ngành nghề kinh doanh đi vào cuộc sống thì vẫn còn rất nhiều vấn đề đặt ra đòi hỏi phải giải quyết đó là: những vướng mắc liên quan đến giấy phép hành nghề. Theo quy định của điều 6 nghị định 03/ 2000/ NĐ - CP có 6 ngành kinh doanh cần có chứng chỉ hành nghề trước khi cấp giấy đăng ký kinh doanh. Nhưng hiện nay vẫn còn có hiệu lực thi hành, quy định phải có giấy phép hành nghề trước khi thành lập và đăng ký kinh doanh ví dụ như: Nghị định 17/CP ngày 23/12/1992 quy định tại điều 4 tổ chức và cá nhân muốn làm nghề kinh doanh đặc biệt in và sao chụp, cho thuê nghỉ trọ, khắc con dấu sản xuất, sửa chữa súng săn, sản xuất đạn súng săn, kinh doanh và sử dụng đến chất nổ, chất độc mạnh chất phóng xạ, giải phẫu mỹ thuật ngoài thủ tục xin đăng ký kinh doanh theo quy định hiện hành của nhà nước phải có thêm các thủ tục do các ngành chủ quan có liên quan hướng dẫn và tại điều 5 quy định, cơ quan công an có trách nhiêm xem xét, xác nhận các điều kiện bảo đảm về an ninh trật tự đối với tổ chức và cá nhân xin kinh doanh nghề đặc biệt để tham gia góp ý kiến với cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi cho phép thành lập và cấp giấy chứng nhận kinh doanh. Giấy phép hành nghề photocopy đã được bãi bỏ theo quy định 19/2000/GĐ - TTG và kinh doanh chất nổ, chất phóng xạ, chất độc mạnh đã trở thành ngành nghề cấm kinh doanh theo quy định tại NĐ 03/ 2000/ NĐ - CP. Nghị định 87 CP ngày 12/12/1995 quy định. Các tổ chức và cá nhân kinh doanh hoạt động văn hoá thường xuyên hoặc định kỳ bao gồm: Chiếu phim, băng hình, biểu diễn nghệ thuật, khiêu vũ, hát karaoke và các hình thức giải trí khác, phải có giấy phép hành nghề do sở thông tin văn hoá sở tại cấp. Sau khi có giấy phép hành nghề phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh và sau khi có giấy đăng ký kinh doanh mới được hoạt động. Theo quy định tại Nghị định 109/ 97 /NĐ - CP của CP hiện vẫn còn hiệu lực thi hành doanh nghiệp cung cấp đối với bưu chính viễn thông là doanh nghiệp nhà nước hoặc công ty cổ phần mà nhà nước chiếm cổ phần chi phối hoặc cổ phần đặc biệt được Thủ Tướng quy định thành lập hoặc cho phép thành lập để cung cấp các dịch vụ bưu chính viễn thông. Như vậy các doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh Nghiệp không được đăng ký kinh doanh ngành nghề dịch vụ bưu chính viễn thông. Ngoài ra các ngành kinh doanh bảo vệ không thuộc danh mục ngành nghề cấm kinh doanh, nhưng Bộ công an đã có công văn số 250 TB/ V11CP2) ngày 16 - 9 - 1999 thông báo không chủ trương cho phép các công ty tư nhân mở dịch vụ bảo vệ và Bộ công an đề xuất Chính Phủ có Nghị Định để thống nhất quản lý loại hình dịch vụ này. Mãi tới đầu quý II năm 2000, chỉ duy nhất Hà Nội mới có một cơ sở kinh doanh dịch vụ này được phép hoạt động. Mặc dù Bộ Kế Hoạch và Đầu Tư đã có văn bản số 1202/ BKH - QLKT ngày 8/3/2000 trả lời các quy định tại NĐ 17/CP và 87/CP là trái với Luật Doanh Nghiệp đều phải bị bãi bỏ. Tuy nhiên trong thực tế, các nghị định này vẫn còn được các cơ quan chuyên ngành áp dụng. Nếu cơ quan đăng ký kinh doanh đang gặp nhiều khó khăn khi xét cấp đăng ký kinh doanh cho những ngành nghề nêu trên. Qua sự phát triển trên ta thấy một thực tế các văn bản chồng chéo lên nhau gây lên sự khó khăn cho kinh doanh một số ngành nghề này. Không những thế nhiều cơ quan nhà nước tuy đã biết một số văn bản hết hiệu lực phải áp dụng văn bản mới nhưng vẫn không áp dụng gây trở ngại cho hoạt động đăng ký kinh doanh dẫn đến làm giảm quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh dẫn đến quyền tự do kinh doanh trong khuôn khổ pháp luật. Thứ 2,những khó khăn khi xin giấy phép hành nghề: Theo quy định của nghị định 03/2000/NĐ_CP thì những ngành nghề sau đây cần phải có chứng chỉ hành nghề: Kinh doanh dịch vụ pháp lí; Kinh doanh dịch vụ khám chữa bệnh và kinh doanh dược phẩm; Kinh doanh thú y và thuốc thú y; Kinh doanh dịch vụ và thiết kế công trình; Kinh doanh dịch vụ kiểm toán; Kinh doanh dịch vụ môi giới chứng khoán. Hiện nay, các sở ,ban ngành chức năng quản lý về chuyên môn nghiệp vụ của các ngành nghề nêu trên như sở nông nghiệp và phát triển nông thôn, sở y tế, sở tư pháp, sở xây dựng... đang gặp khó khăn vì chưa có hướng dẫn đầy đủ của cấp trên về đăng ký và thủ tục cấp giấy chứng chỉ hành nghề vì vậy cơ quan đăng ký ở các địa phương chưa thể cấp đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực nói trên. Thứ 3, đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Điều 4 nghị định 03 quy định trong trường hợp đăng ký kinh doanh, các ngành nghề kinh doanh có điều kiện thì cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo và hướng dẫn doanh nghiệp biết về điều kiện kinh doanh ngành nghề đó. Bộ kế hoạch và đầu tư đã hướng dẫn danh mục các luật chuyên ngành, pháp lệnh, nghị định có liên quan về ngành nghề kinh doanh có điều kiện và điều kiện kinh doanh các ngành nghề đó. Tuy nhiên do các văn bản luật quá nhiều gồm: 10 luật, 6 pháp lệnh, 42 nghị định nên việc sẵp xếp và biên soạn thành những văn bản để hướng dẫn cho doanh nghiệp thực hiện gặp rất nhiều khó khăn. Để đảm bảo tính nhất quán và thực hiện chức năng hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, đề nghị Bộ kế hoạch và đầu tư hoặc Bộ Tư Pháp ban hành cẩm nang về ngành nghề kinh doanh có điều kiện để cơ quan đăng ký kinh doanh các địa phương thống nhất thực hiện. Đây là đòi hỏi rất bức xúc vì luật đã có và rất thông thoáng nhưng để có thể thực hiện được nó giúp cho việc kinh doanh những ngành nghề có điều kiện được thực hiện nhanh chóng đảm bảo quyền lựa chọn ngành nghề kinh doanh. Thứ 4, những vấn đề liên quan đến vốn pháp định. Theo quyết định tại điều 5 nghị định 03. Ngành kinh doanh phải có vốn pháp định, mức vốn pháp định cụ thể được cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà Nước về vốn pháp định, cơ quan có thẩm quyền xác nhận và cách thức xác nhận vốn pháp định được xác định theo quy định của pháp luật, pháp lệnh và nghị định quy đinh về vốn pháp định. Hiện nay chưa có văn bản quyết định về cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước về vốn pháp định, cơ quan có thẩm quyền xác nhận và cách thức xác nhận vốn pháp định. Để thực hiện vấn đề này, Bộ Khoa Học có văn bản hướng dẫn về ngành nghề kinh doanh phải có vốn pháp định áp dụng theo các nghị định sau: Nghị định số 48/1998/NĐ - CP ngày 9 - 12 - 1999 về quản lý hoạt động kinh doanh vàng. Nghị định số 8/1998/NĐ - CP ngày 3-10-1998 của Cơ quan ban hành danh mục vốn pháp định của tổ chức tín dụng. Tuy nhiên tại các nghị định vừa nêu trên chưa quyết định cụ thể về cơ quan có thẩm quyền xác nhận và cách thức xác nhận vốn pháp định nên cơ quan đăng ký kinh doanh gặp khó khăn khi cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Vốn pháp định là tàn dư của luật doanh nghiệp tư nhân và Luật công ty tuy nhiên nó vẫn có vai trò to lớn trong một số ngành nghề việc nhà Nước quy định như vậy là hợp lý song do đăng ký đăng ký thực tế là luật chưa rõ ràng nên cũng đã làm khó khăn cho việc xác nhận vốn pháp định gây cản trở đăng ký kinh doanh làm giảm quyền tự do kinh doanh. Thứ 5, vấn đề đặt tên doanh nghiệp. Theo quy định tại điều 24 luật doanh nghiệp tên doanh nghiệp phải đảm bảo không trùng hoặc gây nhầm lẫn với tên doanh nghiệp khác đã đăng ký kinh doanh. Qui định này chưa nêu cụ thể nguyên tắc xét việc trùng tên của doanh nghiệp là như thế nào. Ví dụ: Công ty trách nhiệm hữu hạn Tiến Đông có được coi là trùng tên với công ty thương mại Tiến Đông không vì không quy định rõ nên rất khó khi xem xét tên của một doanh nghiệp theo quy định. Việc trên dẫn đến nhiều doanh nghiệp dùng tên gần giống tên những doanh nghiệp có tiếng như: OMO đ ONO đã làm mất quyền bảo vệ tên hiệu doanh nghiệp. Thứ 6 về công tác quản lý sau khi đăng ký kinh doanh. Khoản 5 điều 4 NĐ 02/2000/NĐCP quy định sau khi kiểm tra và đã xác định rõ mức độ vi phạm các quyền về đăng ký kinh doanh thì phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh trực tiếp xử lý theo pháp luật. Trong khi luật doanh nghiệp và NĐ 02 chưa quy định thẩm quyền xử lý của phòng đăng ký kinh doanh cấp tỉnh điều này gây khó khăn cho cơ quan đăng ký kinh doanh địa phương nếu có biết được những vi phạm nhưng do chưa có thẩm quyền xử lý nên họ thường bỏ qua (không phận sự ôm rơm nặng bụng) điều này sẽ tạo điều kiện cho hoạt động làm ăn trái pháp luật của các doanh nghiệp chưa phát huy được những sức mạnh của cơ quan đăng ký kinh doanh. Hơn nữa nếu quy định về quyền của các cơ quan đăng ký kinh doanh thì liệu có sẩy ra tình trạng “tiền buông hậu hành” như tình trạng vài năm gần đây (98 - 00) trung bình mỗi doanh nghiệp phải chịu hơn 14 lần thanh tra, trung bình mỗi năm 5 lần, và như vậy 2,4 tháng một lần kiểm tra, thanh tra. Có doanh nghiệp phải chịu 107 lần kiểm tra, thanh tra trong vòng 3 năm tức là mỗi tuần phải tiếp một đoàn thanh tra, có quá nhiều cơ quan thanh tra kiểm tra nhưng đối với cơ quan có nghiệp vụ lại chưa quy định quyền đầy đủ, hơn nữa ranh giới cũng hợp pháp và bất hợp pháp nhiều TN không rõ ràng, do đó chưa bảo đảm được an toàn về mặt pháp lý cho doanh nghiệp. Còn về phía cơ quan nhà nước phàn nàn không cử cán bộ phòng thuế ,tham gia để kiểm tra thanh tra nên quản

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLVV069.doc
Tài liệu liên quan