Đề tài Rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ RÀO CẢN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ VÀ KINH NGHIỆM VƯỢT QUA RÀO CẢN THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY CỦA MỘT SỐ NƯỚC 5

1.1 Một số vấn đề chung về rào cản trong thương mại quốc tế 5

1.1.1 Khái niệm rào cản thương mại quốc tế 5

1.1.2 Sự hình thành các loại rào cản trong thương mại quốc tế 5

1.1.3 Phân loại các loại rào cản 5

1.1.4 Xu thế phát triển của các loại rào cản thương mại 6

1.2 Rào cản đối với hàng dệt may trong thương mại quốc tế 7

1.2.1 Sự hình thành rào cản thương mại đối với hàng dệt may 7

1.2.2 Đặc điểm của các rào cản đối với hàng dệt may trong thương mại quốc tế 8

1.3 Sự cần thiết phải vượt qua rào cản thương mại nói chung và rào cản đối với hàng dệt may nói riêng 8

1.3.1 Khái niệm vượt qua rào cản thương mại 9

1.3.2 Sự cần thiết phải vượt qua rào cản thương mại 9

1.4 Kinh nghiệm vượt qua rào cản thương mại đối với hàng dệt may của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 9

1.4.1 Trung Quốc 9

1.4.2 Ấn Độ 9

1.4.3 Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam 9

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VƯỢT QUA RÀO CẢN THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM NHẬP KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ 11

2.1 Lịch sử hình thành và phát triển các rào cản thương mại đối với hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Mỹ 11

2.2 Thực trạng các rào cản thương mại đối với hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Mỹ và kết quả nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ từ Việt Nam 13

2.2.1 Thực trạng các rào cản thương mại đối với hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Mỹ 13

2.2.2 Tình hình nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam của Mỹ 22

2.3 Các biện pháp Việt Nam đã áp dụng để vượt qua các rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam 36

2.3.1 Các biện pháp từ phía của Chính phủ 36

2.3.2 Các biện pháp từ phía Hiệp hội dệt may 42

2.3.3 Các biện pháp từ phía các doanh nghiệp 43

2.4 Đánh giá thực trạng trong việc vượt qua rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam 45

2.4.1 Những ưu điểm trong việc vượt qua các rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam 45

2.4.2 Những tồn tại, hạn chế trong việc vượt qua các rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam 46

2.4.3 Nguyên nhân của các tồn tại 48

CHƯƠNG 3 CÁC GIẢI PHÁP VƯỢT QUA RÀO CẢN THƯƠNG MẠI ĐỐI VỚI HÀNG DỆT MAY VIỆT NAM NHẬP KHẨU VÀO THỊ TRƯỜNG MỸ 51

3.1 Cơ hội và thách thức của việc Việt Nam xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Mỹ khi là thành viên chính thức của WTO 51

3.1.1 Cơ hội xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ 51

3.1.2 Thách thức đối với xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Mỹ khi Việt Nam là thành viên của WTO 52

3.2 Chiến lược phát triển ngành dệt may Việt Nam đến 2015 53

3.2.1 Quan điểm phát triển của ngành dệt may 53

3.2.2 Mục tiêu chiến lược của ngành dệt may 54

3.2.3 Định hướng phát triển cho ngành dệt may 55

3.3 Dự báo về thị trường dệt may Mỹ đến năm 2010 và những rào cản thương mại đối với hàng dệt may của Mỹ 56

3.4 Một số quan điểm về vượt qua các rào cản thương mại dệt may của Mỹ đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam 58

3.5 Một số giải pháp vượt qua các rào cản thương mại đối với hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ 59

3.5.1 Giải pháp từ phía Chính phủ 59

3.5.2 Giải pháp từ phía Hiệp hội dệt may 62

3.5.3 Giải pháp từ phía doanh nghiệp 65

KẾT LUẬN 72

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73

 

 

doc76 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 5810 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ăng tổng hợp khác m2 6.364.000 632 Chất liệu sợi nhân tạo Tá 500.000 638/639 Áo sơmi nam nữ dệt kim chất liệu sợi tơ nhân tạo Tá 1.271.000 645/646 Aó len chất liệu sợi tơ nhân tạo Tá 200.000 647/648 Quần nam nữ chất liệu sợi nhân tạo Tá 1.973.318 Các mức hạn ngạch này sẽ được tăng thêm 7% mỗi năm (2% đối với các sản phẩm từ len). Hiệp định sẽ có hiệu lực từ ngày 01/05/2003 đến ngày 31/12/2004. Nếu các Bên không chấm dứt Hiệp định hoặc đàm phán lại Hiệp định trước ngày 01/12/2004 hoặc trước ngày 01/12 của các năm sau đó cho đến khi Việt Nam gia nhập WTO, thì Hiệp định này sẽ tự động có hiệu lực thêm một năm nữa. Các hạn ngạch cụ thể có thể được điều chỉnh (tăng lên) không quá 6% một năm (bằng cách điều chỉnh các hạn ngạch khác (giảm xuống) để tổng hạn ngạch không thay đổi). Các hạn ngạch cụ thể cũng có thể được điều chỉnh hàng năm bằng cách Mượn trước (vay một phần hạn ngạch của năm tiếp theo) hoặc Chuyển tiếp (sử dụng những phần hạn ngạch chưa dùng của năm trước), mặc dù vậy không có hạn ngạch nào được phép điều chỉnh quá 11% một năm bằng cách sử dụng những điều chỉnh linh hoạt nêu trên. Phần Mượn trước sẽ chiếm không quá 8% đối với các Cat. 338/339 và 347/348, và chiếm không quá 6% cho tất cả các sản phẩm khác. Với mức hạn ngạch như trên được áp dụng từ 01/05/2003, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam không có sự đột phá mà tăng đều đặn, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam của Mỹ từ năm 2003 đến năm 2006 lần lượt là 2.484,26 triệu USD; 2.719, 64 triệu USD; 2.880,54 triệu USD và 3.396,09 triệu USD. Việc Việt Nam gia nhập WTO vào đầu năm 2007 đã tạo ra một thuận lợi lớn cho ngành dệt may Việt Nam. Ngày 11/01/2007, tân Chủ tịch Uỷ ban Thực thi các hiệp định hàng dệt Hoa Kỳ (CITA) Matthew Priest đã tuyên bố chính thức huỷ bỏ hạn ngạch dệt may đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam theo các cam kết của WTO. Do không còn bị không chế bởi hạn ngạch, các doanh nghiệp dệt may sẽ có nhiều cơ hội xuất khẩu theo nhu cầu thị trường, theo các hợp đồng ký với các khách hàng nhập khẩu Hoa Kỳ. Tuy nhiên, dự đoán trước tình hình này, ngay khi hàng dệt may Việt Nam được xoá bỏ hạn ngạch nhập khẩu vào thị trường Mỹ, phía Mỹ đã đưa ra cơ chế giám sát hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam với mục đích lấy các số liệu nhằm điều tra hàng dệt may Việt Nam có được bán phá giá vào Mỹ, gây ảnh hưởng đến ngành công nghiệp dệt may của Mỹ hay không. Cơ chế này tập trung vào việc thu thập các số liệu cơ bản như: lượng hàng xuất khẩu, giá trị, đơn giá đối với 5 nhóm hàng chính bao gồm quần âu (cat 347/ 348/ 447/ 448/ 647/ 648/ 847), áo sơ mi (cat 338/ 339/ 340/ 341/ 438/ 440/ 638/ 639/ 640/ 641/ 838/ 840), đồ lót (cat 352/652/852), đồ bơi (cat 359-s/659-s) và áo len (cat 345/445/446/645/646/845) và tiến hành phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhóm hàng này đến ngành công nghiệp dệt may Mỹ định kỳ 6 tháng một lần. Những mặt hàng được giám sát bởi cơ chế này có thể được điều chỉnh trong tương lai tương ứng với các dữ liệu đầu vào nhận được từ các bên liên quan, các thay đổi trong thương mại hoặc được Uỷ ban giám sát mở rộng các mã hàng và nhóm hàng căn cứ vào cơ cấu, lợi ích của ngành công nghiệp dệt may nội địa. Có sự khác biệt lớn giữa quy chế giám sát hàng dệt may Việt Nam so với việc chống bán phá giá: đối với trường hợp áp dụng chống bán phá giá, Mỹ phải xác định được liệu hàng Việt Nam có sự phân biệt về giá ở các thị trường khác nhau hay không và các nhà sản xuất của Mỹ chịu thiệt hại từ sản xuất Việt Nam. Tuy nhiên, quy chế này cũng ảnh hưởng rất lớn tới xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam sang Mỹ vì quy chế này dẫn đến nhiều thủ tục, công đoạn giấy tờ phức tạp, hoặc đòi hỏi cửa khẩu mới nên sẽ trở thành gánh nặng đối với các nhà nhập khẩu dệt may của Mỹ. Trong 5 tháng đầu năm 2007, kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng thấp hơn so với kế hoạch, bình quân mỗi tháng chỉ đạt hơn 500 triệu USD. Các nhà nhập khẩu Mỹ cũng chậm trễ trong việc ký hợp đồng quý 3/2007 với hàng dệt may Việt Nam vì lo ngại những phản ứng của cơ quan quản lý phía Mỹ sẽ gây bất lợi cho việc nhập khẩu và kinh doanh hàng dệt may Việt Nam. Một số công ty thành viên Hiệp hội các nhà nhập khẩu dệt may Hoa Kỳ (USD-ITA) đã xem xét lại việc tìm nguồn hàng từ Việt Nam. Các nhà bán lẻ thuộc Liên đoàn bán lẻ quốc gia (NRF) cũng đã hạn chế mức độ rủi ro cao bằng cách hạn chế tìm kiếm nguồn hàng tại Việt Nam, cắt giảm đáng kể hoặc chấm dứt hoàn toàn các đơn đặt hàng của họ từ cuối năm 2007. Trong khi đó, các nhà sản xuất tại Việt Nam lo ngại trước việc các đơn hàng giảm, yếu tố rủi ro cao, vì thế nên một số doanh nghiệp đã chuyển từ việc làm theo phương thức FOB trước đây sang gia công thuần túy. Xét về tổng thể, đây cũng là một thiệt hại lớn đối với ngành dệt may Việt Nam, sau nhiều năm nỗ lực nâng cấp chuyển hình thức từ gia công thuần túy lên phương thức sản xuất FOB (tạm hiểu doanh nghiệp mua nguyên liệu và sản xuất theo đơn đặt hàng dưới sự đồng ý của chủ hàng). Mặc dù vậy, xuất khẩu dệt may của Việt Nam vào thị trường Mỹ năm 2007 vẫn có mức tăng ấn tượng. Tính chung cả năm 2007, lượng hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào Mỹ tăng khoảng gần 30% so năm 2006, với giá trị tuyệt đối lên đến gần 1,2 tỷ USD, chiếm khoảng 56% trong tổng kim ngạch xuất khẩu dệt may của Việt Nam. Tất cả 5 Cat hàng dệt may bị áp dụng cơ chế giám sát không có biểu hiện nào đáng lo ngại và phía Mỹ cũng tuyên bố chưa bán phá giá vào thị trường Mỹ Đến đầu năm 2008, Mỹ vẫn tiếp tục duy trì chương trình giám sát. Quyết định mới đây cho thấy, Mỹ không giảm bớt số mặt hàng nằm trong diện giám sát và cũng không nêu các tiêu chí, điều kiện cụ thể làm cơ sở tự khởi kiện điều tra chống bán phá giá hàng dệt may Việt Nam. Cơ chế giám sát này sẽ được duy trì đến hết năm 2008. Mỹ sẽ tiến hành 2 lần đánh giá số liệu hàng xuất khẩu dệt may Việt Nam vào thị trường Mỹ vào tháng 3 và tháng 8. Mặc dù vậy, theo số liệu thống kê của tổng cục hải quan, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang Mỹ trong quý I/2008 đạt 1,1 tỷ USD, tăng 19% so với cùng kỳ năm trước. Quý I vừa qua, Việt Nam đã trở thành nước cung cấp hàng dệt may lớn thứ 7 về khối lượng và đứng thứ 3 về trị giá vào thị trường Mỹ. Tính theo khối lượng thì hàng dệt may của Việt Nam chiếm 3,45% thị phần hàng dệt may tại Mỹ. Nếu tính theo trị giá nhập khẩu thì hàng dệt may của Việt Nam chiếm tới 5,5%. Hình 2.3: Thị phần hàng dệt may tại Mỹ (% tính theo trị giá) Trong 3 tháng đầu năm 2008, nhập khẩu các nhóm mặt hàng của Mỹ từ Việt Nam đều có mức tăng trưởng khá như nhóm 30 tăng 31,08%; 31 tăng 31,36%; 32 tăng 10,37%60 tăng 32,24%; 61 tăng 36,52%... mặc dù cũng có một vài nhóm có khối lượng nhập khẩu giảm như 11 giảm 14,08%; 14 giảm 0,46%; 40 giảm 2,31%; 41 giảm 2,33% và một vài nhóm 80, 81 và 62. Tuy nhiên, mức độ sụt giảm nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ từ Việt Nam ở các nhóm này đều ở mức thấp và các nhóm này đều có khối lượng nhập khẩu thấp, nên không ảnh hưởng nhiều đến tình hình nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ từ Việt Nam. Nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ từ Việt Nam ở các nhóm hàng chính vẫn tăng trưởng khá. Ở nhóm hàng 30 (các sản phẩm cotton): Nhập khẩu các Cat.334/335 của Mỹ từ Việt Nam tăng trưởng mạnh, tăng lần lượt 153,82% và 128,93% so với cùng kỳ năm ngoái đạt 7,5 triệu USD và 34,9 triệu USD. Nhập khẩu Cat.336 của Mỹ từ Việt Nam cũng tăng khá, tăng 35% đạt 28,3 triệu USD. Trong khi tổng nhập khẩu áo thun và áo sơ mi của Mỹ giảm nhưng nhập khẩu các mặt hàng này của Mỹ từ Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt, với các mức tăng trưởng lần lượt là 22,65%; 41,97%; 12,75% và 43% đối với các Cat.338, 339, 340, 341. Tương tự, nhập khẩu Cat.347/348 của Mỹ từ Việt Nam cũng tăng trưởng khá. Đối với các mặt hàng sử dụng chất liệu nhân tạo (nhóm 60): Nhập khẩu các mặt hàng có thế mạnh từ Việt Nam của Mỹ cũng tăng khá. Nhập khẩu các Cat.638/639 tăng tới 123% và 174%; Cat.347/348 tăng 73% và 25%. Bên cạnh đó nhập khẩu các Cat.641/642/643 cũng tăng khá mạnh. Ngoài ra, nhập khẩu Cat.334/335 của Mỹ từ Việt Nam lại giảm nhẹ giảm lần lượt 28% và 4,25%. Ngày 06/05/2008, Bộ Thương mại Mỹ (DOC) khẳng định không có đủ bằng chứng để tiến hành điều tra bán phá giá đối với mặt hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam. Trong thông cáo báo chí, DOC cho biết trong đợt xem xét thứ hai về dữ liệu của 5 nhóm sản phẩm dệt may của Việt Nam gồm quần dài, áo sơ mi, đồ lót, quần áo bơi và áo len nhập khẩu vào thị trường Mỹ trong thời gian 6 tháng, từ 8/2007 đến 1/2008, DOC nhận thấy cả 5 nhóm sản phẩm này đều không có dấu hiệu bán phá giá, do vậy không đe dọa tới sự cạnh tranh của các công ty dệt may nội địa Mỹ. Giá cả của các sản phẩm dệt may nhập khẩu từ Việt Nam đều ngang với mức giá của các nhóm hàng hóa tương tự nhập từ các bạn hàng khác của Mỹ như Bangladesh, Ấn Độ, Indonesia, Pakistan, Thái Lan, Campuchia, Ma Cao, Malaysia và Phiippines và các nước khu vực Trung Mỹ và trong nhiều trường hợp thậm chí còn cao hơn. Kết luận này của DOC đã giúp củng cố lòng tin của các nhà nhập khẩu Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam. Tuy nhiên, cơ chế giám sát vẫn tiếp tục gây nhiều tác động bất lợi đối với hàng dệt may trong năm 2008. Hiện nay, ngành dệt may Việt Nam cũng đang gặp không ít khó khăn trước những rào cản thương mại do các đối tác đặt ra trong đó có vấn đề môi trường. Các nhà nhập khẩu đang quan tâm nhiều đến tiêu chuẩn“xanh”, “sạch” đối với sản phẩm ngay từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm. Tiêu chuẩn Greentrade Barrer – ( tiêu chuẩn thương mại “ xanh”) cũng chính là rào cản thương mại“ xanh”. Rào cản này được áp dụng đối với sản phẩm dệt may là đòi hỏi các sản phẩm may mặc phải đáp ứng được các tiêu chuẩn sinh thái quy định, an toàn về sức khoẻ đối với người sử dụng, không gây ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất. Quy định về nhãn mác hàng hoá đối với hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường Hoa Kỳ cũng làm cho xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam gặp nhiều khó khăn. Ví dụ như hàng dệt may Việt Nam xuất sang thị trường Mỹ đều phải được dán mác hàng hoá, ghi rõ tên sản phẩm, tên và hàm lượng của loại sợi chiếm hơn 5% về khối lượng trong thành phẩm cuối cùng. Bất kỳ sản phẩm len nào chứa sợi len ngoại trừ thảm và các thành phẩm khác được sản xuất từ 20 năm trước khi nhập khẩu phải được dán nhãn mác rõ ràng theo quy định của đạo luật về nhãn mác sản phẩm len năm 1939. Các biện pháp Việt Nam đã áp dụng để vượt qua các rào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may nhập khẩu từ Việt Nam Các biện pháp từ phía của Chính phủ Chính phủ đã rất tích cực tham gia đàm phán để giảm thiểu các rào cản thương mại. Trước hết, đó là nỗ lực về mặt chính trị khi Việt Nam bình thường hoá quan hệ với Mỹ vào năm 1995. Việt Nam đã bước đầu có thể xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Mỹ. Tiếp đó là hiệp định thương mại Việt - Mỹ có hiệu lực năm 2001 cho phép hàng dệt may Việt Nam hưởng mức thuế tối huệ quốc (MFN), thấp hơn nhiều so với mức thuế thông thường và là mức thuế phổ biến mà Mỹ áp dụng đối với hàng dệt may nhập khẩu từ nước ngoài.Gần đây nhất là việc gia nhập WTO, giúp cho hàng dệt may Việt Nam nhập khẩu vào thị trường Mỹ được chính thức dỡ bỏ hạn ngạch từ ngày 11/01/2007. Chính phủ cũng đưa ra được những biện pháp đối phó với các rào cản mà Mỹ dựng lên khi xuất khẩu hàng Việt Nam vào Mỹ tăng mạnh. Để thực hiện Hiệp định dệt may ngày 28 tháng 4 năm 2003, Bộ thương mại có văn bản số 0962/TM-XNK hướng dẫn thực hiện, theo đó các doanh nghiệp phải báo cáo chi tiết, chính xác về năng lực và quy mô sản xuất của mình để làm cơ sở đối chiếu hạn ngạch và cấp hạn ngạch hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ năm 2003. Văn bản quy định các mẫu và nội dung hồ sơ gồm các chứng từ: đơn xin cấp giấy chứng nhận xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa kỳ, hợp đồng xuất khẩu (hoặc gia công hàng xuất khẩu), hoá đơn thương mại, bảng kê đóng gói hàng…Văn bản nghiêm cấm các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sử dụng giấy chứng nhận xuất khẩu hàng dệt may để xuất khẩu sang Hoa Kỳ của Việt Nam để xuất khẩu hàng hoá của nước khác hoặc dùng visa của nước khác xuất khẩu hàng hoá của Việt Nam. Ngày 27/05/2003, bộ Kế hoạch đầu tư, bộ Công nghiệp và bộ Thương mại cũng có Thông tư liên tịch quy định cụ thể việc phân giao hạn ngạch: dành 65 - 70% hạn ngạch cho những thương nhân đã xuất khẩu trong năm 2002 và 3 tháng đầu năm 2003; dành 23 - 28% cho thương nhân có năng lực sản xuất, năng lực xuất khẩu; 3% ưu tiên cho những thương nhân ký hợp đồng sản xuất và xuất khẩu trực tiếp với các tập đoàn nhập khẩu, phân phối lớn của Mỹ; dành 7% hỗ trợ các thương nhân sử dụng vải sản xuất trong nước để sản xuất hàng xuất khẩu, hỗ trợ thương nhân thuộc vùng kinh tế khó khăn có năng lực sản xuất và hợp đồng xuất khẩu.  Nhằm thực hiện việc xuất khẩu theo đúng mức hạn ngạch, Bộ Thương mại cũng đã đưa mại ra thông tư 03/2003 hướng dẫn việc cấp VISA hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ. Các doanh nghiệp Việt Nam cần đặc biệt quan tâm đến VISA và C/O vì đây là những thứ dễ bị làm giả và nếu các doanh nghiệp không cảnh giác thì sẽ phải gánh phần thua thiệt. Về mức phí hạn ngạch, Bộ Thương mại đưa ra mức tối đa bằng 50% phí hạn ngạch vào EU, với các cat. không quá nóng là 1/3 phí hạn ngạch EU. Toàn bộ phí sẽ được đưa vào quỹ hỗ trợ xuất khẩu. Khi Mỹ áp dụng cơ chế giám sát hàng dệt may đầu năm 2007, để đảm bảo kiểm soát được các Cat hàng bị giám sát bởi bộ Thương mại Mỹ, trong thời gian chờ nối mạng điện tử giữa Bộ Thương mại và Tổng cục Hải quan Việt Nam, liên bộ tạm thời cấp giấy phép xuất khẩu (E/L) cho một số chủng loại hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ theo quy định tại thông báo 0616/BTM-DM ngày 29/12/2006. Những thương nhân thuộc phạm vi điều chỉnh của thông tư này bao gồm thương nhân có gấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc có giấy phép đầu tư theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, đã đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu, được cấp E/L; thương nhân có năng lực sản xuất hàng dệt may chưa có mã số nhà sản xuất (MID) đăng ký với các phòng quản lý xuất nhập khẩu khu vực để được cấp mã số MID; thương nhân thương mại không có năng lực sản xuất hàng dệt may phải có hợp đồng ký kết với cơ sở sản xuất và kê khai tên nhà sản xuất/mã số MID của hàng do mình xuất khẩu khi đăng ký xuất khẩu. Thông tư cũng quy định, với những thương nhân vi phạm luật pháp, các quy định hiện hành về thực hiện xuất khẩu dệt may sang Hoa Kỳ (về xuất xứ hàng hoá, hồ sơ, năng lực sản xuất, chủng loại hàng thực xuất...) sẽ bị xử lý tuỳ theo mức độ vi phạm như thu hồi E/L, C/O, đình chỉ không cấp phép chủng loại quản lý, không cho phép xuất khẩu tất cả các chủng loại hàng dệt may vào Hoa kỳ, không cho phép xuất khẩu tất cả các chủng loại hàng dệt may đi các nước, phạt tiền theo quy định của nhà nước hoặc theo quy định khác của pháp luật. Tuy nhiên, hình thức cấp giấy phép xuất khẩu này làm cho thủ tục hành chính đối với các doanh nghiệp dệt may Viêt Nam trở nên phức tạp, gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu. Thấy rõ bất cập trên, kể từ ngày 22/6/2007, Liên bộ Thương mại - Bộ Công nghiệp trước đây đã bãi bỏ giấy phép tự động (E/L) và chủ trương xây dựng cơ chế quản lý, giám sát hàng dệt may xuất khẩu theo phương pháp “hậu kiểm” nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu hàng dệt may, giảm bớt các thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo ngăn ngừa các hành vi gian lận thương mại. Bộ Thương mại cũng đã tạm dừng việc tạm nhập tái xuất, chuyển khẩu đối với hàng dệt may, bán thành phẩm dệt may và nguyên phụ liệu dệt may qua Việt Nam sang Mỹ. Đây là biện pháp nhằm hạn chế tình trạng chuyển tải hàng từ nước thứ 3 vào Việt Nam, rồi xuất sang Mỹ với giá rẻ, ảnh hưởng đến cơ chế giám sát dệt may. Bộ Thương mại cũng cảnh báo tình trạng gian lận thương mại trong dệt may, như hàng Trung Quốc tạm nhập để gia công rồi tái xuất mang nhãn hiệu Việt Nam. Đồng thời, bộ cũng sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để quản lý, giám sát hàng dệt may xuất khẩu sang Mỹ như cấp C/O hay phối hợp với hải quan quản lý xuất khẩu. Ngày 30/11/2007, Bộ Công thương đã ra quyết định số 1935/QĐ-BCT thành lập Tổ kiểm tra cơ động hàng dệt may xuất khẩu. Thành phần của Tổ Kiểm tra có sự tham gia của Vụ Xuất nhập khẩu, Vụ Công nghiệp và Tiêu dùng thực phẩm, Cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương), Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), Hiệp hội Dệt may Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam. Nhiệm vụ chính của Tổ Kiểm tra cơ động bao gồm: kiểm tra những doanh nghiệp có những lô hàng có giấu hiệu gian lận thương mại, vi phạm các quy định về xuất xứ hàng hoá, quy định về quản lý xuất nhập khẩu; kiểm tra doanh nghiệp có dấu hiệu vi phạm về quy trình sản xuất, xuất khẩu số lượng tăng đột biến, hoặc đơn giá xuất khẩu quá thấp so với mức trung bình hoặc có dấu hiệu bán phá giá...; kiểm tra việc chấp hành các quy định của Nhà nước trong lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt may của các doanh nghiệp. Khi phát hiện các trường hợp vi phạm pháp luật trong lĩnh vực xuất khẩu hàng dệt may, Tổ sẽ báo cáo và kiến nghị các cơ quan hữu quan có thẩm quyền ra quyết định xử lý. Tổ cũng giúp Bộ Công thương thu thập thêm thông tin về tình hình sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp trong diện kiểm tra để đề xuất những chính sách phù hợp với tình hình thực tế và các thông lệ quốc tế, nhằm đẩy mạnh xuất khẩu, khắc phục những hạn chế, những cản trở trong sản xuất và xuất khẩu nhất là tránh được các rào cản thương mại kiện bán phá giá có thể xảy ra. Tổ Kiểm tra cơ động ra đời thể hiện bước chuyển mới trong cơ chế giám sát xuất khẩu hàng dệt may từ cơ chế quản lý “tiền kiểm” thông qua cấp giấy phép xuất khẩu theo kế hoạch xuất khẩu đăng ký sang cơ chế “hậu kiểm”, nhằm giảm bớt các thủ tục hành chính nhưng vẫn đảm bảo giám sát, hạn chế các vi phạm và các lô hàng có đơn giá thấp và xử lý các doanh nghiệp vi phạm quy định. Để đảm bảo không mắc phải các vụ kiện bán phá giá trong khi Mỹ vẫn tiếp tục giám sát hàng dệt may Việt Nam cho đến hết năm 2008, Vụ Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cũng có công văn số 3712/BCT-XNK ngày 7/5/2008, đề nghị các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may sang thị trường Hoa Kỳ thực hiện một số nội dung như: Đối với các mặt hàng, chủng loại hàng (Cat.) phía Hoa Kỳ đang giám sát nhập khẩu, doanh nghiệp cần kê khai đầy đủ, chính xác các thông tin trên tất cả các chứng từ xuất khẩu, trong đó cần thực hiện nghiêm túc các quy định tại Công văn số 6540/TCHQ-CNTT ngày 15/11/2007 của Tổng cục Hải quan về việc hướng dẫn khai hải quan và cập nhật thông tin liên quan đến hàng dệt may xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Riêng với các chủng loại hàng (Cat.) : 338, 339, 340, 341, 347, 348, 352 đề nghị các doanh nghiệp cần khai báo bổ sung với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đối với các lô hàng không đề nghị VCCI cấp Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) để VCCI có đầy đủ số liệu thống kê gửi các cơ quan liên quan. Bộ Công Thương cũng lưu ý các doanh nghiệp không dựa vào đơn giá tối thiểu quy định tại Thông báo số 0262/BTM-DM ngày 7/7/2006 để xác định giá FOB khi ký kết hợp đồng, do Thông báo này chỉ áp dụng đối với hàng xuất khẩu sang Hoa Kỳ khi có hạn ngạch xuất khẩu trước ngày 11/01/2007 và đơn giá quy định trong Thông báo này chỉ bằng khoảng 30% so với đơn giá xuất khẩu trung bình thực tế của năm 2007.Các doanh nghiệp cần kê khai đúng giá xuất khẩu (giá FOB) thực tế của lô hàng. Như vậy, mặc dù phía Mỹ có áp dụng giám sát nhưng cơ chế còn lỏng lẻo, thậm chí không xác định được phải thực hiện như thế nào. Trong khi Bộ Thương mại Việt Nam cũng theo dõi chặt lượng hàng xuất khẩu sang nước này để theo dõi về giá. Các đơn hàng có số lượng lớn nhưng giá trị thấp đã được hạn chế tối đa. Để hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc vượt qua các rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu, Bộ Thương mại đã thành lập Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại đặt tại Vụ Xuất nhập khẩu, Bộ Thương mại.  Theo đó, Văn phòng Thông báo và điểm hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại là một phần của mạng lưới cơ quan thông báo và điểm hỏi đáp của Việt Nam về hàng rào kỹ thuật trong thương mại (TBT).  Văn phòng tại Bộ Thương mại sẽ phối hợp với hệ thống TBT trong việc trả lời về các văn bản pháp quy kỹ thuật và quy trình đánh giá sự phù hợp (trong phạm vi quản lý của Bộ Thương mại) có khả năng cản trở thương mại đối với các nước thành viên WTO; các hiệp định hoặc thoả thuận song phương, đa phương do Chính phủ ký hoặc Bộ Thương mại ký theo thẩm quyền liên quan đến văn bản pháp quy kỹ thuật, tiêu chuẩn và quy trình đánh giá sự phù hợp thuộc phạm vi quản lý của Bộ. Văn phòng cũng sẽ tiếp nhận và trả lời các câu hỏi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước liên quan đến việc ban hành và áp dụng văn bản pháp quy kỹ thuật, tiêu chuẩn, quy trình đánh giá sự phù hợp của Bộ Thương mại. Đặc biệt, văn phòng sẽ tiếp nhận và trả lời câu hỏi  của hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp lớn xuất khẩu nhiều hàng hoá trong trường hợp có khả năng bị kiện về hàng rào kỹ thuật trong thương mại thuộc phạm vi quản lý của Bộ Thương mại, bằng Fax hoặc E-mail trong vòng 24 giờ kể từ khi nhận được thông báo từ Văn phòng TBT Việt Nam. Bên cạnh đó, văn phòng còn có nhiệm vụ soạn thảo và rà soát các văn bản quy phạm pháp luật, quy định kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật phù hợp với quy định của Hiệp định TBT; tổ chức phổ biến, cung cấp thông tin cho các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp xuất khẩu về các biện pháp phát triển hệ thống tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu của quá trình trước và sau khi gia nhập WTO và nhằm vượt qua rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu.  Các biện pháp từ phía Hiệp hội dệt may Hiệp hội Dệt may đã tập hợp được đa số các nhà sản xuất, xuất khẩu lớn trong ngành với tổng số 450 hội viên. Hiệp hội đã thực hiện được chức năng là cầu nối giữa doanh nghiệp với Chính phủ. Khi phía Mỹ áp dụng hạn ngạch dệt may với Việt Nam và chính phủ Việt Nam đưa ra cơ chế phân bổ hạn ngạch, hiệp hội dệt may đã đóng góp nhiều ý kiến với tổ phân bổ hạn ngạch để đảm bảo sự công bằng, khách quan, thể hiện tiếng nói chung của các doanh nghiệp dệt may. Mới đây, khi chính phủ thành lập Tổ kiểm tra cơ động hàng dệt may, hiệp hội dệt may cũng có thành viên tham gia. Trong ngày 22/04/2007, tại phiên điều trần thứ 2, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã có một bản điều trần gửi Nhóm phụ trách giám sát bên Hoa Kỳ. Hiệp hội cũng gửi người tham gia điều trần trực tiếp đối với Uỷ ban Thương mại Hoa Kỳ và liên tục thông tin về những bất hợp lý của cơ chế giám sát trên phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó, hiệp hội cũng tác động đến Hiệp hội Doanh nghiệp nhập khẩu Hoa Kỳ và Hội Người tiêu dùng Hoa Kỳ để các tổ chức đó hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, kiến nghị, tác động đến Chính phủ Hoa Kỳ trong vấn đề chống giám sát này. Hiệp hội cũng đã đề ra một số chương trình trọng điểm trong giai đoạn 2007-2010 để phát triển ngành dệt may nói chung và hỗ trợ các doanh nghiệp vượt qua rào cản đối với hàng dệt may của Mỹ nói riêng. Các chương trình này bao gồm: Chương trình đầu tư sản xuất nguyên liệu sẽ đầu tư sản xuất xơ sợi tổng hợp đủ sức cung ứng nhu cầu dệt, phát triển bông xơ nội địa đáp ứng 15% nhu cầu kéo sợi năm 2010. Chương trình đầu tư phát triển 1 tỉ mét vải phục vụ may mặc xuất khẩu vào năm 2015. Chương trình đầu tư hạ tầng, xây dựng 3 khu công nghiệp dệt nhuộm có hạ tầng cấp nước sạch và xử lý nước thải để thu hút đầu tư, xây dựng 3 trung tâm cung ứng nguyên phụ liệu dệt may tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội và Đà Nẵng kết hợp với việc di dời sản xuất về các vùng phụ cận của 3 trung tâm trên. Chương trình đào tạo 500 cán bộ trong nước và 100 cán bộ tại nước ngoài chuyên ngành thiết kế thời trang, công nghệ tiếp thị dệt may Các biện pháp từ phía các doanh nghiệp Vừa qua, khi Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) thực hiện cơ chế giám sát hàng dệt may nhập khẩu vào thị trường này có xuất xứ từ Việt Nam, đã gây ảnh hưởng nhiều đến các đơn hàng sản xuất của Việt Nam. Các nhà sản xuất tại Việt Nam lo ngại trước việc các đơn hàng giảm, yếu tố rủi ro cao, vì thế nên một số doanh nghiệp đã chuyển từ việc làm theo phương thức FOB trước đây sang gia công thuần túy. Xét về tổng thể, đây cũng là một thiệt hại lớn đối với ngành dệt may Việt Nam, sau nhiều năm nỗ lực nâng cấp chuyển hình thức từ gia công thuần túy lên phương thức sản xuất FOB (tạm hiểu là doanh nghiệp mua nguyên liệu và sản xuất theo đơn đặt hàng dưới sự đồng ý của chủ hàng). Những năm qua, trong chiến lược tăng tốc, các doanh nghiệp ngành Dệt- May đã chú trọng đáng kể đầu tư vào khâu nhuộm- hoàn tất. Nhiều loại máy móc, thiết bị tốt, mới, hiện đại đã được đầu tư chiều sâu, như các máy văng sấy Monforts, máy nhuộm liên tục Monforts ở Công ty Dệt Việt Thắng; các máy in lưới quay Stork, máy in lưới phẳng Buser ở hai Công ty Dệt- May thắng Lợi và Dệt 8- 3; các máy nhuộm “khí động lực” (Air- Jet) do được chế tạo ở Dệt kim Đông Xuân và Dệt 8-3; máy làm bóng trục mới của Công ty Dệt Nam Định, hệ thống máy xử lý trước- xử lý hoàn tất vải pha len của Công ty Dệt lụa Nam Định và Công ty 28 (Bộ Quốc phòng) v.v... Và gần đây nhất là dây chuyền thiết bị hiện đại của Công ty Nhuộm Yên Mỹ vừa đi vào sản xuất. Tuy nhiên, xét về tổng thể, ngành nhuộm- in hoa- xử lý hoàn tất Việt Nam vẫn còn đang áp dụng các công nghệ và máy móc thiết bị “truyền thống”

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docRào cản thương mại của Mỹ đối với hàng dệt may Việt Nam - Thực trạng và giải pháp.doc
Tài liệu liên quan