• Mắc mạch điện theo theo sơ đồ.
Hướng dẫn học sinh học tập theo nhóm.
- Giáo viên nêu yêu cầu đánh giá kết quả thực hành của nhóm gồm các nội dung sau:
- Thao tác thí nghiệm.
- Kết quả thí nghiệm.
- Thái độ học tập của nhóm.
- Ý thức kỉ luật.
- Sau đó, các nhóm nhận dụng cụ thực hành,
- Nhóm trưởng phân công việc cụ thể cho từng thành viên.
- Các nhóm mắc mạch điện theo sơ đồ đã vẽ, chú ý các mắc các cực của ampe kế, vôn kế, chốt tiếp điểm, bố trí các dụng cụ đúng vị trí theo sơ đồ.
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 8029 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Rèn kĩ năng thực hành thí nghiệm phần điện học cho học sinh thông qua dạy - học vật lí 9 trường THCS Ninh Điền, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ã chỉ rõ: “ Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục, đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo cho người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”.
Cùng với sự đổi mới phát triển của đất nước, nền giáo dục Việt Nam có những biến đổi sâu sắc về mục tiêu, nội dung sách giáo khoa và cả phương pháp giáo dục, một trong những đổi mới cơ bản hiện nay là đổi mới mục tiêu dạy học ở trường phổ thông THCS. Ngành giáo dục đã tiến hành cải cách sách giáo khoa ở các bậc học. Sách giáo khoa mới được biên soạn trên hình thức đổi mới phương pháp dạy và học trên cơ sở lấy học sinh làm trung tâm. Nhìn chung, giáo viên và học sinh đã quen dần với nội dung và phương pháp mới của sách giáo khoa mới. Trong đó việc đổi mới phương pháp dạy học môn vật lí theo chương trình đổi mới sách giáo khoa thì học sinh phải chủ động tiếp thu kiến thức, đào sâu kiến thức bài học thông qua sự hướng dẫn của giáo viên, chủ yếu là thực nghiệm hơn thuyết giảng, nhằm giúp các em tự giác học tập, độc lập suy nghĩ và tích cực học tập trên lớp và ở nhà để giúp học sinh hiểu sâu, nhớ lâu những kiến thức đã được thầy cô giảng dạy.
Vật lí học là cơ sở của nhiều ngành kĩ thuật quan trọng. Sự phát triển của khoa học vật lí gắn bó chặt chẽ và có tác động qua lại trực tiếp với sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật. Vì thế, những hiểu biết và nhận thức về vật lí có giá trị to lớn trong đời sống và sản xuất, đặt biệt trong công cuộc xây dựng đất nước.
Bên cạnh đó, môn vật lí có vai trò quan trọng trong việc thực hiện mục tiêu đào tạo của trường trung học cơ sở. Chương trình vật lí trung học cơ sở có nhiệm vụ cung cấp cho học sinh một hệ thống kiến thức vật lí cơ bản, ở trình độ này bước đầu hình thành ở học sinh những kĩ năng cơ bản phổ thông vá thói quen làm việc khoa học, góp phần tạo ra ở các em năng lực nhận thức và các phẩm chất nhân cách mà mục tiêu giáo dục đề ra.
Đổi mới phương pháp dạy nhất là tăng cường hướng dẫn học sinh thực hành thí nghiệm, giáo viên phải làm sao phát huy tính tích cực chủ động lĩnh hội tri thức của học sinh. Giáo viên với vai trò là người chỉ đạo giúp học sinh giải quyết vấn đề mới nẩy sinh hoặc mâu thuẫn nhận thức.
Từ những yêu cầu trên bản thân nghiên cứu tìm hiểu về phương pháp dạy học, trao đổi với đồng nghiệp về kinh nghiệm thực tế trong quá trình dạy học đã đúc kết một số biện pháp “ Rèn kĩ năng thực hành thí nghiệm phần điện học cho học sinh thông qua dạy-học vật lí 9 trường THCS Ninh Điền”.
ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:
- Một số phương pháp rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm phần điện học trong môn vật lí cho học sinh lớp 9
- Giáo viên và học sinh lớp 9A1 trường THCS Ninh Điền, Châu Thành, Tây Ninh.
PHẠM VI NGHIÊN CỨU:
Đề tài nghiên cứu một số phương pháp rèn kĩ năng thực hành thí nghiệm phần điện học trong môn vật lí cho học sinh lớp 9A1 trường THCS Ninh Điền.
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
Để nghiên cứu được đề tài tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
a.Phương pháp đọc tài liệu:
Phương pháp đọc tài liệu là phương pháp tìm tòi thu thập thông tin cần thiết. Đây là phương pháp không thể thiếu khi nghiên cứu các đề tài khoa học. Tôi đã thu thập và đọc tài liệu sau:
Sách giáo khoa vật lí 9 – NXB giáo dục.
Sách giáo viên vật lí 9 – NXB giáo dục.
Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn vật lí THCS – NXB giáo dục.
Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III – NXB giáo dục.
Tài liệu tập huấn giáo viên môn vật lí về dạy học kiểm tra đánh giá theo chuẩn kiến thức kĩ năng- BGD và ĐT
b. Phương pháp dự giờ, rút kinh nghiệm:
Tôi đã dự giờ các anh chị đồng nghiệp trong trường ở các bài thực hành thí nghiệm vật lí.
c. Phương pháp điều tra thực tiễn:
Tôi đã sử dụng phương pháp này để điều tra thực trạng học môn vật lí đặc biệt là về kĩ năng thực hành thí nghiệm của học sinh.
Về phía giáo viên còn khó khăn khi dạy tiết thực hành, nhất là phần điện học.
d. Phương pháp kiểm tra , đối chiếu, so sánh:
Tôi thường xuyên kiểm tra kĩ năng thực hành của học sinh, so sánh, đối chiếu qua từng giai đoạn nghiên cứu nhằm rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy.
B. NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN:
1. Cơ sở lí luận:
1.1 Các văn bản chỉ đạo của trung ương, địa phương và của ngành:
- Căn cứ quyết định số 40/2000/ QH10 về thay đổi mới chương trình giáo dục phổ thông.
- Các chuyên đề cơ sở, Phòng Giáo Dục Và Đào Tạo về cải tiến phương pháp dạy học ở trường phổ thông.
- Tài liệu “ Một số vấn đề về đổi mới phương pháp ở trường trung học cơ sở” của Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo, xuất bản năm 2002.
- Tài liệu hội thảo đào tạo giáo viên về cách làm việc theo nhóm.
- Công văn 1384 SGD&ĐT về việc hướng hẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2010 – 2011.
Toàn ngành giáo dục đã thực hiện về chương trình thay sách, đổi mới phương pháp dạy học nhằm giúp học sinh tự chiếm lĩnh tri thức.
Chương trình vật lí lớp 9 có các tiết thực hành thí nghiệm học sinh phải tự làm dưới sự hướng dẫn điều khiển của giáo viên để thu thập thông tin từ học sinh từ thí nghiệm, tạo nhóm học tập chọn dụng cụ thực hành và các thao tác trên dụng cụ.
Trên cơ sở học sinh làm việc theo nhóm để làm thí nghiệm, đòi hỏi thí nghiệm mang tính chính xác, khoa học cẩn thận và trung thực khi viết báo cáo. Nhất là phải đảm bảo an toàn khi làm thí nghiệm.
Qua việc học sinh tự bố trí và tiến hành thí nghiệm các em dần dần hình thành nhân cách của mình và sự phát triển trí tuệ cũng như nhận thức của mỗi cá nhân.
Để nâng cao chất lượng học tập của học sinh trong quá trình dạy học sự cần thiết phải cho các em tự làm thí nghiệm thực hành có như vậy mới nắm vững kiến thức một cách vững chắc, nắm vững qui luật của sự vật hiện tượng, những quá trình vật lí để có thể áp dụng vào trong thực tiễn của cuộc sống.
Từ đó hình thành kĩ năng ứng xử, thu thập xử lí thông tin hoặc các số liệu một cách có hiệu quả nhất, diễn đạt tình huống hoặc trả lời các câu hỏi thật chính xác bằng ngôn ngữ vật lí.
Trước hết giáo viên phải làm cho học sinh có niềm tin vào khoa học, yêu thích môn học.
Giúp các em bước đầu làm quen với khoa học kĩ thuật, để tiếp tục học phổ thông, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc gia nhập vào cuộc sống.
1.2. Mục đích của việc làm thực hành thí nghiệm:
Để học sinh tự lĩnh hội kiến thức từ thực nghiệm và quá trình dạy học diễn ra sôi nổi, không nhàm chán, có hiệu quả cao thì cần có sự phối kết hợp giữa người dạy và người học.
Đối với giáo viên:
Đảm bảo việc dạy học theo đúng đặc trưng của bộ môn.
Tạo điều kiện để vận dụng tích cực phương pháp dạy học tích cực.
Giáo viên có cơ sở xác định mục tiêu nội dung kiến thức, kĩ năng của bài học.
Đối với học sinh:
Các em phải học tập, phải vận động phải suy nghĩ và làm việc nhiều hơn làm việc một cách độc lập trên cơ sở các em đã nắm vững nội dung bài học, mục tiêu bài học, kiến thức cơ bản rèn luyện kĩ năng và phương pháp học tập.
Học sinh phải tự đánh giá kết quả học tập của mình qua giờ học.
Tạo điều kiện thuận lợi để các em tự học hỏi, tự thảo luận giải quyết vấn đề bài học.
2. CƠ SỞ THỰC TIỄN.
a. Về phía học sinh:
Quan sát các em làm thí nghiệm theo nhóm nhận thấy còn nhiều bất cập, kĩ năng thực hiện các thao tác còn nhiều lúng túng, tính khoa học chưa cao và thiếu chính xác.
Bên cạnh đó, khi phân chia nhóm thực hành thí nghiệm thì mất thời gian để sắp xếp, mất trật tự, hay học sinh làm việc riêng nên hiệu quả thực hành thí nghiệm theo từng nhóm chưa cao.
Thông qua việc kiểm tra sự làm việc của từng cá nhân nhận thấy đa số học sinh chưa biết thực hành thí nghiệm, nếu biết thì kĩ năng chưa cao thao tác chưa gọn.
b. Về phía giáo viên:
Giáo viên luôn có tinh thần sáng tạo, tìm tòi giải pháp cho học sinh thí nghiệm thực hành để các em làm quen dần với khoa học, qua đó nhằm rèn thêm kĩ năng và thao tác trên dụng cụ.
Bên cạnh đó, khả năng của giáo viên còn hạn chế trong việc tự làm thiết bị dạy học, hạn chế về thời gian, kinh phí…
Về cơ sở vật chất:
Ngay từ đầu năm, nhà trường đã kiểm tra, giám sát việc sử dụng đồ dùng thiết bị dạy học. Trường có trang bị thiết bị thực hành nhưng chất lượng chưa cao. Bên cạnh đó, không có phòng học thí nghiệm nên cũng khó khăn cho giờ thực hành.
Hầu như chưa có định hình, kinh nghiệm về hoạt động của phòng học bộ môn.
Về phía gia đình:
Do nhà trường nằm trên địa bàn vùng sâu điều kiện kinh tế còn khó khăn gia đình các em thường chỉ mưu sinh cho cuộc sống hằng ngày nên ít có điều kiện quan tâm đến việc học của học sinh. Vẫn còn có tình trạng khoán trắng việc học tập của con em mình cho giáo viên, nhà trường.
II. NỘI DUNG:
1. Vấn đề đặt ra:
Trên cơ sở thực tế giảng dạy ở phần điện học môn vật lí 9, khi một vấn đề nhận thức mới được đặt ra thì bằng các kiến thức đã có, học sinh chưa lí giải được vấn đề này mà đòi hỏi phải có lượng kiến thức mới của sự việc hoặc các qui luật mới, lúc đó học sinh mới có thể nhận thức được vấn đề. Để đi tới nhận thức này, giáo viên đề ra những giả thuyết khoa học. Đó là những phỏng đoán, dự đoán có một phần căn cứ thực tế nhưng chưa đầy đủ, được coi như những tiền để để giải quyết một vấn đề nhận thức. Giả thuyết này đòi hỏi phải được kiểm tra bằng thực hành thí nghiệm. Vì thế, việc rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm cho học sinh là rất quan trọng. Nhằm giúp học sinh tự kiểm nghiệm giả thuyết đã đề ra. Nếu thực nghiệm xác nhận đúng đắn của giả thuyết thì học sinh sẽ đi tới một nhận thức mới. Nếu ngược lại, thì giả thuyết bị bác bỏ và xây dựng giả thuyết khác.
2. Giải quyết vấn đề:
2.1 Qui trình dạy thực hành thí nghiệm:
Trước hết, giáo viên cần phải cho học sinh tìm hiểu các sự kiện thực nghiệm, các hiện tượng vật lí mà tới thời điểm đó học sinh không thể lí giải được bằng các kiến thức đã có.
Ví dụ: Sự kiện thực tế liên quan đến vật lí phần điện là ngành điện lực đã dời các công tơ điện ( đồng hồ điện) từ nhà ra ngoài trụ điện gần nhất.
Đề nghị học sinh nêu lên vấn đề cần nhận thức, thường dưới dạng một câu hỏi nhận thức “ tại sao? “, “ như thế nào? ”. Nếu yêu cầu này vượt quá khả năng của học sinh thì giáo viên chủ động nêu vấn đề nhận thức trong trường hợp này.
Ví dụ: Tại sao người thợ điện phải làm như thế?
Tiếp theo giáo viên đề nghị học sinh nêu giả thuyết dưới dạng một dự đoán khoa học, nghĩa là một phát biểu về thuộc tính của sự vật hay hiện tượng, nhờ đó có thể giải quyết vấn đề nêu trên. Giả thuyết này cần được kiểm tra bằng các thí nghiệm . Trong một số trường hợp giáo viên phải thông báo giả thuyết này vì quá khó với học sinh.
Ví dụ: Học sinh dự đoán điện trở dây dẫn sẽ như thế nào khi chiều dài dây dẫn tăng lên?( điện trở dây dẫn sẽ tăng theo chiều dài dây dẫn )
Có thể học sinh nêu được phương án thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết, nếu giả thuyết là đơn giản. Trong các trường hợp khác, giáo viên mô tả phương án thí nghiệm.
Ví dụ: Giáo viên gợi ý với 3 cuộn dây dẫn có cùng tiết diện, vật liệu nhưng có chiều dài l, 2l, 3l làm thế nào để kiểm tra dự đoán trên. Học sinh nêu được: xác định điện trở của 3 cuộn dây trên.
Tiến hành thí nghiệm theo phương án đã đề ra. Từ kết quả thí nghiệm mà xác nhận hoặc bác bỏ giả thuyết. Trường hợp giả thuyết bị bác bỏ thì phải xây dựng giả thuyết khác và quá trình lại được tiến hành như trên.
Ví dụ: Qua thực hành thí nghiệm , học sinh nhận thấy được điện trở dây cũng tăng lên 2R, 3R.
Trong trường hợp giả thuyết được xác nhận, người ta phát biểu thành một định luật hoặc hình thành một lý thuyết vật lí mới.
Ví dụ: Dự đoán trên được xác nhận học sinh phát biểu một lí thuyết vật lí mới: “Điện trở dây dẫn có cùng tiết diện và được cùng làm từ một loại vật liệu thì tỉ lệ thuận với chiều dài của mỗi dây”
2.2. Các lưu ý khi dạy thực hành thí nghiệm:
- Thực hành thí nghiệm là cơ hội tốt để học sinh rèn luyện và phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh. Vì vậy, cần tranh thủ mọi trường hợp có thể áp dụng tất cả hoặc một số bước của quy trình trên.
- Dự kiến được các giả thuyết mà học sinh có thể nêu ra và chuẩn bị được đầy đủ các thiết bị có thể tiến hành các thí nghiệm tương ứng kiểm tra xác nhận hoặc bác bỏ được giả thuyết đã nêu.
- Lựa chọn một số trường hợp vừa sức với trình độ và khả năng nhận thức của học sinh.
2.3. Một số biện pháp rèn kĩ năng thực hành thí nghiệm phần điện học trong môn vật lí cho học sinh lớp 9:
Trước tình hình học sinh chưa thật sự có kĩ năng thực hành thí nghiệm bản thân đề ra biện pháp cụ thể như sau:
a. Hướng dẫn các thao tác thực hiện thí nghiệm
Khi làm thí nghiệm giáo viên cần chú ý cho học sinh các điểm sau:
+ Thí nghiệm phải đảm bảo sự thành công và tuyệt đối an toàn.
+ Thí nghiệm phải chính xác.
+ Thao tác khoa học và có tính thẩm mĩ cao.
+ Báo cáo phải trung thực rõ ràng
+ Học sinh đọc tham khảo nội dung cần thực hiện trong sách giáo khoa, kết hợp với sự hướng dẫn của giáo viên.
Trong khi làm thí nghiệm giáo viên phải hướng dẫn:
Học sinh nắm được mục tiêu bài học.
Giáo viên cần định hướng và giao nhiệm vụ.
Học sinh đọc thông tin sách giáo khoa.
Giáo viên giới thiệu dụng cụ làm thí nghiệm.
Học sinh làm việc theo sự hướng dẫn của giáo viên.
Giáo viên hướng dẫn học sinh bố trí thí nghiệm.
Kiểm tra, đánh giá kết quả thí nghiệm của học sinh theo nhóm.
b. Hướng dẫn học sinh làm việc chung cả lớp:
- Khi tiến hành ổn định tổ chức lớp xong giáo viên nêu vấn đề bài học. Xác định nhiệm vụ nhận thức cho học sinh.
- Giáo viên hướng dẫn gợi ý cho học sinh cách làm việc theo nhóm, theo các vấn đề, nội dung cần chú ý khi trả lời câu hỏi.
- Đối với giáo viên chuẩn bị một bộ dụng cụ như các nhóm và giáo viên chỉ hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm bằng các thao tác mẫu.
- Giáo viên kiểm tra lại sự chuẩn bị ở nhà của từng học sinh về dụng cụ học tập như: viết lông, bảng nhóm, mẫu báo cáo…
- Giáo viên kiểm tra lại dụng cụ làm thí nghiệm trước khi giao cho các nhóm.
c. Hướng dẫn học sinh học tập theo nhóm.
- Giáo viên phân công cụ thể và giao nhiệm vụ cho các nhóm. Mỗi nhóm gồm 8 đến 10 học sinh.
Giáo viên phân công nhóm trưởng, nhóm phó, thư kí và các thành viên trong nhóm.
Nhóm trưởng có nhiệm vụ nhận dụng cụ thí nghiệm từ giáo viên và chịu trách nhiệm phân công cụ thể các thành viên trong nhóm khi làm thí nghiệm.
Thư kí có nhiệm vụ ghi lại nội dung câu trả lời, các yêu cầu thực hành vào bảng nhóm, hay phiếu học tập, mẫu báo cáo.
Các thành viên khác nghiên cứu tài liệu, nội dung câu hỏi, thảo luận các câu hỏi hoặc tiến hành các thao tác thí nghiệm độc lập.
Cử đại diện nhóm trình bày kết quả của nhóm.
Sau đây là một vài ví dụ vận dụng các biện pháp trên:
Ví dụ 1: Bài 3 / sgk/ trang 9. Giáo viên nêu vấn đề bài học “Thực hành: Xác định điện trở của một dây dẫn bằng ampe kế và vôn kế” .
Nhiệm vụ nhận thức :
Học sinh xác định mục đích thí nghiệm là xác định điện trở của một dây dẫn.
Công thức tính điện trở R=
Muốn có giá trị của U thì dùng vôn kế , dùng ampe kế ghi lại giá trị của I
Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm
Giáo viên cho học sinh tự tóm tắt lại các bước làm thí nghiệm
Bước 1: Vẽ sơ đồ mạch điện.
Bước 2: Mắc mạch điện theo sơ đồ.
Bước 3: Bất nút điều chỉnh hiệu điện thế của biến áp nguồn từ, đọc và ghi giá trị của U, I vào mẫu báo cáo.
Bước 4: Hoàn thành mẫu báo cáo thực hành.
Giáo viên hướng dẫn học sinh thực hiện các bước thực hành.
Vẽ sơ đồ mạch điện
Giáo viên yêu cầu học sinh vẽ sơ đồ mạch điện thí nghiệm lên bảng.
Từng học sinh vẽ sơ đồ mạch điện thí nghiệm .
Mắc mạch điện theo theo sơ đồ.
Hướng dẫn học sinh học tập theo nhóm.
Giáo viên nêu yêu cầu đánh giá kết quả thực hành của nhóm gồm các nội dung sau:
Thao tác thí nghiệm.
Kết quả thí nghiệm.
Thái độ học tập của nhóm.
Ý thức kỉ luật.
Sau đó, các nhóm nhận dụng cụ thực hành,
Nhóm trưởng phân công việc cụ thể cho từng thành viên.
Các nhóm mắc mạch điện theo sơ đồ đã vẽ, chú ý các mắc các cực của ampe kế, vôn kế, chốt tiếp điểm, bố trí các dụng cụ đúng vị trí theo sơ đồ.
Tiến hành đo
Học sinh tiến hành đo và ghi kết quả vào bảng báo cáo.
Bảng kết quả đo:
Kết quả đo
Lần đo
Hiệu điện thế (V)
Cường độ dòng điện (A)
Điện trở (W)
1
2
3
4
5
Giáo viên theo dõi giúp đỡ, kiểm tra các nhóm đọc kết quả đo để uốn nắn kịp thời.
Giáo viên nhắc nhỡ học sinh tham gia hoạt động tích cực.
Cá nhân học sinh hoàn thành báo cáo để nộp.
Đại diện 2 nhóm trình bày kết quả thí nghiệm, 2 nhóm còn lại so sánh và nhận xét, giáo viên đánh giá kết quả chung.
Kết quả thí nghiệm thu được từ 2 nhóm
Kết quả đo
Hiệu điện thế (V)
Cường độ dòng điện (A)
Điện trở (W)
Lần đo
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 1
Nhóm 2
Nhóm 1
Nhóm 2
1
2
2
0.3
0.2
6.7
10
2
5
5
0.6
0.5
8.3
10
3
8
8
0.8
0.8
10
10
4
11
10
1.1
1
10
10
Rtrung bình nhóm 1: = 8.75 (W); Rtrung bình nhóm 2: = 10 (W)
Giáo viên đánh giá kết quả của nhóm 2 là chính xác, nhóm 1 còn sai số. Qua đó, học sinh có thể tự nhận xét về nguyên nhân gây ra sự khác nhau của các trị số điện trở vừa tính được trong mỗi lần đo, để tất cả học sinh cùng rút kinh nghiệm cho lần sau.
Qua kết quả thí nghiệm có thể tự đánh giá kết quả thực hành. Đồng thời , qua kết quả đó học sinh rút ra được kiến thức mới từ thực nghiệm: “đối với mỗi loại dây dẩn thì điện trở có giá trị không đổi và xác định”
Ví dụ 2: Bài 15 ” /sgk/ trang 42
Vấn đề bài học : “ Thực hành: Xác định công suất của các dụng cụ điện ».
Nhiệm vụ nhận thức : Xác định công suất của bóng đèn với hiệu điện thế khác nhau, công suất của quạt với cùng một hiệu điện thế .
Giáo viên chia nhóm ( mỗi nhóm 8 học sinh), phân công nhóm trưởng. Yêu cầu nhóm trưởng phân công nhiệm vụ các bạn trong nhóm của mình.
Giáo viên nêu yêu cầu chung của tiết thực hành, về thái độ học tập, ý thức kỉ luật.
Thực hành xác định công suất của bóng đèn với các hiệu điện thế khác nhau:
Học sinh thảo luận nhóm, nêu cách tiến hành thí nghiệm xác định công suất của bóng đèn.
Cử đại diện một nhóm báo cáo cách tiến hành làm thí nghiệm:
Để xác định công suất (P ) cần có cường độ dòng điện (I ), hiệu điện thế( U ). Cần làm thí nghiệm theo các bước sau:
Böôùc 1: Maéc maïch ñieän.
Bước 2: Ñoùng coâng taéc, ñieàu chænh Rb ñeå voân keá chæ 1V, ñoïc vaø ghi I1 =?
Bước 3: Tieáp tuïc chænh Rb ñeå voân keá chæ 1.5V, 2V, ñoïc vaø ghi I2, I3 =?
Bước 4: Tính coâng suaát P theo baûng.
- Giáo viên giao dụng cụ cho các nhóm.
- Töøng nhoùm hoïc sinh thöïc hieän caùc böôùc nhö ñaõ höôùng daãn
- Töøng nhoùm tieán haønh ño vaø ghi keát quaû vaøo baûng1
Giáo viên theo dõi giúp học sinh thực hiện mắc mạch điện theo sơ đồ, kiểm tra các chỗ tiếp xúc, đặc biệt là cách mắc các ampe kế, vôn kế, điều chỉnh biến trở ở giá trị lớn nhất trước khi đóng công tắc. Lưu ý đọc kết quả đo, đọc trung thực ở các lần đo khác nhau.
Học sinh điền kết quả thí nghiệm hoàn thành bảng 1.
Giá trị đo
Lần đo
Hiệu điện thế(V)
Cường độ dòng điện( A)
Công suất của bóng đèn(W)
1
U1 = 1
I1 =
P1 =
2
U2 = 1.5
I2 =
P2 =
3
U3 = 2
I3 =
P3 =
Từ bảng kết quả thí nghiệm trên học sinh thảo luận thống nhất phần a, b của mẫu báo cáo( Tính và ghi các giá trị P1, P2, P3 và nhận xét về sự thay đổi đó).
Cá nhân học sinh hoàn thành bảng 1 báo cáo thực hành.
Học sinh tự điền được kết quả thí nghiệm từ thực hành, qua bảng kết quả này học sinh có thể tự rút được kết luận: “ khi hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tăng hoặc giảm thì công suất cũng tăng hoặc giảm”.
Xác định công suất của quạt điện.
Các nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm xác định công suất của quạt điện theo các bước như mục 2 phần II sgk.
Học sinh thảo luận nhóm hoàn thành bảng 2
Giá trị đo
Lần đo
Hiệu điện thế(V)
Cường độ dòng điện( A)
Công suất của quạt điện(W)
1
U1 = 2.5
I1 =
P1 =
2
U2 = 2.5
I2 =
P2 =
3
U3 = 2.5
I3 =
P3 =
Từ số liệu trên học sinh thảo luận thống nhất tính P1, P2, P3 và tính Ptb
Từ kết quả tính toán trên học sinh rút ra được nhận xét “ khi hiệu điện thế không thay đổi thì công suất quạt cũng không thay đổi”
Cá nhân học sinh hoàn thành bảng báo cáo thực hành.
Tổng kết, đánh giá.
- Giáo viên cho đại diện hai nhóm học sinh lên ghi lại kết quả thí nghiệm vào bảng phụ của giáo viên. Cả lớp cùng giáo viên đánh giá kết quả, nhận xét, so sánh với các nhóm còn lại.
- Giáo viên thu báo cáo thực hành.
- Giáo viên nhận xét, rút kinh nghiệm về:
Thao tác thí nghiệm.
Thái độ học tập của nhóm.
Ý thức kỉ luật.
Tuyên dương các nhóm làm tốt, nhắc nhở các nhóm chưa làm tốt.
Ví dụ 3: Bài 18 Sgk/ trang 49 vấn đề bài học“ Thực hành: Kiểm nghiệm mối quan hệ Q ~ I2 trong định luật Jun – Len-Xơ”
Tìm hiểu yêu cầu nội dung thực hành.
- Giáo viên chia nhóm ( mỗi nhóm 8 học sinh), phân công nhóm trưởng.
- Học sinh nghiên cứu nội dung phần II sgk (học sinh đã chuẩn bị ở nhà).
- Học sinh đại diện nhóm trình bày về:
Mục tiêu thí nghiệm thực hành: kiểm nghiệm mối quan hệ Q~I2
Tác dụng của từng thiết bị, cách lắp ráp các thiết bị này theo sơ đồ thí nghiệm.
Công việc phải làm trong một lần đo và kết quả cần có.
Lắp ráp các thiết bị thí nghiệm.
- Giáo viên yêu cầu các nhóm nhận dụng cụ thực hành.
- Các nhóm phân công việc 3 thành viên để thực hiện các mục lý thuyết của nội dung thực hành ở mẫu báo cáo trong khi các thành viên khác lắp dụng cụ thí nghiệm.
- Giáo viên lưu ý học sinh:
Dây đốt ngập hoàn toàn trong nước.
Bầu nhiệt kế ngập trong nước nhưng không chạm dây đốt.
Chốt (+ ) của ampe kế được mắc vào cực dương của nguồn điện.
Biến trở được mắc dùng để điều chỉnh cường độ dòng điện chạy qua dây đốt.
Tiến hành thí nghiệm và thực hiện lần đo thứ nhất.
- Giáo viên kiểm tra việc láp dụng cụ của các nhóm.
- Nhóm trưởng phân công việc cho các bạn:
+ Một người điều chỉnh biến trở.
+ Một người dùng que khuấy nhẹ nhàng và thường xuyên.
+ Một người theo dõi và đọc nhiệt độ t01 ngay khi bấm đồng hồ đo thời gian và đọc nhiệt độ t02 khi 7 phút đun nước. Sau đó ngắt công tắc điện.
+ Một người thư kí.
- Giáo viên theo dõi các nhóm.
Thực hiện lần đo thứ hai.
Giáo viên cho học sinh chờ nước nguội đến nhiệt độ ban đầu t01
Học sinh tiến hành thí nghiệm thực hiện lần đo thứ 2 theo mục 6 phần II sgk.
Học sinh ghi kết quả và báo cáo.
Giáo viên nhắc nhỡ học sinh đều tham gia tích cực.
Thực hiện lần đo thứ ba.
Giáo viên cho học sinh chờ nước nguội đến nhiệt độ ban đầu t01.
Các nhóm tiến hành thí nghiệm thực hiện lần đo thứ hai theo mục 7 trong phần II sgk.
Học sinh ghi kết quả vào mẫu báo cáo.
Giáo viên theo dõi hướng dẫn các nhóm.
Các nhóm học sinh hoàn thành kết quả vào mẫu báo cáo để nộp.
Đại diện 1 nhóm trình bày kết quả thí nghiệm vào bảng báo cáo
Kết quả đo
Lần đo
Cường độ dòng điện (A)
Nhiệt độ ban đầu to1
Nhiệt độ cuối to2
Độ tăng nhiệt độ.
5t0 = to2 - to1
1
I1 = 0.6
5t01 =
2
I2 = 1.2
5t02 =
3
I3 = 1.8
5t03 =
Giáo viên cùng cả lớp đánh giá kết quả thực hành.
3.Kết quả cụ thể:
Sau một thời gian thực hiện biện pháp trên, kết quả học sinh đạt được như sau:
Lớp 9A1, tổng số học sinh: 37/23 nữ.
TSHS
Kĩ năng thực hành thí nghiệm
Giai đoạn kiểm tra
Đầu HKI
Giữa HKI
SL
%
SL
%
37/23
Giỏi
8
21.6
11
29.7
Khá
7
19
14
37.8
Trung bình
12
32.4
9
24.3
Yếu
10
27.0
3
8.1
Qua bảng kết quả trên cho thấy : Tỉ lệ học sinh trung bình, khá, giỏi tăng lên, đồng thời số học sinh yếu – kém giảm đi so với lớp chưa áp dụng đề tài. Kĩ năng mắc các dụng cụ điện vào mạch điện được nâng lên, tình trạng mắc ngược cực của ampe kế, vôn kế đã giảm rõ rệt, thời gian lắp và đọc kết quả thí nghiệm nhanh, chính xác hơn. Học sinh có ý thức học tập theo nhóm, không còn làm việc riêng, nói chuyện trong giờ học mà tất cả học sinh đều hoạt động.
Mặc dù kết quả của việc áp dụng các giải pháp trên chưa cao, nhưng cũng đã chứng tỏ một số biện pháp thực hiện đã mang lại kết quả khả quan.
C. KẾT LUẬN
1. BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Khi vận dụng phương pháp tích cực học tập thì kết quả cao hơn. Học sinh biết tự bố trí thí nghiệm và đọc được kết quả đó, là do có sự chuẩn bị chu đáo đầy đủ của giáo viên, học sinh .
Học sinh biến mình thành người tự khám phá ra kiến thức, tự tìm kiến thức cho mình để tiếp thu kiến thức mới giúp học sinh giảm bớt việc ghi nhớ máy móc mà hiểu sâu hơn về vấn đề nhận thức, kĩ năng diễn đạt rõ ràng bằng ngôn ngữ vật lí mang tính chính xác và khoa học cao.
Học sinh học tập và làm thí nghiệm theo nhóm từng bước có ý thức tổ chức kỉ luật. Nếu trường có đầy đủ các dụng cụ thí nghiệm, phòng học bộ môn thì học sinh sẽ suy nghĩ làm việc một cách độc lập nhằm phát triển hơn về năng lực cá nhân của học sinh.
2. HƯỚNG PHỔ BIẾN ÁP DỤNG ĐỀ TÀI:
Đề tài được áp dụng tại lớp 9A1 trường THCS Ninh Điền, có thể nhân rộng ra toàn khồi 9 và các trường bạn trong địa bàn.
3. HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP.
Trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài này ở năm học 2010- 2011 với kết quả rất khả quan, tôi sẽ cố gắng tìm những biệp pháp nâng cao hơn để khắc phục những tồn động mà tôi chưa thực hiện để có thể vận dụng tốt vào việc giảng dạy nhằm rèn luyện kĩ năng thực hành thí nghiệm cho học sinh tốt hơn.
Trên đây là những kinh nghiệm nho
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Rèn kĩ năng thực hành thí nghiệm phần điện học cho học sinh thông qua dạy-học vật lí 9 trường thcs ninh điền.doc