MỤC LỤC
1. LỜI NÓI ĐẦU.Trang 01
2. PHẦN THỨ NHẤT
LÍ DO CHỌN SÁNG KIẾN.Trang 02
3. PHẦN THỨ HAI
- NỘI DUNG SÁNG KIẾN.Trang 03
+ THUẬN LỢI - KHÓ KHĂN.Trang 03
+ CƠ SỞ LÍ LUẬN.Trang 03
+ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN. Trang 07
+ KẾT QUẢ THỰC HIỆN.Trang 18
4. PHẦN THỨ BA
KẾT LUẬN.Trang 19
- NHỮNG KẾT LUẬN TRONG QUÁ TRÌNH
NGHIÊN CỨU VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM.Trang 19
- NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT.Trang 20
5. TÀI LIỆU THAM KHẢO.Trang 21
6. ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP.Trang 22
23 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 11255 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Rèn luyện khả năng làm thí nghiệm thực hành vật lí cho học sinh lớp 6, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẽ, qua lại với các môn học khác. Nhiều kiến thức và kĩ năng đạt được qua Vật lí là cơ sở đối với việc học tập các môn học khác, đặc biệt là môn Sinh học, Hoá học và Công nghệ. Mặt khác, vì Vật lí học là một môn khoa học thực nghiệm đã được toán học hoá ở mức độ cao, nên nhiều kiến thức và kĩ năng toán học được sử dụng rộng rãi trong việc học tập Vật lí. Đa số học sinh không có kĩ năng làm thí nghiệm thực hành, chưa biết sử lí kết quả thí nghiệm để hình thành kiến thức.
Với những vị trí và vai trò quan trọng như trên ngay từ đầu năm học tôi đã xác định việc rèn luyện khả năng làm thí nghiệm thực hành cho học sinh là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, đặc biệt là học sinh lớp 6 đầu cấp. Bởi thế tôi đã chọn và áp dụng sáng kiến: “Rèn luyện khả năng làm thí nghiệm thực hành vật lí cho học sinh lớp 6”.
B. Phần thứ hai
NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. THUẬN LỢI – KHÓ KHĂN
1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm, chỉ đạo của các ngành các cấp trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
- Được sự chỉ đạo sát sao của ban giám hiệu nhà trường và tổ chuyên môn.
- Là môn học đã được 6 năm đổi mới chương trình và phương pháp dạy học. Do đó bản thân đã vận dụng một cách linh hoạt phương pháp mới trong quá trình dạy học.
- Đồ dùng dạy học được trang bị đầy đủ.
- Học sinh ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô giáo, có sự vươn lên trong học tập.
2. Khó khăn
- Đa số học sinh là con em nông thôn, con em các dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn. Không chỉ vậy một số học sinh còn không có đủ sách giáo khoa, đồ dùng phục vụ cho học tập.
- Là học sinh đầu cấp cho lên các em chưa định hình được phương pháp học tập sao cho hiệu quả nhất.
- Đối với môn học: Vật lí là môn khoa học thực nghiệm khó, cần phải đi từ các thí nghiệm để phát hiện sự vật hiện tượng. Từ đó phân tích, rút ra nhận xét, kết luận, hình thành kiến thức.
- Một số đồ dùng thí nghiệm đã bị hỏng và thiếu sự chính xác.
- Nhà trường chưa có phòng học bộ môn.
- Học sinh khối 6 có hai lớp học ở hai phân trường khác nhau (Xuất Tác và Phù Trì) cách trường chính khoảng 7Km, điều kiện đi lại khó khăn.
- Học sinh khối 6 tâp trung nhiều học sinh lưu ban.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN
- Học sinh khối 6 có: 98 em.
Nữ: 50 em.
Nam: 48 em.
Dân tộc thiểu số: 42 em.
Khuyết tật: 01 em.
Lưu ban: 16 em.
- Phạm vi áp dụng sáng kiến: 2 lớp 6 (6A và 6C) của trường THCS Phương Giao.
- Giáo viên trực tiếp giảng dạy bộ môn Vật lí 6 năm học 2007 – 2008 có 2 đ/c.
1. Khảo sát đối tượng
- Tổng số học sinh lớp 6A và 6C: 74 em.
Trong đó: Nữ: 37 em.
Nam: 37 em.
Dân tộc: 28 em.
Khuyết tật: 01 em.
Lưu ban: 15 em.
- Kết quả khảo sát chất lượng đầu năm:
Giỏi: 01 em.
Khá: 04 em.
Trung bình: 46 em.
Yếu : 16 em.
Kém: 07em.
- Kết quả điều tra về việc hứng thú học tập bộ môn:
Thích học môn Vật lí: 25%.
Không thích học môn Vật lí: 30%.
Không biết như thế nào: 45%.
2. Nội dung kiến thức cần truyền đạt
* Chương trình: Vật lí 6 gồm 35 tiết trong đó:
Thực hành: 02 tiết.
Ôn tập, tổng kết chương: 02 tiết.
Kiểm tra: 04 tiết.
Số tiết bài học: 27 tiết.
(Trong đó gồm 18 tiết bài có thí nghiệm)
* Nội dung:
- Chương I: Cơ học
Đo chiều dài và thể tích các vật; Khối lượng. Đo khối lượng; Khái niệm lực, các lực cân bằng tác dụng lên vật đứng yên; Trọng lực (Trọng lượng). Đơn vị lực; Lực đàn hồi. Đo lực; Khối lượng riêng và trọng lượng riêng; Các máy cơ đơn giản; Đòn bẩy, mặt phẳng nghiêng, ròng rọc; Thực hành.
- Chương II: Nhiệt học
Sự nở vì nhiệt trong tự nhiên, đời sống và kỹ thuật; Các loại nhiệt kế thông dụng. Hai loại thang đo nhiệt độ(Thang oC và thang oF); Sự nóng chảy và sự đông đặc; Sự bay hơi và sự ngưng tụ; Sự sôi; Thực hành.
3. Phương pháp thực hiện
Trong mỗi bài dạy giáo viên cần phải nắm vững mục tiêu của từng bài, từ đó phân biệt được các loại thí nghiệm có trong bài học thuộc loại thí nghiệm nào ( Thí nghiệm chứng minh hay thí nghiệm khảo sát ) để tổ chức lớp học tập sao cho có hiệu quả nhất. Việc tổ chức lớp học phụ thuộc vào từng lớp, từng đối tượng học sinh và từng thí nghiệm.
Đối với lớp học trầm, tập trung nhiều học sinh yếu kém giáo, viên cần phải tổ chức tình huống học tập bằng cách giới thiệu các sự vật hiện tượng liên quan đến bài học, giới thiệu các dụng cụ thí nghiệm cần thiết, hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm, tạo tình huống để học sinh dự đoán kết quả thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm, nhận xét kết quả thí nghiệm. Từ đó rút ra nhận xét và phát hiện kiến thức.
Đối với lớp học sôi nổi, có nhiều học sinh khá giỏi thì giáo viên và học sinh cùng nêu vấn đề , nêu phương án khảo sát vấn đề. Từ đó học sinh có thể tự tổ chức phương án thí nghiệm kiểm tra và rút ra kết luận về kiến thức. Giáo viên chỉ cần quan sát, hướng dẫn, đánh giá và kết luận.
* Trong quá trình lên lớp giáo viên cần chú ý những điều sau:
- Phải soạn bài trước khi lên lớp để từ đó biết được thí nghiệm cần những dụng cụ gì, trong phòng thí nghiệm đã có những loại nào, cần phải sưu tầm thêm dụng cụ thí nghiệm hay không. Với những thí nghiệm khó cần phải làm trước để kiểm tra mức độ chính xác và thành công. Ngoài ra người thầy còn phải chuẩn bị các bảng tổng hợp của thí nghiệm, bảng kết quả thí nghiệm cho nhóm, cho lớp, phải luôn trú trọng đến hệ thống câu hỏi (Câu hỏi phải rõ nghĩa, kích thích được tư duy của học sinh).
- Cần phải chia nhóm học sinh một cách hợp lí. Trong mỗ nhóm cần hội tụ đầy đủ các đối tượng học sinh để học sinh được hổ trợ và giúp đỡ nhau trong quá trình học tập. Vai trò của các thành viên trong nhóm được luân phiên cho nhau. Ngay từ đầu năm học cần phải hướng dẫn cách thảo luận nhóm, phương pháp học cho học sinh bởi vì đây là đối tượng học sinh đầu cấp.
- Với học sinh cần phải chuẩn bị cần phải nghiên cứu và chuẩn bị bài trước khi đến lớp, từ đó biết được bài học có cần bổ xung dụng cụ thí nghiệm hay không.
- Đảm bảo an toàn trong quá trình làm thí nghiệm.
Là học sinh đầu cấp, lần đầu được tiếp súc với các dụng cụ thí nghiệm và các thí nghiệm trong giờ học. Do đó các em chưa biết cách sử dụng các thiết bị thí nghiệm và có sự lúng túng trong quá trình làm thí nghiệm. Vì thế ngay từ buổi học đầu tiên giáo viên cần chú ý đến việc hướng dẫn cách sử dụng các thiết bị, các thao tác thí nghiệm sao cho an toàn và có hiệu quả. Ví dụ như các dụng cụ đo thể tích chất lỏng, nhiệt kế (Bằng thủy tinh) cần sử dụng nhẹ nhàng, tránh va đập, vệ sinh sạch sẽ sau khi làm song thí nghiệm. Với lực kế không được sử dụng quá giới hạn đo. Các thí nghiệm trong chương II cần chú ý đến an toàn trong quá trình làm thí nghiệm vì có liên quan đến đèn cồn, các chất như rượu, dầu….
* Khi tiến hành thí nghiệm có thể thực hiện theo các thao tác sau:
+ Yêu cầu học sinh phải nắm được mục đích của thí nghiệm là gì.
+ Nhìn vào hình vẽ nêu được các dụng cụ cần thiết (Đối với các dụng cụ mà các em đã được làm quen ). Còn đối với dụng cụ mới thì giáo viên gới thiệu tên và tác dụng của từng loại.
+ Cho học sinh đọc các bước tiến hành hoặc mô tả các bước thí nghiệm, sau đó giáo viên hướng dẫn lại các bước tiến hành thí nghiệm trên bảng phụ.
+ Tổ chức cho học sinh dự đoán kết quả thí nghiệm, đề ra phương án kiểm tra dự đoán.
+ Chia nhóm học sinh, phát dụng cụ và giao thời gian thực hành thí nghiệm.
+ Các nhóm lắp ráp thí nghiệm (Với thí nghiệm rễ), còn với thí nghiệm khó thì giáo viên có thể lắp sẵn cho học sinh.
+ Các nhóm tự phân công vai trò của từng thành viên trong nhóm, xem lại các bước tiến hành và làm thí nghiệm.
+ Các nhóm ghi kết quả sau mỗi bước vào bảng kết quả.
+ Giáo viên cần phải bao quát lớp trong quá trình thực hành thí nghiệm. Phát hiện và hướng dẫn kịp thời các nhóm còn lúng túng khi làm thí nghiệm cũng như quan sát kết quả và ghi kết quả.
+ Khi hết thời gian thảo luận nhóm giáo viên yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. Dựa vào kết quả giáo viên phân tích để học sinh rút ra kết luận cần thiết cho bài học.
III. QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN
Trong chương trình Vật lí lớp 6 các thí nghiệm của học sinh được chia ra làm 2 loại chính: Thí nghiệm chứng minh và thí nghiệm khảo sát. Khi lên lớp giáo viên cần phải xác định các thí nghiệm có trong bài học thuộc loại thí nghiệm nào, phải tổ chức lớp ra sao để giờ học có hiệu quả. Có những thí nghiệm chỉ cần mô tả để rút ra kết luận, có thí nghiệm phải làm biểu diễn học sinh quan sát hiện tượng và rút ra nhận xét. Nhưng cũng có những thí nghiệm học sinh tự làm. Sau đây là một số thí nghiệm điển hình đã được áp dụng và đem lại hiệu quả cao trong năm học 2007 – 2008 vừa qua.
1. Loại thí nghiệm chứng minh những kiến thức thu thập được
Đây là loại thí nghiệm mà các em đã biết trước kết luận, chỉ dùng thí nghiệm để kểm tra kết quả. Với thí nghiệm này các em dễ dàng hơn vì chỉ cần làm theo hướng dẫn và đã biết kết quả.
Ví dụ: Bài: Đo thể tích chất lỏng
- Mục đích của thí nghiệm: Đo thể tích nước chứa trong bình.
- Chuẩn bị:
+ Dụng cụ: 1 bình chia độ có GHĐ 250 ml, 1 chai nước đầy, 1 chai chứa khoảng 1/3 nước,…
+ Giáo viên chuẩn bị sẵn cho mỗi nhóm một bảng kết quả đo thể tích chất lỏng (bảng 3.1 SGK trang 14).
- Tiến hành thí nghiệm
+ Gọi hai em đọc các bước tiến hành thí nghiệm.
+ Giáo viên nêu lại và treo bảng phụ có ghi 2 bước rõ ràng (ước lượng thể tích cần đo, kiểm tra ước lượng bằng cách đo thể tích).
+ Các nhóm phân công vai trò của từng bạn, cử người lên lấy dụng cụ thí nghiệm sau đó tiến hành làm.
+ Giáo viên yêu cầu học sinh sau mỗi bước ghi kết quả vào bảng. Nhắc nhở các em cần xác định GHĐ và ĐCNN của bình chia độ, ước lượng trước khi đo. Trong khi các nhóm làm thí nghiệm giáo viên quan sát, phát hiện những nhóm còn lúng túng. Từ đó giúp đỡ các em kịp thời.
+ Sau 7 phút yêu cầu các nhóm dừng thí nghiệm và lần lượt báo cáo kết quả thí nghiệm của nhóm mình.
+ Các nhóm báo cáo xong giáo viên thu kết quả của các nhóm. Động viên các nhóm ước lượng và đo có kết quả tương đối bằng nhau.
Qua thí nghiệm, giáo viên cần cho học sinh trả lời các câu hỏi sau:
? Mục đích của thí nghiệm là gì? (đo thể tích nước ở hai bình).
? Người ta đo thể tích chất lỏng bằng dụng cụ gì? (bình chia độ, ca đong)
2. Mô tả thí nghiệm để rút ra kết luận
Đây là loại thí nghiệm các em cần quan sát, phân tích hình ảnh trong sách giáo khoa để thấy quá trình làm thí nghiệm rồi rút ra kết luận.
Ví dụ: Bài : Đo thể tích vật rắn không thấm nước
- Mục đích của thí nghiệm: Biết đo thể tích của vật rắn không thấm nước có hình dạng phức tạp.
Phần một: Giáo viên đặt câu hỏi:
? Nhìn vào hình hình 4.2 SGK vật lí lớp 6 (15) hãy nêu các dụng cụ thí nghiệm.
+ Bình chia độ có GHĐ 550 ml, ĐCNN 10ml.
+ Một hòn đá có dây buộc.
? Nêu các bước tiến hành.
+ Đổ nước vào bình chia độ đến mức 150ml.
+ Thả chìm hòn đá vào bình chia độ, mực nước
dâng lên 200ml.
? Tìm thể tích hòn đá bằng cách nào.
200ml – 150ml = 50ml (lấy mực nước sau trừ đi mực nước ban đầu).
Phần hai: Giáo viên đặt vấn đề:
Khi mà vật rắn không thấm nước không bỏ lọt bình chia độ thì có cách nào để đo thể tích của nó không?
? Nhìn vào hình 4.3 SGK vật lí 6 (15) em hãy nêu những dụng cụ cần thết để tiến hành thí nghiệm.
+ Bình chia độ có GHĐ: 100 cm3; ĐCNN: 10 cm3.
+ Một bình tràn, 1 bình chứa, 1 hòn đá.
? Hãy mô tả các bước tiến hành.
Hình a: Đổ nước vào bình tràn đầy đến vòi, dưới vòi có bình chứa (bình chứa không có nước).
Hình b: Thả chìm hòn đá vào bình tràn làm nước tràn ra bình chứa.
Hình c: Lấy nước từ bình chứa đổ vào bình chia độ . Mực nước trong bình chỉ 80 cm3 .
- Tiến hành
thí nghiệm
- Qua thí nghiệm học sinh trả lời các câu hỏi sau:
? Hòn đá có thể tích là bao nhiêu? (80 cm3)
? Người ta đo thể tích vật rắn không thấm nước bằng những dụng cụ nào? (bình tràn, bình chia độ).
* Chú ý:
+ Trước khi xác định thể tích của viên đá hoặc sỏi phải rửa sạch và lau khô.
+ Khi đổ nước vào bình chia độ hoặc ống nghiệm phải cầm bình chia độ hoặc ống nghiệm hơi nghiêng một chút để nước khỏi rớt ra ngoài.
+ Trong khi đo ống nghiệm hoặc bình chia độ phải đặt thẳng đứng để kết quả đọc được chính xác.
+ Ước lượng thể tích trước khi đo. Làm như vậy để học sinh quen vơi việc xác định thể tích của vật.
3. Loại thí nghiệm học sinh quan sát giáo viên làm
Với các thí nghiệm khó, có tính chất nguy hiểm, khó thành công thì giáo viên cần làm thí nghiệm để học sinh quan sát hiện tượng xảy ra sau đó giáo viên đưa ra các câu hỏi dẫn dắt giúp học sinh rút ra những kết luận cần tìm.
Ví dụ 1: Bài: Một số ứng dụng của sự nở vì nhiệt
- Mục đích thí nghiệm: Qua quan sát giáo viên làm thí nghiệm, học sinh thấy được sự nở vì nhiệt của chất rắn khi bị ngăn cản thì có thể gây ra những lực rất lớn.
- Tiến hành thí nghiệm:
+ Giáo viên giới thiệu dụng cụ thí nghiệm: Bộ dụng cụ thí nghiệm lực xuất hiện trong sự co dãn vì nhiệt (Gồm 1 thanh thép đặt trên 1 giá đỡ, một số chốt gang để xuyên qua lỗ nhỏ trên thanh thép, ốc vặn thanh thép cho chặt vào giá đỡ, bông tẩm cồn đặt trong một hộp nhôm thay cho đèn cồn, một khăn bông được tẩm nước lạnh).
+ Giáo vên cho một số em dùng sức mình để bẻ chốt gang.
? Em có bẻ gẫy được chốt ngang hay không. (không)
? Theo em muốn bẻ gẫy được chốt gang này phải cần một lực có độ lớn như thế nào. (lực có cường độ lớn)
+ Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát chốt gang trước khi làm thí nghiệm. Chốt hai đầu thanh kim loại chưa nung nóng bằng ốc vặn phía trong ở một đầu còn đầu kia chốt bằng chốt gang.
? Điều gì sẽ xảy ra khi đốt nóng thanh thép bằng ngọn lửa đèn cồn. (học sinh dự đoán: gẫy; không có hiện tượng gì; cong)
+ Giáo viên tiến hành đốt thanh thép bằng bông tẩm cồn. Thời gian đốt thanh thép sau 2 – 4 phút . Để thí nghiệm xảy ra nhanh cần tránh gió của quạt và gió của trời.
+ Trong quá trình đốt nóng thanh thép giáo viên hỏi:
? Có hiện gì đối với thanh thép khi bị đốt nóng (thanh thép nở ra).
Sau khi thí nghiệm kết thúc (khi chốt gang đã bị gẫy) giáo viên tắt bông cồn.
? Có hiện gì xảy ra đối với chốt gang (chốt gang bị gẫy).
? Chốt gang gẫy chứng tỏ điều gì (khi dãn nở vì nhiệt nếu gặp vật ngăn cản sẽ gây ra một lực rất lớn).
? Đưa chốt gang ra lỗ ngoài của thanh thép, cố định chốt bằng ốc. Điều gì sẽ xảy ra khi làm lạnh thanh thép? (học sinh dự đoán: thanh thép ngắn lại, thanh thép không thay đổi, chốt gang gẫy, chốt gang không gẫy).
+ Giáo viên tiến hành thí nghiệm kiểm chứng: Đưa chốt gang ra phía ngoài, tắt lửa và vặn chặt ốc vít. Dùng khăn đã tẩm nước đá lạnh đắp vào thanh thép.
? Có hiện tượng gì khi thanh thép gặp lạnh? (Co lại).
? Vì sao em biết? (Chất rắn co lại khi lạnh đi).
? Hiện tượng gì xảy ra đối với chốt gang? ( Chốt gang bị gẫy ).
? Chốt gang gẫy chứng tỏ điều gì? ( Khi co lại vì nhiệt nếu gặp vật cản sẽ gây ra một lực rất lớn ).
- Qua thí nghiệm học sinh cần trả lời được câu hỏi:
? Khi co dãn vì nhiệt nếu gặp vật cản thì có hiện tượng gì xảy ra.
* Chú ý:
Thanh thép khi bị đốt nóng rất rễ gây bỏng nếu ta vô ý chạm vào. Vì vậy giáo viên phải chú ý đảm bảo an toàn cho học sinh và cả giáo viên.
Sau khi làm thí nghiệm xong phải lau chùi dụng cụ thí nghiệm sạch và khô để có thể dùng lâu dài.
Ví dụ 2: Bài: Sự nóng chảy - Sự đông đặc
* Mục đích của thí nghiệm:
Qua quan sát thí nghiệm do giáo viên làm về sự nóng chảy và sự đông đặc của băng phiến, học sinh biết khái quát: Mỗi chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng đông đặc ở nhiệt độ đó. Trong suốt thời gian nóng chảy và đông đặc của một chất thì nhiệt độ không đổi.
* Thiết bị: 1 chân đế, 1 kiềng, 2 kẹp vạn năng, 1 lưới đồng hay sắt, 1 ống nghiệm có chia độ, băng phiến, nước sạch, khăn lau, 1 thanh trụ 500mm, 3 khớp nối chứ thập, 1 cốc đốt, 1 nhiệt kế 0 – 100oC, 1 đèn cồn.
* Tiến hành thí nghiệm:
- Thí nghiệm 1: Sự nóng chảy
+ Bố trí thí nghiệm như hình 24.1(SGK). Đổ băng phiến đã được nghiền nhỏ vào ống nghiệm có chia độ, cắm nhiệt kế vào băng phiến sao cho bầu đựng thuỷ ngân của nhiệt kế ngập trong băng phiến. Đổ nước lã vào cốc đốt, đặt ống nghiệm vào cốc đốt sao cho đáy ống nghiệm không chạm vào đáy cốc đốt. Châm lửa đèn cồn đun cốc đốt.
? Điều gì sẽ xảy ra khi đun cốc đốt.
? Nhiệt độ của băng phiến có tăng lên hay không? Vì sao em biết?
+ Giáo viên yêu cầu học sinh theo dõi nhiệt độ của băng phiến tới 60oC thì sau 1 phút lại ghi lại nhiệt độ và trạng thái (rắn hay lỏng) của băng phiến theo bảng hướng dẫn trong SGK. Ghi cho đến khi nhiệt độ của băng phiến đạt 86oC. Đến giai đoạn 80oC có vài phút nhiệt độ vẫn là 80oC. Đó là lúc băng phiến đang nóng chảy. Khi băng phiến đang nóng chảy thì trong suốt thời gian nóng chảy nhiệt độ của băng phiến vẫn là 80oC.
Giáo viên nêu các câu hỏi C1 , C2 , C3, C4 , C5 trong SGK trang 76 để học sinh trả lời.
+ Kết quả thí nghiệm:
+ Ở nhiệt độ 80oC, băng phiến đã bị nóng chảy.
+ Trong suốt thời gian nóng chảy, nhiệt độ của băng phiến không thay đổi.
- Thí nghiệm 2: Sự đông đặc
+ Khi băng phiến đã nóng chảy hết, đun tiếp cho đến khi nhiệt độ băng phiến đạt 90oC thì tắt đèn cồn, lấy cả ống nghiệm và nhiệt kế ra khỏi nước nóng. Sau 1 phút lại ghi lại nhiệt độ và trạng thái của băng phiến vào bảng như SGK cho đến khi nhiệt độ và trạng thái của băng phiến giảm xuống 60oC thì thôi ghi và lấy nhiệt kế ra.
+ Giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời theo các câu hỏi C1, C2, C3, C4 trong SGK trang 78.
+ Kết quả thí nghiệm:
+ Băng phiến đông đặc ở 80oC. Một chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng đông đặc ở nhiệt độ ấy
+ Trong thời gian đông đặc, nhiệt độ của chất đó không thay đổi.
* Chú ý:
Thời gian, nhiệt độ và trạng thái của chất nóng chảy và đông đặc chỉ là tương đối vì nó phụ thuộc vào nhiều yếu tố như lượng nước trong cốc đốt, Ø ống nghiệm, lượng băng phiến, độ to nhỏ của đèn cồn, gió…., nhưng nhiệt độ nóng chảy vẫn là 80oC.
Có thể dùng nước ấm 50oC – 60oC để tránh mất thời gian đun nóng nước.
Lấy nhiệt kế khi băng phiến ở thể lỏng để tránh vỡ nhiệt kế và phải dùng khăn khô mềm lau sạch băng phiến trên nhiệt kế.
Cần tiến hành thí nghiệm hết sức cẩn thận, tránh va trạm mạnh.
4. Thí nghiệm học sinh tự làm để rút ra kết luận
Đây là loại thí nghiệm khó đối với các em vì chỉ có làm thí nghiệm các em mới rút ra được kết luân. Nếu thí nghiệm không thành công thì không rút ra được kết luận về kiến thức bài học. Với loại thí nghiệm này cần chú ý đến điều kiện thí nghiệm ở các nhóm phải như nhau để có cùng một kết quả.
Ví dụ: Bài: Ròng rọc
- Mục đích của thí nghiệm: Qua thí nghiệm, học sinh biết tác dụng của từng loại ròng rọc đang được sử dụng trong kỹ thuật và đời sống.
- Tiến hành thí nghiệm:
+ Gọi một học sịnh đọc phần dụng cụ thí nghiệm: Lực kế, khối trụ kim loại (gia trọng), giá đỡ, ròng rọc cố định, ròng rọc động, dây kéo.
+ Gọi một em đọc các bước tiến hành.
+ Gọi một em nhìn vào hình 16.3; 16.4; 16.5 SGK vật lí 6 (51) nêu cách làm.
Hình 16.3: Đo lực kéo vật theo phương thẳng đứng.
Hình 16.4: Đo lực kéo vật qua ròng rọc cố định.
Hình 16.5: Đo lực kéo vật qua ròng rọc động.
+ Giáo viên hướng dẫn:
Với ròng rọc cố định cần lắp thí nghệm theo thứ tự: Chân đế, thanh trụ, khớp nối chữ thập để ở vị trí cao nhất. Trục ròng rọc được vít chặt nằm ngang để treo ròng rọc cố định.
Đầu tiên giáo viên hướng dẫn học sinh dùng lực kế móc trực tiếp vào gia trọng và kéo từ từ lên theo phương thẳng đứng rồi đọc kết quả. Sau đó hướng dẫn học sinh dùng dây mềm buộc một đầu vào gia trọng rồi vắt qua ròng rọc, đầu kia móc vào lực kế. Kéo từ từ lực kế theo phương thẳng đứng xuống dưới, đọc kết quả. Sau đó kéo từ từ theo phương nghiêng, đọc kết quả.
Với ròng rọc động: Giáo viên hướng dẫn học sinh móc lực kế vào cả gia trọng và ròng rọc động rồi đọc số chỉ của lực kế, ghi kết quả.
Dùng 1 đoạn dây dài khoảng 60mm một đầu buộc vào trục cố định trên giá. Dây luồn vào rãnh của ròng rọc động đã treo gia trọng, đầu kia móc vào lực kế như hình sau.
Kéo từ từ lực kế theo phương thẳng đứng. Quan sát số chỉ của lực kế và ghi kết quả.
+ Giáo viên chia nhóm học sinh, giao dụng cụ thí nghiệm . Yêu cầu các nhóm phân công các thành viên trong nhóm, làm thí nghiệm và ghi kết quả vào bảng trong vòng 7 phút.
+ Giáo viên giới thiệu bảng kết quả thí nghiệm trên bảng phụ:
Lực kéo vật lên trong trường hợp
Chiều của lực kéo
Độ lớn của lực kéo
- Không dùng ròng rọc
……….……….
…..N
- Dùng ròng rọc cố định
……………….
…..N
- Dùng ròng rọc động
……………….
…..N
+ Sau 7 phút yêu cầu học sinh dừng thí nghiệm.
? Nhóm 1 , 2 báo cáo kết quả hình 16.3
? Nhóm 3 , 4 báo cáo kết quả hìng 16.4
? Nhóm 5 , 6 báo cáo kết quả hình 16.5
+ Giáo viên ghi kết quả của các nhóm vào bảng kết quả thí nghiệm và tổ chức lớp thảo luận trả lời các câu hỏi:
? Hãy so sánh độ lớn của lực kéo vật khi dùng ròng rọc cố định và trọng lượng của vật ? (độ lớn của lực kéo vật khi dùng ròng rọc cố định bằng và trọng lượng của vật).
? Dùng ròng rọc cố định giúp con người làm việc như thế nào ? (đổi chiều lực kéo vật so với kéo trực tiếp).
? Khi dùng ròng rọc động lực kéo vật so với trọng lượng của vật như thế nào ? (nhỏ hơn).
? Vậy dùng ròng rọc động có ích lợi gì ? (dùng lực kéo nhỏ hơn trọng lượng của vật).
* Qua thí nghiệm học sinh trả lời được câu hỏi:
? Dùng ròng rọc có tác dụng gì ? (học sinh trả lời trong cả hai trường hợp).
Ròng rọc cố định giúp làm thay đổi hướng của lực kéo so với khi kéo trực tiếp.
Ròng rọc động còn giúp lực kéo vật lên nhỏ hơn trọng lượng của vật.
* Chú ý : Chọn lưc kế có giới hạn đo lớn hơn trọng lượng của vật.
+ Khi kéo phải kéo từ từ.
+ Các trục ròng rọc phải trơn nhẵn.
IV. KẾT QUẢ THỰC HIỆN
Trong năm học 2007 – 2008 với việc áp dụng sáng kiến này học sinh lớp 6A và 6C của trường THCS Phương Giao đã đạt được kết quả cao trong môn Vật lí. Đa số học sinh nắm được các dụng cụ thí nghiệm, biết cách tiến hành các thí nghiệm có trong chương trình, kỹ năng thực hành thành thạo. Phần lớn các em phân loại được các loại thí nghiệm, yêu thích môn Vật lí, thích khám phá cái mới và say mê với việc làm thí nghiệm.
* Kết quả học tập môn Vật lí cuối năm:
- Loại giỏi: 03 em (4,0%)
- Loại khá: 14 em (18,9 %)
- Loại TB: 42 em (56,8 %)
- Loại yếu: 14 em (18,9 %)
- Loại kém: 01 em (1,4 %)
* Kết quả điều tra về việc hứng thú học tập của học sinh trong năm học:
- Thích học môn Vật lí: 80,8 %
- Không thích học môn Vật lí: 8,2 %
- Không biết như thế nào: 11 %
* Những tồn tại trong quá trình thực hiện:
- Một số thiết bị thí TN chưa có kết quả chính xác. Ví dụ như lực kế, nhiệt kế.
- Thiết bị thí nghiệm đã bị hư hỏng không còn đủ cho 6 nhóm học sinh thực hành. Ví dụ như nhiệt kế y tế, lực kế loại 1N, mặt phẳng nghiêng, đòn bẩy.
- Trong thí nghiệm xác định khối lượng riêng của sỏi kết quả sau khi đo và tính toán tương đối chính xác với bảng khối lượng riêng (SGK - 37).
C - Phần thứ ba
KẾT LUẬN
1. Những kết luận trong quá trình nghiên cứu và bài học kinh nghiệm
Để kích thích tư duy, hứng thú học tập của học sinh. Trong năm học 2007 – 2008 tôi đã vận dụng sáng kiến này vào việc dạy học Vật lí đối với đối tượng học sinh lớp 6 của trường THCS Phương Giao. Tuy kết quả đạt được chưa cao, song cũng giúp đại đa số học sinh yêu thích môn Vật lí, biết thao tác thí nghiệm để hình thành và kiểm nghiệm kiến thức.
Trong quá trình ngiên cứu và áp dụng sáng kiến “ Rèn luyện khả năng làm thí nghiệm thực hành Vật lí cho học sinh lớp 6 ” tôi rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau:
- Khi làm thí nghiệm cả giáo viên và học sinh cần phải nắm được mục đích của thí nghiệm.
- Nắm chắc các bước tiến hành thí nghiệm. Thao tác thí nghiệm cẩn thận, chính xác. Tránh làm đi làm lại thí nghiệm nhiều lần, mất tính thuyết phục.
- Với các thí nghiệm cần cho học sinh dự đoán trước hiện tượng, kết quả. Từ đó tiến hành thí nghiệm kiểm tra dự đoán và kết luận dự đoán.
- Đối với những thí nghiệm giáo viên làm biểu diễn cần phải làm trước khi lên lớp. Giải quyết trước các tình huống có thể xảy ra. Thí nghiệm phải thành công và có tính thuyết phục.
- Với những thí nghiệm học sinh làm theo nhóm: Giáo viên cần phải hướng dẫn, gợi ý cách làm. Trong khi học sinh làm thí nghiệm giáo viên luôn luôn phải quan sát, hướng dẫn kịp thời các nhóm còn lúng túng, không biết tiến hành, quan sát và ghi kết quả.
- Khi có kết quả thí nghiệm cần phải tổ chức và điều khiển lớp hình thành kiến thức bằng những câu hỏi kích thích tư duy học sinh.
- Có sự kết hợp tốt giữa các nhóm (các nhóm nhận nhận xét đánh giá lẫn nhau), giáo viên thường xuyên động viên khi học sinh thao tác, có kết quả tốt, phê bình những học sinh chưa có ý thức học tập, chưa tích cực trong giờ học.
2. Những kiến nghị đề xuất
- Cần mở các lớp tập huấn cho các giáo viên dạy Vật lí 6 về kỹ năng làm thí nghiệm để giúp cho họ có điều kiện giảng dạy tốt hơn.
- Thường xuyên mở các hội nghị chuyên đề về phương pháp giảng dạy môn Vật lí để các giáo viên được giao lưu, học tập kinh nghiệm lẫn nhau.
- Đồ dùng thí nghiệm cần có sự chính xác cao. (đặc biệt là lực kế và nhiệt kế)
- Thường xuyên bổ xung các thiết bị thí nghiệm bị hết, và hư hỏng.
- Cần phải có phòng học bộ môn để các giờ học được diễn ra thuận lợi và hiệu quả hơn.
Trên đây là một số những kinh nghiệm đã được vận dụng trong năm học 2007 – 2008 của tôi. Tuy chỉ là ý kiến của riêng mình song tôi cũng mạnh dạn trình bày để các đồng chí tham khảo. Trong quá trình nghiên cứu và thử nghiện không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy rất mong được sự tham gia đ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Rèn luyện khả năng làm thí nghiệm thực hành vật lý cho HS lớp 6.doc