Đề tài Rèn luyện kỹ năng phân tích cho học sinh trong học tập địa lí lớp 9

Dạy học là vấn đề cốt yếu của nhà trường tuy người ta đề ra các phương pháp chung , các kỹ năng rèn luyện cho học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức tuy nhiên cách truyền đạt như thế nào thì mang đậm tính chủ quan của từng giáo viên Phương pháp dạy học không nhất thiết phải theo một khuôn mẫu nào? tuỳ theo từng người và năng lực cũng như bản lĩnh sư phạm của từng giáo viên để làm nên thành công .Đề tài tuy không mới song nó cũng là vấn đề cần đặt ra để bàn trong quá trình dạy học hiện nay .Giới hạn đề tài chỉ tập trung vào đối tượng học sinh lớp 9 trong môn địa lý

doc7 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7261 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Rèn luyện kỹ năng phân tích cho học sinh trong học tập địa lí lớp 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG : THCS QUANG TRUNG Tổ : Sử - Địa –CD Năm học 2009 -2010 ****** SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÂN TÍCH CHO HỌC SINH =============== TRONG HỌC TẬP ĐỊA LÍ LỚP 9 ====== ( Người thực hiện : Nguyễn Văn Thận ) I.ĐẶT VẤN ĐỀ :Chúng ta đang tiếp tục thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực đây là một quá trình lâu dài và phức tạp Tinh thần của đổi mới phương pháp là biến quá trình dạy học thành quá trình tự học và tự khám phá xây dựng kiến thức của người học với vai trò dẫn dắt không thể thiếu của người giáo viên.Luật giáo dục điều 28.2 ghi rõ : “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác chủ động sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học , môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng , vận dụng kiến thức vào thực tiễn tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui hứng thú học tập của học sinh” Định hướng chung của đổi mới phương pháp là “ Tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh giúp HS hướng tới học tập chủ động chống lại thói quen học tập thụ động Với yêu cầu trên đòi hỏi người thầy phải tổ chức chỉ đạo điều khiển các hoạt động học tập tự giác của HS người thầy sẽ không còn là người phát thông tin duy nhất không phải là người hoạt động chủ yếu như trước đây mà sẽ là người tổ chức điều khiển quá trình học tập của HS Trong những năm qua với tình hình thực tế ở địa phương cũng như đặc điểm tâm lí của HS bậc THCS.Trong nhiều phương pháp nhiều kỹ năng rèn luyện cho HS tôi đã áp dụng kỹ năng phân tích để cho học sinh tiếp thu kiến thức một cách tư duy nhất dễ hiểu nhất thông qua 3 kênh số, hình , chữ qua các kỹ năng : làm việc với Bản đồ , Mô hình, Tranh ảnh địa lý, Bảng số liệu .Rèn luyện kỹ năng phân tích là tạo điều kiện cho HS phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của mình một cách tốt nhất đảm bảo yêu cầu đổi mới PP dạy học và rèn luyện nhiều kỹ năng cho các em Một điều dễ nhận thấy nữa đó là HS thường quan niệm địa lí là môn học bài thuần túy thầy ghi chữ nào thì học chữ ấy mà phải xác định mỗi câu chữ ghi trong bài là một kết luận của quá trình tư duy nên có thể đặt ra nhiều câu hỏi là nó bắt đầu từ đâu và được diễn dịch như thế nào ? có làm như vậy HS mới thấy rằng cũng như các môn học khác địa lí cũng góp phần phát triển tư duy, góp phần hình thành nhân cách trong quá trình giáo dục, một phần nào đó xóa đi quan niệm môn chính, môn phụ II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ : *MỤC TIÊU Theo tinh thần chung nhiệm vụ của người giáo viên dạy địa lý cần rèn luyện cho HS một số kỹ năng : đó là -Kỹ năng làm việc với bản đồ , mô hình -Kỹ năng làm việc với tranh ảnh địa lý, Bảng số liệu thống kê, Biểu đồ Như vậy kỹ năng phân tích là gì? Quy trình thực hiện ra sao? Thực hiện như thế nào và kỹ năng này có tác dụng gì trong dạy học địa lý đó là tất cả vấn đề tôi sẽ trình bày như sau : 1.Về lý luận: Kỹ năng là phương thức thực hiện một hành động nào đó thích hợp với mục đích và những điều kiện hành động. Kỹ năng địa lí thực chất là những hoạt động thực tiễn mà HS hoàn thành được một cách có ý thức trên cơ sở những kiến thức địa lý sẵn có .Muốn có kỹ năng trước hết phải có kiến thức và vận dung kiến thức vào thực tiễn 2.Về ý nghĩa : Kỹ năng địa lý là điều kiện cần thiết giúp HS có khả năng chủ động trong việc hai thác kiến thức từ các phương tiện và tài liệu học tập, phát triển năng lực tự học tự phát hiện tri thức và khả năng vận dụng kiến thức đã học vào thực tế cuộc sống Nâng cao chất lượng học tập của HS trong quá trình dạy học việc hình thành kỹ năng cho HS thông qua 3 giai đoạn *Giai đoạn định hướng: Giai đoạn này HS phải hiểu rõ mục tiêu của hành động cách tiến hành và các phương tiện cần thiết để thực hiện hành động.Trong bước này HS cần hiểu rõ : Cần thực hiện kỹ năng gì? Kỹ năng đó dùng để làm gì? Nó có tác dụng như thế nào trong học tập địa lý ? HS nắm được các thành phần hoạt động của kỹ năng ( Hoạt động với đồ dùng học tập, Hoạt động phân tích, so sánh ) *Giai đoạn thể hiện : HS tự hoạt động theo cách thức và trình tự đề ra có thêm yếu tố sáng tạo rồi trình bày kết quả thành văn bản * Giai đoạn kiểm tra: Kiểm tra đánh giá các thao tác hành động mà HS thực hiện Như vậy khi xác lập các kỹ năng địa lý HS phải tự xác lập cho mình những thao tác, những hành động bằng con đường phân tích tổng hợp so sánh .Trên cơ sở xem xét phân tích vấn đề để rút ra một số kết luận cần thiết nhất , tinh giản và khắc sâu Trong chương trình địa lý 9- Địa lý kinh tế xã hội Việt nam có nhiều khái niệm trừu tượng và từ sách giáo khoa ta gặp một số trường hợp sau : Một là : đoạn viết diễn đạt cho một khái niệm ,một chủ đề kiến thức quá dài nên khi cần rút ra khái niệm tinh gọn nhất thì học sinh bị lúng túng Hai là : Đoạn viết diễn đạt cho một đơn vị kiến thức quá ngắn gọn nên khi hình thành khái niệm GV cần phân tích sâu và diễn dịch thêm Ba là: Cần phải chứng minh lại những khái niệm, những kiến thức đã học thông qua Biểu đồ và bảng số liệu và kiến thức từ thực tiễn cuộc sống sinh động Nếu như GV không định hướng cách phân tích cụ thể thì học sinh sẽ gặp khó khăn khi tìm hiểu các vấn đề trên *THỰC TRẠNG : Do quan niệm và đặc thù của cấp THCS nên địa lý vẫn là môn học bị học sinh xem nhẹ không quan tâm học như các môn học khác, từ suy nghĩ đó nên học sinh rất chủ quan xem nhẹ môn học này các em chủ yêú cho đây là môn học bài thuần tuý nên chỉ học trong vở thầy ghi chữ nào thì học chữ ấy nếu hỏi rằng khái niệm đó bắy đầu từ đâu và sinh ra những hệ quả gì thì các em không trả lời được như vậy sẽ không đáp ứng đượcyêu cầu của môn học, Cần lưu ý rằng kiến thức của bộ môn địa lí có liên quan chặt chẽ với nhau từ lớp 6 là những kiến thức đại cương ban đầu về trái đất sẽ làm nền tản cho kiến thức lớp 7 về các môi trường địa lí và thiên nhiên con người ở các châu lục và đó sẽ là cơ sở để vận dụng khi học đến địa lý của tổ quốc ta .Như vậy kiến thức địa lý là một tổng hợp thể trong mối quan hệ chung của toàn cấp học Hơn nữa kiến thức địa lí vừa mang tính của tự nhiên và vừa mang tính xã hội với không gian lãnh thổ rộng lớn và thay đổi theo thời gian muốn hình thành các khái niệm địa lý đều có tính tư duy cao và đặc biệt là môn địa lí kinh tế xã hội 9 có nhiều khái niệm trừu tượng đòi hỏi trí tưởng tượng cao như: Vùng chuyên canh cây công nghiệp, Tam giác tăng trưởng kinh tế , Vùng kinh tế trọng điểm, Quá trình đô thị hoá , cơ cấu kinh tế . . . .. Với thực trạng giữa yêu cầu kiến thức và mức độ tiếp thu của học sinh đòi hỏi người giáo viên phải có phương pháp thích hợp để đạt chất lượng và hoàn thành nhiệm vụ được giao LỊCH SỬ VÀ GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI Dạy học là vấn đề cốt yếu của nhà trường tuy người ta đề ra các phương pháp chung , các kỹ năng rèn luyện cho học sinh trong quá trình lĩnh hội tri thức tuy nhiên cách truyền đạt như thế nào thì mang đậm tính chủ quan của từng giáo viên Phương pháp dạy học không nhất thiết phải theo một khuôn mẫu nào? tuỳ theo từng người và năng lực cũng như bản lĩnh sư phạm của từng giáo viên để làm nên thành công .Đề tài tuy không mới song nó cũng là vấn đề cần đặt ra để bàn trong quá trình dạy học hiện nay .Giới hạn đề tài chỉ tập trung vào đối tượng học sinh lớp 9 trong môn địa lý *GIẢI PHÁP : Là giáo viên giảng dạy bộ môn địa ý lớp 9 nhiều năm tôi nêu lệ một số phương pháp để truyền đật các khái niệm địa lý có tính trừu tượng và cho học sinh tính khái quát cao trong mối liên hệ địa lý tránh tình trạng học lệch, học tủ Một số ví dụ minh họa VD1:Để hình thành khái niệm Ngành công nghiệp trọng điểm ( Bài 12) ngoài thuật ngữ thì SGK viết “Công nghiệp trọng điểm đó là những ngành chiếm tỷ trọng cao trong giá trị sản lượng công nghiệp, được phát triển dựa trên thế mạnh về tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động ,nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và tạo ra nguồn hàng xuất khẩu chủ lực.sự phát triển của những ngành này có tác động thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế” Đoạn viết diễn đạt khái niệm quá dài nên GV cần định hướng cho HS tinh gọn khái niệm theo hình thức sơ đồ hóa: Em hãy tìm 3 đặc trưng cơ bản của ngành công nghiệp trọng điểm sau khi hướng dẫn HS phân tích GV kết lại như sau : Công nghiệp trọng điểm - Có điều kiện phát triển lâu dài -Hiệu quả kinh tế cao -Thúc đẩy quá trình CNH Từ kết luận ngắn gọn này trước tiên HS nắm được cốt lõi của vấn đề sau đó các em sẽ diễn dịch ra trong quá trình học tập để hiểu sâu hơn Trong bài ôn tập giữa học kì 1 kiến thức quá nhiều GV làm thế nào để chuyển tải các kiến thức trong bài ôn tập đến với các em mà không bỏ sót kiến thức nào để làm như vây tôi đã hướng dẫn HS ôn tập như sau : VD2 ÔN TẬP I.Kiến thức chương I Địa lý dân cư Dân tộc Dân số Dân cư Lao động, việc làm Chất lượng CS (HDI) Chương II ĐỊA LÍ KINH TẾ NÔNG, LÂM ,NGƯ CÔNG NGHIỆP –XÂY DƯNG DỊCH VỤ ( giao thông, Bưu chính, thương mại, du lịch} Sự phát triển nền kinh tế việt nam Hoặc trường hợp từ bài học ta tổng hợp các kiến thức vào bảng như sau nhằm tạo cho học sinh những kỹ năng biết rút gọn những kiến thức chính và các thao tác làm việc nhóm với nhau VD3:Bài 8: Ngành trồng trọt Tiêu chí/ L.cây Cây lương thực Cây công nghiệp C.ăn quả, Tphẩm Cơ cấu Vai trò Thành tựu Vùng trọng điểm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . Hình thành khái niệm chất lượng cuộc sống (Chỉ số HDI) Qua đoạn viết SGK đặt câu hỏi Chất lượng cuộc sống (Chỉ số HDI) được đánh giá trên các tiêu chí nào? VD4: HDI - Giáo dục ( tỷ lệ người lớn biết chữ - Ytế : ( tuổi thọ, tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh ) - Thu nhập ( GDP/ người ) Đặc biệt là các bài Địa lý của phần SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ Trong các bài của chương này đề cập đến các vùng kinh tế trên lãnh thổ nước ta cụ thể là : - Vùng trung du và miền núi Bắc bộ Vùng đồng bằng sông Hồng Vùng Bắc trung bộ Vùng duyên hải Nam trung bộ Vùng Tây nguyên Vùng đông nam bộ Vùng đồng bằng Sông Cửu long Các vùng này về dàn bài đều các chung các đề mục đó là I.Vị trí địa lí – giới hạn lãnh thổ II.Điều kiện tự nhiên –tài nguyên thiên nhiên III.Đặc điểm dân cư –xã hội IVTình hình phát triển kinh tế ( Nông nghiệp, công nghiệp, Dịch vụ) V.Các trung tâm kinh tế và vùng kinh tế trọng điểm Tuy các vùng kinh tế đều có dàn bài chung song mỗi vùng kinh tế đều có một thế mạnh riêng và có đặc điểm về tự nhiên, dân cư kinh tế xã hội hoàn toàn khác nhau để tránh sự nhầm lẫn giữa vùng này với vùng khác nên trong quá trình dạy học điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của mỗi vùng tôi chú ý tập trung vào những thuận lợi và khó khăn do điều kiện tự nhiên mang lại để phát triển kinh tế trên cở phân tích đặc điểm địa hình, khí hậu, sông ngòi . . . . và lien tục so sánh với các vùng khác để học sinh khắc sâu kiến thức hơn VD5 : Bài 35: VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2;Điều kiện tự nhiên , tài nguyên thiên nhiên a.Thuận lợi : ( . . . . ) b.Khó khăn: Tìm những khó khăn của ĐBSCL do thiên nhiên mang lại và giải pháp khắc phục cách triển khai kiến thức như sau : KHÓ KHĂN GIẢI PHÁP -Diện tích đất phèn, đất mặn còn quá lớn Cải tạo ( thau chua, Rửa mặn ) ( giải thích ) -Thiếu nước ngọt trong mùa khô Xây cống ngăn mặn, dự trữ ( giải thích ) nước ngọt -Lũ kéo dài nhiều tháng Sống chung với lũ . . . . . . . ( Phân tích và giải thích ) VD6 : Vấn đề rèn luyện kỹ năng Biết một số kỹ năng sau -Xử lý số liệu và vẽ các loại biểu đồ: tròn, cột chồng, Miền,đường biểu diễn, cột -Biết Lập sơ đồ các mối quan hệ kiến thức -Biết tính tỷ lệ tăng tự nhiên, Mật độ dân số, tỷ lệ phụ thuộc, tỷ lệ nam nữ Tuy nhiên trong cùng một bản số liệu ta có thể phát huy học sinh vẽ nhiều loại biểu đồ cho thích hợp đơn giản và khoa học Bài 37: THỰC HÀNH VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ Xử lý bảng số liệu 37.1 từ số liệu tuyệt đối chuyển sang số liệu tương đối Các chỉ tiêu (nghìn /tấn) Cả nước ĐBSCL ĐBSH SL TL % SL TL% SL TL % Cá biển K/thác 1189.6 100 493.8 41.5 54.8 4.6 Cá nuôi 486.4 100 283.9 58.4 110.9 22.8 Tôm nuôi 186.2 100 142.9 76.1 73 3.9 với bảng số liệu này ta có thể cho học sinh vẽ rất nhiều loại biểu đồ cụ thể : Biểu đồ tròn, Biểu đồ cột so sánh, biểu đồ cột chồng Chia các nhóm vẽ và sau đó cho các em phân tích Như vậy làm thế nào khi học xong các vùng kinh tế học sinh thấy được nét nổi bật đặc trưng về vùng đó mà không lẫn lộn với các vùng kinh tế khác * THỰC NGHIỆM:Qua những khái niệm được phân tích và thu gọn theo sơ đồ hóa thì học sinh dễ chắt lọc kiến thức trành tình trạng học sinh học vẹt khi GV gọi lệ trả lời thì cứ nhằm vào SGK mà đọc không biết chọn đâu là kiến thức chính , Chỉ có thể trả lời được câu hỏi khi Hs nắm được bản chất của vấn đề , Bản chất của vấn đề là gì? Là những cái cốt lõi nhất khí các em đã tìm ra và phát hiện trong quá trình tư duy Và còn nhiều ví dụ khác Với cách phân tích như vậy HS sẽ nắm chắc sâu kiến thức qua nhiều năm chất lượng môn địa lí 9 của tôi phụ trách luôn đạt tỷ lệ 100% trong các đợt kiểm tra học kì ( đề chung ) III/ KẾT LUẬN : Để rèn cho HS có kỹ năng phân tích thì đòi hỏi người GV phải có kinh nghiệm trong bộ môn tay nghề vững , Trong bài dạy phải xác định kiến thức trọng tâm một cách chính xác các ý của một nội dung nào đó ý nào là chính ý nào bổ sung ý nào là mang tính diễn giải làm như vậy là tránh tình trạng học vẹt ở HS thầy ghi chữ nào HS học chữ ấy mà phải xác định mỗi câu từ ghi trong vở là một câu hỏi là một kết luận , kết luận đó phải bắt đầu từ đâu Có làm như vậy HS mới thấy rằng cũng như các môn học khác địa lý cũng góp phần phát triển tư duy , góp phần hình thành nhân cách cho các em chứ không phải chỉ ở một số môn nào đó Dạy học là một nghệ thuật.Trên cơ sở nền tản lý luận chung người GV cần có yếu tố sáng tạo để chuyển tải kiến thức đến với học sinh bằng con đường dễ hiểu nhất . Phương châm dạy học ngày nay là : Học qua làm “Nói cho tôi nghe – Tôi sẽ quên Chỉ cho tôi thấy – Tôi sẽ nhớ Cho tôi tham gia – Tôi sẽ hiểu” Chuyên đề còn mang tính chủ quan và có nhiều thiếu sót mong các bạn đồng nghiệp góp ý giúp đỡ để hoàn thiện hơn Đại hưng tháng 3/2010 Người thực hiện :Nguyễn văn Thận PHÒNG GD& ĐT ĐẠI LỘC TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG ============***========= NĂM HỌC : 2009-2010 Sáng kiến kinh nghiệm: RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÂN TÍCH TRONG DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ 9 GIÁO VIÊN : NGUYỄN VĂN THẬN TỔ : SỬ -ĐỊA- CD- NHẠC –MT Môn : ĐỊA LÝ PHÒNG GD& ĐT ĐẠI LỘC TRƯỜNG THCS QUANG TRUNG ==================== NĂM HỌC : 2009-2010 CHUYÊN ĐỀ : RÈN LUYỆN KỸ NĂNG PHÂN TÍCH TRONG HỌC TẬP MÔN ĐỊA LÝ LỚP 9 GIÁO VIÊN : NGUYỄN VĂN THẬN TỔ : SỬ -ĐỊA- CD

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docRèn luyện kỹ năng phân tích cho học sinh trong học tập địa lí lớp 9.doc