MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .1
LỜI MỞ ĐẦU 4
NỘI DUNG 5
CHƯƠNG I. Tổng quan về hoạt động cho vay của NHTM: 5
1.1.Hoạt động cho vay của NHTM: 5
1.1.1.Khái niệm và đặc điểm của hoạt động cho vay: 5
1.1.1.1. Khái niệm: 5
1.1.1.2. Đặc điểm: 5
1.1.2. Các loại hình cho vay: 6
1.1.3. Vai trò của hoạt động cho vay: 8
1.2 Rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng: 9
1.2.1.Quan niệm về rủi ro và các loại rủi ro trong cho vay của NHTM: 9
1.2.2. Nguyên nhân : 10
1.2.2.1. Nguyên nhân khách quan : 10
1.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan: 12
1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro cho vay : 13
1.2.3.1 Nợ quá hạn: 13
1.2.3.2.Các chỉ tiêu khác : 15
1.2.4.Tác hại của rủi ro cho vay đối với hoạt động của ngân hàng : 16
CHƯƠNG II. Thực trạng rủi ro cho vay của các NHTM Việt Nam và giải pháp phòng ngừa: 17
2.1. Thống kê về tỷ lệ nợ quá hạn ở một số ngân hàng: 17
2.1.1.Thực trạng tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam: 17
2.1.1.1.Chi tiết các khoản mục nợ có vấn đề: 17
2.1.1.2.Nợ quá hạn phân theo thời gian: 19
2.1.1.3. Nợ quá hạn phân theo loại tiền: 19
2.1.2. Tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Ba Đình: 20
2.1.3. Thực tế về nợ quá hạn tại chi nhánh Hà Thành – Ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam được thể hiện qua bảng sau: 21
2.1.5.Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế tại Phòng giao dịch 1 - Sở Giao dịch Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam qua các năm 2002-2004: 22
2.2. Tỷ lệ gia hạn nợ: 23
2.3. Giải pháp phòng ngừa: 24
2.3.1. Chú trọng công tác thẩm định khách hàng và phương án vay vốn: 24
2.3.2. Xem xét tính khả thi của phương án kinh doanh trước khi quyết định cho vay: 25
2.3.3. Giám sát chặt chẽ các khoản cho vay: 26
2.3.4. Thực hiện cơ chế đảm bảo tiền vay: 26
2.3.5. Thực hiện phân tán rủi ro: 26
2.3.6. Thường xuyên đào tạo cán bộ và nâng cao chất lượng nghiệp vụ: 27
2.3.7. Áp dụng thành quả của khoa học công nghệ vào hoạt động, đưa vào các dịch vụ hiện đại: 27
2.3.8. Chỉ mở rộng khối lượng tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng: 28
KẾT LUẬN 29
TÀI LIỆU THAM KHẢO 30
28 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7308 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Rủi ro cho vay trong hoạt động của Ngân hàng thương mại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ắt được các cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận.
Để có nguồn vốn kinh doanh, khách hàng có thể có nhiều cách như đi vay người thân, đi vay các nhân tổ chức khác, hùn vốn, góp vón với cá nhân tổ chức khác… Nhưng khách hàng thường tìm đến ngân hàng để vay vốn vì ngân hàng có thể đáp ứng nhu cầu của khách hàng nhanh, khoản cho vay có tính ổn định cao, chi phí phù hợp và khách hàng có thể chủ động trong việc trả nợ.
Đối với nền kinh tế:
Ngân hàng đóng vai trò như cầu nối giữa người có vốn nhàn rỗi và người thiếu vốn, do vậy ngân hàng giúp sinh lời đối với nguồn vốn nhàn rỗi, đáp ứng nhu cầu về vốn của những người có phương án sản xuất kinh doanh tốt.
Việc ngân hàng đáp ứng nhu cầu vốn một cách kịp thời, tạo điêù kiện thuận lợi cho các thành phần kinh tế phát triển.
Hoạt động tín dụng (cho vay và đi vay) còn là công cụ vĩ mô của Nhà nước để tài trợ cho một số ngành kinh tế mũi nhọn, vùng kinh tế trọng điểm và hỗ trợ cho các thành phần kinh tế phát triển.
Cho vay nói riêng và tín dụng ngân hàng nói chung còn tạo điều kiện phát triển kinh tế đối ngoại. Ngày nay, xu hướng doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam tìm đối tác nước ngoài là rất mạnh, đặc biệt là hiện nay Việt Nam đã gia nhập WTO, thì quan hệ kinh tế đối ngoại sẽ càng phát triển. Doanh nghiệp Việt Nam sẽ đứng trước thách thức lớn là phải cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài có tiềm lực kinh tế mạnh, công nghệ, kĩ thuật hiện đại… Khi đó, các doanh nghiệp nước ta phải không ngừng đổi mới về mọi mặt để nâng cao chất lượng sản phẩm, hạ giá thành nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường trong và ngoài nước. Nhưng để làm được điều đó, doanh nghiệp cần có đủ tiềm lực tài chính. Khi đó, tín dụng ngân hàng, đặc biệt là hoạt động cho vay là sự hỗ trợ đặc biệt cần thiết đối với các doanh nghiệp.
1.2 Rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng:
1.2.1.Quan niệm về rủi ro và các loại rủi ro trong cho vay của NHTM:
Hoạt động tín dụng thiết lập mối quan giữa hai chủ thể là Ngân hàng và khách hàng. Khi quan hệ tín dụng giữa Ngân hàng và khách hàng không được thực hiện đúng theo hợp đồng thì rủi ro xuất hiện, với hoạt động cho vay thì đó là rủi ro cho vay.
Đối với ngân hàng, rủi ro cho vay là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải chụi do khách hàng vay không thực hiện nghĩa vụ đã cam kết, chậm trả hoặc không trả cả gốc và lãi khi đến hạn.
Và nhìn chung ngân hàng chỉ quyết định cho vay khi thấy an toàn. Tuy nhiên không một nhà kinh doanh ngân hàng tài ba nào có thể dự đoán chính xác các vấn đề sẽ xảy ra, khả năng hoàn trả tiền vay của khách hàng có thể bị thay đổi do nhiều nguyên nhân. Hơn nữa nhiều cán bộ tín dụng không có khả năng thực hiện phân tích tín dụng thích đáng. Do vậy trong quan điểm quản lý ngân hàng nhất trí rằng, rủi ro tín dụng nói chung và rủi ro cho vay nói riêng là không thể tránh khỏi, là khách quan. Nhiều quan điểm cho rằng rủi ro là bạn đường trong kinh doanh, có thể đề phòng, hạn chế chứ không thể loại trừ.
1.2.2. Nguyên nhân :
Ngân hàng cho vay với nhiều đối tượng với các phương thức cho vay khác nhau, dẫn đến mục đích vay, thời hạn vay, phương thức hoàn trả và khả năng hoàn trả là khác nhau. Do vậy nguyên nhân gây ra rủi ro cho vay cũng rất đa dạng.
1.2.2.1. Nguyên nhân khách quan :
Đó là những nguyên nhân bất khả kháng tác động đến người vay khiến họ mất khả năng thanh toán cho ngân hàng.
Ví dụ :Thiên tai, Chiến tranh, hoặc những thay đổi ở tầm vĩ mô (thay đổi Chính phủ, chính sách kinh tế, hàng rào thuế quan...) vượt quá tầm kiểm soát của người vay lẫn người cho vay.
Những thay đổi này thường xuyên xảy ra, tác động liên tục tới người vay, tạo thuận lợi hoặc khó khăn cho người vay. Nhưng nhiều người vay với bản lĩnh của mình có khả năng dự báo, thích ứng, hoặc khắc phục những khó khăn. Trong những trường hợp khác, người vay có thể bị tổn thất song vẫn có khả năng trả nợ cho ngân hàng đúng hạn, đủ gốc và lãi. Tuy nhiên khi tác động của những nguyên nhân bất khả kháng xảy ra đối với người vay là nặng nề, khả năng trả nợ của họ bị suy giảm.
* Môi trường tự nhiên :
Sự thay đổi của môi trường tự nhiên như thay đổi thời tiết dẫn đến hạn hán, lũ lụt... làm cho hoạt động kinh doanh của khách hàng bị đình trệ, giảm sút,... dấn đến thua lỗ, phá sản, (đặc biệt là các khách hàng hoạt động trong kĩnh vực : Nông nghiêp, Lâm nghiệp, Khai thác và nuôi trồng thuỷ sản...), khách hàng mất khả năng thanh toán.
* Môi trường pháp lý :
Môi trường pháp lý tốt là điều kiện tốt để phát triển hoạt động kinh doanh, tuy nhiên nếu môi trường pháp lý thay đổi sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cho hoạt động kinh doanh và là nguyên nhân dẫn đến việc phá sản, kinh doanh thua lỗ. Những văn bản pháp luật mới có thể gây hạn chế cho một số lĩnh vực, việc tăng thuế, giảm thuế, tăng hạn ngạch, tăng giảm bảo hộ đối với một số ngành sẽ gây cho chủ thể kinh doanh ngành đó có những biến đổi nhất định. Làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán của khách hàng: thanh toán chậm, không trả được hết gốc và lãi khi đến hạn thanh toán.
* Môi trường kinh tế:
Môi trường kinh tế có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp, kinh tế càng phát triển doanh nghiệp càng có điều kiện mở rộng sản xuất kinh doanh và nhu cầu vay vốn càng cao. Tuy nhiên, sự phát triển của nền kinh tế thường theo chu kỳ, những biến động trong nền kinh tế không phải nhà kinh doanh nào cũng có khả năng dự báo trước và đưa ra được những biện pháp phòng ngừa hợp lý để đối phó được những thay đổi đó, khiến họ không có khả năng hoàn trả đúng hạn cho ngân hàng hoặc cố tình hoàn trả chậm gây nhiều tổn thất cho ngân hàng.
* Nguyên nhân thuộc về chủ quan người vay:
Đây là nguyên nhân chính gây ra rủi ro. Những rủi ro này ngân hàng có thể phần nào kiểm soát được nếu ngân hàng thực hiện tốt việc sàng lọc khách hàng và quản lý, giám sát tốt các món vay trong kì hạn vay. Khả năng không trả được nợ đúng hạn của khách hàng có thể xuất phát từ các nguyên nhân sau :
- Do hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng bị thua lỗ, khách hàng không có khả nằng thanh toán nợ theo đúng thời hạn đã định :
+ Trình độ quản lý yếu kém của doanh nghiệp cả về quá trình sản xuất và sử dụng con người. Quản lý kém gây giảm sút tài sản của doanh nghiệp và dẫn đến khả năng phá sản , không trả đựoc nợ vay.
+Do yếu kém trong khâu định hướng sản xuất của doanh nghiệp: Điều đó làm cho doanh nghiệp có những nhân định sai về xu hướng thị trường trong tương lai, doanh nghiệp không có sự thay đổi kịp thời về nhân lực và sản phẩm cho phù hợp… Sản phẩm làm ra không được thị trường chấp nhận do mẫu mã, giá cả chưa hợp lý, không được sự chấp nhận rộng rãi của người tiêu dùng gây ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
+Do lừa đảo của đối tác làm ăn trong quá trình kinh doanh làm doanh nghiệp thua lỗ trong kinh doanh làm giảm khả năng trả nợ của doanh nghiệp.
+Khách hàng gặp rủi ro trong quá trình đổi mới công nghệ, do khách hàng nhầm lẫn hoặc bị lừa đảo trong việc lựa chọn công nghệ, mua phải công nghệ lạc hậu không đáp ứng được nhu cầu của xã hội làm cho việc sử dụng và thay thế công nghệ cũng khó khăn. Điều đó cũng làm giảm khả năng trả nợ đối với ngân hàng.
- Do khách hàng cố ý lừa đảo ngân hàng: Cố tình không trả nợ với mong muốn chiếm đoạt khoản vay; thanh toán chậm, để tạm thời dùng số tiền đó vào mục đích kinh doanh, đầu tư,...nhằm mục đích sinh lời. Nhiều khách hàng lừa đảo ngân hàng bằng cách thực hiện chia nhỏ các khoản vay ở nhiều ngân hàng khác nhau để giảm sự giám sát, cố tình gian dối trong việc kê khai tình hình hoạt động kinh doanh, xây dựng những báo cáo tài chính tốt nhằm xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với ngân hàng, vay các khoản vay mới để trả nợ cho các khoản vay cũ. Thực tế những khách hàng này không có khả năng trả nợ và sớm muộn gì cũng gây tổn thất cho ngân hàng.
1.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan:
Đó là các nguyên nhân thuộc về chủ quan ngân hàng như :
- Chất lượng cán bộ kém, không đủ trình độ đánh giá khách hàng, đánh giá không tốt, cố tình làm sai…là một trong những nguyên nhân của rủi ro cho vay. Nhân viên ngân hàng phải tiếp cận với nhiều ngành nghề, nhiều vùng, thậm chí nhiều quốc gia. Để cho vay tốt họ phải am hiểu khách hàng, lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh, môi trường mà khách hàng sống. Họ phải có khả năng dự báo các vấn đề liên quan đến người vay…Như vậy họ cần phải được đào tạo và tự đào tạo kỹ lưỡng, liên tục, toàn diện. Khi nhân viên tín dụng cho vay đối với khách hàng mà họ chưa đủ trình độ để hiểu kỹ lưỡng thì rui ro cho vay luôn rình rập họ.
- Công tác quản lý nghiệp vụ cho vay của ngân hàng chưa được tốt. Cụ thể đó là việc ngân hàng chưa xây dựng được một quy trình cho vay chuẩn hoá, hợp lý, các biện pháp giám sát các khoản vay có hiệu quả không cao, việc thu thập thông tin về tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng tiến hành chậm làm giảm khả năng chủ động xử lý khi rủi ro cho vay xuất hiện. Các cán bộ lãnh đạo chưa giám sát chặt chẽ nhân viên ngân hàng làm nhân viên ngân hàng lơ là trong việc thực hiện quy trình cho vay, chưa giám sát chặt chẽ khoản vay… hoặc do buông lỏng quản lý tạo điều kiện cho nhân viên ngân hàng thông đồng với khách hàng thực hiện các khoản cho vay mang lại nhiều rủi ro hoặc gây mất vốn ngân hàng.
- Đạo đức nghề nghiệp của nhân viên ngân hàng. Sống trong môi trường “tiền bạc”, nhiều nhân viên ngân hàng đã không tránh khỏi cám dỗ của đồng tiền. Họ tiếp tay cho khách hàng vay rút ruột ngân hàng. Như vây chất lượng nhân viên ngân hàng bao gồm trình độ và đạo đức nghề nghiệp không đảm bảo là nguyên nhân của rủi ro tín dụng nói chung và rủi ro cho vay nói riêng.
- Hệ thống thông tin : trong quá trình cho vay, ngân hàng chủ yếu thu thập thông tin từ phía khách hàng, độ chính xác không cao. Vì khách hàng thường chỉ cung cấp cho ngân hàng những thông tin tốt về hoạt động và khả năng tài chính cũng như khả năng trả nợ của họ, dẫn đến những quyết định sai lầm của cán bộ trong quá trình thẩm định dự án và quyết định cho vay. Rủi ro trong hoạt động cho vay của ngân hàng là khó tránh khỏi.
1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro cho vay :
1.2.3.1 Nợ quá hạn:
Nợ quá hạn là khoản nợ mà khi đến hạn trả nợ khách hàng chưa hoàn trả gốc, chưa hoàn trả lãi hoặc cả hai. Nếu không được điều chỉnh kỳ hạn nợ, hoặc được gia hạn nợ thì số nợ đến hạn phải chuyển sang nợ quá hạn, và khách hàng phải chịu lãi suất nợ quá hạn.
Nợ quá hạn được xác định theo công thức :
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100
Tổng dư nợ
Người ta sử dụng chỉ tiêu nợ quá hạn để đánh giá chất lượng tín dụng. Do vậy việc xác lập một tỷ lệ nợ quá hạn hợp lý là rất cần thiết, theo tính toán hiện nay thì nợ quá hạn ở mức dưới 5% là có thể chấp nhận được.
Ngân hàng thường phân thành các loại nợ ngắn hạn sau :
+Nợ quá hạn thông thường :là những khoản nợ đã quá hạn những khách hàng có thiện chí trả nợ và khách hàng có tiềm lực về tài chính để trả nợ.
+Nợ khó đòi : Là những khoản nợ quá hạn đã quá kì hạn gia nợ, hoặc không có tài sản đảm bảo, hoặc tài sản không bán được, con nợ thua lỗ triền miền, phá sản…
+Nợ có khả năng mất vốn : là khoản nợ quá hạn mà mặc dù ngân hàng đã tìm mọi cách nhưng không thể thu hồi lại được vốn cho vay. Đối với loại nợ này, khả năng mất vốn của ngân hàng là rất cao vì vậy cần phải có biện pháp để giảm thiểu rủi ro.
Đo lường rủi ro tín dụng :
Nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn = x 100
Tổng dư nợ
Lãi treo phát sinh
Tỷ lệ lãi treo = x 100
Tổng thu nhập từ hợp đồng tín dụng
Lãi treo là tiền lãi của khoản cho vay mà ngân hàng chưa thu hồi được. Chỉ tiêu này phản ánh mức độ thiệt hại trong thu nhập dự tính của ngân hàng ro rủi gây ra.
Nợ khó đòi
Tỷ lệ nợ khó đòi = x 100
Tổng doanh số cho vay
Tỷ lệ này phản ánh tổn thất trong hoạt động cho vay của ngân hàng
Nợ khoanh, xoá nợ
Tỷ lệ nợ khoanh, xoá nợ = x 100
Tổng doanh số cho vay
Nợ khoanh là những khoản cho vay không thu hồi được, thường là những khoản cho vay chính sách và Nhà nước phải “khoanh” lại.
Miễn giảm lãi
Tỷ lệ miễn giảm lãi = x 100
Tổng doanh số cho vay
Nợ khó đòi
Tỷ trọng nợ khó đòi = x 100
Nợ quá hạn
Các tỷ lệ này càng lớn thì mức độ rủi ro càng cao, ngân hàng có nguy cơ mất một phần hoặc toàn bộ nợ không thu hồi được, thậm chí nếu nghiêm trọng có thể đẩy ngân hàng đến bờ vực phá sản.
1.2.3.2.Các chỉ tiêu khác :
Bên cạnh nợ quá hạn và nợ khó đòi, nhà quản lý ngân hàng còn sử dụng các hình thức đo rủi ro cho vay khác, gắn liền với chiến lược đa dạng hoá tài sản, lập hồ khách hàng, trích lập quỹ dự phòng, đặt giá đối với các khoản cho vay…
Điểm của khách hàng :
Thông qua phân tích tình hình tài chính, năng lực sản xuất kinh doanh, hiệu quả dự án, mối quan hệ sòng phẳng…ngân hàng lập hồ sơ về khách hàng, xếp loại và cho điểm : Khách hàng loại A hoặc điểm cao, rủi ro thấp; Khách hàng loại C, điểm thấp, rủi ro cao. Điểm của khách hàng cho thấy rủi ro ‘tiềm ẩn’.
Các khoản cho vay có vấn đề :
Mặc dù chưa đến hạn và chưa được coi là nợ quá hạn, song trong quá trình theo dõi, nhân viên ngân hàng nhận thấy nhiều khoản tài trợ đang có dấu hiệu thiếu lành mạnh, có nguy cơ trở thành nợ quá hạn. Khoản cho vay có vấn đề dựa trên quy định của ngân hàng.
Tính kém đa dạng của tín dụng :
Đa dạng hoá là biện pháp hạn chế rủi ro. Những thay đổi trong chu kỳ của người vay là khó tránh khỏi. Nếu ngân hàng tập trung tài trợ cho một nhóm khách hàng, của một ngành, hoặc một vùng hẹp thì rủi ro sẽ cao hơn so với đa dạng hoá.
Mất ổn định vĩ mô :
Chính sách thường xuyên thay đổi, lạm phát cao, tình hình chính trị mất ổn định, vùng hay bị thiên tai… đều tạo nên mất ổn định vĩ mô, tác động xấu đến người vay. Do vây, mất ổn định vĩ mô được ngân hàng xem là một nội dung phản ánh rủi ro cho vay.
1.2.4.Tác hại của rủi ro cho vay đối với hoạt động của ngân hàng :
Giảm hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, vòng quay vốn của ngân hàng giảm, giảm doanh số cho vay.
Giảm lợi nhuận, giảm khả năng thanh toán.
Giảm uy tín của ngân hàng.
Từ những tác động trên có thể đưa ngân hàng đến bờ vực phá sản, mà sự phá sản của một ngân hàng có thể dẫn đến nguy cơ phá sản một số ngân hàng khác, xa hơn nữa là có thể cả hệ thống ngân hàng. Nếu điều này xảy ra thì tác động của nó đến nền kinh tế là rất xấu.
CHƯƠNG II. Thực trạng rủi ro cho vay của các NHTM Việt Nam và giải pháp phòng ngừa:
Hoạt động chính trong các ngân hàng thương mại hiện nay vẫn là những hoạt động tín dụng, trong đó cho vay chiếm tỷ trọng lớn. Hoạt động này có vai trò to lớn đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế nói chung.Tuy nhiên các ngân hàng cũng gặp phải không ít khó khăn, rủi ro tín dụng (rủi ro cho vay) luôn xảy ra với mọi ngân hàng dưới mọi hình thức và gây ảnh hưởng xấu tới từng ngân hàng nói riêng và toàn bộ hệ thống ngân hàng nói chung và cả với kinh tế. Rủi ro xảy ra, Ngân hàng đứng trước nguy cơ tổn thất do các khoản nợ chậm thu hồi hay không thu hồi được. Các tỷ trọng nợ quá hạn lớn là những dấu hiệu trực tiếp cho biết ngân hàng đã hoặc sẽ có nguy cơ bị mất một phần hay toàn số nợ, đối với tỷ trọng nợ quá hạn Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khuyến cáo là tỷ lệ này không vượt quá 5%. Thế nhưng trong những năm qua tỷ lệ này trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam đều trên dưới 10%, đây thực sự là một dấu hiệu đáng lo ngại cho tất cả các ngân hàng. Năm 2004 mức nợ xấu của các ngân hàng chiếm khoảng 10-12% tổng tài sản Có, tình hình tài chính không lành mạnh của các ngân hàng được xem là trọng tâm lớn trong quá trình tái cơ cấu hệ thống Ngân hàng thương mại hiện nay.
2.1. Thống kê về tỷ lệ nợ quá hạn ở một số ngân hàng:
2.1.1.Thực trạng tại ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam:
Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam được xếpvào một trong số 23 ngân hàng lớn mạnh nhất của nước ta hiện nay. Hoạt động của Ngân hàng Ngoại Thương được đánh giá là rất có hiệu quả và vai trò của nó trong nền kinh tế nước ta hiện nay là rất lớn. Tuy vậy trong quá trình hoạt động, ngân hàng này cũng không thể tránh khỏi những rủi ro chung của hệ thống ngân hàng, trong đó có rủi ro cho vay.
Sau đây là một vài thống kê về thực trạng rủi ro cho vay tại Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam:
2.1.1.1.Chi tiết các khoản mục nợ có vấn đề:
Đơn vị:Triệu VNĐ
2001
2002
2003
2004
2005
Tổng dư nợ
16061332
29041668
38789985
51048686
57934091
Tổng nợ có
vấn đề
2520494
2010785
1315579
1602945
1778125
15,69%
6,92%
3,39%
3,14%
3,07%
1. Nợ quá hạn
302538
631968
636590
1246540
1484576
1,88%
2,18%
1,64%
2,44%
2,56%
2.Nợ cho vay
bắt buộc do
bảo lãnh
279822
98565
142376
32685
1332
1,74%
0,34%
0,37%
0,06%
0,002%
3. Nợ chờ xử lý
275532
147812
4678
4599
4503
1,72%
0,51%
0,01%
0,01%
0,008%
4.Nợ khoanh
1412860
907043
338237
91021
92289
8,8%
3,12%
0,87%
0,18%
0,165
5.Nợ tài sản
xiết nợ
249742
225397
193698
228102
195426
1,55%
0,77%
0,5%
0,45%
0,34%
( Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam )
Nhìn chung tổng nợ có vấn đề qua các năm từ 2001 đến 2005 giảm xuống về con số tương đối, (mặc dù số tuyệt đối vẫn tăng nhưng do tổng dư nợ cũng tăng) đến năm 2005 nợ có vấn đề chiếm 3,07%, con số này nằm trong tỷ lệ an toàn cho phép, song ngân hàng cần phải tích cực hơn nữa để nâng cao chất lượng tín dụng, tăng khả năng canh tranh trong môi trường hội nhập.
2.1.1.2.Nợ quá hạn phân theo thời gian:
Đơn vị: Triệu VNĐ
2001
2002
2003
2004
2005
Nợ quá hạn
302538
631968
636590
1246540
1484576
Ngắn hạn
222616
378488
442131
922890
856303
73,58%
59,89%
69,45%
74,04%
57,68%
Trung hạn
67690
157352
116032
224368
321754
22,37%
24,9%
18,23%
18%
21,67%
Dài hạn
12232
96129
78427
99283
306520
4,05%
15,21%
12,32%
7,96%
20,65%
(Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam)
Nợ quá hạn của ngân hàng Ngoại Thương tăng về con số tuyệt đối ( nợ quá hạn năm 2001 là 302538 triệu VNĐ, năm 2005 là 1484576 triệu VNĐ) nhưng giảm về con số tương đối (tù 1,88% xuống 2,56%). Những năm gần đây dư nọ tín dụng tăng cao (khoản 20%) song nợ quá hạn lại có xu hướng giảm.
Các khoản nợ quá hạn trong ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao hơn trung và dài hạn. Điều này là do các khoản nợ trung dài hạn chưa đến hạn thu nợ và trong tương lai mới bộc lộ rủi ro, và các khoản nợ ngắn hạn có thời gian vay vốn ngắn nên các doanh nghiệp thường chưa thu hồi kịp vốn để trả nợ đúng hạn, các khoản nợ này thường chỉ quá hạn tạm thời và khả năng thu hồi vốn cao. Trước đây, các khoản nợ quá hạn này tập trung chủ yếu vào các doanh nghiệp kinh doanh cà phê, xuất khẩu gạo. Hiện nay, xu hướng này chuyển sang lĩnh vực xây dựng.
2.1.1.3. Nợ quá hạn phân theo loại tiền:
Đơn vị: Triệu VNĐ
2001
2002
2003
2004
2005
Nợ quá hạn (NQH)
302538
631968
636590
1246540
1484576
NQH bằng VNĐ
190079
502301
465775
972156
1185475
62,83%
79,48%
73,17%
77,99%
79,85%
NQH bằng ngoại tệ quy đổi
112459
129667
170815
274384
299101
37,17%
20,52%
26,83%
22,01%
20,15%
( Nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam)
Mức dư nợ ngoại tệ tăng từ năm 2001 đến 2005 trong khi dư nợ ngoại tệ lại có xu hướng giảm. Điều này chứng tỏ chất lượng của các khoản vay bằng ngoại tệ là khá tốt. Nợ quá hạn ngoại tệ có xu hướng giảm từ năm 2001 đến 2005, giảm từ 36,17% xuống còn 20,15% trong tổng nợ quá hạn. Ngược lại, nợ quá hạn VNĐ lại tăng lên từ năm 2001 đến 2005, tăng từ 79,48% đến 79,85%. Sở dĩ như vậy là do các khoản cho vay bằng ngoại tệ thường là các dự án lớn, có tính khả thi cao và khả nằm trong tầm chiến lược của Nhà nước vì vậy chất lượng của các khoản vay thường khá đảm bảo.
2.1.2. Tỷ lệ nợ quá hạn tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Ba Đình:
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm 2003
Năm 2004
Năm 2005
Tổng dư nợ cho vay
1703
1894
2816
Nợ quá hạn
6,139
5,904
19,6%
Nợ quá hạn/Tổng dư nợ
0,36%
0,31%
0,69%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động Kinh doanh năm 2003-2005 của Ngân hàng Công thương Ba Đình)
Qua các năm, tỷ lệ Nợ quá hạn nhìn chung ở mức thấp so với mặt bằng chung của các Ngân hàng thương mại hiện nay. Tỷ lệ nợ quá hạn giảm từ năm 2003 đến năm 2004, nhưng lại tăng khi sang năm 2005, mà nguyên nhân là do giá dầu tăng và dịch cúm gia cầm… đã làm ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của doanh nghiệp, tuy nhiên tỷ lệ này vẫn ở mức chấp nhận được. Điều đó cho thấy hoạt động cho vay của Ngân hàng khá an toàn, hầu hết các khoản vay được trả đúng hạn. Đó là chi nhánh đã chú trọng nâng cao chất lượng tín dụng, đi đôi với việc tăng trưởng dư nợ, đảm bảo an toàn vốn cho vay và hiệu quả vốn tín dụng.
2.1.3. Thực tế về nợ quá hạn tại chi nhánh Hà Thành – Ngân hàng đầu tư & phát triển Việt Nam được thể hiện qua bảng sau:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Giá trị
Tỷ lệ %
Giá trị
Tỷ lệ %
Giá trị
Tỷ lệ %
Nợ quá hạn
0
0
0
0
1360
0.1
Tổng dư nợ
233.136
100
923.525
100
1.360.574
100
(Nguồn: Phòng tín dụng)
Nhìn chung, chi nhánh Hà Thành có tỷ lệ rủi ro thấp, trong hai năm2003, 2004, tỷ lệ dư nợ quá hạn trên tổng dư nợ là 0%, năm 2005 tỷ lệ này chỉ chiếm khoảng 0.1% tương đương với 1.36 tỷ đồng.
Nguyên nhân của tình trạng nợ quá hạn ở chi nhánh Hà Thành: do công tác quản lý quy trình cho vay được giám sát chặt chẽ nên đối tượng khách hàng đều là khách hàng có chất lượng tốt, nên tình tràng nợ quá hạn không phải do cố ý trây ỳ không trả nợ của khách hàng mà thường do trong qua trình luân chuyển vốn nguồn thu của khách hang không theo dự kiến nên dẫn đến thanh toán chậm một thời gian ngắn và sau khi có tiền khách hàng lại thực hiện thanh toán ngay; Một phần cũng thuộc về trách nhiệm của ngân hàng, mà chủ yếu thuộc về nhân viên tín dụng trực tiếp cho vay. Một số nhân viên ngân hàng xác định sai chu kỳ luồng tiền của khách hàng nên đã cho ra quyết định không phù hợp về kỳ hạn trả nợ của khách.
2.1.4. Tỷ lệ nợ quá hạn của các doanh nghiệp ngoài quốc doanh tại chi nhánh ngân hàng Đầu tư & Phát triển Nam Hà Nội năm 2003-2005:
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Chỉ tiêu
2003
2004
2005
Tổng dư nợ
16
25
120
Nợ quá hạn
0.92
0.86
1.24
Nợ quá hạn/ tổng dư nợ (%)
5.75
3.44
1.03
( Nguồn: Báo cáo tổng kết thường niên của chi nhánh năm 2003- 2005)
Qua bảng số liệu ta thấy, trong những năm qua khi tổng dư nợ tăng thì nợ quá hạn giảm đáng kể, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ giảm mạnh và ở mức thấp.
2.1.5.Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế tại Phòng giao dịch 1 - Sở Giao dịch Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam qua các năm 2002-2004:
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
Kinh tế
quốc doanh
Kinh tế ngoài quốc doanh
Tổng
Năm 2002
Số tiền
98406
9523
107929
Tỷ trọng
91,18%
8,82%
100%
% Dư Nợ
1,86%
0,18%
2,04%
Năm 2003
Số tiền
89404
9989
99393
Tỷ trọng
89,95%
10,05%
100%
% Dư Nợ
1,79%
0,20%
2,00%
Năm 2004
Số tiền
98410
13293
111703
Tỷ trọng
88,10%
11,90%
100%
% Dư Nợ
1,85%
0,25%
2,10%
(Nguồn: Báo cáo của Phòng tín dụng 1 - Sở Giao dịch Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam qua các năm 2002- 2004)
Tỷ trọng nợ quá hạn trong khu vực kinh tế quốc doanh (KTQD) rất cao chiếm khoảng 90%. Qua các năm tỷ lệ này có xu hướng giảmlà do những năm gần đây Sở Giao dịch 1 mở rộng quan hệ với nhiều thành phần kinh tế, giảm cấp tín dụng cho những doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Nhưng tỷ trọng nợ quá hạn trong khu vực này vẫn khá cao, do trước đây Sở Giao dịch 1 đặc biệt đầu tư theo kế hoạch Nhà nước, theo cơ chế cho vay bắt buộc không được từ chối dù đó là những khoản đầu tư chứa rủi ro cao, hiệu quả sử dụng vốn thấp, dẫn đến dư nợ quá hạn trong các thành phần KTQD chiếm tỷ trọng lớn. Gần đây Sở Giao dịch được tham gia kinh doanh như một ngân hàng thương mại mà không phải thực hiện hoàn toàn theo quyết toán của Nhà nước nên tỷ trọng cho vay KTQD giảm và tỷ trọng nợ quá hạn thuộc thành phần nay cũng giảm. Như vậy, phần lớn nợ quá hạn tai Sở Giao dịch 1 là do tồn đọng từ những năm trước và thuộc thành phần KTQD, để khắc phục tình trạng này,Sở Giao dịch cần áp dụng những biện pháp tốt hơn trong việc xử lý những khoản nợ quá hạn còn tồn đọng, đồng thời áp dụng những biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng cho những khoản tín dụng mới từ đó giảm nợ quá hạn trong tương lai. Mặt khác, việc mở rộng kinh doanh đối với khu vực ngoài quốc doanh là cần thiết.
Theo các chuẩn mực của hệ thống ngân hàng, các ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn trên 5% là ngân hàng có rủi ro cao, ở mức độ báo động, tỷ lệ nợ quá hạn dưới 5% là có thể chấp nhận được và tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ càng thấp càng cho thấy ngân hàng hoạt động có hiệu quả. Các ngân hàng luôn mong muốn và cố gắng sao cho nợ quá hạn là thấp nhất.
2.2. Tỷ lệ gia hạn nợ:
Các khoản nợ gia hạn là do khách hàng quá hạn nhưng họ xác định được khả năng thu được tiền trong tương lai của họ. Tỷ lệ gia hạn nợ cao phản ánh các biến đổi của khoản vay là lớn, các khoản vay này có sự chậm trễ nhất định đối với kì hạn trả nợ, phản ánh mức độ rủi ro của danh mục đầu tư cho vay của ngân hàng.
Ví dụ: tỷ lệ gia hạn nợ của Ngân hàng Đầu Tư & Phát Triển chi nhánh Hà Thành trong năm 2005 là 4.8% trong tổng dư nợ cho vay rủi ro với cho vay là không lớn.
Các thống kê trên tuy là chưa đầy đủ nhưng cũng phần nào phản ánh được thực trạng về rủi ro cho vay trong các ngân hàng thương mại. Có thể
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 110732.doc