Tính cạnh tranh là yếu tốkhông thểthiếu trong bất cứthịtrường nào, cũng là
yếu tốkhách quan giúp cho các NHTM không ngừng phấn đấu và tựcải thiện. Tuy
nhiên, đôi lúc sựcạnh tranh đó lại tạo ra hiện tượng không lành mạnh, các NHTM
cạnh tranh bằng cách nào? Hiện nay chủyếu vẫn là lãi suất, họkhông biết rằng khi
đẩy lãi suất lên cao nhưvậy lại tạo khe hởcho khách hàng gửi tiền “làm giá, tăng lãi
suất”, khách hàng cứrút tiền chuyển từNHTM này sang NHTM khác dẫn đến làm
suy yếu khảnăng chống đỡthiếu hụt thanh khoản của toàn hệthống. Nhưvậy, các
NHTM đã quên một bài học rằng, bên cạnh việc cạnh tranh nhau, tính liên kết cũng
luôn cần thiết để đảm bảo khảnăng thanh khoản được “an toàn”.
85 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 2106 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Rủi ro thanh khoản của thị trường tài chính Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h những gói sản phẩm quen thuộc của hai đầu “huy động vốn” và “cho vay
– tín dụng”.
Trong khi đó, thị trường các sản phẩm phái sinh, những công cụ phục vụ cho
việc quản trị rủi ro của các doanh nghiệp và các nhà đầu tư vẫn chưa được đáp ứng
một cách thỏa mãn. Nhìn chung các NHTM cũng như các TCTD nói chung còn ngần
ngại khi đi sâu vào lĩnh vực này. Dù các chuyên gia vẫn dự đoán đây sẽ là xu hướng
phát triển hiển nhiên trong thời gian tới.
Ở bài nghiên cứu này, chúng tôi không đi sâu vào phân tích nguyên nhân và
những khó khăn làm cản trở sự phát triển các sản phẩm tài chính ở Việt Nam cũng
như tìm hướng đi cho vấn đề này. Điều mà chúng tôi muốn nhấn mạnh ở đây là, với
đặc điểm “sản phẩm còn đơn giản” như thế này sẽ ảnh hưởng gì đến vấn đề rủi ro
thanh khoản của Việt Nam.
Nhận xét:
Mặt tích cực: Một thông lệ phổ biến là tính rủi ro thanh khoản tỷ lệ thuận với
mức độ phức tạp của các sản phẩm tài chính trên thị trường, cấu trúc sản phẩm càng
phức tạp, rủi ro thanh khoản càng cao. Phải chăng đây là một tín hiệu đáng mừng cho
Việt Nam. Cũng không hẳn như vậy, nhìn ở khía cạnh tích cực thì đúng là chúng ta ở
một bờ vực “an toàn” hơn. Nhưng mục tiêu cao nhất của bất cứ hệ thống tài chính nào
cũng là “sự phát triển” chứ không phải là “tối thiểu hóa hay triệt tiêu các rủi ro”, vì
vậy, làm sao vừa xây dựng mở rộng thị trường trong thời gian tới vừa bảo bảm tính rủi
ro thanh khoản trong vòng kiểm soát, đó mới là điều quan trọng.
Mặt tiêu cực: Tuy sản phẩm của các NHTM đơn giản, quy trình cho vay chặt
chẽ. Nhưng sự thật vẫn luôn tồn tại những kẽ hở đủ để các NHTM lợi dụng để nới
lỏng việc cung cấp tín dụng của mình. Chẳng hạn như vấn đề nổi trội trong thời gian
qua là một số ngân hàng sáng tạo hình thức “gửi tiết kiệm dài hạn – cho phép rút trước
hạn” để biến những nguồn vốn mang bản chất là ngắn hạn thành các nguồn vốn trung
và dài hạn, và sau đó, hiển nhiên là các ngân hàng này có quyền mở rộng tiềm năng
tín dụng của mình, đem cho vay những dự án trên một năm… Rủi ro ở đây là rất cao.
Bên cạnh đó, nếu như các tổ chức xếp hạng tín dụng của Mỹ và các nước phát triển bị
lên án trong cuộc khủng hoảng vừa qua, thì vấn đề đạo đức và năng lực của các bộ
- 37 -
- 37 -
phận thẩm định tín dụng của Việt Nam cũng không phải là hoàn toàn “vô can”. Vì vậy
không thể tự tin rằng Việt Nam có mức độ rủi ro thấp.
3.2 Thành phần tham gia thị trường tài chính
Thời báo kinh tế Việt nam ngày 02/6/2008 đã cung cấp cho độc giả một số liệu
như sau: hiện Việt nam có 5 ngân hàng thương mại nhà nước, ngân hàng chính sách,
ngân hàng phát triển; 6 ngân hàng liên doanh; 36 ngân hàng thương mại cổ phần; 46
chi nhánh ngân hàng nước ngoài; 10 công ty tài chính; 13 công ty cho thuê tài chính;
998 quĩ tín dụng cơ sở nói chung. Và số lượng này vẫn tiếp tục không ngừng gia tăng.
Chúng tôi nêu vấn đề này ở đây nhằm muốn kiểm nghiệm lại mối tương quan
về phạm vi hoạt động cũng như là ưu thế thị trường của các tổ chức “trung gian tài
chính” bao gồm ngân hàng và phi ngân hàng. Kết quả hoàn toàn khác với thế giới, ở
Việt Nam, hệ thống ngân hàng vẫn là hệ thống chủ chốt truyền dẫn vốn và thực hiện
các hoạt động tiền tệ. Các định chế phi ngân hàng như các công ty tài chính và các
quỹ đầu tư, quỹ tín dụng… tuy đang lớn dần lên nhưng chưa có hiện tượng gì đáng
gọi là “lấn sân” hay “đa dạng hóa hoạt động ngân hàng”.
Tuy nhiên, Việt Nam cũng vướng vào một hạn chế mà thế giới đã trải qua. Đó
là hệ thống quy định đối với các tổ chức tài chính phi ngân hàng vẫn còn lỏng lẻo và
quá ít ràng buộc hơn so với hệ thống các ngân hàng. Dường như chúng ta quá chú
trọng vào việc quản lý và đề phòng “sự tổn thương” có thể xảy ra đối với các ngân
hàng mà quên mất các tổ chức tài chính khác cũng mang trong mình những rủi ro cần
quan tâm và cũng có thể trở thành những “trái bom” đối với nền kinh tế nếu xảy ra
những cú sốc ngoài dự đoán.
Thời gian qua với sự tăng trưởng rất nóng của thị trường chứng khoán, hoạt
động của các công ty tài chính và các quỹ đầu tư cũng thu được rất nhiều lợi nhuận do
nắm bắt những cơ hội này. Với một lĩnh vực còn hứa hẹn nhiều tiềm năng như thế sẽ
không tránh khỏi chuyện các công ty, các doanh nghiệp muốn tham gia vào hoặc mở
rộng các hoạt động đang có. Vì thể chỉ có thể đưa ra một nhận định đối với vấn đề này
của Việt Nam là: “Cơ hội luôn đi cùng với những rủi ro… Một hệ thống quy định cẩn
trọng và giám sát an toàn sẽ luôn là tấm đệm tốt để bảo vệ chính bản thân mình.”
- 38 -
- 38 -
3.3 Hình thức tổ chức thị trường tài chính
Nếu trong phần trước khi đề cập đến các nguyên nhân gây ra khủng hoảng
thanh khoản trên thế giới, chúng ta đã cùng phân tích một giả định là “do các sản
phẩm tài chính chuyển giao rủi ro CRT được giao dịch trên thị trường OTC chứ không
phải là thị trường có tổ chức” và thị trường này lại mất khả năng tự điều hòa trong
những tình huống căng thẳng, áp lực về tài chính. Thì trong phần này, đi vào đặc điểm
các hình thức tổ chức thị trường của Việt Nam, chúng ta sẽ thấy những rủi ro thanh
khoản như thế đang ở mức độ báo động như thế nào.
Tính đến thời điểm tháng 6 năm 2007, cả nước có gần 2000 doanh nghiệp nhà
nước cổ phần hoá và trên 3000 công ty cổ phần. Nhưng tổng vốn điều lệ của các công
ty này hơn hơn rất nhiều lần khối lượng vốn hoá trên thị trường chính thức. Vậy
nguồn còn lại đi đâu, đó chính là nguồn cung của thị trường OTC. Hay nói cách khác,
thị trường OTC ở Việt Nam rất nhiều tiềm năng. Nhưng điều đáng ngạc nhiên ở đây là
nếu nói dựa theo khái niệm và quy định của thế giới thì Việt Nam chưa có một thị
trường OTC đúng nghĩa. Chúng ta cứ mượn tạm danh từ này để phân biệt với thị
trường có tổ chức thông qua các Trung tâm giao dịch chứng khoán mà thôi, còn về
bản chất, nó gần như một “phiên chợ đen” hoạt động còn manh mún, rời rạc, và hoàn
toàn chưa có người tạo lập, dẫn dắt thị trường. Nguy hiểm nằm ở chỗ này. Nếu thị
trường OTC vốn dĩ đã mang trong nó nhiều rủi ro hơn cho các nhà đầu tư thì dạng
OTC như ở Việt Nam còn phức tạp đến mức độ nào.
Đối với một thị trường tài chính còn non trẻ như ở đất nước chúng ta thì những
kiến tạo thị trường vẫn chưa hoàn hảo, là điều bình thường. Dự thảo “Quản lý thị
trường chứng khoán chưa niêm yết OTC” sau một năm xây dựng, cũng đã được đưa ra
lấy ý kiến rộng rãi vào tháng 8/2007 và chuẩn bị có những kế hoạch hành động cụ thể
trong tương lai. Hy vọng với tất cả nỗ lực đó, sẽ giúp cho thị trường chứng khoán Việt
Nam phát triển một cách lành mạnh và bền vững hơn.
4. Khả năng quản lý thanh khoản của các NHTM:
Như đã nhận định, vì rủi ro thanh khoản ở Việt Nam gắn liền với chủ thể là các
NHTM nên chúng tôi cũng xin dành một phần cuối của chương này để đi vào phân
tích khả năng quản lý thanh khoản của bộ phận NHTM.
- 39 -
- 39 -
¾ Ưu điểm:
Nhìn chung, tính đến nay, lịch sử các NHTM chưa có khủng hoảng nợ, tỷ lệ nợ
xấu (theo chuẩn kế toán Việt Nam) tương đối thấp, danh mục tài sản nhìn chung là
lành mạnh, không có sản phẩm dịch vụ độc hại như thị trường tài chính Mỹ hay ở một
số quốc gia phát triển.
¾ Nhược điểm:
Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn còn rất nhiều hạn chế mà các NHTM vấp phải
trong quá trình quản lý tính thanh khoản của mình dẫn đến những khó khăn lớn vào
những cao trào xoay chuyển của thị trường. Cụ thể như sau:
- Hầu hết các NHTM đều không có hoặc có nhưng rất ít trái phiếu Chính phủ
trong danh mục tài sản của mình.
“Lý do đơn giản là họ rất tham lam vì cho rằng duy trì trái phiếu Chính phủ thì
lợi nhuận thấp, trong khi sử dụng đồng vốn đó cho vay thì lợi nhuận cao hơn”, tiến sĩ
Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia chia sẻ.
Hơn nữa, không ít cổ đông phất lên từ buôn bán bất động sản, xe máy, ôtô, sắt
thép… nhờ tích lũy được nguồn vốn nên khi nhảy sang kinh doanh ngân hàng cũng
với quan niệm “kinh doanh ngân hàng cũng thế cả” nên đã đòi hỏi lợi nhuận quá mức
đối với ban điều hành, ngược lại ban điều hành cũng muốn lấy thành tích với cổ đông,
nên cố bằng mọi cách đẩy lợi nhuận lên cao. Từ đó, họ chọn những danh mục đầu tư
rủi ro cao nhưng đem lại tỷ suất sinh lời cao và ngược lại, những tài sản lợi nhuận bền
vững nhưng rủi ro thấp thì bị bỏ qua.
Dường như họ quan tâm quá nhiều đến lợi ích ngắn hạn mà không nghĩ rằng,
trái phiếu Chính phủ, ngoài việc đem lại lợi nhuận, thì chúng còn trở thành vật cầm cố
nơi NHNN để bù đắp thanh khoản khi cần thiết.
- Công tác dự báo và phân tích thị trường của các NHTM Việt Nam còn nhiều
hạn chế.
Các NHTM Việt Nam còn có tư tưởng ỷ lại quá nhiều vào cơ chế nhà nước,
trong khi các ngân hàng nước ngoài, ngoài việc chấp hành nghiêm túc các tỷ lệ an
toàn còn thường xuyên nghiên cứu, dự báo sát các diễn biến của thị trường nên đã dự
phòng vốn thanh khoản và điều chỉnh kịp thời, không bị động trước những tác động
thị trường.
- 40 -
- 40 -
- Tính liên kết hệ thống giữa các NHTM để đảm bảo an toàn cho tính thanh
khoản còn yếu
Tính cạnh tranh là yếu tố không thể thiếu trong bất cứ thị trường nào, cũng là
yếu tố khách quan giúp cho các NHTM không ngừng phấn đấu và tự cải thiện. Tuy
nhiên, đôi lúc sự cạnh tranh đó lại tạo ra hiện tượng không lành mạnh, các NHTM
cạnh tranh bằng cách nào? Hiện nay chủ yếu vẫn là lãi suất, họ không biết rằng khi
đẩy lãi suất lên cao như vậy lại tạo khe hở cho khách hàng gửi tiền “làm giá, tăng lãi
suất”, khách hàng cứ rút tiền chuyển từ NHTM này sang NHTM khác dẫn đến làm
suy yếu khả năng chống đỡ thiếu hụt thanh khoản của toàn hệ thống. Như vậy, các
NHTM đã quên một bài học rằng, bên cạnh việc cạnh tranh nhau, tính liên kết cũng
luôn cần thiết để đảm bảo khả năng thanh khoản được “an toàn”.
5. Chỉ số tài sản thanh khoản của một số ngân hàng:
Tham khảo chỉ số dự trữ tối thiểu mà các NHTM trên thế giới áp dụng, chúng
tôi tiến hành khảo sát trên một số ngân hàng Việt Nam bao gồm nhiều hình thức sở
hữu như ngân hàng nhà nước, ngân hàng cổ phần với vốn điều lệ chênh lệch nhau khá
nhiều. Các ngân hàng nhà nước như: Ngân hàng ngoại thương Việt Nam
(Vietcombank), Ngân hàng công thương (Vietinbank), Ngân hàng đầu tư và phát triển
Việt Nam (BIDV), ngân hàng cổ phần lớn là Á Châu (ACB) và một NHTM nhỏ mới
thành lập là Ngân hàng Nam Việt (Navibank)
- Chỉ số dự trữ tối thiểu = tài sản thanh khoản / tiền gửi tiết kiệm của khách
hàng
Trong đó, tài sản thanh khoản là những tài sản có khả năng chuyển đổi thành
tiền mặt cao, theo chúng tôi lựa chọn độ rộng thanh khoản đó sẽ bao gồm: Tiền mặt,
tiền gửi tại NHNN, tiền gửi thanh toán (tiền gửi không kỳ hạn) tại các TCTD khác,
chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán (hoàn toàn không phải là những chứng khoán giữ
đến hạn hay những vốn góp đầu tư doanh nghiệp khác),v.v…
- Chỉ số tiền mặt = tiền mặt / tiền gửi tiết kiệm của khách hàng
Chỉ số này nhấn mạnh đến khả năng ngay lập tức của ngân hàng có thể đáp ứng
nhu cầu rút vốn của khách hàng, chỉ số này cũng đề phòng trường hợp khi áp lực căng
thẳng tính thanh khoản lan rộng thì những khoản tiền gửi ở các TCTD khác cũng như
các chứng khoán không thể bán được trên thị trường sẽ bị “vô hiệu hóa”.
- 41 -
- 41 -
Không có một nguyên tắc cụ thể, rằng những chỉ số này bao nhiêu là nằm trong
mức an toàn. Kết quả sau đây chỉ giúp chúng ta đưa ra những nhận xét về sự khác biệt
giữa các ngân hàng mà thôi. Bảng 4: Chỉ số thanh khoản một số ngân hàng Việt Nam.
2005
ABC
Vietcombank BIDV Navibank Vietinbank
1 Tiền mặt &các khoản tương đương tiền tại quỹ
1,532,492
2,006,400 1,184,082 931 1,177,131
2 Tiền gửi tại NHNN Việt Nam
988,784
6,336,385 4,576,418 910 8,020,515
3 Tiền gửi thanh toán tại các TCTD khác
6,353,898
1,987,289 806,528 3,324,100
4 Chứng khoán sẵn sàng để bán
456,515
5 Tiền gửi cùa khách hàng
19,984,920
108,313,175 87,025,709 40,008 84,387,013
Chỉ số dự trữ tối thiểu
0.467
0.095 0.075 0.046 0.148
Chỉ số tiền mặt/tiền gửi
0.077
0.019 0.014 0.023 0.014
2006
1 Tiền mặt và các khoản tương đương tiền tại
quỹ
2,284,848
2,418,207
1,362,348
23,115 1,436,603
2 Tiền gửi tại NHNN Việt Nam
1,562,926
11,848,460
17,671,967
11,151 5,620,312
3 Tiền gửi thanh toán tại các TCTD khác
16,052,436
1,804,381
5,334,355 4,731,685
4Chứng khoán sẵn sàng để bán
11,061
5Tiền gửi cùa khách hàng
33,606,013
119,778,871
121,070,631
549,843 99,683,408
Chỉ số dự trữ tối thiểu
0.592
0.134
0.201
0.062 0.118
Chỉ số tiền mặt/tiền gửi
0.068
0.020
0.011
0.042 0.014
2007
1 Tiền mặt và các khoản tương đương tiền tại
quỹ
4,926,850
3,204,247
1,975,966
78,542 1,743,604
2 Tiền gửi tại NHNN Việt Nam
5,144,737
11,662,669
8,758,166
811,471 8,496,135
3 Tiền gửi thanh toán tại các TCTD khác
29,164,968
2,267,931
1,982,383 4,829,941
4Chứng khoán sẵn sàng để bán
1,678,767
27,299,465
25,502,935 32,352,839
5Tiền gửi cùa khách hàng
55,283,104
141,589,093
135,335,702
6,140,135 112,425,814
Chỉ số dự trữ tối thiểu
0.740
0.314
0.282
0.145 0.422
Chỉ số tiền mặt/tiền gửi
0.089
0.023
0.015
0.013 0.016
2008
1 Tiền mặt và các khoản tương đương tiền tại
quỹ
9,308,613
3,131,538
2,303,873
137,583 1,980,016
- 42 -
- 42 -
Nhận xét:
Đối với những ngân hàng lớn, chỉ số dự trữ luôn cao hơn rất nhiều so với
những ngân hàng nhỏ hơn. Ở Việt Nam, ngoài tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà NHNN đưa ra
cho các NHTM áp dụng, thì không có một quy định nào ràng buộc về chỉ số tài sản
thanh khoản phải chiếm bao nhiêu % trong tổng tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cả.
Nhưng nhìn vào 2 đồ thị dưới đây, sẽ cho chúng ta gợi nhớ đến “Hệ thống thanh
khoản hai tầng” mà chúng tôi đã trình bày trong phần chương 2. Dường như có một
mối quan hệ nào đó liên kết giữa mức vốn sở hữu, vị thế quan trọng của các ngân
hàng và các chỉ số này. Lý do có thể giải thích là vì các ngân hàng lớn thường có
những rủi ro lớn hơn và khi rủi ro xảy ra sẽ đem lại những hậu quả nặng nề hơn cho
nền kinh tế nên các nhà giám sát thường đưa ra những khung quản lý chặt chẽ hơn. Ở
đây, vì dữ liệu còn ít, nên chúng tôi không dám đưa ra một khẳng định nào, chỉ là một
vài nhận xét xoay quanh những chiến lược mà các ngân hàng áp dụng
2 Tiền gửi tại NHNN Việt Nam
2,121,155
4,721,195
12,620,934
294,330 6,010,724
3 Tiền gửi thanh toán tại các TCTD khác
26,187,911
3,157,921
3,388,992 6,038,534
4Chứng khoán sẵn sàng để bán
715,837
36,138,203
29,303,516
21 37,039,093
5Tiền gửi cùa khách hàng
64,216,949
127,015,694
163,396,947
6,021,861 121,634,466
Chỉ số dự trữ tối thiểu
0.597
0.371
0.291
0.072 0.420
Chỉ số tiền mặt/tiền gửi
0.145
0.025
0.014
0.023 0.016
2009
1 Tiền mặt và các khoản tương đương tiền tại
quỹ
6,757,572
4,485,150
2 Tiền gửi tại NHNN Việt Nam
1,741,755
25,174,674
3 Tiền gửi thanh toán tại các TCTD khác
36,699,495
47,456,662
4Chứng khoán sẵn sàng để bán
299,755
21,020,349
5Tiền gửi cùa khách hàng
86,919,196
169,071,562
Chỉ số dự trữ tối thiểu
0.523
0.580
Chỉ số tiền mặt/tiền gửi
0.078
0.027
- 43 -
- 43 -
Chỉ số dự trữ tối thiểu
-
0.100
0.200
0.300
0.400
0.500
0.600
0.700
0.800
2005 2005 2006 2006 2007 2007 2008 2008 2009 2009 2010
năm
acb
vietcombank
BIDV
Navibank
Vietinbank
Chỉ số tiền mặt
-
0.0200
0.0400
0.0600
0.0800
0.1000
0.1200
0.1400
0.1600
2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010
năm
acb
vietcombank
BIDV
Navibank
Vietinbank
* Tóm lược chương 3:
Trong chương này, chúng tôi muốn cung cấp cho người đọc một bức tranh toàn
cảnh về việc đánh giá những nhân tố tác động làm gia tăng hay giảm thiểu rủi ro thanh
khoản của thị trường tài chính Việt Nam. Thông qua đó làm một bước đệm để lựa
chọn và vận dụng những bài học thích hợp trên thế giới.
Những nhân tố đó có thể tóm lược lại như sau:
- 44 -
- 44 -
- Nhận thức của thị trường về rủi ro thanh khoản còn quá đơn sơ, chưa bắt kịp sự
phát triển phức tạp của tính thanh khoản hiện tại. Từ đó dễ dẫn đến tâm lý ỷ y,
không chú trọng đúng mức vai trò quản lý và kiểm soát rủi ro thị trường.
- Các sản phẩm tài chính đơn giản, an toàn hơn thế giới nhưng đó cũng phải là
một dấu hiệu đáng mừng bởi theo xu hướng phát triển tất yếu, dự báo trong
tương lai chúng sẽ ngày một phức tạp hơn, điển hình là các sản phẩm phái sinh
đang từng bước hình thành ở Việt Nam.
- Thị trường tài chính OTC hiệc nay vẫn là hình thức chiếm ưu thế hơn so với
hình thức có thị trường có tổ chức tuy chưa được công nhận một cách chính
thức. Nhưng càng đáng lo ngại khi thị trường này hoạt động còn nhiều hạn chế
và việc quản lý quá lỏng lẻo càng làm gia tăng mức độ rủi ro khi diển biến thị
trường “đảo chiều”.
- Cuối cùng là khả năng quản lý rủi ro của các tổ chức tài chính, đặc biệt là các
NHTM còn quá kém. Với tỷ suất sinh lợi của ngành ngân hàng còn cao chót
vót như hiện nay thì vấn đề chạy theo những dự án nhiều lợi nhuận, ít chú trọng
đến tính thanh khoản là điều khó tránh. Rủi ro còn gia tăng khi bản thân các
ngân hàng cạnh tranh theo hình thức nâng lãi suất, tạo ra những sự cố thanh
khoản khi khách hàng rút tiền ở ngân hàng này chuyển vào ngân hàng khác.v.v.
Đó là những đánh giá sơ khai về những vấn đề liên quan đến thanh khoản của
thị trường Việt Nam, giúp người đọc hiểu được những đặc điểm riêng biệt của Việt
Nam, một yếu tố quan trọng giúp đưa ra những giải pháp cho việc giám sát và quản lý
trong tương lai.
- 45 -
- 45 -
Chương 4: Thực trạng các quy định và
việc giám sát, bình ổn thị trường tài chính
ở Việt Nam
Bên cạnh việc giới thiệu những đặc điểm riêng biệt của thị trường tài chính và
rủi ro thanh khoản ở Việt Nam, tiếp sau đây, chúng tôi sẽ đi sâu vào bức tranh thực
trạng hoạt động giám sát và quản lý, điểm lại những gì đã đạt được cũng như là những
hạn chế còn tồn tại trong hệ thống pháp lý, trong hệ thống thông tin và đặc biệt là nhìn
nhận lại vai trò của NHTW – là “đầu tàu”, là “trụ cột” cho thị trường tài chính – tiền
tệ nương nhờ.
1. Khuôn khổ pháp lý và hệ thống luật quy định hiện hành
1.1. Những thành tựu đạt được
• Khuôn khổ pháp lý về thanh tra, giám sát ngân hàng ngày càng được
nâng cao
Hệ thống pháp luật Việt Nam ngày càng được hoàn thiện với nhiều điều luật
điều chỉnh chung và luật chuyên ngành được ban hành. Việc ban hành Luật NHNN,
Luật các TCTD, Luật Thanh tra thay thế cho các văn bản dưới luật đã góp phần hoàn
thiện một bước quan trọng trong khuôn khổ pháp lý về giám sát ngân hàng, tạo nền
tảng pháp lý cho việc hình thành và kiện toàn mô hình tổ chức và hoạt động thanh tra
ngân hàng tương đối phù hợp với thực tiễn. Theo đó, nhiệm vụ, quyền hạn, quy trình,
thủ tục và các chế tài về thanh tra ngân hàng cũng được xác định rõ hơn.
• Từng bước xây dựng được nội dung giám sát theo kịp với sự phát triển
của hoạt động ngân hàng và các yêu cầu của thông lệ quốc tế
Cho đến nay, cùng với đà phát triển của hệ thống ngân hàng cả về quy mô, số
lượng và loại hình, hoạt động thanh tra giám sát của NHNN không chỉ dừng lại ở hoạt
động kiểm tra tính tuân thủ của các ngân hàng, mà đã có được định hướng phát triển
rõ ràng là phải xây dựng được hệ thống giám sát ngân hàng mang tính cảnh báo rủi ro
cho hoạt động của từng ngân hàng cũng như hệ thống ngân hàng. Chính vì vậy, nội
dung giám sát được xây dựng với các Quyết định số 398/1999/QĐ-NHNN3 về hoạt
- 46 -
- 46 -
động giám sát từ xa, Quyết định số 06/2008/QĐ-NHNN về xếp loại NHTM cổ phần,
Quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động
ngân hàng, Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng
dự phòng để xử lý rủi ro, ... đã phần nào đáp ứng được yêu cầu về bảo đảm an toàn
cho hệ thống ngân hàng.
Các nội dung giám sát đã không chỉ tập trung vào các yếu tố định lượng mang
tính truyền thống như vốn tự có, giới hạn tín dụng, chất lượng tín dụng mà đã được
mở rộng cho các yếu tố định tính như theo dõi diễn biến cơ cấu tài sản nợ, tài sản có,
xem xét các mối quan hệ giữa vốn và sử dụng vốn; việc đảm bảo khả năng chi trả hay
đánh giá tính thanh khoản của ngân hàng (QĐ 398). Các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong
hoạt động ngân hàng (QĐ 457) cũng đã được tính toán dựa trên các cơ sở khoa học do
các tổ chức tài chính quốc tế đưa ra, đảm bảo tính thống nhất trong quản lý vĩ mô,
phân loại ngân hàng, đánh giá so sánh nhóm ngân hàng cùng loại và toàn hệ thống
ngân hàng. Các quy định xếp loại NHTM cổ phần được ban hành kèm theo QĐ
06/2008/QĐ-NHNN là một quyết định mới được xây dựng dựa trên các tiêu chí đánh
giá CAMEL nhằm đưa ra các thang điểm cho các chỉ tiêu xếp loại cụ thể. Trên cơ sở
đó, các NHTM cổ phần được xếp loại theo các hạng A, B, C, D với ý nghĩa từ tốt đến
xấu.
• Tổ chức giám sát được thực hiện trên cả hai nội dung là giám sát từ xa
và thanh tra tại chỗ
Trước đây, hoạt động thanh tra chủ yếu tập trung vào thanh tra tại chỗ nhằm
kiểm tra tính tuân thủ của các NHTM. Hiện nay, với việc hình thành Phòng giám sát
và phân tích, hoạt động giám sát NHTM của NHNN đã được triển khai một cách toàn
diện hơn. Hoạt động thanh tra giám sát không còn chỉ tập trung vào việc tiến hành
thanh tra tại chỗ mà đã được nâng tầm với các hoạt động giám sát từ xa do Phòng
giám sát và phân tích thực hiện. Với mục đích theo dõi thường xuyên tình trạng của
từng NHTM cũng như tình trạng của hệ thống NHTM, phân tích xu hướng của các
NHTM qua các năm, so sánh theo các nhóm tương đương; từ đó, có những nhận biết
sớm về các rủi ro và các vấn đề tài chính để có các phương hướng và biện pháp kịp
thời. Hoạt động giám sát từ xa của Thanh tra Ngân hàng đã đóng góp một vai trò quan
trọng trong việc củng cố chất lượng cho hoạt động thanh tra tại chỗ. Từ các kết quả
- 47 -
- 47 -
giám sát của bộ phận giám sát từ xa, các kế hoạch thanh tra tại chỗ định kỳ hoặc đột
xuất được xây dựng nhằm thẩm tra và kiểm chứng thực tế hoạt động của từng ngân
hàng cụ thể, cũng như phát hiện những sai sót hay những nguy cơ trong hoạt động
kinh doanh của các ngân hàng.
Như vậy, sự phối hợp hoạt động giữa giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ bước
đầu là dấu hiệu phát triển trong hoạt động giám sát của NHNN theo các nguyên tắc
giám sát của quốc tế (nguyên tắc 20 của Basel).
1.2. Những hạn chế
• Hoạt động giám sát của NHNN vẫn chưa hoàn toàn đáp ứng được các
yêu cầu trong 25 nguyên tắc giám sát của Basel
Như đã được đề cập rất nhiều ở các phần trước, các nguyên tắc giám sát của
Basel hiện nay vẫn đang được coi là tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động giám sát
ngân hàng của các quốc gia. Nhưng theo sự đánh giá của tổ chức CIDA trong khuôn
khổ dự án hợp tác về cải cách ngân hàng Việt Nam thì hoạt động giám sát của NHNN
mới chỉ đáp ứng được 6 trong tổng số 25 nguyên tắc giám sát của Basel. Các nguyên
tắc giám sát mà NHNN đã đáp ứng được liên quan đến hoạt động giám sát đối với
việc chuyển đổi quyền sở hữu của NHTM (nguyên tắc 4), các cuộc sáp nhập lớn của
các NHTM (nguyên tắc 5), tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn tối thiểu (nguyên tắc 6), giới
hạn tín dụng đối với khách hàng lớn (nguyên tắc 10), rủi ro thanh khoản (nguyên tắc
14) và kiểm toán, kiểm soát nội bộ của NHTM (nguyên tắc 17). (Xem bảng 1)
Bảng 5: Đối chiếu việc thực hiện các nguyên tắc giám sát của Basel trong
hoạt động giám sát của NHNN
Nguyên
tắc số
Các nguyên tắc cơ bản của Basel về giám sát
ngân hàng hiệu quả (xem phụ lục về nội dung
nguyên tắc Basel chi tiết)
Đã
đáp
ứng
Đang
xúc
tiến
Chưa
đáp
ứng
1.
Chức năng, nhiệm vụ, sự độc lập, sự minh bạch
và hợp tác
X
2. Phạm vi hoạt động ngân hàng X
3. Các tiêu chí cấp phép X
4. Chuyển đổi quyền sở hữu lớn X
5. Các sáp nhập cơ bản X
- 48 -
- 48 -
6. An toàn vốn X
7. Quy trình quản trị rủi ro X
8. Rủi ro tín dụng X
9. Các tài sản có vấn đề, dự trữ và dự phòng X
10. Giới hạn tín dụng với khách hàng lớn X
11. Nguy cơ rủi ro đối với các bên liên quan X
12. Rủi ro chuyển đổi và rủi ro chính trị X
13. Rủi ro thị trường X
14. Rủi ro thanh khoản X
15. Rủi ro hoạt động X
16. Rủi ro lãi suất trong ghi sổ của ngân hàng X
17. Kiểm toán và kiểm soát nội bộ X
18. Phòng tránh rủi ro trong dịch vụ tài chính X
19. Phương pháp giám sát X
20. Kỹ thuật giám sát X
21. Thông tin báo cáo giám sát X
22. Chế độ kế toán và công bố thông tin X
23. Thực hiện yêu cầu và kết luận thanh tra giám sát X
24. Giám sát tổng thể X
25. Phối hợp giám sát trong và ngoài nước X
Tổng 6 13 6
Ghi chú:
1. Đã đáp ứng: Quy trình hiện tại của NHNN hoặc trong luật, quy định đã đáp
ứng được những yêu cầu căn bản của nguyên tắc Basel.
2. Đang xúc tiến: NHNN đang trong quá trình thực hiện hoặc lên các dự thảo
thực hiện có liên quan đến nguyên tắc Basel.
3. Chưa đáp ứng: NHNN chưa có xúc tiến gì nhằm đạt được các yêu cầu của
Basel.
Nguồn: Dự án cải cách ngân hàng, NHNN
- 49 -
- 49 -
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Rủi ro thanh khoản của thị trường tài chính Việt Nam.pdf