LỜI MỞ ĐẦU 2
Chương I: Những vấn đề cơ bản về tín dụng và rủi ro tín dụng
trong hoạt động kinh doanh của NHTM. 4
I. NHTM và vai trò của NHTM trong nền kinh tế thị trường. 4
1. Khái niệm về NHTM 4
2. Vai trò của NHTM trong nền kinh tế thị trường . 5
3. Một số nghiệp vụ chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của NHTM 7
3.1 Huy động vốn: 7
3.2 Hoạt động tín dụng 7
3.3 Các nghiệp vụ khác của ngân hàng thương mại : 8
II. Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM 10
1. Tín dụng Ngân Hàng 10
1.1 Khái niệm 10
1.2 Ưu điểm và hạn chế của tín dụng ngân hàng 10
1.3 Vai trò của tín dụng Ngân Hàng 11
2. Rủi ro tín dụng trong NHTM 13
2.1 Quan niệm về rủi ro trong hoạt động của NHTM 13
2.2 Các loại rủi ro chủ yếu trong hoạt động kinh doanh của NHTM 14
2.3 Rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM 19
3. Dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng 20
3.1 Nợ quá hạn và lãi treo phát sinh 20
3.2 Nợ khó đòi 21
3.3 Cơ cấu dư nợ tín dụng 22
3.4 Một số dấu hiệu khác 22
4. Nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng 23
4.1 Nguyên nhân từ phía ngân hàng 23
94 trang |
Chia sẻ: NguyễnHương | Lượt xem: 1005 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Rủi ro tín dụng và các biện pháp hạn chế rủi ro tín dụng tại chi nhánh ngân hàng Công Thương Hoàn Kiếm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
những vấn đề cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ.
Công tác tổ chức cán bộ đã được triển khai kịp thời, Chi Nhánh đã bổ nhiệm những cán bộ trẻ, có năng lực cho các phòng trực tiếp kinh doanh.Tổ chức lớp đào tạo ngắn hạn về quản trị điều hành cho các cán bộ chủ chốt, mở lớp phổ cập và nâng cao cho cán bộ công nhân viên Ngân Hàng.
Chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm đã tăng cường đầu tư cho cơ sở vật chất theo hướng hiện đại hoá công nghệ ngân hàng đáp ứng những yêu cầu mới của nền kinh tế.
Ngân Hàng đã hoàn thành cơ bản cải tạo trang thiết bị nội thất, sửa chữa và nâng cấp phòng giao dịch phòng làm việc. Cải tiến các mạng máy vi tính nhằm thực hiện tốt công tác thanh toán và quản lý .
Về công tác quản lý điều hành, ngay từ đầu năm chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm đã chú trọng đến công tác xây dựng kế hoạch kinh doanh, tổ chức chỉ đạo sát sao việc thực hiện kế hoạch một cách đúng đắn .
4. Báo cáo kết quả kinh doanh
4.1. Thu nhập
Tổng thu nhập của Ngân Hàng Thương Mại có thể được chia thành 2 phần : Thu từ lãi (bao gồm các khoản thu mang tính chất lãi) và thu ngoài lãi.
Thu từ lãi được tính cho từng khoản mục tài sản chi tiết, từng nhóm khách hàng, với lãi suất khác nhau và thời gian khác nhau. Thu từ lãi đóng vai trò rất quan trọng đối với Ngân Hàng và là kết quả tài chính rất quan trọng, được quan tâm hàng đầu của cán bộ ngân hàng . Đối với phần lớn các Ngân Hàng Thương Mại thu từ lãi chiếm bộ phận chủ yếu trong thu nhập và nó quyết định tới thu nhập ròng.
Bên cạnh khoản thu từ lãi, thu ngoài lãi (thu khác) cũng là một khoản thu quan trọng của Ngân Hàng. Thu ngoài lãi bao gồm các khoản như : thu từ phí (phí bảo lãnh, phí mở L/C, phí thanh toán, chuyển tiền...), các khoản thu từ kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thu từ kinh doanh chứng khoán, thu từ lợi nhuận do góp vốn liên doanh.
Với sự phát triển theo hướng đa dạng hoá dịch vụ ngân hàng và sự hỗ trợ của công nghệ thông tin, các dịch vụ của ngân hàng không ngừng được mở rộng và phát triển đã làm gia tăng các khoản thu ngoài lãi. Nó ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu nhập của Ngân Hàng, đặc biệt là các NHTM lớn gần trung tâm tài chính tiền tệ. Thêm vào đó hoạt động này ít rủi ro nên có thể nói đây là một lĩnh vực kinh doanh đầy tiềm năng.
Trong 3 năm qua, hoạt động của chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm không ngừng được phát triển và mở rộng. Do đó, thu nhập của chi nhánh đã tăng lên với một tỷ lệ cao .
Tình hình thu nhập của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm
Đơn vị :triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
1.Thu từ lãi 145.382 97,5% 208.817 97,95% 308.795 98,09%
lãi cho vay 112.632 161.730 225.592
lãi tiền gửi 32.750 42.087 83.203
góp vốn 0 5.000 0
2.Thu ngoài lãi 3.735 2,5% 4.350 2,05% 6000 1,91%
phí bảo lãnh 70 103 435
phí DVụ TT 2400 2.912 2.695
phí Dvụ NQ 40 33 46
tham gia TTTC 0 0 14
thu KDNgoạiTệ 672 823 1.043
thu uỷ thác 9 11 13
thu khác 544 468 1.754
3. Tổng Thu 149.117 100% 213.167 100% 314.795 100%
Trong 3 năm vừa qua, tổng thu từ lãi của chi nhánh ngân NHCT Hoàn Kiếm luôn chiếm tỷ lệ gần như tuyệt đối trong tổng thu nhập. Tổng thu năm 2000 là 149 tỷ đồng thì đến cuối năm 2002 đã tăng lên 314 tỷ đồng. So với năm 2000, thu nhập năm 2002 tăng 2 lần. Tuy nhiên không vì thế mà thu nhập từ lãi giảm đi.
Trong năm 2000 thu từ lãi chỉ đạt 145 tỷ thì đến cuối năm 2002 tổng thu từ lãi đã đạt 308 tỷ (tức cũng tăng 2 lần ). Chính vì vậy mà mặc dù thu ngoài lãi không ngừng tăng lên nhưng cũng chỉ chiếm trên dưới 2%. Con số này chưa phản ánh đúng khả năng của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm.
Trong thời gian tới, NHCT Hoàn Kiếm cần mở rộng và phát triển thêm các dịch vụ khác để có thể tăng thêm nguồn thu từ các dịch vụ này, tránh phụ thuộc quá nhiều vào các khoản thu nhập từ lãi, tạo cho Ngân Hàng có khả năng linh hoạt cao hơn, đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
4.2.Chi phí
Cũng giống như thu nhập từ lãi, chi trả lãi là khoản chi lớn nhất của ngân hàng. Nó có xu hướng ngày càng tăng khi qui mô huy động tăng cao cũng như kì hạn huy động kéo dài hơn. Chi trả lãi phụ thuộc vào qui mô huy động vốn, lãi suất huy động và hình thức trả lãi trong kì. Chi trả lãi thường được tính cho từng ngày với từng khoản mục cụ thể. Với sự hỗ trợ của máy vi tính thì công tác tính toán chi trả lãi luôn được đảm bảo nhanh gọn, chính xác và kịp thời.
Chi ngoài lãi cũng chiếm một tỷ trọng không nhỏ trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nó bao gồm các khoản chi như: lương cho cán bộ công nhân viên, chi nộp thuế cho Nhà Nước, chi phí mua sắm trang thiết bị, KHTSCĐ. Chi lương thường là khoản chi lớn nhất trong các khoản chi ngoài lãi. Qui mô của Ngân Hàng càng tăng thì khoản chi này càng tăng.
Trong các khoản chi ngoài lãi có một khoản chi đặc biệt, đó là khoản trích lập quĩ dự phòng rủi ro. Khoản chi này thường là những tổn thất từ các khoản cho vay không thu hồi được vốn và được phép của NHNN tính vào chi phí kinh doanh trong kì .
Tình hình chi phí của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002
1.Tổng chi trả lãi 123.732 91,39% 177.150 92,67% 259.136 95,07%
chi lãi tiền gửi 25.382 63.540 81.880
chi lãi vay 98.170 113.193 172.328
phát hành
kỳ phiếu 180 417 4.928
2.Chi ngoài lãi 11.649 8,61% 13.998 7,33% 13.433 4,93%
chi phí HĐ vốn 8 1 10
chiDvụ TT&NQ 280 322 470
chi nộp thuế 35 50 187
chi lương 5384 5.418 5.229
KHTSCĐ 454 744 1.036
chiQL.CVụ 2.943 3. 384 4.501
chi khác 2.545 4.079 2.000
3. Tổng chi 135.381 100% 191.148 100% 272.569 100%
Tổng chi trả lãi trong 3 năm qua của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm chiếm tỷ trọng rất cao. Năm 2000 tổng chi trả lãi chiếm 91,39%, năm 2001 chiếm 92,67% và năm 2002 con số này lên tới 95,07%.
Trong các khoản chi trả lãi thì trả lãi tiền vay chiếm tỷ trọng cao nhất. Năm 2000 là 89.170 triệu(65,8%). Năm 2002 là 113.193 triệu (59,2%) và năm 2002 là 172328 triệu (63%).
Chi phí ngoài lãi mặc dù chiếm tỷ trọng thấp song nó có tác động rất lớn tới các khoản thu nhập của ngân hàng. Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm với một lực lượng cán bộ nhân viên có kinh nghiệm, giỏi về chuyên môn, do đó đã tạo nên uy tín lớn cho ngân hàng.
Trong 3 năm qua, chi phí cho hoạt động huy động vốn có thể nói là không đáng kể .
Năm 2000 chi phí huy động vốn là 8 triệu đồng, năm 2001 là 1 triệu đồng và trong năm 2002 là 10 triệu đồng. Với chi phí huy động vốn chỉ khoảng 6 triệu/năm trong 3 năm qua mà thu nhập của ngân hàng không ngừng tăng lên thì có thể khẳng định rằng : hoạt động của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm đang không ngừng phát triển và ngày càng hoàn thiện.
4.3 Lợi nhuận ròng
Lợi nhuận của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm
Đơn vị : triệu đồng
Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 2001/2000 2002/2001
Tổng TN 149.117 213.167 314.795 42,95% 47,67%
Tổng CPhí 135.381 191.148 272.569 41,19% 42,59%
LN ròng 13.916 22.019 42.226 58,22% 91,77%
Trong 3 năm qua, lợi nhuận ròng của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm liên tục tăng với tốc độ cao. Năm 2001 là 58%. Năm 2002 con số này đã là 91,78%. Mặc dù trong thời gian này cả thu nhập và chi phí của chi nhánh đều tăng nhưng do tốc độ tăng thu nhập cao hơn so với chi phí nên đã làm cho thu nhập của ngân hàng năm sau tăng nhanh hơn so với năm trước.
Tỷ suất sinh lời của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm trong 3 năm qua như sau:
Năm 2000 : 0,49%
Năm 2001 : 0,53%
Năm 2002 : 0,88%
Tương ứng với mức tăng LN ròng, tỷ suất sinh lời (ROA) của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm cũng không ngừng tăng lên.
Với những kết quả đã đạt được trong 3 năm vừa qua, chi nhánh Ngân Hàng Công Thương Hoàn Kiếm ngày càng khẳng định được vị thế vững chắc của mình trên địa bàn, ngày càng chiếm được niềm tin của khách hàng nên Chi Nhánh đã đạt được danh hiệu là chi nhánh có thành tích xuất sắc của toàn hệ thống.
II Tình hình rủi ro tín dụng tại NHCT Hoàn Kiếm.
1. Cơ cấu dư nợ tín dụng
Việc đánh giá cơ cấu dư nợ tín dụng tại chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm có ý nghĩa rất lớn đối với việc xác định mức độ rủi ro là cao hay thấp. Hoạt động tín không nên quá tập trung vốn vào một thành phần kinh tế hoặc một khách hàng nào.
Mức độ rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm được xem xét qua một số chỉ tiêu cụ thể sau:
1.1 Kết cấu dư nợ tín dụng theo thời gian
Dư nợ tín dụng theo thời gian
Đơn vị : triệu đồng
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Chỉ tiêu
DCK
%
DCK
%
DCK
%
Tổng dư nợ
547351
100
641006
100
811101
100
Cho vay NH
369214
67,5
420543
65,6
415815
51,3
Chovay T&DH
149477
27,3
182632
28,5
367049
45,3
Cho vay khác
3000
0,5
330
0,05
330
0,04
Nợ khoanh
25660
4,7
37510
5,85
27907
3,36
Dư nợ tín dụng của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm tập trung cho vay ngắn hạn là chủ yếu. Năm 2000 tổng dư nợ ngắn hạn là 369214 triệu chiếm 67,5%. Năm 2001 là 420543 triệu chiếm 65,5% và trong năm 2002 là 415815 triệu chiếm 51,3%.
Nguyên nhân của tình hình trên chủ yếu là do nhu cầu vay trung và dài hạn trong nền kinh tế nước ta nhìn chung còn thấp, sản xuất bấp bênh và gặp nhiều rủi ro. Hơn nữa, khách hàng vay vốn tại chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm chủ yếu là hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ thương mại và buôn bán nhỏ, nhu cầu vay vốn chủ yếu trong ngắn hạn.
Trong 3 năm qua, cho vay T&DH của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm liên tục tăng. Đặc biệt trong năm 2002 tổng dư nợ cho vay T&DH là 367049 triệu tăng 2 lần so với năm 2001. Cùng với sự tăng lên về số lượng thì tỷ trọng cho vay T&DH cũng không ngừng tăng lên trong 3 năm qua. Năm 2000 cho vay T&DH chỉ chiếm khoảng 27% thì tính đến cuối năn 2002 con số này đã tăng lên trên 45%.
Mặc dù cho vay ngắn hạn có tỷ lệ rủi ro thấp hơn cho vay T&DH, kèm theo đó là lãi suất cho vay thấp hơn. Do vậy nếu quá tập trung vào cho vay ngắn hạn mà coi nhẹ cho vay T&DH sẽ ảnh hưởng không tốt tới lợi nhuận của ngân hàng. Hơn nữa việc cho vay ngắn hạn đòi hỏi khách hàng cần phải có khả năng thu hồi vốn nhanh để trả nợ cho ngân hàng. Điều này có thể gây tác động tiêu cực tới mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng khiến cho họ có thể sử dụng vốn vay vào các lĩnh vực có lợi nhuận cao, thu hồi vốn nhanh và mức độ rủi ro lớn.
Nhận thức được vấn đề này, chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm đã chủ động tăng cho vay T&DH với qui mô và tốc độ cao. Trong năm vừa qua, một số khách hàng lớn của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm đã được xem xét cho vay như Công ty điện tử Hanel Việt Nam, công ty điện lực Hà Nội, Công ty chế biến và kinh doanh sản phẩm khí .
Trong năm tới, chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm tiếp tục khai thác, tiến hành cho vay những dự án T&DH có tính khả thi, hiệu quả và an toàn nhằm nâng cao lợi nhuận và uy tín cho Ngân Hàng.
1.2 Kết cấu dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế.
Dư nợ tín dụng theo thành phần kinh tế
Đơn vị : Triệu đồng
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Chỉ tiêu
DCK
%
DCK
%
DCK
%
Tổng dư nợ
547351
100
641006
100
811101
100
Cho vay QD
334569
61
407017
63,5
559695
69
Cho vay NQD
212782
39
233989
36,5
251406
31
Qua bảng số liệu trên ta thấy rằng khách hàng của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm chủ yếu là thành phần kinh tế quốc doanh. Trong năm 2000 tỷ trọng cho vay đối với doanh nghiệp nhà nước chiếm 61% tổng dư nợ thì đến cuối năm 2002 con số này đã tăng lên 69%. Như vậy trong thời gian qua chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm đã từng bước chuyển hướng sang cho vay đối với thành phần kinh tế quốc doanh.
Tuy nhiên, ban lãnh đạo chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm vẫn luôn xác định thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đóng vai trò quan trọng, là thị trường đầy tiềm năng. Mặc dù trong 3 năm trở lại đây, tỷ trọng cho vay ngoài quốc doanh liên tục giảm nhưng dư nợ cho vay đối với thành phần kinh tế này không ngừng tăng lên về số tuyệt đối.
Một trong những nguyên nhân làm cho cho vay đối với thành phần kinh tế quốc doanh không ngừng tăng lên cả về tỷ trọng và số lượng trong 3 năm trở lại đây có lẽ là do tính chủ động trong kinh doanh của thành phần kinh tế này đã được nâng cao. Các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước ngày càng hoà nhập với nền kinh tế thị trường, tình trạng mệnh lệnh hành chính trong quản lí kinh doanh đã giảm hẳn.
Hơn nữa, bước sang năm 2003 hiệp định AFTA(Asian Free Trade Area) bắt đầu có hiệu lực, Việt Nam từng bước phải xoá bỏ hàng rào bảo hộ mậu dịch phi thuế quan và cắt giảm thuế. Yêu cầu về đổi mới công nghệ đang là đòi hỏi hết sức cấp bách bởi tính cạnh tranh ngày càng gay gắt. Đảng và Nhà Nước ta luôn xác định kinh tế quốc doanh luôn đóng vai trò chủ đạo trong thời kỳ công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước, không ngừng hoà nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới .
Thực hiện đúng chính sách của Đảng và Nhà Nước, đồng thời nhận thức tính cấp bách phải chuyển hướng kinh doanh, ban lãnh đạo chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm đã chủ động đẩy mạnh và mở rộng cho vay đối với kinh tế quốc doanh. Do vậy trong 3 năm qua dư nợ tín dụng đối với thành phần kinh tế quốc doanh tăng lên đáng kể .
Tuy vậy nó cũng đặt ra những khó khăn lớn cho chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm bởi lẽ, việc cho vay đầu tư mua sắm trang thiết bị công nghệ mới được ví như con dao hai lưỡi . Nếu thành công thì là điều tốt nhưng nếu thất bại thì rủi ro đã ở sát sườn. Ngoài ra, đối với thành phần kinh tế quốc doanh, chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm chủ yếu cho vay theo hình thức tín chấp bảo lãnh không có tài sản đảm bảo. Chính vì vậy mà hoạt động tín dụng của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm chứa đựng không ít rủi ro .
2. Nợ quá hạn
Nợ quá hạn là một trong những chi tiêu phản ánh rủi ro trong hoạt động của NHTM. Nếu tình trạng nợ quá hạn của ngân hàng quá cao khả năng rủi ro là rất lớn, thậm chí ngân hàng có nguy cơ phá sản. Ngược lại nếu tình trạng nợ quá hạn của ngân hàng ở mức thấp thì tính rủi ro sẽ thấp. Tỷ lệ nợ quá hạn cao hay thấp tuỳ thuộc vào khả năng kinh doanh của mỗi ngân hàng. Nhưng thông thường, tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng dư nợ phải thấp hơn 5%.
Tình hình nợ quá hạn
Đơn vị :triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
1.Tổng dư nợ
547351
641006
811101
2.Nợ quá hạn
31395
17430
12498
Dưới 180 ngày
12
1
7
Từ 180- 360 ngày
1872
3973
8
Nợ khó đòi
29511
13457
12483
3.NQH/Tổng DN
6%
2,09%
1,53%
4.NợKĐ/NợQH
94%
77,2%
99,88%
Qua bảng số liệu trên ta thấy nợ quá hạn của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm giảm cả về số lượng lẫn tỷ trọng. Nếu như trong năm 2000 nợ quá hạn trên 31 tỷ đồng, chiếm 6% tổng dư nợ thì con số này đã giảm hẳn trong năm 2001( trên 17 tỷ đồng) và 2002 (trên 12 tỷ đồng) với tỷ trọng chỉ là 2,09% và 1,53%. Đây có thể nói là kết quả rất đáng tự hào của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm.
Như trên đã nêu, mặc dù tổng dư nợ không ngừng tăng lên trong 3 năm qua, đặc biệt là cho vay trung và dài hạn tăng gấp 2 lần trong năm 2002 nhưng không vì thế mà tỷ lệ nợ quá hạn tăng lên, thậm chí tỷ lệ nợ này còn giảm mạnh. Điều này chứng tỏ chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm đã và đang không ngừng thực hiện công tác sàng lọc và giám sát khách hàng một cách rất cẩn thận, kiên quyết bám sát khách hàng để nhanh chóng thu hồi nợ đọng.
Tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm thấp nhưng phần lớn các khoản nợ quá hạn là nợ khó đòi.
Trong năm 2000 nợ khó đòi là 29511 triệu chiếm 94% tổng nợ quá hạn. Năm 2001 là 13457 triệu chiếm 77,2% tổng nợ quá hạn thì tính đến cuối năm 2002 trong tổng số 12498 triệu là nợ quá hạn thì có tới 12483triệu là nợ khó đòi chiếm tới 99,88%. Như vậy một tỷ lệ nợ quá hạn/tổng dư nợ thấp nhưng chủ yếu lại là nợ khó đòi cũng không phải là một dấu hiệu tốt. Đây là một trong những khó khăn mà chi nhánh NHCT cần khắc phục trong thời gian tới.
Đối với những khoản nợ quá hạn dưới 360 ngày(có thể coi là có khả năng thu hồi) của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm thì rủi ro tín dụng là rất ít xảy ra bởi lẽ:
Thứ nhất, nợ quá hạn trong thời gian này tăng lên đều là do những nguyên nhân khách quan là chủ yếu tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như nhu cầu của thị trường giảm, xuất khẩu giảm.
Thứ hai, công tác sàng lọc và giám sát khách hàng trong quá trình cho vay được cán bộ tín dụng thực hiện rất cẩn thận, kỹ lưỡng và luôn tuân thủ qui trình cho vay nên hầu hết các doanh nghiệp đang có số nợ quá hạn tại chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm đều là những doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh lành mạnh, có uy tín trên thị trường. Họ chỉ đang gặp những khó khăn tạm thời và sẽ sớm được khắc phục trong tương lai.
Thứ ba, nếu xem xét số liệu trên bảng tổng kết trên thì nợ quá hạn dưới 360 ngày tính đến cuối năm 2002 chỉ còn 15 triệu đồng so với con số 1884 triệu và 3974 triệu trong 2 năm trước.
Để hiểu rõ thêm về tình hình nợ quá hạn tại chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm ta có thể xem xét số liệu sau:
Nợ quá hạn phân theo thành phần kinh tế
Đơn vị : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2000
Năm 2001
Năm 2002
Nợ quá hạn
31395
100%
17430
100%
12498
100%
1. Ngoài QD
26686
85%
13595
78%
9063
72,5%
2. QD
4709
15%
3835
22%
3435
27,5%
Nợ quá hạn của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm chủ yếu phát sinh từ trước năm 1995 chiếm tới 80% tổng số nợ quá hạn. Trong thời gian đó, chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm đã mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và khi thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và khi hoạt động kinh doanh của thành phần kinh tế này đổ vỡ đã khiến cho họ không có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng. Nợ tồn đọng từ đó cho tới nay vẫn chưa được Ngân hàng giải quyết một cách triệt để.
Qua bảng số liệu trên thì nợ quá hạn của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nợ quá hạn. Tuy nhiên trong 3 năm qua tỷ lệ này đã giảm đáng kể. Năm 2000 nợ quá hạn của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh chiếm tới 85% tổng nợ quá hạn thì đến cuối năm 2002 đã giảm còn 72,5% mặc dù trong 3 năm qua dư nợ đối với thành phần kinh tế này không ngừng tăng lên.
Nguyên nhân của vấn đề trên là do trong thời gian qua chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm đã chuyển sang cho vay đối với thành phần kinh tế quốc doanh. Đồng thời chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm đã tăng cường kiểm soát một cách chặt chẽ đối với doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH sử dụng vốn vay ngân hàng; sàng lọc và loại bỏ những công ty làm ăn thua lỗ, tình hình tài chính thiếu lành mạnh khi có nhu cầu vay vốn; hạn chế cho vay đầu tư vào những dự án không khả thi và tính rủi ro cao.
Như vậy, dựa vào các dấu hiệu nhận biết rủi ro tín dụng ta thấy rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm nói chung là thấp.
III. Những kết quả đạt được và những tồn tại trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm
1. Những kết quả đạt được
Với quyết tâm của mình, năm 2002 chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm đã đạt được những thành tích nổi bật trong việc giải quyết nợ quá hạn. Đối với những khoản nợ quá hạn khó đòi đã phát sinh từ những năm trước, chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm đã thực hiện những biện pháp sau:
@ Đối với các doanh nghiệp gặp khó khăn tạm thời cần có sự hỗ trợ, Ngân Hàng đã thực hiện một số biện pháp như giãn nợ, giảm lãi suất quá hạn... thậm chí Ngân Hàng còn cho vay thêm nhằm khắc phục tình trạng khó khăn cho về tài chính cho doanh nghiệp, giúp cho họ tiếp tục đầu tư vốn để duy trì sản xuất kinh doanh liên tục, có điều kiện trả nợ cho Ngân Hàng.
@ Đối với các doanh nghiệp vay vốn bằng hình thức tín chấp (chủ yếu là thành phần kinh tế quốc doanh), khi xảy ra rủi ro tín dụng không trả được nợ, Ngân Hàng nhanh chóng báo cáo tình với NHCT Việt Nam xin ý kiến chỉ đạo giải quyết.
@ Đối với các trường hợp vay vốn bằng tài sản thế chấp mà gặp rủi ro trong kinh doanh, cố ý chây ỳ, không thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Ngân Hàng, chi nhành NHCT Hoàn Kiếm đã kiên quyết bám sát người vay đồng thời phối hợp với cơ quan công an, tư pháp, toà án nhanh chóng thực hiện niêm phong và phát mại tài sản thế chấp.
Bên cạnh đó, chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm cũng đã thực hiện tăng qui mô kinh doanh đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, không để phát sinh nợ quá hạn khó đòi đối với các khoản cho vay mới .
Với những biện pháp tích cực trên, trong 3 năm qua nợ quá hạn và nợ khó đòi của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm đã giảm hẳn. Cụ thể như trong năm 2001, chi nhánh đã thu hồi được các khoản nợ khó đòi của một số đơn vị với tổng số tiền lên tới trên 16 tỷ đồng và trong năm 2002 là trên 5 tỷ đồng.
Như đã nêu trên, cho vay thành phần kinh tế quốc doanh phần lớn bằng hình thức cho vay tín chấp không có tài sản đảm bảo, do đó rất khó khăn trong việc giải quyết nợ quá hạn đối với thành phần kinh tế này. Tuy vậy, chi nhánh cũng đã thu hồi được khoảng 1,2 tỷ nợ quá hạn trong 3 năm qua.
Đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm đã thu hồi được trên 13 tỷ đồng nợ quá hạn trong năm 2001 và 4,5 tỷ đồng nợ quá hạn trong năm 2002.
2. Những tồn tại trong công tác quản lý rủi ro tín dụng tại chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm
2.1 Trình độ của một số cán bộ tín dụng còn hạn chế.
Phần lớn cán bộ tín dụng của chi nhánh NHCT đều còn rất trẻ. Mặc dù họ đều là những người đã được đào tạo cơ bản, có trình độ kiến thức sâu về lĩnh vực tài chính ngân hàng nhưng rất ít kinh nghiệm .
Bên cạnh đó, kiến thức về thị trường và xã hội chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao, do vậy họ còn nhiều hạn chế trong công tác tư vấn cho khách hàng vay vốn, chưa quan tâm đúng mức tới việc phân loại các khoản cho vay theo ngành nghề, lĩnh vực kinh tế.
Năng lực, trình độ có nhưng kinh nghiệm và hiểu biết thị trường còn thiếu nên quyết định cho vay của cán bộ chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm chủ yếu là dựa trên các báo cáo tài chính của người vay vốn. Đây là một nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng bởi lẽ :
* Việc chỉ dựa vào các báo cáo tài chính của doanh nghiệp để quyết định xem có cho vay hay không là chưa đầy đủ.
* Liệu các số liệu trên các báo cáo tài chính này đã thực sự chính xác hay chưa.
* Nếu như tình hình tài chính của doanh nghiệp có tốt, các báo cáo tài chính được xác nhận là chính xác( chẳng hạn như được sự chấp nhận của một công ty kiểm toán độc lập) thì liệu các sản phẩm của doanh nghiệp sản xuất ra có đáp ứng nhu cầu mong muốn của thị trường hay không, liệu thu nhập của doanh nghiệp có đủ để trả lãi cho ngân hàng hay không.
Đây là một khó khăn của chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm, do vậy cần phải không ngừng nâng cao trình độ của cán bộ tín dụng một cách toàn diện để trở thành những người không những thành thạo về chuyên môn mà còn có kiến thức sâu rộng về xã hội và thị trường.
2.2 Ngân Hàng chưa quan tâm đúng mức tới công tác đánh giá và phân loại các khoản cho vay.
Phân loại các khoản cho vay theo các tiêu thức khác nhau có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác quản lý và hạn chế rủi ro tín dụng. Nó giúp cho công tác quản lý rủi ro tín dụng sát thực hơn và ngân hàng có thể thấy được khả năng thu nợ của mình từ đó mà có cách xử lý chúng, đề phòng nợ quá hạn hay mất vốn. Hiện nay, chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm chỉ phân loại các khoản vay của mình theo thành phần kinh tế và theo thời gian mà chưa thực hiện được việc phân loại các khoản mục cho vay theo khả năng thu hồi vốn. Việc phân loại theo khả năng thu hồi vốn là một trong những tiêu thức phân loại rất có hiệu quả, nó giúp cho ngân hàng dễ dàng xác định khoản vay nào là cần phải kiểm tra, giám sát chặt chẽ, đảm bảo khoản cho vay thu được cả gốc và lãi đúng hạn, khoản vay nào cần phải chấm dứt giải ngân.
2.3 Công tác thẩm định dự án và đánh giá giá trị tài sản thế chấp còn nhiều yếu kém .
Bất kỳ một dự án kinh tế nào cũng chứa đựng những rủi ro không thể lường trước được. Vì vậy công tác thẩm định phải đánh giá được mức độ khoản cho vay là lớn hay nhỏ và khi rủi ro đã xảy ra thì phải tìm cách giải quyết hậu quả đó như thế nào. Cũng vậy đối với công tác thẩm định cho vay đòi hỏi cán bộ thẩm định phải có trình độ cũng như sự nhạy bén trong suy đoán, năng động trong cách tiếp cận vấn đề để có cái nhìn tổng quát về các dự án của khách hàng và dự báo trước những điều có thể xảy ra trong tương lai đối với khách hàng.
Đánh giá tài sản thế chấp là công việc đi đôi với công tác thẩm định dự án, nó đòi hỏi cán bộ tín dụng phải biết dự đoán trước sự tăng giá hay giảm giá của tài sản thế chấp và đồng thời nó cũng đòi hỏi họ có thêm những kiến thức khác nhất định để có thể đánh giá chính xác giá trị của tài sản thế chấp nếu như các tài sản này là máy móc, thiết bị kỹ thuật .
Trên thực tế, chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm đã có rất nhiều khoản vay được thế chấp bởi những tài sản không có đủ tiêu chuẩn để tiêu thụ khi cần thiết. Một số tài sản do hao mòn vô hình đã bị giảm giá đáng kể so với lúc đem đi thế chấp nên số tiền thu được không đủ bù vào vốn, lãi và các chi phí khác. Và cho vay không đúng nguyên tắc đã khiến cho Ngân Hàng gặp phải khó khăn với những khoản cho vay đó nên đã tạo ra những món nợ khó đòi.
2.4 Việc xử lý tài sản đảm bảo còn gặp nhiều khó khăn .
Thời gian qua công tác tín dụng tại chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm đã được tăng cường, dù rằng nợ quá hạn mới ít phát sinh. Tuy nhiên, các khoản nợ tồn đọng từ những năm trước đây là rất nặng nề. Chi nhánh NHCT Hoàn Kiếm đã thực hiện đồng thời nhiều biện pháp như : phát mại tài sản thế chấp để thu hồi vốn; quản lý và khai thác các tài sản thế chấp. Nhưng khó khăn trong công tác xử lý tài sản đảm bảo vẫn còn tồn tại.
* Việc triển khai bán đấu giá còn nhiều phức tạp, trình tự thủ tục rườm rà, thời gian lâu, chi phí bán đấu giá còn quá cao.
Trong nh
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- NH343.doc