Đề tài Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế

Mục lục

Lời mở đầu 2

PHẦN I. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ 4

I. Quan niệm về rủi ro 4

1. Khái niệm 4

2. Tính chất 4

II. Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế 4

1. Khái quát về hoạt động thanh toán quốc tế 4

2. Rủi ro trong hoạt động TTQT 8

PHẦN II: MỘT SỐ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TTQT 9

I. Phân loại theo nguyên nhân phát sinh 9

1. Rủi ro thương mại 9

2. Rủi ro do cho vay tín dụng phục vụ xuất nhập khẩu 10

3. Rủi ro tỷ giá 11

4. Rủi ro quốc gia 13

5. Rủi ro đạo đức 14

6. Rủi ro pháp lý 15

7. Rủi ro trong quá trình hoạt động, tác nghiệp 15

II. Phân loại theo các phương thức thanh toán quốc tế 17

1. Rủi ro trong phương thức chuyển tiền 17

2. Rủi ro trong phương thức ghi sổ 18

3. Rủi ro trong phương thức nhờ thu 18

4. Rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ 19

PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC 22

I. Một số giải pháp hạn chế rủi ro với chủ thể là các Ngân hàng Thương mại. 22

1. Đối với bản thân mỗi Ngân hàng thương mại cần phải thực hiện: 22

2. Đối với NHNN 25

II. Một số giải pháp hạn chế rủi ro với các nhà xuất nhập khẩu 27

1. Giải pháp chung đối với cả hai bên. 27

2. Những giải pháp hạn chế rủi ro đối với nhà nhập khẩu: 28

3. Những giải pháp hạn chế rủi ro với nhà xuất khẩu: 29

III. Đối với Nhà nước và các bộ ngành có liên quan 30

 

 

doc27 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 14253 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hợp giữa thực hiện nghiệp vụ TTQT của cán bộ đối với những dịch vụ thanh toán cung ứng tín dụng. đó là các vấn đề về điều kiện thanh toán, sửa đổi L/C, ký hậu và bảo lãnh vận đơn nhận hàng.. Nguyên nhân khách quan: Đối với các phương thức thanh toán, khả năng rủi ro tín dụng bao gồm các nguyên nhân rủi ro do khả năng thanh toán của khách hàng và ngân hàng nước ngoài đem lại, mà khả năng này lại phụ thuộc vào các nhân tố khách quan khác như: Đối tác của khách hàng không thực hiện hợp đồng đúng, đủ, kịp thời về hàng hóa và điều kiện thanh toán làm phá vỡ kế hoạch tiêu thụ, kế hoạch sản xuất – kinh doanh của khách hàng, hàng hóa bị mất mát trong quá trình vận chuyển do khách hàng xuất – nhập khẩu đảm nhiệm, hàng kém phẩm chất phát sinh trong quá trình vận chuyển, đối tác không có khả năng thanh toán, ngân hàng nước ngoài đang trong quá trình sát nhập giải thể, phá sản.. Riêng đối với phương thức tín dụng chứng từ thì rủi ro tín dụng là đặc thù vì theo phương thức này: + Ngân hàng phát hành thực sự bị ràng buộc vào cam kết thanh toán cho người hưởng lợi nếu bộ chứng từ phù hợp được xuất trình, nên kể cả khi ngân hàng thông báo cung cấp tín dụng cho người mở thì ngân hàng vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình. + Ngân hàng thương lượng khi đã chiết khấu, ứng trước bộ chứng từ có sai sót hoặc không bảo lưu quyền truy đòi nhà xuất khẩu thì có thể nhận lấy rủi ro không được thanh toán của ngân hàng phát hành hoặc ngân hàng hoàn tiền. 3. Rủi ro tỷ giá - Khái niệm: Rủi ro tỷ giá là những rủi ro xảy ra khi việc thanh toán được ấn định bằng đồng ngoại tệ của một nước nào đó. Khi tỷ giá hối đoái biến động so với tỷ giá khi ký kết hợp đồng xuất khẩu sẽ có lợi cho người này và thiệt cho người khác. Nếu ngoại tệ lên giá thì nhà nhập khẩu bị thiệt hại và ngược lại nếu ngoại tệ mất giá thì người xuất khẩu sẽ gặp rủi ro. Một cách chung nhất, rủi ro hối đoái tồn tại khi biến động tỷ giá ảnh hưởng tới từng nghiệp vụ tiền mặt của công ty hay toàn bộ luồng tiền mặt của công ty. Nói một cách khác, có thể hiểu rủi ro hối đoái là sự không chắc chắn về giá trị của một khoản thu nhập hay một khoản chi trả do sự biến động tỷ giá gây ra có thể làm tổn thất đến giá trị dự kiến. - Tác động của rủi ro tỷ giá: Rủi ro hối đoái cũng có thể coi như rủi ro suy đoán và tác động của nó đối với các khoản phải thu, phải trả là trái ngược nhau, và tùy thuộc vào vị trí của doanh nghiệp là nhà xuất khẩu hay nhập khẩu mà tác động của rủi ro hối đoái cũng khác nhau. + Đối với nhà xuất khẩu, tỷ giá biến động sẽ phá vỡ kế hoạch tính toán của nhà xuất khẩu, chẳng hạn khi giá cả đồng tiền trong nước so với đồng ngoại tệ tăng (tỷ giá hối đoái giảm) sẽ bất lợi cho nhà xuất khẩu vì tiền bán hàng thu về bằng ngoại tệ sẽ được ít đồng nội tệ hơn do vậy mua được ít yếu tố đầu vào hơn làm cho kinh doanh xuất khẩu có thể bị thua lỗ. Biến động tỷ giá hối đoái giảm còn ảnh hưởng khi nhà xuất khẩu nhận tài trợ xuất khẩu từ ngân hàng bằng nội tệ để phục vụ sản xuất kinh doanh hàng xuất khẩu. + Đối với nhà nhập khẩu, việc lựa chọn đồng tiền thanh toán và đồng tiền tính toán trong một thương vụ khác nhau cũng gây nên rủi ro cho nhà nhập khẩu khi có biến động tỷ giá. Ngược lại với xuất khẩu, khi tỷ giá hối đoái biến động tăng (giá cả đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ giảm) sẽ bất lợi cho nhà nhập khẩu vì họ mua ngoại tệ thanh toán cho hàng hóa nhập khẩu với giá cao nhưng giá cả tiêu thụ hoặc nguyên vật liệu còn phụ thuộc cung cầu thị trường không thể bù đắp nổi với biến động thay đổi tỷ giá. Những khoản tín dụng bằng ngoại tệ do ngân hàng cung cấp sẽ đến hạn trong tương lai càng trở nên lớn hơn do cộng thêm tỷ lệ tỷ giá hối đoái tăng. + Đối với các ngân hàng thương mại: Trong quá trình thực hiện thanh toán cho khách hàng, vấn đề quản lý nguồn ngoại tệ và hoạt động kinh doanh ngoại tệ để đảm bảo nhu cầu thanh toán trên cơ sở cân đối tài sản có bằng ngoại tệ là vô cùng quan trọng, nhằm tránh những rủi ro do biến động tỷ giá gây nên. Chẳng hạn khi trạng thái ngoại tệ của một ngân hàng là dư thừa, nếu tỷ giá biến động tăng liên tục thì đối với các nước có hệ thống ngân hàng hoạt động trên thị trường ngoại tệ không hiệu quả, hoặc khả năng dự trữ của ngân hàng trung ương yếu có thể làm cho ngân hàng đó luôn đứng trước nguy cơ khan hiếm nguồn ngoại tệ, ngược lại nếu tỷ giá giảm liên tục thì ngân hàng đó cũng luôn đứng trước nguy cơ lỗ về tỷ giá. 4. Rủi ro quốc gia - Khái niệm: Rủi ro quốc gia là những rủi ro liên quan đến sự thay đổi về chính trị, kinh tế, về chính sách quản lý ngoại hối - ngoại thương của một quốc gia khiến cho nhà xuất khẩu không nhận được tiền hàng và nhà nhập khẩu không nhận được hàng hóa. Loại rủi ro này là do những nguyên nhân khách quan gây nên: Xảy ra chiến tranh, đảo chính, biểu tình ở các nước Xảy ra khủng hoảng chính trị, khủng hoảng kinh tế, khủng hoảng tài chính – tiền tệ gây ra những khó khăn trong thanh toán. Những cấm vận trong thanh toán: nước nhập khẩu bị phong tỏa tài khoản do những món nợ nước ngoài chưa trả, hoặc do quan hệ không bình thường giữa hai nước có quan hệ kinh tế quốc tế làm cho các hợp đồng ngoại thương, hiệp định thương mại bị hủy bỏ giữa chừng. Dự trữ ngoại hối ở mức thấp và cán cân thanh toán quốc tế của quốc gia bị thâm hụt nặng nề khiến cho Chính phủ nước nhập khẩu phải đưa ra biện pháp cấm thanh toán hoặc chuyển ngoại hối ra nước ngoài. Rủi ro quốc gia của nước nhập khẩu xảy ra khi người mua có khả năng và sẵn sàng thanh toán cho người bán, song do những biến động hoặc biến cố bất thường trong quốc gia nhập khẩu khiến cho chính phủ của nước nhập khẩu cấm các công ty của nước mình thanh toán ngoại tệ ra nước ngoài, hoặc hàng hóa nhập khẩu thuộc diện cấm nhập khẩu nên không được làm thủ tục thông quan. Rủi ro quốc gia của nước xuất khẩu xuất hiện khi có sự thay đổi về chính sách ngoại thương, thuế quan của quốc gia đó. Nhà xuất khẩu đã chuẩn bị giao hàng, song do thuế xuất khẩu tăng hoặc hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu. Cũng có khi do quan hệ thanh toán giữa hai quốc gia chưa được bình thường hóa nên gây khó khăn cho việc nhận tiền hàng của người xuất khẩu. Rủi ro quốc gia cũng có thề xảy ra đồng thời với nhà xuất khẩu và nhập khẩu nếu sau khi ký kết hợp đồng ngoại thương chính phủ nước nhập khẩu và xuất khẩu đều không cho phép nhập khẩu và xuất mặt hàng đó nữa. Trong kinh doanh quốc tế, việc phòng tránh rủi ro quốc gia là một vấn đề rất quan trọng đối với doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Vì vậy trước khi tiến hành hoạt động kinh doanh với đối tác, các nhà quản trị cần nhận dạng và phân tích kỹ cấu trúc rủi ro quốc gia để từ đó xây dựng các chính sách đề phòng, bảo hiểm. 5. Rủi ro đạo đức Là những rủi ro xảy ra khi một bên tham gia cố tình không thực hiện đúng nghĩa vụ của mình gây thiệt hại tới quyền lợi của người khác. Đạo đức ở đây chính là sự tín nhiệm, uy tín trong kinh doanh. Đây là vấn đề quan trọng trong thương mại và thanh toán quốc tế, vì các bên đối tác thường ở cách nhau rất xa, thậm chí không hề gặp nhau trong quá trình thực hiện đàm phán. 5.1. Rủi ro đạo đức nhà nhập khẩu. Nấu khách mua hàng không phải bạn hàng lâu năm, có uy tín thì rất dễ có những hành vi lừa người bán. Họ cố tình trì hoãn, từ chối thanh toán bằng những thủ đoạn nghiệp vụ như bắt lỗi sai sót chứng từ, ép giá người bán để thu lợi cho mình. Có trường hợp do giá hàng hóa nhập khẩu giảm nên người mua hàng sợ thua lỗ trong kinh doanh đã có tình không nhận bộ chứng từ để lấy hàng, hoặc trì hoãn không thanh toán đẩy ngân hàng và nhà xuất khẩu vào tình thế khó khăn. 5.2. Rủi ro đạo đức nhà xuất khẩu. Khi nhà xuất khẩu cố ý giao hàng không phù hợp với hợp đồng, nhưng lại xuất trình bộ chứng từ hoàn hảo với các điều khoản ký kết của hợp đồng, hoặc nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ khống giả mạo (không giao hàng). Ngân hàng khi đó sẽ thực hiện thanh toán và nhà xuất khẩu sẽ phải gánh chịu mọi rủi ro. Nếu ngân hàng tài trợ cho người nhập khẩu thì rủi ro này ngân hàng cũng phải gánh chịu. Trường hợp giá cả hàng hóa quốc tế tăng, người bán hàng sợ thiệt không muốn giao hàng cho người mua nữa, điều này sẽ phá vỡ kế hoạch sản xuất kinh doanh và gây thiệt hại cho người mua. 5.3. Rủi ro đạo đức của nhà chuyên chở Người bán hàng giao hàng cho người chuyên chở, nhưng bị họ lừa đảo, nhận hàng lấy tiền rồi biến mất, hoặc bán mất hàng. Trong khi đó ngân hàng vẫn phải thực hiện việc thanh toán cho người bán hàng theo hồ sơ chứng từ, còn việc kiện hãng chuyên chở, hoặc chờ bảo hiểm hoàn toàn tách rời nhau. Việc chờ đợi, kiện tụng rất mất thời gian và tốn kém, gây thiệt hại cho cả người mua và người bán. 5.4. Rủi ro đạo đức của ngân hàng Trong nhiều trường hợp ngân hàng phát hành cũng vi phạm cam kết như trì hõa, châp ỳ, hoặc từ chối thanh toán bộ chứng từ cho nhà xuất khẩu. Hoặc ngược lại đối với sự thiếu trung thực của ngân hàng chiết khấu khi bộ hồ sơ không hoàn hảo vẫn gửi điện cam kết hồ sơ chuẩn đòi tiền ngân hàng phát hành. Nếu ngân hàng phát hành tin tưởng thanh toán sẽ gặp rủi ro, việc đòi lại được tiền rất khó khăn. Như vậy có thể kết luận rằng nguyên nhân sâu xa của rủi ro đạo đức là vấn đề thông tin không đầy đủ, không cân xứng, thiếu những thông tin xác thực về khả năng tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, cũng như uy tín, tính trung thực của của đối tác. Vì vậy đã đưa ra những quyết định sai lầm dẫn đến rủi ro trong thanh toán. 6. Rủi ro pháp lý Rủi ro về pháp lý xảy ra trong trường hợp có tranh chấp hay khiếu kiện giữa các bên có tham gia thanh toán. Khi đó vấn đề đặt ra là tòa án nước nào sẽ đứng ra thụ lý và xử vụ án trên cơ sở pháp lý nước nào. Mặc dù trong hợp đồng mua bán đã đề cập đến vấn đề này, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều khó khăn bởi vì không bên nào có thể thông thạo luật pháp của bên đối tác. Chính vì môi trường pháp lý và luật pháp của các bên khác nhau nên rủi ro pháp lý là không thể tránh khỏi. 7. Rủi ro trong quá trình hoạt động, tác nghiệp - Khái niệm: Là những rủi ro sai sót kỹ thuật do chính các bên tham gia gây nên, rủi ro này được thể hiện trong việc lập các hồ sơ chứng từ không hoàn hảo. - Nguyên nhân: Rủi ro này này xảy ro chủ yếu là do trình độ của các bên tham gia còn yếu nên chưa nắm bắt được các yêu cầu của quá trình thanh toán, dẫn đến sai sót trong quá trình giao dịch từ lúc soạn thảo và ký kết hợp đồng cho đến khâu lập chứng từ và thanh toán. Cụ thể các bên gặp rủi ro như sau: + Ngân hàng chuyển tiền: Do nhận chuyển tiền cho những hợp đồng thanh toán vi phạm chế độ quản lý hạn ngạch nhập khẩu, chế độ quản lý ngoại hối, những hợp đồng thanh toán ma được lập để lợi dụng hoạt động phi pháp.. + Ngân hàng uỷ nhiệm và nhận nhờ thu: Do giao bộ chứng từ nhận hàng cho khách hàng trước khi nhận được thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán hối phiếu, nhận và gửi chỉ thị thanh toán không rõ ràng. + Các ngân hàng có liên quan trong phương thức tín dụng chứng từ: Ngân hàng phát hành bao gồm các rủi ro về mặt phát hành và về kiểm tra chứng từ: Phát hành thư không đúng theo các điều kiện của đơn xin mở L/C, hoặc có những điều khoản bất lợi, dẫn đến các rủi ro: Không những phải chịu chi phí sửa đổi, đôi khi những điều này lại có lợi cho người bán nên họ sẽ không chấp nhận sửa đổi nếu họ không có thiện chí vì vậy có thể dẫn đến rủi ro cho người mở kéo theo rủi ro cho ngân hàng. Kiểm tra chứng từ không phát hiện được sai sót mà thực hiện thanh toán sẽ gặp khả năng rủi ro không được hoàn lại tiền từ nhà nhập khẩu. Ngân hàng xác nhận : Bằng việc gắn thêm các cam kết thanh toán theo thư tín dụng khi ngân hàng phát hành không thanh toán hoặc không có khả năng thanh toán cho ngân hàng. Vì vậy nó có rủi ro do: + Rủi ro thương mại của ngân hàng phát hành, họ không có khả năng thanh toán. + Rủi ro do kiểm tra bộ chứng từ: Nếu ngân hàng xác nhận thanh toán không đúng cho người hưởng khi bộ chứng từ có sai sót thì ngân hàng phát hành có quyền từ chối hoàn tiền cho ngân hàng xác nhận. Ngân hàng thông báo: Ngân hàng thông báo L/C sẽ không có bất cứ một cam kết nào khi thông báo thư tín dụng nhưng việc xác thực một thư tín dụng hay sửa đổi thư tín dụng qua các khóa mật hoặc kiểm tra cẩn thận vể tính chân thật của nó sẽ có những rủi ro do đã thông báo L/C giả mạo không xác thực mà không lưu ý cho người được thông báo. Ngân hàng chiết khấu, thương lượng: Ngân hàng này bao gồm các rui ro của ngân hàng phát hành, ngân hàng hoàn trả tiền của người hưởng và rủi ro kiểm tra chứng từ. Nếu ngân hàng thương lượng không kiểm tra chứng từ giao hàng của nhà xuất khẩu một cách cẩn thận, thích đáng thì những sai sót của bộ chứng từ đã được thương lượng sẽ bị ngân hàng phát hành từ chối một cách hợp pháp. II. Phân loại theo các phương thức thanh toán quốc tế 1. Rủi ro trong phương thức chuyển tiền Trong phương thức thanh toán chuyển tiền Ngân hàng đóng vai trò trung gian thanh toán phục vụ khách hàng, với vị trí trung gian giữa người chuyển trả tiền và người thụ hưởng, thực hiện lệnh của các bên liên quan. Vì vậy Ngân hàng không thể can thiệp vào thiện chí của bên chi trả cho bên thụ hưởng. Rủi ro có thể xẩy ra đối với phương thức chuyển tiền: 1.1. Rủi ro đối với người mua Sẽ rất bất lợi cho người mua nếu sau khi chuyển tiền xong, người bán bị phá sản hoặc giao hàng không đúng số lượng, chủng loại, chất lượng kém hay không bảo đảm thời gian giao hàng theo đúng thỏa thuận làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của mình. Vì thế nếu buộc phải thanh toán theo phương thức này, nhà nhập khẩu nên yêu cầu ngân hàng của nhà xuất khẩu phát hành cho mình một thư bảo lãnh về số tiền ứng trước đó, để tránh rủi ro mất tiền khi người bán không thực hiện những nghĩa vụ như đã cam kết trong hợp đồng ngoại thương. 1.2. Rủi ro đối với người bán Rủi ro xảy đến với người bán trong trường hợp nếu người mua thanh toán sau khi xuất hàng thì việc thanh toán phụ thuộc vào thiện chí của người mua, do đó bên bán dễ bị bên mua chiếm dụng vốn trong thanh toán. 1.3. Rủi ro đối với ngân hàng phục vụ người mua Rủi ro đối với ngân hàng phục vụ người mua khi Ngân hàng cho vay thanh toán để người mua nhập hàng, khi hàng về không đúng phẩm chất, quy cách, thương vụ thua lỗ, người mua mất khả năng thanh toán, gây tổn thất cho ngân hàng không thu được nợ. 1.4. Rủi ro đối với ngân hàng phục vụ người bán Rủi ro đối với ngân hàng phục vụ người bán trong trường hợp Ngân hàng cho vay thu mua, sản xuất hàng xuất khẩu, người bán không thu hồi được tiền, ảnh hưởng đến thu nợ của Ngân hàng. Rủi ro có thể xảy đến với Ngân hàng trong phương thức thanh toán bằng chuyển tiền cũng có thể do công nghệ thanh toán lạc hậu, chất lượng đường truyển kém dẫn đến việc chuyển sai hoặc chuyển nhầm số tiền cần thanh toán. Bên cạnh đó, rủi ro trong phương thức này có thể do sự tắc trách, cẩu thả của cán bộ thanh toán dẫn đến thanh toán nhầm hoặc chậm thanh toán. Tóm lại, phương thức thanh toán chuyển tiền là phương thức thanh toán đơn giản, thủ tục nhanh gọn đối với ngân hàng. Trong phương thức thanh toán này, Ngân hàng đóng vai trò là trung gian, do đó rủi ro đối với Ngân hàng trong trường hợp này phần lớn gắn liền với rủi ro tín dụng của Ngân hàng. 2. Rủi ro trong phương thức ghi sổ Phương thức thanh toán ghi sổ thuận lợi cho người mua, rủi ro cho người bán. Thuận lợi cho người mua: Người mua chỉ phải trả tiền khi đã nhận được hàng hóa, dịch vụ hoặc thậm chí khi tiêu thụ xong hàng hóa và dịch vụ. Thuận lợi cho người bán: Tiêu thụ được hàng hóa và giữ được thị trường truyền thống. Bất lợi cho người bán: Người bán đã chuyển quyền sở hữu đối với hàng hóa mà không được đảm bảo thanh toán: Có khả năng các sự kiện kinh tế chính trị sẽ đặt ra các quy định làm chậm trễ hoặc tạm ngừng việc chuyển tiền cho người bán; vốn của người bán bị đọng cho đến khi người mua nhận hàng, đôi khi gặp sự chây ỳ không thanh toán của người mua thì việc theo đuổi con nợ gặp phải khó khăn vì ngay từ đầu người mua đã không cần phải phát hành bất cứ chứng từ nhận nợ nào để cam kết thanh toán màng tính phi lý của mình. 3. Rủi ro trong phương thức nhờ thu 3.1. Rủi ro chủ yếu thuộc về nhà xuất khẩu - Đối với phương thức thanh toán bằng nhờ thu trơn không đảm bảo quyền lợi cho bên bán (thanh toán không bình đằng) giữa sự trả tiền và nhận hàng tách rời, không có sự ràng buộc lẫn nhau. Người mua có thể nhận hàng mà không chịu trả tiền hoặc trì hoãn việc trả tiền. - Đối với phương thức thanh toán bằng nhờ thu kèm chứng từ, người bán không chỉ nhờ Ngân hàng thu hộ tiền mà còn nhờ Ngân hàng khống chế chứng từ hàng hóa đối với người mua. Với cách khống chế theo bộ chứng từ này quyền lợi của bên bán được đảm bảo hơn vì sự ràng buộc giữa việc thanh toán và nhận hàng của người mua. Tuy nhiên trong phương thức thanh toán này vẫn có thể xảy ra rủi ro đối với người bán. Người bán thông qua Ngân hàng giữ hộ số hồ sơ hàng hóa mới chỉ đảm bảo được quyền sở hữu hàng hóa của mình, chứ chưa khống chế được việc trả tiền của người mua. Người mua có thể kéo dài việc trả tiền bằng cách chưa nhận chứng từ hàng hóa (không cần nhận hàng), không thanh toán khi giá cả trên thị trường biến động dẫn đến bất lợi cho người bán trong việc giải tỏa hàng hóa và gặp rủi ro trong tiêu thụ hàng hóa. 3.2. Rủi ro đối với nhà nhập khẩu Trong phương thức nhờ thu, người mua do quy định họ phải có trách nhiệm trả tiền ngay hoặc chấp nhận hối phiếu trước khi nhận hàng vì vậy không có điều kiện kiểm tra hang hóa trước, người mua có thể gặp trường hợp hàng hóa giao không đúng quy cách, phẩm chất với chứng từ hoặc với hợp đồng. 3.3. Rủi ro đối với ngân hàng trung gian thu hộ Đối với các ngân hàng ngoài sự cẩn trọng khi thực hiện đúng chỉ thị ủy nhiệm thu thì rủi ro chủ yếu của ngân hàng là rủi ro tín dụng: + Ngân hàng nhận nhờ thu: Gặp rủi ro khi chiết khấu bộ chứng từ mà lại bị người nhập khẩu từ chối thanh toán hoặc chấp nhận hối phiếu. + Ngân hàng ủy nhiệm nhờ thu: Gặp rủi ro khi cấp tín dụng cho khách hàng nhưng hàng hóa của nhà nhập khẩu lại gặp khó khăn trong tiêu thụ. 4. Rủi ro trong phương thức tín dụng chứng từ 4.1. Rủi ro đối với ngân hàng phát hành Trong phương thức thanh toán bằng thư tín dụng, các Ngân hàng tham gia không chỉ đơn thuần chỉ là những trung gian thanh toán mà chính là những thành viên thực sự trong quá trình thanh toán, là “người” cam kết trả tiền cho người bán thay cho người mua. Với việc mở L/C cho người hưởng lợi, Ngân hàng phát hành đã thay mặt người nhập khẩu cam kết việc thanh toán cho người hưởng lợi, điều đó có nghĩa là Ngân hàng phát hành sẽ trả tiền cho người thụ hưởng thực hiện đầy đủ các điều kiện ngay cả khi người mở không trả hay không muốn thanh toán L/C và lúc này Ngân hàng sẽ gặp phải rủi ro. Rủi ro này không thuộc về mối quan hệ tín dụng, vậy nên khi Ngân hàng nhận được thư yêu cầu mở L/C, Ngân hàng cần xem xét kỹ tình hình tài chính của khách hàng để có thể có các phán quyết chính xác trước khi mở L/C. Bên cạnh đó, đối với trường hợp loại L/C không thể hủy ngang khi đã được phát hành thì Ngân hang không thể tự ý hủy bỏ hoặc sửa đổi, chỉ được phép thông báo sai sót trong vòng 7 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ chứng từ, nếu qua thời hạn đã quy định đó thì Ngân hàng mất quyền từ chối và chịu mọi rủi ro, tổn thất. 4.2. Rủi ro đối với ngân hàng thông báo Đối với ngân hàng thông báo L/C cần thiết phải xác định tình trạng mã khóa của Ngân hàng phát hành L/C, nếu không xác định được điều này phải nêu rõ trong thông báo L/C cho người xuát khẩu và nói rõ không chịu trách nhiệm về tính xác thực của L/C này, nếu trong việc này Ngân hàng thông báo không cẩn trọng sẽ dẫn đến rủi ro cho Ngân hàng thông báo và người xuất khẩu. 4.3. Rủi ro đối với ngân hàng chiết khấu Trong trường hợp nếu các Ngân hàng tham gia thanh toán, chiết khấu bộ chứng từ không phát hiện ra sai sót hoặc bỏ qua các lỗi cho là nhỏ, sau khi thực hiện thanh toán hoặc chiết khấu cho người bán Ngân hàng sẽ phải chịu mọi rủi ro nếu Ngân hàng phát hành L/C từ chối thanh toán. Đặc biệt trong trường hợp Ngân hàng chiết khấu đồng thời là Ngân hàng xác nhận L/C thì Ngân hàng đó sẽ không có quyền truy đòi lại người xuất khẩu số tiền đã chiết khấu. 4.4. Rủi ro đối với nhà nhập khẩu Ngân hàng chỉ giao dịch trên cơ sở chứng từ nên nhà nhập khẩu buộc phải thanh toán bất kể hàng hóa tốt hay xấu. rủi ro thuộc về phía người mua nếu người bán cố ý lập các chứng từ hàng hóa giả mạo, người mua sẽ phải gánh chịu những thiệt hại do lừa đảo từ phía người bán. Thực tế đã minh chứng không ít nhiều người bán tiền chuyển đi mà hang thì không thấy về. Điển hình, Tập đoàn Nestle có nhập khẩu bơ từ hãng Latel của Na Uy để sản xuất các loại sữa giàu dinh dưỡng. Cuộc mua bán được giới thiệu thông quan một số thông tin trên Internet. Do đang trong lúc cần nguyên liệu gấp nên Nestle đã nhanh chóng thoả thuận hợp đồng nhập khẩu với Latel. Họ đã thoả thuận thanh toán theo L/C, vì vội vàng nên Nestle chưa đề cập kỹ các nội dung cụ thể của L/C mà nhanh chóng chuyển tiền cho Latel theo L/C thông qua một ngân hàng do Nestle chỉ định. Nhưng rồi, tiền thì được gửi đi mà hàng thì mãi vẫn chưa thấy về. Tìm hiểu kỹ thì Nestle mới vỡ lẽ ra rằng, Latel chỉ là một công ty ảo trên mạng, không có thật. 4.5. Rủi ro đối với nhà xuất khẩu Chi phí cao, đôi khi không đáp ứng được những quy định của L/C nên việc thanh toán có thể bị trì hoãn, thậm chí bị từ chối thanh toán. Một ví dụ điển hình đó là: Lagergren, một hãng kinh doanh các sản phẩm nội thất lớn của Thuỵ Điển, đã bán một lô hàng đồ gỗ cho tập đoàn Cadtrak Furniture Co.Ltd của Đài Loan. Về phần mình, theo thoả thuận giữa hai bên, Cadtrak đã mở tại ngân hàng của mình một thư tín dụng L/C để chuyển nhượng số tiền hàng trị giá 760.000 USD cho Lagergren qua một ngân hàng Thuỵ Điển. Theo thoả thuận giữa hai bên, hàng sẽ được giao thành hai chuyến, mỗi chuyến cách nhau muộn nhất là 20 ngày . Tiền hàng cũng được thanh toán làm hai lần và việc thanh toán qua L/C sẽ tuân theo UCP500. Có hai điều kiện được quy định cho thư tín dụng. Thứ nhất, ngân hàng Đài Loan sẽ tiến hành thanh toán khi nhận được một bộ đầy đủ vận đơn đường biển đã xếp hàng hoàn hảo. Thứ hai, ngân hàng Thuỵ Điển sẽ phải đợi giấy chấp nhận hàng do ngân hàng tại Đài Loan của Cadtrak cấp. Giấy này sẽ được cấp sau khi có thông báo của Cadtrak rằng họ đã nhận được hàng và hàng đã được cơ quan y tế Đài Loan tại cảng chấp nhận. Sau khi hàng đến Đài Loan, ngân hàng Thuỵ Điển đã gửi bộ chứng từ của chuyến hàng cho Cadtrak và đã bị Cadtrak từ chối với lý do thời gian giữa hai chuyến giao hàng đã vượt quá 20 ngày. Ngân hàng Thuỵ Điển đã không chấp nhận điều này. Do vậy, ngân hàng đã thuyết phục Cadtrak chấp nhận điều không đúng nguyên tắc trên. Sau cùng, Cadtrak chấp nhận thời gian giao hàng quá 20 ngày nhưng vẫn bảo lưu ý kiến từ chối của mình với lý do đợi sự chấp nhận lô hàng của Bộ Y tế Đài Loan, cơ quan mà công ty Cadtrak nộp đơn xin kiểm tra hàng. Sau đó không lâu, Cadtrak thông báo rằng họ chính thức từ chối hàng của Lagergren vì Cơ quan Y tế Đài Loan tại cảng đã phát hiện ra nguy cơ mối mọt trong lô hang đồ gỗ này.Lagergren lập luận rằng, trong biên bản của Cơ quan y tế đã không có dòng chữ bác bỏ sản phẩm. Tuy nhiên, Cadtrak vẫn giữ nguyên quan điểm của mình vớI nhận định rằng: “theo thông lệ, hàng đồ gỗ phải đủ độ tin cậy để lưu kho trong vòng 12 tháng”. Cadtrak cho rằng sản phẩm mà họ đặt đã không được đảm bảo về chất lượng và bởi vậy khăng khăng không chấp nhận lô hang này. PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC I. Một số giải pháp hạn chế rủi ro với chủ thể là các Ngân hàng Thương mại. 1. Đối với bản thân mỗi Ngân hàng thương mại cần phải thực hiện: 1.1. Các giải pháp chung: * Nhanh chóng xây dựng quy trình quản trị rủi ro chính thức trong thanh toán quốc tế: Quản trị rủi ro trong hoạt động thanh toán quốc tế phải là một quá trình gồm những công đoạn khác nhau, chịu ảnh hưởng lẫn nhau: kết quả của công đoạn này là cơ sở để tiến hành các công đoạn tiếp theo. Quy trình phải bao gồm ít nhất 5 bước cụ thể: (1) Nhận dạng rủi ro có thế xảy ra trong hoạt động thanh toán quốc tế; (2) Đo lường rủi ro, tổn thất trong hoạt động thanh toán quốc tế; (3) Giám sát rủi ro trong thanh toán quốc tế; (4) Lựa chọn kỹ thuật phòng ngừa rủi ro trong thanh toán quốc tế; (5) Báo cáo và đánh giá về quản trị rủi ro trên thực tế. * Hoàn thiện chiến lược quản trị rủi ro tổng thể và phổ cập một cách rộng rãi trong toàn hệ thống ngân hàng: Rủi ro có thể xảy ra từ tất cả các hoạt động kinh doanh cơ bản của ngân hàng thương mại, do vậy ngân hàng thương mại không thể chỉ có chiến lược quản trị rủi ro thanh toán quốc tế hay một vài loại rủi ro cụ thể nào khác. Các ngân hàng cần hoàn thiện chiến lược quản trị rủi ro toàn diện và mang tính dài hạn đối với tất cả các hoạt động kinh doanh. Tất cả mọi cán bộ công nhân viên, cổ đông của Ngân hàng đều phải tham gia đóng góp ý kiến hoàn thiện chiến lược. * Kiện toàn về tổ chức cũng như hoạt động của bộ phận quản trị rủi ro để tăng cường quản trị rủi ro của Ngân hàng. Chất lượng và hiệu quả của công tác quản trị rủi ro phản ánh năng lực quản trị rủi ro của ngân hàng. Để đạt được chất lượng và hiệu quả cao, một trong những giải pháp cần thiết là phải tách bạch giữa bộ phận quản trị

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc26201.doc
Tài liệu liên quan