MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ VÀ HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ 3
1.1 Tổng quan về thương mại điện tử 3
1.1.1 Khái niệm thương mại điện tử 3
1.1.2 Phân loại thương mại điện tử 4
1.2 Tổng quan về hợp đồng điện tử. 4
1.2.1 Khái niệm hợp đồng điện tử 4
1.2.2 Vai trò của hợp đồng điện tử 5
1.2.3 Phân loại hợp đồng điện tử 8
1.2.4 Quy trình giao kết hợp đồng điện tử 10
1.2.5 Thời điểm hình thành hợp đồng điện tử 13
1.2.6 Địa điểm giao kết hợp đồng 14
1.2.7 Nguyên tắc giao kết hợp đồng điện tử ở Việt Nam 14
1.2.8 . Sử dụng chữ ký điện tử và chữ ký số 15
1.3 Một số rủi ro thường gặp trong TMĐT nói chung 17
1.3.1 Khái niệm về rủi ro 17
1.3.2 Nhóm rủi ro dữ liệu 18
1.3.3 Nhóm rủi ro trong quy trình giao dịch 19
1.3.4 Nhóm rủi ro về công nghệ 20
1.3.5. Rủi ro về vấn đề pháp lý 22
CHƯƠNG 2 - MỘT SỐ RỦI RO THƯỜNG GẶP TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ 25
2.1 Đôi nét về thực trạng sử dụng hợp đồng điện tử 25
2.1.1 Thực trạng sử dụng hợp đồng điện tử trên thế giới 25
2.1.2 Đôi nét về thực trạng sử dụng hợp đồng điện tử tại Việt Nam 30
2.2 Một số rủi ro thường gặp trong giao kết hợp đồng điện tử 34
2.2.1 Rủi ro do thiếu phương pháp chứng thực 35
2.2.2 Lừa đảo trên mạng 37
2.2.3 Lỗi kỹ thuật 41
2.2.4 Một số rủi ro khác 44
2.2.4.1 Vấn đề lỗi nhập dữ liệu trong giao dịch điện tử 44
2.2.4.2 Bỏ sót thông tin trước khi ký vào hợp đồng điện tử 44
2.2.4.3 Rủi ro do tranh chấp về giá trị pháp lý của hợp đồng 45
2.3 Một số trường hợp rủi ro trên thế giới 45
2.3.1 Trường hợp 1: Tranh chấp về giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử của công ty SMI và công ty Schenker, Hoa Kỳ 45
2.3.2 Hai trường hợp tranh chấp do “bỏ sót thông tin” của Defontes và Hubbert với tập đoàn máy tính Dell 47
2.3.3 Tình huống 3: Eastman Kodak và bài học về lỗi nhập sai dữ liệu 48
2.4 Một số trường hợp rủi ro ở Việt Nam 49
2.4.1 Tình huống: Sử dụng thẻ tín dụng ăn cắp để mua vé máy bay qua mạng 49
2.4.2 Tình huống: Hợp đồng lừa đảo giữa một doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Hồng Kông 51
2.4.3 Tình huống: Hợp đồng lừa đảo giữa một doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp Hàn Quốc 51
CHƯƠNG 3 - MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH RỦI RO TRONG GIAO KẾT HỢP ĐỒNG ĐIỆN TỬ 54
3.1 Đối với doanh nghiệp và cá nhân tham gia giao kết HĐĐT 54
3.1.1Tuân thủ nguyên tắc trong giao kết HĐĐT 54
3.1.2Trực tiếp gặp gỡ, ký kết hợp đồng đối với những khách hàng mới 54
3.1.3Sử dụng các hình thức thanh toán an toàn hơn 55
3.1.4Thận trọng trong giao dịch 55
3.1.5.Xác nhận thông tin 55
3.1.6.Lựa chọn hợp đồng phù hợp 65
3.1.7.Chuẩn bị đầy đủ các chứng cứ pháp lý liên quan để có thể khởi kiện tại toà án nếu cần thiết. 66
3.2 Biện pháp về phía nhà nước 67
3.2.1 Hoàn thiện khung pháp lý chống gian lận thương mại và cạnh tranh không lành mạnh trong thương mại điện tử. 67
3.2.2Thẩm tra tư cách pháp nhân và tình trạng tín dụng của các công ty nước ngoài. 68
3.2.3Đào tạo nâng cao năng lực cho các cán bộ, công chức liên quan cũng như các doanh nghiệp tham gia giao kết hợp đồng điện tử 68
3.2.4 Phát triển hệ thống cơ sở vật chất cho việc thực hiện giao kết HĐĐT 68
3.2.5.Nâng cao năng lực giải quyết tranh chấp về thương mại điện tử 68
3.2.6Tăng cường hợp tác quốc tế về thương mại điện tử đặc biệt trong lĩnh vực hợp đồng điện tử 69
KẾT LUẬN 70
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
DANH MỤC BẢNG 73
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 75
78 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 5790 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Rủi ro và biện pháp phòng tránh rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh nghiệp nhận định doanh thu từ các đơn hàng sử dụng phương tiện điện tử sẽ tăng. Mặt khác, chỉ 6% doanh nghiệp đánh giá doanh thu từ thương mại điện tử có xu hướng giảm.
Các doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử có tỷ trọng doanh thu từ B2B là 72%, cao hơn so với các doanh nghiệp không tham gia sàn với tỷ trọng doanh thu là 65%. Ngược lại, tỷ trọng doanh thu từ B2C của các doanh nghiệp tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử là 25% thấp hơn các doanh nghiệp không tham gia sàn với tỷ trọng doanh thu là 37%.
Đối với những website đã cho phép mua hàng trực tuyến, so với doanh thu bán hàng trực tiếp tại các cửa hàng, kết quả kinh doanh trực tuyến tuy chưa cao nhưng cũng đã có những bước phát triển nhất định. Theo thống kê của các công ty có website giới thiệu và bán sản phẩm điện tử trên mạng, trong năm 2008, số lượt truy cập của khách hàng vào những website này có xu hướng tăng lên, kéo theo số lượng đơn đặt hàng trên mạng và doanh thu của các website cũng tăng ổn định.
Nguồn: Báo cáo TMĐT 2008 - Bộ công thương
Các doanh nghiệp Việt Nam cũng ngày một chú trọng hơn đến nội dung và chất lượng website. Số doanh nghiệp có website quảng bá sản phẩm và bán hàng qua mạng cũng ngày một tăng qua các năm
Nguồn: báo cáo TMDT 2008 trang 124
Các mặt hàng được giới thiệu trên website của doanh nghiệp khá đa dạng và phong phú cho thấy doanh nghiệp ở mọi ngành nghề đã biết tận dụng website như một kênh để quảng bá sản phẩm. Đặc biệt, tỷ lệ website giới thiệu sản phẩm thiết bị điện tử viễn thông tăng đáng kể so với các năm trước, từ 12,6% năm 2007 lên 17,5% năm 2008. Điều này phản ánh thực tế là đối với mặt hàng đồ điện tử, người tiêu dùng đã quen dần với việc lựa chọn mặt hàng và cửa hàng trực tuyến nên nếu thiếu website sẽ là bất lợi rất lớn đối với các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này.
Nguồn: Báo cáo TMĐT 2008 trang 124
Tỷ lệ doanh nghiệp ký được hợp đồng từ sàn thương mại điện tử cũng tăng lên so với năm 2007. Năm 2008, trong số các doanh nghiệp đã tham gia sàn giao dịch thương mại điện tử có 69,7% doanh nghiệp ký được hợp đồng từ sàn giao dịch thương mại điện tử, cao hơn so với tỷ lệ 63% của năm 2007. Điều này cho thấy việc tham gia sàn thương mại điện tử đã mang lại hiệu quả thực sự đối với một số doanh nghiệp mà các website bán hàng trực tuyến có thể kể đến tại Việt Nam là chodientu.com3 Nguồn: vnexpress.net
Tuy nhiên mặc dù nhu cầu tìm kiếm thông tin về doanh nghiệp và sản phẩm của người sử dụng Internet rất cao, lượng truy cập vào các trang web mua bán và giới thiệu sản phẩm cũng tăng khá nhanh nhưng có thể thấy phần đông người tiêu dùng vẫn chỉ sử dụng website như công cụ tham khảo và so sánh giá, chưa hăng hái mua hàng trực tuyến. Điều này phản ánh việc người tiêu dùng vẫn chưa thực sự tin tưởng vào việc mua hàng trực tuyến tại Việt Nam. Trả lời câu hỏi về hình thức nhận đơn đặt hàng trong phiếu điều tra, 87,7% doanh nghiệp cho phép nhận đơn đặt hàng bằng một trong các phương tiện điện tử website, email, fax hoặc điện thoại. Phương tiện được sử dụng nhiều nhất là điện thoại (74,3%) và fax (73,6%), sau đó đến email (65%). Tuy nhiên mới chỉ có 18,6% doanh nghiệp nhận đặt hàng qua website 4 Nguồn: chungta.com
. Đây là một con số khá khiêm tốn so với tỷ lệ 45,3% doanh nghiệp có website trong năm 2008. Vậy nguyên nhân nào còn khiến các doanh nghiệp e dè khi thực hiện các giao dịch hợp đồng qua mạng? Cũng theo báo cáo TMDT năm 2008 doanh nghiệp phản ánh hai trở ngại lớn nhất cho việc sử dụng Internet là “Chất lượng dịch vụ Internet” và “An toàn bảo mật”. Đặc biệt, từ năm 2006 tới nay, vấn đề an toàn bảo mật vẫn được đa số các doanh nghiệp coi là trở ngại lớn nhất trong việc ứng dụng Internet. Nhìn chung, điểm trung bình của tất cả các trở ngại đều có xu hướng giảm dần so với các năm trước, song mức giảm không nhiều.
Bảng 9: Trở ngại đối với việc sử dụng Internet năm 2006-2008
Trở ngại đối với việc sử dụng Internet
2006
2007
2008
An toàn bảo mật
2,9
2,8
2,8
Chất lượng dịch vụ
2,4
2,3
2,2
Công nghệ phức tạp
2,4
2,3
1,5
Chi phí tốn kém
1,6
1,6
1,4
Hiệu quả chưa rõ rệt
1,0
1,3
1,0
Ghi chú: mức thang điểm từ 1-4 trong đó mức 4 là mức trở ngại cao nhất.
2.2 Một số rủi ro thường gặp trong giao kết hợp đồng điện tử
Trong hợp đồng truyền thống rủi ro thường gặp có thể là biến động tỉ giá hối đoái, biến động giá cả v.v.. Những rủi ro có thể gặp trong hợp đồng truyền thống thì cũng có thể xảy ra với hợp đồng điện tử vì về bản chất hợp đồng điện tử hay hợp đồng truyền thống đều là những văn bản thể hiện sự cam kết và ràng buộc trách nghiệm quyền lợi và nghĩa vụ giữa các bên chỉ khác ở chỗ với hợp đồng truyền thống mọi giao dịch và các bước đi đến giao kết hợp đồng được thực hiện một cách trực diện tức là các bên trực tiếp gặp nhau còn với hợp đồng điện tử mọi giao dịch đều là ảo và được thực hiện qua các phương tiện điện tử và mạng máy tính. Sau đây là những rủi ro mang tính đặc thù của hợp đồng điện tử mà các doanh nghiệp khi áp dụng thương mại điện tử cần quan tâm:
2.2.1 Rủi ro do thiếu phương pháp chứng thực
Như đã nói trong môi trường kinh doanh truyền thống, các bên ký kết hợp đồng bằng giấy thường gặp mặt trực tiếp (face-to-face). Vì vậy nên các bên tham gia ký kết hợp đồng có thể nhận biết chính xác về đối tác mà họ đang tiến hành giao dịch thông qua tiếp xúc, các điều khoản hợp đồng cũng được các bên thảo luận rõ ràng hơn và quan trọng nhất là sau khi đi đến thống nhất các bên thể hiện cam kết bằng cách ký vào hợp đồng (bằng giấy). Bản hợp đồng với chữ ký sống này sẽ là bằng chứng pháp lý để hai bên phải có trách nhiệm và nghĩa vụ thực hiện những điều đã cam kết. Tất cả những điều trên đều thay đổi khi ký kết các hợp đồng điện tử. Trong các vấn đề này, điều khó khăn nhất đối với hợp đồng điện tử có lẽ là các bên không biết chính xác bên kia có cùng ký vào một hợp đồng hay không. Thông thường việc thực hiện ký kết hợp đồng điện tử cũng được tiến hành tương tự việc ký kết hợp đồng truyền thống. Giả sử rằng hai bên tham gia ký kết là Bob và Alice. Đầu tiên, Bob và Alice thảo luận các điều khoản hợp đồng hoặc nhờ các luật sư của họ tư vấn. Sau khi đã thống nhất về toàn bộ nội dung hợp đồng, cả hai bên đều đã soạn xong bản hợp đồng cuối cùng. Tất nhiên, bản hợp đồng này chưa có chữ ký của ai cả. Sau đó, Alice ký vào hợp đồng và gửi nó cho Bob.
Bob nhận được hợp đồng có chữ ký của Alice, anh ta kiểm tra lại nội dung và ký rồi gửi lại cho Alice. Alice nhận được hợp đồng có đầy đủ hai chữ ký, tuy nhiên vẫn phải kiểm tra xem Bob có ký và đúng hợp đồng mà Alice đã gửi hay không. Trong giao dịch truyền thống, quá trình trên được hai bên thực hiện đồng thời và bên này chứng kiến bên kia đặt bút ký vào bản hợp đồng chung, tức là hai bên đều nắm giữ hợp đồng (bằng giấy) có đầy đủ chữ ký của hai bên và vì vậy các bên không cần mất thời gian tìm hiểu xem chữ ký trong bản hợp đồng có chân thực hay không. Trong giao dịch điện tử, quá trình này được thực hiện thông qua các phương tiện điện tử và mạng viễn thông và có một số lỗi có thể phát sinh. Tiếp tục với ví dụ ở trên một ngày, Bob và Alice muốn ký một hợp đồng.
Alice email cho Bob: “Tôi đồng ý mua chiếc xe Toyota của anh với giá USD 16.000, thời gian giao xe là 18.00 ngày mai tại nhà tôi”. Bob nhận được email, sau một thời gian cân nhắc và Bob trả lời bằng cách gửi lại email cho Alice: “OK, nếu cô thay đổi ý cô sẽ phải chịu phạt là USD 200 và ngược lại, nếu tôi đổi ý tôi cũng sẽ trả cô USD 200).
Sau khi nhận được email trả lời của Bob, cả Bob và Alice quyết định ký kết hợp đồng để thực hiện giao dịch này. Alice thảo hợp đồng, ký vào đó và email cho Bob. Alice chờ đợi Bob ký và gửi lại hợp đồng, tuy nhiên không thấy hồi âm gì từ phía Bob.
Có hai tình huống xảy ra, hôm sau, giá xe Toyota trên thị trường tăng lên, Bob không muốn bán xe cho Alice nữa. Đến 18.00 khi Alice gọi điện đề nghị đến nhận xe, Bob từ chối với lý do: “Tôi có nhận được hợp đồng đâu, tôi cứ nghĩ là cô đã đổi ý từ hôm qua rồi, ý tôi là từ hôm qua đến giờ tôi không nhận được thông tin gì cả.”
Tình huống thứ hai có thể xảy ra là giá xe Toyota trên thị trường hôm sau giảm mạnh và vì thế Bob càng muốn bán xe cho Alice với xe đã thoả thuận trước còn Alice có thể không muốn mua với giá cũ nữa nhưng vì Bob đã có bản hợp đồng có chữ ký của Alice nên có thể Alice sẽ nhận được điện từ Bob hẹn đến lấy xe vào lúc 18.00, nếu cô không lấy xe nữa thì chuyển cho Bob USD 200 tiền phạt. Như vậy, trong tình huống này Alice chịu nhiều rủi ro hơn Bob trong giao dịch, điều này không thể xảy ra khi hai bên gặp mặt ký kết hợp đồng theo phương thức truyền thống. Và một khi đã đặt bút ký hai bên sẽ không thể từ bỏ trách nhiệm của mình dễ dàng. Nguyên nhân là Alice ký vào hợp đồng trước và chịu ràng buộc trách nhiệm trước, trong khi Bob chờ đợi tình hình thị trường biến động và xử lý để có lợi cho mình nhất. Đìều quan trọng là Alice không thể chứng minh được hành vi trục lợi này của Bob, cụ thể hơn là Alice không thể chứng minh được Bob đã nhận được hợp đồng có chữ ký của mình hay chưa và Alice không có bằng chứng để thuyết phục các bên trung gian khi có tranh chấp rằng Bob đã nhận được hợp đồng.
Một trường hợp rủi ro khác cũng xuất phát từ việc thiếu sự chứng thực của bên thứ ba đặc biệt xảy ra với những nước có cơ sở công nghệ thông tin đang phát triển là khi một trong hai bên phủ nhận bản hợp đồng do mình soạn hoặc phủ nhận bản hợp đồng đích thực là bản mình đã ký và chập thuận hay cho rằng bản hợp đồng đã bị sửa đổi và không còn toàn vẹn. Để giải quyết vấn đề này, chữ ký số là biện pháp hiệu quả và được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên mặc dù luật Giao dịch điện tử Việt Nam cùng với Nghị định về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số đã thiết lập khung pháp lý cơ bản nhất cho việc ứng dụng chữ ký số trong mọi giao dịch hành chính, kinh tế và dân sự, đến cuối năm 2008, chữ ký số vẫn chưa được triển khai rộng rãi tại Việt Nam do còn thiếu những cơ chế quản lý tương ứng để hiện thực hóa các quy định của pháp luật. Có thể nói rủi ro do thiếu sự chứng thực này là một trong những trở ngại đầu tiên gây khó khăn cho doanh nghiệp khi tiến hành giao kết hợp đồng điện tử.
2.2.2 Lừa đảo trên mạng
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, bên cạnh những công nghệ mới ra đời mang lại thuận lợi cho doanh nghiệp thì kéo theo đó các vụ lừa đảo trên mang cũng ngày càng đa dạng và tinh vi hơn. Trong hợp đồng truyền thống, hiện tượng lừa đảo đã là không hiếm thì khi thực hiện giao kết hợp đồng điện tử, các vụ lừa đảo lại càng có nhiều kẽ hở để thực hiện hơn.
a) Rủi ro với bên giao kết hợp đồng là bên mua hàng
Như đã nói, trong thực tế không hiếm những vụ lừa đảo đã xảy ra gây thiệt hại nghiêm trọng ngay cả với những hợp đồng mà việc ký kết được thực hiện một cách trực tiếp. Với hợp đồng điện tử, những vụ lừa đảo càng có cơ hội thực hiện do đặc thù của thương mại điện tử nói chung là ảo và các bên chỉ giao dịch qua các phương tiện điện tử và mạng Internet. Chẳng hạn với những hợp đồng mua bán qua website, khi một người muốn mua một món hàng trên mạng, anh ta cũng khó có thể xác định đó có phải là một trang web giả mạo hay không. Trường hợp đó đúng là một trang web bán hàng, anh ta sau khi click vào nút “agree” của hợp đồng mẫu hiển thị trên website, nhập thông tin và thanh toán, anh ta sẽ được nhận món hàng đã mua Ngược lại nếu đó là một website lừa đảo, thì anh ta có thể mất khoản tiền đã chuyển khoản để mua món hàng đó, nghiêm trọng hơn anh ta sẽ mất thông tin cá nhân, mã thẻ tín dụng v..v..
Ví dụ công ty A đang có nhu cầu rất lớn về hàng hóa X và công ty này đã tìm được rất nhiều thông tin về hàng hóa đó trên một trang web bán hàng trên mạng (công ty B). Sau một thời gian tìm hiểu và trao đổi giá cả, cũng như các thông tin khác qua email, fax, và điện thoại, công ty A quyết định ký hợp đồng nhập khẩu một lượng hàng X của công ty B. Giả dụ mọi giao dịch đều sử dụng các phương tiện điện tử thì việc hai công ty gặp nhau là điều không xảy ra và nếu B là một công ty không có thực thì rủi ro tất yếu thuộc về công ty A tức là công ty A có thể mất trắng số tiền đã chuyển và khi phát hiện hàng không được chuyển thì công ty B đã “mất tích”, mọi thông tin chỉ là giả mạo. Nói như vậy có nghĩa, cho đến khi hai bên gửi cho nhau bản hợp đồng điện tử và nhận xong hàng, doanh nghiệp vẫn cần đề phòng về tính chân thật của đối tác. Trong trường hợp này, người mua chịu rủi ro do không tìm hiểu được kỹ càng về đối tác
Một trường hợp khác, kẻ lừa đảo rao bán một món hàng nào đó với giá hời, ví dụ như một túi xách thời trang Gucci trị giá vài ngàn USD với giá hời 1.000 USD. Sau khi nhận tiền thì người mua sẽ nhận được món hàng đúng như trong ảnh chụp giới thiệu trên trang web nhưng là hàng... nhái trị giá vài chục USD sản xuất ở Hồng Kông hoặc mất trắng vì kẻ lừa đảo đã biến mất và hợp đồng cũng “vô hiệu” khi mọi thông tin về địa chỉ, điện thoại v..v.. chỉ là ảo. Đây là điều hoàn toàn có thể xảy ra đặc biệt với những trang bán hàng trực tuyến nhỏ, việc đăng ký account là dễ dàng và thiếu sự kiểm tra của các cơ quan chức năng. Chiêu lừa này cũng không hiếm gặp ở Việt Nam, thỉnh thoảng trên các diễn đàn, website mua bán rao vặt vẫn có thành viên tố cáo một vài nhân vật dùng chiêu lừa này để bán “hàng xách tay”, thường là hàng kỹ thuật số hay mỹ phẩm, quần áo. Thường thì bọn lừa đảo bán những món hàng trị giá thấp, chừng vài chục đến vài trăm USD, thậm chí trước đó rất uy tín khi bán vài món hàng giá trị nhỏ để tạo lòng tin trước khi “cất vó” với món hàng giá trị lớn. Người mua khi bị lừa thường bỏ luôn không theo đuổi khiếu nại vì quá mất thời gian. Theo ghi nhận của IC3 (Internet Crime Complaint Center - trung tâm tiếp nhận các khiếu nại tội phạm internet của Mỹ), trong năm 2006, gần 70% trường hợp lừa đảo trên internet thuộc loại này. Cũng theo thống kê của tổ chức này trong năm 2006 có tổng cộng 200481 vụ khiếu nại mà thủ phạm hoặc nạn nhân ở Mỹ. Tổng số thiệt hại các nạn nhân phải gánh chịu là 198 triệu USD, tăng hơn 10 lần so với năm 2001 (17,8 triệu USD). Bình quân mỗi nạn nhân bị lừa mất hơn 700 USD, nhưng cá biệt có 1% trường hợp bị lừa từ 100.000 USD trở lên. Trên phạm vi toàn cầu, con số được ghi nhận tại Consumer sentinel, cơ quan bảo vệ người tiêu dùng thuộc uỷ ban Thương mại liên bang Mỹ (FTC) cao hơn nhiều. Riêng trong năm 2006, Consumer sentinel ghi nhận được tổng cộng 670.000 vụ khiếu nại liên quan đến lừa đảo qua mạng và đánh cắp thông tin thẻ tín dụng. Tổng số thiệt hại mà người tiêu dùng gánh chịu lên đến 1,1 tỉ USD. Trong thực tế, con số vụ lừa đảo và thiệt hại còn cao hơn nhiều, nhưng có nhiều nạn nhân không tố cáo. Theo thống kê của Consumer sentinel, có đến 60% nạn nhân không trình báo với cảnh sát mà thường chỉ gởi than phiền đến các tổ chức bảo vệ người tiêu dùng. Nguyên nhân của những vụ lừa đảo kiểu này trên mạng có thể là:
- Đa số đây là những giao dịch lần đầu, các doanh nghiệp không tìm hiểu và điều tra kỹ đối tác nên không biết tình hình tài chính của bạn hàng. Có công ty đang trong quá trình làm thủ tục phá sản nhưng vẫn ký hợp đồng bán hàng nhằm chiếm đoạt tiền đặt cọc, tiền ứng trước hợp đồng. Đến khi phía công ty mua hàng liên hệ, tìm cách lấy lại tiền ứng trước thì công ty này đã giải thể, phá sản.
- Một số công ty chỉ giao dịch qua thư điện tử, điện thoại, fax nên không có khả năng kiểm tra được tính xác thực của địa chỉ, số điện thoại, tên công ty có chính xác và có tồn tại trên thực tế hay không, đại diện pháp lý của công ty là ai.
- Một số doanh nghiệp nhận được chào hàng với giá rất hấp dẫn, điều kiện thanh toán, giao hàng thuận lợi… nên đã nhanh chóng ký kết hợp đồng và thanh toán ứng trước mà chưa kiểm tra về đối tác. Tuy nhiên, đó chỉ là cái “bẫy” mà công ty lừa đảo đưa ra.
- Nhiều doanh nghiệp vẫn sử dụng phương thức thanh toán được coi là nhiều rủi ro là TTR, trả trước một tỷ lệ phần trăm khá cao trị giá lô hàng. Ngay đối với phương thức L/C, một số công ty cũng đã thanh toán trước một tỷ lệ nhất định trị giá lô hàng. Sau khi nhận được tiền ứng trước, hàng không được giao và bên bán cũng biến mất.
b) Rủi ro với bên giao kết hợp đồng điện tử là bên bán
Không chỉ về phía người mua mới có thể là nạn nhân, bên giao kết hợp đồng điện tử là bên bán cũng có thể gặp rủi ro khi thực hiện giao kết hợp đồng qua các phương tiện tử. Rủi ro thường xảy ra trong trường hợp này là khi bên mua dùng thẻ tín dụng giả hoặc ăn cắp được để thực hiện giao kết hợp đồng điện tử. Sau khi hợp đồng được thực hiện bên bán với ngỡ ra khi bị ngân hàng từ chối thanh toán với lý do chủ nhân của thẻ không phải là người đưa ra đề nghị hoặc chấp thuận giao kết hợp đồng đó. Anh ta mất trắng số hàng đã bán.
Với thế giới, theo ước tính của McAfee trong năm 2008, các doanh nghiệp trên toàn thế giới đã thiệt hại hơn 1 nghìn tỷ đôla do các vụ mất cắp dữ liệu và việc khắc phục thiệt hại. McAfee cũng đưa ra dự báo sự suy yếu của kinh tế thế giới sẽ làm gia tăng các vụ mất cắp dữ liệu trong năm 2009.
Theo trang web của bộ thương mại ( hình thức lừa đảo này đang gia tăng cả về số lượng và độ xảo quyệt. Nó gây ra một mối đe dọa nghiêm trọng đối với người tiêu dùng và các doanh nghiệp làm ăn trên Internet. Tệ nạn phishing (thuật ngữ chỉ hình thức bịp bợm bằng-mail) đã tăng hơn 50% trong tháng Giêng năm 2009. Trung bình mỗi ngày có 6 thư điện tử gian lận mới được gửi tới hàng triệu người sử dụng mạng thông tin toàn cầu.
Nạn phishing, trong đó tội phạm mạng dụ dỗ những người tiêu dùng nhẹ dạ khai báo số thẻ tín dụng và các thông tin cá nhân cho những địa chỉ giả mạo website của các doanh nghiệp lớn, hiện là mối đe dọa lớn nhất đối với thương mại điện tử. Theo đó những thông tin được ăn cắp sẽ là công cụ để tội phạm mạng thực hiện các vụ giao dịch phi pháp. Theo Nhóm công tác chống phishing (APWG), một tổ chức phi chính phủ của nhiều ngân hàng ở Mỹ, tổng số vụ lừa đảo theo hình thức này trong tháng 1 năm 2009 là 176, tăng 52% so với thống kê tháng 12/2003.
2.2.3 Lỗi kỹ thuật
Lỗi kỹ thuật có thể coi là một vấn đề dễ thấy của bất kì một phương tiện điện tử nào khi được sử dụng. Một thứ máy móc dù hoàn hảo đến đâu cũng “già cỗi” theo thời gian và không thể tuyệt đối tránh được sai sót. Với hợp đồng điện tử, một lỗi kĩ thuật có thể khiến người mua cứ nghĩ mình đã click vào “I agree” tron bản hợp đồng điện tử và “send” nhưng thực chất vì một lý do về kĩ thuật nào đó hay lỗi đường truyền của mạng mà bản hợp đồng đã không đến được tay người bán. Trường hợp hai bên có sự xác nhận lại với nhau và sớm nhận ra bản hợp đồng chưa được gửi thì còn có thể gửi lại song điều này cũng tiêu tốn khá nhiều thời gian và gây phiền phức.
Trường hợp đây là hợp đồng tự động trên website và người mua sau khi click đồng ý mọi điều khoản mà không hay biết có lỗi kĩ thuật thì giao dịch sẽ không được thực hiện. Điều này rõ ràng gây thiệt hại cho cả người bán và người mua. Người bán mất một hợp đồng bán hàng, người mua không mua được sản phẩm cần mua.
Trường hợp trang web bán hàng bị lỗi, người mua sau nhiều lần không thể hoàn thành thủ tục mua hàng, họ hoàn toàn có thể từ bỏ và chuyển việc mua hàng sang một trang web khác.
Lỗi kỹ thuật trong giao kết hợp đồng điện tử cũng có thể gây ra độ trễ về thời gian và trước khi hai bên ký vào bản hợp đồng thì có những thay đổi đặc biệt về tỷ giá và giá cả khiến một bên không còn muốn giao kết hợp đồng với bên kia theo giá/tỷ giá cũ nữa. Giả sử hai bên A và B sau khi thực hiện các giao dịch và thỏa thuận đã đi đến việc ký kết hợp đồng điện tử. Bên A soạn thảo hợp đồng và gửi fax tới bên B. Do lỗi kỹ thuật bên B chưa nhận được bản hợp đồng. Một vài ngày sau không thấy bên B gửi lại bản hợp đồng có đầy đủ chữ ký, bên A mới tìm cách liên lạc với bên B thì mới biết bên B hiện vẫn chưa nhận được đầy đủ hợp đồng. Bên A tỏ ý muốn sẽ gửi lại bản hợp đồng đó cho bên B nhưng đến thời điểm này giá cả hoặc tỷ trên thị trường biến động và bên B không muốn bán cho bên A với mức giá thỏa thuận ban đầu nữa. Đến đây sẽ có những tình huống phát sinh: một là bên A đồng ý chấp nhận giá cao hơn và gửi lại bản hợp đồng cho bên B, hai là bên A không đồng ý, hai bên không thể thỏa thuận và đi đến hủy việc giao kết hợp đồng, hoặc cũng có thể bên B chịu giảm giá cho A nhưng dù là thế nào thì hai bên cũng sẽ mất một khoảng thời gian, chí phí để đàm phán.
Nguyên nhân của lỗi kỹ thuật này có thể do bản thân mạng hoặc các phương tiện hỗ trợ có vấn đề do lạc hậu và mai một theo thời gian hoặc cũng có thể do sự tác động của những yếu tố bên ngoài như virus, các chương trình phá hoại website làm rối loạn hoạt động kỹ thuật của web gây ra những cản trở trong việc thực hiện hợp đồng điện tử.
Ở Việt Nam, trung bình tội phạm trên mạng gây thiệt hại 1 tỷ 760 triệu đô la mỗi năm. Đây là con số được đưa ra từ bộ công an và được hãng tin AFP trích dẫn. Thiệt hại quá lớn này gây thiệt hại đáng kể và cản trở quá trình kinh doanh trên mạng. Số thiệt hại này do sự thiếu phòng bị trên hơn 60 triệu chiếc máy tính đang được sử dụng ở Việt Nam. Theo E15, năm 2008, đã xảy ra hơn 40 vụ liên quan đến tội phạm công nghệ cao (CNC) gây thiệt hại 30 nghìn tỷ (gấp 10 lần so với năm 2007).Theo đó, Việt Nam tồn tại nhiều lỗ hổng an ninh nghiêm trọng, số máy tính bị nhiễm virus trong năm 2008 là gần 60 triệu lượt, số website bị hacker tấn công là 461 vụ, trong đó có 251 vụ do hacker nước ngoài thực hiện. Trong quý I năm 2009, đã có 42 website bị tấn công do các lỗ hổng bảo mật, trong đó có rất nhiều website có tên miền .gov.vn, edu.vn. So với năm 2007, số dòng virus mới tăng gấp 5 lần; mỗi tháng có vài chục trang web của Việt Nam bị hacker tấn công đặc biệt là năm 2006, đã xuất hiện nhiều vụ tấn công vào các website thương mại điện tử của doanh nghiệp, gây gián đoạn hoạt động hoặc phá hủy hoàn toàn cấu trúc dữ liệu của website, dẫn tới thiệt hại vật chất và uy tín cho doanh nghiệp. Điển hình là vụ tấn công website www.vietco.com của Công ty TNHH Thương mại, Dịch vụ và Kỹ thuật SGC, website www.nhanhoa.com.vn của Công ty TNHH Phần mềm Nhân Hòa và website www.chodientu.com của Công ty Cổ phần Giải pháp phần mềm Hòa Bình.
2.2.4 Một số rủi ro khác
2.2.4.1 Vấn đề lỗi nhập dữ liệu trong giao dịch điện tử
Lỗi khi nhập dữ liệu tưởng như là một lỗi rất nhỏ nhưng lại dễ xảy ra và có thể gây hậu quả rất lớn. Một trong những vấn đề khó khăn nhất liên quan đến hợp đồng điện tử là xử lý những lỗi nhập dữ liệu trong quá trình giao dịch. Vì các thông điệp dữ liệu thường được hình thành bởi các thiết bị điện tử được lập trình trước và người tham gia giao dịch với tốc độ rất nhanh, khoảng cách thường rất xa, số lượng giao dịch rất lớn, lỗi trong quá trình giao dịch thường xuất phát từ những sai sót “rất nhỏ” như gõ nhầm thông tin nhưng lại để lại hậu quá rất lớn, rất khó nhận thấy và sửa chữa kịp thời.
2.2.4.2 Bỏ sót thông tin trước khi ký vào hợp đồng điện tử
Khi giao kết hợp đồng truyền thống, các bên trực tiếp gặp nhau đàm phán về các điều khoản vào hợp đồng và vì vậy khi hai bên đặt bút ký vào bản hợp đồng có nghĩa là hai bên đều đồng ý với những điều khoản trong hợp đồng. Và điều tiếp theo sau khi ký đó là các bên sẽ thực hiện phần nghĩa vụ của mình mà không được tự ý thay đổi. Cần nhắc lại là khi giao kết hợp đồng điện tử hai bên không gặp nhau trực tiếp. Điều này sẽ nảy sinh một rủi ro nữa là một bên không đọc hết thấu đáo hoặc bỏ sót một số điều khoản nào đó trong hợp đồng. Chẳng hạn khi mua hàng qua website và bản hợp đồng mẫu hiện lên với một số điều khoản “đính kèm” được để dưới dạng đường link ngoài (hyper link). Và người đọc đơn giản chỉ đọc những điều được thấy trực tiếp mà bỏ sót một số đường link. Sau khi họ đồng ý giao kết hợp đồng đó và thực hiện thì tranh chấp mới phát sinh. Cũng có những trường hợp có một số trang web bán hàng yêu cầu người mua phải đăng ký thành viên và có một số điều khoản mà bất cứ cá nhân nào đăng ký thành viên cũng phải chịu ràng buộc. Khi những thành viên này thực hiện giao kết hợp đồng qua website, những điều khoản đó không được ghi lại trong hợp đồng do website này đã “ngầm định” là thành viên thì “nghiễm nhiên” chịu sự ràng buộc của điều khoản đó. Người mua hàng ngược lại chỉ coi những điều ghi trong hợp đồng là tất cả thông tin họ bị ràng buộc. Và như vậy tranh chấp giữa hai bên hoàn toàn có thể phát sinh.
2.2.4.3 Rủi ro do tranh chấp về giá trị pháp lý của hợp đồng
Ngoài những rủi ro đã nêu ở trên, khi giao kết hợp đồng điện tử còn rất nhiều vấn đề mà chỉ khi bản thân người trong cuộc mới biết được thậm chí đơn giản chỉ một sự bất đồng quan điểm hoặc bất cứ một sự không rõ ràng nào cũng có thể là một “cái cớ” để một bên không thực hiện hợp đồng. Điều này đặc biệt đúng khi những tranh chấp xảy ra là do các bên bất đồng quan điểm về các vấn đề pháp lý. Nguyên nhân có thể do các bên không hiểu thấu đáo hết các quy định pháp luật, pháp luật trong thương mại truyền thống còn ảnh hưởng nhiều đến quan niệm và đôi khi trở thành tiềm thức khiến các doanh nghiệp không đồng nhất về quan điểm. Tuy nhiên nhiều khi một bên không muốn thực hiện hợp đồng sau khi ký cũng có thể lợi dụng “kẽ hở” này như một cái cớ để từ chối thực hiện hợp đồng đó.
2.3 Một số trường hợp rủi ro trên thế giới
2.3.1 Trường hợp 1: Tranh chấp
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Rủi ro và biện pháp phòng tránh rủi ro trong giao kết hợp đồng điện tử.doc