Qua phân tích hoạt động của Ngân hàng, tôi xin trình bày một số kiến nghị nhằm phòng ngừa rủi ro tín dụng cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng:
- Từ những phân tích trên cho thấy, việc đánh giá không đúng và không kịp thời các khoản nợ “có vấn đề” thông qua việc chuyển nợ quá hạn là một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến khó khăn cho Ngân hàng trong công tác theo dõi khoản vay, thu hồi nợ, cũng như có khả năng làm gia tăng tỷ lệ nợ quá hạn mới phát sinh. Chính vì vậy, việc chuyển nợ quá hạn theo điểm 2 Điều 13 của Quyết định số 1627 không phải là vấn đề cốt lõi làm gia tăng nợ quá hạn của Ngân hàng, mà chính là ở chổ chất lượng tín dụng của Ngân hàng và đang được cải thiện như thế nào. Vì vậy, để chuyển nợ quá hạn theo tinh thần văn bản mới đi vào cuộc sống, góp phần ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng nợ xấu, trước mắt Ngân hàng cần làm những việc sau:
+ Ngoài việc chuyển nợ quá hạn theo Điều 13, Quyết định 1627, NHNN nên đưa thêm một số quy định khác mang tính định lượng đối với nợ quá hạn như: tỷ lệ nợ quá hạn ròng tối đa mà NHTM được phép duy trì, phương pháp xác định nợ quá hạn ròng, Hiện tại chưa có một văn bản nào quy định về các nội dung đó.
+ Ngân hàng cần nghiên cứu kỹ càng hơn về tính đúng đắn và ý nghĩa của việc chuyển nợ quá hạn theo Điều 13, Quyết định 1627, để qua đó, đề ra kế hoạch hành động nhất quán phù hợp với hoàn cảnh đổi mới. Đặc biệt là nhanh chóng thay đổi tư duy và ứng dụng kịp thời các chuẩn mực vào hoạt động của Ngân hàng, tránh tình trạng chạy đua về mặt thành tích, chẳng hạn như tìm mọi cách để giảm tỷ lệ về nợ quá hạn càng thấp càng tốt, mà bỏ rơi những tiềm ẩn đang rình rập và đe dọa Ngân hàng đằng sau những khoản nợ quá hạn đó. Nghĩa là, chúng ta không nên để đến lúc nợ quá hạn phát sinh rồi mới tìm biện pháp phòng ngừa, xử lý mà chúng ta phải có những biện pháp phòng ngừa trước khi chưa thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Do đó, việc chuyển nợ quá hạn và quản lý nợ quá hạn là một nghiệp vụ không thể tách rời trong hoạt động tín dụng. Nếu nghiệp vụ này được coi trọng (song song với các nghiệp vụ xảy ra trước nó như thẩm định, kiểm tra, giám sát, ) thì nó không những góp phần nâng cao chất lượng tín dụng, mà còn góp phần giảm thiểu rủi ro.
68 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 990 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Rủi ro và một số biện pháp phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Bình Chánh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ï cho vay ngắn hạn dự kiến đạt 231.000 triệu đồng, tăng 38,32%, tức tăng 64.000 triệu đồng so với năm 2003.
+ Dư nợ cho vay trung và dài hạn dự kiến đạt 189.000 triệu đồng, tăng 41,04%, tức tăng 55.000 triệu đồng so với năm 2003.
- Giải pháp: Xác định mục tiêu tăng dư nợ đảm bảo thu nhập cho đơn vị, Ngân hàng đã đề ra các giải pháp như sau:
+ Từng bước mở rộng tín dụng, đầu tư cho các thành phần kinh tế, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế trên địa bàn với cơ cấu: 20% đến 25% trên tổng dư nợ cho vay hộ sản xuất kinh doanh, 75% đến 80% trên tổng dư nợ cho vay các doanh nghiệp.
+ Tổ chức khảo sát, nắm bắt đặc điểm kinh tế, đặc điểm ngành nghề của các đơn vị sản xuất kinh doanh, qua đó xác định thị trường đầu tư trọng điểm, vừa đẩy mạnh đầu tư phát triển kinh tế trên địa bàn, vừa đảm bảo tăng trưởng tín dụng một cách ổn định, an toàn cho Chi nhánh.
+ Đối với các doanh nghiệp, các khu công nghiệp, các khu dân cư đô thị mới, giải pháp cơ bản là phải tận dụng tối đa lợi thế của một Ngân hàng hiện đại kết hợp với tổ chức tốt việc cung ứng các dịch vụ, tiện ích cho khách hàng như: thanh toán nhanh, nối mạng thanh toán điện tử, chi trả lương thông qua mạng ATM, thu chi tiền mặt tại nhà, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ để từng bước chiếm lĩnh thị phần trên thị trường.
+ Đầu tư theo hướng đa dạng hóa các loại hình dịch vụ từ các loại hình doanh nghiệp, cá nhân, đến công tác khuyến nông, lâm, ngư nhằm chuyển giao công nghệ chế biến, tiêu thụ sản phẩm,
+ Thực hiện tốt việc phân loại khách hàng vay vốn.
+ Tìm hiểu và nắm vững tính đặc thù cùa từng địa bàn riêng biệt. Công tác đầu tư tín dụng sắp tới vào các dư án: cho vay xây dựng, sửa chữa nhà, cho vay tiêu dùng đến từng cán bộ công nhân viên, cho vay doanh nghiệp, và đầu tư vốn cho sản xuất nông nghiệp, cho vay nghề khác.
1.3. Nâng cao chất lượng tín dụng, biện pháp giảm tỷ lệ nợ quá hạn và thu hồi các khoản nợ đã xử lý.
- Giải pháp:
+ Ngân hàng xem chất lượng tín dụng là trọng tâm, thường xuyên chỉ đạo cán bộ tín dụng thực hiện cho vay theo đúng quy trình nghiệp vụ, phải thẩm định chặt chẽ, lựa chọn khách hàng có uy tín, có phương án sản xuất kinh doanh khả thi, trên cơ sở cho vay phải đảm bảo an toàn vốn.
+ Thực hiện đúng quy trình cho vay, thu nợ, xử lý nợ đúng đối tượng.
+ Tổ chức kiểm tra, đối chiếu nợ, phân tích nguyên nhân nợ quá hạn. Từ đó rút ra biện pháp xác định khả năng thu hồi, phân loại nợ quá hạn, đề ra kế hoạch thu hồi.
1.4. Mở rộng và tăng thu dịch vụ.
Giải pháp: Đơn vị chủ yếu thu phí chuyển tiền qua Ngân hàng, bộ phận kế toán và ngân quỹ có thái độ giao dịch tốt. Khi khách hàng có yêu cầu nộp chuyển tiền món lớn, đơn vị cử cán bộ kế toán ngân quỹ đến thu tận nhà nhanh chóng không để xảy ra sai sót.
Trên đây là một số chỉ tiêu và giải pháp để thực hiện mà NHNO & PTNT đưa ra năm 2004 nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của mình cũng như góp phần thúc đẩy sự phát triển của các ngành sản xuất.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
A. PHÂN TÍCH CHUNG VỀ NGUỒN VỐN VÀ SỬ DỤNG VỐN TẠI NHNO & PTNT BÌNH CHÁNH.
1. PHÂN TÍCH NGUỒN VỐN.
NHNO & PTNT Bình Chánh là một tổ chức kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng. Vì vậy, để Ngân hàng hoạt động có hiệu quả thì việc đầu tiên là phải tạo ra được một nguồn vốn đảm bảo cho tiến trình kinh doanh được thuận lợi và trôi chảy, cho nên công tác huy động vốn luôn được Ngân hàng quan tâm. Bởi vì nguồn vốn tăng trưởng đều và ổn định sẽ góp pần tích cực vào việc mở rộng đầu tư tín dụng nhằm đa phương hóa, đa dạng hóa khách hàng phù hợp với định hướng phát triển của ngành.
Với phương châm “đi vay để cho vay”, Ngân hàng luôn tìm mọi biện pháp tích cực để huy động vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế, các tầng lớp dân cư với các hình thức như: mở tài khoản thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, phát hành kỳ phiếu, Mặc dù những năm trở lại đây lãi suất trên thị trường không ổn định nhưng nguồn vốn huy động của Ngân hàng vẫn tăng nhờ chất lượng hoạt động và các biện pháp nghiệp vụ của Ngân hàng. Cụ thể như sau:
Bảng 4: So sánh tình hình huy động vốn của Ngân hàng qua 3 năm.
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
02/01
03/02
2001
2002
2003
Số tiền
%
Số tiền
%
- TG đơn vị kinh tế
104.009
88.634
145.272
-15.375
85,21
56.638
163,90
- Tiền gửi tiết kiệm
137.301
166.554
307.170
29.253
121,30
140.616
184,42
+ Không kỳ hạn
6.820
4.520
7.034
-2.300
66,27
2.514
155,61
+ Có kỳ hạn
130.481
152.034
205.170
21.553
116,51
53.136
134,95
+ 12 tháng trở lên
25.594
23.828
94.966
-1.766
93,09
71.138
398,54
- Huy động kỳ phiếu
5.962
19.595
21.261
13.633
328,66
1.666
108,50
Tổng vốn huy động
247.272
274.783
473.703
27.511
111,13
198.920
172,39
( Nguồn : Phòng tín dụng )
Đồthị 1 : Nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua 3 năm.
Qua bảng số liệu trên ta thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng liên tục tăng từ năm 2001 đến năm 2003. Năm 2001 nguồn vốn huy động là 247.272 triệu đồng, trong đó tiền gửi của các đơn vị kinh tế là 104.009 triệu đồng chiếm 42,06% tổng nguồn vốn huy động, tiền gửi tiết kiệm là 137.301 triệu đồng chiếm 55,52% tổng nguồn vốn huy động, huy động kỳ phiếu là 5.962 triệu đồng chiếm 2,42%. Đến năm 2002 tổng nguồn vốn huy động được tại Ngân hàng là 274.783 triệu đồng, tăng 27.511 triệu đồng (tăng 11,13%) so với năm 2001, trong đó hình thức huy động kỳ phiếu tăng mạnh nhất, tăng 328,66%, tức tăng thêm 13.633 triệu đồng.
Sang năm 2003, nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng vọt lên 473.703 triệu đồng. Trong đó tiền gửi tiết kiệm tăng nhanh nhất, tăng 184,43%, tức tăng 140.616 triệu đồng so với năm 2002. Như vậy tiền gửi tiết kiệm là nguồn vốn có mức tăng trưởng mạnh qua các năm. Có được điều này chứng tỏ sự quan tâm của các ngành các cấp chính quyền địa phương làm cho người dân đã có thu nhập tương đối ổn định và có tích lũy, từ đó lượng tiền gửi vào Ngân hàng cũng tăng lên.
Bên cạnh đó kết quả huy động vốn của Ngân hàng đạt được như vậy là do:
- Ngân hàng thực hiện chính sách huy động vốn phù hợp với tình hình kinh tế, xã hội của địa phương.
- Mức lãi suất mà Ngân hàng huy động là phù hợp với khách hàng.
- Sau nhiều năm hoạt động Ngân hàng đã tạo được uy tín và niềm tin đối với khách hàng.
- Ngoài ra nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng qua các năm cũng phải kể đến một số nguyên nhân khác như : cung cách phục vụ của nhân viên Ngân hàng luôn lịch thiệp, vui vẻ, chất lượng, phục vụ nhanh gọn, chính xác, Trụ sở Ngân hàng đặt ở vị trí thuận lợi, trang bị máy móc, thiết bị hiện đại, nên dễ dàng thu hút khách hàng tham gia giao dịch.
Tóm lại, mặc dù Ngân hàng gặp không ít khó khăn trong công tác huy động vốn như : điều kiện kinh tế xã hội, sự cạnh tranh gay gắt giữa các Ngân hàng trên địa bàn. Nhưng nhờ Ngân hàng có những giải pháp linh hoạt đồng bộ và định hướng đúng nên nguồn vốn huy động của Ngân hàng qua 3 năm đều tăng. Trong đó Ngân hàng đặc biệt quan tâm đến các nguồn vốn ổn định và có lãi suất thấp, vì đây là điều kiện để Ngân hàng xem xét đầu tư tín dụng và hạ thấp lãi suất cho vay, tạo điều kiện thu hút được nhiều khách hàng vay vốn.
Bên cạnh những thành tựu mà Ngân hàng đạt được trong công tác huy động vốn vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần phải được quan tâm. Đó là trên địa bàn Bình Tân và Bình Chánh có nhiều doanh nghiệp hoạt động trong nhiều lĩnh vực chịu ảnh hưởng của các nhân tố tự nhiên, nên phần lớn người dân thường gửi tiền không kỳ hạn, bởi vì như thế họ có thể rút tiền ra bất cứ lúc nào khi họ cần và đây là nguồn vốn không ổn định cho nên Ngân hàng khó có thể xem xét để đầu tư tín dụng.
2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH SỬ DỤNG VỐN.
Bảng 5: So sánh tình hình sử dụng vốn của Ngân hàng qua 3 năm.
Đơn vị tính : Triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm
Chênh lệch
2002/2001
2003/2002
2001
2002
2003
Số tiền
%
Số tiền
%
1./ Doanh số cho vay
134.162
213.139
464.139
78.977
158,87
251.000
217,76
- Ngắn hạn
105.827
133.355
250.322
27.528
126,01
116.967
187,71
- Trung, dài hạn
28.335
79.784
213.817
51.449
281,57
134.033
268,00
2/. Doanh số thu nợ
120.041
159.410
310.863
39.369
132,80
151.453
195,00
- Ngắn hạn
106.391
112.595
176.350
6.204
105,83
63.755
156,62
- Trung, dài hạn
13.650
46.815
134.513
33.165
342,97
87.698
287,33
3/. Dư nợ
80.656
152.628
311.099
71.972
189,23
158.471
203,82
- Ngắn hạn
55.355
84.814
169.687
29.459
153,21
84.873
200,06
- Trung, dài hạn
25.301
67.814
141.412
42.513
268,02
73.598
208,53
(Nguồn : phòng tín dụng)
Đồ thị 2 : Doanh số cho vay của Ngân hàng qua 3 năm.
Hoạt động tín dụng là một trong những hoạt động chính của Ngân hàng, phần thu chủ yếu của Ngân hàng là từ cho vay. Với mục tiêu giúp đỡ cho các thành phần kinh tế mở rộng đầu tư, sản xuất nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và phát triển kinh tế địa phương, Ngân hàng không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng, đẩy mạnh đa dạng hóa các hình thức cho vay phù hợp với điều kiện của địa phương và định hướng kinh doanh của ngành.
Huy động vốn và sử dụng vốn là hai quá trình song song có mối quan hệ bổ sung cho nhau trong hoạt động Ngân hàng. Ngân hàng huy động tiền gửi của các thành phần kinh tế để cho vay, nguồn vốn huy động càng nhiều thì Ngân hàng càng có điều kiện để mở rộng các hình thức đầu tư tín dụng. Mặt khác, công việc cho vay của Ngân hàng đạt hiệu quả cao thì sẽ đảm bảo được nguồn vốn huy động và kích thích được khách hàng gửi tiền vào, ngược lại nếu công việc cho vay của Ngân hàng gặp khó khăn thua lỗ sẽ làm mất lòng tin đối với khách hàng và khách hàng có thể rút tiền ra khỏi Ngân hàng, điều này sẽ làm giảm nguồn vốn huy động của Ngân hàng.
Trong những năm qua, NHNO & PTNT Bình Chánh đã không ngừng đẩy mạnh công tác phát triển tín dụng nhằm sử dụng hiệu quả nguồn vốn huy động được. Ngân hàng đã cho vay dưới nhiều hình thức, nhiều đối tượng khác nhau, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của Ngân hàng đi lên cùng với sự phát triển của nền kinh tế.
Năm 2001 doanh số cho vay của Ngân hàng là 134.162 triệu đồng. Đến năm 2002 doanh số cho vay của Ngân hàng là 213.139 triệu đồng, tăng 158,87 % so với năm 2001, tức tăng một lượng tiền là 78.977 triệu đồng. Sang năm 2003 doanh số cho vay cả năm là 464.139 triệu đồng tăng 217,76 % so với năm 2002, tức tăng 251.000 triệu đồng.
Qua đó cho thấy doanh số cho vay của Ngân hàng đều tăng qua mỗi năm. Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn là cao nhất chiếm trên 65%.
Tỷ trọng = Doanh số cho vay ngắn hạn/ Tổng doanh số cho vay.
Năm 2001 = 105.827/ 134.162 = 78,88%
Năm 2002 = 133.355/ 213.139 = 62,57%
Năm 2003 = 250.322/ 464.139 = 53,93%
Doanh số cho vay ngắn hạn trung bình đạt trên 65% là do phần lớn chu kỳ sản xuất của khách hàng ngắn, khách hàng có nhu cầu vay nhiều lần. Đây là nguyên nhân chính làm cho doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay.
Bảng 6: So sánh doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng qua 3 năm.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chênh lệch
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2002/2001
2003/2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Doanh số cho vay ngắn hạn
105.827
133.355
250.322
27.528
126,01
116.967
187,71
1/ Hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác
101.087
124.535
215.825
23.448
123,20
91.290
173,30
2/ Doanh nghiệp Nhà nước
1.100
100
0
-1.000
9,09
-100
0
3/ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
3.190
8.320
34.497
5.130
260,81
26.177
414,62
4/ Hợp tác xã
450
400
0
-50
88,89
-400
0
(Nguồn: Phòng tín dụng)
Nhìn chung doanh số cho vay ngắn hạn của Ngân hàng đều tăng qua các năm.
Doanh số cho vay trung và dài hạn đều tăng mạnh qua các năm. Do Ngân hàng đẩy mạnh cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng có lợi cho người dân, mua sắm máy móc nông nghiệp phục vụ sản xuất. Ngoài ra Ngân hàng còn thực hiện cho vay tiêu dùng cho CBCNV để sửa chữa nhà mua sắm phương tiện sinh hoạt gia đình. Do đó, doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2001 là 28.335 triệu đồng, nhưng đến năm 2003 doanh số này đạt 213.817 triệu đồng, tăng 754,60% tức tăng 185.482 triệu đồng.
Bảng 7: So sánh doanh số cho vay trung và dài hạn của Ngân hàng qua 3 năm.
Đơn vị tính: Triệu đồng
Năm
Chênh lệch
Chỉ tiêu
2001
2002
2003
2002/2001
2003/2002
Số tiền
%
Số tiền
%
Doanh số cho vay trung và dài hạn
28.335
79.784
213.817
51.449
281,57
134.033
268,00
1/ Hộ gia đình, cá nhân, tổ hợp tác
25.035
77.784
209.634
52.749
310,70
131.850
269,50
2/ Doanh nghiệp Nhà nước
0
0
0
0
0
0
0
3/ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh
3.300
2.000
4.183
-1.300
60,60
2.183
209,15
4/ Hợp tác xã
0
0
0
0
0
0
0
(Nguồn: Phòng tín dụng)
Bên cạnh đó, Ngân hàng còn làm dịch cho vay phục vụ người nghèo, cho vay bằng tín chấp cải thiện đời sống, xóa đói giảm nghèo.
* Doanh số thu nợ của Ngân hàng năm 2001 là 120.041 triệu đồng đạt 89,47% so với doanh số cho vay. Năm 2002 doanh số thu nợ của Ngân hàng là 159.410 triệu đồng đạt 74,79% so với doanh số cho vay. Sang năm 2003 doanh số này là 310.863 triệu đồng đạt 66,97%.
* Doanh số thu nợ giảm qua các năm do tỷ trọng của những khoản vay trung và dài hạn ở những năm sau cao hơn năm trước. Mặt khác, doanh số thu nợ giảm cũng phụ thuộc vào các yếu tố như: doanh số cho vay, điều kiện kinh tế, xã hội,
B. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NHNO & PTNT BÌNH CHÁNH.
1. NGUYÊN NHÂN GÂY RA NỢ QUÁ HẠN.
1.1. Nguyên nhân từ phía Ngân hàng.
Về mặt nguyên tắc, một khoản tín dụng phát ra thì rủi ro tín dụng từ phía Ngân hàng là được giảm thiểu tối đa và ở mức chấp nhận do các yếu tố khách quan:
* Môi trường kinh doanh của Ngân hàng:
- Chính sách lãi suất:
Lãi suất là một lĩnh vực hết sức nhạy cảm và là vấn đề đặc biệt được quan tâm của tất cả các Ngân hàng trong chiến lược cạnh tranh của mình. Một ngân hàng thương mại có thể cạnh tranh lãi suất huy động và lãi suất cho vay cần phải dựa trên nhiều cơ sở khác nhau để hoạch định sao cho mức chênh lệch giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay bình quân là hợp lý. Để thực hiện được điều đó Ngân hàng thương mại cần đẩy mạnh cho vay và huy động để có thể thu được lợi nhuận nhiều hơn và từ đó có thể chủ động thu hẹp mức chênh lệch lãi suất để cạnh tranh bằng cách nâng cao lãi suất huy động và hạ thấp lãi suất cho vay trong biên độ cho phép của Ngân hàng Nhà nước.
Do đó nếu chính sách lãi suất thay đổi bất ổn sẽ gây rủi ro cho Ngân hàng thương mại.
- Biến động của nền kinh tế - xã hội:
Khi nền kinh tế rơi vào những biến động lớn như: cải tổ, cơ cấu lại nền kinh tế, khủng hoảng kinh tế trong một thời gian dài, thì hoạt động tín dụng của Ngân hàng sẽ không đảm bảo chất lượng dẫn đến việc ngưng trệ thậm chí phá sản.
- Môi trường pháp lý:
Do các cơ quan có trách nhiệm chưa cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu cho chủ sở tài sản kịp thời. Do đó, việc thế chấp và xử lý tài sản đảm bảo khi vay vốn của Ngân hàng gặp nhiều khó khăn.
Chức năng của cơ quan hành pháp chưa đáp ứng được yêu cầu khi có tranh chấp, tố tụng về hợp đồng kinh tế, hợp đồng dân sự, khi phát mãi tài sản cầm cố, bảo lãnh để bảo vệ quyền lợi chính đáng của Ngân hàng.
* Các chính sách kinh tế tài chính tín dụng.
* Trình độ công nghệ của Ngân hàng.
Tuy nhiên khách hàng vẫn là chủ thể rất phong phú cả về hình thức lẫn tính chất hoạt động. Vì thế một khoản tín dụng đưa ra có thể không phù hợp với họ và đây cũng là nguyên nhân nảy sinh rủi ro tín dụng. Về phía mình khi cấp một khoản tín dụng, Ngân hàng sẽ đưa ra các qui trình quản lý rủi ro chặt chẽ. Trong qui trình này được coi là rủi ro kỹ thuật như: các kỹ thuật tính toán các khoản tiền, thời hạn, phương pháp thu nợ, Tuy nhiên, rủi ro kỹ thuật cũng có các yếu tố từ phía nhân viên Ngân hàng như giới hạn về trình độ, về phẩm chất con người.
Nợ quá hạn phát sinh có thể do các nguyên nhân sau:
- Biên chế cán bộ tín dụng ít, cán bộ tín dụng quản lý dư nợ vượt quá khả năng của mình vì hiện nay có một số cán bộ tín dụng phải phụ trách 1 đến 2 phường thậm chí có cán bộ tín dụng phụ trách đến 3 phường nên không thể nào quản lý hết khách hàng của mình được. Chính vì thế công việc kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay để kịp thời phát hiện các trường hợp vi phạm từ phía khách hàng sẽ không thực hiện đầy đủ.
- Vào những thời điểm khách hàng xin vay vốn ở Ngân hàng nhiều, số lượng quá lớn, các nhân viên Ngân hàng phải làm việc với cường độ cao để giải quyết hồ sơ vay vốn tồn động. Chính vì vậy dù là nhân viên Ngân hàng lành nghề, nhưng vấn đề rủi ro tín dụng cũng sẽ tăng lên đáng kể.
- Một khách hàng có thể vay nhiều món, mỗi món vay có giá trị khác nhau, việc phân loại và xử lý các món vay này sẽ gây khó khăn cho cán bộ tín dụng và nhân viên kế toán trong việc kiểm tra, đối chiếu cũng như ghi chép, lưu trữ hồ sơ khách hàng.
1.2. Nguyên nhân từ phía khách hàng.
Rủi ro trong kinh doanh tín dụng của Ngân hàng phụ thuộc vào các yếu tố chủ quan lẫn khách quan. Về phía mình, Ngân hàng luôn có những biện pháp để làm hạn chế rủi ro gây ra. Bởi vì khi đã cấp một khoản tín dụng Ngân hàng có thể dự đoán được khoản tín dụng cấp phát của mình có được hoàn trả đúng hạn hay không? Sở dĩ Ngân hàng có thể dự đoán được mức độ rủi ro từ khoản tín dụng phát ra là do Ngân hàng dựa vào các yếu tố chủ quan (các yếu tố có thể định lượng được).
Nhưng khi khoản tín dụng đã đi vào quá trình vận động thì nó phụ thuộc vào kết quả kinh doanh của khách hàng và việc khoản tín dụng này có được hoàn trả đúng hạn hay không còn tùy thuộc vào ý muốn trả nợ của khách hàng. Như vậy, rủi ro tín dụng còn xảy ra từ phía khách hàng.
1.2.1. Sản xuất thua lỗ.
Ngân hàng hoạt động trên địa bàn có nhiều lĩnh vực sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào các điều kiện tự nhiên như: điều kiện khí hậu, tình hình biến động của thị trường nguyên vật liệu, giá cả, tiêu thụ, Vì vậy, khi những yếu tố này xảy ra sẽ gây khó khăn cho khách hàng vay vốn trong việc thực hiện đúng kế hoạch trả nợ. Mặt khác, những hộ sản xuất nhỏ chủ yếu là những người còn hạn chế về trình độ hiểu biết, chưa có khả năng nắm bắt thông tin một cách nhạy bén. Khi giá cả của một số mặt hàng nào đó cao trên thị trường thì họ có khuynh hướng đổ xô vào sản xuất sản phẩm đó mà không chịu tính đến sự ổn định hay bảo hòa của những sản phẩm đó trên thị trường. Hơn nữa, những hộ sản xuất nhỏ cũng bị hạn chế trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, nên những sản phẩm mà họ làm ra không đủ tiêu chuẩn chất lượng hay do khâu bảo quản chưa tốt làm cho sản phẩm dễ hư hỏng, kém chất lượng không có khả năng cạnh tranh. Tuy nhiên, cũng có những hộ sản xuất đạt kết quả cao, nhưng khi đưa ra lưu thông thì giá cả của sản phẩm làm cho họ thua lỗ. Mất khả năng trả nợ Ngân hàng.
1.2.2. Sử dụng vốn sai mục đích.
Việc khách hàng sử dụng vốn sai mục đích xuất phát từ những nguyên nhân sau:
- Sự hạn chế trong việc lập các phương án sản xuất kinh doanh cũng như xác định nhu cầu vay vốn không chính xác. Đó là việc khách hàng không thiết lập được phương án khả thi. Chẳng hạn như nhu cầu vốn, vốn tự có, vốn vay Ngân hàng, tổng chi phí, tổng thu nhập, Vì thế khi cán bộ tín dụng thẩm định, phỏng vấn khách hàng tỏ ra không thành thật, thậm chí khách hàng còn nhờ người khác lập thay phương án sản xuất kinh doanh cho mình.
- Sở thích đa dạng của khách hàng cũng có thể làm cho họ sử dụng số tiền vay sai mục đích.
- Do sự biến động của thị trường hàng hóa, tình hình kinh tế xã hội làm cho khách hàng đầu tư vào ngành nghề khác so với mục đích ghi trong hợp đồng tín dụng.
- Ảnh hưởng bởi nhu cầu của người thân cũng làm cho khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.
- Hiện tượng cho mượn giấy tờ sở hữu hoặc vay dùm người khác cũng là nguyên nhân gây ra nợ quá hạn.
- Sự chênh lệch lớn về lãi suất vay Ngân hàng và lãi suất vay nặng lãi bên ngoài cũng làm thay đổi ý định sử dụng vốn của khách hàng.
1.2.3. Cố ý lừa đảo.
Đó là trường hợp khách hàng cố tình sử dụng vốn sai mục đích, được Ngân hàng phát hiện và nhắc nhở nhưng khách hàng vẫn không thực hiện đúng cam kết sử dụng tiền vay đúng mục đích theo hợp đồng tín dụng. Ngoài ra, trường hợp khách hàng thế chấp giấy tờ có giá giả rất tinh vi qua mặt cả cơ quan chứng thực lẫn Ngân hàng để vay, hoặc tài sản thế chấp của khách hàng đã đem cầm cố trước khi vay và sau đó bỏ trốn.
1.2.4. Nguyên nhân bất khả kháng.
Đây là những nguyên nhân gây ra rủi ro nằm ngoài dự đoán của Ngân hàng lẫn khách hàng.
Nguyên nhân này thường xảy ra đối với những hộ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp phải đối mặt với thiên tai, dịch bệnh, Bên cạnh đó, giá cả của hàng hóa nông sản sản xuất ra không tiêu thụ được, giảm thu nhập của người dân dẫn đến chưa có khả năng trả nợ cho ngân hàng. Ví dụ như ảnh hưởng của dịch cúm gia cầm trong năm 2003 đến năm 2004 làm cho người nuôi gia cầm điêu đứng, mất khả năng trả nợ.
Ngoài ra, trường hợp khách hàng chết hoặc mất tích đột ngột cũng là nguyên nhân bất khả kháng gây ra nợ quá hạn cho Ngân hàng.
1.2.5. Nguyên nhân về khâu xử lý tài sản thế chấp.
Thời gian qua Ngân hàng đã nổ lực vượt bậc nhằm thu hồi nợ quá hạn. Để có thể phát mãi tài sản, không ít Ngân hàng đã kiện con nợ ra toà những mong với sự giúp đỡ của cơ quan pháp luật họ sẽ hồi được tiền cho vay. Thế nhưng nợ vẫn chưa giảm như mong muốn. Nguyên nhân là do xử lý tài sản tự có ở khâu tòa án là rất phức tạp, thủ tục rườm rà vừa tốn kém vừa mất thời gian, thậm chí còn có những bất lợi cho Ngân hàng. Chính điều này làm cho nợ quá hạn đã phát sinh của Ngân hàng chậm giảm và khi hoạt động tín dụng gặp khó khăn, dư nợ cho vay đứng hoặc giảm xuống thì tỷ lệ nợ quá hạn sẽ tăng lên.
Tóm lại, rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng có thể phát sinh từ nhiều nguyên nhân. Trong đó chứa đựng cả nguyên nhân chủ quan lẫn khách quan. Chính vì vậy Ngân hàng cần phải thận trọng trong khi đưa ra quyết định nên cho vay hay không nên cho vay đối với khách hàng. Để đảm bảo cho hoạt động của mình, Ngân hàng luôn tìm mọi biện pháp để ngăn ngừa hoặc giảm
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- noidung.doc