Mở đầu
Phần 1:Tình hình phát triển nấm ăn và nấm dược liệu trên thế giới
1.1.Nấm phát triển ở miền Bắc Thái Lan
1.2.Tình hình sản xuất và tiêu thụ nấm ở Trung Quốc
1.3.Tình hình sản xuất và kinh doanh nấm ở Hàn Quốc
1.4.Sự phát triển nấm ở Ấn Độ
Phần 2:Tình hình nghiên cứu nuôi trồng sản xuất nấm ở Việt Nam
2.1.Kết quả sản xuất nấm năm 2008-2010 của tỉnh Hải Phòng
2.2.Kết quả sản xuất nấm tại công ty mây tre xuất khẩu Ngọc Động Hà Nam
2.3.Tình hình nuôi trồng và sản xuất nấm tại tỉnh Bắc Giang
2.4.Kết quả thực hiện chương trình sản xuất nấm tại huyện Tiên Lãng – Hải Phòng (2008-2010)
2.5.Tình hình phát triển, sản xuất nấm ở tỉnh Ninh Bình, thực trạng và giải pháp
2.6.Tình hình sản xuất nấm trên địa bàn huyện Yên Khánh
2.7.Tình hình phát triển sản xuất giống và chế biến nấm tại doanh nghiệp tư nhân Hương Nam – Yên Khánh – Ninh Bình
2.8.Kết quả sản xuất chế biến và tiêu thụ nấm tại HTX Sáng Thiện Quảng Hội
Phần 3:Tình hình nghiên cứu và ứng dụng sản xuất nấm
3.1.Kết quả nghiên cứu khoa học
3.2.Một số khó khăn trong công tác nghiên cứu và sản xuất nấm hiện nay
3.3.Một số ý kiến, đề nghị
3.4.Công nghệ nuôi trồng nấm rơm và nấm mỡ ở các tỉnh phía Bắc
Phần 4:Dự án chuyển giao công nghệ sản xuất nuôi trồng nấm
4.1.Chuyển giao công nghệ sản xuất chế biến nấm ăn và nấm dược liệu
4.2.Chuyển giao sản xuất tại huyện Nghĩa Hưng
4.3.Một số khó khăn trong công tác nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất nấm hiện nay
4.4.Một số giải pháp và kiến nghị
Kết luận
Tài liệu tham khảo
90 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 9985 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chỉ đạo tập trung làm tốt một số công việc chủ yếu sau:
_Đã thành lập ban chỉ đạo sản xuất nấm ở huyện, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên,tổ chúc giao ban định kỳ.Và các xã, thị trấn đã thành lập Ban chỉ đạo do đồng chí chủ tịch UBND xã ,thị trấn làm trưởng ban.
_Huyện đã tổ chức cho một số cán bộ kỹ thuật lên tham dự lớp tập huấn tại Trung tâm công nghệ sinh học thực vật., tổ chức đào tạo ngắn hạn( có cấp chứng chỉ) cho 60 cán bộ kỹ thuật và các hộ sản xuất nấm về kỹ thuật sản xuất nấm.UBND huyện đã trưng dụng 23 cán bộ kỹ thuật(có chi phụ cấp hàng tháng) để phụ trách các xã thị trấn.Hằng năm,ngoài phần kinh phí hỗ trợ do thành phố cấp,huyện đã trích ngân sách để hỗ trợ thêm cho các hộ sản xuất nấm.Cơ chế hỗ trợ được công khai từ đầu vụ.
_UBND huyện đã ký hợp đồng trách nhiệm với trung tâm công nghệ sinh học thực vật thuộc Viện di truyền nông nghiệp.Theo đó trung tâm công nghệ sinh học thực vật có trách nhiệm cung ứng giống nấm,sẽ thu mua nấm theo giá đảm bảo cho người sản xuất nấm có lãi ,nếu bán được với giá cao hơn thì các hộ sản xuất được quyền bán ra thị trường.
_Ở các xã-thị trấn,cấp ủy chính quyền ,các đoàn thể đã tích cực vận động ,giúp đỡ các hộ sản xuất nấm, nhiều địa phương đã tổ chức cho các cán bộ và một số hộ sản xuất nấm đi học tập kinh nghiệm sản xuất ở huyện Nghĩa Hưng-Nam Định,huyện Yên Khánh-Ninh Bình;các xã, thị trấn đã tổ chức tập huấn kỹ thuật cho người sản xuất nấm với nhiều hình thức phù hợp từng đối tượng.
_Hàng năm,UBND huyên đều giao chỉ tiêu sản xuất nấm cho từng địa phương, hàng vụ đều có sơ kết tổng kết, biểu dương ,khen thưởng kịp thời những địa phương, đơn vị , cá nhân làm tốt.
Sau 3 năm(2008-2010) triển khai sản xuất nấm trên địa bàn huyện đã cho các kết quả bước đầu rất tốt trên nhiều mặt(kinh tế,lao động,việc làm, môi trường.........)
Trên địa bàn huyện những năm qua đã đưa khá nhiều chủng loại nấm vào sản xuất như nấm Rơm,nấm Mỡ,Mộc nhĩ,Linh chi...Nhưng chủ yếu là nấm Rơm,nấm Mỡ,nấm Sò.Trong 03 năm đã sử dụng 4.525 tấn rơm,rạ vào sản xuất nấm,lượng nguyên liệu đưa vào sản xuất nấm năm sau tăng cao hơn năm trước,giá trị thu nhập đạt hàng chục tỷ đồng ,tạo công ăn việc làm ổn định cho hơn 400 lao động chuyên nghiệp và hàng ngàn lao động thời vụ ,bước đầu hình thành một số cơ sở chuyên sản xuất nấm quy mô khá lớn,có một số hộ gia đình mỗi năm đã đưa hàng chục tấn rơm,rạ vào sản xuất nấm.Xuất hiện một số mô hình sản xuất mang tính sáng tạo như sản xuất nấm Mỡ ngay trên đồng ,sản xuất nấm rơm trái vụ...cho kết quả tốt
Qua 03 năm sản xuất nấm đã khẳng định:Nấm Rơm là đối tượng sản xuất cho thu nhập cao do chu kỳ sản xuất ngắn(30 ngày),chi phí sản xuất thấp nên tốc độ tăng cao(năm 2008 đưa 213 tấn rơm ,rạ vào sản xuất đến năm 2010 tăng lên 716 tấn).Thu nhập bình quân đạt 2,6 triệu đồng/01tấn nguyên liệu(tùy năm)
Nấm Sò là đối tượng sản xuất cho giá trị thu nhập lớn trên một đợn vị nguyên liệu(01taans nguyên liệu thu được gần 500kg nấm,thu nhập đạt bình quân 5,2 triệu đồng/01 tấn nguyên liệu) Năm 2008 đua 169 tấn rơm ,rạ vào sản xuất,năm2010 tăng 209 tấn.
Nấm Mỡ là đối tượng cho sản xuất kinh tế cao,có khả năng mở rộng quy mô sản xuất.Năm 2008 đưa 728 tấn rơm,rạ vào sản xuất;năm 2010 tăng lên 871 tấn.Thu nhập bình quân đạt 2,9 triệu đồng/01 tấn nguyên liệu.
Ngoài giá trị thu nhập được nêu trên,mỗi tấn rơm ,rạ đưa vào sản xuất nấm sẽ cho khoảng 500kg phân hữu cơ rất tốt cho cây trồng.
Mặt khác sản xuất nấm không gây ô nhiễm môi trường mà còn góp phần tích cực vào việc bảo vệ môi trường do việc không phải đốt đi hàng ngàn tấn rơm rạ.
Trong 03 năm trên địa bàn Tiên Lãng đã xây dựng được hệ thống cơ sở vật chất với hàng trăm lán trại,13 lò sấy,hấp phục vụ sản xuất nấm.Đội ngũ cán bộ kỹ thuật được nâng cao trình độ ,người sản xuất tích lũy nhiều kinh nghiệm hơn.
Từ thực tế ở huyên Tiên Lãng có thể khẳng định:
_Sản xuất nấm là một ngành cho hiệu quả kinh tế cao,không đòi hỏi phải đấu tư lớn,nguồn nguyên liệu dồi dào thu hút được nhiều lao động.
_Sản xuất nấm là sản xuất hàng hóa ,sản phẩm phần lớn sử dụng trong thời gian ngắn ,muốn có thu nhập cao, người sản xuất phải tuân thủ tất cả các khâu trong quá trình sản xuất.
_Sản xuất nấm giúp cho mọi người có ý thức cao hơn trong bảo vệ môi trường,trong việc sử dụng sản phẩm sạch ,sản phẩm sản xuất theo quy trình đảm bảo thân thiện với môi trường.
_Nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức trong hệ thống chính trị cơ sở.
Nhưng trong quá trình tổ chức sản xuất nấm ở Tiên Lãng những năm qua cũng đã bộc lộ những tồn tại,hạn chế cần tập trung khắc phục:
_Do đây là nghề sản xuất phụ thuộc khá lớn về thời tiết.Là một nghề mới nhân thức của cán bộ và nhân dân và các hộ sản xuất chưa đầy đủ sâu sắc trong khi đó công tác tuyên truyền tư tưởng chưa được quan tam đúng mức cách làm phiến diện dễ gây cho người sản xuất quá lạc quan khi sản xuất thuận lợi,bi quan,chán nản khi gặp rủi ro.
_Quy mô còn nhỏ,thiếu tập trung,chưa tạo ra khối lượng sản phẩm lớn,trình độ của người sản xuất còn hạn chế chưa xử lý được những diễn biến bất thường trong quá trình nuôi trồng làm giảm hiệu quả kinh tế.có hộ còn tùy tiện trong sản xuất gây thiêt hại không đáng có.
_Điều kiện phục vụ cho sản xuất còn thiếu nhiều:lán trại còn đơn sơ,chưa tận dụng tối đa,cơ sở sấy hấp,chế biến sản phẩm còn ít;chưa có cơ sở sản xuất giống;việc hỗ trợ của nhà nước còn hạn chế chưa thu hút được nhiều hộ sản xuất.Chưa có doanh nghiệp nào đầu tư vào lĩnh vực này.
Một số kinh ngiệm rút ra từ thực tế sản xuất nấm những năm qua:
_Phải có sự lãnh đạo ,chỉ đạo quyết liệt sâu sát của Đảng ủy và Chính quyền,sự ủng hộ của các đoàn thể quần chúng và nhân dân.
_Phải xây dựng kế hoạch sản xuất cụ thể và tuyêt đối tuân thủ quy trình sản xuất từ khâu nguyên liệu,thời vụ nuôi trồng,chăm sóc ,thu hái,bảo quản và tiêu thụ.
_Cán bộ kỹ thuật phải nhiệt tình tâm huyết,cần được thường xuyên học tập để nâng cao trình độ,có như vậy mới đáp ứng được yêu cầu của sản xuất.
_Các cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể,công khai,kịp thời,là điều kiện để khuyến khích các hộ sản xuất mở rộng quy mô,thúc đảy sản xuất phát triển.
Một số nhiệm vụ giải pháp để phát triển kinh tế của huyện:
_Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền,vận động, nâng cao nhận thức,ý thức trách nhiệm của đội ngũ cán bộ,nhân dân về lợi ích thiết thực của sản xuất nấm,khắc phục tư tưởng giản đơn,chủ quan, nóng vội.Tập trung chỉ đạo cụ thể,sát thực, không làm theo phong trào.
_Động viên,hỗ trợ tạo điều kiện cho các hộ sản xuất quy mô lớn tiếp tục mở rộng sản xuất,hình thành các cơ sở chuyên sản xuất nấm làm hạnh nhân,làm động lực thúc đảy các hộ khác mở rộng sản xuất.
_Củng cố đội ngũ kỹ thuật,tăng cường liên kết các cơ quan,các đơn vị để nhanh chóng tiếp thu,ứng dụng các kỹ thuật về giống, quy trình sản xuất thu hoạch sản phẩm......trong quá trình sản xuất nấm.Thường xuyên tổ chức cá lớp tập huấn hướng dẫn cho cán bộ sản xuất.Chỉ đạo sát sao việc thực hiện quy trình sản xuất cho từng loại nấm.
_Mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm nấm.
_Tổ chức tổng kết việc thực hiện dề án phát triển sản xuất nấm ăn,nấm dược liệu trên địa bàn huyện giai đoạn 2008-2010 đề ra chủ trương giải pháp phát triển mạnh mẽ hơn trong các giai đoạn tiếp theo.
Một số đề xuất kiến nghị nâng cao chất lượng:
_Có chế độ ưu đãi kể cả về nguồn kinh phí cho sản xuất,đào tạo nhân lục,chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật,chế biến ,tiêu thụ sản phẩm...tạo điều kiện cho ngành nấm phát triển.
_Nấm là loại thực vật chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện môi trường nhưng sản xuất nấm lại là ngành rất có điều kiện và đòi hỏi cao sự liên kết giữa các nhà khoa học,sự tham gia của các nhà doanh nghiệp,sự hỗ trợ của nhà nước.Đề nghị chính phủ,các địa phương quan tâm đầu tư cơ sở sản xuất giống nấm,tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư cơ sở thu mua,chế biến nấm,giúp cho người sản xuất yên tâm mở rọng quy mô sản xuất;Nhà nước cần tổ chức đào tạo,đào tạo lại,bồi dưỡng về kỹ thuật cho người sản xuất nấm như một bộ phận của chương trình đào tạo nghề cho nông dân.Các cơ chế,chính sách hỗ trợ của Nhà nước cần hướng vào việc động viên sự mở rộng đầu tư của người sản xuất,không nên đẻ họ chông chờ,ỉ lại vào sự hộ trợ của Nhà nước
_Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền,hướng dẫn người dân đưa nấm vào sử dụng hàng ngày đây là thị trường rất lớn là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất nấm phát triển.
2.5.Tình hình phát triển, sản xuất nấm ở tỉnh Ninh Bình, thực trạng và giải pháp
2.5.1.Đặc điểm tình hình của tỉnh Ninh Bình và quá trình hình thành phát triển cây nấm của tỉnh
2.5.1.1.Đặc điểm.
Ninh Bình là tỉnh phía nam đồng bằng Bắc Bộ, S đất tự nhiên 1.389,1 km2, trong đó đất nông nghiệp 96.705ha, đất trồng lúa gần 47.000ha, dân số > 900.000 người.
Ngành nghề nông thôn ít, lực lượng lao động nhàn rỗi nhiều đặc biệt ở các nơi vùng sâu, vùng xa, nơi nông thôn thuần túy, thu nhập của người lao động chưa có nghề không cao và bấp bênh.
2.5.1.2.Qúa trình hình thành và phát triển cây nấm ở Ninh Bình.
-Trước năm 1997:tỉnh Ninh Bình đã có 1 số tổ chức và 1 số hộ nông dân trồng nấm xuất khẩu (chủ yếu là nấm mỡ).
-Năm 1997: Làm thử mô hình trồng nấm tại 2 điểm ở 2 HTX NN : Hợp Tiến –Khánh Nhạc – Yên Khánh và Bạch Cừ - Ninh Khang –Hoa Lư và kí hợp đồng với trung tâm công nghệ sinh học thực vật –Viện di truyền về chuyển giao kĩ thuật sản xuất nấm cho 2 điểm trên.
Trong quá trình thực hiện HTX NN Hợp Tiến phát triển mạnh, có hàng trăm hộ tham gia sản xuất và lan rộng ra các xã xung quanh,chủ yếu sản xuất nấm sò và nấm mỡ.
-Năm 2011:Xây dựng trung tâm sản xuất giống nấm và chế biến nấm xuất khẩu Hương Nam (Yên Khánh) để vừa chuyển giao kĩ thuật sản xuất nấm, vừa sản xuất ra giống nấm cấp II –III cung cấp cho nhân dân, vừa có nhiệm vụ thu mua bao tiêu sản phẩm nấm cho người sản xuất.
-Đến nay toàn tỉnh có 2 cơ sở sản xuất nấm là :Trung tâm nấm Hương Nam và Trung tâm ứng dụng khoa học thuộc Sở khoa học công nghệ.
2.5.2.Cơ chế chính sách của tỉnh.
2.5.2.1.Mục đích.
+Sử dụng nguyên liệu phế phụ phẩm trong nông nghiệp như rơm rạ, mùn cưa, bã mía, bông phế thải để sản xuất nấm
+Tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho nông dân, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa.
+Tạo ra nấm là thực phẩm sạch, an toàn cung cấp cho người tiêu dùng.
+Sử dụng rơm rạ để sản xuất nấm còn giảm bớt việc đốt gây khói ảnh hưởng môi trường và bã nấm còn là nguồn phân hữu cơ rất tốt bón cho cây trồng.
+Góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn.
2.5.2.2.Chính sách của tỉnh.
-Năm 2002 :hỗ trợ 600 triệu xây dựng trung tâm sản xuất giống nấm và chế biến nấm xuất khẩu Hương Nam.
-Năm 2003: hỗ trợ gần 2 tỉ để xây dựng trung tâm ứng dụng khoa học thuộc Sở khoa học và hỗ trợ 1 phần lán trại cho nông dân.
-Năm 2004: hỗ trợ 800 triệu cho h.Yên Khánh, h.Yên Mô, hỗ trợ 1 phần lán trại và 1 phần giá giống nấm cho các hộ sản xuất nấm.
-Từ 2005 – 2010: mỗi năm hỗ trợ từ 500 – 900 triệu đồng cho các hộ sản xuất nấm thông qua hỗ trợ giá giống nấm và hỗ trợ 1 phần lán trại, hỗ trợ tập huấn kĩ thuật.
Số người tham gia sản xuất nấm: năm 2002 có 200 người tới năm 2010 có hơn 7.000 người tham gia sản xuất nấm trong toàn tỉnh.
Năm 2002 sản lượng đạt khoảng 50 tấn nấm tươi các loại
Năm 2010 sản lượng đạt khoảng 4000 tấn nấm tươi các loại trên toàn tỉnh.
2.5.3.Hiệu quả kinh tế sản xuất 5 loại nấm và thị trường hiện tại.
-Sản xuất nấm sò và nấm mỡ, nấm rơm là 3 loại sử dụng nguyên liệu rơm rạ.
Năng suất:
+Nấm sò:550kg/1 tấn rơm rạ khô.Gía trung bình 10.000 đồng/1kg.
Chi phí cho 1 tấn rơm rạ sản xuất nấm sò là 1.800.000 đồng, công và lãi cho nông dân 3.700.000 đồng. Có thể sản xuất từ 1,5 – 2 tấn rơm rạ/1 người/ 1 tháng
+Nấm mỡ:300kg nấm tươi/ 1 tấn rơm rạ khô. Gía bán trung bình 17.000 đồng/1 kg, tổng thu 5.100.000 đồng, chi phí 1.600.000 đồng/1 tấn rơm rạ, công và lãi cho nông dân 3.500.000 đồng. 1 vụ nấm mỡ trong 5 tháng có thể sản xuất từ 8 – 12 tấn rơm rạ/1 người
+Nấm rơm:120kg nấm tươi/1 tấn rơm rạ khô.Gía bán trung bình 20.000 đồng/1 kg, tổng thu 2.400.000 đồng, chi phí 850.000 đồng/1 tấn rơm rạ, công và lãi cho nông dân 1.550.000 đồng , có thể sản xuất 3 - 4 tấn rơm rạ/1 người/1 tháng.
+Nấm linh chi và mộc nhĩ: sử dụng nguyên liệu chủ yếu là mùn cưa, bã mía, trừ tổng chi phí lãi cho nông dân là 2,5 – 4 triệu đồng/1 tấn nguyên liệu.
2.5.4.Kế hoạch, định hướng phát triển nấm của tỉnh Ninh Bình và những kiến nghị, đề xuất.
2.5.4.1.Kế hoạch, định hướng phát triển nấm.
-Xây dựng kế hoạch định hướng phát triển ngành nấm toàn tỉnh đến năm 2015-2020 đạt sản lượng từ 10-15 nghìn tấn nấm tươi trong 1 năm, tạo việc làm cho 10.000 lao động nông thôn trở lên.Thu nhập từ sản xuất nấm đạt 130 -180 tỉ đồng/năm.Sử dụng 10% lượng rơm rạ sau thu hoạch lúa để sản xuất nấm.
-Tiếp tục hỗ trợ cho các hộ nông dân sản xuất nấm về 1 số vật tư sản xuất nấm và và vay vốn ưu đãi, chính sách tạo mặt bằng để mở rộng sản xuất nấm.
2.5.4.2.Kiến nghị, đề xuất.
-Đề nghị bộ NN & PTNN, các ngành trung ương có liên quan tiếp tục hỗ trợ công tác chuyển giao kỹ thuật sản xuất nấm cho nông dân.
-Đề nghị các bộ, ngành trung ương có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào xây dựng các nhà máy chế biến nông sản, chế biến nấm tại khu vực nông thôn để đáp ứng sự gia tăng của sản phẩm nấm và tiêu thụ hết sản phẩm nấm cho nông dân, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng nấm của thị trường trong nước và xuất khẩu.
-Đề nghị các bộ, ngành trung ương có chính sách cho người sản xuất nấm được vay vốn ưu đãi để mở rộng sản xuất, và coi phát triển nghề trồng nấm là tận dụng tài nguyên sẵn có trong nước là rơm rạ để sản xuất và bảo vệ môi trường, tránh ô nhiễm do đốt rơm rạ.
-Đề nghị trung tâm công nghệ sinh học thực vật – Viện di truyền nông nghiệp tiếp tục giúp tỉnh Ninh Bình nói chung và các huyện, xã tham gia phát triển nghề trồng nấm nói riêng trong việc chuyển giao sản xuất nấm và tham gia vào các chương trình, dự án nấm của trung ương để nghề trồng nấm tỉnh Ninh Bình phát triển bền vững.
2.6.Tình hình sản xuất nấm trên địa bàn huyện Yên Khánh
2.6.1.Qúa trình sản xuất nấm.
Yên Khánh là 1 huyện nông nghiệp, ở phía đông nam của tỉnh Ninh Bình, dân số trung bình 13,5 vạn người, lao động trong nông nghiệp chiếm khoảng 60 – 70%.Diện tích đất trồng lúa 7000 ha, sản lượng thóc 90-95 ngàn tấn/1 năm, sản phẩm phụ rơm rạ khoảng 100-120 ngàn tấn.
Năm 1998: huyện Yên Khánh chủ trương phát triển mô hình sản xuất nấm ăn trên địa bàn huyện với sự quan tâm giúp đỡ của Trung tâm công nghệ sinh học thực vật Viện di truyền nông nghiệp.Tuy nhiên còn sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, sản xuất hộ gia đình là chủ yếu, chậm mở rộng.
Năm 2002: có chính sách đầu tư hỗ trợ chọn lọc, sản xuất với quy mô lớn , tập trung theo hình thức trang trại, gia trại
Năm 2005:nghề sản xuất chế biến và tiêu thụ nấm đã phát triển khá mạnh, thành lập được 15 tổ hợp tác sản xuất, chế biến và tiêu thụ nấm xuất khẩu trên địa bàn huyện đã và đang hoạt động có hiệu quả.
2.6.2.Kết quả đạt được trong lĩnh vực sản xuất nấm
Trong 5 năm qua, huyện đã tập trung sản xuất 1 số loại nấm chính gồm:nấm sò, nấm mỡ, mộc nhĩ, linh chi, nấm rơm…Sử dụng 3000 tấn nguyên liệu trở lên/1 năm (chủ yếu là rơm rạ, mùn cưa)
Sản lượng:
Chỉ tiêu
Năm
Tổng nguyên liệu (tấn)
Tổng sản lượng (tấn)
Tổng giá trị (triệu đồng)
2007
2717
1250
10.050
2008
2958,5
1396,3
10.243
2009
3250
1500
13.150
2010
4570
2250
18.300
Ước 2011
5320
2500
25.540
2.6.3.Cơ chế chính sách
-Tỉnh Ninh Bình có chính sách hỗ trợ 30% giá giống cho các hộ sản xuất, đồng thời hỗ trợ xây dựng trung tâm sản xuất giống nấm Hương Nam.
-Huyện Yên Khánh có chính sách hỗ trợ lán trại kiên cố: cứ 50m2 trở lên hỗ trợ 5.000.000 đồng, lán chữ A bán kiên cố từ 50m2 được hỗ trợ 1.000.000 đồng. Hàng năm hỗ trợ kinh phí tập huấn, chuyển giao kĩ thuật, hỗ trợ điểm thu mua mỗi điểm 20.000.000 đồng
-Từ năm 2009-2010 huyện có chính sách hỗ trợ làm mới, tăng thêm lán trại kiên cố từ 100-200m2 được hỗ trợ 3.000.000 đồng, từ 201m2 trở lên được hỗ trợ 5.000.000 đồng, mỗi lò hấp, lò sấy hỗ trợ 4.000.000 triệu đồng.
-Ngoài ra huyện và xã tạo điều kiện hành lang pháp lí về đất đai, vốn vay ngân hàng nhà nước, tín dụng để tạo điều kiện cho các hộ tích cực mở rộng phát triển sản xuất
Trung tâm công nghệ - Viện di truyền nông nghiệp tạo điều kiện tập huấn chuyển giao tiến bộ kĩ thuật, đào tạo nghề, tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm cho các hộ sản xuất
2.6.4.Một số kinh nghiệm rút ra trong quá trình sản xuất nấm
-Các hộ phải xác định sản xuất nấm là 1 nghề chính,mang lại nguồn thu nhập chính trong gia đình, tâm huyết với nghề, phải có kĩ thuật tay nghề cao.
-Phải có sự đầu tư xây dựng cơ sở vật chất đảm bảo cho sản xuất ổn định phát triển lâu dài như: lán trại kiên cố, lò hấp, lò sấy, các thiết bị phục vụ cho sản xuất chế biến, tiêu thu sản phẩm nấm
-Bố trí cơ sở sản xuất nấm và cơ cấu tổ chức sản xuất 1 cách khoa học, chủ động liên tục sản xuất đa dạng các loại nấm để tận dụng tối đa hiệu quả các lán trại gắn với chế biến và tiêu thụ nấm.
-Thường xuyên cập nhật thông tin, nắm bắt thị trường sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu, có sự gắn kết giữa các cơ sở, tổ hợp tác, các hộ sản xuất nấm, mở rộng liên doanh liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
2.6.5.Kế hoạch sản xuất nấm trong những năm tiếp theo
-Năm 2011: Yên Khánh phấn đấu tổng nguyên liệu sản xuất nấm đạt 5320 tấn, sản lượng nấm tươi đạt 2500 tấn, giá trị ước đạt 25.540 triệu đồng
-Đến năm 2015: Yên Khánh phấn đấu sản lượng nấm tươi đạt 3620 tấn, giá trị phấn đấu đạt trên 30 tỉ đồng góp phần chuyển đổi cơ cấu lao động, tăng thu nhập góp phần xây dựng nông thôn mới giàu đẹp.
2.6.6.Kiến nghị, đề nghị.
-Nhà nước có chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nấm lâu dài , bền vững cho nông dân, chỉ đạo cho các ngân hàng nông nghiệp tạo điều kiện cho các hộ sản xuất nấm được vay vốn theo nhu cầu sản xuất, được vay vốn ưu đãi do khấu hao lán trại lớn.Đồng thời cho chuyển đổi diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang trang trại sản xuất nấm có hiệu quả kinh tế cao hơn.
-Có sự gắn kết chặt chẽ của 4 nhà:nhà nông – nhà khoa học – nhà nước – nhà doanh nghiệp, từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ sản phẩm nấm xuất khẩu cho nông dân để nghề nấm có thể phát triển mạnh.
2.7.Tình hình phát triển sản xuất giống và chế biến nấm tại doanh nghiệp tư nhân Hương Nam – Yên khánh – Ninh Bình
2.7.1.Qúa trình thực hiện của doanh nghiệp.
Tháng 7/2002 được UBND tỉnh Ninh Bình ra quyết định số 1297/QD-UBND phê duyệt dự án xây dựng trung tâm sản xuất giống nấm và chế biến nấm xuất khẩu Hương Nam h.Yên Khánh với 3 nhiệm vụ chính là:
-Chuyển giao kỹ thuật sản xuất và chế biến nấm cho nhân dân
-Sản xuất giống nấm cấp II,III cung cấp cho nhân dân
-Thu mua, chế biến và bao tiêu sản phẩm nấm cho người sản xuất
Trong 9 năm thực hiện dự án doanh nghiệp đã đạt được kết quả cụ thể:
-Đã tổ chức chuyển giao kỹ thuật sản xuất nấm tại doanh nghiệp và liên kết với các tổ chức đoàn thể, các xã, các hợp tác xã, các tổ HTX được 65 lớp cho gần 3.000 người tham gia học và làm nấm.
-Đã sản xuất và cung ứng cho người sản xuất nấm trong 9 năm qua hơn 400 tấn giống nấm các loại.
-Đã tổ chức thu mua, tiêu thụ hết các sản phẩm nấm đạt tiêu chuẩn cho người sản xuất nấm, không còn cảnh nấm đảm bảo chất lượng mà không bán được.
2.7.2.Mục tiêu của doanh nghiệp nấm Hương Nam.
-Tổ chức nhiều lớp tập huấn sản xuất nấm để có nhiều người tham gia sản xuất nấm, mới có nhiều sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu, đáp ứng được đơn đặt hàng của các doanh nghiệp
-Xây dựng nhà máy chế biến nấm tại Ninh Bình khi có nhiều sản phẩm nấm, để tiêu thụ hết sản phẩm nấm do nông dân sản xuất ra và đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong và ngoài nước.
-Thành lập hiệp hội nấm tỉnh Ninh Bình.
2.7.3.Thực trạng sản xuất nấm.
-Giai đoạn trước năm 2008:doanh nghiệp và người sản xuất nấm vừa lo tiếp thu và hoàn thiện kỹ thuật sản xuất nấm,vừa lo vốn để sản xuất,vừa lo thị trường tiêu thụ nấm
-Giai đoạn từ 2009 đến nay:chủ yếu tập trung nâng cao kỹ thuật sản xuất nấm và lo vốn mở rộng sản xuất,còn thị trường nấm thì rất lớn chủ yếu tiêu thụ nấm tươi số lượng còn lại sơ chế sấy khô ít, chủ yếu là mộc nhĩ và nấm linh chi
-Thực tế hiện nay người sản xuất nấm nắm chắc kỹ thuật, thời vụ sản xuất thì 1 tấn rơm rạ sau 2-3 tháng cho thu nhập tương đương 1 tấn thóc với S:20-30m2 lán trại(gấp 60 lần trồng lúa cùng diện tích)
-Những người sản xuất nấm thành công hiệu quả kinh tế cao là người tâm huyết với nghề, chịu khó học hỏi và chuyên cần, nắm chắc kỹ thuật và có tính cẩn thận cao.Những người thiếu các đức tính trên sản xuất nấm dễ bị thất bại dẫn đến chán nản bỏ nghề.
-Trong tương lai: nâng cao kỹ thuật nuôi trồng nấm cho các hộ nông dân và các nông trại, tổ chức tiêu thụ tốt sản phẩm nấm tươi bằng xây dựng thương hiệu của vùng, có nguồn gốc rõ ràng, có chứng nhận ATVSTP để đưa vào các siêu thị.Đồng thời chế biến nấm đóng hộp, đóng lọ, các hộ phải mở rộng diện tích lán trại vào sản xuất theo hướng công nghiệp.
-Hiện tại sản xuất nấm còn manh mún nhỏ lẻ, chưa đáp ứng nhu cầu tiêu thụ của thị trường, người sản xuất nấm còn thụ động, phụ thuộc vào thời tiết,sản phẩm nấm không đều, lúc thì dư thừa lúc lại thiếu nấm tươi.Người sản xuất nấm nhìn chung chưa nắm chắc kỹ thuật sản xuất nấm, xử lý các tình huống thời tiết,mùa vụ để đưa năng suất nấm lên cao.
2.7.4.Một số kiến nghị ,đề xuất:
-Tiếp tục có chính sách hỗ trợ kinh phí tập huấn,chuyển giao kỹ thuật sản xuất nấm cho nông dân.
-Có chính sách hỗ trợ gía giống nấm, 1 phần kinh phí hỗ trợ làm lán trại ban đầu và 1 số vật tư sản xuất nấm cho vùng sâu,vùng xa,những hộ sản xuất nấm ban đầu.
-Có chính sách cho vay vốn ưu đãi,được thua đất để mở rộng diện tích sản xuất theo mô hình trang trại.
-Có chính sách ưu tiên ưu đãi với các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp và nông thôn, đặc biệt nuôi trồng và chế biến nấm.
2.8.Kết quả sản xuất,chế biến và tiêu thụ nấm tại hợp tác xã Sáng Thiện Quảng Hội
2.8.1. Khái quát quá trình hình thành HTX Quảng Hội
Ngày 15/6/2006 , thấy nghề trồng nấm mang lại hiệu quả kinh tế cao, tạo thêm việc làm cho lao động nhàn rỗi ở nông thôn và là nguồn thực phẩm sạch giầu dinh dưỡng. Khởi nghiệp chỉ có 200m2 lán trại và 2 triệu đồng vốn tự có của gia đình và vay thêm 8 triệu đồng của ngân hàng NN & PTNT. Sau 2 tháng tham gia lớp tập huấn nuôi trồng nấm ăn và nấm dược liệu đã thành công trong việc thử nghiệm 3 loại nấm: nấm sò, nấm rơm, nấm mỡ.
Tháng 6/2010 xây được 650m2 lán trại tạo việc làm thường xuyên cho 15 lao động, thu được 17-25 tấn nấm tươi các loại. Tổng doanh thu từ trồng nấm từ 250-260 triệu đồng/năm, trừ chi phí thu lợi 130 triệu/năm.
Ngày 1/7/2010 thành lập hợp tác xã nuôi trồng nấm: Hợp tác xã sản xuất chế biến và tiêu thụ nấm Sáng Thiện Quảng Hội, tổng vốn 160 triệu đồng vốn điều lệ.
2.8.2. Kết quả bước đầu sản xuất và tiêu thụ nấm.
Ban đầu HTX gặp rất nhiều khó khăn về vốn và mặt bằng sản xuất. Sau 1 năm đi vào sản xuất, HTX đã cung cấp bịch nấm sò cho 25 hộ xã viên trong xã. Đến ngày 1/7/2011 thu được 55.400kg sản phẩm nấm tươi các loại, tổng doanh thu là: 1.158.000.000đ, trừ chi phí nguyên vật liệu, công lao động 666.000.000đ lợi nhuận thu được là 492.000.000đ.
Hiện nay HTX đã tạo việc làm cho 50 lao động (15 lđ thường xuyên,35 lđ thời vụ). Ngoài ra HTX hướng dẫn công nghệ nuôi trồng nấm cho 115 hộ dân.
2.8.3. Kế hoạch triển khai sản xuất của HTX.
Hướng tới 6 tháng cuối năm 2011 và các năm tiếp theo HTX tiếp tục đầu tư thêm các lán trại nuôi trồng nấm và trồng thêm 2 loại nấm linh chi và mộc nhĩ.
Phấn đấu trong năm 2011 tổng số nấm thu hoạch 76.200kg các loại với tổng doanh thu 1.594.000.000đ, trừ chi phí 942.317.000đ, còn lợi nhuận 651.683.000đ, tạo việc làm cho 65 lao động, hướng dẫn thêm cho 60 hộ gia đình.
2.8.4. Ý kiến đề xuất.
Đề nghị hỗ trợ về chuyển giao kỹ thuật, thiết bị trồng nấm như nhà lạnh, cụm thiết bị khử trùng, máy đóng bịch, cho vay thêm vốn với lãi xuất ưu đãi.
PHẦN 3.TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ ỨNG DỤNG SẢN XUẤT NẤM.
3.1. Kết quả nghiên cứu khoa học.
Trung tâm được các Bộ,ngành giao nhiệm vụ thực hiện một số đề tài,dự án chuyên về nấm như:
Dự án : “ Phát triển giống nấm chất lượng cao” trong chương trình giống quốc gia giai đoạn 1 (2002- 2005).Giai đoạn 2 (2006-2010).Hiện nay đang thực hiện tiếp giai đoạn 3 (2011-2015) đầu tư cơ sở hạ tầng và các trang thiết bị nhân giống,nuôi trồng,chế biến nấm tại xã Liên Nghĩa - huyện Văn Giang- tỉnh Hưng Yên ( diện tích sử dụng gần 3 ha).
Dự án “ phát triển sản xuất nấm qui mô hộ gia đình” do Chính Phủ Hoa Kỳ tài trợ giai đoạn 1 (2003-2005) và giai đoạn 2 (2006-2007)
Chương trình khuyến nông của Bộ Nông nghiệp &PTNT tháng 10 năm 2006 là đơn vị đăng cai đào tạo kĩ thuật nuôi trồng nấm cho các nước ASEAN.
Năm 2008 chủ trì thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm(P) “ hoàn thiện công nghệ sản xuất theo hướng công nghiệp một số loại nấm ăn có giá trị cao phục vụ nội tiêu và xuất khẩu”.
Năm 2008-2010 chủ trì thực hiện đề tài : “ Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ nhân giống và nuôi trồng nấm cao cấp ( nấm ngọc châm,nấm chân dài)”.
Năm 2011-2013 chủ trì thực hiện đề tài
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Sản xuất nấm ăn và nấm dược liệu.doc