Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng nghi thức đội ở trường học

Để nâng cao chất lượng nghi thức Đội trong nhà trường thì người giáo viên – Tổng phụ trách khi hướng dẫn nghi thức Đội phải biết chọn các phương pháp giảng giải, diễn giảng kết hợp chặt chẽ với trực quan phải nắm chắc đối tượng thiếu nhi mà mình hướng dẫn để đưa nội dung cần trang bị cho phù hợp. Khi hướng dẫn nghi thức Đội cho các em Đội viên, người hướng dẫn (GV – TPT) không được nóng vội phải có thái độ ôn tồn, hoà nhã, vui vẻ nhưng dứt khoát theo một quy trình từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp Phải trang bị những nhận thức,ý nghĩa tầm quan trọng của môn học. Phải giúp các em hiễu rõ được các biểu trưng của nghi thức Đội như : Huy hiệu Đội, cờ đội, khăn quàng đỏ; Đội ca, cấp hiệu chỉ huy , huy hiệu chuyên môn, đồng phục của đội viên, trống kèn, sổ sách đội, phòng truyền thống, phòng Đội. Yêu cầu đối với đội viên, đội hình đội ngũ đơn vị, nghi lễ thủ tục, nghi thức dành cho TPT. Phải giúp các em biết các kỹ năng cơ bản của người Đội viên như:

- Động tác tháo thắt khăn quàng đỏ.

- Động tác chào theo kiểu thiếu niên tiền phong.

- Hát đúng và thuộc các bài Quốc ca, Đội ca.

- Hô đáp tốt khẩu hiệu của Đội.

- Thực hiện tốt các động tác cầm cờ, giương cờ, vác cờ, kéo cờ.

- Thực hiện tốt các động tác cá nhân tại chỗ và di động.

- Đánh được 3 bài trống quy định của Đội: Chào cờ, hành tiến, chào mừng.

- Ngoài ra đội viên có thể tập thêm các bài trống : Quốc ca, Đội ca . các bài kèn, tập hợp, chào cờ

 

doc12 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 29024 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng nghi thức đội ở trường học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề tài: “Sáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng nghi thức Đội ở trường học” Phần thứ nhất: Những vấn đề chung I. Lý do chọn đề tài: 1. Xuất phát từ những yêu cầu khách quan: Một trong những vấn đề cần thiết để nâng cao chất lượng hoạt động Đội là cần phải nâng cao chất lượng nghi thức Đội .Bởi vì nghi thức Đội là một hoạt động giáo dục đặc trưng của Đội TNTP Hồ Chí Minh. Thông qua hoạt động này tổ chức Đội được củng cố phát triển và khẳng định vị trí vai trò của mình đối với xã hội. Nghi thức Đội còn góp phần giáo dục toàn diện cho các em Đội viên mà trước hết là giáo dục ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trước tập thể, tạo nên tình cảm gắn bó đoàn kết, thương yêu giúp đỡ lẫn nhau để cùng tiến bộ. Hoạt động nghi thức Đội giúp các em Đội viên có thể lực cường tráng, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, tháo vát. Góp phần tạo nên vẻ đẹp của người Đội viên, đẹp trong lời nói và đẹp trong hành động. Hoạt động nghi thức Đội tốt sẽ tạo thành thói quen, nề nếp tốt trong sinh hoạt hàng ngày cho tập thể và cá nhân Đội viên như: Trang phục đẹp, gọn, sạch sẽ, ra vào lớp đúng giờ, trật tự, vệ sinh ngăn nắp. Trong thực tế hiện nay do địa bàn huyện Yên Minh là một huyện vùng cao, phần lớn các đội viên đều là con ,em dân tộc thiểu số, nên Hoạt động Nghi thức Đội ở các cơ sở còn có nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao. Không giải quyết được vấn đề sẽ ảnh hưởng đến quá trình phát triển giáo dục toàn diện cho các em Đội viên và người phụ trách Đội sẽ gặp phải khó khăn trong khi triển khai hoạt động Đội, công tác Đội trong nhà trường sẽ bị ảnh hưởng rất nhiều. 2. Xuất phát từ những yêu cầu chủ quan: Chính vì những lý do khách quan trên mà bản thân tôi là một giáo viên – TPT trong trường THCS tôi thấy để hoạt động Đội trong nhà trường được nâng cao thì vai trò của nghi thức Đội không phải là nhỏ. Vì vậy phải nâng cao chất lượng nghi thức Đội ở nhà trường nói chung , bậc THCS nói riêng. Bởi vì nghi thức Đội là những quy định mang tính điều lệ của tổ chức Đội TNTP Hồ Chí Minh, vì vậy nghi thức Đội phải có sự thống nhất, chính xác trong tập luyện, sinh hoạt hàng ngày của cá nhân và tập thể Đội. Là một giáo viên TPT thì việc nghiên cứu để tìm ra phương pháp hoạt động Đội đặc biệt là nâng cao nghi thức Đội trong nhà trường là rất cần thiết. Đây cũng là một lý do quan trọng để tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này. II. Mục đích nghiên cứu: Thông qua việc nghiên cứu đề tài này tác giả nắm vững nghi thức Đội và từ đó có được những phương pháp tốt nhất để có thể nâng cao nghi thức Đội trong nhà trường. III. Giả thiết khoa học: Nếu nắm bắt được cụ thể, rõ ràng, chính xác những yêu cầu và phương pháp của nghi thức Đội ta sẽ tìm được các biện pháp thích hợp để nâng cao nghi thức Đội thì chất lượng hoạt động Đội sẽ được nâng cao hơn Kết luận: Xuất phát từ những lý do trên nên tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài: “ Nâng cao chất lượng nghi thức Đội trong trường học”. Phần II- Nội dung của sáng kiến kinh nghiệm I. Cơ sở lý luận để viết sáng kiến kinh nghiệm. Như đã nói ở phần I của sáng kiến này, nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh là một phương tiện giáo dục của Đội, bởi trong các nghi lễ thủ tục hàng ngày và trong các ngày hoạt động quy mô, kỷ niệm những ngày lễ lớn trọng đại như: ngày khai trường, ngày 20/11, ngày 22/12, ngày 3/2, ngày 26/3, ngày 30/4, ngày 19/5. Nghi thức Đội được thực hiện thường xuyên, nghiêm túc và đã góp phần khẳng định vai trò của nghi thức Đội trong sự nghiệp giáo dục. Đội viên muốn thực hiện tốt nghi thức Đội trước hết phải có thái độ đúng đắn, nghiêm túc, kiên trì. Nhưng trên thực tế địa bàn mà tôi áp dụng sáng kiến này là một vùng khó khăn, nhận thức được các Đội viên còn nhiều hạn chế do điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn ngoài giờ lên lớp các em chỉ mong về nhà để giúp đỡ gia đình hoặc gia đình chưa tạo điều kiện để các em tích cực tham gia. Nhiệm vụ của người giáo viên- TPT phải là biết lôi kéo, động viên, khuyến khích các em tham gia bằng nhiều hình thức, tập chung tuyên truyền, giáo dục các em nhận thức rõ hơn về tổ chức Đội và hiểu rõ vai trò và ý nghĩa của nghi thức Đội trong hoạt động Đội. II. Lịch sử vấn đề: Trong hoạt động thực tiến nghi thức Đội. trong hoạt động Đội là không thể thiếu nhưng để hiểu hết vai trò, ý nghĩa của nghi thức Đội thì các em chưa thực sự hiểu biết, bới trước kia phụ trách Đội chưa thực sự nêu cao vai trò và trách nhiệm, do đó cúng là một phần ảnh hưởng tới công tác Đội – Do điều kiện địa phương nhà trường còn thiếu thốn về cơ sở vật chất nên cũng phần nào bị ảnh hưởng. Cũng do điều kiện người giáo viên – TPT trước đây phần lớn chỉ là kiêm nhiệm ( Bán chuyên) chứ không phải chuyên trách bởi vậy vấn đề đầu tư thời gian cho công tác nghi thức Đội là chưa tốt chưa sâu, chưa thật sự theo bài bản, sáng kiến này được viết nhằm mục đích giải quyết được vấn đề trên. III. Thực trạng của vấn đề: Từ Tiểu học chuyển lên cấp THCS đây là một bước ngoạt lớn về tâm sinh lý của các em do vậy người giáo viên – TPT không chỉ đơn thuần là hướng dẫn để các em thực hiện mà phải biết giúp cho các em hiểu tổ chức Đội là tổ chức của các em mà đã là người Đội viên phải nắm vững nghi thức Đội hơn nữa còn nhằm mục đích giáo dục toàn diện cho các em Đội viên, để các em luôn có ý thức tổ chức kỷ luật, có tinh thần tập thể cao, không bị sa đà, lôi kéo, dụ dỗ bởi những kẻ xấu, sa đà vào những tệ nạn xã hội, như nghiện hút, cờ bạc….đang là mối đe doạ tới toàn thể xã hội. Vậy muốn đạt được điều đó người TPT phải biết gây hứng thú cho Đội viên để các em tích cực tham gia hoạt động Đội có ý thức học tập nghi thức Đội. Thực trạng của vấn đề đã được đề cập nhiều năm song vấn đề vẫn chưa được coi trọng, chưa được đánh giá đúng mức. IV. Khó khăn mâu thuẫn cần được giải quyết: Như đã nói ở trên do điều kiện cơ sở vật chất của địa phương, nhà trường còn nhiều thiếu thốn khó khăn, do phụ huynh của nhiều em chưa nhận thức rõ về công tác Đội trong nhà trường đặc biệt là nghi thức Đội , cho nên việc đầu tư thời gian cũng như động viên các em tham gia tập luyện nghi thức Đội là chưa có, mà hầu hết các em Đội viên của trường THCS Bạch Đích là con em dân tộc thiểu số,thuộc xã vùng biên giới còn nhiều khó khăn, gia đình các em chủ yếu làm nông nghiệp, thời gian để đầu tư vào hoạt động Đội là chưa có, nên nhiều em chưa tích cực tham gia, nếu tham gia vẫn chưa nhiệt tình, còn mang tính chống đối do vậy việc thực hiện nghi thức Đội trong Liên đội còn nhiều hạn chế kết quả chưa cao, giáo viên – TPT mới vào nghề chưa có nhiều kinh nghiệm trong các hoạt động Đội. Tầm quan trọng của nghi thức đội đói với các em Đội viên đã được nhấn mạnh nhiều ở phần trên cho nên có thể khẳng định một lần nữa nếu giải quyết vấn đề tốt thì lợi ích của nó vô cùng lớn. Tạo hứng thú cho các em yêu thích, say mê tham gia công tác Đội, đặc biệt là nghi thức Đội để các em thoải mái, nắm bắt nhanh chóng. Rèn luyện cho Đội viên ý thức tổ chức, kỷ luật tinh thần trách nhiệm trước tập thể, các em có tình cảm và tinh thần đoàn kết, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ, ngoài ra nghi thức Đội còn giúp các em có thể lực, khoẻ mạnh, nhanh nhẹn, tháo vát góp phần tạo nên vẻ đẹp của người Đội viên. V. Các biện pháp-phương pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề: Khi muốn nâng cao chất lượng nghi thức Đội ở bậc THCS người giáo viên – TPT phải đưa ra những yêu cầu của người học tập nghi thức Đội và yêu cầu đối với người hướng dẫn nghi thức Đội và phải tuân thủ theo các phương pháp sau. - Phương pháp thuyết trình kết hợp với trực quan ( Làm mẫu, sử dụng mẫu). - Phương pháp tập luyện tập thể và cách chia nhóm. - Phương pháp ôn tập : Nhóm, cá nhân. - Phương pháp kiểm tra đánh giá. - Phương pháp tổ chức hội thi nghi thức đội. 1. Yêu cầu đối với người học tập nghị thức Đội: - Người học tập nghi thức Đội trước hết phải có một thái độ đúng đắn, nghiêm túc và kiên trì. - Phải có trang phục cá nhân gọn gàng, đầy đủ và chuẩn mực theo đúng quy định. - Phải tập chung chú ý ghi chép và nghe lệnh của người chỉ huy. - Khi thực hiện các thao tác phải nhanh nhẹn, dứt khoát rõ ràng theo khẩu lệnh và sự hướng dẫn của người chỉ huy. - Đội viên học tập nghi thức Đội ngoài sự hướng dẫn của chỉ huy phải giành nhiều thời gian để tự học, tự nghiên cứu để có được một động tác chuẩn xác đối với cá nhân, từ việc thành thục các động tác cá nhân đơn giản tiến đến các động tác đơn giản. - Đội viên thực hiện tham gia nghi thức đội phải tự điều chỉnh, sắp xếp thời gian, điều kiện vật chất sao cho đảm bảo cao nhất sau một đợt huấn luyện. 2. Yêu cầu đối với người hướng dẫn nghi thức Đội. Để có thể hướng dẫn đội viên về nghi thức Đội người hướng dẫn nhất thiết phải là người thành thục và giỏi nghi thức Đội. Bản thân cần được đào tạo có trình độ sư phạm và khả năng tiếp cận với đối tượng thiếu nhi, yếu quý thiếu nhi và thích làm việc với thiếu nhi., Để nâng cao chất lượng nghi thức Đội trong nhà trường thì người giáo viên – Tổng phụ trách khi hướng dẫn nghi thức Đội phải biết chọn các phương pháp giảng giải, diễn giảng kết hợp chặt chẽ với trực quan phải nắm chắc đối tượng thiếu nhi mà mình hướng dẫn để đưa nội dung cần trang bị cho phù hợp. Khi hướng dẫn nghi thức Đội cho các em Đội viên, người hướng dẫn (GV – TPT) không được nóng vội phải có thái độ ôn tồn, hoà nhã, vui vẻ nhưng dứt khoát theo một quy trình từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp… Phải trang bị những nhận thức,ý nghĩa tầm quan trọng của môn học. Phải giúp các em hiễu rõ được các biểu trưng của nghi thức Đội như : Huy hiệu Đội, cờ đội, khăn quàng đỏ; Đội ca, cấp hiệu chỉ huy , huy hiệu chuyên môn, đồng phục của đội viên, trống kèn, sổ sách đội, phòng truyền thống, phòng Đội. Yêu cầu đối với đội viên, đội hình đội ngũ đơn vị, nghi lễ thủ tục, nghi thức dành cho TPT. Phải giúp các em biết các kỹ năng cơ bản của người Đội viên như: - Động tác tháo thắt khăn quàng đỏ. - Động tác chào theo kiểu thiếu niên tiền phong. - Hát đúng và thuộc các bài Quốc ca, Đội ca. - Hô đáp tốt khẩu hiệu của Đội. - Thực hiện tốt các động tác cầm cờ, giương cờ, vác cờ, kéo cờ. - Thực hiện tốt các động tác cá nhân tại chỗ và di động. - Đánh được 3 bài trống quy định của Đội: Chào cờ, hành tiến, chào mừng. - Ngoài ra đội viên có thể tập thêm các bài trống : Quốc ca, Đội ca…. các bài kèn, tập hợp, chào cờ… - Người hướng dẫn nghi thức Đội là người quyết định chất lượng hoạt động này đối với các em đội viên. Bởi vậy để nâng cao chất lượng Nghi thức Đội trong nhà trường người GV – TPT phải luôn trau dồi nghiệp vụ công tác Đội. Tham gia các lớp tập huấn do Hội Đồng Đội Tỉnh, Huyện tổ chức. Không ngừng học hỏi đồng nghiệp và những người có kinh nghiệm trong hoạt động Đội và GV – TPT phải biết kết hợp và sử dụng các phương pháp sau: - Phương pháp thuyết trình kết hợp với trực quan (có nghĩa là ngoài việc thuyết minh ra người hướng dẫn thực hiện mẫu các động tác). - Phương pháp tập luyện tập thể. - Phương pháp ôn tập: Nhóm, cá nhân. - Phương pháp kiểm tra đánh giá. - Phương pháp tổ chức hội thi nghi thức Đội. Người GV-TPT Đội thực hiện được những yêu cầu trên thì nghi thức Đội mới có thể nâng cao về chất lượng và có bước đổi mới hơn. VI. Hiệu quả khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm: Sau khi áp dụng đúng những yêu cầu và phương pháp này tại cơ sở Đội của trường THCS Bạch Đích đã đem lại hiệu quả chuyển biến cao hơn hẳn so với khi chưa áp dụng đúng những yêu cầu và phương pháp này, cụ thể. Khi học tập cũng như khi thực hiện Đội viên có thái độ đúng đắn, nghiêm túc hơn và biết kiên trì luyện tập, trang phục cá nhân, từ đầu tóc, quần áo, tác phong có nhiều thay đổi. Gọn gàng, nhanh nhẹn, đặc biệt nâng cao được sự hiểu biết của các em về công tác Đội thu hút được các em tham gia và tập luyện nghi thức Đội nhiệt tình. Bản thân tôi là GV-TPT khi áp dụng những yêu cầu (2) tôi thấy hiệu quả công việc được nâng cao hơn. Có thể xem qua số liệu khi chưa áp dụng những yêu cầu và phương pháp này. Phong trào thi đua chào mừng năm học mới (tháng 9) kết quả kiểm tra chuyên hiệu “Nghi thức Đội” . Tổng số chi đội tham gia : 10 chi đội. Loại A : 4 Loại B : 4 Loại C : 2 + Khi thực hiện những yêu cầu và phương pháp cụ thể trong đợt thi đua chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11. Loại A : 6 Loại B : 3 Loại C : 1 Kết quả rõ nét nhất được khảo sát và kiểm tra đánh giá về nghi thức Đội của các chi đội được tiến bộ rõ rệt. + Chất lượng của các chi đội. Tổng số chi đội Xếp loại Loại A Loại B Loại C 10 TS % TS % TS % 8 80 2 20 0 0 Để có được kết quả chứng minh qua các số liệu cụ thể nêu ở trên, ngoài những yêu cầu và phương pháp mà người học nghi thức Đội và người dạy nghi thức Đội cần phải thực hiện thì trong công tác chỉ đạo đòi hỏi người chỉ đạo phải có tổ chức thi đua cùng học tập nghi thức Đội để có thể kiểm tra chất lượng, nghi thức Đội trong công tác Đội ra sao. Từ đó có biện pháp thích hợp để chỉnh sửa và nâng cao. * Những kinh nghiệm rút ra trong công tác tổ chức chỉ đạo. -Trước tiên là GV-TPT là người tổ chức chỉ đạo cấp liên đội và chi đội đòi hỏi người phụ trách Đội và giáo viên phụ trách phải là người có sự hiểu biết về công tác Đội và nghi thức Đội, có trình độ sư phạm và khả năng tiếp cận với thiếu nhi, yêu quý thiếu nhi. -Có thái độ ôn tồn, hoà nhã khi tập luyện khi hướng dẫn không được nóng vội, phải theo một quy trình từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp. - Biết sử dụng các phương pháp một cách uyển chuyển, sáng tạo. - Tổ chức khen thưởng kịp thời. Phần thứ III: Kết luận chung Trên đây là một sáng kiến kinh nghiệm đã được áp dụng trong thực tế ở cơ sở Đội trường THCS Bạch Đích và đã có những kết quả chuyển biến hơn hẳn so với khi chưa áp dụng. Song mặc dù vậy vẫn có những hạn chế nhất định khó tránh khỏi trong vấn đề thực thi , nhưng xét trên cơ sở lý luận và những số liệu thống kê sau quá trình thực hiện. Rất mong được Hội đồng giáo dục nhà trường và Hội đồng Đội huyện xem xét đóng góp ý kiến bổ sung để sáng kiến này được hoàn chỉnh, đóng góp một phần nào những phương án tổ chức chỉ đạo hoạt động Đội đặc biệt là nghi thức Đội. Bạch Đích, ngày 15 tháng 12 năm 2010 BGH duyệt: Người viết đề tài: Nguyễn Thành Vĩnh Đàm Quốc Nhật mục lục Phần thứ nhất: Những vấn đề chung I. Lý do chọn đề tài. 1. Những yêu cầu khách quan 2. những yêu cầu chủ quan. 3. Kết luận. II. Mục đích nghiên cứu III.Giả thuyết khoa học. Phần thứ hai : Nội dung của sáng kiến. I. Cơ sở lý luận để viết sáng kiến kinh nghiệm. II. Lịch sử vấn đề. III.Thực trạng của vấn đề. IV. Khó khăn mâu thuẫn cần được giải quyết. V. Các biện pháp – phương pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề. 1.Yêu cầu đối với Đội viên học tập nghi thức Đội. 2.Yêu cầu đối với TPT khi hướng dẫn công tác Đội. VI. Kết quả thu được sau khi áp dụng đúng những yêu cầu và phương pháp nói trên. * Những kinh nghiệm rút ra trong công tác tổ chức chỉ đạo . Phần thứ ba: Kết luận chung Tài liệu tham khảo chính: -Bùi Sỹ Tụng – Phan Nguyên Thái, Phương pháp dạy học bộ môn công tác Đội, NXB Đại học sư phạm tháng 8 năm 2005. - Phạm Văn Thanh- Phạm Bá Khoa, Lí luận và phương pháp công tác Đội TNTP Hồ Chí Minh, NXB Đại học sư phạm, tháng 6 năm 2005. - Bùi Ngọc Dung – Trần Quang Đức, Nghi thức Đội TNTP Hồ Chí Minh, NXB Đại học sư phạm, tháng 9 năm 2005. - Phạm Đình Nghiệp, Cẩm nang cho người phụ trách Đội TNTP Hồ Chí Minh, NXB Giáo Dục, tháng 2 năm 2006. hội đồng khoa học cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam trường THCS Bạch đích Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ---------------------- ============ biên bản xét duyệt đề tài khoa học và sáng kiến kinh nghiệm trường THCS Văn Luông 1. Thời gian: 2. Địa điểm : Trường THCS Bạch Đích. 3. Thành phần : - Chủ tịch hội đồng ông : Nguyễn Thành Vĩnh – Hiệu trưởng. - Phó chủ tịch hội đồng : Ông : Hoàng Quang Thiều – P. hiệu trưởng. - Thư ký bà : Nguyễn Thị Huê – Thư ký hội đồng . - Các uỷ viên : + Bà : Vũ Thị Thảo – Tổ trưởng tổ KHTN. + Bà : Nguyễn Thị Hương – Tổ trưởng tổ KHXH. 4. Nội dung : Xét duyệt đề tài khoa học và sáng kiến kinh nghiệm. 5. Tên sáng kiến : “Nâng cao chất lượng nghi thức Đội trong trường học”. 6. Người thực hiện : Đàm Quốc Nhật. 7. Đánh giá: …………………………………………………………………………………… 8. Xếp loại: …………… Bạch Đích, ngày….. tháng…..năm 2010 t/m hội đồng kh thư ký người viết Nguyễn Thành Vĩnh Nguyễn Thị Huê Đàm Quốc Nhật

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSáng kiến kinh nghiệm nâng cao chất lượng nghi thức đội ở trường học.doc
Tài liệu liên quan