Đề tài Sinh viên với việc xả rác ra môi trường ở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

Chương I: Mở Đầu

I) Nêu lí do chọn đề tài

II) Giới hạn phạm vi nghiên cứu

III) Xác định mục đích nghiên cứu, các nhiệm vụ nghiên cứu

1) Mục đích nghiên cứu

2) Các nhiệm vụ nghiên cứu

IV) Xác định các phương pháp nghiên cứu

V) Tổng quan tình hình nghiên cứu

A) Tình hình ngoài nước

B) Tình hình trong nước

Chương II: Các Khái Niệm

1) Môi trường

2) Ý thức

3) Nhận thức

4) Thái độ

5) Hành vi

6) Ô nhiễm

7) Rác thải

Chương III: Khảo Sát Thực Tế Ở Gò Vấp.

Chương IV: Tìm Hiểu Nguyên Nhân Xả Rác.

Chương V: Giải Pháp

Chương VI: Kết Luận Và Kiến Nghị

Chương VII: Các Tài Liệu Tham Khảo

 

 

doc29 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 9965 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sinh viên với việc xả rác ra môi trường ở quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, là những mầm móng của những ổ dịch bệnh. Nhưng bài viết này chỉ đưa ra những hiện tương chưa ra được phương hướng để giải quyết, tác hại đưa ra không đầy đủ. Bài viết “Cỏ nát, rác thải chất thành núi sau lễ hội hoa” của Châu Như Quỳnh trên website họ phản căn bệnh nan y về việc xả rác bừa bãi, khi lễ hội diễn ra 2 ngày đầu thì lễ hội vẫn sạch sẽ, nhưng đến ngày cuối thì đồ ăn, thức uống của người tham quan uống xong rồi tùy tiện quẳng rác một cách bừa bãi, tuy ở lễ hội đều có thùng rác nhưng họ không bỏ vào. Ra ngoài đường thì rác thải ngập tràn. Bài viết này họ chỉ phản ánh sự vô ý thức của người tham quan, không nói tác hại của nó và phương hướng để cải thiện ý thức của họ. Bài viết “Rác thải Hà Nội qua góc nhìn của ngươi nước ngoài” của David Cornish trên báo Dân Trí, bài viết này là của một người nước ngoài, bài viết này nói về cái nhìn của người nước ngoài về vấn đề rác thải ở thủ đô Hà Nội, họ nhìn thấy rác thải chất đầy quanh thành phố, và kể về tấm gương của một người ở xứ sở Hàn Quốc vào mỗi buổi sang đều đi nhặt rác để làm đẹp cho cảnh quan, đó là một tấm gương cho mọi người noi theo, họ đưa ra những biện pháp theo suy nghĩ của họ để làm cho thành phố đẹp hơn. Bài viết này đã nói lên thực trạng rác thải xuất hiên quanh thành phố, đưa ra những phương hướng để khắc phục, nhưng chưa nói được lí do. Công trình nghiên cứu khoa học với đề tài “Tìm hiểu về nhận thức và thái độ và hành vi của người dân về ô nhiễm môi trường trong việc thu gom và xử lí rác thải sinh hoạt” của nhóm sinh viên Nguyễn Thị Tuyết, nguyễn Thị Hằng, Nguyễn Thị Uyên, Vũ Hậu Mai của trương ĐH Bình Dương đề tài này nói về ý thức của nhiều người dân ở phường Phú Thọ với môi trường là có nhận thức được tầm quan trọng của môi trường, nhưng vẫn chuă biết cách sử lí rác thải và đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ô nhiễm môi trường. Công trình này đã tìm hiểuđược những lí do vì sao người dân không đổ rác đúng nơi quy định, tìm hiểu thái độ của người dân trước sự việc đó, nhưng họ chưa đưa ra được những phương hướng cải thiên ý thức của người dân. Sinh viên với việc xả rác: Bài viết “Rùng mình vì rác phòng trọ của sinh viên” của Phương Nga trên báo Mực Tím: bài viết này nói đến sự vô ý thức của các sinh viên, chỉ ra những nguyên nhân về sự vô ý thức đó như: làm theo chủ nhà khi chủ nhà hay xả rác bừa bãi trước nhà làm sinh viên cũng bắt chước theo, thói quen để dồn rồi đổ luôn một lần, sự ỷ lại cho chủ nhà và bạn bè cùng phòng, những nguyên nhân đó đã làm cho rác xuất hiện mọi lúc mọi nơi. Tác hại của nó là để lâu rác bốc mùi khó chịu, mỗi khi trời mưa thi rác thải tung tóe khắp nơi. Họ đã chỉ ra được một số hành vi vô ý thức của sinh viên nhưng vẫn chưa đầy đủ, và những nguyên nhân, và tác hại đó vẫn chưa đủ chúng tôi sẽ tim hiểu thêm và bổ xung thêm. Bài viết “Rác thải xuất hiện ở giảng đường” của Thu Nga, trên trang web vietbao.vn, họ nói về những lời phàn nàn của những người lao công ở các trường ĐH như: Chị Trần Thị Hà lao công Trường ĐH Sư phạm TP.HCM phàn nàn cứ sau mỗi giờ tan học thì hiện tượng bỏ quên rác hoặc nhét rác vào gầm bàn là bệnh chung, chị Bùi Lan, lao công Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐHQG TP.HCM) thì quen với việc sinh viên xả rác ngay trước mặt chị, bài viết này chỉ nói ý thức của những sinh viên quá kém ở giảng đường. → Các bài viết trên chỉ đưa ra sự vô ý thức và tác hại của nó nhưng chỉ dừng lại ở những điểm chung vẫn chưa đi sâu vào và vẫn chưa đưa ra nhưng phương hứơng để cải thiên ý thức của sinh viên. Chúng tôi sẽ tìm hiểu chuyên sâu hơn ơ quận Gò Vấp, TPHCM và sẽ đưa ra nhưng phương hướng để cải thiện ý thức của sinh viên. CHƯƠNG II: CÁC KHÁI NIỆM Môi trường: Theo luật bảo vệ môi trường đã được nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa IX. Kì họp thứ 4 (Từ ngày 6 đến 30-12-1993) định ngĩa khái niệm môi trường như sau: Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau. Bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại của con người và thiên nhiên. (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ Môi trường của Việt Nam). Môi trường sống của con người theo chức năng được chia thành các loại: * Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên như vật lý, hoá học, sinh học, tồn tại ngoài ý muốn của con người, nhưng cũng ít nhiều chịu tác động của con người. Đó là ánh sáng mặt trời, núi sông, biển cả, không khí, động, thực vật, đất, nước... Môi trường tự nhiên cho ta không khí để thở, đất để xây dựng nhà cửa, trồng cấy, chăn nuôi, cung cấp cho con người các loại tài nguyên khoáng sản cần cho sản xuất, tiêu thụ và là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho ta cảnh đẹp để giải trí, làm cho cuộc sống con người thêm phong phú. * Môi trường xã hội là tổng thể các quan hệ giữa người với người. Đó là những luật lệ, thể chế, cam kết, quy định, ước định... ở các cấp khác nhau như: Liên Hợp Quốc, Hiệp hội các nước, quốc gia, tỉnh, huyện, cơ quan, làng xã, họ tộc, gia đình, tổ nhóm, các tổ chức tôn giáo, tổ chức đoàn thể,... Môi trường xã hội định hướng hoạt động của con người theo một khuôn khổ nhất định, tạo nên sức mạnh tập thể thuận lợi cho sự phát triển, làm cho cuộc sống của con người khác với các sinh vật khác. * Ngoài ra, người ta còn phân biệt khái niệm môi trường nhân tạo, bao gồm tất cả các nhân tố do con người tạo nên, làm thành những tiện nghi trong cuộc sống, như ôtô, máy bay, nhà ở, công sở, các khu vực đô thị, công viên nhân tạo... Môi trường theo nghĩa rộng là tất cả các nhân tố tự nhiên và xã hội cần thiết cho sự sinh sống, sản xuất của con người, như tài nguyên thiên nhiên, không khí, đất, nước, ánh sáng, cảnh quan, quan hệ xã hội... Môi trường theo nghĩa hẹp không xét tới tài nguyên thiên nhiên, mà chỉ bao gồm các nhân tố tự nhiên và xã hội trực tiếp liên quan tới chất lượng cuộc sống con người. Ví dụ: môi trường của học sinh gồm nhà trường với thầy giáo, bạn bè, nội quy của trường, lớp học, sân chơi, phòng thí nghiệm, vườn trường, tổ chức xã hội như Đoàn, Đội với các điều lệ hay gia đình, họ tộc, làng xóm với những quy định không thành văn, chỉ truyền miệng nhưng vẫn được công nhận, thi hành và các cơ quan hành chính các cấp với luật pháp, nghị định, thông tư, quy định. Ý thức: Theo từ điển tiếng việt phổ thong, viện ngôn ngữ học, NXB TP.HCM của TS.Chu Bích Thu, PGS TS.Nguyễn Ngọc Trâm, TS.Nguyễn Thị Thanh Nga, TS.Nguyễn Thúy Khanh, TS.Phạm Việt Hùng) Ý thức: Là khả năng của con người phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy. Sự nhận thức trực tiếp, nhất thời về hoạt động tâm lí của bản thân mình, sự hiểu biết trực tiếp những việc bản than mình làm. Sự nhận thức đúng đắng, biểu hiện băng thái đọ và hành động cần phải có. Nhận thức: Theo từ điển tiếng việt phổ thong, viện ngôn ngữ học, NXB TP.HCM của TS.Chu Bích Thu, PGS TS.Nguyễn Ngọc Trâm, TS.Nguyễn Thị Thanh Nga, TS.Nguyễn Thúy Khanh, TS.Phạm Việt Hùng) Nhận thức: 1. (danh từ) Quá trình và kết quả phản ánh và tái hiện hiện thực vào trong tư duy, quá trình con người nhận biết, hiểu biết thế giới khách quan hoặc kết quả của quá trình đó 2. (động từ) Nhận ra và biết được. - Theo sách Tâm lý học đại cương, Khoa Giáo dục học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn: Nhận thức: Nhờ hoạt động nhận thức mà con người phản ánh hiện thực xung quanh ta và các hiện thực của bản thân ta, trên cơ sở đó con người tỏ thái độ tình cảm và hành động. Trong việc nhận thức thế giới, con người có thể đạt tới mức độ nhận thức khác nhau, từ thấp đến cao từ đơn giản đến phức tạp. Thái độ: - Theo Từ điển Tiếng Việt Phổ Thông, viện Ngôn ngữ học, NXB Tp.HCM của TS. Chu Bích Thu, PGS TS Nguyễn Ngọc Trâm, TS Nguyễn Thị Thanh Nga, TS Nguyễn Thúy Khanh,TS Phạm Hùng Việt) Thái độ: (danh từ) 1. Tổng thể nói chung những biểu hiện ra bên ngoài (bằng nét mặt, cử chỉ, hành động, lời nói) của ý nghĩ, tình cảm của người nói đối với người hoặc việc. 2. Cách nghĩ, cách nhìn và cách hành động theo một hướng nào đó trước một vấn đề, một tình hình 5) Hành vi: - Theo Từ điển Tiếng Việt Phổ Thông, viện Ngôn ngữ học, NXB Tp.HCM của TS. Chu Bích Thu, PGS TS Nguyễn Ngọc Trâm, TS Nguyễn Thị Thanh Nga, TS Nguyễn Thúy Khanh,TS Phạm Hùng Việt) Hành vi (danh từ): Toàn bộ nói chung những phản ứng, cách ứng xử, biểu hiện ra ngoài của một người trong một hoàn cảnh cụ thể nhất định. Ô nhiễm môi trường: "Ô nhiễm môi trường là sự làm thay đổi tính chất của môi trường, vi phạm tiêu chuẩn môi trường". Theo luật bảo vệ môi trường đã được nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa IX. Kì họp thứ 4 từ ngày 6 đến 30 /12 /1993 (Theo Hoàng Hưng, Nguyễn Thị Kim Loan, sách “Con người và môi trường”, Nhà Xuất Bản Đại học Quốc Gia Thành phố Hồ Chí Minh, 2005) Rác thải: Theo từ điển bách khoa toàn thư: Rác thải là những chất được loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động khác. Vệ sinh: - Theo Từ điển Tiếng việt phổ Thông, viện Ngôn ngữ học, NXB Tp.HCM của TS Chu Bích Thu, PGS.TS Nguyễn Ngọc Trâm, TS Nguyễn Thị Thanh Nga, TS Nguyễn Thúy Khanh, TS Phạm Hùng Việt) Vệ sinh: 1. (danh từ) Những biện pháp phòng bệnh, giữ gìn và tăng cường sức khỏe. 2. (tính từ) Không chứa chất bẩn hoặc những yếu tố gây hại cho sức khỏe. CHƯƠNG III: KHẢO SÁT THỰC TẾ Ở GÒ VẤP Như chúng ta đã biết tầng lơp sinh viên là tầng lớp tri thức trong xã hội, họ là người hiểu biết khá rõ về những tác hại của rác thải và việc xả rác ra môi trường. tuy họ biết việc xả rác ra môi trường là sai nhưng họ vẫn làm việc sai trái đó. Họ rất bực tức khi thấy người khác xả rác nhưng trong khi đó chính họ lại xả rác. Họ đã ý thức được môi trường sống xung quanh họ có tốt lên hay la xấu đi, họ đều muốn sống trong một môi trường xanh sạch, không có rác nhưng họ lại cứ vô tư xả rác không quan tâm đến hậu quả họ để lại như thế nào. Qua khảo sát thực tế chúng tôi có một số kết quả: Bảng câu hỏi phỏng vấn sinh viên về vấn đề môi trường và việc xả rác: Câu hỏi Các Trường Đại Học Đại Học Công Nghiệp TPHCM Cao Đẳng Bách Việt Cao Đẳng kỹ thuật Vạn Xuân Có Không Có Không Có Không Bạn thấy môi trường hiện nay đang dần được cải thiện không? 60% 40% 33,33% 66,67% 81,82% 18,18% Bạn có muốn môi trường của xã hội luôn xanh sạch không? 100% 0% 100% 0% 100% 0% Bạn có muốn mình sồng trong một môi trường có nhiều rác không? 0% 100% 0% 100% 0% 100% Bạn thấy việc xả rác ra môi trường là sai không? 100% 100% 100% Bạn có thấy bực tức khi mọi người cứ xả rác bừa bãi? 100% 0% 57,14% 42,86% 100% 0% Bạn có ngăn chặn những hành vi xả rác bừa bãi không? 80% 20% 23,81% 76,19% 72,73% 27,27% Bạn sẽ không xả rác bừa bãi chứ? 20% 70% 9,52% 90,48% 9,1% 90,9% Bảng quan sát hành vi xả rác của sinh viên CÂU HỎI QUAN SÁT NAM NỮ Khi có rác sinhviên sẽ Bỏ vào thùng rác 27,2% 52,08% Tiện chỗ nào vức chỗ đó 72,88% 43,75% Nhờ người khác bỏ giúp 0% 4,76% Thấy người khác bỏ rác bừa bãi sinh viên sẽ Phản ứng gay gắt 0% 0% Nhặt rác bỏ vào thùng 0% 0% Khuyên giải thích 0% 0% Chẳng quan tâm 100% 100% Khi vô tình thấy rác bừa bãi Nhặt bỏ vào thùng rác 0% 1% Không quan tâm 100% 99% Qua bảng hỏi chúng tôi nhận thấy trong câu hỏi “Bạn thấy môi trường hiện nay đang dần được cải thiện không?” thì đa số trả lời là có (ĐH Công Nghiệp TPHCM 60% chọn có, 40% chọn là không, CĐ Bách Việt 33,33% chọn có, 66,67% chọn không, CĐ kỹ thuật Vạn Xuân 81,82% chọn có, 18,18% chọn không) nhưng khi chúng tôi hỏi kĩ họ nói là môi trường hiện nay thay đổi chậm, ít và hầu như không thay đổi, có nơi môi trường không những không dần được cải thiện mà còn đang giảm sút rất nghiêm trọng. Trong các câu hỏi “Bạn có muốn môi trường của xã hội luôn xanh sạch không?” tất cả sinh viên đều muốn sống trong môi trường luôn xanh sạch (ĐH Công Nghiệp TPHCM 100% chọn có, CĐ Bách Việt 100% chọn có, CĐ kỹ thuật Vạn Xuân 100% chọn có) , câu hỏi “Bạn có muốn mình sồng trong một môi trương có nhiều rác không?” tất cả sinh viên ở ba trường đều chọn là không muốn, câu hỏi “Bạn có thấy bực tức khi mọi người cứ xả rác bừa bãi” thì sinh viên ở 2 trường ĐH Công Nghiệp TPHCM và CĐ kỹ thuật Vạn Xuân thì tất cả mọi sinh viên đều cảm thấy bực tức, còn trường CĐ Bách Việt thì có 57,14% chọn có, 42,86% chọn không, ta thấy đa số sinh viên đều cảm thấy rát bực tức khi thấy người khác xả rác bừa bãi. Trong câu hỏi “Bạn thấy việc xả rác ra môi trường là sai không?” thì 100% sinh viên ở ba trường ý thức được điều đó là sai, điều này cho thấy họ vẫncos ý thức tốt, nhưng ở những câu hỏi tiếp theo thì nó lại hoàn toàn mâu thuẫn với câu hỏi này. Câu hỏi “Bạn có ngăn chặn những hành vi xả rác bừa bãi không?” thì có nhiều sinh viên chọn là có (ĐH Công Nghiệp TPHCM 80% chọn có, 20% chọn không, CĐ Bách Việt 23,81% chọn có, 76,19% chọn không, CĐ kỹ thuật Vạn Xuân 72,73% chọn có, 27,27% chọn không). Trong câu hỏi “Bạn sẽ không xả rác bừa bãi chứ?” thì chúng tôi thấy họ rất lượng lự khi trả lời câu hỏi này nhưng đa số chọn câu trả lời là không (ĐH Công Nghiệp TPHCM 20% chọn có, 70% chọn không, CĐ Bách Việt 9,52% chọn có, 90,48% chọn không, CĐ kỹ thuật Vạn Xuân 9,1% chọn có, 90,9% chọn không ). Qua các câu hỏi này chúng ta thấy được sự mâu thuẫn của sinh viên, tất cả sinh viên đều muốn sống trong môi trường xanh sạch, không có rác, họ cảm thấy bực tức khi thấy người khác xả rác bừa bãi, nhưng chính họ lại là người xả rác bừa bãi, đều này thật là mâu thuẫn, nếu chính họ không biết bảo vệ môi trường, lại xả rác một cách bừa bãi như thế thì làm sao họ có thể sống trong một môi trường xanh sạch, không có rác được, chỉ cần họ ý thức được điều này thì những điều họ muốn có thể sẽ làm được một cách dễ dàng hơn. Qua bảng quan sát hành vi của sinh viên thì ta thấy rõ hơn về ý thức của sinh viên, và qua việc quan sát chúng tôi nhận thấy rằng ý thức sinh viên hiện nay không tốt, chỉ có một hoặc hai sinh viên ở mỗi trường chúng tôi khảo sát trả câu hỏi “bạn sẽ không xả rác bừa bãi ra môi trường chứ” là có như: Trường ĐH Công Nghiệp TPHCM có tỷ lệ 20% là không xả rác và 80% là có xả rác, khung cảnh ở trước trường và trong trường vào buổi sáng thì sạch sẽ nhưng đến khoảng 6h30 sáng thì khung cảnh trước trường đã trở thành bãi rác, rác thải xuất hiện khắp nơi: ngay trước cổng trường, trên vỉa hè dọc theo trường, ở lòng đường, thậm chí buồn hoa của trường đã trở thành thùng rác của sinh viên, những sinh viên mua đồ ăn sáng đem vào trường ăn và sau khi ăn uống xong thi những hộp xôi, ly nước họ uống xong thì nằm lại trong bồn hoa hoặc ở dưới chân họ, chúng tôi đến những quán ăn ở gần đó để quan sát thì hầu tất cả sinh viên khi lấy giấy lau đũa xong thì họ liện xuống dưới chân của họ, tuy bên cạnh họ có để sẵn thùng rác, còn những quán ăn ở dọc đường thì sau khi họ ăn uống xong thì để lại những hộp cơm, ly nước ở phía sau lưng họ hoặc đặt ở dưới ghế của họ ngồi mặt dù ở gần đó người ta đã để sẵn một thùng rác, nhưng có người sau khi uống xong ly nước thì lại đem liện ra ngoài đường trước mặt mọi người. Tuy nhiên cũng có một vài sinh viên có ý thức tốt sau khi ăn, uống xong thì họ đem bỏ vao thùng rác, nhưng đa số sinh viên còn có ý thức không tốt. Dưới đây là chùm ảnh ở trường ĐH Công Nghiệp TPHCM lúc 7 giờ sáng Đây là cổng số 2 của trường Đại học Công Nghiệp TPHCM Đây là những hình ảnh dọc con đường trước trường Đại học Công Nghiệp TPHCM Hình ảnh một quán ăn sáng ở trước trường Đại Học Công Nghiệp TPHCM Trường CĐ kĩ thuật Vạn Xuân thì trong câu hỏi “bạn sẽ không xả rác bừa bãi ra môi trường chứ” có 9,52% chọn có, 90,48% chọn không, ta thấy việc xả rác của các sinh viên ở trường này khá phổ biến, theo như chúng tôi quan sát được thì trong sân trường thì chỉ có một vài thùng rác ở căn tin, còn trên sân trường thi chúng tôi không thấy cái thùng rác nào khác, có thể vì điều này mà sinh viên lại xả rác bừa bãi, nhưng nếu họ có ý thức tốt thì họ sẽ đem rác bỏ vào thùng rác ở căn tin, vì căn tin cũng nằm trên sân trường và rất gần, tuy nhiên trong sân trương thì rác không có nhiều. Còn bên ngoài trường và trước trường thi rác thải tràn ngập, nhìn chỗ nào cũng thấy rác, chúng tôi đến các quán ăn, quán nước trước trường quan sát thì thấy mọi người cứ vô tư xả rác, tất cả mọi sinh viên khi vào đó ăn uống đều vô tư vứt rác, vứt những mảnh khăn giấy lau đũa, muỗng, lau miệng xong thì họ vứt xuống dưới chân của mình, vứt ra ngoài đường một cách vô tư, những ly nước sau khi họ uống xong thì tiện đâu thì họ vứt chỗ đó, thậm chí họ mua ly nước mía đem đến trước cổng uống trong khi chờ bạn, khi họ uống xong thì họ bỏ trước cổng trường, trong khi họ chỉ cần đi vài bước là tới được thùng rác. Ta thấy ý thức của sinh viên ở trường này thật là kém. Mà trong khi đó khi chúng tôi hỏi “Bạn có muốn môi trường của xã hội luôn xanh sạch không?, Bạn có muốn mình sồng trong một môi trường có nhiều rác không?” thì tất cả mọi sinh viên đều muốn sống trong môi trường xanh sạch, không có rác, nhưng sa họ lại không ý thức được việc họ đang xả rác bừa bãi như thế đang góp phần làm cho môi trường sống của họ sẽ không còn xanh sạch nữa và họ sẽ phải sống chung với rác. Đến với trường CĐ Bách Việt thì chúng tôi thấy quan cảnh ở trong trường và trước trường rất sạch sẽ, không có rác, tuy ở gần đó và trước trường có nhiều quán ăn và quán nước, ở ngoài trường thì không có thùng rác, còn bên trong trường thì chỉ có vài chiếc thùng rác đặt ở khá xa nhau, nhưng họ vẫn ý thức giữ cho quan cảnh của trường thật sạc như thế. Nhưng khi chúng tôi hỏi ““bạn sẽ không xả rác bừa bãi ra môi trường chứ” thì có một vài người trả lời với chúng tôi là “nếu ai nói không xả rác bao giờ là nói dối”, qua đó ta thấy được tuy quan cảnh ở trường rất sạch sẽ nhưng họ vẫn xả rác bừa bãi ở nơi khác, qua bảng hỏi thì chúng tôi thống kê được có tới 90,9% sinh viên trường CĐ Bách Việt có xả rác ra môi trường, chỉ có 9,1% sinh viên không xả rác ra môi trường. Nhưng họ vẫn giữ được quan cảnh xung quanh trường và trong trường sạch thì ý thức của họ cũng khá tốt. Ở công viên Gia Định theo chúng tôi quan sát được: vào lúc sáng sớm thì công viên rất sạch sẽ, không có rác, sinh viên đến công viên sinh hoạt ở công viên khá nhiều, họ đến đó để tập thể dục, học bài, khi họ đến thì mang theo đồ ăn thức uống, đa số họ đều ý thức được việc giữ gìn vệ sinh nơi công cộng, sau khi ăn uống xong thì họ đều đem bỏ vào thùng rác, tuy thùng rác ở khá xa họ, như thế cho thấy ý thức của những sinh viên đến nơi công cộng khá tốt. Tuy nhiên vẫn có sinh viên không có ý thức tốt vẫn vứt rác bừa bãi, khi chúng tôi hỏi thì họ nói “thùng rác ở quá xa họ”, vâng đúng vậy, các thùng rác ở công viên Gia Định được đặt không đều nhau, có nơi thì người ta để rất nhiều thùng rác, có nơi thì không có cái thùng rác nào, khoảng cách của các thùng rác thì người ta đặt quá gần nhau, còn có những chỗ thì đặt qua xa nhau. Dưới đây là những hình ảnh chúng tôi ghi nhận được ở công viên Gia Định: Các thùng rác được nhân viên vệ sinh đặt quá nhiều ở đây. Khoảng cách giữa các thùng rác được đặt quá gần nhau. Ở nơi này thì không có một cái thùng rác nào. Đây là những lí do chính đáng mà họ nói, nhưng nếu họ chỉ cần có ý thức tốt như những sinh viên có ý thức khác thì cho dù thùng có ở xa đi nữa thì cũng không thành vấn đề đối với họ. Khi họ xả rác bừa bãi như thế thì họ luôn có lí do để biện minh cho hành động của mình. Tuy đã có nhiều sinh viên đã chú ý đến vệ sinh nơi công cộng, nhưng họ chỉ biết là không xả rác bừa bãi là tốt, cho nên khi thấy rác của người khác để lại thi họ cứ mặc kệ nó nằm đó mà ngồi lên nó mà nói chuyện hay ăn uống, thậm chí còn có người thấy rác nằm trên ghế đá thì họ đẩy xuống đất, mặc dù thùng rác nằm ngay bên cạnh họ. Dưới đây là một số hình ảnh chúng tôi thu nhận được về những hành động như thế: Biết có rác ở dưới họ nhưng họ vẫn ngồi nói chuyện với nhau bình thường Thấy rác bên cạnh nhưng họ vẫn cứ vô tư nói chuyện Tất cả mọi người đều biết mình đang ngôi trên đống rác nhưng vẫn ngồi nói chuyện với nhau bình thường như không có gì bên cạnh. Qua chùm ảnh này và qua sự quan sát chúng tôi nhận thấy, sinh viên chỉ ý thức được phần của mình, chỉ cần mình không xả rác bừa bãi là được, nên họ không quan tâm gì đến môi trường xung quanh và ở ngay cạnh họ như thế nào. Ngay cả sinh viên của ba trường chúng tôi khảo sát cũng vậy, họ không quan tâm đến những chuyện như ở dưới chân họ có rác không, người ta xả rác thì mặc kệ họ mình không quan tâm, đó không phải chuyện của mình, hay khi tôi có hỏi một vài sinh viên về vấn đề này “Bạn có ngăn chặn những hành vi xả rác bừa bãi không?” thì họ trả lời với tôi rằng “Nếu khi nào tôi có quyền thì tôi sẽ ngăn chặn”, “bi giờ thì chưa ngăn chặn được”, đây là những lí do không chấp nhận được, mọi người đều có quyền ngăn chặn những hành vi xả rác như thế, và bất cứ lúc nào cũng có thể ngăn chặn được, chứ không phải đợi đến khi có cơ hội mới ngăn chặn được. Bên cạnh những sinh viên có ý thức không tốt như thế thì vẫn xó những sinh viên có ý thức rất tốt như bạn nữ trong bức ảnh này: Khi thấy rác nằm dưới đấy thì bạn nữ này đã nhặt lên đem bỏ vào thùng rác, tuy rằng thùng rác ở cách xa bạn, nhưng bạn vẫn đem tới nơi bỏ vao thùng rác. Đây là một tấm gương tốt để các bạn sinh viên khác phải noi theo. CHƯƠNG IV: TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN XẢ RÁC: Việc gì nó cũng có nguyên nhân của nó, và việc xả rác cũng vậy, chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu các nguyên nhân mà các bạn sinh viên lại xả rác bừa bãi như thế, dưới đây là bảng kết quả của chúng tôi: Bảng khảo sát tìm hiểu nguyên nhân của việc xả rác bừa bãi: Nguyên Nhân Trường Đại Học và Cao Đẳng Đại Học Công nghiệp 4 Cao Đẳng Bách Việt Cao Đẳng Vạn Xuân Thấy ngại 19,05% 9,1% 18,75% Xa thùng rác 23,81% 18,2% 18,75% Không tìm thấy thùng rác 14,29% 18,2% 56,25% Không thích 9,52% 0% 0% Không quan tâm tới 4,76% 9,1% 0% Khác 28,57% 45,4% 6,25% Qua bảng khảo sát này chúng tôi nhận thấy những nguyên nhân chủ yếu là không tìm thấy thùng rác (ĐH Công Nghiệp TPHCM 14,29%, CĐ Bách Việt 18,2%, CĐ kỹ thuật Vạn Xuân 56,25% , xa thùng rác (ĐH Công Nghiệp TPHCM 23,81%, CĐ Bách Việt 18,2%, CĐ kỹ thuật Vạn Xuân 18,75%) và thấy ngại (ĐH Công Nghiệp TPHCM 19,05%, CĐ Bách Việt 9,1%, CĐ kỹ thuật Vạn Xuân 18,75%), đây là những lí do chính mà sinh viên chọn nhiều nhất. ngoài ra còn có các lí do là không quan tâm tới, không thích và một vài lí do khác mà chúng tôi hỏi được: xung quanh không có rác, bình thường ai cũng vậy mà!, trước sau gì cũng có người quét dọn mà thôi, đây là một số lí do khác của sinh viên. Qua sự khảo sát này chúng tôi thấy sinh viên có rất là nhiều lí do để xả rác. Nguyên nhân không tìm thấy thùng rác thì cũng không thể vứt bữa bãi được, họ có thể đem về nhà để bỏ vào thùng rác, hay tìm một thùng rác nào ở gần đó nhất để bỏ vào, nhưng họ lại lấy nguyên nhân là thấy ngại nên vứt đại cho xong. Họ chỉ vì nhưng nguyên nhân như thế mà lại vứt rác bừa bãi làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của họ và cũng đã làm xấu đi bộ mặt của thành phố nơi mà họ đang sống. Và còn góp phần làm ô nhiễm môi trường. Nhưng sinh viên vì lí do này mà xả rác thi họ cũng còn có ý thức, nhưng còn những sinh viên vì lí do không quan tâm tới, không thích , xung quanh không có rác, bình thường ai cũng vậy mà! hay trước sau gì cũng có người quét dọn mà thôi thì ý thức của họ thật quá kém, họ cứ ỷ lại vào những nhân viên vệ sinh như thế, hay suy nghĩ xung quanh không có rác, mình chỉ liện một ly nước thì cũng không có gì, hay không quan tâm đến chuyện đó thì chính họ sẽ làm cho rác thải sẽ tràn ngập khắp nơi, làm cho những thế hệ sau của mình noi theo, họ sẽ là những người trực tiếp cổ động cho những người không ý thức được tác hại của việc xả rác bừa bãi cứ xả rác bừa bãi, bởi vì họ là tầng lớp tri thức nhất mà xả rác bừa bãi như thế thì nhừng người không hiểu biết nhiều vẫn vứt rác bừa bãi được. Tất cả những nguyên nhân trên đều là do ý thức của sinh viên và lối sống của họ tạo nên, và tất cả những đều đó đã tạo thành thói quen cho họ cứ tự nhiên vứt rác bừa bãi mà không thấy ngại. CHƯƠNG V: GIẢI PHÁP Để thay đổi thói quen vứt rác bừa bải điều quan trọng là nên cần nâng cao ý thức thức của sinh viên đối với rác thải làm mất vẻ đẹp và mĩ quan đô thị.Đi đầu trong việc nâng cao ý thức này cần có sự tham gia của tổ chúc đoàn thanh niên Gò Vấp và các tố chúc đoàn cơ sở các phường. Đoàn thanh niên cần thiết thực hiên các của vận đông ‘ sinh viên và ý thức tốt nơi công công” “ sinh viên cần có thái độ gì đối với việc vức rác nơi công công mà mình trông thấy”….Đoàn thanh niên Gò Vấp và các đoàn cơ sở thường xuyên tổ chúc các buổi tập huấn mang ý nghĩa hướng về cộng đống nâng cao ý thức sinh viên về thái độ vức rác bừa bãi đối với nơi công cộng.Khi những sinh viên đã hiểu được ý nghĩa của các buổi tập huấn thì chính họ sẽ trở thành tuyên truyền viên đắc lực để giúp nâng cao ý thức của sinh viên khác và cùa cà người dân.Do địa bàn quận Gò Vấp cũng khá rộng có nhiều trường Đại Học Cao đẳng nên nếu chỉ có tổ chức đoàn quận tham gia vào việc nâng cao ý thức sinh viên thì không phát huy được hết tác dụng do đó cần thiết hơn là cần có sự tham gia cảu tổ chúc đoàn trường và hôi sinh viên của trường.Sinh viên nên dùng nhiều khẩu hiệu tuyên truyền như “H

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docsv voi viec xa rac ra moi truong.doc
Tài liệu liên quan