Bên cạnh các thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng du nhập vào Việt
Nam và gia tăng rất nhanh trong thời gian gần đây như KFC; Manhattan;
Chichken T own; Hollywood; Maman, hàng loạt các cửa hàng, cửa hiệu, tiệm
ăn, phục vụ các món ăn nhanh kiểu Việt Nam cũng nhanh chóng chiếm lĩnh
thị trường. Nắm bắt tâm lý ngại vào những nơi sang trọng của một bộ phận
dân cư người Việt có mức thu nhập trung bình, ổn định, các nhà kinh doanh
V iệt rất nhanh nhạy nắm bắt cơ hội để tạo dựng những thương hiệu ăn nhanh
kiểu Việt Nam.[1 1]
Đáng chú ý trong các thương hiệu thức ăn nhanh của Việt Nam, mang
phong cách V iệt hiện nay là sự góp mặt của chuỗi cửa hàng ăn nhanh
BAMIZON (một sản phẩm của Lý Thị sau thành công vang dội của Phở 24,
kemGOODY).
70 trang |
Chia sẻ: leddyking34 | Lượt xem: 3457 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài Sky'teen - Bước đột phá trong canteen trường học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
,5 %). Ngân hàng Phát triển Châu Á - ADB
đánh giá: tăng trưởng kinh tế năm 2007 của Việt Nam đứng vào hàng các
quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong khu vực.
Khối lượng vốn đầu tư toàn xã hội thực hiện trong năm 2007 theo giá
thực tế ước tính đạt 461,9 ngàn tỷ đồng, bằng 40,4 % GDP , tăng 15,8 % so
với năm 2006.
Vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) tiếp tục tăng khá, ước tính
năm 2007 đạt 20,3 tỷ USD, tăng 69,3 % so với năm 2006, vượt 56,3% kế
hoạch cả năm, trong đó vốn được cấp phép mới là 17,86 tỷ USD.
Tuy nhiên, Chỉ số giá tiêu dùng 2007 lại cao nhất trong 10 năm trở lại
đây. Cũng theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng
12 đã tăng tới 2,91% so với tháng 11. Tính chung cho 12 tháng trong năm
2007, mức tăng của CPI đã lên đến hai con số (tăng 12,63%) nhưng theo cách
tính chỉ số giá bình quân mới, CPI năm nay chỉ tăng 8,3%, thấp hơn tốc độ
tăng trưởng kinh tế. Thu nhập bình quân đầu người 2007 đạt 793,5 USD, tăng
5,8 % so với năm 2006.[13]
Ngân hàng Thế giới - WB ngày 9/1/2008 công bố Báo cáo Triển vọng
Kinh tế toàn cầu 2008, trong đó dự báo kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng 8,2%
năm 2008 và 8,3% năm 2009.
Xét một cách tổng quan, nền kinh tế Việt Nam đang đứng trước một xu
thế phát triển và hội nhập lớn. Đây là cơ hội để Việt Nam đột phá vươn lên trở
thành quốc gia phát triển theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá một cách
30
thành công. Đây cũng là cơ hội cho các doanh nghiệp đang có mặt tại Việt
Nam phát triển ngoạn mục. Cơ hội và thách thức đan xen tạo nên bức tranh
toàn cảnh của nền kinh tế đang hội nhập.
1.2.2. Thị trường đồ ăn nhanh tại Việt Nam
1.2.2.1. Thị trường thức ăn nhanh tại Việt Nam
Theo cùng nhịp độ phát triển sôi động của nền kinh tế Việt Nam với
hơn 80 triệu dân, trong đó 65% là dân số trẻ ở độ tuổi dưới 35, thị trường thức
ăn nhanh cũng đã có những bước phát triển khả quan trong những năm gần
đây.
Theo số liệu khảo sát 14.134 người tiêu dùng ở 28 quốc gia của AC
Nielsen vào cuối năm 2004 cho thấy châu Á là thị trường tiêu thụ thức ăn
nhanh tăng trưởng nóng nhất trên thế giới. Chỉ riêng khu vực châu Á Thái
Bình Dương, có 30% người tiêu dùng ăn ở ngoài ít nhất 1 lần/tuần.
Cụ thể tỷ lệ phần trăm dân số ăn ở ngoài gia đình ít nhất 1 tuần/lần là
Hồng Kông 61%, Malaysia 59%, Philippines 54%, Singapore 50%.[11]...
Cũng theo kết quả nghiên cứu của AC Nielsen, Việt Nam là thị trường
sơ khai của fastfood khi mới có khoảng 8% người tiêu dùng dùng thức ăn
nhanh từ 1-3 lần/tháng. Con số này quá ít so với các nước lân cận như Thái
Lan, Malaysia, Trung Quốc, Ấn Độ có hơn 70% người tiêu dùng ăn thức ăn
nhanh ít nhất 1 lần/tháng.
Mặc dù chưa đến 10% dân số Việt Nam có thói quen sử dụng thức ăn
nhanh nhưng với tốc độ phát triển của nền kinh tế và nhu cầu gia tăng trong
cuộc sống hiện đại, thị trường thức ăn nhanh Việt Nam thực sự đang là mảnh
đất khá màu mỡ cho các nhà đầu tư...
Hiện KFC, Lotteria và Jollibee là 3 thương hiệu của nước ngoài đang
kinh doanh fastfood khá thành công tại Việt Nam với các món chính là gà
chiên, bánh mì kẹp thịt, khoai tây chiên và nước ngọt có gas. Các cửa hàng
31
này bình quân thu hút khoảng 200-300 khách/ngày và cao điểm có từ 400 đến
trên 1.000 khách/ngày.[11]
KFC đã thành công với 19 cửa hàng ở Thành phố Hồ Chí Minh và 3
cửa hàng ở Hà Nội. Lotteria phát triển với 18 cửa hàng, sắp tới Lotteria
sẽ mở chiến lược kinh doanh ra Hà Nội và các tỉnh miền Bắc để phục
vụ kiểu ăn “thời công nghiệp”. Jollibee, loại thức ăn nhanh của
Philippines do Công ty Tân Việt Hương tại Thành phố Hồ Chí Minh
mua nhượng quyền cũng lần lượt chào hàng tại các siêu thị, trung tâm
thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh… KFC đã mở thêm cửa hàng
thứ tư tại Hà Nội. Chuỗi cửa hàng ăn nhanh của Hàn Quốc, Lotteria,
cũng mở cửa hàng thứ hai của mình tại Hà Nội trong quý 3/2007 và đã
có mặt tại Hải Phòng.[11]
Bên cạnh các thương hiệu thức ăn nhanh nổi tiếng du nhập vào Việt
Nam và gia tăng rất nhanh trong thời gian gần đây như KFC; Manhattan;
Chichken Town; Hollywood; Maman, hàng loạt các cửa hàng, cửa hiệu, tiệm
ăn, phục vụ các món ăn nhanh kiểu Việt Nam cũng nhanh chóng chiếm lĩnh
thị trường. Nắm bắt tâm lý ngại vào những nơi sang trọng của một bộ phận
dân cư người Việt có mức thu nhập trung bình, ổn định, các nhà kinh doanh
Việt rất nhanh nhạy nắm bắt cơ hội để tạo dựng những thương hiệu ăn nhanh
kiểu Việt Nam.[11]
Đáng chú ý trong các thương hiệu thức ăn nhanh của Việt Nam, mang
phong cách Việt hiện nay là sự góp mặt của chuỗi cửa hàng ăn nhanh
BAMIZON (một sản phẩm của Lý Thị sau thành công vang dội của Phở 24,
kem GOODY).
Giống với những người anh em khác, Bamizon được thiết kế theo quy
chuẩn riêng, mang một phong cách phục vụ chuyên nghiệp nhưng rất phù hợp
với tâm lý khách hàng Việt Nam và không khói thuốc lá. Định hướng đến
32
cuối năm 2007, Bamizon sẽ có 5 cửa hàng tại trung tâm Thành phố Hồ Chí
Minh. Sang năm 2008, Bamizon sẽ có mặt tại Hà Nội và năm 2009 sẽ theo
chân Phở 24 ra thị trường nước ngoài.
BAMIZON phục vụ bánh mì đặc ruột, nướng ngay tại chỗ với các loại
nhân như bì, thịt gà, xíu mại, bò kho, ragu, cà ri... cùng các món tráng miệng
chè đậu, khoai môn, bắp, bánh chuối, khoai mì, da lợn… Đối tượng khách
hàng mà Bamizon hướng tới là giới văn phòng, gia đình và tuổi teen.[7]
1.2.2.2. Tiềm năng và xu thế phát triển đồ uống , nước giải khát
Tất nhiên, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường thức ăn nhanh
khi lối sống công nghiệp hiện đại dần trở nên phổ biến, thị trường đồ uống,
nước giải khát (thường đi kèm với đồ ăn nhanh) cũng không đứng ngoài cuộc
chạy đua tăng trưởng và mở rộng thị phần tại Việt Nam.
Là một trong 5 thị trường nước giải khát không cồn đang tăng trưởng
nhanh nhất thế giới, trung bình mỗi người Việt Nam uống khoảng 3 lít nước
giải khát không cồn/năm, trong khi mức bình quân của người Philippines là
50 lít/năm. Theo nghiên cứu mới đây của phòng nghiên cứu phát triển Cty
Chương Dương, mỗi năm, người dân Việt Nam tiêu thụ khoảng trên 500 triệu
lít nước ngọt có gas.[2]
Nhu cầu tiêu thụ nước giải khát không gas, đặc biệt là nước trái cây tại
VN tăng rất mạnh, đạt gần 30%/năm. Kết quả bán hàng năm 2004-2005 của
Cty Bidrico cho thấy, gần 50% người tiêu dùng thành phố đang chuyển sang
các loại nước uống có chứa vitamin, ít ngọt, mùi vị tự nhiên.
Trước sự thay đổi thị hiếu của thị trường, các doanh nghiệp sản xuất
nước giải khát đã lập tức thay đổi cơ cấu sản xuất. Các doanh nghiệp có tiếng
trong lĩnh vực này như: Vinamilk, Tribeco, Wonderfarm... đã tung ra thị
trường nhiều loại nước trái cây: táo, xoài, nho, mãng cầu... để đáp ứng nhu
cầu khách hàng. Hiện các doanh nghiệp kinh doanh nước giải khát đã tăng sản
33
lượng trên mức 20% so với năm ngoái: Vinamilk tăng 30% sản lượng nước
trái cây nhãn hiệu Fresh; Pesi tăng 30% sản lượng nước giải khát không gas.
Các nhà nhập khẩu cũng làm đa dạng thêm thị trường bằng những mặt hàng
cùng loại có thương hiệu: Ligo, Welch's, Regain, Berri, Drwitt... [2]
Nhu cầu tiêu thụ sản phẩm thức uống tiện dụng và có lợi cho sức khỏe
đang tăng mạnh tại thị trường nước giải khát Việt Nam. Thị trường này cũng
còn nhiều tiềm năng lớn chờ đợi các nhà sản xuất đến khai thác, kinh doanh.
Theo ước tính khoảng 2/3 thị phần bỏ ngỏ của thị trường nước giải khát
có nguồn gốc thiên nhiên đã nhường chỗ cho các loại nước uống: sữa đậu
nành, nước ép rau má, cà rốt... được sản xuất theo "công nghệ" thủ công. Với
giá thành bình dân nhưng chất lượng liệu có thực sự được đảm bảo? Các loại
nước uống này thường được bày bán ở vỉa hè, có mặt ở hầu hết các khu dân
cư. Với ưu thế "nguồn gốc thiên nhiên, giá thành rẻ", không ít người vẫn chấp
nhận thưởng thức những món giải khát này ở những chiếc xe đẩy, quán nước
vỉa hè... với giá cực rẻ: 1.000 - 4.000 đồng/cốc.
Tóm lại, trên cơ sở phân tích thực trạng bằng các phương pháp
nghiên cứu hợp lý, theo nhận xét chủ quan của chúng tôi thị trường đồ ăn
nhanh vẫn còn tiềm năng cần được khai thác bởi các doanh nghiệp, các tổ
chức. Đặc biệt, phân đoạn thị trường đồ ăn nhanh trong trường học thực
sự chưa được ai để ý tới – luôn ở trong tình trạng cầu vượt cung. Do đó,
chúng tôi xin được nêu ra giải pháp để khắc phục tình trạng này thông qua
mô hình canteen trong trường học.
34
CHƯƠNG 2
SKY’TEEN BƯỚC ĐỘT PHÁ TRONG CANTEEN HỌC ĐƯỜNG
Sky’teen là tên dự án mà nhóm E-Mast (nhóm nghiên cứu đề tài này)
đang nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện. Nội dung của dự án gồm 2 phần: mô
hình canteen và phong cách Sky’teen.
Mô hình canteen là hệ thống chuỗi canteen mà E-Mast dự kiến triển
khai trong các trường học ở Việt Nam. Giai đoạn đầu của dự án sẽ xây dựng
thí điểm tại khu vực nội thành các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải Phòng,
Thành phố Hồ Chí Minh… Đây là một hệ thống canteen đạt chuẩn về cơ sở
vật chất, chất lượng và phong cách phục vụ. Với phong cách trẻ trung, sôi nổi,
đậm chất cá tính hy vọng hệ thống canteen này sẽ trở thành ngôi nhà thứ hai
của học sinh, sinh viên.
Phần hai của dự án là việc E-Mast sẽ xây dựng một cộng đồng ảo thông
qua website www.skyteen.vn gắn kết các teenages trên cả nước vào đại gia
đình skyteen. Ở đó chúng tôi sẽ không chỉ tổ chức các hoạt động vui chơi giải
trí sôi nổi dành cho giới trẻ mà còn hướng họ vào những hoạt động mang tính
nhân văn thực tiễn hơn. Hy vọng với nhiều chương trình bổ ích của mình
www.skyteen.vn sẽ là cầu nối của những tình bạn lớn, của những trái tim luôn
nói lời yêu thương.
Với Sky’teen nhóm tác giả E – Mast mong muốn xây dựng một hệ
thống canteen và làm nên một phong cách teen với những bước đột phá:
- Về mô hình: Sky’teen là một hệ thống canteen mang đặc trưng, phong
cách riêng (hiện đại, trẻ trung); đạt chuẩn về cơ sở vật chất và chất lượng
phục vụ.
- Về lợi ích: Khi sky’teen được triển khai sẽ mang lại lợi ích không chỉ
cho học sinh, phụ huynh, nhà trường mà còn mang lại lợi ích cho các doanh
nghiệp và xã hội.
35
+ Với học sinh, sinh viên: Sky’teen không chỉ là nơi đáp ứng nhu cầu
bổ sung năng lượng mà còn mở ra cho họ một thế giới mới kết nối những
+ Với phụ huynh học sinh: Phụ huynh học sinh
2.1. Sky’teen – mô hình canteen trong trường học
Với mọi người hiện nay khái niệm “Canteen” đã trở nên rất đỗi thân
thuộc. Ở Việt Nam, Canteen xuất hiện từ khá lâu, nó hiện hữu trong hầu khắp
các nơi công cộng từ bệnh viện, công sở…đến trường học. Trong trường học,
Canteen là nơi học sinh, sinh viên bổ sung năng lượng, giải trí…Nó đã và
đang trở thành một phần không thể thiếu đối với học sinh, sinh viên Việt
Nam.
Canteen giống như một nhà hàng được xây dựng trong khuôn viên
trường học. Đó không chỉ là nơi để học sinh, sinh viên bổ sung năng lượng
mà còn là nơi để họ giao lưu, giải trí, tìm kiếm và trao đổi thông tin.
Theo xu thế phát triển hiện nay của ngành giáo dục Việt Nam các
canteen không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng dich vụ nhằm đáp ứng
nhu cầu ngày càng đa dạng của khách hàng. Những canteen mang phong cách
trẻ trung, hiện đại sẽ là sự lựa chọn số một của học sinh, sinh viên. Tuy nhiên
thực trạng canteen hiện nay ở nước ta còn nhiều vấn đề cần giải quyết.
2.1.1. Thực trạng của canteen trong trường học ở Việt Nam
2.1.1.1. Đặc điểm khách hàng mục tiêu
Trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu thị trường, đề tài đã xác định
khách hàng mục tiêu để hướng tới là thế hệ 8X và 9X (là những người sinh ra
trong những năm 80,90 của thế kỷ XX), mà trước tiên là học sinh phổ thông.
Đây là đối tượng khách hàng đang có nhu cầu cấp thiết về một canteen chuẩn
(là mô hình canteen có cơ sở vật chất hiện đại, chất lượng phục vụ đảm bảo,
36
đáp ứng tốt những nhu cầu của hoc sinh, sinh viên như bổ sung năng lượng
trao đổi và tìm kiếm thông tin, giao lưu, giải trí...) trong trường học.
Được sinh ra trong nền kinh tế phát triển, trong sự giao lưu, hội nhập văn
hoá, sự bùng nổ của công nghệ thông tin, thế hệ 8X, 9X đã sớm tiếp cận với
những công nghệ cao: Internet, điện thoại di động cao cấp; những thú vui:
nhạc dance, game. . .; những trào lưu văn hoá mới: Unisex, Harajuku,
Tomboy. . . Họ đã tạo ra cho mình những cái tên riêng như: “Thế hệ mới”,
“Thế hệ @”. . . và những xu hướng mới. Đó là cả một thị trường rộng lớn cho
các doanh nghiệp, các lĩnh vực khác nhau tìm hiểu, tập trung cung ứng sản
phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu rất đa dang và phong phú của thế hệ
này.
Ngày nay, học sinh, sinh viên không thụ động tiếp thu kiến thức trong
phạm vi gia đình, nhà trường như trước kia mà họ luôn có nhu cầu tự tìm
hiểu, khám phá thông qua bạn bè, qua Internet… Do vậy, thời gian của họ
phần lớn dành cho những hoạt động ở bên ngoài. Theo một phóng sự điều tra
của chuyên mục Cafe @ (Đài truyền hình kỹ thuất số VTC, 25/05/2007) thì
8X, 9X ngày nay dành phần lớn thời gian cho việc học ở trường, ở các lớp
học thêm; ngoài ra họ còn cùng bạn bè tham gia các hoạt động online,
offline, picnic, tham gia các hoạt động xã hội hay chỉ đơn giản vào các hàng
quán ven đường ăn quà vặt. Môi trường học tập, giao tiếp ngày càng được mở
rộng đã tạo nên một thế hệ trẻ năng động, cá tính và đầy bản lĩnh. Họ là
những con người mới với những trào lưu mới. Do vậy họ luôn có nhu cầu học
tập, giao tiếp, thể hiện bản thân (mà theo “Thứ bậc nhu cầu” của Abraham
Maslow, 8X, 9X đang nằm trong nhóm có nhu cầu ở thứ bậc thứ 3, thứ 4: Nhu
cầu xã hội, Nhu cầu được tôn trọng, được công nhận, có địa vị xã hội). Hiểu
được nhu cầu của họ, các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực khác nhau (các
công ty kinh doanh trong lĩnh vực giải trí, truyền thông, các công ty thời
37
trang. . .) không ngừng cung ứng sản phẩm, dịch vụ nhằm đáp ứng một cách
tốt nhất nhu cầu đó. Ví dụ: Gói cước Mobi Q (Mobi Fone) – tin nhắn thoả
thích, gửi niềm thương yêu, phục vụ nhu cầu kết nối của giới trẻ; hay “Thời
trang xuân hè 2008” của Nino Max phục vụ cho nhu cầu thể hiện cá tính bản
thân cho riêng 9X… Tuy nhiên, ít có doanh nghiệp quan tâm đến nhu cầu ăn
uống của học sinh như một đoạn thị trường để hướng tới.
Kinh tế, khoa học công nghệ phát triển, đời sống người dân được nâng
cao đã ảnh hưởng đầu tiên, mạnh mẽ nhất đến những học sinh thành thị. Họ
sớm tiếp cận với những phương tiện công nghệ hiện đại như máy vi tính,
Internet, điện thoại di động. . . để làm giầu kho tàng kiến thức của mình. Ham
học, muốn được tìm hiểu, khám phá, được giao tiếp, thể hiện tài năng là
những đặc điểm nổi bật của 8X, 9X ngày nay. Với kiến thức rộng, sự sáng
tạo, những bộ trang phục hợp thời trang, hay điện thoại di động cao cấp… học
sinh, sinh viên ngày nay càng muốn chứng tỏ mình, muốn khẳng định bản
thân. Đó là những nhu cầu tất yếu trong một xã hội phát triển năng động hiện
nay. Nhưng phần lớn học sinh lại chưa thật sự được quan tâm đến điều này
trong trường học của các bạn. Trường học mới chỉ giới hạn trong việc dạy các
bạn kiến thức sách vở, hướng các bạn đến các hoạt động trong khuôn khổ nhà
trường mà chưa quan tâm nhiều hơn nữa đến nhu cầu dinh dưỡng, nhu cầu
giao tiếp, hoạt động ngoại khoá, hoạt động xã hội của các bạn.
Theo điều tra của chúng tôi 20/3/2008 tại một số trường trung học phổ
thông, đại học, cao đẳng trong nội thành Hải Phòng, học sinh, sinh viên ngày
nay cần một nơi không tách khỏi nhà trường, có thể đáp ứng những nhu cầu
đa dạng của mình, từ nhu cầu dinh dưỡng đến các nhu cầu về xã hội, nhu cầu
được công nhận. Tuy nhiên hiện nay nhà trường, doanh nghiệp chỉ quan tâm
và cung ứng cho những khách hàng - học sinh, sinh viên những sản phẩm đơn
lẻ, đáp ứng một số nhu cầu riêng biệt trên các góc độ khác nhau. Do vậy biết
38
kết hợp những nhu cầu này để có chiến lược marketing phù hợp, cung ứng sản
phẩm, dịch vụ đáp ứng một cách tốt nhất những nhu cầu đó sẽ tạo ra một thị
trường tiềm năng lớn cho doanh nghiệp.
2.1.1.2. Sự cần thiết của canteen trong trường học
Cho đến nay không ai có thể phủ nhận được vai trò của canteen. Tại
Việt Nam canteen hiện hữu ở hầu hết những địa điểm như: bệnh viện, công
sở... Trong trường học, đó là nơi phục vụ nhu cầu ăn uống cũng như giải trí
của đa số học sinh, sinh viên. Canteen đã và đang trở thành một phần không
thể thiếu của trường học Việt Nam. Canteen đã giải quyết được nhu cầu hàng
đầu của con người là hấp thụ dinh dưỡng và giải khát. Bằng cách này canteen
đã góp phần quan trọng trong việc phát triển thể chất cũng như tăng cường
khả năng tư duy học sinh. Người phương tây có câu ngạn ngữ: “Sáng ăn cho
mình, trưa ăn cho bạn, tối ăn cho kẻ thù”. Câu ngạn ngữ trên đã nói lên tầm
quan trọng của bữa ăn sáng. Sau giấc ngủ dài, để bắt đầu ngày mới, con người
cần có đủ năng lượng để sáng tạo. Đặc biệt với lứa tuổi teen (từ 13 đến 19
tuổi), bữa sáng càng có vai trò quyết định tới sự phát triển trí tuệ và thể chất
của các bạn. Học sinh Việt Nam thường bắt đầu giờ học từ 7 giờ sáng, còn với
sinh viên là 6h30. Tại thời điểm này, vì nhiều lý do chưa có thời gian ăn sáng
trước giờ học. Bữa sáng của những học sinh này thường bắt đầu từ thời điểm
giờ ra chơi tiết 1 (7h45 đến 7h55). Nội quy trường học quy định: “Cấm học
sinh ra khỏi phạm vi trường học nếu không có sự đồng ý của giáo viên và nhà
trường”. Học sinh không thể ra khỏi nhà trường để ăn sáng và thời gian ra
chơi ngắn là hai lý do để canteen là sự lựa chọn duy nhất cho mỗi sáng của
tuổi teen.
Canteen không chỉ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ cung cấp năng lượng
“bữa sáng” mà còn giải quyết nhu cầu ăn uống của học sinh và giáo viên
39
trong suốt một ngày. Nhiều trường ở nước ta hoạt động từ 7h đến 21h, trong
suốt một ngày dài, nhu cầu bổ sung năng lượng và giải khát của học sinh và
giáo viên nhà trường là vô cùng lớn. Hơn thế nữa, tại một số trường trung học
phổ thông trên cả nước đặc biệt tại các thành phố lớn như: Hà Nội, Hải
Phòng... có xu thế cho học sinh học liền hai ca sáng và chiều để tránh tình
trạng học thêm dạy thêm tràn lan. Nhiều học sinh xa nhà không thể về nhà
giữa các buổi học để nghỉ ngơi và ăn uống. Sự xuất hiện của canteen trong
học đường chính là để thoả mãn nhu cầu bức thiết này.
Thông thường, trẻ vị thành niên cần 1,6 lít đến 2 lít nước mỗi ngày.
Lượng nước này không chỉ giúp thoả mãn cơn khát mà còn lọc các chất độc,
giúp tăng cường sự trao đổi chất trong cơ thể đang phát triển của học sinh. Ta
có thể thấy nhu cầu giải khát của lứa tuổi này là rất lớn. Nhiều tập đoàn đồ
uống trên thế giới chọn lứa tuổi này là khách hàng mục tiêu. Trong trường
học, canteen chính là nơi thoả mãn nhu cầu quan trọng về đồ giải khát của
học sinh.
Do đặc thù của nền giáo dục, chương trình học của học sinh cấp ba tại
Việt Nam khá nặng. Vì vậy sự căng thẳng, mệt mỏi của cả thầy và trò là điều
khó có thể tránh khỏi. Nếu không có sự giải toả kịp thời sẽ dễ gây ra những
hậu quả nặng nề cho gia đình và xã hội như stress hoặc nguy hiểm hơn nữa là
bệnh trầm cảm. Tình trạng này kéo dài sẽ làm giảm sự tiếp thu ở học sinh
cũng như làm giảm khả năng trưyền thụ kiến thức của giáo viên. Việc ngồi ăn
uống, trò chuyện cùng bạn bè sau những tiết học căng thẳng hay đơn thuần
chỉ là ngồi một mình thư giãn, lướt web tại canteen cũng góp phần làm giảm
stress giúp mọi người lấy lại cân bằng và minh mẫn để tiếp tục công việc của
mình. Theo sự điều tra của chúng tôi, khoảng 2/3 số học sinh được điều tra
đều muốn ngồi trong canteen trong giờ giải lao thay vì ngồi trong lớp học
căng thẳng. Suy nghĩ này có thể hoàn toàn lý giải được. Trong canteen các em
40
học sinh có thể cảm thấy được tự do không bị gò bó, thoải mái thể hiện cái tôi
của mình trước bạn bè. Đây là hiện tượng tâm lý chung của lứa tuổi này. Do
vậy qua các hoạt động ở canteen các thày cô giáo có thể tìm hiểu rõ ràng hơn
những suy nghĩ, tâm sự, nguyện vọng của các em học sinh, để từ đó có những
biện pháp định hướng và bồi dưỡng đạo đức cho các em, tình cảm thầy trò vì
thế cũng gắn bó bền chặt hơn.
Học cùng dưới một mái trường nhưng mỗi học sinh lại có hoàn cảnh
gia đình và mức sống khác nhau. Tuy vậy trong canteen tất cả học sinh đều ăn
chung một thực đơn, cùng một giá tiền, cùng một sự phục vụ. Mọi học sinh
đều như nhau, không có sự phân biệt giàu nghèo hay địa vị xã hội. Đây là
điều rất quan trọng trong trường học và luôn là sự trăn trở của cơ sở đào tạo.
Việc mặc đồng phục cũng nhằm giải quyết vấn đề này.
Canteen còn là nơi giúp cho học sinh có cơ hội giao lưu, kết bạn, trao
đổi tìm kiếm thông tin. Từ đó giúp thắt chặt tinh thần đoàn kết trong trường
học giữa các lớp, các khoá với nhau.
Hiện nay, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm đang trở thành vấn nạn trên
toàn quốc. Do đó chắc hẳn, các bậc phụ huynh không thể đồng tình nếu con
em mình ăn những thức ăn không rõ nguồn gốc tại những quán ven đường.
Nếu biết trong trường học luôn có một canteen sạch sẽ với thực phẩm đảm
bảo vệ sinh họ sẽ yên tâm tập trung vào công việc của mình thay vì lo lắng
cho con cái. Hơn thế nữa khi ăn trong canteen với sự quản lý của nhà trường
sẽ giúp các em tránh khỏi những phức tạp ngoài xã hội.
Qua tất cả những đánh giá và nhận xét của chúng tôi, các bạn đã thấy
được tầm quan trọng của canteen trong trường học. Canteen không chỉ đơn
thuần là nơi để ăn uống mà còn là nơi để thư giãn, giao lưu, tìm kiếm thông
tin, trao đổi kiến thức, là cầu nối giữa học sinh và thầy cô. Tại đây, thể chất và
trí tuệ của các em sẽ được bồi dưỡng và vun đắp.
41
Theo xu hướng chung, mỗi trường nên có một canteen cho chính học
sinh của mình.
2.1.1.3. Thực trạng canteen trong các trường trung học phổ thông hiện nay
Sự cần thiết của canteen trong trường học là điều không ai có thể phủ
nhận nhưng sự thật, điều này lại chưa được sự quan tâm đúng mức của nhà
trường và xã hội. Theo số liệu thống kê của Bộ giáo dục và đào tạo (6 tháng
đầu năm 2007), trên cả nước có 2074 trường trung học phổ thông với hơn 3
triệu học sinh. Trong số đó chỉ có 60% trường trung học phổ thông xây
canteen trong khuôn viên nhà trường. Điều này dẫn tới việc hơn 1 triệu học
sinh cấp 3 không được phục vụ đầy đủ nhu cầu dinh dưỡng và giải trí lành
mạnh của mình. Chuyện ăn uống của những học sinh này được nhà trường và
phụ huynh hoàn toàn giao cho những hàng quán ven đường không đảm bảo
vệ sinh cũng như không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển thể
chất và trí tuệ của lứa tuổi này.
Trên cương vị phụ huynh có con em đang theo học tại những trường
trung học phổ thông trên cả nước, chắc hẳn các bạn cũng muốn biết suy nghĩ
của con em mình về canteen trong trường học hiện nay. Phương pháp đơn
giản nhất: hãy vào forum (diễn đàn) trong website của ngôi trường đó. Bạn sẽ
thấy đa phần trong đó là những bức xúc về thực trạng canteen trong trường
học hiện nay. Nếu tìm hiểu sâu, ta sẽ thấy nhiều bất cập trong vấn đề này.
Tại nhiều trường, vào những giờ ra chơi - thời gian hoạt động chính của
canteen, trước cửa canteen luôn xuất hiện cảnh chen lấn xô đẩy của các em
học sinh - một hình ảnh kém văn minh trong môi trường giáo dục như trường
học. Cảnh tượng trên có thể lý giải do thời gian dành cho bữa ăn quá ngắn
nhưng nguyên nhân chính của vấn đề này là kiến trúc của canteen không phù
hợp với mục đích sử dụng nó. Đa phần canteen (thực chất là các gian hàng
42
bán quà vặt) trong học đường được tận dụng từ những gian phòng cũ với
không gian chật chội, ánh sáng không được đảm bảo. Tại nhiều trường chỉ có
một gian hàng nhỏ bán bánh mỳ, bánh ngọt và các loại đồ uống giải khát.
Gian hàng này được nhà trường và học sinh quen gọi là canteen - một sự
nhầm lẫn. Hình thái ban đầu của canteen là một nhà hàng trong khuôn viên
nhà trường. Vì vậy học sinh – khách hàng cần có đủ không gian để sinh hoạt,
ăn uống, giao lưu thư giãn sau những giờ học mệt mỏi. Cơ sở vật chất của các
canteen này không đủ hoặc đã quá cũ để có thể mang lại sự phục vụ tốt nhất
cho các khách hàng.
Thị trường canteen trong trường học là một thị trường đặc biệt. Khách
hàng - học sinh sinh viên có quá ít sự lựa chọn, Canteen là sự lựa chọn duy
nhất của đa số học sinh, sinh viên. Giờ ra chơi chỉ kéo dài 5 đến 15 phút. Một
ngôi trường có hàng nghìn học sinh tập trung tại canteen trong một thời điểm
sẽ gây ra sự quá tải. Số nhân viên ở các canteen quá ít không thể phục vụ
cùng lúc nhiều nhu cầu của khách hàng. Học sinh sẽ không thể có được sự
phục vụ tốt nhất, nhiều khi còn không được là khách hàng theo đúng nghĩa.
Ngoài ra, một vấn đề cũng đáng chú ý là thực đơn của các canteen quá
nghèo nàn. Khách hàng có quá ít sự lựa chọn cho bữa ăn của mình. Bánh mỳ
và xôi là hai món truyền thống của học sinh.
Mặt khác an toàn vệ sinh thực phẩm hiện đang là vấn đề bức thiết nhất,
được toàn xã hội lưu tâm. Nhưng một thực trạng đáng buồn là một số nhân
viên canteen không ý thức được tầm quan trọng của vấn đề này. Trên thực tế
mà chúng tôi tìm hiểu được, có những canteen sử dụng thực phẩm không rõ
nguồn gốc và chưa có chứng nhận
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- Skyteen - bước đột phá trong canteen trường học trong chương trình sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2008.pdf