Đối với Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 các tội phạm vềtham nhũng
không được quy định trong l uật mà được quy định trong BLHS. Do đó đểxửlý các
hành vi tham nhũng được quy định ởĐiều 3 của Luật phòng, chống tham nhũng năm
2005 thì cần sửdụng BLHS và cụthểlà các quy định ởChương XXI Các tội phạm về
chức vụ. Đối với các tội danh được quy định ởChương XXI Các tội phạm vềchức vụ,
phạm vi tác động được quy định tại Điều 5 "BLHS được áp dụng đối với m ọi hành vi
phạm tội thực hiện trên lãnh thổnước Cộng hoàxã hội chủnghĩa Việt Nam" Đi ều 6
"Công dân Việt Nam phạm tội ởngoài lãnh thổnước Cộng hoàxã hội chủnghĩa Việt
Nam có thểbịtruy cứu trách nhiệm hình sựtại Việt Nam theo Bộluật này". Theo đó,
các hành vi phạm tội do công dân Vi ệt Nam thực hiện trên lãnh thổViệt Nam sẽbị xử
phạt theo BLHS, còn đối với các hành vi phạm tội được thực hiện ởnước ngoài có thể
bịtruy cứu trách nhiệm hình sựtheo BLHS. Đối với Luật phòng, chống tham nhũng
của Singapore tại Điều 37 "Các quy định của Luật này có hi ệu lực đối với m ọi công dân
Singapore, trong cũng như ngoài lãnh thổ, khi có tội phạm theo quy định của luật này
xảy ra bởi công dân Singapore bất kể ởtronghay ngoài lãnh thổ, thì người phạm tội sẽ
bị xửlý như tội phạm xảy ra trên lãnh thổSingapore", theo đó các hành vi tham nhũng
của công dân Singapore xảy ra ởtrong hay ngoài lãnh thổSingapore đều xửlý nhưtội
phạm trên lãnh thổSingapore.
55 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 2338 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài So sánh một số vấn đề về phòng chống tham những của Việt Nam-Singapore và kiến nghị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
h về tham nhũng trong BLHS ở
chương XXI mục A Các tội phạm về chức vụ. Vì bản thân tên luật hiện nay, đã bao
hàm nội dung là chống tham nhũng, nhưng việc đó lại được quy định trong BLHS hiện
hành và trong Luật phòng, chống tham nhũng hiện nay cũng không có các quy định về
chống tham nhũng. Vì thế để thể hiện đúng nội dung của luật thì tên Luật phòng, chống
tham nhũng của nước ta hiện nay nên sửa lại là Luật phòng ngừa tham nhũng hoặc có
thể quy định các biện pháp chống tham nhũng vào trong Luật phòng, chống tham
nhũng hiện nay. Đều đó, không có nghĩa là chúng ta loại trừ hoàn toàn các tội danh đó
ra khỏi BLHS, mà chỉ những tội danh được cho là gắn liền với hành vi tham nhũng.
Bên cạnh đó thì Luật phòng, chống tham nhũng của Singapore đã thể hiện được
cả hai phương diện đó là phòng và chống tham nhũng. Ngoài việc phòng tham nhũng
như trong luật quy định về việc kê khai tài sản, và chống tham nhũng như quy định tại
điểm ii khoản b Điều 5 "bất kỳ thành viên nào, cán bộ hay nhân viên của cơ quan công
quyền làm hoặc không làm một việc có liên quan đến một vấn đề gì đó hay giải quyết
một việc có mục đích mà có liên quan đến cơ quan công quyền đó, sẽ bị coi là phạm tội
và sẽ bị phạt tiền lên tới 100.000 đôla Singapore hoặc phạt tù tối đa 5 năm hoặc cả hai",
nhưng không vì thế mà các tội tham nhũng không được quy định trong BLHS của
Singapore cụ thể là tại Điều 165 hoặc từ Điều 213 đến Điều 215.
2.2 Đối tượng điều chỉnh của luật:
Theo khoản 2 Điều 1 Luật phòng, chống tham nhũng Việt Nam năm 2005 quy
định "Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ,
quyền hạn đó vì vụ lợi", theo quy định trên thì tham nhũng chỉ có thể là hành vi của
người có chức có quyền, do đó chủ thể của tội này chỉ có thể là người có chức vụ,
quyền hạn và theo khoản 3 Điều 1 của luật này thì người có chức vụ quyền hạn là "Cán
bộ, công chức, viên chức; Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng
trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan,
hạ sĩ quan chuyên môn - kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; Cán
bộ lãnh đạo, quản lý trong doanh nghiệp của Nhà nước; cán bộ lãnh đạo, quản lý là
người đại diện phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp; người được giao thực
hiện nhiệm vụ, công vụ có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó" và
24
theo quy định trên thì đó chỉ là những người có chức vụ quyền hạn phục vụ trong các
cơ quan Nhà nước. Hay nói cách khác đối tượng điều chỉnh theo Điều 1 của Luật phòng
chống tham nhũng chỉ dành cho những người có chức vụ quyền hạn trong khu vực công
mà không đặt ra đối với những người có chức vụ quyền hạn ở khu vực tư nhân. Trong
khi đó đối với Điều 2 Luật phòng, chống tham nhũng Singapore quy định "cá nhân" có
nghĩa là bất kỳ người nào làm việc hay được thuê làm việc cho người khác, và bao gồm
cả người được ủy quyền, quản lý và người thực hành, người phục vụ của Chính phủ hay
ở bất kỳ tổ chức hay cơ quan công quyền nào, và theo tinh thần của Điều 8 bao gồm
“những người làm hợp đồng và bất kỳ người nào đang làm hợp đồng được ủy quyền",
theo đó thì đối tượng điều chỉnh của Luật phòng, chống tham nhũng Singapore là đối
với tất cả mọi người bao gồm những người làm việc trong khu vực Nhà nước và cả
những người làm việc trong khu vực ngoài Nhà nước.
Qua đó thấy được sự giống nhau của cả hai Bộ luật phòng chống tham nhũng
của Việt Nam và Singapore đó là phạm vi chịu tác động đầu tiên của tham nhũng là
những người làm việc trong cơ quan Nhà nước. Tham nhũng là một hiện tượng xã hội,
xuất hiện ở mọi quốc gia và không một quốc gia nào có thể tránh khỏi, chỉ khác nhau ở
chỗ là ở hình thức và mức độ tham nhũng. Tham nhũng luôn gắn liền với một cá nhân
có chức vụ và quyền hạn; và “chức vụ, quyền hạn” đó chỉ xuất hiện rõ nét nhất là ở
những người làm việc trong cơ quan Nhà nước. Vì họ được Nhà nước giao cho một
chức vụ và quyền hạn cụ thể, và họ đã sử dụng những quyền lực Nhà nước giao cho để
làm lợi cho bản thân. Do đó, phạm vi tác động đầu tiên của cả hai Luật phòng, chống
tham nhũng của Việt Nam và Singapore đều chú trọng đến người có chức vụ quyền hạn
ở các cơ quan công quyền. Tuy nhiên, giữa phạm vi điều chỉnh của hai bộ luật này cũng
có điểm khác nhau: Luật phòng, chống tham nhũng của Singapore thì còn quy định
thêm phạm vi tác động là đối với cả khu vực ngoài Nhà nước, còn Luật phòng, chống
tham nhũng Việt Nam lại không điều chỉnh các đối tượng này. Mặc dù biểu hiện rõ nét
nhất của người có chức vụ quyền hạn là nằm ở cán bộ công chức trong khu vực Nhà
nước, nhưng bên cạnh đó vẫn còn có những người thuộc khu vực ngoài Nhà nước vẫn
lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình để thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn
để làm lợi cho bản thân. Theo ThS Đinh Văn Minh “Đối với khu vực ngoài Nhà nước,
mặc dù cũng đã có trường hợp xảy ra hành vi lợi dụng vị trí công tác để “rút ruột” tài
25
sản của tổ chức, doanh nghiệp, nhưng do đây không phải là tài sản thuộc sở hữu Nhà
nước nên đã xử lý bằng cơ chế khác, các hiện tượng này không phổ biến”24 và theo
giảng viên Nguyễn Ngọc Trí khoa luật – Đại học quốc gia Hà Nội25 “về tính chất của
tham nhũng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay chưa ở mức đặc biệt nghiêm trọng so
với khu vực và thế giới. Khi nói đến tính chất của hành vi vi phạm hoặc hành vi phạm
tội, người ta thường xác định ở mức độ gây ra thiệt hại của hành vi (thiệt hại về vật chất
và phi vật chất) và quan hệ xã hội được bảo vệ bị hành vi đó xâm hại. Xét cả trên hai
bình diện này thì tham nhũng ở Việt Nam chưa đến mức trầm trọng như tham nhũng ở
một số nước trên thế giới... Hàng năm, thiệt hại do tham nhũng gây ra khoảng vài trăm
tỷ đồng... tham nhũng ở một số nước châu Phi, châu Mỹ Latinh, Đông Nam Á, Nga,
Trung Quốc, Hàn Quốc... lại có quy mô lớn. Những vụ tham nhũng thường lên đến
hàng trăm triệu đôla, thậm chí hàng tỷ đôla, gây khủng hoảng toàn bộ nền kinh tế quốc
gia, dẫn đến khủng hoảng chính trị”. Qua đó thấy được mặc dù tình trạng tham nhũng ở
nước ta hiện nay được xem là quốc nạn nhưng vẫn chỉ tập trung chủ yếu ở các cơ quan
Nhà nước, do đó các nhà làm luật chỉ quy định phạm vi tác động của Luật phòng,
chống tham nhũng của đất nước chỉ nằm ở trong phạm vi là đối với các cơ quan Nhà
nước. Có thể coi phạm vi điều chỉnh Luật phòng, chống tham nhũng của nước ta hiện
nay phù hợp với tình hình bây giờ, nhưng trong tương lai có lẽ sẽ cần có sự thay đổi.
Tuy tham nhũng luôn được gắn liền với người có chức vụ, quyền hạn nhưng để có thể
hạn chế tham nhũng phát sinh thì cần phải hạn chế mọi việc dẫn đến tình trạng tham
nhũng, do đó cần phải mở rộng phạm vi tác động của Luật phòng, chống tham nhũng
Việt Nam vào cả khu vực ngoài Nhà nước. Để từ đó, chúng ta mới có thể chống tham
nhũng được một cách toàn diện và triệt để, đồng thời hạn chế tình trạng tham nhũng
phát triển. Một lý do nữa để trong tương lai, Việt Nam nên mở rộng đối tượng điều
chỉnh của luật ra khu vực tư là vì tại Công ước Liên Hiệp Quốc về chống tham nhũng
năm 2005 (sau đây gọi tắt là Công ước về chống tham nhũng) mà Việt Nam đã tham
gia thảo luận và ký kết vào ngày 10 tháng 12 năm 2003, theo Công ước trên tại Điều 12
quy định các quốc gia thành viên Công ước, trên cơ sở luật pháp quốc gia, áp dụng các
biện pháp phòng ngừa tham nhũng liên quan đến khu vực tư, tăng cường các chuẩn
24 Th.s ĐINH VĂN MINH, Một số vấn đề về tệ nạn và những nội dung cơ bản của luật phòng, chống tham
nhũng năm 2005, Nxb. Chính trị quốc gia năm 2006, tr. 87
25
26
mực kế toán, kiểm toán liên quan đến khu vực tư; ban hành các chế tài dân sự, hành
chính hoặc hình sự có hiệu lực đối với các hành vi vi phạm. Theo đó các quốc gia thành
viên phải ban hành pháp luật để phòng ngừa tình trạng tham nhũng ở khu vực tư. Do
đó, ta thấy được việc quy định phòng ngừa tham nhũng ở khu vực tư nhân vẫn được các
quốc gia xem trọng. Xét tại thời điểm đó thì quy định này thực sự không phù hợp với
pháp lệnh chống tham nhũng, nhưng khi Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005
được ban hành, các nhà làm luật vẫn không nội luật hóa các quy định này vào trong
luật. Thiết nghĩ các nhà làm luật nên sớm thêm đối tượng tác động của Luật phòng,
chống tham nhũng bao gồm cả khu vực tư nhân. Mặc dù Singapore không tham gia ký
kết Công ước về chống tham nhũng nhưng bản thân Luật phòng, chống tham nhũng của
Singapore lại chứa đựng một nguyên tắc quan trọng của pháp luật quốc tế trong vấn đề
phòng, chống tham nhũng đó là quy định khu vực tư nhân. Điều này vừa giúp cho kết
quả đạt được toàn diện và triệt để, vừa giúp cho việc chống tham nhũng được phổ biến
rộng rãi trong toàn xã hội.
2.3 Hiệu lực hồi tố:
2.3.1 Hiệu lực hồi tố về thời gian:
Tại khoản 6 Điều 4 Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 của Việt Nam
"Người có hành vi tham nhũng đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác vẫn phải bị xử
lý về hành vi tham nhũng do mình thực hiện", theo đó thì hành vi tham nhũng xảy ra
trước khi Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 có hiệu lực vẫn bị xử phạt. Và
trong Hội nghị Tổng kết công tác ngành và phong trào thi đua năm 2006, triển khai
công tác năm 2007 của Ngành Kiểm sát nhân dân Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng đã nhấn
mạnh về vấn đề "Viện Kiểm sát Nhân dân các cấp cần tập trung thực hiện tốt hơn nữa
chức năng công tố và kiểm sát các hoạt động tư pháp. Hoạt động công tố phải được
thực hiện ngay từ khi khởi tố vụ án và trong suốt quá trình tố tụng nhằm bảo đảm
không bỏ lọt tội phạm và người phạm tội, không làm oan người vô tội", qua đó thấy
được một trong những nguyên tắc được chú trọng là nguyên tắc không bỏ lọt tội phạm.
Đối với người phạm tội, thì họ sẽ phải chịu chế tài đúng với hành vi phạm tội của họ;
và trong trường hợp này là đối với tội tham nhũng. Tham nhũng hiện nay được coi là
27
quốc nạn, theo giáo sư Hoàng Tụy "Trong vòng vài mươi năm lại đây, ai có chút liêm sỉ
đều coi tham nhũng là quốc nạn và nhiều vụ tham nhũng lớn cũng đã bị phanh phui và
trừng trị, ấy thế mà mỗi năm, số vụ tham nhũng vẫn cứ tăng, không hề giảm mà các thủ
đoạn tham nhũng ngày càng trở nên tinh vi hơn"26, do đó đối với các hành vi tham
nhũng cần phải được nghiêm trị. Bên cạnh đó, trước khi Luật phòng, chống tham nhũng
năm 2005 có hiệu lực Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản về vấn đề này như: Chỉ thị
số 64-CT/TƯ ngày 10/10/1989 của Ban Bí thư (khoá VI) về lãnh đạo đấu tranh chống
tham nhũng, ngày 26/6/1990, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã có Quyết định
số 240-HĐBT tập trung đấu tranh chống tệ tham ô, hối lộ, cố ý làm trái chính sách,
pháp luật và sử dụng lãng phí tiền bạc, tài sản của Nhà nước, Chỉ thị số 15-CT/TƯ ngày
20/11/1992 của Bộ Chính trị đã đề ra một số biện pháp để tiếp tục ngăn chặn và bài trừ
tệ tham nhũng và buôn lậu, Bộ Chính trị khoá VII đã có Nghị quyết số 14-NQ/TƯ ngày
15/5/1996 nêu chủ trương, mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và một số giải pháp để đấu
tranh chống tham nhũng, Bộ Chính trị lại có Chỉ thị số 10 ngày 14/1/1997 đề ra một số
việc cần làm để tăng cường hơn nữa đấu tranh chống tham nhũng và tiến bộ nhất là
pháp lệnh về phòng chống tham nhũng năm 1998 và nghị quyết 64 với 5 chương, 38
điều được ban hành nhằm hướng dẫn thi hành nghị quyết, nhưng tệ nạn tham nhũng
vẫn phát triển mạnh mẽ, một phần là do các điều luật được ban hành không chặt chẽ tạo
nhiều kẻ hở để cho kẻ phạm tội lọt qua, và chúng ta cũng không có những hành động
thực sự quyết liệt để phòng chống tham nhũng. Do đó tình trạng bỏ lọt tội phạm trong
giai đoạn này xảy ra rất nhiều. Do đó với việc Luật phòng, chống tham nhũng năm
2005 đã quy định về việc xử phạt các hành vi tham nhũng xảy ra trước khi Luật có hiệu
lực là phù hợp với hoàn cảnh. Bên cạnh đó thì trong 37 Điều của Luật phòng, chống
tham nhũng Singapore thì lại không quy định về hiệu lực hồi tố đối với các hành vi
tham nhũng. Một phần là do trước khi Luật phòng, chống tham nhũng Singapore 1960,
các Luật phòng, chống tham nhũng của Singapore trước đó, đã phát huy vai trò tích cực
của mình trong việc chống lại các tội phạm tham nhũng và phòng ngừa tội phạm, do đó
đã đưa Singapore trở thành một trong 4 nước có tỉ lệ tham nhũng thấp nhất thế giới do
tổ chức tổ chức minh bạch quốc tế (Transparency International_TI) công bố vào năm
2008 với chỉ số tham nhũng là 9,2 theo thang bậc từ 0 (tham nhũng cao) đến 10 (không
26
28
tham nhũng) và chỉ sau 3 nước là Denmark, New Zealand, Sweden 27 nên trong Luật
phòng, chống tham nhũng của Singapore hiện nay không quy định. Nhưng đều đó
không có nghĩa là Singapore sẽ không bỏ lọt tội phạm, vì Luật phòng, chống tham
nhũng hiện nay của Sinagapore đã quy định thêm rất nhiều quyền hạn của nhân viên
CPIB có quyền bắt giữ, khám xét, thanh tra tài khoản ngân hàng của những kẻ tình
nghi, của vợ con và những nguời thân thuộc của họ như tại khoản 1 Điều 15 "Người
lãnh đạo hay điều tra viên chuyên ngành có thể bắt mà không cần lệnh bất kỳ cá nhân
nào tham nhũng theo quy định của điều luật này hay đối với người mà việc tố cáo họ có
cơ sở hay việc nghi ngờ đó là có căn cứ"
2.3.2 Hiệu lực hồi tố về không gian:
Đối với Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005 các tội phạm về tham nhũng
không được quy định trong luật mà được quy định trong BLHS. Do đó để xử lý các
hành vi tham nhũng được quy định ở Điều 3 của Luật phòng, chống tham nhũng năm
2005 thì cần sử dụng BLHS và cụ thể là các quy định ở Chương XXI Các tội phạm về
chức vụ. Đối với các tội danh được quy định ở Chương XXI Các tội phạm về chức vụ,
phạm vi tác động được quy định tại Điều 5 "BLHS được áp dụng đối với mọi hành vi
phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam" Điều 6
"Công dân Việt Nam phạm tội ở ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự tại Việt Nam theo Bộ luật này". Theo đó,
các hành vi phạm tội do công dân Việt Nam thực hiện trên lãnh thổ Việt Nam sẽ bị xử
phạt theo BLHS, còn đối với các hành vi phạm tội được thực hiện ở nước ngoài có thể
bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo BLHS. Đối với Luật phòng, chống tham nhũng
của Singapore tại Điều 37 "Các quy định của Luật này có hiệu lực đối với mọi công dân
Singapore, trong cũng như ngoài lãnh thổ, khi có tội phạm theo quy định của luật này
xảy ra bởi công dân Singapore bất kể ở trong hay ngoài lãnh thổ, thì người phạm tội sẽ
bị xử lý như tội phạm xảy ra trên lãnh thổ Singapore", theo đó các hành vi tham nhũng
của công dân Singapore xảy ra ở trong hay ngoài lãnh thổ Singapore đều xử lý như tội
phạm trên lãnh thổ Singapore.
Đối với BLHS Việt Nam và Luật phòng, chống tham nhũng của Singapore đều
27
29
quy định các hành vi tham nhũng xảy ra trên lãnh thổ của quốc gia mình, sẽ bị xử phạt
theo đúng các quy định tương ứng với mỗi quốc gia. Vì công dân của mỗi quốc gia khi
phạm tội trên lãnh thổ của quốc gia mình đều phải chịu sự chi phối các quy định của
pháp luật quốc gia đó. Nên đối với các hành vi tham nhũng xảy ra trên lãnh thổ của
nước mình, thì các nước sẽ sử dụng các quy định trong luật để xử lý các hành vi tham
nhũng.
Nhưng đối với các hành vi phạm tội được thực hiện ngoài lãnh thổ của mỗi
quốc gia thì đối với mỗi quốc gia có các biện pháp khác nhau. Đối với Việt Nam, khi có
hành vi tham nhũng xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt Nam thì có thể bị xử lý theo luật hình
sự Việt Nam. Tại Điều 6 của BLHS, dùng từ "có thể", do đó sẽ có một số trường hợp
người có hành vi tham nhũng sẽ bị xử lý theo các quy định trong BLHS, và một số
trường hợp khác sẽ không bị xử lý theo BLHS. Đương cử đó có thể là các trường hợp
được giải quyết theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia kí kết, vì tại khoản 1
Điều 6 Luật ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế năm 2005 "Trong trường
hợp văn bản quy phạm pháp luật và điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa
Việt Nam là thành viên có quy định khác nhau về cùng một vấn đề thì áp dụng quy định
của điều ước quốc tế", do đó khi các hành vi tham nhũng xảy ra ở ngoài lãnh thổ Việt
Nam, nếu xảy ra ở quốc gia mà Việt Nam có ký kết về điều ước quốc tế, thì sẽ giải
quyết theo điều ước quốc tế. Qua đó, ta thấy được các nhà làm luật đã thể hiện sự thống
nhất giữa pháp luật thực định của nước Việt Nam với các Điều ước quốc tế mà quốc gia
đã tham gia ký kết. Nhưng đối với Singapore thì hành vi do công dân Singapore thực
hiện ở ngoài lãnh thổ Singapore cũng xem như là phạm tội trên lãnh thổ Singapore mà
không cần phụ thuộc vào các quy định trong điều ước quốc tế mà Singapore ký kết với
các nước khác. Qua đó, ta thấy được đối với Singapore các hành vi tham nhũng do công
dân của mình thực hiện ở trong hay ngoài nước đều không có sự phân biệt, và làm cho
người phạm tội đều phải chịu các chế tài được quy định trong Luật phòng, chống tham
nhũng Singapore.
30
2.4 Thẩm quyền của cơ quan điều tra phòng, chống tham nhũng
Ngày 28/8/2006, UBTVQH đã thông qua nghị quyết số 1039/2006/NQ-
UBTVQH về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn và quy chế hoạt động của ban chỉ đạo
Trung ương về phòng chống tham nhũng. Theo nghị quyết này, Ban chỉ đạo Trung
ương về phòng chống tham nhũng là một cơ quan mới trong hệ thống chính trị của
nước ta. Cơ cấu ban chỉ đạo theo Điều 6 của nghị quyết, gồm:
a) Trưởng ban chỉ đạo: Thủ tướng Chính phủ.
b) Phó trưởng ban chỉ đạo: Phó thủ tướng Chính phủ.
c) 9 ủy viên: có thể chia thành các nhóm sau: (i) Các ủy viên giữ các chức vụ
thực thi quyền lực hành pháp gồm: tổng thanh tra, bộ trưởng bộ công an, bộ trưởng bộ
văn hóa thông tin, thứ trưởng bộ quốc phòng; (ii) Các ủy viên giữ các chức vụ thực thi
quyền lực tư pháp gồm: viện trưởng viện kiểm sát tối cao, chánh án toà án nhân dân tối
cao; (iii) Các ủy viên giữ các chức vụ trong cơ quan của Đảng gồm: phó chủ nhiệm Ủy
ban Trung ương, Phó trưởng ban nội chính Trung ương.
Theo như cơ cấu nêu trên thì cơ cấu tổ chức của ban chỉ đạo phòng chống tham
nhũng là một cơ cấu mạnh, không chỉ có khả năng chỉ đạo những vấn đề có tính vĩ mô
về phòng, chống tham nhũng mà còn có khả năng trực tiếp giải quyết hoặc kiến nghị
chỉ đạo chủ trương giải quyết những vụ việc cụ thể phát sinh trong quá trình thực thi
nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng. Bên cạnh một cơ cấu tổ chức mạnh, ban chỉ đạo
còn có được những quyền hạn khá rộng trong việc chống tham nhũng:
Theo quy định tại khoản 1, Điều 5 của nghị quyết: “Ban chỉ đạo có quyền yêu
cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền báo cáo về tình hình tham nhũng
và kết quả công tác phòng, chống tham nhũng tại cơ quan, tổ chức, đơn vị mình; trong
trường hợp cần thiết, yêu cầu báo cáo việc xử lý những vụ, việc tham nhũng cụ thể,
việc giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý thông tin về hành vi tham nhũng…” Bên cạnh
đó, ban chỉ đạo cũng có thể yêu cầu cơ quan, tổ chức, đơn vị và người có thẩm quyền
thực hiện các biện pháp phòng ngừa tham nhũng; xem xét trách nhiệm, xử lý đối với
người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị không thực hiện các biện pháp phòng ngừa
tham nhũng để xảy ra hậu quả nghiêm trọng, cũng như là yêu cầu tiến hành việc điều
tra, thanh tra, kiểm toán đối với những vụ việc có biểu hiện tiêu cực.
Trưởng ban chỉ đạo (Thủ tướng Chính phủ) có quyền trực tiếp ra quyết định
31
đình chỉ công tác đối với người giữ chức vụ Thứ trưởng và các chức vụ tương đương,
chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên thường trực HĐND, chủ tịch, phó chủ tịch, các thành
viên khác của UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các chức vụ khác do
Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, cách chức khi người đó có dấu hiệu tham nhũng, gây
khó khăn đối với hoạt động chống tham nhũng.28
Đây là một trong những quy định mới góp phần gia tăng thẩm quyền của Thủ
tướng Chính phủ (trưởng ban chỉ đạo) trong việc xử lý các cá nhân liên quan đến tội
tham nhũng. Theo quy định tại khoản 4, Điều 5, Nghị quyết của chính phủ về thẩm
quyền của ban chỉ đạo trung ương trong việc phòng, chống tham nhũng thì Thủ tướng
Chính phủ có quyền trực tiếp ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với người giữ
chức vụ chủ tịch, ủy viên thường trực HĐND. Mà theo quy định tại Điều 52, 53 của
Luật tổ chức HĐND và UBND năm 2003 thì vấn đề này thuộc quyền hạn của
UBTVQH: “UBTVQH có quyền phê chuẩn kết quả bầu chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên
thường trực HĐND cấp tỉnh; hoạt động của HĐND cấp tỉnh chịu sự giám sát và hướng
dẫn của UBTVQH; Thường trực HĐND cấp tỉnh chịu trách nhiệm báo cáo về hoạt
động của mình lên UBTVQH”. Căn cứ vào các quy định đó, thì UBTVQH có thẩm
quyền trong việc tạm đình chỉ đối với người giữ chức vụ Chủ tịch, phó chủ tịch, ủy viên
thường trực hội đồng nhân dân cấp tỉnh. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hiệu quả trong
công tác chỉ đạo phòng, chống tham nhũng thì UBTVQH đã ủy quyền cho trưởng ban
chỉ đạo. Bên cạnh đó, trưởng ban chỉ đạo còn có quyền tạm đình chỉ công tác đối với
các chức danh thứ trưởng và tương đương, chủ tịch HĐND, UBND cấp tỉnh, sau đó
mới báo cáo Bộ chính trị, Ban bí thư. Mà theo điều lệ quy định của Đảng thì trình tự,
thủ tục là ngược lại. Quy trình mới về việc xử lý cán bộ có dấu hiệu tham nhũng, gây
khó khăn cho hoạt động chống tham nhũng sẽ rút ngắn được nhiều thời gian, tạo điều
kiện cho các cơ quan bảo vệ pháp luật thực hiện nhiệm vụ của mình và thực chất bằng
việc ban hành những quy định như trên, Bộ chính trị, Ban bí thư đã ủy quyền xử lý cán
bộ cho trưởng ban chỉ đạo. Tuy nhiên, để thực hiện được sự đổi mới về quy trình xử lý
cán bộ như trên thì cũng cần phải sửa đổi các văn bản của Đảng để thể hiện sự thống
nhất cao giữa Đảng và Nhà nước trong việc phòng, chống tham nhũng.
Thêm vào đó, ban chỉ đạo có quyền kiến nghị cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm
32
quyền tạm đình chỉ công tác đối với người giữ chức vụ lãnh đạo cơ quan, tổ chức ở
Trung ương theo quy định tại khoản 5, điều 5 của nghị quyết.
Singapore không có ban chỉ đạo trung ương về phòng chống tham nhũng, thay
vào đó là một cơ quan điều tra tham nhũng tách rời khỏi các cơ quan khác, trực thuộc
Thủ tướng Chính phủ, có quyền độc lập điều tra và ngăn chặn tham nhũng. Chính điều
này sẽ giúp cho cơ quan không bị chi phối trong hoạt động điều tra.
Chức năng và nhiệm vụ của CPIB là tiếp nhận và điều tra các tố giác về tham
nhũng trong các cơ quan Nhà nước và tư nhân (lĩnh vực công và tư nhân); điều tra và
làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp trong các tổ chức của
Nhà nước; ngăn chặn và phòng ngừa tệ nạn tham nhũng bằng cách điều tra, xem xét
quá trình và phương thức hoạt động trong các cơ quan Nhà nước nhằm hạn chế đến
mức tối đa các điều kiện để tham nhũng nảy sinh.
Thành phần CPIB: CPIB là cơ quan trực thuộc chính phủ, độc lập với các cơ
quan khác, tổ chức bộ máy gọn nhẹ. CPIB gồm có 75 nhân viên, trong đó có 49 nhân
viên điều tra gọi là CPI officers và 26 nhân viên phục vụ. Trong số các nhân viên điều
tra, có cả chủ tịch và 2 phó chủ tịch CPIB, 5 trợ lý chủ tịch và 41 nhân viên điều tra
chuyên nghiệp được sắp xếp theo các cấp bậc khác nhau. Những người không làm
nhiệm vụ điều tra gồm có 4 nhân viên tiếp nhận và xử lý thông tin, 22 nhân viên văn
phòng.
Bộ phận nghiệp vụ là bộ phận quan trọng nhất, tập trung số lượng lớn nhân viên
có trình độ cao. Bộ phận này thực thi nhiệm vụ chủ yếu trong đấu tranh chống tham
nhũng và tiến trình điều tra các hành vi vi phạm pháp luật có dấu hiệu của tội tham
nhũng theo luật định. Bộ phận nghiệp vụ được chia thành 4 đơn vị, mỗi đơn vị đảm
trách điều tra một số loại vụ việc, một số loại đối tượng nhất định. Trong đó có đơn vị
gọi tắt là SIT- đây là đơn vị được giao điều tra những nhân vật quan trọng (có chức, có
quyền và có địa vị xã hội) và các vụ việc có tính chất phức tạp.
Bộ phận trinh sát nghiệp vụ có nhiệm vụ thu thập và xử lý các thông tin về tham
nhũng, xác minh tính chính xác của những thông tin đã được cung cấp, nghiên cứu
nhằm xác nhận và cung cấp các yêu cầu cần thiết đối với điều tra nghiệp vụ.
Bộ phận hành chính - nghiệp vụ chịu trách nhiệm về vấn đề hành chính, nhân
sự, tổ chức của cơ quan, lập kế hoạch chiến lược cho cơ quan điều tra chống tham
33
nhũng. Ngoài ra còn có chức năng lập báo cáo cho chính phủ và cung cấp thông tin cần
thiết khác cho các cơ quan trung ương có yêu cầu.
Trong bộ phận này còn có một đơn vị với chức năng ngăn chặn và thẩm định,
có nhiệm vụ xem xét, đánh giá cách thức hoạt động của các cơ quan chính phủ có
khuynh hướng tham nhũng để đưa ra những nhận xét về những yếu kém, sơ hở trong
quản lý điều hành làm nảy sinh tham nhũng và các hành vi vi phạm pháp luật khác, từ
đó kiến nghị các biện pháp khắc phục và phòng ngừa một cách có hiệu quả.
Qua cơ cấu tổ chức trên, ta có thể nhận thấy thành viên của CPIB là những nhân
viên cảnh sát chuyên về lĩnh vực điều tra tham nhũng nên họ có rất nhiều kinh nghiệm
trong những hoạt động điều tra, nghiên cứu những vụ việ
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- So sánh một số vấn đề về phòng chống tham những của Việt Nam-Singapore và kiến nghị.pdf