MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 2
I. Các tiêu chí và nội dung so sánh 3
1. So sánh dựa trên các định chế 3
2. So sánh dựa trên phương thức phân phối thu nhập 7
3. So sánh dựa trên tiêu thức động lực tích lũy và đầu tư 8
II. Đánh giá 9
1. Sự tăng trưởng (quy mô dung lượng của nền kinh tế) 9
2. Phân phối thu nhập 11
3. Ổn định kinh tế 14
4. Tình trạng nợ nần 16
5. Khả năng duy trì sự tồn tại và phát triển 17
18 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 7892 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài So sánh những đặc trưng kinh tế của hệ thống TBCN và XHCN. Từ đó rút ra những đánh giá theo góc độ kinh tế so sánh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử tồn tại và phát triển, loài người đã có vô số những phát minh trên mọi lĩnh vực. Các phương thức sản xuất là một trong những sản phẩm sáng tạo ấy. Mỗi một giai đoạn lịch sử nhất định đều gắn với một phương thức sản xuất cụ thể được biểu hiện bằng các hệ thống kinh tế. Khởi đầu là xã hội nô lệ, phát triển lên thành xã hội phong kiến, và sau này là xã hội tư bản và xã hội chủ nghĩa. Trong đó, TBCN và XHCN là hai hệ thống kinh tế đã và đang được đưa ra tranh luận nhiều nhất nhằm mục đích lựa chọn con đường phát triển cho mỗi nước.
Trong thập kỷ 1930, sự tương phản giữa tình trạng đình đốn sản xuất ngày càng tăng của các nước Phương Tây với quá trình công nghiệp hóa của Liên Xô đã làm dấy lên một sự ngờ vực về tính ưu việt của chủ nghĩa tư bản. Thới kì sau chiến tranh, vào những năm 1950, đã chứng kiến những thành tựu đáng ghi nhận về mặt kinh tế của Tây Đức và Nhật Bản nhưng cũng chứng kiến sự tăng trưởng chậm chạp của Mỹ và Anh khiến cho người ta phải đặt ra câu hỏi về sức sống của hệ thống tư bản chủ nghĩa. Thế nhưng, sự cách biệt về kết quả kinh tế giữa các nước Phương Đông và các nước Phương Tây đã được thấy rõ trong những năm 1980. Các nước Phương Đông – mà chủ yếu lựa chọn đi theo mô hình kinh tế xã hội chủ nghĩa – rơi vào tình trạng tăng trưởng chậm hay thậm chí là không tăng trưởng về năng suất. Trong khi đó, các nước Phương Tây đã hồi sức sau khi trải quả cơn sốc dầu lửa trong những năm 1970 và bắt đầu một thời kì mở rộng , phát triển kinh doanh không gì ngăn cản được và cũng là dài nhất từ trước đến nay của nó vào năm 1981…
Đó chỉ là một trong những ví dụ được đem ra so sánh giữa hai hệ thống kinh tế. Việc trả lời cho câu hỏi CNTB và CNXH, hệ thống nào tốt hơn là một điều không hề đơn giản. Với những lý do đó, nhóm em – KH3 đã chọn nghiên cứu đề tài: “ So sánh những đặc trưng kinh tế của hệ thống TBCN và XHCN. Từ đó rút ra những đánh giá theo góc độ kinh tế so sánh”. Dưới sự hướng dẫn tận tình của thầy giáo PGS. TS. Ngô Thắng Lợi, việc nghiên cứu đề tài của nhóm em tuy không thể giải quyết triệt để cho câu hỏi CNTB – CNXH, mô hình nào tốt hơn nhưng chắc chắn sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm tính ưu việt của hai mô hình ở từng khía cạnh nhất định.
Do thời gian và trình độ có hạn, bài viết của nhóm em sẽ không tránh khỏi những sai sót. Rất mong thầy giáo và các bạn cùng góp ý, sửa chữa để bài viết của chúng em được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Trước khi đi vào so sánh và đánh giá các đặc trưng kinh tế của hai hệ thông tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa, nhóm em xin trình bày khái niệm chung về hai hệ thống này:
- Chủ nghĩa tư bản: là hệ thống được đặc trưng bởi sở hữu tư nhân về các nhân tố sản xuất, việc ra quyết định là phi tập trung và tùy thuộc nhiều vào người chủ của các nhân tố sản xuất. Việc ra quyết định này được điều phối bởi cơ chế thị trường và thị trường sẽ cung cấp các thông tin cần thiết. Các động lực vật chất được sử dụng làm độn cơ thúc đẩy các thành viên.
- Chủ nghĩa xã hội mệnh lệnh ( kế hoạch hóa): được đặc trưng bởi sở hữu công cộng về các nhân tố sản xuất. Việc ra quyết định được tập trung hóa và được điều phối bởi bộ phận kế hoạch Trung Ương để đưa ra các chính sách, chỉ thị bắt buộc cho các thành viên trong hệ thống thực hiện. Khuyến khích vật chất và khuyến khích tinh thần đều được dùng để thúc đẩy các thành viên.
I. Các tiêu chí và nội dung so sánh
1. So sánh dựa trên các định chế
Tiêu chí
Tư bản chủ nghĩa
Xã hội chủ nghĩa
1. a. Hình thức sở hữu
b. Mục tiêu phát triển
- Sở hữu tư nhân là chủ yếu. Throng xã hội TBCN tồn tại hai hình thức sở hữu:
+ Sở hữu tư nhân, bao gồm: Doanh nghiệp cá thể có quy mô vừa và nhỏ, Doanh nghiệp tư nhân, Doanh nghiệp có liên kết.
Sở hữu công: Doanh nghiệp do Nhà nước quản lý – SOEs.
Hình thức sở hữu tư nhân đóng vai trò thống trị, quyết định đến việc thực hiện những nhiệm vụ chính của nền kinh tế. Và các thành quả kinh tế chủ yếu do khu vực tư nhân tạo nên. (Những thành quả này chiếm từ 80 – 85 % GDP)
- Mục tiêu vì lợi nhuận.
Sở hữu toàn dân và vì mục tiêu không vì lợi nhuận.. Có 3 hình thức sở hữu:
Sở hữu toàn dân: các nông trường quốc doanh quy mô lớn.
Sở hữu tập thể.
Sở hữu cá nhân, các thể.
Sở hữu nhà nước đóng vai trò chủ đạo và quyết định đến việc trả lời các câu hỏi của nền kinh tế.
- Mục tiêu không vì lợi nhuận.
2. Hệ thống giá cả
- Sự chi phối trong sản xuất và tiêu dùng bởi giá cả thị trường.
- Sản xuất và tiêu dùng: đều theo dấu hiệu của giá cả. Giá cả là dấu hiệu để phân bổ nguồn lực và quyết định sản xuất.
- Cơ sở định giá: do thị trường quyết định (qua quan hệ cung cầu).
Các nhà sản xuất phải là những người chấp nhận giá.
Giá trị hành hóa được phản ánh đúng.
- Hệ thống giá cả không theo thị trường và được quyết định bởi ý muốn chủ quan của nhà nước. Tồn tại 2 loại giá:
+ Giá sản xuất: được dùng để các nhà sản xuất trao đổi với nhau, và giữa các nhà sản xuất với các nhà thương nghiệp.
Chi phí sản xuất:
P + Pr = Pbbxn + Pr
Pbbxn + Pr = Pbbcn
Pbbcn + Pr tn = Pbbtn
+ Giá tiêu dùng
Pbbtn + Pr = Pbl
Pbl<Pbb
Ptd<Psx
Mức giá này được Nhà nước đặt ra tuỳ theo mục tiêu ổn định kinh tế, nên đôi khi không phản ánh đúng giá trị hàng hóa.
3. Hệ thống Kinh tế
Cạnh tranh và quyền tự do sản xuất-kinh doanh của nhà sản xuất. Đây cũng chính là yếu tố tọa nên môi trường cạnh tranh hoàn hảo (ra và vào thị trường một cách tự do)
- Hệ thống kế hoạch: điều tiết toàn bộ các hoạt động KT-XH nên tập trung phân bổ nguồn lực phát ra từ mệnh lệnh, từ trên xuống dưới.
4. Cơ sở điều tiết hoạt động kinh tế
Chủ nghĩa cá nhân và khách hàng là thượng đế nên tự do cạnh tranh
+Chủ nghĩa cá nhân: là đặt quyền lợi của cá nhân lên trên hết, trên cả quyền lợi của Chính phủ, của xã hội và chủ nghĩa cá nhân là cơ sở để mọi người đấu tranh đặt ra các yêu cầu về phía Chính phủ.
+Khách hàng là thượng đế: việc khách hàng bỏ tiền ra mua hàng đồng nghĩa với việc họ bỏ phiếu cho sự tồn tại và phát triển của nhà sản xuất đó. Điều đó đã hướng các nhà sản xuất tạo ra các sản phẩm phù hợp phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng.
- Quyền làm chủ tập thể mình vì mọi người và mọi người vì mình nên cơ chế này sẽ dễ làm cho XH tiến lên hoặc thụt lùi là phụ thuộc vào XH đó tốt hoặc không.
5. Sự can thiệp CP
Sự can thiệp hạn chế của CP vào các hoạt động kinh tế:
“Nhà nước nằm trên TBCN”. Nhà nước không muốn can thiệp vào nền kinh tế mà chỉ can thiệp vào các lĩnh vực mà cả người sản xuất và người tiêu dùng đều không làm được (xây dựng Luật và chính sách bảo vệ người sản xuất và người tiêu dùng…) hay các lĩn vực mà nhà sản xuất không quan tâm nhưng cả người sản xuất và người tiêu dùng đều có nhu cầu tiêu dùng)
Có sự can thiệp 1một cách toàn diện của CP vào hoạt động KT.
“Nhà nước nằm trong lòng XHCN”
+ CP là chủ sở hữu nguồn lực
+ CP là chủ quản các hoạt động KTXH.
+ CP là chủ sở hữu các lĩnh vực ngân hàng-tài chính
2. So sánh dựa trên phương thức phân phối thu nhập
Tư bản chủ nghĩa
Xã hội chủ nghĩa
- Trong nền KTTB, phương thức phân phối theo tài sản, phụ thuộc vào hai yếu tố
+ Quy mô và chức năng tạo ra thu nhập của tài sản cho nền kinh tế.
+ Giá cả của các yếu tố tài sản. Nó phản ánh giá trị của các tài sản đóng góp đến thu nhập
- Kết quả của phương thức này là: Nâng cao khả năng huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong xã hội nhưng đồng thời cũng tạo nên sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập.
Nhà nước là đại diện của số đông và do vậy nó không còn mang tính cưỡng chế, ép buộc. Nhà nước sẽ nắm quyền sở hữu các tư liệu sản xuất và giá trị thặng dư. Dưới chủ nghĩa xã hội, mỗi cá nhân sẽ được phân phối theo năng lực và hưởng theo sự đóng góp của mình.
Do vậy, thu nhập dưới chủ nghĩa xã hội sẽ được phân phối công bằng hơn so với chủ nghĩa tư bản.
3. So sánh dựa trên tiêu thức động lực tích lũy và đầu tư
Các tiêu chí
Tư Bản Chủ Nghĩa
Xã Hội Chủ Nghĩa
1. Nguồn tích lũy
- Nguồn tích lũy chủ yếu là của khu vực tư nhân thông qua các kết quả hoạt động kinh doanh tạo ra lợi nhuận
- Tiết kiệm từ các hộ gia đình.
- Tích lũy từ các nguồn thu của chính phủ.
Hai nguồn thu đầu chiếm gần 80% - 85% nguồn tích lũy của TBCN
- Nguồn tích lũy chủ yếu từ khu vực Nhà Nước.Ngoài ra còn có các hình thức:
+ Tích lũy từ các doanh nghiệp.
+ Tích lũy từ các hộ gia đình thông qua hoạt động đóng thuế, đóng góp tự nguyện, mua trái phiếu
2. Động lực tích lũy đầu tư
- Mục tiêu vì lợi nhuận
- Sự phân hóa xã hội của đầu tư( càng giàu càng đầu tư)
- Không vì lợi nhuận mà vì mục tiêu ổn định đời sống xã hội, nâng cao mức sống, tăng năng suất lao động…
3. Cách thức thực hiện đầu tư
- Tự bỏ vốn giúp khơi dậy nguồn lực
- Thông qua thị trường vốn, thị trường tiền tệ
- chuyển giao trực tiếp giữa người có tiết kiệm và người cần vốn.
- Đước điều tiết qua ngân hàng Trung ương, đây là hình thức hưởng lãi suất trực tiếp, hoặc hưởng lợi nhuận gián tiếp qua sự điều tiết của thị trường vốn
- Thực hiện bằng cơ chế CẤP - PHÁT vốn, do đó nảy sinh nhiều tiêu cực, hình thành hiện tượng cấp dưới thì há miệng chờ sung, còn cấp trên trở thành những “ người ban ơn”
II. Đánh giá
1. Sự tăng trưởng (quy mô dung lượng của nền kinh tế)
Tốc độ tăng trưởng bình quân GNP và GDP theo đầu người ở các nước XHCN và TBCN 1950-1990
1950-1960
1960-1965
1965-1970
1970-1975
1875-1980
1980-1985
1985-
1990
A. Hệ thống XHCNKHH
Tiệp Khắc
4.8
3.9
2.3
1.6
3.4
3.2
3.4
2.7
2.2
1.5
1.5
1.2
1.2
1.2
Đông Đức
5.7
6.7
2.7
3
3
3.1
3.4
3.8
2.3
2.5
1.8
1.9
1.6
1.6
Liên Xô
5.7
3.9
5
3.5
5.2
1.2
3.7
2.7
2.7
1.8
2
1.1
1.8
1.1
Ba Lan
4.6
2.75
4.4
3.2
4.1
3.4
6.4
5.4
0.7
0
0.7
-1
0.2
0.2
Hungary
4.6
4
4.2
3.9
3
2.7
3.4
2.9
2
1.9
1.7
1.7
0.7
0.7
B. Hệ thống TBCN
Mỹ
3.3
1.5
4.6
3.2
3.1
2.4
2.3
1.6
3.7
2.6
2.4
1.4
3.1
2.1
Canada
4.6
1.3
4.7
3.8
4.8
3
5
3.6
2.9
1.9
2.2
0.9
3.3
2.3
Tây Đức
7.9
6.3
5
3.5
4.4
3.9
2.1
1.7
3.6
3.7
1.4
1.4
2.8
2.4
Đan Mạch
3.6
2.9
5.1
4.3
4.5
3.1
2.8
2.4
2.7
2.4
2.3
2.3
2.4
2.4
(số bình quân theo đầu người ở cột bên phải)
Nhận xét: Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy:
Giữa các nước cùng giai đoạn phát triển, các nền kinh tế XHCN KHH có tỉ lệ tăng trưởng thấp hơn các nước TBCN
- Tỉ lệ tăng trưởng của các nền kinh tề XHCN bắt đầu giảm xuống từ giữa những năm 1970.Ở Liên Xô và các nước Đông Âu tăng trưởng kinh tế chững lại ở nửa cuối những năm 80
-Phương Tây sau giai đoạn tăng trưởng thấp đầu những năm 1980, tiếp tục đạt mức tăng trưởng xấp xỉ ở mức trung bình dài hạn nên tăng trưởng kinh tế ở những nước XHCNKHH không nhanh hơn so với các nước TBCN.
Sở dĩ giai đoạn đầu, CNXH có tốc độ tăng trưởng nhanh, thậm chí vượt cả các nước TBCN nhưng giai đoạn sau lại tăng trưởng chậm dần, thậm chí là gần như không tăng trưởng hay tăng trưởng âm là do có sự tập thể hóa . Đây là hình thức sản xuất tập trung mang lại năng suất cao. Cùng với đó, cũng chính chế độ CNXH mới xuất hiện như một “làn gió mới” thổi vào xã hội một không khí làm việc hăng say, sôi nổi, với khí thế và sự phấn khởi lớn đã khiến cho năng suất ở những nước này tăng lên thấy rõ, mà điển hình là trường hợ của Liên Xô. Chỉ sau ba kế hoạch năm năm, nước này đã có những thành tựu thần kỳ ngang bằng với thời kỳ tích lũy trong hàng thập niên của các nước TBCN. Thế nhưng, chính hệ thống XHCN đó về lâu dài, đã triệt tiêu hoàn toàn tính tự chủ của người lao động, gây ra sự trì trệ, ỷ lại, dẫn đến hậu quả là tăng trưởng ngày càng giảm sút.
Còn đối với các nước TBCN, với mục tiêu vì lợi nhuận, các nhà sản xuất đã không ngừng cạnh tranh, nhờ đó mà tốc độ tăng trưởng đạt được cao hơn so với các nước XHCN.
Hiệu quả hoạt động
Thước đo thứ hai về kết quả hoạt động kinh tế là hiệu quả kinh tế. Thước đo này được cụ thể hóa bởi các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn, hiệu quả sử dụng lao động…
- Lao động trong xã hội TBCN được phân bổ một cách rộng rãi thông qua các thị trường lao động. Cung về lao động là một hàm số tỉ lệ thuận với tiền lương được trả, và tỉ lệ mức tiền lương cân bằng giữa cung và cầu về lao động được hình thành một cách tự động trên thị trường. Do vậy hiệu quả sử dụng lao động của TBCN cao hơn so với XHCN nơi mà nhà nước luôn đảm bảo công bằng xã hội và việc làm cho mọi người dân.
- Trong xã hội TBCN, do sở hữu cá nhân là chủ yếu, quan điểm “ khách hàng là thượng đế” và mục tiêu vì lợi nhuận đã tạo ra cơ sở để các nhà sản xuất phải sản xuất ra các hàng hóa phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng với mức chi phí được tối thiểu hóa. Đây cũng chính là cơ sở thúc đẩy sự phát triển của khoa học công nghệ và hiệu quả sử dụng nguồn vốn cao. Điều này có thể thấy rõ ràng thông qua bảng số liệu dưới đây. Các nước nằm trong hệ thống TBCN có hệ số ICOR thấp hơn hẳn so với các nước nằm trong hệ thống XHCN.
Tổng đầu tư
GDP
ICOR
Hệ thống XHCN
Tiệp Khắc (50-67)
5.2
3.2
1.625
Đông Đức (60-75)
6.1
4.9
1.244898
Hungary (50-67)
5.2
4
1.3
Ba Lan (50-67)
7.9
5.1
1.54902
Liên Xô (50-80)
7.7
4.7
1.638298
Hệ thống TBCN (1950-1977)
Mỹ
3.1
3.6
0.861111
Canada
4.6
4.8
0.958333
Tây Đức
5
4.8
1.041667
Đan Mạch
4.9
3.8
1.289474
Na Uy
4.6
4.2
1.095238
2. Phân phối thu nhập
Một hệ thống kinh tế phân phối thu nhập tốt như thế nào giữa các hộ gia đình là tiêu chuẩn thứ ba để đánh giá hoạt động kinh tế.
Trong nền kinh tế TBCN, người sở hữu các nguồn lực có mức giá cao sẽ có thu nhập cao hơn người sở hữu các nguồn lực có mức giá thấp. Tuy nhiên các nhân tố sản xuất bị sở hữu trội hơn hẳn bởi vì các cá thể tư nhân và giá trị tương đối của những nhân tố này được thị trường xác định. Dù với một mức độ nào, vốn vật chất, vốn con người và khả năng tự nhiên là không thể phân phối ngang bằng được, đặc biệt là những thứ này được chuyển từ thế hệ này sang thế hệ khác, sở hữu tư nhân về các nhân tố sản xuất làm tăng phân phối thu nhập không ngang bằng giữa các thành viên trong xã hội TBCN
Đối với chủ nghĩa xã hội mỗi cá nhân sẽ được phân phối theo năng lực và hưởng theo sự đóng góp của mình.Không giống như trong nền kinh tế thị trường nơi mà quá trình phân phối các nguồn lực được thực hiện tương đối phi tập trung thông qua sự kết hợp trên thị trường giữa cung và càu, sự phân phối trong nền kinh tế XHCN được thực hiện thông qua cơ chế KHH. Thông thường cơ quan quyền lực chính trị thực hiện kiểm soát đối với các mục tiêu kinh tế rộng lớn. Sau khi đã xác định được các mục tiêu này, cơ quan kế hoạch sẽ có nhiệm vụ phát triển một kế hoạch trong đó cạch rõ các nguồn lực sẽ được sử dụng như thế nào đẻ đạt được mục tiêu. Những mục tiêu trong kế hoạch chỉ rõ cho doanh nghiệp biết nên ản xuất cái gì, tổ chức sản xuất ra sao và phân phối sản phẩm tới ai ( thông qua hệ thông tem phiếu để phân phối hàng hóa).
Do vậy,mặc dù thu nhập bình quân trên người của các nước TBCN cao hơn ở các nước XHCN nhưng thu nhập dưới CNXH sẽ được phân phối công bằng hơn so với CNTB .
Để thấy rõ điều này chúng ta xem xét giai đoạn giữa thập kỉ 80 là một giai đoạn tương đối “bình thường” ở Đông Âu trước khi có những thay đổi lớn xảy ra vào cuối thập ki 1980
Các nước TBCN
GDP/người
Các nước XHCN
GDP/người
Mỹ
16710
Đông Đức
10440
Canada
16538
Tiệp Khắc
8750
Đan Mạch
14603
Hungary
7560
Tây Đức
14432
Liên Xô
7400
Pháp
13755
Ba Lan
6470
Nhật Bản
13312
Bungary
6420
Anh
12042
Rumany
5450
Tây Ban Nha
9008
Hy Lạp
6854
Bảng số liệu của một số nước TBCN và XHCN trong những năm 1980
Nhận xét về thu nhập bình quân đầu người, Liên Xô và các nước Đông Âu đều thấp hơn so với các nước tư bản chủ nghĩa tiên tiến trong những năm giữa thập kỉ 80. Thu nhập bình quân đầu người trong các nền kinh tế xã hội chủ nghĩa tiên tiến hơn như Tiệp Khắc, Đông Đức, Liên Xô đều thấp hơn ở Nhật .và Anh và ở khoảng gữa so với Tây Ban Nha, Hy Lạp. Thu nhập bình quân của Bungary thấp hơn Tây Ban Nha nhưng lại gần bằng Hy Lạp.
Anh
1969
Mỹ
1968
Italia
1969
Canada
1971
Thụy Điển
1971
Hungary
1964
Tiệp Khắc
1965
Bungary
63-65
Liên Xô
1966
TNBQ của cá nhân thuộc 95% so với TNBQ thuộc 5%
5.0
12.7
11.2
12.0
5.5
4.0
4.3
3.8
5.7
TNBQ của cá nhân thuộc 90% so với TNBQ thuộc 10%
3.4
6.7
5.9
6.0
3.5
3.0
3.1
2.7
3.5
TNBQ của cá nhân thuộc 75% so với TNBQ thuộc 25%
1.9
2.6
2.5
2.4
1.9
1.8
1.8
1.7
2.0
Nhận xét: Từ bảng trên cho ta thấy thu nhập không được phân phối công bằng trong các nước TBCN, nơi mà nhà nước đóng vai trò hạn chế trong phân phối lại thu nhập qua thuế lũy tiến và cung cấp các dịch vụ xã hội (như Mỹ, Ý, Canada). Đúng là ngay cả khi nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong phân phối lại thu nhập(Anh,Thụy Điển), việc phân phối thu nhập vẫn không được công bằng như ở các nước thuộc hệ thống XHCN (hunggary, tiệp khắc, bungary)
Hệ số Ghini là một chỉ số rất thuận tiện cho đánh giá mức độ bất bình đẳng trong phân phối thu nhập. Hệ số Ghini của Anh và Thụy sỹ trong những năm 1970 khoảng 0.25, của Tiệp khắc, Hungary, Balan trong cùng thời gian tương ứng là 0.21, 0.24 và 0.24. Đây là các giá trị rất gần với giá trị của Anh và Thụy Điển. MỸ và Canada có hệ số ghini là 0.34 và 0.35 cao hơn nhiều so với hệ số của các nước XHCN.
Anh
1969
Mỹ
1968
Italya
1969
Canada
1971
Thụy Điển
1971
Hungary
1964
Tiệp Khắc
1965
Bungary
63-65
Liên Xô
1966
TNBQ của cá nhân thuộc 95% so với TNBQ thuộc 5%
5.0
12.7
11.2
12.0
5.5
4.0
4.3
3.8
5.7
TNBQ của cá nhân thuộc 90% so với TNBQ thuộc 10%
3.4
6.7
5.9
6.0
3.5
3.0
3.1
2.7
3.5
TNBQ của cá nhân thuộc 75% so với TNBQ thuộc 25%
1.9
2.6
2.5
2.4
1.9
1.8
1.8
1.7
2.0
3. Ổn định kinh tế
Xét về mặt lý thuyết, các nước XHCN có sự ổn định kinh tế tốt hơn các nước TBCN, thể hiện qua vấn đề ổn định lạm phát và ổn định giá cả
- Vấn đề ổn định giá:
+ Trong xã hội TBCN giá thị trường bị méo mó so với giá trị đích thực của các nguồn lực. Nguyên nhân làm sai lệch giá thị trường “ giá ngầm” là do sự không hoàn hảo của thị trường ( cung cầu không gặp nhau ở điểm cân bằng)
+ Giá cả trong xã hội XHCN ổn định hơn do có sự điều tiết của Nhà nước.
- Vấn đề ổn định lạm phát:
+ CNTB phải chịu cuộc vật lộn có tính chất chu kỳ của lạm phát, thất nghiệp và những biíen động tăng trưởng.
+ XHCN chi tiêu đầu tư theo mục tiêu quản lý của các nhà kế hoạch nên sẽ duy trì lạm phát ở mức ổn định hơn. Đồng thời sự biến động trong chi tiêu là rất nhỏ. Các cân đối kế hoạch hiện vật của hệ thống này cũng có thể dẫn tới sự cân đối của cung và cầu.
Cung- Cầu đối với hàng hóa tiêu dùng sẽ theo mục tiêu quản lý của nhà nước và hạn chế được tính lạm phát của chính sách tiền tệ.
Hoạt động của các doanh nghiệp dưới sức ép để đạt được mục tiêu sản lượng sẽ tạo điều kiện cho người lao động có việc làm ổn định.
Hệ thống KHH có thể tránh những vấn đề thất nghiệp do các doanh nghiệp nhà nước không để bị phá sản. Các doanh nghiệp được khuyến khích sản xuất ra theo sản lượng chứ không phải theo doanh số và sự tồn tại của các doanh nghiệp đảm bảo hiệu quả hoạt động thực tế.
Thế nhưng, trên thực tế, sự ổn định của các nước trong hệ thống XHCN kế hoạch hóa chỉ mang tính giả tạo, do sự kiềm chế lạm phát và che giấu sự thiểu hụt về cung (thất nghiệp trá hình và lạm phát kiềm chế). Ví dụ như trong vấn đề việc làm, có thể những con số về thất nghiệp của XHCN ấn tượng hơn TBCN nhưng thực tế, con số đó có được là do việc làm đã được chia đều cho tất cả mọi người mặc dù khối lượng việc làm là không đủ và không đáng kể.
4. Tình trạng nợ nần
Tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải đi vay. Tuy nhiên, ở các nước TBCN, hiện tượng đi vay và vỡ nợ xảy ra phổ biến và nghiêm trọng hơn so với các nước XHCN.
Vỡ nợ: là tình trạng một quốc gia đi vay nợ đến đỉnh cao mà không có đủ các điều kiện để chuyển sang giai đoạn khác của chu kỳ vay nợ. Nguyên nhân là do ở các nước TBCN, sự can thiệp của Chính phủ vào nền kinh tế không sâu, vì thế các doanh nghiệp vì mục tiêu phát triển sản xuất với lợi nhuận tối đa đã không quan tâm đến tình trạng vay nợ. Còn trong hệ thống các nước XHCN, sự can thiệp của Chính phủ nhằm hướng các nền kinh tế đi theo mục tiêu phát triển chung của cả xã hội, nên sự vay nợi được cân nhắc và thận trọng hơn.
Vỡ nợ có thể bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân trong đó có 3 nguyên nhân chính là :
- Vay nợ để trả nợ, đến khi vay quá nhiều không còn có thể vay ở đâu được nữa sẽ dẫn đến vỡ nợ.
- Do chính sách của chính phủ đề ra không chính xác. Điển hình là Brazin, do tập trung vào xây dựng nhiều nhưng công trình “ Phi kinh tế” như nhà cao tầng đường cao tốc,… mà đặc trưng của các công trình này là khả năng sinh lời thấp nên thu không đủ để bù chi. Brazin đã rơi vào tình trạng vỡ nợ
- Sự không thành công trong việc thực hiện một chính sách cải tổ kinh tế.
Mỹ hiện nay là con nợ lớn nhất thế giới:
- Năm 2007 nợ nước ngoài của mỹ là 9130 tỷ $ so với năm 2005 là 5700 tỷ $.
- Dự báo đến năm 2050 nợ nước ngoài của mỹ sẽ lên đến 350% so với 12% trong chiến tranh thế giới thứ hai. So với Nhật là 569 tỷ $, Trung Quốc là 400 tỷ $, Anh là 244 tỷ $.
Còn ở một số nước XHCN tình trạng nợ vẫn đang ở ngưỡng an toàn :
- Việt nam có số nợ là 24,36 tỷ $.
- Trung Quốc là 180 tỷ $
- Nga hiện đang nợ 290 tỷ $.
5. Khả năng duy trì sự tồn tại và phát triển
Trong giai đoạn đầu XHCN xuất hiện với một xu thế tốt. Thế nhưng, những bằng chứng về lý thuyết và thực nghiệm đều cho thấy sự suy giảm trong tăng trưởng kinh tế của các nước XHCN. Kết quả là CHXH mệnh lệnh đã sụp đổ vào thập niên 90.
Các nguyên nhân gây ra sự sụp đổ có thể kể đến bao gồm :
- Thất bại trong cơ chế KHH tập trung mệnh lệnh, so đã tạo ra một nền kinh tế thiếu các động lực phát triển cho mục tiêu không vì lợi nhuận, gây ra sự lãng phí lớn về nguồn lực xã hội .
Các nước
Năm 1950 - 1960
Năm 1960 -1985
Liên Xô
4,6
2,3
Tiệp Khắc
4,1
1,6
Bảng số liệu về tốc độ tăng năng suất lao động của một số nước XHCN.
So với các nước TBCN, tốc độ tăng năng suất lao động của các nước XHCN nghiêm trọng hơn rất nhiều. Điều đó đã dẫn đến tốc độ đầu tư cho khoa học công nghệ giảm. Kết quả là GDP ngày càng giảm.
- Sư suy thoái trong ý thức xã hội :
+ Cấp trên có quan liêu, cửa quyền, lạm dụng chức quyền và vụ lợi,…
+ Cấp dưới có tâm lý ỷ lại.
- Sự độc quyền trong hệ thống chính trị.
- Sự cô lập trong đường lối phát triển.
Sự sống còn của CNTB đã được chứng minh cả trên lý thuyết và bằng kinh nghiệm lịch sử. Với những thay đổi cho phù hợp với xu thế phát triển, CNTB ngày càng khẳng định khả năng của mình trong việc hướng tới cân đối ổn định và kinh nghiệm lịch sử cũng chỉ ra rằng, CNTB đã sống vài thế kỷ và không có các dấu hiệu sắp xảy ra sụp đổ.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 24894.doc