Đề tài So sánh sự khác biệt giữa Báo cáo tài chính của doanh nghiệp với Báo cáo tài chính của công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, ngân hàng thương mại

Cũng giống như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, doanh nghiệp bảo hiểm cũng phải tôn trọng các nguyên tắc kế toán được quy định trong chuẩn mực kế toán. Tuy nhiên, kinh doanh bảo hiểm là một hoạt động đặc thù, thuộc lĩnh vực tài chính có những đặc điểm và yêu cầu quản lý riêng nên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp bảo hiểm có các đặc trưng cơ bản khác với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thông thường như sau:

 Tài sản:

 Tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm chủ yếu là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn với nhiều hình thức khác nhau như: tiền gửi có kỳ hạn, các khoản cho vay, các khoản đầu tư mua cổ phiếu, trái phiếu, Bên cạnh đó các tài sản không co khả năng chuyển đổi thành tiền ( như là các chứng khoán rủi ro khó chuyển đổi ra tiền, giá trị còn lại của tài sản vô hình, các khoản phải thu của đại lý và các khoản thu tái bảo hiểm đã quá hạn,.). Không được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán vì chúng không được coi là tài sản khi xác định khả năng thanh toán của các doanh nghiệp bảo hiểm.

 

doc10 trang | Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 5617 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài So sánh sự khác biệt giữa Báo cáo tài chính của doanh nghiệp với Báo cáo tài chính của công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, ngân hàng thương mại, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề bài: So sánh sự khác biệt giữa báo cáo tài chính của doanh nghiệp với báo cáo tài chính của công ty chứng khoán, công ty bảo hiểm, ngân hàng thương mại. Báo cáo tài chính là những báo cáo được lập dựa vào phương pháp kế toán tổng hợp số liệu từ các sổ sách kế toán, theo các chỉ tiêu tài chính phát sinh tại những thời điểm hoặc thời kỳ nhất định. Các báo cáo tài chính phản ánh một cách hệ thống tình hình tài sản của đơn vị tại những thời điểm, kết quả hoạt động kinh doanh và tình hình sử dụng vốn trong các thời kỳ nhất định; đồng thời được giải trình, giúp cho các đối tượng sử dụng thông tin tài chính nhận biết được thực trạng tài chính, tình hình sản xuất kinh doanh của đơn vị để ra các quyết định phù hợp. Hệ thống báo cáo tài chính nước ta bao gồm: Bảng cân đối kế toán Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Bản thuyết minh các báo cáo tài chính Bảng cân đối kế toán là báo cáo tổng hợp, cho biết tình hình tài chính của doanh nghiệp tại những thời điểm nhất định. Kết cấu của bảng được chia thành hai phần: tài sản và nguồn vốn, được trình bày dưới dạng một phía (bảng cân đối báo cáo) hoặc hai phía (Bảng cân đối kế toán). Mỗi phần được bố trí các cột “mã số” để ghi mã số của các chỉ tiêu trên Bảng cân đối kế toán, cột “số đầu năm”, “số cuối kỳ” để ghi giá trị từng tài khoản tài sản, nguồn vốn tại các thời điểm đầu năm và cuối kỳ báo cáo. Cả hai phần tài sản và nguồn vốn đều bao gồm hệ thống các chỉ tiêu tài chính phát sinh, phản ánh từng nội dung tài sản và nguồn vốn. Các chỉ tiêu được sắp xếp thành từng mục, khoản theo một trình tự logic, khoa học, phù hợp với yêu cầu quản lý và phân tích tài chính doanh nghiệp. Sự khác nhau trong Báo cáo tài chính của các doanh nghiệp chủ yếu là do sự khác nhau trong Bảng cân đối kế toán. Sự khác nhau giữa doanh nghiệp sản xuất và ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại và doanh nghiệp sản xuất đều là các doanh nghiệp với khoản mục tài sản, nguồn vốn để từ đó góp phần cho hoạt động kinh doanh nhằm thu lợi nhuận. Nhưng khác ở chỗ: doanh nghiệp sản xuất thì kinh doanh chủ yếu các mặt hàng vật tư, hàng hóa và các sản phẩm do họ sản xuất ra, còn ngân hàng thương mại là doanh nghiệp kinh doanh tiền tệ. Do vậy mà Bảng cân đối kế toán của chúng có những đặc điểm khác nhau sau: Khoản mục tài sản: Trong doanh nghiệp sản xuất do tính chất kinh doanh hàng hóa vật tư nên khoản mục tài sản được chia thành tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Trong đó tài sản ngắn hạn gồm: tiền và các khoản tương đương tiền, các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho. Tài sản dài hạn gồm: các khoản phải thu dài hạn, tài sản cố định và các khoản đầu tư tài chính dài hạn. Nói chung tất cả các tài sản cả hữu hình và vô hình phục vụ cho hoạt động sản xuất ra hàng hóa của doanh nghiệp, trong đó có thể phần tài sản cố định chiếm phần lớn. Đối với ngân hàng thương mại thì phần lớn tài sản của ngân hàng là các tài sản tài chính gồm các hợp đồng cho vay, hợp đồng thuê và thuê mua, chứng khoán, các khoản tiền gửi,… Một phần nhỏ trong số tài sản của ngân hàng là tài sản cố định. Mỗi loại tài sản được hình thành theo các cách thức khác nhau, vì những mục tiêu khác nhau song đều đảm bảo an toàn và sinh lợi cho ngân hàng. Khoản mục tài sản gồm: Ngân quỹ (tiền mặt trong két, tiền gửi tại ngân hàng khác) Chứng khoán (gồm chứng khoán Chính phủ, chứng khoán của ngân hàng khác, các công ty tài chính, chứng khoán của các công ty khác) Tín dụng (hoạt động tín dụng là hoạt động sinh lợi chủ yếu của các ngân hàng thương mại. trong hoạt động tín dụng, mục tiêu chủ yếu của ngân hàng là kiếm được lợi nhuận, trên cơ sở phục vụ nhu cầu tín dụng của cộng đồng. Loại tài sản này được phân chia thành nhiều loại theo các tiêu thức khác nhau như: tín dụng ngắn hạn, trung hạn,, dài hạn; theo hình thức tài trợ tín dụng được phân thành cho vay, bảo lãnh, cho thuê,… tín dụng phân loại theo rủi ro,…). Tài sản khác: gồm các tài sản ủy thác, phần hùn vốn (liên kết) và các tài sản khác (tài sản cố định, máy móc thiết bị: bao gồm giá trị tài sản ngân hàng như nhà cửa, trang thiết bị cần thiết dành cho các hoạt động của ngân hàng). Vậy sự khác nhau là: Khoản mục tiền gửi ngân hàng đối với doanh nghiệp sản xuất thì chỉ gửi tiền tại các ngân hàng thương mại và các tổ chức tín dụng khác chứ không gửi tiền tại ngân hàng Nhà nước giống như các ngân hàng thương mại. Sự khác biệt này là do ngân hàng thương mại phải thực hiện dự trữ bắt buộc và nhiều ngân hàng trung ương yêu cầu ngân hàng thương mại phải duy trì dự trữ bắt buộc dưới hình thức tiền gửi tại ngân hàng trung ương. Sự phân biệt giữa số dư tiền gửi tại ngân hàng tại các ngân hàng khác và tại các đơn vị khác trên thị trường tiền tệ với tiền gửi khách hàng là thông tin cần thiết vì cho biết mối liên hẹ, sự độc lập của ngân hàng với các ngân hàng khác cũng như đối với thị trường tiền tệ. Do vậy ngân hàng phải trình bày tách biệt các khoản: Số dư tiền gửi tại ngân hàng Nhà nước. Các khoản tiền gửi tại các ngân hàng khác. Các khoản tiền gửi tại các nơi khác trên thị trường tiền tệ. Các khoản tiền gửi của các ngân hàng khác. Các khoản tiền gửi của các đối tượng khác trên thị trường tiền tệ. Đây là điểm khác biệt so với Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp sản xuất. Cách phân loại tài sản và nợ phải trả của ngân hàng là phân loại theo bản chất và sắp xếp theo tính thanh khoản tương ứng với kỳ đáo hạn của chúng. Các khoản mục tài sản và nợ phải trả ngắn hạn và dài hạn không được trình bày riêng biệt vì phần lớn tài sản và nợ phải trả của ngân hàng có thể được thực hiện hoặc thanh toán trong tương lai gần. Ngoài các yêu cầu của chuẩn mực kế toán khác. Nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp sản xuất chủ yếu là từ hoạt động mua bán, các khoản phải thu, từ hàng tồn kho,… Trong khi đó nguồn hình thành tài sản của các ngân hàng thương mại chủ yếu là từ tín dụng. Do đặc trưng kinh doanh tiền tệ tài chính nên trong Bảng cân đối kế toán của ngân hàng không có khoản mục hàng tồn kho. Khoản mục nguồn vốn Trong Bảng cân đối kế toán của ngân hàng thương mại, bộ phận lớn nhất thuộc nguồn vốn của ngân hàng thương mại là tiền gửi của khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Các chỉ tiêu cụ thể như sau: Tiền gửi theo yêu cầu (thanh toán của khách hàng): là loại tiền gưiir có thể rút ra bất cứ lúc nào cho nhu cầu thực tế. Loại tiền gửi này còn được gọi là tiền gửi phát hành Séc. Loại tiền gửi này luôn đáp ứng cho chủ tài khoản các giao dịch thanh toán của họ. Tiền gửi tiết kiệm là phương thức phổ biến nhất đối với công chúng, phản ánh trong các tài khoản tiết kiệm. Những loại ký thác này có thể rút ra bình thường bất cứ lúc nào, nhưng về phương diện kỹ thuật, tại một số ngân hàng theo quy định của họ cần phải có thời gian nhất định. Tiền gửi của thị trường tiền tệ: tiền gửi của khách hàng hoạt động trên thị trường ngoại hối, thị trường tiền tệ quốc tế. Kỳ phiếu: là giấy nợ được ngân hàng phát hành theo điều luật của ngân hàng như là bộ phận nguồn vốn của ngân hàng. Chứng chỉ tiền gửi: Các cá nhân, công ty, doanh nghiệp ký thác có kỳ hạn được chứng nhận bằng chứng chỉ tiền gửi của ngân hàng, loại huy động vốn này hiện nay chiếm vị trí lớn so với tiền gửi tiết kiệm. Tiền gửi có kỳ hạn khác: Tiền gửi cá nhân, các tổ chức theo kỳ hạn nhất định của ngân hàng, khi đến hạn mới được rút ra. Trong trường hợp đặc biệt cần người gửi tiền cũng có thể rút tiền trước kỳ hạn, nhưng không được gửi lãi suất kỳ hạn. Vay ngắn hạn: Đây là khoản vay của ngân hàng nhằm bổ sung cho vốn hoạt động kinh doanh của mình, có thể vay từ ngân hàng Nhà nước, hoặc từ các tổ chức tín dụng khác. Nợ dài hạn: Các khoản vay dài hạn từ các tổ chức tín dụng khác. Nợ phải trả khác: Các khoản nợ phát sinh trong quá trình hoạt động của ngân hàng, như phải trả người bán, phải nộp ngân sách nhà nước, phải trả công nhân viên,… Vốn chủ sở hữu: gồm cổ phiếu thông thường, chênh lệch tăng giá và thu nhập chưa phân phối. Khác nhau: Phần nguồn vốn của ngân hàng thương mại không chia hai phần vốn chủ sở hữu và nợ phải trả như của doanh nghiệp sản xuất do việc phân loại nguồn vốn kinh doanh theo dạng hiện tại của nguồn vốn quan trọng hơn. Bảng cân đối kế toán của các doanh nghiệp sản xuất không có khoản mục tiền gửi, đối với ngân hàng thương mại thì khoản mục này chiếm phần lớn giá trị nguồn vốn kinh doanh. Trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp sản xuất các khoản nợ được phân loại theo thời hạn của nợ thành nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Còn trong ngân hàng thương mại các nguồn vốn không được phân chia theo thời hạn. Trong Bảng cân đối kế toán của ngân hàng thương mại có chỉ tiêu vốn tài trợ, ủy thác đầu tư, ủy thác cho vay ngân hàng chịu rủi ro. Vì các nghiệp vụ này không có ở doanh nghiệp sản xuất. Ngoài các khoản mục trong Bảng cân đối kế toán thì ngân hàng phải trình bày các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn. Nội dung và các giá trị của nghĩa vụ nợ tiềm ẩn của ngân hàng được bao gồm các khoản như: các khoản tín dụng gián tiếp, các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn liên quan đến hoạt động kinh tế, các nghĩa vụ nợ tiềm ẩn phát sinh từ hoạt động giao nhận hàng hóa,… Người sử dụng thông tin trên báo cáo tài chính của ngân hàng cần phải biết về nghĩa vụ nợ tiềm ẩn và các cam kết không hủy ngang của ngân hàng để đánh giá tính thanh khoản, khả năng trả nợ và khả năng cố hữu của các khoản lỗ tiềm tàng. Công ty chứng khoán Công ty chứng khoán là doanh nghiệp với các nghiệp vụ chuyên môn, kinh nghiệm tổ chức thích hợp, thực hiện được vai trò trung gian môi giới mua bán, phát hành chứng khoán, tư vấn đầu tư và thực hiện một số dịch vụ khác cho cả người đầu tư và người phát hành chứng khoán. Công ty chứng khoán kinh doanh, mua bán hàng hóa vô hình, chỉ là giấy tờ chứng nhận quyền sở hữu tài sản nhưng lại có giá trị rất lớn. Hàng hoá chứng khoán có giá cả thay đổi liên tục, thậm chí trong một ngày cũng có rất nhiều giá khác nhau, được mua đi bán lại thường xuyên nên các nghiệp vụ phát sinh phong phú, phức tạp. Ngoài ra, công ty chứng khoán còn có những nghiệp vụ đặc trưng như bảo lãnh phát hành cổ phiếu, cầm cố cổ phiếu,... không giống nghiệp vụ của các doanh nghiệp thông thường khác. Mặt khác hoạt động của công ty chứng khoán còn là việc quản lý, giao dịch những hàng hóa, tài sản không phải của công ty trong nghiệp vụ môi giới, tạm giữ cầm cố, lưu ký chứng khoán,... cho nên phụ lục tài sản ngoài bảng cũng rất nhiều. Khác nhau: Do tính chất đặc thù trong hoạt động kinh doanh cũng như các nghiệp vụ của công ty chứng khoán nên có một số điểm khác biệt với doanh nghiệp sản xuất như sau: Khoản mục đầu tư chứng khoán ngắn hạn của doanh nghiệp sản xuất với công ty chứng khoán là khoản mục "Chứng khoán kinh doanh". Tài khoản này phản ánh giá trị các chứng khoán mua, bán trong hoạt động kinh doanh thông thường của Công ty chứng khoán. Chỉ hạch toán vào tài khoản này các chứng khoán nắm giữ với mục đích kinh doanh mua, bán thông thường của Công ty chứng khoán. Tài khoản này không phản ánh các khoản chứng khoán đầu tư với mục đích nắm giữ tới ngày đáo hạn hoặc nắm giữ với mục đích sẵn sàng để bán như ở doanh nghiệp sản xuất. Khoản mục doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp sản xuất thì ở công ty chứng khoán là khoản mục doanh thu. Khoản mục này phản ánh doanh thu từ các hoạt động kinh doanh của công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, bao gồm: Doanh thu phí quản lý quỹ; Doanh thu phí tư vấn; Doanh thu từ phí phát hành và các khoản doanh thu khác của hoạt động kinh doanh. Trong Bảng cân đối kế toán của công ty chứng khoán có khoản mục chứng khoán theo mệnh giá mà ở trong Bảng cân đối kế toán cảu doanh nghiệp sản xuất không có. Trong Bảng cân đối kế toán của công ty chứng khoán, có khoản mục Đầu tư chứng khoán, phản ánh giá trị hiện có và tình hình biến động các loại chứng khoán đầu tư với mục đích nắm giữ đến ngày đáo hạn và chứng khoán đầu tư sẵn sàng để bán. Trong Bảng cân đối kế toán của công ty chứng khoán có các khoản mục ngoại bảng mà ở doanh nghiệp sản xuất khoản có như "Chứng khoán theo mệnh giá", tài khoản này phản ánh tình hình nhập, xuất và giá trị chứng khoán hiện còn của từng loại chứng khoán theo mệnh giá ở đơn vị. Công ty bảo hiểm Cũng giống như các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh khác, doanh nghiệp bảo hiểm cũng phải tôn trọng các nguyên tắc kế toán được quy định trong chuẩn mực kế toán. Tuy nhiên, kinh doanh bảo hiểm là một hoạt động đặc thù, thuộc lĩnh vực tài chính có những đặc điểm và yêu cầu quản lý riêng nên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp bảo hiểm có các đặc trưng cơ bản khác với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh thông thường như sau: Tài sản: Tài sản của doanh nghiệp bảo hiểm chủ yếu là các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn và dài hạn với nhiều hình thức khác nhau như: tiền gửi có kỳ hạn, các khoản cho vay, các khoản đầu tư mua cổ phiếu, trái phiếu,… Bên cạnh đó các tài sản không co khả năng chuyển đổi thành tiền ( như là các chứng khoán rủi ro khó chuyển đổi ra tiền, giá trị còn lại của tài sản vô hình, các khoản phải thu của đại lý và các khoản thu tái bảo hiểm đã quá hạn,...). Không được phản ánh trên Bảng cân đối kế toán vì chúng không được coi là tài sản khi xác định khả năng thanh toán của các doanh nghiệp bảo hiểm. Trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp bảo hiểm không có khoản mục hàng tồn kho. Nguồn vốn: Điểm khác biệt lớn nhất bên phần nguồn vốn trong Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp bảo hiểm với doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là khoản mục các khoản dự phòng nghiệp vụ trong nợ phải trả. Các khoản này được hạch toán và chi phí nhưng không giống các dự phòng giảm giá trị tài sản được phản ánh bên phần tài sản của Bảng cân đối kế toán, các khoản dự phòng này được thiết lập có mục đích thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm với khách hàng. Do vậy chúng tạo ra một khoản nợ phải trả trên Bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp bảo hiểm. Mỗi loại hình kinh doanh bảo hiểm có các nghiệp vụ dự phòng khác nhau. Trong kinh doanh bảo hiểm phi nhân thọ có 3 loại dự phòng: dự phòng phí, dự phòng bồi thường, dự phòng dao động lớn. Trong bảo hiểm nhân thọ có 5 loại dự phòng: dự phòng toán học, dự phòng bảo đảm cân đối, dự phòng bồi thường, dự phòng cam kết chia lãi, dự phòng phí chưa được áp dụng đối với các hợp đồng bảo hiểm nhân thị có thời hạn dưới một năm.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • doc37335.doc
Tài liệu liên quan