MỤC LỤC
Trang
PHẦN I- ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Giới thiệu đề tài 1
1.2. Mục đích yêu cầu của đề tài 2
PHẦN II- NỘI DUNG 3
I- Toà án kinh tế Việt Nam trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế 3
1. Về cơ cấu tổ chức toà án kinh tế 3
2. Thẩm quyền của toà án trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế 5
2.1. Thẩm quyền theo vụ việc 6
2.2. Thẩm quyền của các cấp toà án 7
2.3. Thẩm quyền của toà án theo lãnh thổ 7
2.4. Thẩm quyền theo sự lựa chọn của nguyên đơn 7
3. Thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế 8
3.1. Thủ tục sơ thẩm 8
3.2. Thủ tục phúc thẩm 12
3.3. Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm 16
II- Toà trọng tài ở Cộng hoà Liên bang Nga 18
1. Tổ chức, cơ cấu và thẩm quyền của toà trọng tài 19
2. Hoạt động của toà trọng tài 22
3. Giải quyết tranh chấp có yếu tố nước ngoài của trọng tài kinh tế 24
III- Nhận xét chung về hai cơ quan tài phán này ở Việt Nam và Cộng hoà Liên bang Nga 26
PHẦN III- KẾT LUẬN 29
Danh mục các tài liệu tham khảo 31
32 trang |
Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 1544 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài So sánh tổ chức, thẩm quyền của toà án Việt Nam với toà trọng tài của CHLB Nga trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
oà án lập biên bản hoà giải không thành và quyết định đưa vụ án ra xét xử. Như vậy, hoà giải không thành sẽ đưa tiến trình giải quyết vụ án sang giai đoạn tiếp theo giai đoạn xét xử sơ thẩm.
3.1.4 Mở phiên toà sơ thẩm.
Theo quy định của pháp luật, trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử, toà án phải mở phiên toà, trong trường hợp có lý do chính đáng thì thời đó không quá 20 ngày.
Phiên toà được tiến hành với sự có mặt của các đương sự hoặc người đại diện cho đương sự. Nếu viện kiểm soát có yêu cầu tham gia phiên toà thì phiên toà được tiến hành với sự có mặt của kiểm soát viên. Nếu sự có mặt của người làm chứng, người giám định, người phiên dịch là không thể thiếu được thì phiên toà chỉ tiến hành khi có mặt họ.
Thủ tục tiến hành phiên toà sơ thẩm được pháp luật quy định cụ thể như sau:
Thứ nhất là thủ tục phiên toà:
Khi bắt đầu phiên toà, chủ toạ phiên toà đọc quyết định đưa vụ án ra xét xử, kiểm tra sự có mặt và căn cước của những người được triệu tập đến toà và giải thích cho họ biết quyền và nghĩa vụ của họ tại phiên toà. Nếu người được triệu tập vắng mặt, thì hội đồng xét xử quyết định hoãn hoặc tiếp tục phiên toà.
Chủ toạ phiên toà giới thiệu các thành viên của hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định, người phiên dịch và giải thích cho người tham gia tố tụng nói tại các điều 20,22 và 23 của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế về quyền yêu cầu thay đổi thành phần hội đồng xét xử, kiểm sát viên, thư ký phiên toà, người giám định, người phiên dịch. Nếu có yêu cầu, thì hội đồng xét xử xem xét và quyết định.
Chủ toạ phiên toà giải thích cho người giám định, người phiên dịch về quyền và nghĩa vụ của họ. Những người này phải cam đoan làm tròn nghĩa vụ.
Người làm chứng phải cam đoan khai đúng sự thật. Nếu thấy người làm chứng có thể bị ảnh hưởng bởi lời khai của người khác, thì chủ toạ phiên toà cho cách ly người làm chứng với người khác trước khi lấy lời khai của ngươì làm chứng.
Chủ toạ phiên toà hỏi đương sự hoặc người đại diện, kiểm soát viên về việc cung cấp thêm chứng cứ hoặc yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng. Nếu có người yêu cầu thì hội đồng xét xử xem xét và quyết định.
Thứ hai là xét hỏi tại phiên toà.
Hội đồng xét xử xác định đầy đủ các tình tiết của vụ án bằng cách nghe lời trình bày của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, hoặc người đại diện của đương sự, người làm chứng, người giám định, xem xét vật chứng.
Khi xét hỏi, hội đồng xét xử hỏi trước, sau đó đến kiểm soát viên, người bảo vệ quyền lợi hợp pháp của đương sự. Những người tham gia tố tụng có quyền đề xuất với hội đồng xét xử những vấn đề cần được hỏi thêm.
Thứ ba là tranh luận tại phiên toà :
Sau khi hội đồng kết thúc việc xét hỏi, các đương sự hoặc người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trình bày các tình tiết liên quan đến vụ án và nêu ý kiến của mình về cách thức giải quyết vụ án, tham gia tranh luận, có quyền đáp lại ý kiến tranh luận của người khác, kiểm sát viên trình bày ý kiến của mình về việc giải quyết vụ án.
Thứ tư là nghị án:
Các quyết định của hội đồng xét xử phải được các thành viên thảo luận và quyết định theo đa số. Khi nghị án phải có biên bản ghi các ý kiến đã thảo luận và quyết định của hội đồng xét xử.
Thứ năm là tuyên án:
Chủ toạ phiên toà công bố toàn văn bản và có trách nhiệm giải thích cho đương sự biết quyền kháng cáo vad nghĩa vụ chấp hành bản án.
Vậy sau khi phiên toà kết thúc, đương sự được toà án cấp trích lục bản án hoặc quyết định về vụ án. Chậm nhất là 7 ngày tuyên án, ra quyết định, toà án cấp cho đương sự bản sao bản án hoặc quyết định theo yêu cầu của họ, đồng thời gửi cho viện kiểm sát cùng cấp. Nếu đương sự vắng mặt tại phiên toà, thì toà án gửi ngay cho họ trích lnục bản án hoặc quyết định về vụ án.
3.2: Thủ tục phúc thẩm.
Thủ tục phúc thẩm là việc toà án cấp trên trực tiếp xét lại những bản án, những quyết định sơ thẩm của toà án cấp dưới chưa có hiệu lực mà bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
Việc tiến hành phúc thẩm các bản án, quyết định chưa có hiệu lực pháp luật của toà án cấp dưới nhằm mục đích sữa chữa những sai lầm của toà án trong bản án, quyết định đó. Thủ tục phúc thẩm ngoài việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, nó còn tạo khả năng thuận lợi cho toà án cấp trên kiểm tra chất lượng xét xử của toà án cấp dưới để thông qua đó mà chỉ đạo hoạt động xét xử của toà án cấp dưới cho phù hợp với pháp luật và thực tiễn khách quan.
Nội của những quy định pháp luật về thủ tục phúc thẩm đề cập đến những vấn đề sau:
3.2.1 Chủ thể và khách thể của quyền kháng cáo và kháng nghị.
Trong tố tụng kinh tế, chỉ có đương sự hoặc người đại diện cho đương sự có quyền kháng cáo bản án, quyết định của toà án, còn viện trưởng viện kiểm sát nhân dân cùng cấp và trên một cấp có quyền kháng nghị bản án, quyết định của toà án sơ thẩm.
Người kháng cáo phải làm đơn kháng cáo và gửi cho toà án trong thời hạn kháng cáo. Viện kiểm sát kháng nghị bằng một quyết định. Nội dung của đơn kháng cáo và quyết định kháng nghị phải nêu rõ lý do kháng cáo, kháng nghị, phần quyết định của bản án, quyết định của toà án sơ thẩm bị kháng cáo,kháng nghị, yêu cầu của người kháng cáo, kháng nghị.
Khách thể của quyền kháng cáo, kháng nghị là bản án và quyết định chưa có hiệu lực của toà án sơ thẩm. Tuy nhiên, không phải tất cả các quyết định của toà án sơ thẩm đều là khách thể của kháng cáo, kháng nghị, mà có những quyết định không thể bị kháng cáo, kháng nghị. Chẳng hạn như quyết định đình chỉ vụ án vì lý do người khởi kiện rút đơn.
3.2.2 Trình tự thực hiện quyền kháng cáo, kháng nghị.
Thứ nhất: Thời hạn thực hiện quyền kháng cáo, kháng nghị.
Thời hạn kháng cáo là 10 ngày, kể từ ngày toà án tuyên án hoặc ra quyết định, đối với đương sự vắng mặt tại phiên toà thì thời hạn này tính từ ngày bản sao bản án, quyết định được giao cho họ hoặc được niêm yết tại trụ sở uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi họ có trụ sở hoặc cư trú.
Thời hạn kháng nghị của viện kiểm sát cùng cấplà 10 ngày, của viện kiểm sát là 20 ngày, kể từ ngày toà án tuyên án hoặc ra quyết định. Nếu kiểm sát viên không tham gia phiên toà, thì thời hạn kháng nghị tính ntừ ngày viện kiểm sát cùng cấp nhận được bản sao bản án, quyết định.
Nếu kháng cáo, kháng nghị quá thời hạn vì trở ngại khách quan thì thời hạn kháng cáo, kháng nghị là 10 ngày kể từ ngày trở ngại đó không còn nữa.
Thứ hai: Hậu quả pháp lý của việc kháng cáo, kháng nghị.
Theo điều 64 của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế thì phần bản án, quyết định bị kháng cáo, kháng nghị thì chưa có hiệu lực pháp luật. Phần bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật.
Thứ ba: Bổ sung, sữa đổi nội dung kháng cáo, kháng nghị, rút kháng cáo, kháng nghị.
Trước khi xét xử hoặc tại phiên toà phúc thẩm, viện kiểm sát, người kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, kháng nghị có quyền bổ sung chứng cứ mới.
Toà án cấp phúc thẩm có thể tự mình hoặc theo yêu của đương sự tiến hành hoặc uỷ thác cho toà án khác tiến hành xác minh chứng cứ mới được bổ sung.
Nếu trước hoặc trong khi mở phiên toà phúc thẩm, đương sự kháng cáo có quyền rút một phần hoặc toàn bộ nội dung kháng cáo. Viện kiểm sát sai đã kháng nghị hoặc viện kiểm sát cấp trên có quyền rút một phần hoặc toàn bộ nội dung kháng nghị và toà án ra quyết định đình chỉ việc xét xử phúc thẩm đối với một phần hoặc toàn bộ nội dung kháng cáo, kháng nghị đã được rút.
Thứ tư: Thông báo việc kháng cáo kháng nghị.
Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày người kháng cáo xuất trình chứng từ về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, toà án sơ thẩm phải thông báo việc kháng cáo cho viện kiểm sát cùng cấp và cho đương sự, người có quyền, có nghĩa vụ liên quan đến kháng cáo, viện kiểm sát gửi bản sao kháng nghị cho đương sự có quyền, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị. người có quyền liên quan đến kháng cáo, kháng nghị có trách nhiệm gửi cho toà án cấp phúc thẩm ý kiến của mình về kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn 7 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo.
Thứ năm: Thủ tục kháng cáo, kháng nghị.
Đơn kháng cáo, kháng nghị được gửi đến toà án cấp sơ thẩm để giải quyết vụ án. Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày người kháng cáo xuất trình chứng từ về việc nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm họăc kể từ ngày nhận được kháng nghị, toà án cấp sơ thẩm phải gửi kháng cáo, kháng nghị kèm theo toàn bộ hồ sơ vụ án cho toà án cấp phúc thẩm.
Thứ sáu: Phiên toà phúc thẩm.
Trong thời hạn 1 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do toà án cấp sơ thẩm gửi đến, toà án cấp phúc thẩm phải mở phiên toà xét xử, thời hạn này có thể gia hạn thêm nếu vụ án có nhiều tình tiết phúc tạp.
Hội đồng xét xử gồm ba thẩm phán. Phiên toà phúc thẩm được tiến hành với có mặt của các thành phần sau:
Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên toà phúc thẩm trong trường hợp viện kiểm sát kháng nghị. Đối với các trường hợp khác viện kiểm sát tham gia khi xét thấy cần thiết. Nếu viện kiểm sát tham gia phiên toà thì hồ sơ vụ án được chuyển cho viện kiểm sát nghiên cứu trong thời gian 10 ngày.
Đương sự kháng cáo, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việc kháng cáo, kháng nghị phải được triẹu tập tham gia phiên toà phúc thẩm.
Toà án chỉ triệu tập người giám định, người làm chứng khi có yêu cầu của đương sự và khi thấy cần thiết cho việc kháng cáo, kháng nghị.
Nếu viện kiểm sát phải tham gia phiên toà hoặc có yêu cầu tham gia mà không tham gia được, thì hội đồng xét xử hoãn phiên toà. Nếu những người nói tại các điểm 2 và 3 của điều 68 này vắng mặt mà không có lý do chính đáng thì toà án vẫn tiến hành xét xử.
Phiên toà phúc thẩm được tiến hành theo các thủ tục như phiên toà sơ thẩm nhưng trước khi xét xử, kháng nghị, một thành viên của hội đồng xét xử trình bày nội dung vụ án, quyết định của bản án sơ thẩm và nội kháng cáo, kháng nghị.
Bản án, quyết định của cấp phúc thẩm có hiệu lực pháp luật ngay sau khi tuyên.
3.3: Thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm.
Đó là thủ tục để xem xét lại những bản án đã có hiệu lực pháp luật trong một số trường hợp nào đó.
3.3.1: Thủ tục giám đốc thẩm.
Giám đốc thẩm là một giai đoạn đặc biệt của tố tụng kinh tế, trong đó toà án cấp trên kiểm tra tính hợp pháp, tính có căn cứ đối với các bản án, quyết định đã có tính hiệu lực pháp luật của toà án cấp dưới trên cơ sỡ kháng nghị của người có thẩm quyền.
Nội dung của những quy định pháp luật về thủ tục giám đốc thẩm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đề cập đến những vấn đề cơ bản sau:
Chủ thể, khách thể của quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Theo quy định của luật tổ chức toà án nhân dân, luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân tối cao, phó chánh toà án nhân dân tối cao, phó viện trưởng viện kiểm sát nhân dân tối cao, chánh toà án cấp tỉnh, viện trưởng viện kiểm sát cấp tỉnh.
Khách thể của quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nếu thấy vi phạm luật.
Việc kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm dựa vào các căn cứ được quy định cụ thể tại điều 75 của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế.
Trình tự thực hiện kháng nghị theo thủ giám đốc thẩm.
Sau khi đã kiểm tra hồ sơ vụ án, có căn cứ để kết luậnbản án,quyết định đã có hiệu lực pháp luật có vi phạm pháp luật, người có thẩm quyền kháng nghị sẽ tiến hành kháng nghị bằng một văn bản (một quyết định kháng nghị). Trong kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm cần nêu rõ căn cứ kháng nghị, kháng nghị bản án, quyết định nào? của toà án nào? yêu cầu kháng nghị.
Kháng nghị phải được gửi cho toà án đã ra bản án, quyết định bị kháng nghị. Toà án sẽ xét xử giám đốc thẩm, đương sự và những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến nội dung kháng nghị. Toà án phải gửi kháng nghị, kèm theo hồ sơ vụ án cho viện kiểm sát cùng cấp để nghiên cứu trong thời gian 10 ngày.
Phiên toà giám đốc thẩm:
Điều 78 của pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế quy định về thẩm quyền giám đốc thẩm.
Tại điều 79 quy định: Phiên toà giám đốc thẩm không phải triệu tập đương sự, những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến kháng nghị trừ trường hợp toà án xét thấy cần phải nghe ý kiến của họ trược khi quyết định.
Tại phiên toà, một thành viên hội đồng xét xử trình bày nội dung vụ án, nội dung kháng nghị. Nếu toà án triệu tập người tham gia thị tố tụng thì họ trình bày ý kiến của mình trước khi kiểm sát viên trình bày ý kiến về việc giải quyết vụ án. Hội đồng xét xử thoả luận và ra bản án, quyết định.
3.3.2: Thủ tục tái thẩm:
Thủ tục tái thẩm cũng là một giai đoạn tố tụng kinh tế đặc biệt, trong đó toà án cấp trên kiểm tra tính hợp pháp và tính căn cứ đối với những bản án, quyết định đã có hiệu lực của pháp luật của toà án cấp dưới nếu phát hiện được những tình tiết mới quan trọng làm thay đổi nội dung vụ án, trên cơ sở kháng nghị của người có thẩm quyền.
Nội dung của những quy định pháp luật về thủ tục tái thẩm các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đề cập những vấn đề cơ bản sau:
Theo quy định của điều 81 pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án kinh tế, thì chỉ có chánh án toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân tối cao, chánh toà án cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát cấp tỉnh mới có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm.
Việc kháng nghị theo thủ tục tái thẩm dựa vào các căn cứ: Mới phát hiện được các tình tiết quan trọng sau khi vụ án đã giải quyết; có cơ sở chứng minh kết luận của người phiên dịch hay người giám định là không đúng; các thành viên của toà cố tình làm sai lệch hồ sơ vụ án; vụ án được giải quyết dựa trên cơ sở các tài liệu đã bị huỷ bỏ.
Thời hạn kháng nghị là một năm kể từ ngày bản án quyết định của toà án có hiệu lực pháp luật.
Trong phiên toà tái thẩm thì thẩm quyền tái thẩm, hội đồng xét xử tái thẩm phiên toà tái thẩm được pháp luật quy định giống như thẩm quyền giám đốc thẩm, hội đồng xét xử giám đốc thẩm, phiên toà giám đóc thẩm.
Khi xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục nay: thì hội đồng xét xử có quyền giữ nguyên hoặc huỷ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật ngoài ra cũng có thể đình chỉ vụ án nếu có căn cứ đình chỉ của pháp luật .
II: Toà trọng tài ở cộng hoà liên bang Nga.
Từ khi ba vị nguyên thủ của ba nước cộng hoà xô viết cũ là Nga, Ukraina, Bêlarus kí hiệp ước Bêlaverskôiê về việc thành lập khối SNG, chấm dứt sự tồn tại của Liên Xô đến nay đã gần 10 năm. Trong thập kỷ qua, ở Nga nói chung và các nước thuộc Liên Xô cũ trước đây nói riêng đã diễn ra những biến động, thay đổi lớn, tổng thể và căn bản động chạm đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội như chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật, văn hoá... Hệ thống pháp luật cũng không nằm ngoài luồng biến động đó, trong đó có toà trọng tài kinh tế liên bang Nga. Bước chuyển từ phương pháp hành chính trong việc bảo vệ các quyền, quyền lợi pháp lý trong lĩnh vực quan hệ kinh tế sang phán xét tư pháp gắn liền với việc từ bỏ nền kinh tế chỉ huy, tập trung, kế hoạch hoá sang nền kinh tế thị trường ở Nga với nhiều hình thức khác nhau.
Trong nền kinh tế thị trường, ở các vụ việc tranh chấp kinh tế, không chỉ quyền lợi của nhà nước mà các quyền lợi riêng của các chủ thể khác nhau trong hoạt động kinh doanh, thương mại cũng được bảo vệ. Hoạt động bảo vệ đó không thể do toà có thẩm quyền xét xử chung thực hiện được vì ở đây đòi hỏi không chỉ nghiệp vụ cao của các thẩm phán về các vấn đề cụ thể trong hoạt động kinh tế, về hệ thống luật rộng lớn (và đôi khi mâu thuẫn), mà còn đòi hỏi một trình tự tố tụng riêng biệt. Bởi vậy, lúc xác định hình thức bảo vệ các quyền lợi chủ quan trong lĩnh vực kinh tế, nhà lập pháp liên bang Nga đã không xếp những vụ tranh chấp kinh tế vào thẩm quyền của hệ thống toà nói chung mà lập nên hệ thống toà trọng tài- với bản chất pháp lý của mình thực chất là toà kinh tế, nói đúng hơn là toà thương mại. Toà trọng tài kinh tế liên bang Nga có nhiệm vụ thực hiện hoạt động tư pháp đối với những vụ tranh chấp kinh tế trên lãnh thổ liên bang Nga.
Tổ chức, cơ cấu và thẩm quyền của toà trọng tài.
ở Liên Xô cũ có hai dạng toà trọng tài khác nhau. Dạng thứ nhất – Trọng tài nhà nước giải quyết tranh chấp giữa các xí nghiệp nhà nước với nhau. Dạng thứ hai – Trọng tài theo thoả thuận có vai trò rất lớn trong lĩnh vực ngoại thương nhưng hầu như không có ý nghĩa gì đối với việc xem xét tranh chấp giữa các công dân với nhau. ở phần này chúng tôi chỉ xem xét hệ thống trọng tài nhà nước Liên Xô mà thôi đó được coi như là tiền đề của hệ thống toà trọng tài kinh tế ở liên bang Nga hiện nay.
Trọng tài nhà nước được thành lập năm 1931 và được cải tổ vào những năm 1960, 1971, 1979. Sau những thay đổi đó, trọng tài nhà nước Liên Xô, trọng tài nhà nước các nước cộng hoà, các vùng, tỉnh, thành phố lớn. Trọng tài cấp cao hơn có thể phủ quyết các quyết định của toà cấp thấp hơn. Mỗi toà trọng tài do chánh án đứng đầu và các phó chánh án của mình. Khi có vụ việc, trọng tài sẽ được cử ra và cùng với các cố vấn xem xét các vụ việc đó theo những nguyên tắc khác với các nguyên tắc của luật dân sự.
Về thẩm quyền của các trọng tài nhà nước điều 163 hiến pháp Liên Xô năm 1977 quy định: “Việc giải quyết những tranh chấp kinh tế giữa các đơn vị, xí nghiệp, tổ chức do trọng tài nhà nước thực hiện trong phạm vi thẩm quyền của mình”. Trọng tài nhà nước áp dụng những điều luật trong một phần của luật dân sự Liên Xô, thẩm quyền của cơ quan này là những tranh chấp giữa các tổ chức nhà nước đang quản lý phần lớn nền kinh tế Liên Xô. Tuy nhiên, trên tực tế trọng tài nhà nước không chỉ giới hạn thẩm quyền của mình ở những vụ việc kinh tế mà còn thực hiện những hoạt động có tính chất hành chính. Trọng tài nhà nước có thể đòi hỏi các xí nghiệp cung cấp thông tin về những biện pháp khắc phục các thiếu sót, sai lầm đã được nêu ra trong quá trình tố tụng, trình lên cấp lãnh đạo những biện pháp tác động lên xí nghiệp, định ra thời hạn của các hợp đồng giữa các xí nghiệp. Trọng tài nhà nước cũng cố vấn cho các xí nghiệp, thí dụ về các điều kiện của hội đồng và về các vấn đề khác..., như vậy phạm vi hoạt động trọng tài của nhà nước là khá rộng lớn. Sau năm 1960, các cơ quan của trọng tài nhà nước đã xem xét hầu như tất các tranh chấp giữa các tổ chức nhà nước với nhau và những tranh chấp đó đều được rút khỏi thẩm quyền của toà bình thường. Mỗi năm, trung bình trọng tài nhà nước xem xét khoảng 700.000 vụ việc khác nhau.
Nếu như ở Liên Xô cũ, hệ thống trọng tài nhà nước nhìn từ góc độ pháp lý không phải là toà án đúng với nghĩa của nó và nằm ngoài hệ thống toà án, toà trọng tài kinh tế liên bang Nga (điều 18) thuộc về hệ thống toà án liên bang thống nhất cùng với toà án hiến pháp và các toà án có thẩm quyền chung. Toà trọng tài kinh tế ra đời năm 1991 sau khi trọng tài nhà nước bị xoá bỏ liên quan đến những biến động ở Liên Xô và Nga đầu những năm 90 của thế kỷ XX. Theo “luật liên bang về toà trọng tài ở liên bang Nga”, hiện nay hệ thống toà trọng tài có ba nấc:
Toà trọng tài kinh tế tối cao liên bang Nga .
Toà trọng tài kinh tế liên bang thuộc các khu vực ( 10 khu vực).
Toà trọng tài kinh tế thuộc các chủ thể của liên bang Nga ( các nước cộng hoà, vùng, tỉnh, thành phố trực thuộc liên bang, các tỉnh, khu tự trị).
Hệ thống toà trọng tài kinh tế của Nga mặc dầu được thành lập theo các địa phận hành chính nhưng lại không liên quan chặt chẽ lắm với chúng. Trên địa phận của một chủ thể có thể có vài toà trọng tài và ngược lại một toà có thể hoạt động trên địa bàn của các chủ thể với nhau.
Mỗi toà kinh tế ở bất kỳ nấc nào đều có: Chánh án, đoàn chủ tịch, hội đồng thẩm phán, đoàn thẩm phán và bộ máy hành chính đảm bảo cho các hoạt động của toà. Mỗi thành viên của toà đều có thẩm quyền và nghĩa vụ của mình. Ví vụ như chánh án với tư cách là một thẩm phán tham gia vào việc xét xử các vụ việc trong phạm vi thẩm quyền của mình. Ngoài ra chánh án với tư cách nhà chức trách tổ chức và lãnh đạo mọi hoạt động của toà như: Lãnh đạo công việc của đoàn chủ tịch, phiên chế tổ chức đoàn thẩm phán, thay mặt toà trước các cơ quan nhà nước, xã hội, tham dự các cuộc họp của cơ quan hành pháp và dân cử, điều các công việc của bộ máy hành chính thuộc toà.
Toà trọng tài ở tất cả các cấp có nhiệm vụ:
Bảo vệ những quyền lợi hợp pháp bị xâm hại của các tổ chức và công dân trên lĩnh vực hoạt động kinh doanh và các hoạt động kinh tế khác.
Hỗ trợ cho việc cũng cố tính pháp lý và cảnh báo những vi phạm pháp lý trong lĩnh vực kinh doanh và các hoạt động kinh tế khác (điều 5 luật liên bang “về toà trọng tài kinh tế ở liên bang Nga”).
Luật liên bang cũng xác định thẩm quyền của toà trọng tài các cấp như sau:
Toà trọng tài thuộc các chủ thể của liên bang Nga giải quyết phần lớn các vụ việc của toà trọng tài và các hoạt động như toà phúc thẩm cấp thứ nhất. Toà trọng tài các khu vực thực hiện các chức năng kiểm tra đối với các toà thuộc các chủ thể của liên bang, kiểm tra tính hợp pháp trong các quyết định do toà cấp thứ nhất đưa ra qua thủ tục thượng thẩm. Toà trọng tài tối cao liên bang Nga thực hiện chức năng giám sát đối với các quyết định của toà cấp dưới theo đề nghị của các nhà chức trách từ viện kiểm sát và toà trọng tài tối cao dưa ra, ngoài ra toà cũng trực tiếp xem xét các tranh chấp kinh tế ở mức liên bang được nhắc riêng đến trong luật liên bang nói trên.
Thẩm quyền của tất cả các trọng tài toà kinh tế ở liên bang Nga gồm:
Quyền được đề nghị lên toà án hiến pháp liên bang Nga về việc kiểm tra tính hợp hiến của luật được áp dụng cho vụ việc đã được toà xem xét trước đó;
Nghiên cứu, bổ sung cho thực tiễn áp dụng, các văn bản luật điều tiết các mối quan hệ trong lĩnh vực kinh doanh và các hoạt động kinh tế khác;
Tiến hành và thống kê tư pháp.
Theo điều 22, bộ luật tố tụng trọng tài liên bang Nga, toà trọng tài kinh tế giải quyết các vụ việc liên quan đến các tranh chấp kinh tế được nảy sinh từ các mối quan hệ dân sự, hành chính và các mối quan hệ khác giữa:
Các pháp nhân, công dân có hoạt động kinh doanh mà không thành lập pháp nhân, trên danh nghĩa nhà doanh nghiệp tư nhân.
Liên bang Nga và các chủ thể của liên bang Nga, giữa các chủ thể đó với nhau. Toà trọng tài kinh tế xem xét những vụ việc khác trong đó có:
Việc xác định những sự kiện có ý nghĩa đối với việc xuất hiện, thay đổi và chấm dứt các quyền hạn của các tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực kinh tế , về sự phá sản của pháp luật và công dân.
Hoạt động của toà trọng tài :
Trọng tài kinh tế liên bang Nga hoạt động dựa trên cơ sỡ của hiến pháp liên bang Nga, các luật hiến pháp liên bang khác, bộ luật tố tụng trọng tài và các văn bản luật liên quan. Điếu đó có nghĩa là không một văn bản luật nào của các chủ thể thuộc liên bang có hiệu lực pháp lý nếu chúng mâu thiẩn với những văn bản luật trên đây.
Trường hợp ngoại lệ là những công ước quốc tế đã được liên bang Nga ký kết về thủ tục tố tụng có hiệu lực pháp lý cao hơn những văn bản kể trên. Trong trường các công ước quốc tế có những điểm khác với luật lệ liên bang Nga, toà trọng tài kinh tế sẽ theo công ước quốc tế để xét xử. Trong những trường hợp đặc biệt, luật nước ngoài cũng được áp dụng.
Trong trường hợp thiếu vắng những điều luật điều tiết các mối quan hệ tranh chấp kinh tế, toà trọng tài áp dụng những điều luật theo sự tương tự của luật (áp dụng những đều luật điều tiết các quan hệ tương tự) hoặc theo sự tương tự của hệ thống pháp luật (áp dụng nguyên tắc chung của luật). Mọi thủ tục tố tụng tư pháp ở toà trọng tài đều được thực hiện theo những luật lệ hiện hành trong thời gian xem xét vụ việc, diễn ra các hoạt động tố tụng cụ thể hoặc trong thời gian thực thi các quyết định của toà án .
Hoạt động tư pháp của toà trọng tài ở liên bang Nga cho thấy rằng cùng với tố tụng dân sự còn có tố tụng trọng tài, bởi lẻ tư pháp không thực hiện được ngoài hình thức tố tụng. Thế nhưng không có “ luật tố tụng trọng tài” riêng biẹt mà chỉ tồn tại một “ luật tố tụng dân sự duy nhất” như là một tổng thể các quy chế điều tiết các mối quan hệ được nẩy sinh khi thực hiện các hoạt động tư pháp đối với vụ việc dân sự ở hai dạng của nó: dạng dân sự nói chung và dạng trọng tài. Mỗi dạng đều dựa trên cơ sỡ chung nhất của lý thuyết tố tụng dân sự và đồng thời cũng có những đặc điểm riêng của mình. Như vậy tố tụng trọng tài cũng như tố tụng dân sự - đó là hoạt động tố tụng của toà trọng tài và những người tham gia khác để làm nảy sinh, thay đổi và chấm dứt các quan hệ tố tụng. Hoạt động đó được điều tiết bởi quy chế của luật tố tụng dân sự và để xem xét, giải quyết nhanh gọn, đúng đắn những tranh chấp kinh tế và những vụ việc khác thuộc thẩm quyền xét xử của tìa trọng tài kinh tế liên bang Nga.
Trình tự xét xử của toà trọng tài kinh tế liên bang Nga có tám bước:
Thụ lý vụ án
Công việc chuẩn bị cho xét xử ở toà
Xem xét lại những quyết định bị kháng án chưa có hiệu lực pháp lý (phúc thẩm)
Xem xét lại những quyết định bị kháng án đã có hiệu lực pháp lý (thượng thẩm).
Xem xét lại những quyết định bị kháng án theo trình tự giám sát.
Xem xét lại những quyết định bị kháng án theo những tình huống mới được phát hiện.
Thi hành quyết định của toà án.
Bốn bư
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- 35123.doc