Đề tài So sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa

Cấu trúc so sánh này được nhà thơ sử dụng nhiều nhất trong những tác phẩm của mình. Có lẽ đây là cấu trúc dễ sử dụng đối với một “nhà thơ trẻ con”, với cấu trúc này ông dễ dàng và tự nhiên hơn khi diễn tả, bộc lộ những tâm tư tình cảm của mình.

Theo thống kê của người viết thì có 229/292 câu sử dụng biện pháp tu từ so sánh, chiếm tỉ lệ 78,4% tổng số các câu có chứa biện pháp tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa mà người viết khảo sát. Đây là cấu trúc dễ nhận dạng nhất trong tất cả các cấu trúc của so sánh tu từ bởi vì vế so sánh và vế được so sánh lộ rõ trên bề mặt ngôn từ. Tuy nhiên, không vì thế mà giá trị biểu đạt, sắc thái biểu cảm của câu thơ giảm sút, ngược lại chính cái chân chất, thật thà, hồn nhiên, trên bề nổi ấy lại chở thêm một khối lượng lớn những “cảm quan sáng tác” khác như: sự quan sát tinh tế, cảm nhận cuộc sống, qua đó thể hiện sự thâm nhập vào thiên nhiên, vào cuộc sống một cách rất tự nhiên của thần đồng thơ Trần Đăng Khoa.

 

doc52 trang | Chia sẻ: maiphuongdc | Lượt xem: 14886 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Đề tài So sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, người nghe có thể thấy được rằng tình mẹ hết sức rộng lớn, dường như không gì có thể so sánh được trên trái đất này. Cách so sánh ấy làm người nghe có thể suy ra một điều rằng mẹ vừa là cội nguồn, là tình yêu thương vừa là sự bao la, dung dị lúc nào cũng như biển cả rộng lớn mở rộng vòng tay đón những đứa con vào lòng. Lời bài hát (2) là lời người Nam Bộ hết sức mộc mạc, chân tình. Họ không thích phô trương tình cảm bằng những đối tượng so sánh cao sang, cầu kì, xa rời thực tế. Hình ảnh người mẹ trong bài hát Bông hồng cài áo được ví với “nải chuối”, “buồng cau” - những thứ hết sức giản dị và gần gũi với cuộc sống. Chính cách so sánh này đã làm cho bài hát dễ đi vào lòng người, êm ái và ngọt ngào bởi những hình ảnh thân thuộc của quê hương. 1.3.2. Chức năng của so sánh tu từ So sánh tu từ có hai chức năng chính đó là: chức năng nhận thức và chức năng biểu cảm. 1.3.2.1. Chức năng nhận thức Vì so sánh là dựa trên những nét nghĩa tương đồng giữa các đối tượng cho nên so sánh tu từ là sự phát hiện, đối chiếu những nét tương đồng ấy. Muốn được như thế thì người sử dụng phải có sự nhạy bén trong các giác quan, sự tế nhị trong tâm hồn. Từ đó, phát hiện ra những điều mà người khác chưa để ý đến. Vì vậy, chức năng nhận thức giúp cho chúng ta hiểu một cách đầy đủ, cặn kẽ những hàm ý ẩn chứa bên trong câu chữ. Ví dụ: “ Trong như tiếng hạc bay qua Đục như nước suối mới sa giữa trời Tiếng khoan như gió thoảng ngoài Tiếng mau sầm sập như trời đổ mưa”. (Nguyễn Du - Truyện Kiều) Bốn câu thơ như là bốn bức tranh, vừa thể hiện cái tài, vừa thể hiện cái tình. Cách so sánh mới mẻ, độc đáo, không lẫn vào đâu được. Nguyễn Du đã sử dụng thành thạo vốn ngôn ngữ của cha ông và thể hiện rất thành công trong tác phẩm. Chính điều này đã giúp tác phẩm trở thành tinh hoa và niềm tự hào của dân tộc Việt Nam. 1.3.2.2. Chức năng biểu cảm Qua các hình ảnh so sánh tu từ, người nói thể hiện ít nhiều tình cảm: yêu, ghét, buồn, vui, khen, chê, khinh, trọng… đối với đối tượng và qua đó tác động đến người nghe. Chính vì thế so sánh tu từ còn có chức năng biểu cảm. Muốn thấy rõ được chức năng biểu cảm thì chúng ta phải khai thác những nét nghĩa hàm ẩn, chứ không chỉ là sự liên tưởng đến những nét chung nhất. Ta thử xét một vài ví dụ để minh chứng: “Thơ, thơ đong từng ngao nhưng tác bể, Là cân nhỏ xíu lại cân đời” (1) (Chế Lan Viên) “Anh như con một nhà giàu, Em như tờ giấy bên Tàu mới sang”. (2) (Ca dao) Ở câu (2) thông qua những hình ảnh được so sánh, so sánh tu từ đã góp phần tạo nên sự đối lập của hai nhân vật “anh” và “em”. Qua đó, bài ca dao bộc lộ quan niệm trọng nam khinh nữ vốn rất đè nặng trong xã hội phong kiến. Nhờ vậy chúng ta có thể hiểu rõ hơn về thân phận người phụ nữ trong xã hội xưa, một xã hội mà quan hệ giữa nam và nữ có sự bất bình đẳng. Chung quy lại, chức năng biểu cảm là chức năng quan trọng nhất. Hiển nhiên, một phép so sánh nào cũng chứa đựng một lượng thông tin, từ lượng thông tin ta có thể ta có thể nhận ra một ý nghĩa nào đó. So sánh tu từ có chức năng vừa là công cụ nhận thức, vừa là phương tiện giúp chúng ta bày tỏ tình cảm, thái độ trước những vấn đề của xã hội. Mặt khác, nó còn giúp cho chúng ta tư duy, như lời nhận xét của tác giả Lê Đình Tuấn: “Trong tiếng Việt, sánh tu từ được sử dụng nhiều nhất so với các phương thức tu từ từ vựng khác: ẩn dụ, nhân hóa, thậm xưng, chơi chữ, phúng dụ… Khi giải thích ta thường dùng so sánh để làm rõ hơn điều mình muốn thông báo. Nhà văn lại càng dùng so sánh, bởi vì đối với họ, so sánh không chỉ giúp người đọc nhận thức sự vật hiện tượng, tình thái, tính chất một cách chính xác mà còn muốn thông qua so sánh làm tăng tính gợi cảm, gợi hình và biểu cảm cho câu văn. Nếu đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ văn chương là tính thẩm mĩ thì nhà văn sử dụng so sánh như một biên pháp tu từ quan trọng để làm nên giá trị thẩm mĩ của văn chương”.[tr.12] CHƯƠNG 2 NGHỆ THUẬT SO SÁNH TU TỪ TRONG THƠ TRẦN ĐĂNG KHOA 2.1. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Trần Đăng Khoa 2.1.1. Cuộc đời Trần Đăng Khoa sinh ngày 24 tháng 4 năm 1958, quê làng Trực Trì, xã Quốc Tuấn, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương là một nhà thơ, nhà báo, biên tập viên Tạp chí Văn Nghệ Quân Đội, hội viên hội nhà văn Việt Nam. Nhà thơ Trần Đăng Khoa có một anh trai là nhà thơ, nhà báo Trần Nhuận Minh – tác giả của các tập thơ: nhà thơ và hoa cỏ, bản xô nát hoang dã, 45 khúc đàn bầu của kẻ vô danh… nguyên là chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Quảng Ninh. Một chị gái là Trần Thị Bình hiện sống ở quê cùng với hai cụ thân sinh của nhà thơ. Ông còn có một người em gái tên là Trần Thị Thúy Giang, hiện đang làm giáo viên tại Cầm Phả – Quảng Ninh. Trần Đăng Khoa nhập ngũ ngày 26 tháng 2 năm 1975 khi đang học lớp 10/10 tại trường phổ thông cấp 3 Nam Sách, quân số tại Tiểu đoàn 691 – Trung đoàn 2 – Quân tăng cường Hải Hưng, sau khi giải phóng miền Nam việc bổ sung cho chiến trường không cần thiết nữa, ông được bổ sung vào quân chủng Hải quân. Sau đó ông theo học trường viết văn Nguyễn Du và được cử sang học tại viện văn học thế giới mang tên M.Gorki thuộc viện Hàn lâm khoa học xã hội Nga. Khi trở về nước ông làm biên tập viên văn nghệ Quân đội. Từ tháng 6 năm 2004, khi đã mang quân hàm thượng tá Quân đội nhân dân Việt Nam, ông chuyển sang phụ trách Ban văn nghệ đài tiếng nói Việt Nam. Hiện nay ông giữ chức giám đốc của hệ phát thanh có hình VOVTV của đài. 2.1.2. Sự nghiệp sáng tác. Nhiều thế hệ độc giả sau này đều nằm lòng những bài thơ như “Hạt gạo làng ta”, “mẹ ốm”, “cây dừa”,… Giọng thơ trong sáng tự nhiên, sự quan sát tinh tế hồn nhiên và cảm xúc dạt dào về gia đình, quê hương, đất nước trong hồn thơ của ông đã tạo được sự yêu thích của độc giả. Từ nhỏ ông được nhiều người cho là “thần đồng thơ”. Lên 8 tuổi, ông đã có thơ được đăng báo. Năm 1968, khi mới lên 10 tuổi, tập thơ đầu tiên của ông là “Góc sân và khoảng trời” được xuất bản bởi nhà xuất bản Kim Đồng – tập thơ gắn liền với tên tuổi của ông cũng là tập thơ “Góc sân và khoảng trời”. Ngay từ khi ra đời tập thơ đã tạo được một tiếng vang lớn trong làng thơ ca Việt Nam. Có lẽ tác phẩm được nhiều người biết đến nhất của ông là bài thơ “Hạt gạo làng ta” sáng tác năm 1968, được Xuân Diệu hiệu đính, sau được nhạc sĩ Trần Viết Bính phổ nhạc năm (1971). Nhưng theo đánh giá của “Thuquan.com” trên Internet thì nếu Trần Viết Bính không là người phổ nhạc bài thơ “Hạt gạo làng ta” thì vẫn có những nhạc sĩ khác phổ nhạc thành công bài thơ này. Bởi vì bài thơ “Hạt gạo làng ta” của Trần Đăng Khoa mang đầy nhạc tính. Trần Đăng Khoa không có nhiều tác phẩm và danh hiệu “thần đồng thơ” của Trần Đăng Khoa thời thơ ấu không hề liên quan hay nối tiếp đến quãng đời về sau khi nhà thơ vào lính. Ông theo học ở Nga, khi về nước làm Biên tập viên, làm báo. Thi hứng một thời, hiển nhiên không còn động lực cho xúc cảm khi tác giả cao tuổi. Những tác phẩm nổi bật của Trần Đăng Khoa: “Góc sân và khoảng trời”, tập thơ 1968, tái bản khoảng 30 lần, được dịch và xuất bản tại nhiều nước trên thế giới. “Từ góc sân nhà em”, 1968. “Khúc hát người anh hùng”, trường ca – 1974. “Bên cửa sổ máy bay”, tập thơ – 1986. “Chân dung và đối thoại”, tiểu luận phê bình, hà nội nhà xuất bản thanh niên, 1998, tái bản nhiều lần. Tác giả cho biết ban đầu đã dự kiến phát hành tập II của tác phẩm này, nhưng hiện đã nộp bản thảo vào phần I để tái bản. Bài “Thơ tình người lính biển” đã được nhạc sĩ Hoàng Hiệp phổ nhạc. “Đảo chìm”,2000, tập truyện kí, đến đầu năm 2009 đã tái bản 25 lần. Ông 3 lần nhận được giải thưởng thơ của báo thiếu niên tiền phong (các năm 1968, 1969, 1971), giải nhất báo văn nghệ (1982) và giải thưởng nhà nước (2000). 2.2. Nghệ thuật so sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa 2.2.1. Hình thức so sánh trong thơ Trần Đăng Khoa Trong tất cả các biện pháp tu từ thì ở mỗi biện pháp có một cấu trúc riêng để cho người đọc có thể nhận ra đây là biện pháp tu từ nào. Vậy cấu trúc là gì? Cấu trúc là toàn bộ những mối quan hệ bên trong giữa các thành phần tạo nên một chỉnh thể. Cho nên cấu trúc phải được sắp xếp, bố trí theo một hệ thống nhất định. Nhà thơ Trần Đăng Khoa đã chọn cho mình những cấu trúc nhất định về so sánh tu từ để thể hiện trong tác phẩm của mình đó là: A như B, A là B, A hơn, kém B. 2.2.1.1. Hình thức so sánh A như B Cấu trúc so sánh này được nhà thơ sử dụng nhiều nhất trong những tác phẩm của mình. Có lẽ đây là cấu trúc dễ sử dụng đối với một “nhà thơ trẻ con”, với cấu trúc này ông dễ dàng và tự nhiên hơn khi diễn tả, bộc lộ những tâm tư tình cảm của mình. Theo thống kê của người viết thì có 229/292 câu sử dụng biện pháp tu từ so sánh, chiếm tỉ lệ 78,4% tổng số các câu có chứa biện pháp tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa mà người viết khảo sát. Đây là cấu trúc dễ nhận dạng nhất trong tất cả các cấu trúc của so sánh tu từ bởi vì vế so sánh và vế được so sánh lộ rõ trên bề mặt ngôn từ. Tuy nhiên, không vì thế mà giá trị biểu đạt, sắc thái biểu cảm của câu thơ giảm sút, ngược lại chính cái chân chất, thật thà, hồn nhiên,… trên bề nổi ấy lại chở thêm một khối lượng lớn những “cảm quan sáng tác” khác như: sự quan sát tinh tế, cảm nhận cuộc sống,… qua đó thể hiện sự thâm nhập vào thiên nhiên, vào cuộc sống một cách rất tự nhiên của thần đồng thơ Trần Đăng Khoa. Ví dụ: “Một bác chài lặng lẽ Buông câu trong bóng chiều Bỗng nhiên con cá nhỏ Nhảy bên thuyền như trêu” (Bên Bờ Sông Kinh Thầy) Hay: “Tối về ông trăng đến Cùng các đội bình công Ấm nước chè tỏa nóng Thơm như hương lúa đồng” (Thôn Xóm Vào Mùa) Biện pháp so sánh tu từ “A như B” được các nhà thơ sử dụng rất nhiều, đã có nhiều người quan tâm nghiên cứu trong Luận văn tốt nghiệp ở trường ta như: “So sánh tu từ trong hai tập thơ “Từ ấy” và “Việt Bắc” của Tố Hữu” (Nguyễn Văn Chạy – Ngữ văn Khóa 6), trong luận văn này tác giả đã thống kê được cấu trúc so sánh “A như B” chiếm tỉ lệ 92/107 câu thơ. “So sánh tu từ trong thơ Chế Lan Viên” (Nguyễn Phúc Hậu – Ngữ Văn Khóa 6), trong luận văn này tác giả khảo sát cấu trúc so sánh “A như B” của Chế Lan Viên trong giai đoạn trước và sau cách mạng tháng Tám chiếm tỉ lệ 214/275 câu thơ. (Nên tìm thêm một luận văn về đề tài so sánh nữa ở trường ta) …………. Các nhà nghiên cứu kết luận: cấu trúc so sánh “A như B” mang một tính chất giả định chứ không phải là giống nhau hoàn toàn về bản chất, vì khi nói “A như B” thì A chỉ có những nét tương đồng hay tính chất tương tự nhau mà thôi. Lối so sánh này gợi lên một mạch liên tưởng với những hành động cụ thể, mang nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau. Ví dụ: “ Trăng ơi… Từ đâu đến? Hay từ cánh rừng xa Trăng hồng như quả chín Lửng lơ treo trước nhà”. (Trăng Ơi…Từ Đâu Đến?) Trần Đăng Khoa đã liên tưởng mặt trăng “màu hồng như quả chín”, trăng là một vật thể của vũ trụ không thể nào với tới được, còn quả chín là một vật thể rất gần gũi. Trần Đăng Khoa rất tài tình khi đưa một vật tưởng chừng không thể nào với tới để đem “treo lên trước nhà”. Đây là một cảm nhận rất giản đơn, hồn nhiên của một đứa trẻ. Qua đó cho thấy sự sáng tạo, độc đáo làm nên phong cách thơ rất riêng của Trần Đăng Khoa. 2.2.1.2. Hình thức so sánh A là B “A là B” là dạng so sánh tu từ có tính khẳng định cao hơn dạng “A như B” vì với từ “là” ta có cảm tưởng giữa A và B lúc này có xu hướng đồng nhất. Nói như thế, không có nghĩa là A và B giống hệt nhau một cách tuyệt đối mà giữa A và B chính là sự khẳng định cao, sâu sắc về sự việc đem ra đối chiếu. Biện pháp so sánh tu từ “A là B” được Trần Đăng Khoa sử dụng tương đối nhiều trong các tác phẩm, cụ thể là 59/292 câu, chiếm tỉ lệ 20,1% tổng số các câu có chứa biện pháp so sánh. Ở mỗi lần sử dụng thì biện pháp này đóng vai trò, ý nghĩa khác nhau. Ví dụ: “Chúng em lòng những là buồn Vẫn cười hát, để thầy còn đi xa Em nhìn mấy bông hoa ngoài cửa Hỏi rằng hoa có nhớ thầy không”? (Thầy Giáo Đi Bộ Đội) “Một vùng tươi mát trong lành Cái nắng trưa hè dịu lại Vui vẻ người qua, hoa ơi Ai bảo em là hoa dại”? (Hoa Dại) Trong bài thơ Thầy giáo đi bộ đội đã thể hiện được tấm lòng của nhà thơ đối với thầy giáo của mình. Đó là sự nhớ thương, sự cố gắng tỏ ra vui vẻ để thầy giáo của mình ra đi. Thực ra, Trần Đăng Khoa khẳng định một điều: khi thầy vào miền Nam để chiến đấu thì trong lòng của nhà thơ rất buồn. Thực ra là lời Trần Đăng Khoa tự vấn bản thân mình “hỏi hoa rằng có nhớ thầy không ?”. Nhờ biện pháp so sánh tu từ mà nhà thơ đã thể hiện được nỗi buồn, sự nhớ thương của mình khi thầy giáo đi bộ đội. Trong biện pháp so sánh “A là B”  có sự khẳng định về giá trị nhận thức, làm cho cái trừu tượng rõ hơn qua hình ảnh cụ thể. Nói như thế không hẳn cái so sánh và cái được so sánh là giống nhau hoàn toàn như so sánh luận lí. Chính lối so sánh này làm cho sự vật, sự việc cụ thể và có giá trị biểu cảm. 2.2.1.3. Hình thức so sánh “A hơn, ít B” Ngoài những từ so sánh thông dụng thì dạng so sánh “A hơn, kém B” cũng được Trần Đăng Khoa chiếm tỉ lệ 4/292 câu, tức là 1,5% tổng số các câu có chứa biện pháp so sánh. Tuy nhiên độ sắc sảo trong câu chữ vẫn còn nguyên giá trị của nó. Ví dụ: “Những trang giấy cứ cồn trên mặt đất Đường hành quân dẫn đến mọi chân trời Cao hơn trang thơ, hơn cả cuộc đời Là tổ quốc đang một còn, một mất”. (Thư Thơ) Một cậu bé mười bốn tuổi mà đã có những suy nghĩ thật chín chắn, thật trưởng thành khi nghĩ mình đã lớn và phải có trách nhiệm với quê hương, đất nước. Nỗi khao khát được ra ra chiến trường, được cùng các anh bộ đội hành quân giết giặc để giành lại độc lập cho dân tộc. Ở đây Trần Đăng Khoa đã sử dụng so sánh hơn: “cao hơn trang thơ, hơn cả cuộc đời” để nói lên một điều là “tôi” đã lớn, đã thật sự trưởng thành và muốn đóng góp một phần vào công cuộc giải phóng dân tộc. Những chất liệu so sánh tạo nên giá trị biểu đạt trong thơ Trần Đăng Khoa Chất liệu Tỉ lệ Hiện tượng thiên nhiên Con người và trạng thái, tâm lí, hoạt động Vật dụng sinh hoạt Chất liệu khác Hiện tượng tự nhiên Động vật Thực vật Con người Trạng thái, tâm lí, hoạt động 180 câu 46 câu 17 câu 20 câu 14 câu 29 câu 15 câu 39 câu 100% 25,51% 9,44% 11,11% 7,77% 16,11% 8,33% 21,74% Chất liệu so sánh tu từ còn gọi là so sánh hình ảnh. Nói như thế, hình ảnh giữ một vai trò quan trọng trong phép so sánh, bằng những hình ảnh câu thơ sẽ được cụ thể hóa và mang tính biểu cảm cao hơn. Tính biểu cảm ít hay nhiều còn tùy thuộc vào việc lựa chọn hình ảnh của tác giả. Thơ là nghệ thuật của ngôn từ. Có sự liên kết của câu chữ, vần điệu, nhạc tính để đạt được các nhân tố đó thì trước tiên nhà thơ phải có sự trải nghiệm cuộc sống. Thế nhưng, cuộc sống luôn tiềm ẩn sự bất ngờ mà ít ai ngờ đến đó là sự xuất hiện của những thiên tài thơ. Tài năng thì không đợi tuổi tác như Bạch Cư Dị (Trung Quốc) 6 tuổi đã học làm thơ, 9 tuổi thông thạo vần luật, 16 tuổi sáng tác thơ, được nhà thơ Cố Huống nổi tiếng đương thời khen. Ở Việt Nam, Lê Quý Đôn mới 5 tuổi đã làm được thơ. Gần đây, Trần Đăng Khoa mới 8 tuổi đã có thơ hay, 10 tuổi đã có một tập thơ được xuất bản. Trần Đăng Khoa đã dùng các chất liệu quen thuộc trong cuộc sống đã làm nên giá trị biểu đạt trong thơ ông. Cụ thể trong 180 câu có sử dụng chất liệu so sánh thì có thể chia thành 4 loại như sau: hiện tượng thiên nhiên, vật dụng sinh hoạt, con người và trạng thái tâm lí hoạt động, các chất liệu khác. 2.2.2.1. Chất liệu là hiện tượng thiên nhiên Chất liệu là hiện tượng thiên gồm có: hiện tượng tự nhiên, động vật, thực vật, chiếm khoảng 83/180 câu với tỉ lệ là 46,06% , trong tổng số câu có chứa chất liệu so sánh. Chất liệu là hiện tượng tự nhiên Thứ nhất, chất liệu so sánh là hiện tượng tự nhiên được Trần Đăng Khoa sử dụng phong phú nhằm miêu tả, đánh giá, bộc lộ cảm xúc, tạo thêm sự gần gũi về hình tượng so sánh. Người viết thống kê được chất liệu so sánh là hiện tượng tự nhiên có khoảng 46/180 câu chiếm tỉ lệ 25,51%, tổng số câu có chứa biện pháp so sánh. Cụ thể trong các câu thơ sau: 1 - Mắt xanh như nước 2 - Nước như ai nấu 3 - Đôi mắt đen tròn như hai giọt nước 4 - Lá xanh như mảnh mây trời lao xao 5 - Cong như vành trăng chia li đêm ấy 6 - Hồ sen lung linh như trăng mọc 7 - Thóc nở bung như sao 8 - Về nước hồ Gươm xanh như một mảnh trời 9 - Ngực cụ gồ lên như sóng trào 10 - Cô như con sóng giữa sông 11 - Ngang trời như nổi sóng 12 - Con lại cười vang như sóng dưới bầu trời 13 - Bố ngồi trơ như đá 14 - Chúng tôi như hòn đá ngàn năm trong đập trái tim người 15 - Đâu biết là ta buồn như đá 16 - Vườn sau gió thổi như mưa rào 17 - Rộn ràng là một cơn mưa 18 - Lông hồng như đóm lửa 19 - Mà khóc mãi mắt đỏ ngầu như lửa 20 - Cái nhìn cháy như hai hòn lửa 21 - Hoa phượng cháy một góc trời như lửa 22 - Mát như chiều mưa 23 - Hoa lựu như lửa lập lòe 24 - Nên tôi đen như đêm 25 - Những cuốn lá vàng như mật đọng 26 - Và trong veo như suối sa lưng đèo 27 - Những cuốn lá vàng như mật đọng 28 - Mát trong như suối đầu nguồn 29 - Như thiên nhiên đang tạo sông dựng núi 30 - Như trái đất đang hình thành 31 - Trẻ như thời trời đất mới sinh ra 32 - Mắt bỗng choáng cái gì như làn bụi 33 - Cụ hét như sấm nổ 34 - Lời bưởi thật như hòn đất ải 35 - Ngồi giữa tăng- xê như đu giữa trời 36 - Mơ hồ như khói sương 37 - Vẫn biết mẹ như tia nắng xế 38 - Đôi mắt mẹ cho như ngà, như ngọc 39 - Mặt chúng tôi ngửa lên như đất 40 - Chi tiết long lanh mới như ban ngày 41 - Đêm vượt cổng trời quân đi như bão 42 - Chi tiết long lanh mới như ban ngày 43 - Du dương như gió lúc trăng lên 44 - Cong như vành trăng chia li đêm ấy 45 - Hồ sen lung linh như trăng mọc 46 - Trời như cánh đồng Thơ Trần Đăng Khoa thường so sánh với các hiện tượng tự nhiên như: trăng, nước, mây, trời, sóng, lửa,… Cụ thể ở trong một số bài thơ sau. Ví dụ: “Chỉ vắng mẹ Hương thôi Bố ngồi trơ như đá”(1) (Bà Và Cháu) “Đảo vẫn sinh tồn trên đại dương gió bão Chúng tôi như hòn đá ngàn năm trong đập trái tim người”.(2) (Đợi Mưa Trên Đảo Sinh Tồn) “Trời như cánh đồng Xong mùa gặt hái Diều em – lưỡi liềm Ai quên bỏ lại”.(3) (Thả Diều) (1) Hình ảnh đá trong tự nhiên là một loại khoáng vật rắn, nó tượng trưng cho những thứ không có linh hồn, không có sự sống, lại nằm bất động trong vũ trụ. Thế mà Trần Đăng Khoa lại so sánh hai đối tượng có vẻ mâu thuẫn với nhau về bản chất là: con người – vốn là thực thể động và đá – vốn là tĩnh vật. Tại sao lại thế? Chính nhờ những đặc tính của hình ảnh đá càng khắc họa sâu hơn nỗi buồn, nỗi nhớ của bố đối với mẹ Hương. Đó chính là nỗi nhớ da diết, khôn nguôi trong lòng khiến cho người bố khi vắng mẹ Hương rồi như mất cả linh hồn, chết lặng trong tim. (2) Một lần nữa hình ảnh đá đã khắc họa tâm hồn và tính cách của những người lính hải đảo dù có khó khăn thiếu thốn vật chất hay sự khắc nghiệt của thiên nhiên thì lòng người lính đảo vẫn luôn kiên định. Với phẩm chất người chiến sĩ cụ Hồ thì “gió bão” chỉ tôi luyện thêm chất thép, chất anh hùng trong tâm hồn người chiến sĩ vùng hải đảo xa xôi chứ không thể quật ngã được họ, họ như “đá” đứng vững với ngàn năm, kiên định sắt son khó dời đổi. (3) Trong khổ thơ này Trần Đăng Khoa so sánh “trời như cánh đồng” thể hiện sự rộng lớn, mênh mông vốn có của bầu trời. Mà đặc biệt hơn đó là cánh đồng “xong mùa gặt hái” thì càng rộng hơn, mênh mông hơn sau mùa thu hoạch. Giữa không gian bát ngát ấy đã xuất hiện cánh diều, cánh diều như lưỡi liềm người ta bỏ quên. Sự so sánh thú vị này làm nổi bật hình ảnh cánh diều của nhà thơ trên bầu trời cao rộng. Trần Đăng Khoa dùng chất liệu gió - vốn là một vật thể vô hình, không cố định… để làm đối tượng cho sự liên tưởng của mình: “Như gió ở bãi sông, nắng ở ngọn tre làng” “Du dương như gió lúc trăng lên” “Vô tư như gió trong vòm cây” “Cái giai điệu ngang tàn như gió bể” Nhà thơ so sánh “vô tư như gió trong vòm cây” thể hiện niềm vui mừng của người con bao năm xa quê hương, hôm nay được trở lại, đó là cảm giác rất gần gũi và hết đỗi thân yêu. Bao kỉ niệm của tuổi thơ lại tràn về trong suy nghĩ của nhà thơ và chỉ có thiên nhiên bao la, khôn cùng mới có thể diễn tả, bộc lộ hết nỗi niềm của nhà thơ. Hiện tượng tự nhiên là một chất liệu so sánh mà bao đời nay được các thi nhân sử dụng rất nhiều trong sáng tác thơ văn. Họ dùng những chất liệu: mây, gió trăng, hoa, tuyết, núi, sông,… như những hình ảnh tượng trưng, ước lệ nhằm thể hiện cái đẹp, cái sang trọng, độc đáo, quý phái của người xưa. Nếu trong thơ xưa hiện tượng tự nhiên mang vẻ trang nghiêm, quý phái bao nhiêu thì hiện tượng tự nhiên trong thơ Trần Đăng Khoa lại hồn nhiên, giản dị bấy nhiêu. Vẻ đẹp trong thơ Trần Đăng Khoa là nét đẹp chân phương, đơn giản mà không sơ sài, thơ ngây mà không vụn vặt, sắc sảo mà không cầu kì. Chất liệu so sánh là động vật Lãnh thổ Việt Nam nằm trên thềm lục địa, có hình chữ S, thuộc vùng cận xích đạo nóng ẩm mưa nhiều, chính điều này đã làm cho nước ta phong phú về chủng loại, giàu có về sản lượng động, thực vật. Có lẽ chính vì thế mà động vật đi vào thơ xưa một cách dễ dàng, đặc biệt là ca dao, dân ca. Việc đưa động vật vào thơ không chỉ làm cho câu thơ gần gũi, giản dị, giàu tính gợi hình, mang phong cách đặc thù Việt Nam mà còn ca ngợi được sự trù phú, đa dạng về chủng loại động vật của quê hương. Dựa theo bảng thống kê trên, ta thấy chất liệu so sánh là động vật có khoảng  17/180 câu chiếm tỉ lệ 9,44% tổng số các câu có sử dụng biện pháp so sánh tu từ. Nhìn chung chất liệu so sánh là động vật trong thơ Trần Đăng Khoa là những loài quen thuộc, gần gũi với đời sống sinh hoạt hằng ngày của con người Việt Nam như: chim, cá, tôm, ngỗng, cò, bê,… Cụ thể trong các câu thơ sau: 1 - Lá xanh vẩy gió như là gọi chim 2 - Con thuyền xưa mui chổng như đuôi chim 3 - Sỏi cát bay như lũ chim hoang 4 - Trăng tròn như mắt cá 5 - Như con mèo già, hắn nhẹ nhàng lên gác 6 - Tóc đỏ như râu tôm 7 - Bão đi thong dong Như con bê gầy 8 - Và đoàn tàu Như những con cá to 9 - Cần cẩu vươn như cổ ngỗng cao 10 - Cổ ngẳng như cổ cò chết bão 11 - Vô nghĩa và vo ve như tiếng muỗi 12 - Hắn lồng như con trâu đực bị đòn đau 13 - Vù vù như ong trong trưa hanh heo 14 - Giãy lụa tơi bời trên cát Như con cá rô rạch nước đón mưa rào 15-Úp miệng vào tay, chúng tôi sẽ cùng gào Như ếch, nhái uôm uôm khắp đảo 16 - Những hạt đầu mùa như ong làm nhộng 17 - Ngày đêm bom nổ. Biết gì Như con chuột con đỏ hỏn Nếu đứng trên bình diện của một người trưởng thành nhìn nhận những vần thơ của Trần Đăng Khoa, chúng ta sẽ thấy một điều là nhà thơ không đề cập nhiều đến vấn đề chính trị, xã hội mà chỉ tập trung khắc họa, cụ thể hóa những cảnh vật, sự việc bằng những loài động vật rất gần gũi. Còn trên bình diện của một người đồng trang lứa với Trần Đăng Khoa thì mới thấy được tài năng thiên bẩm, một tài hoa nhỏ tuổi hiếm có. Những cảnh vật thì hiển hiện trước mắt nhìn thì gần gũi nhưng khi đưa vào trong thơ là cả một vấn đề không hề giản đơn. Mà đặc biệt những vần thơ có “cái thần” lại dào dạt cảm xúc và khái quát được tâm lí chung của lứa tuổi thiếu nhi thì quả là rất khó. Trần Đăng Khoa đã ghi lại hình ảnh một cơn bão bằng chính ngôn ngữ thơ của mình : “Bão đến ầm ầm Như đoàn tàu hỏa Bão đi thong dong Như con bê gầy Xanh đẹp là cây Bão vặt trụi hết”. (Mặt Bão) Đối tượng so sánh trong khổ thơ này là hiện tượng thiên nhiên – bão, Trần Đăng Khoa đã so sánh “bão” như “đoàn tàu hỏa”, ầm ầm khi xuất hiện. Mà như ta biết tàu hỏa khi rời ga thì có những tiếng như còi xe, động cơ, với sức nặng vài chục tấn đã phát ra như tiếng rất ồn. Chính những nét tương đồng của cơn bão và đoàn tàu hỏa đã thể hiện được sức tàn phá mạnh mẽ của cơn bão. Để rồi khi qua đi bão lại cứ “thong dong như con bò gầy” mà sau lưng nó là sự tàn phá đáng sợ đến nỗi những hàng cây xanh tươi “bão vặt trụi hết”. Hay khi nhà thơ quan sát một chiếc cần cẩu đang làm việc : “Em nghe tiếng than ra bến Cần cẩu vươn như cổ ngỗng cao Và đoàn tàu như những con cá to Nổi trên mặt nước”. (Em Về Hồng Gai) Chiếc “cần cẩu” là chiếc máy có phần thân rất cao và dài nhằm mục đích vận chuyển những vật liệu nặng. Còn “cổ ngỗng” là một phần cơ thể của con ngỗng, nét tương đồng của “cần cẩu” và “cổ ngỗng” là chúng điều rất cao và dài, đây là sự liên tưởng thú vị cũng không kém phần độc đáo. Trong câu thơ tiếp theo Trần Đăng Khoa đã so sánh “đoàn tàu như những con cá to” nổi trên mặt nước đã thể hiện được sự đông đúc, tấp nập của thành phố biển. Đồng thời thể hiện tình yêu động vật và óc quan sát thật nhạy bén của nhà thơ. Với lối lối so sánh mộc mạc, chân thật, dễ hiểu đã thể hiện được sự dí dỏm, hài hước nhưng rất sáng tạo của nhà thơ. Hình ảnh “con chuột con” cũng được Trần Đăng Khoa đưa vào trong thơ để thể hiện tấm lòng của nhà thơ với quê hương, đất nước. “Ngày đêm bom nổ. Biết gì Như con chuột con đỏ hỏn” (Cháu Về) Trần Đăng Khoa đã sử dụng chất liệu so sánh “con chuột con” để nói về một tâm hồn non nớt, thơ dại nào hay biết kẻ thù đang bỏ bom khắp nơi trên quê hương. Đồng thời, thông qua hình ảnh nầy để lên án sự độc ác, dã man, tàn nhẫn và vô nhân đạo của kẻ xâm lược. Chất liệu so sánh là thực vật. Qua khảo sát thì chất liệu so sánh là thực vật trong thơ Trần Đăng Khoa có khoảng 21/180 câu chiếm tỉ lệ 11,11%, trong tổng số câu có chứa chất liệu so sánh. Chất liệu so sánh là

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docSo sánh tu từ trong thơ Trần Đăng Khoa.doc
Tài liệu liên quan