Lời mở đầu 1
Phần I 2
SOẠN THẢO HỢP ĐỒNG KINH TẾ 2
1. Phần mở đầu 2
2. Phần thông tin về chủ thể hợp đồng 3
3. Phần nội dung của văn bản hợp đồng 3
4. Phần ký kết hợp đồng 4
5. Phụ lục hợp đồng và các văn bản bổ sung hợp đồng 5
Phần II 6
PHÂN TÍCH NHỮNG ĐIỀU KHOẢN CHỦ YẾU 6
CỦA HỢP ĐỒNG 6
1. Các điều khoản liên quan đến số lượng, chất lượng của đối tượng hợp đồng 6
2. Các điều khoản liên quan đến vấn đề tài chính 6
4. Các điều khoản bất khả kháng và hoàn cảnh khó khăn 10
5. Kết thúc hợp đồng và điều khoản kết thúc hợp đồng 11
Trình bày một bản hợp đồng kinh tế tại một Doanh nghiệp Nhà nước 12
A. Về hợp đồng 12
B. Cung cấp nguyên liệu 12
C. Hướng dẫn và kiểm tra may 13
D. Giao hàng 14
E. Thanh toán 14
F. Trọng tài 15
Kết luận 16
17 trang |
Chia sẻ: huong.duong | Lượt xem: 1613 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Đề tài Soạn thảo một bản hợp đồng kinh tế, phân tích những điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế - Trình bày một bản hợp đồng kinh tế ở một Doanh nghiệp Nhà nước, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lời mở đầu
ở nước ta trong suốt thời gian dài nền kinh tế nước ta được quản lý nặng về hiện vật. Phương thức trao đổi, phương pháp chủ yếu dựa trên cơ sở hiện vật. Chính sự trao đổi, phương pháp cứng nhắc đó làm mất đi tính năng động của nền kinh tế. Hiện nay, Nhà nước chủ trương phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong nền kinh tế thị trường, các đơn vị thuộc mọi thành phần kinh tế là người sản xuất hàng hóa, sản xuất kinh doanh với mục đích trao đổi trên thị trường thông qua giá trị để thu lời. Chính thị trường sẽ là nơi thừa nhận, định giá kết quả lao động các doanh nghiệp chứ không ngoài ai khác.
Bởi vậy, quan hệ thị trường đích thực là quan hệ trong đó là người sản xuất và người tiêu dùng muốn đạt cái lợi về phía mình, cho nên cần lấy sự ngang giá làm tiêu chuẩn. Trong nền kinh tế thị trường không thể thiếu được vai trò của hợp đồng kinh tế. Hợp đồng kinh tế là cơ sở, căn cứ để xác định nhu cầu, xác định kế hoạch, điều này có thể nói hợp đồng kinh tế là công cụ mà Nhà nước phải sử dụng tốt để điều chỉnh các quan hệ kinh tế.
Với công cuộc đổi mới nền kinh tế như hiện nay cũng như đổi mới pháp luật về hợp đồng kinh tế, em đã chọn đề tài: "Soạn thảo một bản hợp đồng kinh tế, phân tích những điều khoản chủ yếu của hợp đồng kinh tế. Trình bày một bản hợp đồng kinh tế ở một Doanh nghiệp Nhà nước".
Trong khuôn khổ một bài viết ngắn, và những hạn chế hiểu biết, chắc chắn bài tiểu luận không khỏi mắc phải những sai sót. Kính mong các thầy cô và bạn bè góp ý để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Phần I
Soạn thảo hợp đồng kinh tế
Cơ cấu chung của một bản hợp đồng thông thường gồm 4 phần chính, em xin được phân tích như sau:
1. Phần mở đầu
Phần mở đầu là một phần của hợp đồng. Tùy thuộc vào loại hợp đồng mà các bên soạn thảo hợp đồng cho phù hợp. Có hai loại mở đầu khác nhau cho hai chủng loại hợp đồng đó là:
- Hợp đồng ký kết giữa các cơ quan, tổ chức, đơn vị của Việt Nam
- Hợp đồng ký kết giữa một bên là tổ chức của Việt Nam và một bên là tổ chức nước ngoài
Phần mở đầu bao gồm:
- Quốc hiệu: Là tên nước, chế độ chính trị của Nhà nước. Quốc hiệu là tiêu đề cần thiết cho những văn bản mà nội dung của nó mang tính pháp lý. Quốc hiệu được viết chính giữa 2/3 bên phải trang đầu tiên của hợp đồng.
- Số và ký hiệu hợp đồng: Thường ghi dưới tên văn bản hợp đồng hoặc ở góc trái của văn bản hợp đồng. Số của hợp đồng được đánh cho từng năm, bắt đầu từ ngày 1-1 của năm đó. Phần ký hiệu hợp đồng thường là chữ viết tắt của tên chủng loại hợp đồng.
- Tên hợp đồng: Thường lấy theo chủng loại cụ thể kèm theo đối tượng của hợp đồng, được ghi chữ to đậm ở chính giữa phía dưới quốc hiệu.
- Những căn cứ xác lập hợp đồng: Phải nêu những văn bản pháp quy của Nhà nước điều chỉnh lĩnh vực hợp đồng. Phải nêu cả các văn bản hướng dẫn của các ngành, địa phương điều chỉnh lĩnh vực hợp đồng đó hoặc đối tượng hợp đồng.
- Thời gian, địa điểm ký kết hợp đồng: Trong hợp đồng phải ghi rõ vấn đề này vì nó là mốc quan trọng đánh dấu thời điểm hợp đồng được hình thành trong thời gian, không gian cụ thể nào, là bằng chứng chứng minh sự giao dịch giữa các bên. Địa điểm ký kết hợp đồng là địa danh nơi các bên đàm phán, soạn thảo, ký kết hợp đồng, địa danh cần ghi cụ thể theo sự phân chia ranh giới hành chính hiện hành.
Phần mở đầu của hợp đồng ký kết giữa một bên là tổ chức của Việt Nam với một bên là tổ chức của nước ngoài thông thường cũng giống như phần mở đầu của hợp đồng giữa các tổ chức của Việt Nam, tuy nhiên có một số đặc điểm kác như: không có quốc hiệu, trong phần căn cứ xác lập hợp đồng là phần các bên chọn luật áp dụng cho hợp đồng.
2. Phần thông tin về chủ thể hợp đồng
- Tên chủ thể ký kết hợp đồng (có thể là cơ quan, đơn vị, tổ chức hoặc cá nhân). Cần ghi đúng tên trong giấy phép thành lập hợp pháp của chủ thể.
- Địa chỉ của chủ thể hợp đồng: Là địa chỉ của trụ sở chính của pháp nhân. Yêu cầu ghi rõ số nhà, đường phố, xóm ấp, phường xã, quận, huyện, tỉnh, thành phố.
- Điện thoại, Telex, Fax: Việc ghi số điện thoại, Telex, fax giúp các bên trao đổi thông tinh nhanh chóng hơn, giảm bớt chi phí đi lại...
- Số tài khoản và tên Ngân hàng giao dịch: Đây là những thông tin cần thiết giúp việc thanh toán hợp đồng, đồng thời tạo điều kiện cho các bên kiểm tra khả năng tài chính của nhau.
- Người đại diện ký kết hợp đồng: Pháp luật hiện hành qui định, mỗi bên chỉ cần 1 người đại diện hợp pháp ký kết hợp đồng, đó có thể là người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền.
3. Phần nội dung của văn bản hợp đồng
Nội dung của văn bản hợp đồng là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ của các bên chủ thể hợp đồng:
a. Điều khoản thường lệ: Là những điều khoản mà nội dung của nó đã được qui định trong các văn bản quy phạm pháp luật. Những nội dung này các bên có thể đưa vào hợp đồng nhằm khẳng định lại hoặc để làm tăng tầm quan trọng của nó hoặc cụ thể hóa, nhưng không được trái với qui định của pháp luật.
b. Điều khoản chủ yếu: Là những điều khoản căn bản nhất của hợp đồng, nên bắt buộc các bên phải thỏa thuận ghi vào văn bản của hợp đồng. Nếu thiếu những điều khoản này thì coi như hợp đồng kinh tế chưa được ký kết, gồm:
- Đối tượng của hợp đồng;
- Chất lượng, chủng loại, quy cách, tính đồng bộ của sản phẩm, hàng hóa hoặc yêu cầu kỹ thuật của công việc;
- Giá cả;
- Bảo hành;
- Điều kiện nghiệm thu, giao nhận;
- Phương thức thanh toán;
- Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng;
- Chuyển nhượng hợp đồng;
- Giải quyết tranh chấp;
- Các biện pháp đảm bảo thực hiện hợp đồng;
Các điều khoản khác liên quan trực tiếp đến đặc điểm của từng loại hợp đồng kinh tế có thể là điều khoản chủ yếu của loại hợp đồng đó.
c. Điều khoản tùy nghi: Là những điều khoản do các bên tự thỏa thuận với nhau khi chưa có qui định của Nhà nước hoặc đã có qui định của Nhà nước nhưng các been được phép vận dụng linh hoạt vào hoàn cảnh thực tế của các bên mà không trái với pháp luật.
4. Phần ký kết hợp đồng
Phần này bao gồm các vấn đề chính sau đây:
- Số lượng bản hợp đồng cần ký kết: Quan trọng là các bản hợp đồng phải đảm bảo nội dung giống nhau và có giá trị pháp lý như nhau.
- Chữ ký của các bên: Mỗi bên chỉ cần ký vào văn bản hợp đồng, người đó chính là đại diện hợp pháp của các bên.
- Đóng dấu của các bên: Thông thường hợp đồng ký kết giữa các đơn vị của Việt Nam với nhau thì có dấu đóng lên trên chữ ký của đại diện ký kết hợp đồng.
5. Phụ lục hợp đồng và các văn bản bổ sung hợp đồng
a. Phụ lục hợp đồng: Việc lập văn bản phụ lục hợp đồng được áp dụng trong trường hợp các bên chủ thể hợp đồng cần chi tiết và cụ thể hóa các điều khoản của hợp đồng mà trong hợp đồng không thể hoặc không nên ghi chi tiết, cụ thể trong hợp đồng vì có thể nó làm phức tạp hoặc loãng nội dung của hợp đồng.
Nguyên tắc chung là phụ lục hợp đồng được ký kết cùng thời điểm với hợp đồng và nội dung của phụ lục không được trái với hợp đồng.
b. Văn bản điều chỉnh hợp đồng: Là một bộ phận của hợp đồng và có giá trị pháp lý như hợp đồng. Văn bản điều chỉnh có cơ cấu như văn bản hợp đồng kinh tế, cụ thể như sau:
- Quốc hiệu;
- Tên văn bản điều chỉnh hợp đồng;
- Số văn bản (nếu cần);
- Thời gian địa điểm lập văn bản điều chỉnh hợp đồng;
- Những thông tin cần thiết về các chủ thể hợp đồng;
- Lý do lập văn bản điều chỉnh hợp đồng;
- Nội dung của văn bản điều chỉnh hợp đồng;
- Cam kết của các bên;
- Phạm vi điều chỉnh và thời hạn có hiệu lực của văn bản điều chỉnh hợp đồng.
- Ký và đóng dấu văn bản điều chỉnh hợp đồng.
c. Sự khác nhau giữa phụ lục hợp đồng và văn bản điều chỉnh hợp đồng: Phụ lục hợp đồng được soạn thảo cùng thời điểm với hợp đồng chính còn văn bản hợp đồng được soạn thảo trong quá trình thực hiện hợp đồng. Cơ cấu của văn bản điều chỉnh hợp đồng tương tự như cơ cấu của hợp đồng, còn cơ cấu của văn bản phụ lục hợp đồng đơn giản hơn, chỉ ghi căn cứ vào điều khoản của hợp đồng chính viện dẫn dẫn đến phụ lục.
Phần II
Phân tích những điều khoản chủ yếu
của hợp đồng
1. Các điều khoản liên quan đến số lượng, chất lượng của đối tượng hợp đồng
- Tùy thuộc vào đối tượng của hợp đồng mà người soạn thảo có thể dùng đơn vị đo lường hợp pháp của Nhà nước như: kg, tạ, tấn, cái, chiếc, KW, KV, A, m, m2, m3, tấn/km, giờ, ngày, tháng, v.v.. để xác định số lượng của đối tượng hợp đồng. Trong trường hợp dùng phương pháp tính trọng lượng thì phải ghi cả trọng lượng tịnh và trọng lượng cả bì. Để tạo điều kiện thuận tiện cho các bên thực hiện hợp đồng có thể thỏa thuận tỷ lệ dung sai về số lượng, trong trường hợp cần thiết có thể qui định Bên bán hoặc Bên mua được sử dụng tỷ lệ dung sai đó.
- Khi soạn thảo điều khoản về số lượng hàng hóa ta cũng cần lưu ý đến tỷ lệ hao hụt, tuy nhiên không phải hàng hóa nào cũng bị hao hụt, và không phải trong bất kỳ hợp đồng nào cũng phải qui định điều khoản về tỷ lệ hao hụt của hàng hóa. Thêm nữa, ta cũng cần chú ý đến điều khoản về giảm trọng lượng do rơi vãi khi hàng hóa thường hay rơi vãi như hàng hạt, hàng thể lỏng, hóa chất rắn dễ nóng chảy khi gặp nhiệt độ cao v.v..
- Khi soạn thảo điều khoản về chất lượng của đối tượng hợp đồng ta lưu ý đến đối tượng hợp đồng là hàng hóa hay dịch vụ. Tùy thuộc vào tính chất của từng loại hàng hóa hay dịch vụ mà ta qui định trong hợp đồng cho phù hợp.
2. Các điều khoản liên quan đến vấn đề tài chính
Trong quá trình đàm phán, soạn thảo hợp đồng ta phải luôn suy nghĩ xem mình có đang làm chủ tình hình không? Để giải quyết vấn đề này ta phải xem xét toàn bộ hợp đồng, bởi vì các điều khoản về giá cả và thanh toán rất hiếm khi được giải quyết một cách hoàn hảo, đơn giản trong các điều khoản tài chính này.
a. Những nghĩa vụ bổ sung liên quan đến vấn đề tài chính là những nghĩa vụ có liên quan trực tiếp đến giá cả gồm:
- Nghĩa vụ giao hàng tại một thời điểm nhất định có thể liên quan trực tiếp đến vấn đề tài chính.
- Các điều kiện về chứng từ, thủ tục để thanh toán. Đây là vấn đề luôn luôn được đề cập đến hợp đồng. Ta thường thấy các yêu cầu thanh toán sẽ chỉ có giá trị khi đã có đủ những chứng từ nhất định, phải chắc chắn là sẽ có những chứng từ cần thiết cho việc thanh toán vào thời điểm kết thúc hợp đồng.
- Việc qui định trong hợp đồng không rõ ràng, chính xác, nghiêm ngặt, cụ thể sẽ làm lu mờ đi trách nhiệm của bên kia, cũng có thể phát sinh thêm những khó khăn không mong muốn trong thanh toán.
- Giá cả và việc thanh toán có phụ thuộc và việc đo đếm sản phẩm và có cần phải được chứng nhận của cơ quan giám định hay cá nhân nào khác không? Nếu có, phương pháp - đơn vị đo lường, cơ quan giám định và cách thức tiến hành có được ghi nhận rõ ràng trong hợp đồng hay không?
- Nếu hợp đồng được chia giai đoạn để thanh toán thì ta cần phải biết các điều kiện hết hạn nghĩa vụ thanh toán mỗi giai đoạn là gì?
b. Giá cả là bao nhiêu?
- Giá cả thỏa thuận trong hợp đồng có phải là cố định cho tất cả mọi trường hợp không?
- Liệu ta có yêu cầu thay đổi thêm hoặc cao hơn tiêu chuẩn kỹ thuật qui định trong hợp đồng không? Ta có phương pháp để đánh giá về những tiêu chuẩn kỹ thuật đó không?
- Điều cần thiết là phải xác định ngay tại thời điểm bắt đầu ký kết hợp đồng xem có thể gặp những tình huống cần thay đổi hay không?
c. Vấn đề giá cả khi nào được thanh toán và thanh toán như thế nào?
- Ta phải thỏa thuận một cách chính xác khi nào giá cả được thanh toán, các giai đoạn thanh toán, các điều kiện thủ tục được thanh toán, và việc kiểm tra toàn bộ quá trình thực hiện những yếu tố đó.
- Cần chú ý giải quyết vấn đề bảo toàn giá trị đối với dao động của đồng tiền, ta phải qui định một điều khoản ngang giá trong hợp đồng.
- Cần thỏa thuận một lãi suất cho số tiền vốn gốc của ta khi chưa được thanh toán, cũng nên kết hợp cả phần lãi suất với phần vốn gốc chưa thanh toán để trả theo lịch trình cụ thể.
d. Địa điểm thanh toán và giá trị thực sự sau khi thanh toán
- Trong hợp đồng nên qui định cụ thể địa điểm thanh toán cũng như ngân hàng cần thiết để thực hiện việc thanh toán. Bất kỳ những thỏa thuận nào cần thiết cho việc chuyển giao vốn và mọi thủ tục cần thiết nên được sẵn sàng và tìm hiểu một cách chắc chắn.
- Khi đã suy nghĩ về giá cả là bao nhiêu, bao giờ nó được thanh toán, và được thanh toán như thế nào, thanh toán ở đâu thì ta cũng không nên quên suy nghĩ về giá trị thực sự sau khi thanh toán.
e. Phương thức thanh toán
Tùy thuộc vào đối tượng hợp đồng, ta có thể áp dụng các phương thức thanh toán sau:
- Bằng tiền mặt;
- Bằng cách rút từ tài khoản ngân hàng;
- Chuyển tiền bằng điện tín;
- Bằng hối phiếu;
- Bằng séc;
- Bằng một số hình thức trao đổi trực tiếp khác...
- Phương thức tín dụng chứng từ
f. Phương thức tín dụng chứng từ
Phương thức tín dụng chứng từ là một trong những phương thức thanh toán rất thông dụng trong thanh toán thương mại quốc tế. Thư tín dụng (L/C) là một phương tiện quan trọng của phương thức tín dụng chứng từ, không có L/C tất yếu sẽ không có việc giao hàng và phương thức thanh toán này không được xác lập.
Thư tín dụng là một sự thỏa thuận giữa hai bên, trong đó bên ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) theo yêu cầu của bên khách hàng (người xin mở thư tín dụng) sẽ trả tiền cho người thứ ba hoặc trả cho bất kỳ người nào theo lệnh của người thứ ba đó.
Trong L/C xác nhận có hai ngân hàng đứng ra cam kết trả tiền cho người bán, vì vậy, tính đảm bảo thanh toán của nó rất cao. Trách nhiệm của ngân hàng xác nhận trong L/C này không khác trách nhiệm của ngân hàng mở L/C. Vì thế ngoài việc trả thủ tục phí rất cao cho ngân hàng xác nhận, ngân hàng mở L/C còn phải ký quỹ, tỷ lệ ký quỹ này có khi bằng 100% trị giá của L/C, do đó hai bên phải thỏa thuận xem bên nào sẽ phải trả khoản tiền hoa hồng cho ngân hàng xác nhận.
g. Chuyển nhượng quyền sở hữu và rủi ro
Thông thường quyền sở hữu hàng hóa và rủi ro được chuyển giao cùng một thời điểm.
- Trước hết là giải quyết vấn đề quyền sở hữu. Trong các dự thảo điều khoản bảo toàn và chuyển giao quyền sở hữu thông thường là qui định quyền sở hữu được bảo toàn đến tận khi toàn bộ số tiền trong hợp đồng chưa được thanh toán hết.
- Khi soạn thảo vấn đề bảo hiểm trong hợp đồng, cũng nên nhớ rằng những hợp đồng bảo hiểm thông thường chỉ bảo hiểm những hàng hóa do chính người chủ hợp đồng bảo hiểm đó làm chủ, và sẽ chỉ bồi thường những rủi ro của chính người chủ ký hợp đồng bảo hiểm. Người bán cần phải chắc chắn rằng, bảo hiểm hợp đồng của người mua đã được kiểm tra xem xét kỹ và sẽ có giá trị, hoặc người bán sẽ thỏa thuận việc mở rộng hợp đồng bảo hiểm của mình.
h. Các khoản bồi thường tiền phạt
Trước tiên phải thống nhất xem có cần thiết phải giải quyết vấn đề bồi thường trong trường hợp vi phạm nghĩa vụ hay không? Những khoản nào phải bồi thường? Bồi thường toàn bộ hay giới hạn? Việc bồi thường toàn bộ hay giới hạn có thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật hợp đồng không? Có nên qui định đồng thời cả bồi thường và phạt đối với một vi phạm không? Để giải quyết những vấn đề đó còn phụ thuộc vào pháp luật của nước mà các bên chọn để điều chỉnh hợp đồng.
4. Các điều khoản bất khả kháng và hoàn cảnh khó khăn
a. Tính chất của sự kiện được coi là bất khả kháng
Điều khoản bất khả kháng được soạn thảo theo các yêu cầu sau đây:
- Một biến cố làm cho người vi phạm không thực hiện được nghĩa vụ hợp đồng của mình phải là sự kiện khách quan bất ngờ đến từ bên ngoài, vượt ra sự kiểm soát của bên vi phạm và liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
- Tính thuyết phục của sự kiện: Những sự kiện mà có thể dự đoán trước hay thấy trước được ở thời điểm ký kết hợp đồng không thể được miễn trách nhiệm nếu chúng gây ảnh hưởng đến việc không thực hiện nghĩa vụ hợp đồng.
- Tính không thể lường trước và đã thi hành mọi biện pháp cần thiết để khắc phục: Các bên chỉ được quyền viện dẫn hoàn cảnh bất khả kháng nếu các sự kiện đưa ra chứng tỏ rằng các bên không thể lường trước được các sự kiện và bản thân bên vi phạm đã thi hành mọi biện pháp để khắc phục.
b. Hậu quả của các sự kiện không thể thực hiện hợp đồng
Các sự kiện được dự tính bởi điều khoản bất khả kháng phải là những sự kiện làm cho hợp đồng trở nên không thể thực hiện được. Không có hoàn cảnh bất khả kháng, nếu việc thực hiện chỉ trở nên khó khăn, nặng nề hơn.
c. Mối liên hệ giữa sự kiện và việc không thực hiện hợp đồng
Phải có một sợi dây liên kết liên hệ giữa sự kiện, đề cập trong điều khoản bất khả kháng và việc không thực hiện hợp đồng của bên vi phạm. Hay nói cách khác, phải có mối quan hệ nhân quả giữa sự kiện bất khả kháng và hành vi vi phạm hợp đồng, nếu không bên vi phạm sẽ không được miễn trách nhiệm.
d. Điều khoản hoàn cảnh khó khăn cụ thể
Tác động của sự kiện dẫn đến hoàn cảnh khó khăn là tình trạng mất cân bằng về nghĩa vụ tương ứng giữa các bên làm cho việc thực hiện hợp đồng trở nên vô cùng khó khăn đối với một bên. Các tình huống dẫn đến hoàn cảnh khó khăn có thể là do khách quan, chủ quan hoặc cả hai tạo nên.
Trong điều khoản hoàn cảnh khó khăn cần qui định nghĩa vụ thông báo của bên gặp khó khăn cho bên kia biết để bàn biện pháp giải quyết, cũng như các bên có nghĩa vụ thương lượng lại hợp đồng với thiện ý lấy lại cân bằng trong hợp đồng. Trong trường hợp cần thiết phải có sự can thiệp của bên thứ ba nào đó.
5. Kết thúc hợp đồng và điều khoản kết thúc hợp đồng
Mục đích của việc soạn điều khoản kết thúc hợp đồng là làm thế nào để giải phóng khỏi các quan hệ hợp đồng cũng như làm sao ngăn cản bên đối tác thoát khỏi hợp đồng khi họ chưa hoàn thành nghĩa vụ.
Để giải quyết vấn đề trên, trước tiên chúng ta phải giải quyết các điều khoản chủ yếu của hợp đồng cũng như tính pháp lý và khả năng thanh toán của các bên trước khi ký kết hợp đồng. Tất cả các hợp đồng đều phải kết thúc vào một thời điểm nào đó, có thể kết thúc của hợp đồng khi tất cả các nghĩa vụ đã được thực hiện đầy đủ.
Để giải quyết yêu cầu vừa nêu trên, cần cực kỳ cẩn thận trong tất cả các giai đoạn của việc soạn thảo hợp đồng. Phải ghi nhớ rằng một ngày nào đó nó có thể trở nên vô cùng quan trọng để có thể giải phóng được khỏi hợp đồng, hoặc nó sẽ có tác dụng làm giảm nhẹ bớt những hậu quả do việc không thực hiện của bên kia.
***********************
Trình bày một bản hợp đồng kinh tế tại một Doanh nghiệp Nhà nước
Bên A: công ty xnk tổng hợp I
46, Ngô Quyền Hà Nội, Việt Nam
Sau đây được gọi là "Bên A"
Bên B: công ty trách nhiệm hữu hạn Ellen
1508-1510 Star House
Đường Salisbury, Kowloon, Hongkong
Sau đây được gọi là "Bên B".
A. Về hợp đồng
1. Bên A đảm nhận sản xuất những quần áo đủ được qui định trong hợp đồng được ký kết giữa 2 bên phù hợp với những điều khoản và điều kiện chung này, thời gian giao hàng cũng được xác định trong hợp đồng đã nói ở trên.
2. Bên A chịu trách nhiệm về thời gian giao hàng với điều kiện bên B cung cấp tất cả nguyên liệu và phụ liệu đồng bộ cùng một lúc đến cảng Hải Phòng trong thời gian hợp lý trước khi tiến hành sản xuất mặt hàng mới.
3. Mọi nhà sản xuất theo đơn đặt hàng của bên A sẽ phải được kỹ thuật viên của công ty Steilmann đồng ý/chấp thuận.
B. Cung cấp nguyên liệu
1. Bên B và Steilmann sẽ chịu trách nhiệm cung cấp đầy đủ vải nguyên liệu (Vải mặt ngoài/vải dựng/lông Acrylic/vải lót túi) và các phụ liệu đúng hạn để bắt đầu sản xuất với những mặt hàng phụ như sau:
- Vải 2%
- Phecmotuya, đệm vai và nhãn đặc biệt 1%
- Mếch dính 2%
- Cúc, đinh ô dê, nút chặn và đệm vai 3%
- Nhãn cỡ, móc treo, chỉ may 5%
- Những nguyên liệu, phụ liệu không nói ở trên và mức hao hụt sẽ xác nhận sau
Mọi mức hao hụt về nguyên liệu nói ở trên chỉ để thay thế cho những mặt hàng có sai sót. Sau khi nhà máy đã hoàn thành tất cả các đơn đặt hàng và số lượng, số phần trăm hao hụt đó có thể thuộc về nhà máy.
2. Bên B chịu trách nhiệm gửi các chứng từ nhập khẩu 3 ngày trước ngày tàu dự kiến đến. Ngay sau khi nguyên liệu và phụ liệu đến cảng bên A phải chịu trách nhiệm xin giấy phép nhập khẩu, giấy miễn thuế và nhận hàng hóa qua hải quan đến nhà máy trong vòng 10 ngày.
3. Trong vòng 1 tuần sau khi nguyên liệu đến nhà máy của bên A, những nhà máy này phải thông báo cho bên B biết và cả 2 bên sẽ cùng kiểm tra nội dung của từng hòm carton, từng kiện và sẽ thông báo biên bản kiểm tra được kí kết giữa 2 bên và gửi cho bên B ngay lập tức.
4. Bên A chịu trách nhiệm về vải và phụ liệu từ ngày nhận hàng đến ngày giao hàng và phải đền bù cho bên B toàn bộ giá trị hóa đơn với mọi mất mát hư hỏng (loại trừ bất khả kháng).
C. Hướng dẫn và kiểm tra may
1. Bên B sẽ cung cấp mẫu gốc, sơ đồ (bản vẽ), hướng dẫn may và mẫu trên giấy cho các nhà máy của bên A, từ 5 đến 7 ngày trước khi bắt đầu sản xuất mỗi mặt hàng/đơn đặt hàng để các nhà máy làm mẫu thử.
2. Các nhà máy của bên A phải làm 3 mẫu đối trên cơ sở hướng dẫn và mẫu trên giấy và gửi cho nhân viên kỹ thuật của bên B đánh giá kỹ thuật.
3. Các nhà máy của bên A phải xuất trình cho kỹ thuật viên của bên B xem mẫu của mỗi mặt hàng và phải được kỹ thuật viên đồng ý trước khi cắt.
4. Trong trường hợp sử dụng vải ngoài hoặc vải lót, phụ kiện nhiều hay ít hơn phải có sự đồng ý bằng văn bản của kỹ thuật viên trước khi tiến hành cắt may. Nếu không bên B sẽ tính trả lại trong trường hợp không có chữ ký của kỹ thuật viên.
5. Mọi phát sinh về mẫu trên giấy và may sẽ phải thông báo ngay cho kỹ thuật viên của bên B biết trước khi tiếp tục sản xuất.
6. Đại diện tùy quyền của bên B sẽ đến kiểm tra hàng hóa trong lúc sản xuất và trước khi giao hàng.
7. Các nhà máy của bên A phải thông báo cho bên B và kỹ thuật viên của họ kiểm tra hàng lần cuối cùng 2 ngày trước khi giao hàng. Nếu sau khi kết thúc kiểm tra, một phần bị từ chối, các nhà máy vẫn có thời gian để sửa chữa và đảm bảo giao hàng.
8. Sau khi giao thành phần các nhà máy của bên A sẽ gửi 2 mẫu cỡ nhỏ của mỗi mặt hàng giao cho bên B làm mẫu giao hàng.
9. Trong trường hợp bên A sản xuất hàng không phù hợp chất lượng chuẩn hoặc làm hỏng vải do Steilmann giao thì cả hai bên thỏa thuận rằng bên A phải trả tiền vải và phụ liệu theo trị giá hóa đơn. Chất lượng chuẩn được dựa trên cơ sở các mẫu đã thông qua và được bên B hoặc kỹ thuật viên của Steilmann xác nhận (trường hợp này kỹ thuật viên sẽ hướng dẫn kỹ thuật).
D. Giao hàng
1. Thời gian giao hàng cho từng mặt hàng trong vòng 30-45 ngày (phụ thuộc vào số lượng mỗi mẫu/đơn đặt hàng gia công) sau khi các nhà máy của bên A nhận được nguyên phụ liệu đồng bộ.
2. Bên A có trách nhiệm thông báo thời gian dự kiến hàng thành phẩm sẵn sàng giao cho bên B trước 7 ngày.
3. "Chỉ định người giao nhận hàng không" Schenker.
Tất cả chứng từ giao hàng gốc bao gồm vận đơn hàng không gốc, giấy chứng nhận xuất xứ gốc, hóa đơn gốc và phiếu đóng gói gốc sẽ được gửi đến công Trung y học Schenker đồng thời khi hàng hóa đi.
4. Chỉ định người gửi hàng đường biển: EAC-Saigon Shipping Service Ltd.
Tất cả các chứng từ giao hàng gồm cả giấy chứng nhận kiểm tra hàng hóa do kỹ thuật viên của Steilmann cấp.
E. Thanh toán
Một thanh toán được thực hiện bằng L/C không hủy ngang, thanh toán ngay. L/C phải được mở 30 ngày trước khi giao hàng.
F. Trọng tài
1. Hai bên sẽ thương lượng giải quyết các tranh chấp xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng đã ký. Nếu hai bên không thỏa thuận được cách giải quyết tranh chấp hoặc bất đồng ý kiến thì các ý kiến hoặc các bất đồng sẽ được giải quyết theo điều lệ trọng tài của tổ chức Trọng tài Ngoại của nước thứ ba theo thỏa thuận của cả hai bên.
2. Quyết định của trọng tài là chung thẩm và ràng buộc đối với 2 bên và Điều kiện chung này trên cơ sở CMP được lập thành 09 văn bản bằng tiếng Anh. Mỗi bê giữ 03 bản có giá trị tương đương, có hiệu lực kể từ ngày ký kết. Bên A sẽ gửi 1 bản cho các nhà máy tham khảo.
Hợp đồng này làm tại Hà Nội, ngày 5 tháng 8 năm 2002.
đại diện bên b Đại diện bên A
Kết luận
Việc thực hiện hợp đồng là một chu trình rất đa dạng, phức tạp, đôi khi nó biến đổi rất khác với dự tính ban đầu của các bên ở thời điểm soạn thảo, đàm phán và ký kết hợp đồng. Do đó, vấn đề nâng cao hiểu biết về các nghiệp vụ soạn thảo hợp đồng kinh tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng không những đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong cơ chế thị trường hiện nay mà còn rất cần thiết phải trang bị những kiến thức này cho những sinh viên khối kinh tế chúng em.
Nhận thấy việc nghiên cứu các vấn đề pháp lý và nghệ thuật soạn thảo, đặc biệt là việc ký kết và tổ chức thực hiện hợp đồng kinh tế, để các doanh nghiệp có kiến thức pháp lý vững vàng khi tham gia vào thương mại trong nước và quốc tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân doanh nghiệp nói riêng và quốc gia nói chung, để từ đó rút ra những kinh nghiệm quý báu góp phần tăng hiệu quả to lớn vào nền kinh tế nước nhà.
Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn sự đóng góp của các thầy, các cô giáo trong khoa Luật đã tận tình hướng dẫn em hoàn thiện tốt bài tiểu luận này.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- I0151.doc